BÍ ẨN LỊCH SỬ 83
(ĐC sưu tầm trên NET)

Hình mẫu thuyền trưởng Davy Jones trong "Cướp biển vùng Ca-ri-bê" được truyền cảm hứng từ thuyền trưởng Van der Decken.
Truyền thuyết về con tàu ma quái "Người Hà Lan bay"
Cứ nhắc đến các câu chuyện gió bão kể lại trên biển, ta khó lòng bỏ qua con tàu bí ẩn gây sợ hãi này...
Từng xuất hiện trong bộ phim “Cướp biển
vùng Ca-ri-bê” phần 2 và 3 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Davy
Jones, con tàu “Người Hà Lan bay” (Flying Dutchman) có lẽ không còn xa
lạ gì với teen chúng mình. Bạn biết không, câu chuyện được thể hiện trên
phim thực tế là truyền thuyết về một con tàu bí ẩn được đồn đại hàng
trăm năm nay.
Truyền thuyết về con tàu “Người Hà Lan bay”
Câu chuyện nhắc đến con tàu huyền thoại “Người Hà Lan bay” bắt đầu từ năm 1641, khi một chiếc tàu của người Hà Lan bị chìm một cách bí ẩn ngoài khơi trong cơn bão, ở khu vực gần mũi Hảo Vọng.

Hình ảnh mô tả lại cảnh con tàu đang bị cơn bão nuốt chửng.
Trước đó, thuyền trưởng Van der Decken cùng thủy thủ đoàn đang đưa con tàu trở về Hà Lan sau chuyến Viễn Đông thuận lợi. Do đang mải suy nghĩ về đề nghị xây một trạm dừng chân tại mũi Hảo Vọng với công ty Đông Ấn (đơn vị chủ quản con tàu), ông không để ý mây đen đã kéo đến đầy trời và con tàu đang lao thẳng về phía một cơn bão hung tợn.
Câu chuyện nhắc đến con tàu huyền thoại “Người Hà Lan bay” bắt đầu từ năm 1641, khi một chiếc tàu của người Hà Lan bị chìm một cách bí ẩn ngoài khơi trong cơn bão, ở khu vực gần mũi Hảo Vọng.
Hình ảnh mô tả lại cảnh con tàu đang bị cơn bão nuốt chửng.
Trước đó, thuyền trưởng Van der Decken cùng thủy thủ đoàn đang đưa con tàu trở về Hà Lan sau chuyến Viễn Đông thuận lợi. Do đang mải suy nghĩ về đề nghị xây một trạm dừng chân tại mũi Hảo Vọng với công ty Đông Ấn (đơn vị chủ quản con tàu), ông không để ý mây đen đã kéo đến đầy trời và con tàu đang lao thẳng về phía một cơn bão hung tợn.
Toàn bộ thủy thủ đoàn cùng con thuyền
đã bị cơn bão nuốt chửng, không để lại bất cứ một dấu vết gì trên biển.
Sau rất nhiều nỗ lực chống lại cơn bão song không thành, khi nhận ra cái
chết đang đến rất gần, thuyền trưởng Van der Decken đã hét lên một cách
điên dại, thề sẽ trở lại mũi đất này dù có tiếp tục ở trên biển cho đến
Ngày tận thế.
Hình mẫu thuyền trưởng Davy Jones trong "Cướp biển vùng Ca-ri-bê" được truyền cảm hứng từ thuyền trưởng Van der Decken.
Kể từ đó, theo truyền thuyết, mỗi khi
xuất hiện bão ở quanh mũi đất này, nếu nhìn vào mắt bão, người ta cho
rằng có thể nhìn thấy hình ảnh của con tàu ma quái và vị thuyền trưởng
của nó. Có rất nhiều người tin rằng mình đã nhìn thấy “Người Hà Lan bay”
lang thang trên biển, vang vọng khúc ca sầu thảm, tiếc thương cho thủy
thủ đoàn.
Thậm chí, nhiều nhân chứng cho
rằng mình đã chạm mặt “Người Hà Lan bay” đang “dạo chơi” trên biển khi
đi qua mũi Hảo Vọng. Có người kể lại rằng con tàu lướt đi trên mặt biển
rất nhẹ mà không cần có gió. Nó đột ngột xuất hiện chỉ đường cho các con
tàu khác, khiến chúng mắc vào các con lạch cạn nước, rồi từ từ biến
mất.
Lại có người cho biết con tàu chỉ xuất hiện vào những lúc có bão. Khi ấy, bóng ma trắng của vị thuyền trưởng, nổi bật với đôi mắt đỏ sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải thót tim, chưa kể là tiếng gào thét của đám thủy thủ làm ta khó lòng giữ được bình tĩnh.
Câu chuyện về "Người Hà Lan bay" có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng tựu trung, tất cả mọi người đều thống nhất rằng con tàu này chỉ đem lại tai họa cho những ai thấy nó.
Một số ghi chép của các nhân chứng
Ghi chép nổi tiếng nhất có thể kể đến là sự chạm trán của tàu H.M.S Bacchante (thuộc Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh) với “Người Hà Lan bay” khi đang đi qua mũi Hảo Vọng vào rạng sáng ngày 11/7/1881.
Một sĩ quan trên tàu lúc đó chính là vua George V sau này, đã ghi lại lời kể của viên hoa tiêu khi anh ta nhìn thấy tàu "Người Hà Lan bay" trong đêm tối: "Tôi thấy con tàu sáng rực một màu đỏ, đứng im lìm trong sóng biển rất mạnh". Sau đó vài ngày, viên hoa tiêu xấu số đã ngã từ cột buồm xuống biển.
Vào một ngày tháng 3/1939, rất nhiều người ở dọc bờ biển phía Nam châu Phi đã nhìn thấy một con tàu lạ. Con tàu có kiến trúc của thế kỷ 17, được miêu tả lại như sau: "Giữa lúc trời lặng sóng, con thuyền bỗng đột ngột xuất hiện ở bãi biển Glencairn. Mặc cho mọi người chỉ trỏ bàn tán về xuất xứ của con tàu kiểu cổ điển, chỉ một lúc sau, nó đột ngột tan biến như một làn sương đầy bí hiểm, hệt như khi xuất hiện”.

Con tàu bỗng xuất hiện trong đêm tối rồi lại tan biến như làn sương.
Có nhiều ghi chép khác liên quan đến con tàu "Người Hà Lan bay", tuy nhiên, những ghi chép đó không ghi cụ thể thời gian và địa điểm con tàu xuất hiện. Ghi nhận cuối cùng về con tàu này là vào năm 1942 tại Cape Town, Nam Phi. Bốn nhân chứng cho biết họ đã nhìn thấy con tàu cổ đi vào vịnh Table rồi bỗng dưng... biến mất.
“Người Hà Lan bay” liệu có thực sự tồn tại?
Cho đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa có khẳng định nào về sự tồn tại của “Người Hà Lan bay” dù cho câu chuyện về một con tàu xuất xứ Hà Lan bị đắm khi đi qua mũi Hảo Vọng là có thật. Đội nghiên cứu cho rằng, hiện tượng kể trên đơn thuần là ảo giác của thủy thủ đoàn khi nhìn thấy hình ảnh một con tàu phía chân trời sau màn sương mù. Đó thực chất chỉ là sự phản xạ ánh sáng.

Tàu "Người Hà Lan bay" phiên bản điện ảnh.
Quả thực, ngay cả khi các công nghệ khoa học tối tân nhất vào cuộc, câu trả lời về “Người Hà Lan bay” vẫn là một ẩn số. Và thế là, truyền thuyết về con tàu này cứ tiếp tục được “thêu dệt” trong tâm trí nhiều người rồi trở thành các tác phẩm điện ảnh kinh điển như những gì bộ phim “Cướp biển vùng Ca-ri-bê” từng thể hiện.
TheoLing Ling / Ling Ling
TheoLê Giang / MASK Online
Lại có người cho biết con tàu chỉ xuất hiện vào những lúc có bão. Khi ấy, bóng ma trắng của vị thuyền trưởng, nổi bật với đôi mắt đỏ sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải thót tim, chưa kể là tiếng gào thét của đám thủy thủ làm ta khó lòng giữ được bình tĩnh.
Câu chuyện về "Người Hà Lan bay" có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng tựu trung, tất cả mọi người đều thống nhất rằng con tàu này chỉ đem lại tai họa cho những ai thấy nó.
Ghi chép nổi tiếng nhất có thể kể đến là sự chạm trán của tàu H.M.S Bacchante (thuộc Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh) với “Người Hà Lan bay” khi đang đi qua mũi Hảo Vọng vào rạng sáng ngày 11/7/1881.
Một sĩ quan trên tàu lúc đó chính là vua George V sau này, đã ghi lại lời kể của viên hoa tiêu khi anh ta nhìn thấy tàu "Người Hà Lan bay" trong đêm tối: "Tôi thấy con tàu sáng rực một màu đỏ, đứng im lìm trong sóng biển rất mạnh". Sau đó vài ngày, viên hoa tiêu xấu số đã ngã từ cột buồm xuống biển.
Vào một ngày tháng 3/1939, rất nhiều người ở dọc bờ biển phía Nam châu Phi đã nhìn thấy một con tàu lạ. Con tàu có kiến trúc của thế kỷ 17, được miêu tả lại như sau: "Giữa lúc trời lặng sóng, con thuyền bỗng đột ngột xuất hiện ở bãi biển Glencairn. Mặc cho mọi người chỉ trỏ bàn tán về xuất xứ của con tàu kiểu cổ điển, chỉ một lúc sau, nó đột ngột tan biến như một làn sương đầy bí hiểm, hệt như khi xuất hiện”.
Con tàu bỗng xuất hiện trong đêm tối rồi lại tan biến như làn sương.
Có nhiều ghi chép khác liên quan đến con tàu "Người Hà Lan bay", tuy nhiên, những ghi chép đó không ghi cụ thể thời gian và địa điểm con tàu xuất hiện. Ghi nhận cuối cùng về con tàu này là vào năm 1942 tại Cape Town, Nam Phi. Bốn nhân chứng cho biết họ đã nhìn thấy con tàu cổ đi vào vịnh Table rồi bỗng dưng... biến mất.
“Người Hà Lan bay” liệu có thực sự tồn tại?
Cho đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa có khẳng định nào về sự tồn tại của “Người Hà Lan bay” dù cho câu chuyện về một con tàu xuất xứ Hà Lan bị đắm khi đi qua mũi Hảo Vọng là có thật. Đội nghiên cứu cho rằng, hiện tượng kể trên đơn thuần là ảo giác của thủy thủ đoàn khi nhìn thấy hình ảnh một con tàu phía chân trời sau màn sương mù. Đó thực chất chỉ là sự phản xạ ánh sáng.
Tàu "Người Hà Lan bay" phiên bản điện ảnh.
Quả thực, ngay cả khi các công nghệ khoa học tối tân nhất vào cuộc, câu trả lời về “Người Hà Lan bay” vẫn là một ẩn số. Và thế là, truyền thuyết về con tàu này cứ tiếp tục được “thêu dệt” trong tâm trí nhiều người rồi trở thành các tác phẩm điện ảnh kinh điển như những gì bộ phim “Cướp biển vùng Ca-ri-bê” từng thể hiện.
TheoLing Ling / Ling Ling
Giấc mơ tiên tri và bí ẩn về thảm họa Titanic
Từ những sự trở về kì lạ tới việc đắm tàu "có dự đoán"...
Ngày hôm nay (15/4/2012), cả thế giới
sẽ cùng hướng về lễ tưởng niệm 100 năm ngày xảy ra thảm họa hàng hải
thảm khốc nhất trong lịch sử - vụ đắm tàu Titanic huyền thoại. Titanic
được mệnh danh là “siêu tàu không thể chìm” nhưng thật không may, nó đã
va vào một tảng băng trôi, chìm xuống đáy vùng biển Bắc Đại Tây Dương
băng giá cùng hơn 1.500 hành khách và thành viên tàu xấu số. Xung quanh
vụ chìm tàu kinh hoàng này, có nhiều điều bí ẩn mà cho tới ngày nay, các
nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã. Đi tìm lời giải cho những bí ẩn này
vẫn là một cuộc chơi thú vị, thu hút sự quan tâm của biết bao nhà nghiên
cứu.
Bí ẩn những sự trở về kì lạ
Thuyền
trưởng EJ Smith được nhiều người biết tới như một anh hùng khi kiên
quyết đồng hành cùng con tàu trong những giây phút cuối cùng. Mặc dù có
nhiều câu chuyện “tô hồng” cho vị thuyền trưởng tài ba này nhưng cho tới
ngày nay, không ít người vẫn chỉ trích ông nặng nề bởi Smith đã bỏ qua
lời cảnh báo đối với việc điều khiển tàu khi xuất hiện tảng băng trôi và
sự tắc trách trong công cuộc thả thuyền cứu hộ. Ông đã để thuyền cứu hộ
rời khỏi con tàu Titanic xa hoa trong khi chúng vẫn chưa lấp đầy khách;
thậm chí nhiều thuyền vẫn còn trống hơn nửa số lượng chỗ ngồi nhưng vẫn
không quay lại để giải cứu thêm những người sống sót. Nếu Smith trong
giây phút ấy bình tĩnh hơn thì chắc chắn số nạn nhân của vụ chìm tàu
Titanic đã không lớn đến như vậy.
Thuyền trưởng tàu Titanic - EJ Smith.
Ít
người biết được rằng, vào năm 1991, thuyền trưởng Smith đã có sự “trở
về” ngược thời gian đầy kinh ngạc. Vào tháng 8/1991, trong khi khảo sát
tại khu vực phía nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương khoảng 387km, các
nhà khoa học đã cứu được một người đàn ông khoảng chừng 60 tuổi. Ông
giới thiệu với họ rằng mình là Smith, thuyền trưởng của con tàu Titanic
lừng danh. Mọi người đều kinh ngạc và không tin vào điều đó, bởi cho đến
năm 1991; tức là đã gần 80 năm sau thảm họa Titanic trôi qua, nếu còn
sống sót, thì ông ta cũng phải cỡ… 140 tuổi chứ không thể còn... trẻ
trung như vậy được. Tuy nhiên, khi đối chiếu vân tay của vị thuyền
trưởng Smith năm xưa với vân tay của người đàn ông bí ẩn đó, họ ngỡ
ngàng khi nhận được kết quả: Hai mẫu vân tay hoàn toàn trùng khớp với
nhau. Tức là người đứng trước mặt họ có thể chính là vị thuyền trưởng
tài ba Smith của con tàu Titanic năm xưa, chứ không phải là một kẻ giả
mạo!
Thế nhưng, đó không phải là lần đầu
tiên một nạn nhân của Titanic có sự trở về kì lạ đến như vậy. Chuyện
tương tự cũng đã xảy ra vào tháng 9/1990. Con tàu Foshogen trong hành
trình đi qua vùng biển Bắc Đại Tây Dương bỗng phát hiện ra một người phụ
nữ đứng trên vách núi, dùng tay ra hiệu kêu cứu. Người phụ nữ trong bộ
trang phục quý tộc Anh những năm đầu thế kỉ XX khi được cứu đã tự giới
thiệu mình là Wenni Kate, 29 tuổi, một trong những nạn nhân của vụ đắm
tàu Titanic. Nghe vậy, ai nấy đều cho rằng cô bị rối loạn thần kinh, vì
chẳng lẽ sau gần 80 năm kể từ khi xảy ra thảm họa Titanic, người phụ nữ
này không già đi chút nào, chứ chưa nói đến việc có thể sống sót giữa
nơi hoang vu của biển khơi? Tuy nhiên, sau khi kiểm tra và đối chiếu
trường hợp của người phụ nữ này với danh sách các nạn nhân trên tàu
Titanic, mọi người kinh ngạc khi thấy thông tin mà người phụ nữ kia khai
báo hoàn toàn đúng.
Smith đã bị chỉ trích khi để thuyền cứu hộ rời khỏi con tàu Titanic xa hoa trong khi chúng vẫn chưa lấp đầy khách.
Nhưng
tại sao cả nữ hành khách tên Wenni Kate và thuyền trưởng Smith lại có
sự trở về một cách ngoạn mục đến như vậy thì cho tới hiện nay, các nhà
khoa học chưa ai lý giải được. Nhiều người cho rằng, đó là do họ bị rơi
vào “lỗ hổng thời gian” - một hiện tượng bí ẩn của tự nhiên, chỉ việc
vật chất bỗng dưng mất tích, rồi lại xuất hiện vượt thời gian mà trạng
thái không hề thay đổi. Tuy nhiên, do chỉ dựa trên những giả thuyết và
giả định khoa học chưa có căn cứ nên cho tới bây giờ, sự trở về của
thuyền trưởng Smith và nữ hành khách Wenni Kate vẫn còn là một bức màn
bí ẩn cần thêm thời gian để nghiên cứu.
Những giấc mơ tiên tri
Một
điều khá kì lạ là không ít người đã sống sót qua thảm họa Titanic chỉ
vì… không lên tàu do ngủ mơ thấy chính tai nạn xảy ra với con tàu này.
Trong đó, câu chuyện tiêu biểu hơn cả xoay quanh một người đàn ông có
tên John - một nhà buôn nổi tiếng của Anh. Ông phải khó khăn, chật vật
lắm mới mua được vé lên tàu Titanic. Tuy nhiên, trước khi khởi hành 10
ngày, 2 đêm liền, ông đã gặp cùng một cơn ác mộng giống y nhau: tàu
Titanic bị chìm. Nhiều người lớn và trẻ em đã bị rơi xuống đại dương sâu
thẳm trong tiếng kêu gào xin cứu giúp thảm thiết. Do quá bị ám ảnh vì
điều này, ông đã quyết định hủy bỏ chuyến đi mà mình phải vất vả lắm mới
có được. Không ngờ, đây lại là một quyết định sáng suốt.
Mục
sư Morgan ở thành phố Viniper, Canada cũng từng gặp những cơn ác mộng
lặp đi lặp lại về một con tàu lớn chìm xuống biển. Ông mơ thấy cảnh
tượng đáng sợ về một con tàu khổng lồ đang đi trên biển, trời tối sầm,
sương mù bám dày đặc rồi bất thình lình, nó va vào núi băng. Nhiều người
đứng trên boong tàu gào thét, chiếc tàu khổng lồ ngả nghiêng một hồi
rồi dần chìm sâu xuống biển.
Blanche
Marshall - một phụ nữ người Anh cũng đã nhìn thấy trước tai nạn xảy ra
với con tàu này. Khi đang cùng chồng hưởng tuần trăng mật trên đảo Wight
và thấy con tàu đi qua, Blanche đã bất ngờ kêu lên: “Con
tàu này sẽ không đến được Mỹ, nó sẽ bị chìm. Tôi đã trông thấy nó. Hàng
trăm người sẽ bị chìm xuống làn nước đóng băng. Đừng để họ chết!”.
Nhưng mọi người cho rằng, cô bị tâm thần. Thế nhưng cái điều không ngờ
tới đã xảy ra. Vào đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15/4/1912, con tàu huyền
thoại Titanic cùng hơn 1.500 hành khách đã cùng chìm xuống đáy đại dương
sâu thẳm…
Tàu Titanic thực sự có bị chìm?
Theo
2 nhà khoa học Anh - Robin Gardiner và Dan van der Vat, công ty White
Star Line (chủ sở hữu con tàu Titanic) đã dựng lên tấn thảm kịch có
1-0-2 trong lịch sử này. Họ cho rằng, con tàu nằm sâu dưới đáy đại dương
kia không phải là tàu Titanic.
Tàu Titanic (bên phải) và Olympic - người anh em sinh đôi.
White
Star Line có 2 con tàu, Olympic và Titanic; 2 con tàu này được thiết kế
giống hệt nhau. Tuy nhiên, sau một lần chạy thử, Olympic đã bị hư hỏng
nặng nhưng không được công ty bảo hiểm bồi thường vì họ cho rằng, tàu hư
hỏng do lỗi của White Star Line. Các nhà khoa học hoài nghi công ty này
dựng lên màn kịch tai nạn để có thể thu được tiền bảo hiểm bù cho vụ
tai nạn của con tàu Olympic.
Nhiều người cho rằng, con tàu này không phải là Titanic mà thực chất là con tàu Olympic.
Ngay
sau khi Titanic (thực chất khi này là con tàu Olympic) hạ thủy và bắt
đầu hành trình đầu tiên vượt Đại Tây Dương của mình, công ty tàu thủy
White Star Line đã “giả bộ” đưa tin tàu Titanic gặp nạn và bố trí cho
con tàu California ra khơi để ứng cứu những hành khách và thủy thủ đoàn
gặp nạn. Họ không thể ngờ tới một điều rằng, tai nạn đã xảy ra với độ
thảm khốc ngoài sức tưởng tưởng của họ. Và con tàu California cũng không
thể đến kịp để cứu họ được.
White
Star Line đã nhận được một khoản tiền đền bù khổng lồ từ các công ty
bảo hiểm nhưng khoản tiền này không đủ để trả cho gia đình các nạn nhân.
Họ nhanh chóng rơi vào khủng hoảng và sớm bị phá sản.
Vậy
thì Titanic “thật” thực ra đã ở đâu? Hai nhà nghiên cứu cho rằng, nó đã
thuận buồm xuôi gió với cái tên khác trong hải trình của Hoàng gia Anh
với hạm đội White Star Line và “về hưu” vào năm 1935. Thế nên, đáng lẽ
ra nhân loại phải gọi thảm họa xảy ra vào năm 1912 là thảm họa Olympic
mới đúng. Mặc dù chưa rõ mọi chuyện đúng sai ra sao song nghiên cứu này
của họ cũng làm rúng động giới nghiên cứu lịch sử trên thế giới.
Dưới đây là 2 hình ảnh 360 độ chụp từ triển lãm Titanic, mô phỏng căn phòng trên tàu cách đây 100 năm.
Ảnh: Jose Morales
|
Tái tạo sự kiện Titanic qua lăng kính 3D siêu thực
Tái tạo con tàu Titanic qua nghệ thuật đồ họa 3D cực ấn tượng!
Ngày 15/4/1912, vào lúc 2h20 phút, vụ
tai nạn hàng hải kinh hoàng nhất thế giới đã xảy ra: tàu Titanic đắm
trên biển do va phải một tảng băng chìm, khiến hơn 1.500 người tử nạn.
Sự việc trên đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều môn nghệ
thuật: từ điện ảnh, âm nhạc cho tới nhiếp ảnh, hội họa…
Nhân
dịp kỉ niệm 100 năm thảm họa Titanic, chúng mình cùng nhìn lại từ A-Z
những điều thú vị về con tàu nổi tiếng này qua chùm ảnh nghệ thuật đặc
sắc vẽ bằng đồ họa 3D của nhà nghiên cứu sử học kiêm họa sĩ Ken
Marschall dưới đây. Điểm đặc biệt là trong các bức ảnh này là tác giả đã
sử dụng công nghệ tái tạo lát cắt giúp người xem có thể hình dung ra
khung cảnh bên trong của con tàu nổi tiếng này.
Tàu
Titanic (tên đầy đủ là Royal Mail Ship Titanic) được đóng tại Belfast,
phía Bắc Ireland từ năm 1909 tới 1911. Đây được coi là con tàu hiện đại,
tiên tiến nhất thời đó với chiều dài 269,1m, chiều rộng 28,2m, trọng
tải lên tới 46.328 tấn. Tàu gồm vỏ 2 lớp, động cơ chân vịt cực khỏe,
lượng rẽ nước là 10,5m. Tàu Titanic được hạ thủy ngày 31/3/1911 và chuẩn
bị cho chuyến đi đầu tiên tại cảng Southampton (Anh) tới New York (Mỹ).
|
Titanic
còn được gọi với cái tên “Ship of Dreams” (Con tàu của những giấc mơ).
Nó được coi là một đỉnh cao của kiến trúc hàng hải, là sự tiến bộ công
nghệ, từng được tạp chí The Shipbuilder ca ngợi là con tàu có sự xa hoa
tột bậc và "không thể chìm". Lấy cảm hứng từ chuyến ra khơi mang theo
nhiều kì vọng của du khách về con tàu, bức ảnh này mang tên “Ship of
Dreams” được Ken Marschall in lên bìa tập sách “Inside the Titanic” (Bên
trong tàu Titanic). Bức ảnh đã thể hiện lát cắt tinh tế và kĩ thuật cao
khiến người xem thấy được sự xa hoa tột bậc của Titanic xuyên qua lớp
vỏ hai lớp của tàu.
|
Đầu
tàu Titanic có kích thước khổng lồ, chỉ riêng phần mũi tàu đã nặng tới
31 tấn, tương đương trọng lượng của 20 chiếc xe hơi, trang bị 2 mỏ neo
để dừng tàu khi cần thiết. Trong thực tế, với một con tàu khổng lồ thế
này, hai mỏ neo ở đầu tàu chỉ là một phần của hệ thống phanh đặc biệt mà
thôi. Người xem cũng có thể nhận ra hình ảnh của những thủy thủ đoàn bé
nhỏ, sinh động được tác giả thêm vào.
|
Với
một vết cắt ở mạn phải con tàu, ta có thể thấy rõ được cấu trúc bên
trong Titanic. Nó gồm ba khoang chính: khoang trên cùng dành cho những
thượng khách, giới quý tộc thượng lưu; khoang thứ hai nằm giữa, thuộc về
tầng lớp trung lưu, doanh nhân buôn bán; khoang cuối cùng nằm thấp nhất
dành để chứa đồ, máy móc và là chỗ của những kẻ trốn vé, đi tàu chui.
|
Ngày
10/4/1912, Titanic chuẩn bị có chuyến đi đầu tiên, không ai ngờ chuyến
tàu định mệnh ấy lại là chuyến đi cuối cùng. Bức ảnh này đã ghi lại
khung cảnh ở cảng Southampton với hơn 44 cầu cảng nhỏ. Tác giả đã sử
dụng góc nhìn từ phía đằng sau con tàu để tái hiện lại. Nếu tinh ý, bạn
có thể nhìn thấy những phòng hạng nhất ở sảnh B và C của con tàu qua lát
cắt phía tay trái.
|
Bức
ảnh cận cảnh khoang trên cùng của Titanic được thiết kế tuyệt đẹp, tựa
như một khách sạn 5 sao mini. Các căn phòng hạng nhất thông thường được
ốp bằng những thanh gỗ chạm khắc tỉ mỉ, đồ đạc đắt tiền và các trang trí
sang trọng khác. Đặc biệt, trên tàu còn có hệ thống đường nước sinh
hoạt riêng, mà minh chứng là chiếc bồn toilet trắng trong ảnh.
|
Đây
là hình ảnh những căn phòng phía mạn phải của sảnh B, trên khoang VIP.
Bạn có nhìn thấy những người nhỏ trong tranh: đó là gia đình Carter gồm
ông bố William, bà mẹ Lucie và hai đứa con của họ. Cả gia đình giàu có ở
Philadelphia này đều sống sót sau thảm họa nhưng hai người hầu phòng
thì không được may mắn như thế.
|
Phía
dưới khoang hạng nhất là những khoang hạng hai, ba và khu vực chứa đồ
vận chuyển. Ken Marschall đã "cắt" một lát bên thân thuyền để ta có thể
thấy toàn bộ nội thất bên trong các khoang này, những phòng ngủ khá tiện
nghi và thoải mái. Dù là khoang dưới cùng dùng để chứa đồ nhưng nó cũng
là nơi mà nhiều kẻ đi tàu chui mơ ước có thể vào được. Phía trước là
buồng lái tàu, chiếc xe Renault đời cổ trong ảnh của hành khách Wililam
Carter thuộc khoang hạng nhất.
|
Bức
ảnh này có tên “From top to boilers”. Họa sĩ đã tái hiện lại nội thất
bên trong theo chiều dọc thân tàu. Tầng cuối cùng của con tàu chìm trong
nước là hệ thống máy móc vận hành khổng lồ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy
hình ảnh của một tuốc - bin nước, lò hơi chạy bằng than khổng lồ cũng
như quang cảnh nhộn nhịp trên boong tàu và ở từng khoang.
|
Sảnh
D của con tàu, nơi có phòng ăn trưa sang trọng, phía dưới là phòng ăn
tối của con tàu. Điểm đặc biệt khi thiết kế là bên cạnh mỗi phòng ăn đều
có khu bếp riêng để phục vụ thực khách - một sự cải tiến lớn so với các
con tàu cùng thời khi ấy - chỉ có một bếp phục vụ chung.
|
Khoang
bếp dưới tàu không khác gì ở một nhà hàng đẳng cấp cao. Các đầu bếp và
nhân viên ở đây phải hoạt động không ngừng nghỉ. Theo ước tính, mỗi ngày
họ phải phục vụ khoảng 4.000 bữa ăn cho tất cả các thực khách từ khoang
hạng nhất cho tới khoang hạng ba.
|
Quang
cảnh khoang hạng nhất của con tàu Titanic. Nó dành riêng cho những
thượng khách, những con người thuộc giới thượng lưu và cũng là nguồn cảm
hứng để Ken Marschall sáng tạo ra bức ảnh trên. Có thể dễ dàng nhận ra
tầng cuối trong bức ảnh là những nhà tắm sang trọng, lát gạch màu ngọc
lam - những phòng tắm xông hơi theo phong cách Thổ Nhĩ Kì. Nằm giữa
trung tâm là hình ảnh chiếc cầu thang lớn, được trang trí sang trọng như
trong một lâu đài.
|
Trên
boong tàu cũng được bài trí rất trang nhã, sàn ốp gỗ là địa điểm thú vị
để thư giãn và tắm nắng mỗi sáng cho du khách. Một điểm thu hút trên
tàu Titanic là du khách có thể nhâm nhi những li cà phê ngon tại quán
Café Parisienne với hàng hiên tràn ánh nắng trên sàn B ở boong.
|
Nơi
được trang trí đẹp nhất trong nội thất con tàu là cầu thang khu vực
hạng nhất, nằm giữa ống khói thứ nhất và thứ hai. Cầu thang kéo dài
xuống boong hạng hai và được trang trí bằng các phiến gỗ sồi, có lan can
mạ vàng, trên đỉnh là một vòm kim loại kính trang trí tỉ mỉ để lấy ánh
sáng Mặt trời. Đỉnh cầu thang là một tấm gỗ lớn, treo một chiếc đồng hồ
với những chữ số biểu tượng. Một cầu thang tương tự nhưng ít được trang
trí hơn nằm giữa ống khói thứ ba và thứ tư.
|
Sau
hơn 4 ngày đêm bình an trên đại dương, một sự cố bất ngờ xảy đến với
con tàu khổng lồ. Đêm 14, rạng sáng ngày 15/4/1912, tàu Titanic gặp phải
một tảng băng ngầm trôi trên hải trình của mình. Ken Marschall đã tái
hiện lại hình ảnh khi tảng băng vừa va vào mạn phải tàu và sử dụng hiệu
ứng công nghệ cho người xem thấy được rõ những điều xảy ra bên trong.
Tảng băng ngầm đã đâm vào lò hơi số 6 và làm nước tràn vào tàu.
|
Cận
cảnh chi tiết thảm họa: tảng băng đã làm thủng tàu, nước biển ở nhiệt
độ -2 độ C đã tràn vào, làm một số lò hơi ngừng hoạt động. Đây là nguyên
nhân làm tàu Titanic mất cân bằng.
|
Toàn
bộ hành khách trở nên hỗn loạn khi biết tin tàu va phải băng, họ bỏ
chạy tán loạn, tìm đến những chiếc thuyền cứu hộ để thoát thân. Con tàu
do kích thước quá lớn, đã không kịp trở mình nên đứng im và dần dần chìm
xuống trước sự bất lực của thủy thủ đoàn. Họa sĩ Ken đã cắt lát xuyên
qua nước biển để cho ta thấy hình ảnh toàn bộ các khoang dưới tàu đang
ngập tràn trong nước khi con tàu chìm.
|
Con
tàu khổng lồ mất cân bằng. Những người còn sót lại đều cố chạy về phía
mũi tàu còn nổi, trong khi số còn lại đã lên được thuyền cứu hộ ra xa.
Mọi ánh đèn ở bức ảnh trước đã tắt phụt và chìm trong đêm tối, Titanic
gãy đôi và chìm dần. Bức ảnh lại được cắt lát cho ta thấy toàn bộ những
gì dưới mặt biển, 2/3 con tàu đang tách ra với những ống khói đổ nát.
|
Titanic
chìm xuống đáy biển. Bức ảnh này tái hiện lại sự kiện phát hiện xác
Titanic năm 1985 bởi con tàu thám hiểm Alvin do Robert Ballard và Jean
Louis Michel dẫn đầu, cách 2,5 dặm (khoảng 4km) dưới đáy biển. Xét về
góc độ nghệ thuật, đây là một bức tranh khá ấn tượng khi khắc họa rõ sự
tương phản giữa con tàu ngầm và một phần xác Titanic. Chắc các bạn đã
hình dung ra được sự khổng lồ của con tàu huyền thoại này chứ?
|
Click để xem phim Titanic, Ghosts Of The Abyss.
Cận cảnh "bữa tối cuối cùng" trên tàu Titanic
Cá hồi om kèm nước sốt mousseline, thịt cừu cùng nước sốt bạc hà, vịt quay với nước sốt Manzana...
Nụ cười, niềm vui, hạnh phúc, thỏa
mãn… là những từ lột tả cảm xúc của thực khách trên khoang hạng nhất của
con tàu RMS Titanic khi họ ngồi xuống và thưởng thức bữa tối ngày
14/4/1912. Họ đến với bao kỳ vọng cùng niềm đam mê ẩm thực, nhưng ai ngờ
rằng, chỉ vài tiếng sau đó, vào đêm 14/4 định mệnh, một tai nạn bất ngờ
đã xảy ra khiến hàng ngàn người bỏ mạng trong cái lạnh tái tê của Bắc
Đại Tây Dương. Đó cũng là “bữa tối cuối cùng” của họ trên thế giới này.
Quang cảnh phòng ăn ở khoang hạng nhất.
|
Thực đơn bữa tối trên khoang hạng nhất ngày 14/4/1912.
|
"Hors d'oeuvres: Canapés, oysters a la Russe" - đây là món ăn khai vị làm từ hàu kiểu Nga.
|
Tiếp theo là món soup "Consommé Olga, cream of barley" - làm từ nước hầm thịt và sò điệp cùng sốt kem lúa mạch.
|
"Poached Salmon with Mousseline Sauce, Cucumbers" - cá hồi om với nước sốt mousseline và ăn kèm dưa chuột.
|
"Filets
Mignons Lili, Saute of Chicken Lyonnaise, Vegetable Marrow Farci" -
thịt bò phi lê mềm, gà áp chảo kiểu Lyon, atisô và nấm (trong hình là
món Filets Mignons Lili).
|
"Lamb
with mint Sauce, Roast Duckling, Apple Sauce, Sirloin of Beef, Chateau
Potatoes, Green Pea, Creamed Carrots, Boiled Rice, Parmentier &
Boiled New Potatoes" - Thịt cừu cùng nước sốt bạc hà; vịt quay với nước
sốt Manzana, phi lê thịt bò kèm khoai tây lâu đài (được quay lại vàng,
giòn trong bơ). Màu xanh lá cây của đậu Hà Lan, cà rốt với kem, khoai
tây, rau củ quả luộc ăn kèm là món ăn thứ 5 (trong hình là món Lamb with
mint Sauce).
|
"Ponche Romaine" - Cocktail Romaine được pha chế từ chanh, cam, đường bột, lòng trắng trứng, rượu vang, rượu rum…
|
"Roast Squab & Cress" - Bồ câu non quay ăn kèm cải xoong.
|
"Asparagus salad with Champagne saffron vinaigrette" - Salad măng tây trộn cùng giấm nghệ tây.
|
"Pate de foie gras, celery" - Patê gan ngỗng và cần tây.
|
"Waldorf
pudding, peaches in chartreuse jelly, chocolate painted éclairs, French
vanilla ice cream" - Bánh pudding Waldorf, thạch đào, bánh chocolate và
vani, kem Pháp (trong hình là chocolate painted éclairs).
|
"Dessert: Assorted fresh fruits and cheeses" - Tráng miệng: các loại trái cây tươi và phô mai.
|
Ngắm style quý tộc trên tàu Titanic 100 năm trước
Trang phục của quý bà với tay áo bó sát, ôm vừa phải, tôn lên vẻ đẹp sang trọng và quý phái...
Từng được mệnh danh là con tàu “không thể chìm”, song 100 năm trước, tàu Titanic
đã chìm sâu xuống đáy Đại Tây Dương sau khi va chạm với một tảng băng
trôi. Một thế kỉ sau ngày thảm họa kinh hoàng, hình ảnh con tàu huyền
thoại này vẫn sống mãi và đang tràn ngập trên các rạp chiếu phim, hiệu
sách hay màn ảnh nhỏ. Nhiều người rất tò mò về những bữa ăn, về những bí
mật hay trang phục của những quý ông, quý bà trên con tàu Titanic lịch
sử đó. Hôm nay, chúng mình cùng ngắm "cận cảnh" phong cách thời trang
1912 của những vị khách trên chuyến tàu này nhé!
Quý
bà Duff Gordon là một trong những hành khách trên khoang hạng nhất của
tàu. Bà mặc một chiếc đầm với tay áo bó sát, độ phồng thân trên bình
thường, vị trí đường eo khá cao, tôn lên chiếc eo thon của người mặc
cũng như phong thái yểu điệu của một quý bà thượng lưu.
|
Molly
Brow là một quý bà trên khoang hạng nhất. Chiếc váy có đăng ten hay bèo
ở trước ngực, ve áo khá to, rộng là phong cách thời trang của những quý
bà thời kì này. Tóc đã bớt phồng hơn so với thời kì trước đó và được
uốn lượn sóng mềm mại xung quanh khuôn mặt và kéo vòng sau gáy hay trên
đỉnh đầu. Chiếc nón to gồm cả những kiểu nhấn vành nón rộng và đỉnh nón
cao. Mũ được trang trí bằng hoa vải, lông vũ và ruy băng.
|
Một
phụ nữ đang tập thể dục trong phòng gym của tàu Titanic. Bà chọn bộ váy
dài, mái tóc cắt ngắn, ôm sát mặt và uốn hơi quăn. Nón chỉ cao chứ
không rộng, kích thước cũng nhỏ hơn, phù hợp với vóc dáng cũng như khuôn
mặt của bà.
|
Hình
ảnh của John Jacob Astor IV - một doanh nhân triệu phú, người giàu nhất
trên chuyến tàu này. Trong trang phục áo complet truyền thống với chất
liệu vải được coi là đẹp nhất thời bấy giờ, ông thật lịch lãm. Thiết kế
complet trang nhã mặc cùng áo sơmi nam cổ cao, phối với caravat mang lại
cho ông vẻ quý phái, sang trọng.
|
Hình
ảnh bà Madeleine Astor (vợ của Astor IV) trong trang phục với thiết kế
đơn giản, chiếc cổ áo vuông trông nhẹ nhàng, thanh lịch. Nhưng thật
không may, hai vợ chồng bà đã tử nạn trên chuyến tàu định mệnh trong khi
bà đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ.
|
Lillian Asplund đang mặc chiếc váy ngắn đến đầu gối, màu trắng tinh khôi, thể hiện sự ngây thơ, thánh thiện như thiên thần.
|
Bức
ảnh cha mẹ của Lillian trong trang phục thời thượng lúc bấy giờ: váy
dài đen, thắt eo vạt nhỏ; complet vải nhung, sơmi trắng và giày da. Lillian và mẹ đã may mắn sống sót sau thảm kịch nhưng đáng buồn là cha và 3 anh em của cô đã ra đi mãi mãi.
|
Gia
đình này đã may mắn sống sót trong thảm họa tàu Titanic. Trang phục của
người phụ nữ này khá nhẹ nhàng, với tay áo ôm sát, dài tới cổ tay, cổ
áo không quá cao, giúp tôn lên chiếc cổ thon gọn, phong cách của những
người thượng lưu.
|
Thuyền trưởng EJ Smith của tàu Titanic định mệnh trong trang phục thủy thủ trông thật oai phong.
|
Bức
hình của bà Rosa Abbott - một hành khách nữ được cứu sống trên biển. Bà
mặc một chiếc áo đầm đơn giản, không diêm dúa và có phần hơi bình
thường, phù hợp với khung cảnh khoang hạng ba trên tàu. Độ phồng của
thân trên giảm dần và vị trí của đường eo lên cao hơn.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét