Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

XUÂN QUỲNH - THƠ TÌNH BẤT TỬ 9

(ĐC sưu tầm trên NET)


Thứ hai, 26/8/2013 17:37 GMT+7

    Đêm tưởng nhớ Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh gây xúc động

    MC Lưu Minh Vũ - con trai cả nhà thơ Lưu Quang Vũ - đã rơi nước mắt trước tình cảm mà đồng nghiệp, khán giả dành cho bố và người mẹ thứ hai của anh.
    Một phần tư thế kỷ đã đi qua sau vụ tai nạn xảy ra với hai thi sĩ tài hoa của nền sân khấu, thi ca Việt: Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ. Trong đêm nghệ thuật Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh, khán giả, bạn bè cùng những người thân thích nhất đã ngồi lại hòa nước mắt cùng tiếng cười tri ân, tưởng nhớ cặp vợ chồng quá cố.
    Toàn bộ thời gian trong phần thứ nhất của chương trình được dành để ngâm lại những bài thơ, hát lại những ca khúc phổ thơ của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ. Đặc biệt là những vần thơ vốn vẫn quen thân, vẫn sống cùng mỗi độc giả Việt bao năm tháng qua của Xuân Quỳnh. NSƯT Lê Chức luận rằng: "Thơ Vũ trong sáng, trang trọng như những ngày nắng". Nhưng có lẽ những vần thơ của Quỳnh và Vũ, mà đặc biệt là của Quỳnh, nếu chỉ dùng những từ ngữ biểu cảm như: mượt mà, sâu sắc, bay bổng, da diết hay ào ạt vô bờ... thì cũng không sao lột tả được hết những giá trị và tấm chân tình của Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ dành cho nhau, dành cho cuộc đời".
    anh-2-1377493778.jpg
    NSƯT Vương Hà trình bày bài thơ "Lại bắt đầu" của Xuân Quỳnh.
    Đêm qua, khi NSƯT Phan Muôn cất giọng đọc Mây trắng của đời tôi (Lưu Quang Vũ), NSƯT Vương Hà ngâm Lại bắt đầu (Xuân Quỳnh)... những giọt lệ đã không ngăn được nơi đáy mắt Lưu Minh Vũ - người con trai cả của Lưu Quang Vũ.
    Anh tâm sự: "Bố mẹ tôi đã mất rồi. Với tư cách là một người con, trước đêm diễn này tôi đã rất vui mừng vì bố mẹ mình vẫn được rất nhiều người nhớ đến, sức sống của những tác phẩm thơ, kịch vẫn có giá trị sau 25 năm. Mỗi khi đọc thơ, ở vị trí của một người con, tôi thấy thương và biết ơn má Quỳnh rất nhiều. Có tình yêu như thế thì bố tôi mới có thể sáng tác những vở kịch hay như vậy. Còn về tình mẹ con thì ngày bé tôi chưa cảm nhận hết được. Sau này lớn rồi tôi mới hiểu đó là một sự hy sinh rất lớn, ít người mẹ thứ hai làm được như thế. Và tôi cảm thấy má mình sống như thế nào thì thơ cũng như vậy thôi. Tình cảm của má với bố như thế nào, với con cái ra sao, rồi cả những cái vất vả của cuộc sống thời xưa như thế nào thì nó cũng lẩn khuất trong thơ thôi".
    anh-6-1377493779.jpg
    Lưu Minh Vũ, con trai cả của Lưu Quang Vũ xúc động bày tỏ lời cảm ơn.
    Lưu Quang Vũ có sự cống hiến đến kinh ngạc với nhiều tập thơ, nhiều bài thơ lẻ. Trong 10 năm anh viết 53 kịch bản cho sân khấu. Bất cứ nhà hát nào, bất cứ ai dựng kịch của anh cũng thấy tự hào. NSƯT Chí Trung chia sẻ: "Tôi đã được vinh dự tổ chức rất nhiều chương trình kỷ niệm kể từ lúc anh Vũ mất. Sân khấu Việt Nam không thể có lại một tài năng như Lưu Quang Vũ, đó là sự thật hiển nhiên".
    Vở kịch Lời thề thứ 9, kịch bản Lưu Quang Vũ do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng chiếm toàn bộ thời lượng phần thứ hai của đêm Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Các nghệ sĩ Lê Khanh, Đức Khuê, Sỹ Tiến, Ngọc Huyền, Minh Đức... cùng tập thể diễn viên đoàn kịch II, Nhà hát Tuổi trẻ đêm qua không chỉ diễn tròn vai, họ đã lấy được nước mắt của bao nhiêu khán giả.
    Đạo diễn, NSƯT Xuân Huyền cùng NSƯT Chí Trung (trợ lý đạo diễn) đã làm sống dậy Lời thề thứ 9 trong dòng thời sự hôm nay. Và không thể không nhắc đến sự tài tình của nghệ sĩ Ngô Quốc Tính khi ông khéo léo lồng vào từng cảnh kịch những ca khúc phổ thơ Xuân Quỳnh, với cách hòa âm, phối khí nghe vừa lạ vừa thân.
    Đêm diễn khép lại, những tiếng cười vẫn còn sảng khoái, những suy nghĩ vẫn còn miên man, mở ra bao điều ý nghĩa cho cuộc sống hôm nay. Và mỗi chúng ta đều cảm nhận được một điều như nghệ sĩ Lê Chức nhận định: "Ba con người ấy: Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh – Lưu Quỳnh Thơ không bao giờ rời xa chúng ta".
    Hiền Đỗ

    Đêm tưởng nhớ Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh gây xúc động

    anh-4-1377493779.jpg
    Giọng ca Minh Quang trình diễn ca khúc "Thuyền và biển", thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu.
    anh-5-1377493779.jpg
    Ca khúc "Tiếng Việt", phổ thơ Lưu Quang Vũ được ca sĩ Ngô Phương Thúy cùng giọng ca nhí Tuyết Mai trình bày cảm động.
    anh-7-1377493779.jpg
    Các nghệ sĩ trẻ của Đoàn kịch II Nhà hát Tuổi trẻ để lại ấn tượng lớn trong lòng khán giả sau khi Lời thề thứ 9 khép màn.
    anh-8-1377493779.jpg
    NSƯT Đức Khuê (phải) diễn tròn vai nhân vật Chủ tịch Tỉnh. Anh rất khéo léo nhường đất diễn cho các nghệ sĩ trẻ thể hiện hết mình.
    anh-9-1377493779.jpg
    anh-10-1377493779.jpg
    anh-11-1377493780.jpg
    anh-12-1377493780.jpg
    Các cảnh trong vở diễn.
    Hiền Đỗ
    .vnexpress.net

    Lưu Quang Vũ

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Lưu Quang Vũ
    Sinh 17 tháng 4 năm 1948
    Phú Thọ
    Mất 29 tháng 8, 1988 (40 tuổi)
    Phú Lương, Hải Dương
    Công việc nhà thơ, nhà viết kịch
    Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơnhà văn hiện đại của Việt Nam.

    Tiểu sử

    Ông sinh tại tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.
    Từ 1965 đến 1970 ông nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng Phòng không-Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.
    Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,...
    Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

    Tai nạn và qua đời

    Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai[1] Lưu Quỳnh Thơ.
    Theo lời kể của họa sĩ Doãn Châu, người đã đi cùng ông trên chuyến xe cuối cùng, thì vụ tai nạn được tóm tắt như sau[2]:
    "Chiều 29/8, chiếc xe chở hai gia đình về Hà Nội. Dọc đường đến cầu Lai Vu, xe đỗ, mấy phụ nữ xuống mua một rổ ổi. Lúc đó Mí và Vinh ngồi đánh cờ phía băng ghế bên phải. Ông Châu và Lưu Quang Vũ kẻ nằm người ngồi dưới sàn xe còn Xuân Quỳnh và bà Bích Thu ngồi phía băng ghế đối diện. Xe qua cầu Phú Lương, đi trên đường vừa hẹp vừa xuống dốc. Trước mặt có chiếc xe Kamaz đang đi chầm chậm. Đường dốc nên xe nào qua đây cũng phải thận trọng.
    Bất chợt, có hai phụ nữ đội nón đèo nhau trên xe đạp, lao từ đê xuống đường, cắt qua mặt xe Kamaz, chiếc xe này phanh khựng lại. Người lái chiếc xe com-măng-ca đang bám sau định đánh tay lái vượt lên. Và chỉ trong tích tắc ấy, một chiếc xe ben phía sau đã mất phanh đâm sầm vào đuôi chiếc com-măng-ca, đẩy xe này vào gầm xe Kamaz phía trước.
    Cả gia đình Lưu Quang Vũ ngồi phía bên phải bị văng xuống đường. Ông Châu xác nhận đó là khoảng 14h40 phút ngày 29/8/1988 (trước đây nhiều nguồn tin nói là 15h30 phút).
    Sau khi ông mất, đã có nhiều dư luận xung quanh vụ tai nạn này. Có tin cho rằng ông bị ám sát bằng cách gây tai nạn ô tô.[3]. Tuy nhiên với những diễn biến trước khi vụ tai nạn xảy ra, ông Châu kết luận: Nếu có một bàn tay nào đó sắp đặt thì đó chỉ có thể là "Bàn tay của số mệnh". Vụ án sau đó được xử tại toà án Hải Dương. Lái xe gây tai nạn bị xét xử tù giam 10 năm.[2]

    Đánh giá

    Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam. Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm 80. Ông đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita, v.v. Vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17" được trao tặng Huy chương vàng Hội diễn sân khấu. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.
    Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Rất nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu.... Ông còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng.

    Gia đình

    Lưu Quang Vũ kết hôn 2 lần, lần thứ nhất với diễn viên điện ảnh Tố Uyên năm 1969. Hai người li hôn năm 1972. Ông kết hôn lần thứ hai với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh năm 1973.
    Con trai ông (với Tố Uyên), Lưu Minh Vũ, hiện đang là một trong những người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Em gái Lưu Quang Vũ, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ hiện đang công tác tại tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học. Em trai của ông là GS.TS Lưu Quang Hiệp, từng là hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao 1.[4]

    Tác phẩm

    Thơ

    • Hương cây (1968 - in cùng Bằng Việt trong tập Hương cây - Bếp lửa).
    • Mây trắng của đời tôi (1989).
    • Bầy ong trong đêm sâu (1993)
    • Nhiều bài thơ khác chưa được in thành tập.

    Kịch

    • Sống mãi tuổi 17
    • Nàng Sita
    • Hẹn ngày trở lại
    • Nếu anh không đốt lửa
    • Hồn Trương Ba da hàng thịt
    • Lời thề thứ 9
    • Khoảnh khắc và vô tận
    • Bệnh sĩ
    • Tôi và chúng ta
    • Người tốt nhà số 5
    • Chiếc Ô Công Lý
    • Ông Không Phải Là Bố Tôi
    • Lời nói dối cuối cùng
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét