Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

VIỆT NAM HIỀN HÒA 31 (Tướng Vịnh)

Tôi đặt niềm tin vào Nguyễn Chí Vịnh, một tình yêu Tổ Quốc chân chính, một tư duy về thời cuộc tỉnh táo, sắc sảo. Đúng là "hổ phụ sinh hổ tử"!

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nguyễn Chí Vịnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Chí Vịnh
Nguyen Chi Vinh 2010.jpg
Tướng Nguyễn Chí Vịnh năm 2010
Tiểu sử
Biệt danh Năm Vịnh
Sinh 15 tháng 5, 1957 (56 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Flag of Vietnam.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1981 - nay
Cấp bậc Vietnam People's Army Colonel General.jpgThượng tướng
Khen thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Chiến thắng hạng Nhì
...
Nguyễn Chí Vịnh (sinh năm 1957) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chức vụ hiện tại của ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông từng giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2[1], lãnh đạo công tác tình báo quân đội từ 2002 đến 2010.

Thân thế

Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1957[2] tại Hà Nội, nguyên quán ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là con trai út của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Nguyên tên Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là Nguyễn Vịnh, vì vậy về sau ông lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho con trai út là Nguyễn Chí Vịnh.[3]. Mẹ là bà Nguyễn Thị Cúc.

Sự nghiệp


Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (bìa trái) và Trung tướng Phạm Minh Chính

Cống hiến

  • Ông là người góp phần lớn trong việc giữ vững sự tồn tại và phát triển của Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng. Trong thời gian đảm nhiệm cương vị Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2 (2002 - 2009), nhiều đơn vị dưới quyền được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác [6]

Gia đình riêng

Chú thích

  1. ^ a b Thế Vinh - Hà Trường (24 tháng 3 năm 2008). “Tình báo quốc phòng phải vững chắc, nhạy bén hơn nữa”. Báo Vietnamnet. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ Đồng chí Nguyễn Chí Vịnh
  3. ^ Nguyệt Tú - Nguyệt Tĩnh (4 tháng 2 năm 2006). “Chuyện tình yêu của đại tướng Nguyễn Chí Thanh”. Báo Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ “Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ quốc phòng”. BBC. 2 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
  5. ^ Đức Thịnh (17 tháng 7 năm 2009). “Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tặng nhà tình nghĩa gia đình chính sách”. Báo Quân đội Nhân dân. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  6. ^ Những chiến công thầm lặng - Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng xuất bản tháng 3 năm 2008, Hà Nội
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về lòng tin ở Biển Đông
(Tin tức thời sự) - "Để gìn giữ hòa bình, Việt Nam khẳng định làm tất cả, vì một Biển Đông không tiếng súng, song sẵn sàng tự vệ và minh bạch với thế giới từ Sách trắng Quốc phòng 2009 cho tới công bố việc mua tàu ngầm Kilo, hệ thống S 300, máy bay Su-30..." - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên T.Ư Ðảng, Thứ trưởng Quốc phòng chia sẻ.
Trong bài phỏng vấn nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ trên báo Nhân dân, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chia sẻ về thời cuộc, đối thoại quốc phòng, về người cha..., đặc biệt là những suy nghĩ về lòng tin ở Biển Đông.
Ông nói: “Thế giới giờ ít cái mới. Ðúng lại thường cũ. Mới chưa chắc đúng. Mới như cái gọi “Ðường chín khúc” thì sai quá, chả ai chấp nhận được. “Lòng tin chiến lược” là mới và đúng...”.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: "Hợp tác nếu thiếu lòng tin thì không thể thành công. Để xử lý bất đồng, xung đột, thiếu lòng tin lại càng không thể.
Với vấn đề Biển Đông, điều quan trọng nhất là xây dựng lòng tin, cao hơn là lòng tin chiến lược. Rằng các quốc gia không định sử dụng sức mạnh quân sự, không tuyên bố và hành xử bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế.
Khi đã không tin, lòng tin sẽ sứt mẻ. Đã sứt mẻ thì cứ vỡ dần, tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô mất lòng tin. Cho nên, giữa chúng ta với các quốc gia liên quan, quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin chính trị.
Mà quan trọng trước hết là chúng ta thực lòng muốn có quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, muốn nhìn thấy Trung Quốc XHCN phát triển không đe dọa nước nào; tôn trọng, hợp tác với Việt Nam cùng phát triển, để trở thành những quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Chỉ có độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ là không nhân nhượng"
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
"Khi chúng ta công khai, minh bạch vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa với thế giới, lắng nghe ý kiến cộng đồng quốc tế trên các diễn đàn song phương và đa phương thì không thể nói là "quốc tế hóa", "lôi kéo nước này chống nước kia được". Đó là luận điệu, hay là cách suy diễn sai lầm" - ông Vịnh nói rõ.
Nói về vai trò của truyền thông trong nước với hoạt động ngoại giao nói chung, đối ngoại quốc phòng nói riêng, Thượng tướng cho biết: 'Trong khoảng ba năm qua, truyền thông đã truyền đạt chính xác những gì chúng ta muốn nói, mô tả chính xác, đúng bản chất những nét lớn diễn biến tình hình.
Ngoài sự chỉ đạo, định hướng, truyền thông đã coi trọng nghiên cứu, hấp thụ chọn lọc từ truyền thông nước ngoài. Phân tích khách quan hơn, không đơn điệu, xơ cứng. Đương nhiên còn "sạn". Không tránh được, song cũng không nên quá để ý những điều đó.
Nhưng tôi mong thông tin mang chất truyền thông nhiều hơn. Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông.
Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều. Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép.
Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt "Vùng nhận dạng phòng không" của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế! Truyền thông phải khách quan, sắc sảo vạch ra, chỉ rõ những cái đó".
Khi được hỏi lại về những phát biểu  "Việt Nam không chấp nhận "hòa bình lệ thuộc", "hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh giải thích thêm: "Khi không có được đường lối độc lập tự chủ thì hòa bình đó, nếu có, là thứ hòa bình lệ thuộc. Tôi luôn nói độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ. Vế đầu về đường lối. Vế sau về lãnh thổ. Mất độc lập tự chủ là mất luôn chủ quyền lãnh thổ. Tự quyết định vận mệnh dân tộc là một giá trị không thể so sánh, không thể đánh đổi".
Và để "ngăn chặn thỏa hiệp trên lưng ta, khi mà trong quan hệ quốc tế, đỉnh cao xung đột là thỏa hiệp", theo ông Vịnh, khi xung đột đến đỉnh cao, các nước lớn đều tính lợi ích riêng. Hoặc phải hy sinh lợi ích này để tìm kiếm lợi ích khác. Hoặc hy sinh những nhân tố khác ảnh hưởng tới lợi ích của họ.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, "toàn cầu hóa rồi, bất cứ hai quốc gia nào mà có chuyện thì thế giới cũng không yên".
Mai Thùy (Lược theo Nhân dân)

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: VN không phải là ốc đảo

01/01/2014 08:46 (GMT + 7)
TT - Như thường lệ mấy năm gần đây, trước thềm năm mới Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi để đánh giá, nhìn nhận, bình luận về những vấn đề đối ngoại, quốc phòng...
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: V.DŨNG
Ông mở đầu: Chúng ta đang được sống trong không khí xã hội rất tốt, cuộc sống mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn đủ cho mỗi người hưởng niềm vui, thành quả lao động của họ trong suốt một năm dài. Đúng là chúng ta vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết: nạn tham nhũng, những khó khăn về kinh tế, nhưng sự ổn định xã hội và sự bình yên đem lại cho chúng ta những điềm lành, những tín hiệu tốt về tương lai.
Bình yên nhưng vẫn còn sóng ngầm
* Có những phân tích rằng năm 2013 là một năm biển Đông lặng sóng. Ông có nghĩ như vậy không?
- Nếu nói 2013 là một năm biển Đông lặng sóng theo cách chơi chữ ẩn dụ như vậy thì có lẽ chưa thật sự chính xác. Phải nói rằng thời gian qua chúng ta đã rất cố gắng để xây dựng vùng biển Đông, vùng đặc quyền kinh tế, vùng Trường Sa của chúng ta có những bước phát triển mới.
Chúng ta duy trì được các hoạt động bình thường trên biển như hoạt động nghề cá của ngư dân, thăm dò và khai thác dầu khí, nghiên cứu biển, hoạt động của hải quân, cảnh sát biển... Biển Đông ổn định, hòa bình, không có vướng mắc gì lớn trước những khác biệt về chủ quyền của VN với nước ngoài.
Nói như vậy để hiểu rằng biển Đông lặng sóng không phải là chúng ta ngồi yên, không làm gì cả, mà chúng ta phải đem rất nhiều sức lực ra để đảm bảo cho mọi hoạt động lao động sản xuất, đi lại trên biển diễn ra một cách bình thường, hòa bình.
Vừa qua tôi có đi đến một số địa phương thì thấy ngư dân của chúng ta có thể yên tâm đi lại, làm ăn trên các ngư trường truyền thống của mình. Đây là điều rất đáng mừng và chính nó là một nhân tố tạo ra không khí bình yên, sự yên tâm đối với tình hình chung của đất nước.
* Điều gì đã tạo nên không khí yên bình như vậy, thưa ông?
- Trước hết, phải nói rằng Đảng, Nhà nước chúng ta đã có những bước đi hết sức đúng đắn, với tinh thần thật sự mong muốn giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc hợp tác cùng phát triển giữa các nước có lợi ích trên biển Đông.
Chúng ta cũng đã đi trước rất xa mới có được ngày hôm nay. Phải kể đến chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký được những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển. Rồi chuyến thăm Trung Quốc và một số nước khác của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Chúng ta chủ động nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ. Và điểm nhấn trong hoạt động đối ngoại của chúng ta là bài phát biểu hết sức minh bạch, rõ ràng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Shangri-La (Singapore).
Trong ngoại giao, chúng ta đã không nói lấy được mà chúng ta chân thành nói và làm, là một thành viên có trách nhiệm với khu vực và cộng đồng quốc tế.
Phải nói rằng chúng ta là một tấm gương về việc nói và làm theo xu thế chung của thế giới hiện đại là hợp tác, phát triển, là bạn, đối tác tin cậy của mọi quốc gia trên cơ sở đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, giữ gìn bản sắc của VN và luôn luôn bảo vệ mạnh mẽ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc.
Sự bình yên mà chúng ta có chính là kết quả của một loạt hoạt động có tính thống nhất, sự hội tụ như vậy và đó chính là kết quả có nguồn gốc từ ý chí mạnh mẽ của nhân dân về độc lập, tự chủ, hòa bình.
* Nhưng liệu rằng sự bình yên, ổn định trong năm 2013 có mang tính bền vững hay vẫn ẩn chứa trong đó những cơn sóng ngầm?
- Với những biến động tình hình trên thế giới và khu vực hiện nay cũng như chiến lược của các quốc gia, đặc biệt là các nước lớn, thì không thể nói rằng biển Đông không còn sóng ngầm. Chúng ta cần nhìn nhận là tình hình còn rất phức tạp.
Nhưng một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh là nếu chúng ta vẫn giữ được độc lập tự chủ trong đường lối đối ngoại, giữ được phương châm mà Bác Hồ đã vạch ra là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, giữ cho được sự chủ động trong quan hệ đối ngoại với các nước trên tinh thần tin cậy, hợp tác, phát triển trên cơ sở luật pháp quốc tế thì chúng ta tin rằng về phần chúng ta sẽ từng bước ổn định hơn tình hình đất nước, tình hình biển Đông. Không những thế, chúng ta còn tự tin rằng VN sẽ đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
* Ông nhắc đến từ tin cậy trong đối ngoại, tại hội nghị Shangri-La Thủ tướng cũng đề cập cụm từ “lòng tin chiến lược” và mới đây trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng tái khẳng định “chúng ta đối ngoại chân thành”, nhưng chắc chắn rằng lòng tin không thể tạo ra từ một phía...
- Đã nói đến lòng tin thì phải nói ít nhất từ hai phía. Thủ tướng nói lòng tin chiến lược là gì? Tôi nghĩ rằng có hai yếu tố cơ bản để xây dựng lòng tin chiến lược.
Một là chân thành và thực tâm. Hai là lòng tin chiến lược dựa trên lợi ích chiến lược.
Lòng tin chiến lược hoàn toàn không chỉ dựa vào lời nói, nó xuất phát từ sự chân thành và thực tâm trong việc tìm ra những điểm tương đồng để giải quyết vấn đề lợi ích chiến lược trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi giữa các bên.
Đây cũng là xu hướng chủ đạo đang diễn ra trên phạm vi thế giới. Nếu ở đâu đó tồn tại sự áp đặt, cục bộ lợi ích thì ở đó không thể có lòng tin chiến lược.
Chúng ta minh bạch, đàng hoàng
* Thưa ông, khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông thì tình hình khu vực đã trở nên nóng bỏng với sự phản đối của Nhật Bản, nhiều người VN đã nghĩ rằng liệu Trung Quốc có thiết lập vùng nhận dạng phòng không tương tự ở biển Đông? Và phải chăng việc Trung Quốc tập trung điểm nóng vào biển Hoa Đông cũng là nguyên nhân khiến biển Đông lặng sóng?
- Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề không nên né tránh và cũng không thể nói rằng đây là việc chúng ta không quan tâm. Mỗi người, mỗi quốc gia sẽ nhận thức vấn đề và phản ứng về nó một cách khác nhau.
Với VN, chắc chắn rằng dù bên ngoài có thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn giữ vững nguyên tắc về chủ quyền với toàn vẹn lãnh thổ mà chủ quyền biển bao gồm trên mặt biển, trên bầu trời và dưới đáy biển theo đúng luật pháp quốc tế, cái gì không đúng luật thì chúng ta không chấp nhận.
Chúng ta phải dựa vào sức mình để làm chủ bầu trời của mình, làm chủ mặt biển của mình và làm chủ đáy biển của mình. Và chúng ta công khai, minh bạch với thế giới quan điểm của mình.
* Có thể nói là chưa bao giờ có sự hiện diện tập trung của các cường quốc tại khu vực Đông Nam Á và rộng ra là cả khu vực Đông Á như năm 2013, với những lợi ích và mâu thuẫn đan xen. VN đứng trước cơ hội và thách thức gì trong bối cảnh này, theo ông?
- Sự hiện diện của các nước lớn tại khu vực này đã diễn ra 5-7 năm nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, với chiến lược xoay trục của Mỹ, chiến lược hướng đông của Ấn Độ, sự quan tâm và can dự của các nước châu Âu và trong khu vực thì các nước Nhật Bản, Hàn Quốc với các lý do chủ quan và khách quan của mình cũng phải phát triển rất mạnh mẽ về quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Như vậy, tự nhiên tình hình khu vực trở nên nóng, trở thành tâm điểm quan tâm của thế giới.
Tất nhiên, một khi khu vực được chú ý thì từng quốc gia trong khu vực cũng được chú ý và cũng có tiếng nói có trọng lượng trước cộng đồng quốc tế, nhưng sự can dự đa chiều và mạnh mẽ của các cường quốc cũng khiến các nước nhỏ dễ đánh mất mình.
Như vậy, có nước sẽ tạo được điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh hơn, có nước bị rơi vào vòng xoáy của sự tranh giành lợi ích giữa các cường quốc. Vấn đề đặt ra với chúng ta là giữ cho được độc lập tự chủ, tranh thủ được cơ hội để phát triển.
* Một đặc điểm rất đáng chú ý của năm 2013 là sự biến động, mất ổn định chính trị tại các nước trong khu vực, đặc biệt là ở Campuchia, Malaysia, Thái Lan... Bối cảnh này tác động thế nào tới VN?
- Cái gọi là “phong trào dân chủ” theo kiểu Bắc Phi, Trung Đông hay người ta gọi là “cách mạng màu trực tuyến” là một căn bệnh hay lây và thực tế nó đã lây lan sang nhiều khu vực trên thế giới. Khu vực của chúng ta cũng đã có dấu hiệu bị lây căn bệnh này.
Mỗi một “phong trào dân chủ” có sắc thái, mức độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là đòi xóa bỏ chế độ hiện hành, xóa bỏ kết quả bầu cử, hậu quả là gây ra biến động xã hội và tình trạng mất kiểm soát.
Chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề này. Bởi nó là bệnh hay lây nên nếu chúng ta không cẩn thận thì nó cũng có thể lây sang đất nước mình, nhất là với tầng lớp thanh niên. Vậy chúng ta phải làm gì?
Trước hết là phải nhận thức được căn bệnh ấy trong một thế giới phẳng, không được chủ quan. Thứ hai, điều đặc biệt quan trọng là không được để xảy ra mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền. Không được để sự bức xúc của người dân ở một số lĩnh vực đất đai, môi trường... trở thành những phong trào chống lại đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Nhìn nhận trên thực tế thì tôi thấy rằng chúng ta đã rất chủ động giải quyết nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là qua việc thực hiện nghị quyết trung ương 4, chính vì vậy chúng ta đã giữ được ổn định.
Trở lại vấn đề với câu hỏi rằng: VN có là ốc đảo không? Không. VN không phải là ốc đảo. Chúng ta đã hội nhập, đã giao lưu kinh tế, văn hóa rất sâu với khu vực và thế giới. Vậy thì chúng ta phải có gì mới giữ được ổn định chứ, chúng ta phải có gì mới không bị lây. Bởi vì chúng ta kịp thời thay đổi, điều chỉnh, chúng ta minh bạch, đàng hoàng.
* Ông nghĩ sao về chuyện Mỹ vẫn chưa bán vũ khí sát thương cho VN?
- Tôi có thể nói rằng tại thời điểm này VN chưa có nhu cầu mua vũ khí của Mỹ. Tuy nhiên, về sự cấm đoán này, tôi có nói chuyện với một số đồng nghiệp và chính giới Hoa Kỳ thì họ giải thích đây là chuyện của Quốc hội.
Và điều bất thường là Quốc hội Mỹ gắn việc cấm bán vũ khí sát thương với cái gọi là tình hình dân chủ nhân quyền ở VN. Tôi có nói lại với những người tôi gặp rằng trong bối cảnh hai nước đã tuyên bố quan hệ đối tác toàn diện thì sự cấm cản trên là điều bất thường và chưa tạo dựng được lòng tin chiến lược.
* Trong thời gian qua, khi VN tăng cường các hoạt động trao đổi quân sự như tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm, máy bay... từ nước ngoài thì báo chí quốc tế rất chú ý, có nhiều bài bình luận rằng VN mua sắm vũ khí là để đối phó với sự gia tăng hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Là người gắn bó với công tác đối ngoại quốc phòng, ông nói gì về chuyện này?
- Câu chuyện này cũ rồi. Việc VN phải mua sắm trang bị quốc phòng bây giờ cũng là muộn, bởi nền kinh tế của chúng ta chưa phát triển.
Chúng ta đã và đang từng bước, phù hợp với sự phát triển kinh tế, để mua sắm vũ khí, trang bị quốc phòng đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong việc bảo vệ chủ quyền chính đáng của mình.
Việc mua sắm như vậy là chuyện bình thường ở mọi quốc gia, kể cả những quốc gia hàng trăm năm nay chưa từng biết đến chiến tranh.
Những dự án mua tàu ngầm Kilo và các dự án khác thì chúng ta đã chuẩn bị, đã ký kết nhiều năm trước nên đã là chuyện cũ.
Chỉ có một điều cần phải nói là việc mua sắm vũ khí, trang bị không làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân.
ĐÀ TRANG - LÊ KIÊN thực hiện

Nguyễn Chí Thanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Chí Thanh
Daituong Nguyen Chi Thanh.jpg
Tiểu sử
Biệt danh Sáu Vi, Trường Sơn
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh 1 tháng 1, 1914
Quảng Điền, Thừa Thiên, Việt Nam
Mất 6 tháng 7, 1967 (53 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Flag of Viet Nam Peoples Army.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1950 - 1967
Cấp bậc Vietnam People's Army General.jpgĐại tướng
Chỉ huy Chủ nhiệm, Tổng cục Chính trị
Khen thưởng Huân chương Sao vàng (truy tặng)
Huân chương Hồ Chí Minh,
Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
...
Công việc khác Ủy viên Hội đồng Quốc phòng
Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương
Bí thư Trung ương Cục miền Nam
Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (19141967) là một tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "Vị tướng phong trào".[1][2] Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh".[2][3]

Thân thế và tham gia cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
tại Đại hội Đảng bộ Quân đội năm 1960
Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành. Năm 14 tuổi, cha qua đời, gia đình nghèo, ông bỏ học, đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình.
Năm 1934, ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.
Từ năm 1938 đến năm 1943, ông nhiều lần bị Pháp bắt giam ở nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945) mới ra tù. Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (8-1945). Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được đặt bí danh là Nguyễn Chí Thanh, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ[4] có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.
Từ năm 1948 đến 1950, ông làm Bí thư Liên khu ủy IV.
Cuối năm 1950, làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), được cử vào Bộ Chính trị.
Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng.[cần dẫn nguồn]
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Nguyễn Chí Thanh lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ chính trị và Ban Bí thư. Năm 1961, được giao nhiệm vụ Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Trong chống Mỹ cứu nước, BCH TW Đảng điều ông trở lại quân đội. Nguyễn Chí Thanh còn là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1961, ông liên tục phát động các phong trào thi đua trong các hợp tác xã, giúp ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp miền Bắc.
Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Bác Hồ về tình hình miền Nam.

Phong tặng và tôn vinh

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng), Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác.[cần dẫn nguồn]

Gia đình

Phu nhân là bà Nguyễn Thị Cúc. Ông Nguyễn Chí Thanh và bà Nguyễn Thị Cúc sinh được bốn người con. Con trai đầu lòng của họ tên là Trường Sơn (đã mất năm 1947). Người con thứ hai là bà Nguyễn Thanh Hà, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.[5] Người con thứ ba là trai tên Tí. Và cuối cùng là con trai út Nguyễn Chí Vịnh, hiện nay đang là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục 2.[6][7]

Chú thích

  1. ^ Lời giới thiệu cuốn sách Vị Tướng Khởi nguồn gió Đại Phong
  2. ^ a b Người “nổ súng” chống chủ nghĩa cá nhân
  3. ^ Vén màn bí ẩn ngày 10-10 lịch sử trên địa đạo Tam giác sắt
  4. ^ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như tôi biết, Đại tướng Lê Đức Anh, Tiền phong]
  5. ^ Huyền Thương (2010-17-05). “88 học sinh Quảng Bình nhận giải thưởng Ong Vàng”. Báo Khoa học Đời Sống Online. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  6. ^ Nguyệt Tú - Nguyệt Tĩnh (4 tháng 2 năm 2006). “Chuyện tình yêu của đại tướng Nguyễn Chí Thanh”. Báo Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  7. ^ Nguyễn Thanh Hà (6 tháng 7 năm 2007). “Kỷ niệm về cha tôi”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 16:20, ngày 24 tháng 1 năm 2014.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét