phù thủy 6
(ĐC sưu tầm trên Net)
Một trong những mẫu quảng cáo chăm sóc trẻ vô cùng hấp dẫn của Amelia.
Tội ác của “mụ phù thủy” đáng sợ nhất nước Anh
Trong 30 năm, người phụ nữ này đã sát hại tới 400 đứa trẻ. Bà được đặt biệt danh là "người phụ nữ máu lạnh giết trẻ em hàng loạt không biết gớm tay".
Amelia Dyer có lẽ là người phụ nữ giết người
hàng loạt đáng sợ nhất trong lịch sử Vương quốc Anh, bởi bàn tay bà đã
nhuốm máu hàng trăm đứa trẻ trong khoảng 30 năm. Bản án tử hình dành cho
bà dường như vẫn là sự trừng phạt quá nhẹ nhàng với những tội ác bà đã
gây ra…
Những ám ảnh tuổi thơ
Amelia
Elizabeth Dyer (1837 - 1896) có tên thuở nhỏ là Hobley, sống trong ngôi
làng nhỏ Pyle Marsh, phía Đông Bristol, Anh. Cha của bà là một bậc thầy
về đóng giày nên cuộc sống của Amelia không mấy nghèo khó như những gia
đình khác trong làng.
Thuở
nhỏ, Amelia đã rất yêu văn học và thơ ca, tuy nhiên, kí ức đẹp đẽ của
bà đã sớm bị tàn phá bởi người mẹ mắc chứng bệnh tâm thần của mình. Kể
từ sau cơn sốt phát ban định mệnh với di chứng là bệnh tâm thần, Amelia
phải chứng kiến và gánh chịu hàng loạt cơn bạo lực kinh hoàng từ chính
người mẹ ruột của mình cho đến năm 11 tuổi. Nỗi đau đó đã trở thành nỗi
ám ảnh lớn hằn sâu trong tâm trí một cô bé ngây thơ và biến Amelia thành
một “mụ phù thủy” thực sự sau này.
Chân dung Amelia Elizabeth Dyer
Sau
cái chết của người mẹ, Amelia phải tách biệt với gia đình để chuyển đến
sống với một người dì. Lớn lên, bà đã kết hôn với một người đàn ông lớn
tuổi tên George Thomas và học nghề y tá. Dưới thời nữ hoàng Victoria,
đó là một công việc đáng kính và nó đã cho Amelia nhiều cơ hội kiếm sống
hơn.
Năm 1869, người chồng của bà qua đời vì
già yếu. Cuộc sống khó khăn về tài chính đã đưa đẩy bà đến với nghề chăm
sóc trẻ em - những đứa con ngoài giá thú không được sự bảo vệ "ruột
thịt" của gia đình và sự công nhận chính thức của xã hội thời bấy giờ.
Hành trình tội ác…
Với
kĩ năng của một y tá, Amelia trở thành cô bảo mẫu đáng tin cậy của
những khách hàng tìm đến. Bà luôn đảm bảo với họ rằng sẽ tìm cho những
đứa con ngoài giá thú của họ một mái ấm thực sự với tình yêu thương và
sự chăm sóc đầy đủ.
Mô phỏng lại một vụ tìm thấy xác chết trẻ em - mà thủ phạm chính là Amelia
Tuy
nhiên, vì tiền, hành động của bà lại trái ngược với lời nói. Bà nhận
tiền của những bậc phụ huynh nhưng không chăm sóc hay tìm cha mẹ nuôi
cho đứa trẻ. Thay vào đó, bà cho chúng uống một dạng thuốc phiện để an
thần và bỏ đói chúng cho đến chết. Không những thế, bà và chính những
người mẹ ác độc muốn bỏ đứa con còn ra tay sát hại đứa bé ngay từ khi
mới lọt lòng rồi đem giấu xác đi.
Pháp y thời
đó chưa phát triển nên họ đã nhầm lẫn cho rằng, đó là những vụ “thai tử”
mà không biết rằng tất cả chỉ là vỏ bọc che giấu cho tội ác tày trời
của “mụ phù thủy” Amelia Dyer.
Năm
1879, Amelia bị bắt khi một bác sĩ nghi ngờ việc quá nhiều trẻ em chết
gần khu vực chăm sóc trẻ của bà. Ông khẳng định, bà liên quan đến những
cái chết bất thường đó và báo với cảnh sát. Nhưng trớ trêu thay, với lý
do bị khủng hoảng tinh thần, thay vì bị kết tội giết người hay ngộ sát,
bà lại được sự “ân xá đặc biệt” khi chỉ phải nhận án phạt 6 tháng lao
động khổ sai vì đã không chăm sóc trẻ em cẩn thận.
Sau
khi được phóng thích, bà tìm được một công việc trong bệnh viện tâm
thần. Tại đây, bà tiếp tục giở trò lừa đảo để kiếm lời. Những “đồng tiền
máu” kiếm được, bà đều đổ vào rượu và ma túy, nó đã dần biến bà thành
một “con quỷ”. Lúc này, Amelia nhận ra rằng, giết chết trẻ em ngay lập
tức sẽ dễ dàng và an toàn hơn so với việc để chúng chết từ từ.
Một trong những mẫu quảng cáo chăm sóc trẻ vô cùng hấp dẫn của Amelia.
Sau
đó, bà liên tục chuyển chỗ ở, đồng thời có thêm một “đồng nghiệp” là
Jane Granny Smith - bạn cũ trong trại cải tạo. Năm 1895, Amelia chuyển
đến Kensington, Reading để “hành nghề”. Amelia cho đăng những mẫu quảng
cáo chăm sóc trẻ vô cùng hấp dẫn và đầy tính nhân đạo trên báo nhằm
“săn” những “bà mẹ lỡ bước”.
Những vụ án chấn động…
Tháng
1/1896, Evelina Marmon - một cô hầu bàn lỡ sinh đứa con ngoài giá thú.
Amelia đã đến tận nhà Evelina nhận tiền công và hứa sẽ đưa trẻ đến với
một gia đình có điều kiện đang cần nuôi con ở Reading.
Vài
ngày sau, bà mạo danh gia đình nhận nuôi gửi một bức thư về cho người
mẹ tội nghiệp với nội dung: Mọi chuyện đều tốt cả. Nhưng thay vì đưa đứa
trẻ đến Reading, bà lại đến nhà con gái Polly của bà ở London. Tại đó,
bà đã thẳng tay siết cổ đứa bé bằng một dải băng trắng một cách không
thương tiếc rồi bọc thi thể đứa bé lại trong một chiếc khăn trải bàn.
Bà
đem bán tất cả áo quần, đồ đạc của đứa bé cho tiệm cầm đồ để lấy tiền.
“Vận may” lại tiếp tục đến với bà khi một “con mồi” nữa tự xuất hiện.
Đứa trẻ mang tên Harry Simmons là nạn nhân tiếp theo được đưa đến ngôi
nhà “ấm áp” đó và cũng bị sát hại bởi cách mà bà đã làm với con của
Evelina. Sau đó, bà gói hai xác chết lại kèm theo một số gạch và tìm đến
một đoạn hẻo lánh của sông Thames để thả xuống sông phi tang.
Cùng
thời điểm đó, người ta phát hiện được một xác chết trẻ em (sau này xác
định được là Helena Fry) trên sông Thames đoạn chảy qua Reading. Các
thám tử đã nhanh chóng vào cuộc và lần ra được cái tên “Thomas” cùng với
một địa chỉ. Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã tìm ra “hang động”
của “mụ phù thủy” Amelia Dyer nhưng vẫn chưa đủ bằng chứng để khởi tố.
Sợ
“mụ phù thủy” sẽ “độn thổ” nếu phát hiện ra đang bị giám sát, họ đã
quyết định dùng một phụ nữ trẻ làm mồi nhử. Nhưng Amelia cũng đã rất
tinh ranh khi phát hiện được đang bị các thám tử theo dõi. Kế hoạch thất
bại.
Chuỗi tội ác kết thúc
Ngày
3/4, cảnh sát đã ập vào Amelia để lục soát, họ chỉ ngửi thấy mùi xác
thối nồng nặc khắp căn phòng nhưng không tìm thấy một thi thể nào. Thay
vào đó, họ tìm được một số bằng chứng quan trọng khác là dải băng gây
án, hóa đơn cầm đồ, thư từ của những bà mẹ hỏi thăm về con cái của họ…
Ngay lập tức, bà bị bắt về đồn.
“Mụ phù thủy” đội lốt bảo mẫu.
Họ
đã vạch tội bà Thomas - chính là Amelia Dyer - và điều tra ra được
trong tháng trước, bà đã nhận “chăm sóc” ít nhất 20 đứa trẻ. Nhưng giờ,
hầu như không ai biết chúng ở đâu. Những ngày tiếp theo, lần lượt các
đồng phạm bị bắt và bị kết tội.
Cảnh sát đã ước
tính, trong suốt thời gian phạm tội, Amelia Dyer đã giết tất cả hơn 400
đứa trẻ - một con số kinh hoàng khiến bất kỳ người nào nghĩ đến cũng
phải khiếp sợ. Nó đã khiến bà trở nên khét tiếng với biệt danh “baby
maker”, người phụ nữ máu lạnh giết trẻ em hàng loạt không biết gớm tay.
Hình ảnh “bà bảo mẫu” gắn liền với hung khí “dải băng trắng” và câu nói xanh rờn: “Tôi thích thú khi nhìn chúng cựa quậy lúc bị thắt cổ” đã trở thành nỗi ám ảnh to lớn của người dân Anh.
22/5,
Amelia bị đưa ra xét xử, và những lời bảo vệ điên rồ “vì nghiện thuốc
phiện, vì bệnh tâm thần” của luật sư riêng vẫn không cứu nổi "mụ phù
thủy" thoát khỏi mức án cao nhất. Sáng 10/6/1896, kẻ sát nhân đã bị treo
cổ tại nhà tù Newgate.
Bài viết có sử dụng nguồn tham khảo từ các nguồn: NY Dailynews, True Crime Library, Wikipedia…
Công thức "ma quỷ" của những kẻ giết người hàng loạt
Những kẻ sát nhân liệu có tuân theo một công thức toán học?
Tội phạm nói chung và những kẻ giết người hàng loạt nói riêng luôn
là mối lo ngại của xã hội. Nhiều thành phần trong số này tỏ ra độc ác,
tàn nhẫn, manh động, sẵn sàng giết người đôi khi chỉ vì... sở thích.
Các
nhà khoa học đã dày công nghiên cứu, tìm ra cách để dự đoán, ngăn chặn
hành vi phạm tội của những kẻ giết người hàng loạt. Sau nhiều năm, có vẻ
như họ đã có câu trả lời…
Kẻ sát nhân nổi tiếng…
Thập kỉ 80 của thế kỉ XX, cả nước Liên Xô và người dân vùng Rostov,
Ukraine luôn sống trong nỗi sợ hãi. Lý do là bởi một trong những kẻ
giết người man rợ nhất lịch sử nước này liên tiếp gây án và cảnh sát
chưa tìm được thủ phạm.
Các nạn nhân của hắn
hầu hết là những thanh thiếu niên trẻ tuổi, bị cưỡng hiếp rồi giết chết.
Người ta gọi hắn là “gã đồ tể của vùng Rostov”.
Từ 1978 - 1990, hắn đã giết chết 53 phụ nữ và trẻ em. Chỉ đến khi
Bộ Nội vụ Liên Xô cử nhân viên điều tra chuyên nghiệp vào cuộc, kẻ sát
nhân mới sa lưới. Danh tính của hắn được lộ ra ánh sáng - Andrei
Chikatilo.
Lớn lên tại Ukraine, tuổi thơ của Andrei Chikatilo chìm trong ám
ảnh của Chiến tranh Thế giới thứ II. Hắn trở thành một kẻ nhút nhát,
tính khí thất thường khi trưởng thành. Từng là giáo viên tại một số
trường học địa phương nhưng những ức chế dồn nén tích tụ lâu trong tâm
hồn đã khiến Andrei Chikatilo trượt dài trên con đường tội phạm.
Hắn
gây án từ tháng 12/1978 với nạn nhân đầu tiên là cô bé 9 tuổi Lena
Zakotnova. Sau khi thoát tội do cảnh sát bắt nhầm nghi phạm, Andrei bắt
đầu nhởn nhơ, giết người theo sở thích cuồng loạn của mình.
Hắn gây án liên tục, rồi đột nhiên im bẵng một thời gian để tránh
cảnh sát nghi ngờ và theo dõi. Tới tháng 5/1985, hắn quay lại với thú
vui “bệnh hoạn”. Kẻ sát nhân hành động rất dã man, hắn sẵn sàng cưỡng
hiếp rồi giết chết nạn nhân, vứt xác xuống sông... gieo rắc nỗi kinh
hoàng đặc biệt với các phụ nữ và trẻ em.
Phải cho tới năm 1990, Andrei Chikatilo mới sa lưới pháp luật. Nạn
nhân cuối cùng của hắn là cô gái Svetlana Korostik (22 tuổi). “Gã đồ tể
của Rostov” bị xét xử tháng 4/1992, bị tòa tuyên tới 40 án tử hình.
Tới ngày 9/9/1992, hắn bị hành quyết, kết thúc cuộc đời của một kẻ giết người hàng loạt nổi tiếng nhất thế giới.
… tới công thức “cầu thang ma quỷ” …
Câu chuyện về Andrei Chikatilo cũng như rất nhiều kẻ sát nhân khác
đã thôi thúc sự nghiên cứu của giới khoa học về cách thức ngăn chặn tội
phạm kiểu này.
Năm 2012, hai nhà khoa học Mỹ, Mikhail Sim Kim và Henry thuộc ĐH
California đã công bố thí nghiệm của họ. Theo đó, thời gian gây án của
một tên sát nhân có thể dự đoán trước bởi công thức toán học "cầu thang
ma quỷ".
Đối
tượng của nghiên cứu trên chính là Andrei Chikatilo. Theo Kim và Henry,
họ cho rằng động cơ giết người của Chikatilo xuất phát từ những cơn
động kinh. Mỗi khi lên cơn, trong não sẽ có một số tế bào thần kinh tập
trung và bùng nổ, khiến ham muốn giết người nảy sinh trong não bộ.
Vì
thế, mỗi lần gây án chẳng khác nào một liều thuốc an thần với kẻ phạm
tội. Chu kì động kinh cũng không rõ rệt, có khi liên tục, nhưng cũng có
khi hàng năm trời. Chiếu lại thời gian trong vụ án của “gã đồ tể vùng
Rostov”, họ nhận ra nó hoàn toàn trùng khớp với công thức “cầu thang ma
quỷ”.
Trong toán học, công thức trên được
dùng để dự đoán các hiện tượng mà tần suất xảy ra phụ thuộc vào yếu tố
nội tại bên trong, chẳng hạn như các cuộc khủng hoảng thị trường chứng
khoán, thiên tai, động đất…
Nếu
kết quả nghiên cứu của Kim và Henry là chính xác, giới cảnh sát có thể
được giúp ích rất nhiều khi tìm ra nhịp điệu gây án của những kẻ giết
người hàng loạt.
Tuy nhiên, khi thí nghiệm trên được công bố, nó vấp phải không ít
những ý kiến trái chiều, chưa đồng thuận. Điển hình là nhà khoa học thần
kinh Pustilnik. Bà công nhận kết quả nghiên cứu của Kim và Henry đúng
nhưng nó chưa đủ tầm khái quát.
Mỗi người có
một đồng hồ sinh học khác nhau và câu chuyện Andrei Chikatilo chỉ là
ngẫu nhiên, tình cờ mà thôi. Muốn chứng minh và sử dụng nó, cần thêm
nhiều thí nghiệm về nhiều tên sát nhân khác nữa.
Vậy là cho tới thời điểm này, công thức “cầu thang ma quỷ” có phải
là lời giải ngăn chặn tội phạm giết người hàng loạt hay không vẫn chưa
có lời đáp thỏa đáng. Thời gian sẽ trả lời tất cả…
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Howstuffworks, Livescience, Dailymail, Wikipedia...
Nhận xét
Đăng nhận xét