CỜ HÒA


                                                  Ván cờ Thái Cực Quyền lừng danh.


So kè tài cán, kéo cờ ra
Bày binh bố trận, vạch sơn hà
Nhấp tiên, một đứa dò la trước  
Để rồi ào ạt cuộc can qua

Dí tốt, vượt sông, xe, pháo, ngựa
Hàng ngang ứng chiến, bát trận đồ
Xe lệch, pháo lồng, song song mã
Ghểnh sĩ, gác bồ, xuất tướng ra
 
Cò cưa tiến thoái, quân tơi tả
Bì bõm vòng quanh, tướng te tua 
Binh pháp, quyền mưu phô diễn cả
Cờ tàn, hết nước, rủ nhau...hòa!

                                          Trần Hạnh Thu



 


  PHẦN ĐỌC THÊM:TÌM HIỂU CỜ TƯỚNG ( sưu tầm trích lược trên NÉT) 

+Cờ tướng 

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Cờ tướng (chữ Hán gọi là 象棋, phiên âm Hán Việt là Tượng Kỳ tức "cờ hình tượng", có người cho là "cờ voi" nhưng chữ "tượng" nên hiểu theo nghĩa "phỏng theo, bắt chước" hợp lí hơn nghĩa "voi"), hay còn gọi là cờ Trung Hoa (Tiếng Anh: Chinese Chess) vì nó được phổ biến ra thế giới từ Trung Quốc và cũng được coi là "quốc hồn quốc túy" của nước này (nhưng theo phương Tây thì nó có nguồn gốc từ Ấn Độ), là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người, là loại cờ được chơi phổ biến nhất thế giới cùng với cờ vua.
Tại Trung Quốc, cờ tướng được biết đến từ thế kỷ thứ 4 TCN.

Giới thiệu

Mục đích của ván cờ

Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh lá cây). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí hay bắt Tướng (hay Soái, hoặc Suý) của đối phương và giành thắng lợi.[1]

Bàn cờ và quân cờ

  Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua. Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen. Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.
Ranh giới giữa hai bên là "sông" (hà). Con sông này có tên là "Sở hà Hán giới" (楚河漢界)- con sông định ra biên giới giữa nước Sởnước Hán. Theo lịch sử Trung Hoa cổ thì khởi nghiệp nhà Hán, Lưu Bang có cuộc chiến liên miên với Sở vương là Hạng Vũ. Cuộc chiến giữa hai bên làm trăm họ lầm than. Hạng Vũ bèn nói với Hán vương: "Mấy năm nay thiên hạ khốn khổ chỉ vì hai chúng ta. Bây giờ quyết một trận sống mái để khỏi làm khổ thiên hạ nữa". Hán vương trả lời: "Ta chỉ đấu trí chứ không thèm đấu sức". Hai bên giáp mặt nhau ở khe Quảng Vũ. Hán vương bèn kể 10 tội lớn của Hạng vương, Hạng vương tức giận dùng nỏ bắn trúng Hán vương, Hán vương đeo tên chạy vào Thành Cao. Hai bên giữ vững đất của mình. Mãi đến khi thấy không còn đủ lực lượng để triệt hạ lẫn nhau, hai bên mới chịu giao ước chia đôi thiên hạ: từ Hồng Câu về Tây thuộc Hán, từ Hồng Câu về Đông thuộc Sở. Từ điển tích này, người ta hình dung bàn cờ tướng như hai quốc gia Hán và Sở, coi ranh giới là một dòng sông. Cho tới nay, trên các bàn cờ tướng, ở khoảng "hà" nằm chính giữa, chia đôi bàn cờ, người ta thường ghi "Sở hà Hán giới" (bằng chữ Hán) là vì như vậy.
Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen, gồm 7 loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn. Bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:
Quân Kí hiệu Số lượng
Tướng Tướng(hoặc Soái) 1
Sỹ Sỹ 2
Tượng Tượng 2
Xe Xe 2
Pháo Pháo 2
Mã 2
Tốt Tốt (hoặc Binh) 5

Lịch sử

Đây loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này.
Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.

Xuất xứ tên gọi

Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v..., vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa cờ hình tượng (theo chữ Hán) chứ không phải vì có quân tượng (voi) trên bàn cờ .
Cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi.
Tại Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua. 

Các hình thức chơi cờ tướng khác

Cờ thế

Chơi cờ thế là hình thức chơi cờ mà bàn cờ lúc ban đầu đã có sẵn các thế cờ, quân cờ đang ở các vị trí như trong một ván cờ dang dở, mức độ thế cờ từ dễ đến khó và người chơi phải thắng được sau một số nước đi được yêu cầu từ trước. Cờ thế hay được thấy ở các lễ hội dân gian.

Cờ bỏi

Cờ bỏi cũng là một hình thức đánh cờ tướng, nhưng quân cờ là những thẻ gỗ sơn son thếp vàng, có cán dài chừng 1 m, tên quân cờ được viết ở hai mặt, cắm vào các ô đã định sẵn trên sân. Người đánh phải tự nhấc quân cờ để đi, trước khi đi quân, phải có hiệu lệnh bằng trống bỏi. Từng đôi một vào thi đấu ở sân cờ. Thực chất đây là một bàn cờ lớn và nhiều người có thể cùng xem được.

Cờ người

Trong các lễ hội dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, cờ người là một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ. Thông thường, nơi diễn ra trận cờ người là sân đình của làng. Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng được phục trang như sau: đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng theo lối xưa.
Trước khi vào vị trí của mỗi người trên sân cờ, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện để được giới thiệu danh tính, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán râm ran. Khi cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao, một nước xuất thần, cả sân đều ồ lên khoái trá. Nếu quân cờ nào đó đi hơi chậm là có tiếng trống bỏi lanh canh vui tai nhắc nhở "cắc...tom tom". Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm. Đặc biệt hơn trong một số lễ hội, thỉnh thoảng người ta còn đọc những lời thơ ứng khẩu bình những nước đi trong sân trên chiếc loa ở sân.

Cờ tưởng (Cờ mù)

Cờ tưởng là hình thức đánh cờ bằng trí tưởng tượng, không nhìn bàn cờ thật. Kiểu chơi này thường đòi hỏi người chơi phải có trình độ cao, nhớ được các nước đi, thế cờ hiện tại. Quốc tế đại sư Tưởng Xuyên của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục thế giới về cờ tưởng.

Cờ một thế trận

Cờ một thế trận là trong ván cờ, chỉ được chơi một thế trận như: Thuận Pháo,... Các ván cờ thường khởi đầu với những chiêu thức cũ, nhưng sau đó là rất nhiều phương án khác đa dạng độc đáo, biến hoá kỳ ảo. Giải cờ này hay được tổ chức tại Trung Quốc.

Cờ chấp

  • Chấp quân: Quân bị chấp sẽ được bỏ ra ngoài bàn cờ ngay từ đầu. Thường là chấp Xe, Pháo, 2 Mã và 1 Mã.
  • Chấp nước đi: Người được chấp sẽ được đi một vài nước trước, rồi mới đến lượt người chấp. Quân đi trước sẽ không được ăn quân hoặc qua sông. Thường là chấp 1-2-3 nước đi trước. Từ chuyên dùng gọi là chấp 1-2-3 tiên.
Trên thực tế có thể phối hợp cả 2 loại chấp trên, như chấp Mã và đi trước 2 nước (Mã 2 tiên).

Cờ úp

Cờ úp là hình thức đánh cờ khi mà 15 quân mỗi bên được úp ngược hoặc úp một cái nắp nhựa lên và sắp xếp ngẫu nhiên trừ quân tướng. Khi sắp cờ các quân cờ của mỗi bên xáo trộn ngẫu nhiên, bị úp sau đó sắp theo thế trận cờ tướng thông thường.
Nước đi đầu tiên của quân cờ úp phải tuân theo luật đi của quân cờ tại vị trí mà nó đang chiếm giữ. Sau khi đi một quân cờ úp thì quân đó sẽ lật ngửa để xem nó là quân nào và từ đó trở đi quân đó đi theo luật của quân cờ ngửa.
Luật bổ sung:
  • Quân sĩ không bị giới hạn trong cấm cung mà có thể đi khắp bàn cờ theo luật đi chéo của nó.
  • Quân tượng không bị giới hạn bên phần “sân nhà” mà có thể đi sang lãnh thổ đối phương.
  • Quân chốt có thể xuất phát từ dưới đường biên ngang bên phần sân nhà và đi thẳng lên, đến khi qua sông thì được đi ngang.
So với cờ tướng thì cờ úp có nước đi phong phú và đa dạng hơn (trong một vài tình huống nguy cấp, chỉ cần mở đúng quân cờ là có thể thay đổi cục diện ván đấu), vì cờ tướng úp có thêm sĩ và tượng chiếu bắt tướng được.

Cờ Tam quốc

Thành ngữ trong cờ tướng


Chơi cờ tướng tại một công viên ở Trung Quốc

Một bàn cờ đá trong sân chơi Trung Quốc
  • Mã nhật, Tượng điền, Xe liền, Pháo cách.
  • Cờ tàn, Pháo hoàn.
  • Khuyết Sỹ kỵ song Xa.
  • Khuyết Tượng kỵ Pháo.
  • Khuyết Sĩ kỵ Mã.
  • Nhất Sỹ chòi góc, cóc sợ Mã công.
  • Tốt nhập cung Tướng khốn cùng.
  • Mã nhập cung Tướng khốn cùng (hay Mã nhập cung Tướng lùng bùng).
  • Xe mười Pháo bảy Mã ba.
  • Nhất Xe sát vạn.
  • Cờ bí dí Tốt.
  • Nhất chiếu, nhất cách (đi một nước khác sau mỗi lần chiếu, cầu hòa)
  • Được thế bỏ Xe cũng tốt, mất tiên khí tử toi công.
  • Nhất tốt độ hà, bán xa chi lực (một Tốt sang sông có sức mạnh bằng nửa Xe).
  • Pháo đầu Xuất tướng Xe đâm thọc.
  • Pháo đầu, Mã đội, xe lên hà (Pháo đầu, mã đội, tốt lội qua sông).
  • Pháo giáp Mã
  • Mất xe không bằng què Tượng
  • Hạ thủ bất hoàn.
Và còn rất nhiều nữa.

CÂU THƠ HAY
 Quan kỳ bất ngữ chân quân tử
Hạ thủ vô hồi đích trượng phu

(Xem cờ không nói mới thật quân tử Nhấc tay không hoãn mới đúng trượng phu)

+Giang hồ thập đại danh cuộc

  Cờ thế giang hồ là loại cờ thế được sáng tác nhằm đem bày ra ở những chỗ đông người qua lại, mục đích đánh độ mưu sinh. Chính vì xuất phát từ nhu cầu cuộc sống nên các nghệ nhân thời xưa mới lao tâm khổ trí , tìm mọi cách để có được những ván cờ ngày càng khó. Nhờ vậy ngày nay chúng ta mới có hàng loạt ván cờ hay.Các ván cờ giang hồ đều có điểm chung là chiêu pháp ảo diệu, biến hóa phức tạp, nhưng thoạt nhìn lại thấy rất ngon ăn.

          Sau đây là 10 ván cờ (đều có kết quả hòa) được xem là xuất sắc nhất trong số các ván cờ thế giang hồ: Chúng đều là các ván cờ cũ nên hoàn toàn phù hợp với luật cờ Việt nam hiện nay, chỉ trừ ván Thất tinh tụ hội là cần được xem xét  khác đi một chút, mục đích chỉ là để ván cờ hay hơn mà thôi.

         1.Khưu dẫn hàng long
         Khưu (Khâu) dẫn hàng long lấy từ Bách cục tượng kỳ phổ hay Xích dẫn hàng long lấy từ Trúc hương trai tượng hí phổ là cùng một ván cờ, chỉ khác tên gọi. Ván cờ này còn thấy trong Uyên thâm hải khoátTâm vũ tàn biên. Trong ván cờ này, bên 2 xe bị 3 con chốt khống chế, không làm được gì mà phải vất vả xin hòa. Do đó nó mới có tên Khưu dẫn hàng long, con trùn đất khuất phục con rồng.
         Nếu các ván cờ thế giang hồ khác đều có thể chỉnh sửa, thêm bớt thì đối với ván cờ này lại khác. Khưu dẫn hàng long đã quá tròn trịa nên  mọi ý đồ lai tạo rất khó thành công. Do đó, nó trở thành hàng độc, không giống ai. Đó là chưa kể bản thân ván cờ này lại dựa trên một nghịch lý hết sức kỳ lạ : Hai bên gườm gườm nhau thì ván cờ hòa, còn bên nào chủ động tấn công trước thì bên đó thua. Tiên hạ thủ không phải vi cường mà tiên hạ thủ thì tiên móc cái bóp.

       2.Thất tinh tụ hội
        Trong số các ván cờ thế, ván cờ được lưu truyền rộng rãi nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất, thậm chí được xem là "Kỳ cục chi vương" chính là ván cờ Thất tinh tụ hội. Ván cờ này còn những tên khác là : Thất tinh đồng khánh, Thất tinh củng đấu, Thất tinh diệu thải. Thất tinh tụ hội được tìm thấy rất sớm trong  cả 4 quyển cổ phổ đời Thanh là Bách cục tượng kỳ phổ (ván 1), Tâm vũ tàn biên (ván 104) Trúc hương trai tượng hí phổ (ván 1-tập 3), Uyên thâm hải khoát tượng kỳ phổ (ván 1) và sau đó là cả  trong Tiêu song dật phẩm (ván 1). Ván cờ này còn có những danh xưng khác nữa là Thất tinh, Thất tinh kỳ, Giang hồ thất tinh, Đại thất tinh.
        Thất tinh tụ hội tùy theo sách mà có khác biệt về vị trí con chốt 1. Một số sách đặt con này ở vị trí tuần hà, số sách khác đặt ngay bên kia sông. Cả hai cách thật ra không ảnh hưởng gì nhiều đến lời giải, các tay bày cờ thế tại Sài gòn thường bỏ luôn con chốt này cho tiện.  
        Trong quyển Trung quốc tượng kỳ phổ, tập 3 xuất bản năm 1962, danh thủ Dương quan Lân cũng đã đóng góp nhiều nước đi, tuy nhiên bài giải cũng khó có thế xem là hoàn thiện hoàn mỹ. Vì vậy mà những năm sau đó, ván cờ này tiếp tục được đem ra thảo luận, có khá nhiều ý kiến đề xuất. Đáng chú ý nhất  là  bài đăng trong Tượng kỳ lưu hành bài cục tinh tuyển (ván 31) do nhóm tác giả Đinh chương Chiếu, Dương minh Trung, Trần kiến Quốc biên soạn (An Huy khoa học kĩ thuật xuất bản xã ) năm 1993, trong đó giành tới khoảng 40.000 từ chỉ để  nói về ván cờ này. 
        Khi xem ván cờ này cần lưu ý nước thứ 11 của bên đỏ, bên đỏ buộc phải biến chiêu, không thể tiếp tục tróc tượng vì không được nhất chiếu nhất tróc. Nếu theo luật Việt nam thì điều này được phép, ván cờ có thể kết thúc rất nhanh, không quá phức tạp như bài giải chúng ta sẽ xem .  



        3.Thiên lý độc hành
        Thiên lý độc hành là tên trong Bách cuộc tượng kỳ phổ, cũng là tên được nhiều người biết tới hơn. Ván cờ này có một đặc điểm là trong quá trình giao tranh, toàn bộ   các con trong bàn cờ đều có tác dụng công thủ đồng thời. Tức là đối với tướng sĩ tượng thì trong nhu có cương, đối với xa mã chốt thì công không quên thủ. Đặc điểm này góp phần rất lớn để người ta xếp nó vào Tứ đại danh cuộc.


        4.Dã mã thao điền
        Dã mã thao điền, còn có tên Dã mã táo điền, Đại xa mã, Quản bảo phân mã, gọi tắt là Dã mã. Ván cờ này được thấy sớm nhất trong Tiêu song dật phẩm, xuất bản 1879, về sau được kỳ vương Hongkong Lý chí Hải đưa vào Pháo mã tranh hùng năm 1950. Đến 1962 Dương quan Lân, Trần tùng Thuận  cũng phân tích rất chi tiết ván cờ này trong Trung quốc tượng kỳ phổ (tập 3) do Nhân dân thể dục xuất bản xã xuất bản. Từ tháng 10/1990 đến 04/1991 trong Tượng kỳ báo , Bành thọ Vinh cũng đem nghiên cứu của mình giới thiệu. Đến 1993, nhóm tác giả Dương minh Trung, Đinh chương Chiếu cũng tuyển ván cờ này đưa vào Tượng kỳ lưu hành bài cục tinh tuyển (ván 30) và đã dùng tới gần 20.000 từ bàn luận một  cách toàn diện, tường tận, có hệ thống.Điều đó cho thấy ván cờ này rất hấp dẫn các chuyên gia Trung quốc  
        Trong ván cờ này, nếu bên đỏ có thêm con chốt 1 ở hàng chốt thì không khó nhận ra con chốt này sẽ cản đường xe đỏ hoạt động và kết quả là đen thắng.


        5.Đái tử nhập triều
        Đái tử nhập triều còn có tên Đái tử trường chinh hay gọi tắt là Đái tử.Ván cờ này được thấy sớm nhất trong Tiêu trúc trai tượng kỳ phổ (ván 100) với tên gọi Ngũ tử đoạt khôi. Các sách cổ ít ghi chép hoàn chỉnh ván cờ này, duy chỉ có Hồ nhai tập là có ván cờ tương tự tên là Lạc để kim tiền với chốt đỏ ở lộ 1 tuần hà chứ không phải ở lộ 3. Bản thân ván cờ Đái tử ngày nay tuy rất nổi tiếng  nhưng thật ra tồn tại được tới giờ, chủ yếu lại là do truyền khẩu. May mắn là nó đã không bị rơi vào quên lãng.


        6.Thất tử liên ngâm
        Ván cờ này lấy từ Tượng kỳ phổ đại toàn-Tượng cục vị tồn(sơ tập, ván 47), Tượng kỳ giới (tập 4)

        7.Pháo đả lưỡng lang quan
        Có khá nhiều ván cờ gần giống Pháo đả lưỡng lang quan, khác nhau một vài vị trí. Có thể chia các ván cùng nhóm này thành 2 hướng : Pháo đỏ bình 8 ăn xe đáy và pháo thối 8 ăn xe hạ nhị lộ. Cả 2 loại có đặc sắc, biến hóa hoàn toàn khác nhau, đi nước nào là tùy bàn cờ cụ thể. Điều này làm khá nhiều người lẫn lộn thế này với thế khác, Ngay cả cái tên cũng vậy, nếu ván cờ có tên Pháo tạc…thay vì Pháo đả … thì đó là ván cờ khác. 


         8.Tiểu chinh đông
         Ván cờ này ban đầu có tên là Khóa hải chinh đông, xuất hiện trong khoảng thời gian trước sau năm 1870, sau đó được đăng trong Tiêu song dật phẩm năm 1879. Lúc bấy giờ tuy bàn cờ bên đen không có con tượng biên ở lộ 1, bên đỏ đã khó có thể mưu hòa . Sau đó các nghệ nhân dân gian lại cho thêm con tượng này để tăng thêm độ khó, thành hình bàn cờ bên dưới. Bàn  cờ có tượng này được tìm thấy trong bản viết tay Trúc hương trai tượng kỳ phổ (ván 1) và Hồ nhai tập (ván 6). Trong 2 quyển này, ván cờ đổi tên thành Tiểu chinh đông và được lưu truyền tới tận ngày nay.
        Tuy 2 bộ cổ phổ này kiến giải khá chi tiết  nhưng vẫn có không ít sai sót. Do đó, 2 chuyên gia cờ thế Trung quốc là  Cù vấn Thu và Dương minh Trung sau nhiều năm nghiên cứu, kết hợp với chiêu thức  lưu truyền, đề xuất bài giải mới.  Sản phẩm của họ đã được đăng trong Dân gian tượng kỳ bài cục tuyển (ván 30) (Thượng hải văn hóa xuất bản xã) vào năm 1959 và Giang hồ tàn cục (ván 28) (Thục dung kỳ nghệ xuất bản xã) năm 1985.
        Tiểu chinh đông có kết cấu nghiêm cẩn, chiêu pháp thâm ào, biến hóa khôn lường, nên từ lâu đã được giới bày cờ thế xem là bảo bối mưu sinh.
        Tại Việt nam, các tay bày cờ thế thường đưa ra ván cờ Khóa hải chinh đông (không có con tượng biên). Khóa hải chinh đông thường được làng cờ Sài gòn gọi với một tên khác là Thập tam thái bảo. Đó là vì trong một quyển sách xuất bản trước năm 1975, danh thủ Lý anh Mậu đã dùng tên này, có lẽ là do thấy bàn cờ có 13 quân.


        9.Chinh  tây
        Đây chình là ván cờ Tây thú hoạch lân mà bên đen được thêm  con chốt 1.  “Tượng kỳ báo” xuất bản 1/9/1984 đưa ra giả thuyết là con chốt này được một kỳ thủ Thượng hải thêm vào năm 1954. Nhưng theo lời chuyên gia Dương minh Trung thì ngay từ năm 1953, ông đã thấy ván cờ Chinh tây trên đường phố.  
       Có thể nói, một khi thêm con chốt biên đen vào bàn cờ, thì độ phúc tạp và biến hóa ít có ván cờ thế nào sánh kịp. Có lẽ vì vậy mà giới bày cờ thế giang hồ ở Sài gòn chỉ bày thế Tây thú hoạch lân chứ ít thấy bày thế Chinh tây. Xin nói thêm là  vì thấy thế Tây thú hoạch lân gần giống như Thập tam thái bảo nên nhiều người gọi nó là Thập tam lai.

 
        10.Cửu liên hoàn
        Vì bên đỏ có tất cả 9 con nên mới có tên là Cửu liên hoàn. Một tên khác vẫn hay dùng là Tiểu nhị pháo. Đây là ván cờ được sửa đổi bằng cách đẩy chốt 3 lên một nước. Ván cờ cũ với chốt 3 ở vị trí hàng chốt là ván cờ đen thắng. 

+ Trần Quới
                Danh thủ Trần Quới sinh năm 1957 tại Sài gòn. Cha là kỳ thủ Trần anh Minh (thường được gọi là Lác) cũng là một cao thủ Sài gòn xưa. Chính vì vậy mà Trần Quới mới có tên là Lác chảy . Chảy tiếng Quảng đông có nghĩa là “đứa trai”.
                     Các  kỳ hữu chắc ít ai biết tới ông Trần anh Minh vì ông chỉ có tiếng trong làng cờ độ giang hồ. Trong quyển Việt nam tượng kỳ phổ ( 2 tập) bằng chữ Hoa chép lại nhiều ván của những danh thủ phương Nam xưa như Nguyễn thành Hội, Hứa văn Hải, Lý văn Hùng… nhưng chỉ có 1 ván duy nhất ghi lại ván đấu của ông Trần anh Minh ( thua Hà quang Bố).
                Ngay từ thời nhỏ, Trần Quới đã thường xuyên xem cha mình đánh cờ và đã sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm. Trần Quới vào đời rất sớm, chỉ 11 hay 12 tuổi đã cầm con cờ kiềm sống . Năm 1974 khi danh thủ Hongkong là Lê huệ Đông sang nước ta giao hữu với 4 danh thủ Sài gòn lúc đó (Lê văn Tám, Phạm thanh Mai ,Phạm tấn Hòa, Trần đình Thủy ) thì bên lề, danh thủ Hongkong này cũng có đánh độ với Trần Quói .Lúc bấy giờ Lê huệ Đông chấp Trần Quới 2 tiên, kết quả Trần Quới thắng. Sau 1975, Trần Quới đã đạt đến trình dộ cao thủ hạng nhất, đủ khả năng đánh phân tiên với Phạm tấn Hòa ( là quán quân giải toàn thành 1976). Tuy nhiên khi tham gia giải toàn thành 1977, Trần Quới lại thua Lý anh Mậu, không vào được 8 hạng đầu. Sang năm 1978, Trần Quới mới có được thành tựu ban đầu là vô địch giải toàn thành (TPHCM) lúc ông 21 tuổi. Trận chung kết với danh thủ Hứa kim Thành (còn gọi Tiều Nam vang) diễn ra giằng co đến ván thứ 5 thì Trần Quới mới thắng được đối thủ trong một ván cờ kéo dài 123 nước. Hình ván cờ bên dưới là ván cờ trận chung kết sau khi Xanh(Trần Quới) đi xong nước 22. Sang năm 1979 Trần Quới lại đoạt quán quân giải Bát đại cao thủ qui tụ 8 danh thủ hàng đầu. Kể từ lúc đó, địa vị số 1 của danh thủ Trần Quới trong làng cờ phương Nam là không còn phải bàn.

               Một thắc mắc mà nhiều người muốn hỏi là sức cờ của danh thủ này nếu so với những danh thủ hàng đầu Trung quốc thì như thế nào ? Đây cũng là câu hỏi mà bạn bè của danh thủ này cũng nhiều lần hỏi ông. Trần Quới đã trả lời : “ Hồ vinh Hoa hay hơn tôi nửa nước cờ…Nhưng cờ chấp tôi không dở hơn. Nều Hồ vinh Hoa chấp người nào cái gì thì tôi sẳn sàng chấp người đó giống như vậy”. Trần Quới tự nhận xét như thế dù ông chưa hề biết Hồ vinh Hoa chấp cờ ra sao. Tuy nhiên phải công nhận một điều là danh thủ này tự tin ở khả năng chấp cờ của mình cũng không có gì quá đáng . Cuộc đời ông gắn liền với các ván cờ chấp và chính những ván cờ chấp mới thể hiện được hết trình độ chơi cờ của ông. Trong tình thế hoàn toàn bị ép (vì chấp cờ) , Trần Quới vẫn có nhiều nước điều quân quân phòng thủ khéo léo, đồng thời chực chờ và tự tạo cơ hội để đánh trả. Khả năng sửa cờ công sát của Trần Quới quả thật đã đạt đến trình độ siêu đẳng. Chỉ tiếc là các ván cờ loại này không có ai ghi chép lại và nếu có thì cũng ngại phổ biến vì những lý do tế nhị. Năm 1993 khi dự giải thế giới, danh thủ Mai thanh Minh đã tạo tiếng vang lớn khi thủ hòa cả 2 danh thủ đại diện Trung quốc là Triệu quốc Vinh và Từ thiên Hồng. Điều này đã làm nức lòng người hâm mộ, đồng thời cũng tạo nên sự tiếc rẻ là phải chi còn Trần Quới. Danh thủ đối cuộc tin chắc 1 điều rằng có Trần Quới thì cờ tướng Việt Nam sẽ mạnh hơn hẳn, nhưng để đánh thắng các danh thủ hàng đầu Trung quốc lại là chuyện không hề dễ dàng. Tái năng của một người không thể tách rời môi trường và trình độ chung mà người đó đang sống. Trần Quới có thể đánh ngang ngửa với các danh thủ Trung quốc chỉ khi nào được tập huấn dài hạn ở Trung quốc và thi đấu thường xuyên các giải có chất lượng cao. Trần Quới hoàn toàn không được như vậy. Ông trưởng thành trong một thời kỳ mà giải trẻ không có, thậm chí giải vô địch toàn quốc còn không được tổ chức . Bốn năm sau khi ông ra đi mới có giải toàn quốc lần đầu tiên, mà giải lần đó người ta còn tranh cãi là được quyền tróc tử hay không ?!! Như vậy mà thắng Trung quốc được sao ?
                Vì không cân đối được bài toán thu-chi, nợ nần quá nhiều (khoảng 5 lượng vàng), Trần Quới đã quyết định vượt biên vào một ngày hạ tuần tháng7/1988. Chuyến đi đó đã lấy mất của làng cờ Việt nam một thiên tài trăm năm có một! Trần Quới chính là điển hình rõ ràng cho cái mà người ta hay nói là : có tài mà không gặp thời ! Hay là… ông trời khi ban cho một người cái này thì ngài lại lấy đi cái khác. Có người nói : Sự khôn ngoan giúp ta tồn tại, đam mê giúp ta sống. Danh thủ Trần Quới đã sống 31 năm trọn vẹn với niềm đam mê của mình, dù sao cũng hơn là tồn tại vật vờ 62 năm. Kể ra cũng không uổng một kiếp người…
           
    




+Các giai thoại nổi tiếng về cờ tướng

1-Chép t thanglongkydaoquan.com:

sibachao's Avatar
Senior Member
Thua cờ mất núi Hoa Sơn

Giai thoại này chắc nhiều người biết, hôm nay tình cờ nhặt được biên bản chép luôn cho bạn nào chưa xem thưởng thức nhé.

Sử Trung Quốc chép cách đây hơn 1000 năm sau nhà Đường, vào thời "Ngũ Đại Thập Quốc", xã hội loạn lạc, xuất hiện nhân vật là Triệu Khuông Dẫn ra tay dẹp nhà Hậu Chu, thống lĩnh thiên hạ, lập nên triều Tống. Nên còn được hậu thế gọi là Tống Thái Tổ.

Tranh vẽ Tống Thái Tổ.
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn

Triệu Khuông Dẫn không những văn võ song toàn, tinh thông thập bát ban kể cả kỳ nghệ cũng vào hàng cao thâm. Từ hồi còn trẻ đã tòng quân chinh chiến, bôn tẩu giang hồ, được dịp tiếp nhiều cao thủ khắp nơi nên sức cờ lên nhanh, thắng nhiều hơn thua, Triệu đâm kiêu ngạo, tự xem mình là đệ nhất thiên hạ. Nên nghe ở đâu có cao thủ là tìm đến thách đấu cho bằng được.

Có lần hành quân qua Thiểm Tây nghe tiếng ở núi Hoa Sơn có ẩn sĩ tên là Trần Đoàn cờ cao cũng không thua gì núi, bèn tức tốc tìm đến khiêu chiến. Mới đầu thấy Triệu chỉ là một tay lính quèn vô danh nên Trần đạo nhân không thèm tiếp, Triệu bèn hăng máu đòi độ cả quả núi Hoa Sơn! Trần Đoàn bèn đổi ý, định sẽ dạy cho kẻ hiếu thắng một bài học. Và cuối cùng đạo sĩ đã thành công, kích bại Triệu bằng một đòn phối hợp sát cục rất ngoạn mục.

Sau này khi Triệu Khuông Dẫn đoạt tiên cơ lên ngôi hoàng đế, Trần Đoàn nghe tin bèn đánh tiếng đòi nợ cũ. Không ngờ dù đã nắm cả thiên hạ nhưng Triệu vẫn giữ lời, không những giao cho Trần Đoàn núi Hoa Sơn mà còn miễn thuế cả năm.

Quay trở lại ván cờ, ngàn năm sau xem lại vẫn rất lý thú và đáng học hỏi. Triệu đi tiên, xuất quân thận trọng bằng trận Tiên nhân chỉ lộ. Hai bên gằm ghè nhau khai cục, rồi sau khi đổi một xe xong thì bắt đầu thi triển võ công, kiếm đao giao nhau loang loáng, mỗi bên cùng dụng xe pháo mã công một cánh, thắng thua chỉ hơn nhau sợi tóc. Cuối cùng Trần đạo sĩ thất thế, sắp thua, nhận thấy Triệu bản tính nôn nóng, thiếu kiên nhẫn, bèn vận chiêu tâm lý chiến, luôn miệng khích bác đối thủ bằng lời. Quả nhiên Triệu bị khích tướng đâm nổi nóng, trong thế thắng lại đi vội sót nước để đối thủ tung đòn phản, thua ngược.

2-Chép từ thanglongkydaoquan.com:
alex_ferguson's Avatar
Moderator
Chuyện ở Bích Mai Trang

Một buổi chiều đầu xuân, chính tại Bích Mai Trang đã diễn ra một trận đấu cờ giữa cụ Cử Trinh, một lão danh kỳ và một nữ kỳ thủ trẻ tuổi mới lên mười, đó là Trà Hương.

Bên bờ con sông đào phía bắc kinh thành Huế xưa có một ngôi biệt thự cổ kính. Mỗi lần đến độ đông cuối xuân về thì trên mái nhà, chung quanh sân như được phủ bằng những tấm thảm màu vàng sáng, trắng xóa, hổng phớt. Đó là màu của ngàn vạn cánh mai vàng, mai trắng, bịch đào rụng xuống.

Vì thế, ngôi biệt thự mới có tên Bích Mai Trang, chủ nhân biệt thự là cụ Cử Trinh.

Cụ Cử đỗ giải nguyên, được bổ làm quan trông coi việc khảo cứu văn sử dưới triều Nguyễn, cụ Cử còn đam mê sáng tác tuồng, viết lời cho những bài ca Huế. Vốn thích an nhàn lại mang tâm hồn nghệ sĩ, cụ xin cáo quan, về hưu lúc tuổi chưa đến năm mươi. Thú vui sớm chiều của cụ là chăm sóc cây cảnh, vẽ tranh thủy mạc và đánh cá. Cụ là một danh kỳ của chốn Kinh thành.

Ở Huế cũng có một người cao cờ, ngang tài ngang sức thường hay đến chơi cờ với cụ Cử, đó là cụ nghè Lê bạn cố tri, đồng khoa, đồng tuế. Cụ Nghè Lê chỉ sinh được một con gái, đặt tên là Giang Hương. Được nuôi dạy và trưởng thành trong một gia đình khoa bảng, Giang Hương ngày càng thông minh, tài sắc. Nàng cũng thích chơi cờ như thân phụ. Vì vậy cụ Nghè Lê hàng ngày bên cạnh việc dạy học, còn dạy cờ cho con gái. Chẳng bao lâu Giang Hương trở thành một kỳ nữ cao cờ hiếm thấy.

Chồng Giang Hương là một học trò nghèo. Sau khi sinh hạ được một bé gái thì Giang Hương chịu cái tang lớn. Người chồng bỗng bị bệnh, qua đời sớm. Thương chồng, thương cha, Giang Hương ở vậy nuôi con và chăm sóc cha già. Bé gái được mẹ và ông ngoại đặt tên là Trà Hương. Những khi ông ngoại và mẹ đánh cờ, bé xà vào, mải mê chăm chú theo dõi đến mãn cuộc, tỏ ra là một năng khiếu bẩm sinh. Đến tuổi lên mười năng khiếu cờ của Trà Hương càng bộc lộ kỳ lạ.

Một buổi chiều đầu xuân, chính tại Bích Mai Trang đã diễn ra một trận đấu cờ giữa cụ Cử Trinh, một lão danh kỳ và một nữ kỳ thủ trẻ tuổi mới lên mười, đó là Trà Hương.

Chuyện kể rằng: Khi cuộc chiến đã vào đoạn cờ tàn, thế trận hai bên diễn ra vô cùng căng thẳng. Tướng của cụ Cử đã lâm vào thế khốn cùng, bị Tốt của đối phương nhập cung. Nhưng thế cờ của Trà Hương cũng nguy kịch không kém bởi cùng một lúc bị cụ Cử đe dọa chiếu hết bằng Xe và Tốt. May thay lúc này đến lượt đi của Trà Hương, nhưng cô bé vẫn cắn ngón tay suy nghĩ, chưa chịu chạm quân.

Người mẹ đứng xem tỏ ra hết sức lo lắng, bỗng xin phép cụ Cử ra về rồi dặn với con gái:
- Con hầu cờ ông đến giờ phút này là giỏi lắm rồi, liệu kết thúc ván cờ đi kẻo ông mệt. Con nhớ là "bốn giờ mạ về vì đã dặn xe lên đón".

Trà Hương mắt long lanh hết nhìn các quân của đối phương lại chú mục vào quân Mã của mình. Bỗng Trà Hương ngước mắt nhìn mẹ:
- Bốn giờ mạ về, có xe lên đón hả mạ?

Một cái gật đầu...

Nghe những lời đối thoại của hai mẹ con, cụ Cử thoáng mỉm cười.

Đến lúc này Trà Hương mới xuống tay, đi Mã chiếu "tiền Mã hậu Pháo". Cụ Cử đưa Pháo vào độn, đỡ nước chiếu tướng.

Trà Hương lại hồi Mã tiếp tục chiếu. Cụ Cử buộc phải rút Pháo ra để khỏi bị chiếu. Cứ thế, Trà Hương hồi Mã chiếu liên tục. Đến nước thứ tư, Trà Hương rút Mã về chiếu, đồng thời lót quân Mã vào cạnh Tướng của mình để rút Xe ra đưa lên chiếu hết đối thủ.

Đến đây cụ Cử buông cờ chịu thua. Người mẹ thở phào nhẹ nhõm, nhìn con mỉm cười sung sướng rồi thưa với cụ Cử:
- Hôm nay ông đã cho cháu được cờ. Từ nay trở đi cho phép cháu được thường xuyên lên hầu cờ để ông chỉ vẽ thêm cho.

Cụ Cử nở một nụ cười kín đáo:
- Hậu sinh khả úy! Bác mừng lắm.

Nói xong cụ nhanh nhẹn bước vào thư phòng và sau đó quay ra tay cầm một phong bì màu hồng có in họa tiết mai vàng, trao cho Trà Hương:
- Ông thưởng tài cháu!

Trà Hương sung sướng, cảm động nhìn mẹ nhưng chưa đám nhận.
Người mẹ vội đỡ lời:
- Con xin ông đi con!

Cụ Cử hai tay dẫn hai mẹ con đến ngồi trước bàn cờ, bấy giờ cụ mới hóm hỉnh nói với người mẹ:
- Trước khi bước vào cuộc cờ, bác cháu ta đã có giao ước với nhau rằng nếu có người nào mách nước cho đối thủ của mình thì sẽ chịu phạt một số tiền tương đương với phần thưởng, có đúng thế không?

Người mẹ vội trả lời:
- Dạ thưa bác, đúng ạ!

Cụ Cử nói tiếp:

- Thế thì "bốn giờ mạ về" có phải là "Mã hồi bốn nước" để chiếu liên tục không nhỉ? Rồi sau đó "xe lên đón" tức là chọc Xe chiếu hết chứ gì?

Đến nước này thì Giang Hương chỉ còn biết xin chịu phạt mà thôi. Nhưng cụ Cừ liền mở phong bì và lấy ra đúng 10 đồng tiền thưởng của cụ (bấy giờ tương đương hai tạ rưỡi gạo).
- Cô chịu phạt chứ?
- Thưa vâng ạ!

Cụ Cử nói tiếp:
- Thế thì được, khỏi phải đưa. Số tiền phạt này bác tặng luôn cho cả hai mẹ con vì ván cờ hay đáng ghi vào sử sách này là một điểm son của cả hai người...

Mặt trời đã xế bóng.

Cụ Cử vui vẻ tiễn đưa cả hai mẹ con ra cổng. Ba ông cháu đi giữa hai hàng cây bạch mai đang nở trắng xóa tỏa hương dìu dịu.
__________________
…Em , chỉ mình em mới tạo cho anh cảm giác đang sống… Những người đàn ông khác bảo đã gặp được thiên thần...Nhưng anh đã thấy em và thế là đủ !

George Moore

3-Chép từ Blog CỜ TƯỚNG VIỆT NAM:
Sau đây là một giai thoại về Chu Tấn Trinh (tác giả quyển Quất trung Bí nổi tiếng) mà lão danh thủ Trung Quốc Dương Quan Lân sưu tầm được đăng trong "Quảng Đông tượng kỳ".

Một đêm đã khuya trong ngôi chùa cổ anh mịch vẳng ra tiếng "chát chát". Quả nhiên có hai người còn thức ngồi bên bàn cờ tướng.
Một người mặc cà sa, trạc sáu mươi là trụ trì ngôi chùa cổ, người kia tuổi trẻ, trông rất văn nhã , là danh thủ cờ Tướng Chu Tấn Trinh. Mỗi người đều đặt lên bàn 2 lạng bạc, nhưng mục đích chơi của họ lại khác xa: hoà thượng mong thắng để lấy bạc sung vào quỹ xây lại chùa, còn Chu thì muốn tìm cao thủ để nâng cao trình độ và sáng tạo chiến thuật mới. Tuy nhiên ván đầu sự sáng tạo của Chu chưa hoàn toàn thuần thục nên kém thế ở tàn cục, nhà sư thắng.
Đêm đến, Chu Tấn Trinh không sao ngủ được, vương vấn bởi câu hỏi: vì sao lại thua? Đánh cờ như Chu có tiếng cả một vùng, lại thường xuyên đi sâu lý giải đến tận cùng các thế cờ đã chơi. Chu bèn ngồi dậy, bày lại thế cờ, phân tích kỹ càng các biến, cuối cùng nhận ra nét cờ của đối phương trông thì có vẻ lơ là, mềm yếu nhưng thực tế lại ngầm chứa sát cơ, cực kỳ tinh vi và chặt chẽ, không dễ phá được. Nhà sư này cũng nghiên cứu cờ không kém gì Chu, hơn nữa lại có công lực cao vì có phép ngồi thiền diệu ảo. Địch thủ quả là ghê gớm. Chu bèn pha trà, bày kỹ trận thế, chuẩn bị cho trận quyết đấu ngày mai.
Hôm sau, khi vào cuộc, sư trụ trì đột nhiên hỏi: "Hôm nay tôi định đặt 100 lạng bạc, xin cho biết ý thí chủ thế nào?" Chu nhận lời ngay. Nhà sư dùng Pháo đầu. Chu dùng Thuận Pháo đương cự và giành chủ động hoàn toàn. Cuối cùng nhà sư phải cầu hoà trong tình thế vô cùng khó khăn. Sau đó nhà sư cùng Chu phân tích lại ván cờ và hết lời khen ngợi nước đi cao của Chu. Chu ngắm nhìn cảnh chùa bắt đầu hoang phế, chợt hiểu ra rằng sư đặt tiền lớn và phải trổ hết đòn phép cũng vì mục đích tôn tạo chùa bèn rút ra 300 lạng hiến cho nhà chùa.
Thế mới hay: cờ là môn nghệ thuật, cần khổ công luyện tập, lý luận và thực tế cần kết hợp nhuần nhuyễn. Ngoài trình độ cờ, lại nên phối hợp chiến thuật tâm lý. Mặt khác, thông qua việc chơi cờ có thể kết giao bè bạn, làm những việc thiện, tạo phúc cho xã hội.

+ VÀI NÉT VỀ NGUỒN GỐC CỜ TƯỚNG
(Từ RFVIỀT.COM)

Cờ Tướng ra đời ở đâu? Ở thời đại nào? Có liên quan gì đến cờ Vua? Đó là những câu hỏi mà người hâm mộ rất muốn tìm hiểu. Nguồn gốc cờ Tướng là vấn đề rất thú vị, hiện nay vẫn còn đang tranh luận và tiếp tục được tìm tòi, khảo cứu. Các nhà nghiên cứu đã bỏ ra nhiều công sức để tìm ra câu trả lời. Tuy vậy cho tới nay, có một điều phần đông chuyên gia thừa nhận là: Cờ Tướng xuất xứ từ Trung Quốc, trong khi cờ Vua lại có nguồn gốc từ một loại cờ cổ của Ấn Độ (xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 6, được truyền bá sang Iran rồi sang châu Âu và phát triển thành cờ Vua như ngày nay). Hai loại cờ này có nguồn gốc khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng như cách đi của một số quân. Dĩ nhiên không loại trừ trường hợp đã từng có những mô hình tượng trưng cho chiến trường cổ đại cùng được hình thành từ nhiều miền đất khác nhau và mang những đặc điểm riêng biệt. Trong quá trình tiến hoá của lịch sử, do sự hoà nhập, giao lưu đã hình thành hai loại cờ Tướng của phương Đông và cờ Vua của phương Tây cùng có những điểm giống nhau.

Cờ Tướng theo Hán văn gọi là Tượng kỳ. Tượng có nghĩa là hình tượng, tượng trưng chứ không phải là quân voi (Tượng) trên bàn cờ. Theo các văn kiện lịch sử và các văn vật được phát hiện thì cờ Tướng xuất hiện từ thời Chiến Quốc (từ năm 403 đến 221 trước công nguyên) mà tiền thân là "Lục bác kỳ", một loại cờ rất thịnh hành ở thời kì đó. Nếu đúng như vậy thì cờ Tướng đã có trên 2000 năm lịch sử. Nhưng có thể khẳng định rằng cờ Tướng lúc đó mới có mô hình sơ khai chứ chưa phải loại cờ Tướng mà chúng ta chơi ngày nay. Đặc biệt cờ Tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ xung từ thời nhà Đường (sau năm 618) là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ Tướng bởi cho tới lúc đó con người mới tìm ra vũ khí "Pháo" sử dụng trong chiến tranh - đó là các loại máy móc thô sơ dùng để bắn các viên đá to. Trong một thời gian dài, quân Pháo trong chữ Hán viết với bộ "thạch". Cho tới đời Tống (năm 960 - 1276) khi phát minh ra loại Pháo mới mang thuốc nổ thì quân Pháo mới được viết lại với bộ "hoả".

Điều lí thú nhất là theo các tài liệu lịch sử cờ Tướng ở thời Đường được gọi là Tượng hý (du hý - trò chơi) có đặc điểm là quân cờ lập thể, bàn cờ có 8 ´ 8 = 64 ô vuông xen kẽ hai mầu trắng đen, giống hệt bàn cờ Vua hiện nay. Loại bàn cờ này đã được để lại trên các bức tranh dệt "Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ" thời Đường. Tại Uyên Ương trì, Vĩnh Xương, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) người ta cũng phát hiện dạng bàn cờ này trên các vật dụng bằng sứ cổ đại với 64 ô. Nhiều ý kiến cho rằng loại bàn cờ này rất hợp với các con số mà nhiều học thuyết thuộc nền văn minh Trung hoa thường đề cập đến như "Thái Cực, Lưỡng Nghi, Âm dương, Tứ Tượng, Bát quái, Lục thập tứ ngao"...

Trong khi đó, theo Bách khoa toàn thư của nước Anh thì trước thế kỉ 13, người châu Âu sử dụng loại bàn cờ 64 ô cùng mầu. Như vậy lịch sử cờ Tướng, cờ Vua ra sao? Cho tới nay các nhà nghiên cứu chưa có đồng luận điểm. Nhưng có một điều có thể gọi là chung: Cờ Tướng hiện đại được hoàn chỉnh vào đời Tống. Các quy định về bàn cờ, quân cờ rất hợp với cơ chế quân sự thời đó: Tướng soái ở trong dinh chỉ huy, có vệ sĩ túc trực, binh chốt có 5 quân đúng với luật "ngũ nhân vi ngũ" (năm người một đội ngũ). Điều này được ghi chép lại trong nhiều tác phẩm đời Tống như "Quảng tượng kì đồ" của Triều Vô Cửu, "Đả mã đồ kinh" của Lý Thanh Chiếu, bài thơ "Tượng dịch" của thi sĩ Lưu Khắc Trang. Cuốn kỳ phổ đầu tiên về cờ Tướng hiện đại là "Sự Lâm Quảng ký" của Trần Nguyên Tĩnh ở thời kì cuối đời Tống (cách đây hơn 700 năm) trong khi tác phẩm đầu tiên về cờ Vua được xuất bản tại Tây Ban Nha vào năm 1495.


CÂU CHUYỆN VỀ HÌNH CÁC QUÂN CỜ TƯỚNG
Người châu Âu (và cả nhiều người châu Á) học chơi cờ Tướng rất khó khăn do không nhớ nổi mặt chữ của quân cờ. Đơn thuần chỉ là các chữ Hán, không có hình tượng rõ ràng, cụ thể như ở cờ Vua. Các chữ tượng hình này trông khá lằng nhằng rắc rối (tôi chắc bạn không thể đảm bảo vẽ lại được toàn bộ các quân cờ mà không nhìn mẫu). Biết thế nhưng tại sao người châu Á chúng ta (và cả Việt nam) lại không thay đổi mà vẫn cứ dùng mãi những quân cờ chữ truyền thống đó cho tới tận hôm nay? Thực ra, đã nhiều lần người ta muốn đổi và thử đổi. Mấy năm gần đây ở một số giải đấu người ta đã công bố các quân cờ có dạng biểu tượng như Mã hình đầu ngựa, Pháo có hình khẩu thần công... (bạn có thể xem lại các quân cờ biểu tượng ở hình 2.1, quân cờ lập thể ở hình dưới) và thậm chí đã có nơi sản xuất các quân cờ theo kiểu cờ Vua cải biên rồi. Thế nhưng "đâu lại hoàn đấy": các giải cờ Tướng trong từng quốc gia cũng như các giải thế giới toàn chơi bằng các quân cờ truyền thống dùng các chữ Hán quen thuộc.

Vì sao vậy?

Có lẽ thói quen đã ăn sâu vào đầu óc những người chơi cờ, khiến người ta khó tiếp nhận một sự cải tiến hoặc cải cách. Cũng có thể đối với người Á Đông cách suy nghĩ có phần sâu sắc hơn: đã cải cách thì ở nội dung là chính chứ không phải là hình thức. Nếu chỉ cải cách hình thức mà không cải cách nội dung thì cải cách đó cũng không cần thiết lắm.

Quân cờ truyền thống có cái tiện của nó: không cồng kềnh như cờ Vua, rất giản dị, dễ làm, dễ mang đi, hỏng dễ thay... bình dân và gần gũi với mọi người.

Nhưng cũng có thể đó là sự tự hào sâu xa của một nền văn hoá phương Đông: muốn có cái gì đó mang dấu ấn của riêng mình, không muốn có sự lai căng bắt chước từ bên ngoài. Bởi xét cho cùng cờ Tướng cũng hay, cũng hấp dẫn không kém cờ Vua.


+Nguồn gốc Cờ Tướng (trích từ VIETNAMCHESS)

Giả thuyết lịch sử
Hiện nay có 2 giả thuyết chính về nguồn gốc cờ tướng :

1. Cờ tướng do cờ Lục bác phát triển mà thành. Cờ Lục bác du nhập vào Ấn độ, phát triển thành Saturanga. Saturanga sao đó lại du nhập ngược vào Trung quốc, kết hợp với cờ tướng đang có để trở thành cờ tướng ngày nay.
2. Cờ tướng là do Saturanga, một phát minh của người Ấn độ, du nhập vào Trung quốc phát triển mà thành, không liên quan gì đến cờ Lục bác.

Giả thuyết 1 được sự ủng hộ chủ yếu là từ các trang web của Trung quốc trong đó có wikipedia (tiếng Trung).Theo giả thuyết này thì cờ tướng đã có ở Trung quốc rất lâu trước khi người Ấn có Saturanga. Trong các tác phẩm từ thời Chiến quốc như “ Thuyết Uyển” và “Chiêu hồn-Sở từ” đã có nhắc đến cờ tướng (mà người Trung quốc vẫn gọi là Tượng kỳ). Giả thuyết 2 được các học giả phương Tây và cả trang wikipedia (tiếng Việt) ủng hộ. Để làm rõ giả thuyết nào đáng tin hơn, hãy xem cách đi cờ Saturanga :

-Tốt : mỗi lần di chuyển chỉ tấn 1 ô về phía trước, đi thẳng nhưng ăn chéo như cờ vua. Chỉ luôn luôn tấn 1 ô, không bao giờ nhảy 2 ô, vì vậy không có việc ăn tốt qua đường, cũng không có chuyện phong cấp.
- Vua, Xe và Mã có cách di chuyển hoàn toàn giống như cờ vua (mã không bị cản)
- Sĩ : Mỗi lần có 4 vị trí để di chuyển , đi tới ô chéo góc liền kề (giống như cờ tướng)
- Tượng : Đi giống như sĩ nhưng dài gấp đôi (giống như cờ tướng nhưng không bị cản)
Cũng xin lưu ý rằng vị trí ban đầu của các quân cờ không hoàn toàn giống như cờ vua vì 2 quân Vua đặt chéo nhau, không cùng 1 cột.

Rõ ràng cờ Saturanga có một số điểm giống cờ vua và một số điểm giống cờ tướng. Điều này cũng dễ hiểu vì chính bàn cờ Saturanga khi du nhập sang phương Tây thì trở thành cờ vua, còn du nhập vào Trung quốc thì trở thành cờ tướng.  
 Những cải tiến của người Trung quốc.
Cải tiến đầu tiên và cũng quan trọng nhất là vị trí đặt quân cờ : đặt ở giao điểm các đường chứ không đặt trên ô, quân di chuyển trên đường chứ không nhảy từ ô này sang ô khác. Chỉ với động tác này, bàn cờ tăng thêm số điểm đặt quân từ 64 của Saturanga lên 81, số quân ở hàng cuối từ 8 tăng lên 9. Vua giờ đây đã có thể ở ngay trục giữa và rất dễ dàng nhận thấy quân thêm vào bên phải vua chỉ có thể là 1 con sĩ, có vậy mới đảm bảo sự cân đối của bàn cờ.

Sau đó là phải vẽ đường cho quân Sĩ, chữ X trước mặt Vua được thêm vào và thế là ta có cửu cung.

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường (618-907), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng. Nhiều người cho rằng quân Pháo xuất hiện muộn là do ngày xưa không có pháo binh. Sự thật hoàn toàn không phải vậy. Pháo binh xuất hiện rất sớm trong chiến tranh thời xưa. Vấn đề là muốn đưa Pháo vào bàn cờ thì bàn cờ đó phải đủ rộng . Bàn cờ 64 ô nếu muốn thêm quân Pháo thì cũng không biết phải đặt ở đâu khi quân 2 bên đông nghẹt như lô cốt thời nay! Bàn cờ tướng có chỗ đặt quân Pháo là nhờ số điểm đặt quân nhiều hơn (81 so 64). Xin nói thêm là bàn cờ Saturanga khi du nhập vào Thái Lan đã phát triển thành makruk, sang Nhật phát triển thành shogi. Hai loại cờ này đều không có quân Pháo chỉ vì đặt quân trên ô. Chỉ có bàn cờ janggi của Hàn quốc là có quân Pháo vì loại cờ này xuất thân từ cờ tướng sau khi cải tiến của Trung quốc, cũng đặt quân trên đường.

Người Trung quốc khi ấy phải mất nhiều thời gian loay hoay tìm vị trí cho quân Pháo này và cuối cùng cũng tìm được vị trí lý tưởng cho quân Pháo như chúng ta thấy trên bàn cờ ngày nay. Tuy nhiên, để có vị trí này thì hàng chốt phải đẩy rất xa lên phía trước. Kết quả là không đấu thủ nào dám tấn chốt vì chỉ cần tiến lên 1 bước thì sẽ bị chốt đối phương ăn mất ! Thế là Sở hà Hán giới ra đời, tạo thêm không gian ngăn cách 2 bên. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 9 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã có 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) nhưng số điểm tăng thêm được 1 phần 3.

Quân cờ trong cờ tướng cũng được cách tân.Theo các tài liệu lịch sử, cờ tướng ở thời Đường được gọi là Tượng hý (du hý - trò chơi) có đặc điểm là quân cờ lập thể, bàn cờ có 64 ô vuông xen kẽ hai màu trắng đen, giống hệt bàn cờ vua hiện nay. Loại bàn cờ này đã được để lại trên các bức tranh dệt "Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ" cũng như trên các vật dụng bằng sứ thời Đường.Thế nhưng sang thời Tống (960-1279) thì quân cờ trở nên dẹt và phẳng, trên có ghi chữ như quân cờ tướng ngày nay. Phải chăng đây là sự “cải lùi” ? Yếu tố kinh tế là một giả thuyết tuy dễ thuyết phục nhiều người nhưng chấp nhận giả thuyết này khác nào cho rằng người dân thời Tống nghèo hơn (hay tiết kiệm hơn) người dân thời Đường? Sự thật chẳng qua là khi người ta chấp nhận thay đổi vị trí đặt quân thì cũng dễ dàng chấp nhận những thay đổi khác như hình dạng quân cờ. Còn một lý do khác có thể thấy khi hình dung bàn cờ vua ngày nay: Nếu quân cờ đặt trên ô thì quân cờ không thể che hết ô, nhưng nếu đặt trên đường thì quân cờ có thể che hết đường, nghĩa là sẽ khó quan sát hơn.

Không còn nghi ngờ gì nữa, chính Saturanga là tiền thân của cờ tướng và cả cờ vua ngày nay. Bàn cờ tướng ngày nay là sự phát triển từ Saturanga, không liên quan đến 1 loại cờ nào khác. Khi người dân Trung quốc tiếp xúc với bàn cờ Saturanga, họ đã nhận ra sự ưu việt của loại cờ này so với cờ tướng hiện có lúc đó. Kết quả là hàng ngoại lấn lướt hàng nội, chiếm hết “thị phần”, thậm chí chiếm luôn cả “ thương hiệu”. Chuyện này không phải chỉ có ở bộ môn cờ. Bàn cờ tướng đã có ở Trung quốc từ trước khi Saturanga du nhập đã bị thất truyền, không còn ai chơi nữa .Tóm lại, giả thuyết 2 đáng tin cậy hơn.

Hóa ra bàn cờ tướng mà chúng ta vẫn chơi ngày nay là sản phẩm trí tuệ của hàng vạn người, thuộc nhiều thế hệ, nhiều dân tộc và phải mất hàng ngàn năm mới định hình !



+CHUYỆN VUI LÀNG CỜ TƯỚNG VIỆT NAM

1-Chép từ SÀI GÒN GIẢI PHÓNG online
Giai thoại cờ “giang hồ”
SGGP:: Cập nhật ngày 24/05/2007 lúc 08:49'(GMT+7)
Chơi cờ, đặc biệt là cờ tướng, một cái thú từ ngàn xưa của người Việt nói riêng và các nước châu Á nói chung. Thú chơi ấy muôn màu muôn vẻ từ tao nhã, lịch lãm cho đến giang hồ tứ chiếng. Trong làng cờ Việt Nam đang tồn tại một làng cờ “giang hồ” với nhiều giai thoại kỳ thú, trong bài viết này, chúng tôi xin kể lại một vài trong hàng ngàn giai thoại ấy.
  • Giang hồ tam ác ngày xưa...
Nhắc đến cờ giang hồ, không thể bỏ qua nhóm “Giang hồ Tam ác”. Trước khi lập nhóm, cả ba đã “đụng” nhau nẩy lửa bằng cách mà về sau họ đã áp dụng cho mọi đối thủ trong giang hồ.

Đánh cờ là một thú chơi của nhiều người và được thể hiện theo nhiều hình thức, từ tao nhã đến giang hồ tứ chiến. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Lê Nhị Trí sinh năm 1949, quê ở Nha Mân (Sa Đéc). Nhờ đam mê và chịu khó học hỏi nên trình độ cậu Trí mau chóng được khẳng định khi dễ dàng hạ hết bạn bè đồng tuổi, còn so với các cao thủ trong xóm thì ngang ngửa chứ chẳng chơi. Có lần ra chợ, thấy người ta bày cờ thế ăn tiền, Trí dốc hết tiền học phí mà bố mẹ đưa để thử thách vận may. Ông kể: “Tuổi trẻ bồng bột, thế là bị mấy tay lão luyện dụ lấy sạch túi. Từ nỗi nhục  này, tôi thề với lòng phải lấy cho bằng được những gì đã mất”. Năm đó, Trí đang học Đệ Thất (lớp 6). Có ngờ đâu, lời thề đó đã đưa ông trở thành Nhị Ác...
Sau ngày thống nhất đất nước, ông sống bằng nghề chơi cờ độ. Năm 1976, ông gặp một người tự nhận là Bảy, có trình độ ngang ngửa với ông, thắng-thua qua lại nhiều lần, nói chung là huề vốn. Một ngày nọ, Bảy bất ngờ tăng tiền độ lên đến 1 chỉ vàng/ván. Sinh nghi, ông Trí tìm kế “hoãn binh”. Về nhà, ông nghiên cứu các ván đấu với đối thủ và phát hiện nhiều điều lạ. Có những ván tưởng thắng dễ, nhưng lại hòa, tưởng thua chắc nhưng rốt cuộc ăn. Rõ ràng tay Bảy trên cơ, nhưng cố tình thua để “nhử mồi”. Ông quyết định tìm hiểu thân thế của tay Bảy này. Trước ngày tỉ thí, một thông tin đắt giá chuyển đến: “Có lẽ tay Bảy là Lê Thiên Vị. Đặc điểm nhận dạng là ngón tay cái có tật. Nếu là tay quái kiệt này thì trình độ phải hơn ông đến 3 nước tiên”.
Y hẹn, ông Trí đến nơi hội ngộ và phát hiện đây chính thật là Lê Thiên Vị. Chẳng nói chẳng rằng, ông lôi bàn cờ ra và đi liền 3 nước tiên. Đối thủ ngạc nhiên nhưng rồi chợt hiểu, phì cười mà rằng: “Biết tui là ai rồi hả?”. Hai người kết nghĩa từ đó. Nhất Ác Lê Thiên Vị nổi danh với việc đánh hay, nhưng giả dạng trí thức để lấy tiền thiên hạ. Về sau,  Trần Quới (tức Lác Chảy, vô địch 11 năm liên tục) góp mặt, dĩ nhiên cũng phải qua hàng chục ván đấu cờ độ cùng với nhóm của Vị–Trí, họ kết nghĩa huynh đệ và biệt danh Giang hồ Tam ác ra đời từ đấy. Ông Trí cho biết: “Thật ra ngôi thứ chỉ là phân cấp theo tuổi tác chứ về đẳng cấp thì Trần Quới đứng đầu, nhì là anh Vị. Tôi thì được anh em nể ở tài mưu lược và chiến thuật... gài độ”. Ông Trí thừa nhận đó là thời điểm sống không lý tưởng, nhưng tình nghĩa anh em quả là “tình thân như thủ túc”.
Năm 1988, Trần Quới vượt biên và mất tích. Tam Ác chỉ còn lại hai. Niềm đam mê cờ độ của họ cũng tan biến dần. “Những ngày đó, lên công đài hay ra đánh độ, chúng tôi thấy trống vắng ghê lắm, thấy thiếu mất một người hiểu mình” - ông Trí tâm sự. Rồi từ đó, Nhị Ác gác kiếm, vĩnh biệt cờ giang hồ luôn.
Giờ ông Trí là một người sưu tầm và kinh doanh lan kiểng có tiếng trên toàn quốc. Còn ông Lê Thiên Vị chính là HLV trưởng đội cờ tướng TPHCM hiện nay.     
  • ... Và chuyện nhà vô địch quốc gia ngày nay
 
Kỳ Đài - điểm sáng văn hóa của thế giới cờ tướng
Tại Việt Nam, kỳ đài có từ những năm 1930, trong các tửu lầu do người Hoa sáng lập. Họ dùng KĐ để thu hút thêm khách và phần thưởng khi ấy là những chai rượu Martin hảo hạng. Nổi bật trong thời điểm ấy là KĐ Đại Thế Giới (Trung tâm VH Q.5 bây giờ).
Năm 1956, KĐ chính thức được lập tại Giải trí trường Thị Nghè. Đặc biệt là cùng lúc có đến 2 người công đài vì có đến 4 cao thủ thay nhau làm đài chủ là Lý Anh Mậu, Phạm Thanh Mai, Tất Kiên Dương và Lê Bỉnh Hy. Ba năm sau, do thua lỗ, KĐ này tự giải tán. Về sau thỉnh thoảng cũng có vài cuộc tỉ thí kỳ đài nhưng chẳng kéo dài được bao lâu…
Sau này, KĐ được duy trì lâu nhất là tại Trung tâm VH Q.11 (từ 1996 đến cuối 2002). Người giữ đài chủ lâu nhất là Trương Á Minh với 55 tuần tại Trung tâm VH Q.11, và 37 ngày liên tiếp bất bại tại Vọng Các (về nữ là Ngô Lan Hương: 5 kỳ liên tục). Cũng cần nói thêm, Đặc cấp quốc tế Đại sư Trềnh A Sáng lại không có duyên với kỳ đài, giỏi như ông mà chẳng bao giờ giữ đài chủ quá 2 tuần (2 lần).
H.D 
Cách đây hơn 6 năm, công an cửa khẩu Lào Cai từng bắt giữ một người vượt biên sang Trung Quốc. Bị tình nghi là buôn lậu, người đàn ông tên Bảo có dáng cao dong dỏng và khuôn mặt khá... giang hồ một mực kêu oan: “Tôi chỉ muốn sang đánh cờ tướng… độ thôi”. Dĩ nhiên là chẳng ai tin. Đồn trưởng công an ra điều kiện: “Nếu chấp tui 2 xe mà thắng thì coi như anh đúng”. Dĩ nhiên là chỉ dưới 30 nước, ông phải xin hàng bởi ông đâu biết vừa tỉ thí cùng Nguyễn Thành Bảo, khi ấy là vô địch  U-20 châu Á và nay là ĐKVĐ quốc gia, một cao thủ cờ giang hồ.
Thời đó, Thành Bảo chuyên đi đánh độ từ Móng Cái đến mũi Cà Mau (không kỳ đài nào hiện hữu ở VN mà anh chưa đặt chân đến) lẫn sang Trung Quốc...  để kiếm tiền khi đã nghiên cứu rất kỹ các đối thủ. Anh không sang Quảng Đông, nơi xuất thân của những cao thủ TQ mà qua cửa khẩu Lào Cai để đến Côn Minh (Vân Nam) - vùng đất có nhiều tay máu mê, nhưng trình độ có hạn. Mỗi lần sang TQ, anh lưu lại khoảng 3-5 ngày, tùy theo số lượng “giang hồ” mà anh “bắt” được. Thậm chí, Bảo còn thuê cả thông dịch viên (50 nhân dân tệ/đêm) và nhờ họ bắt mối đối thủ giùm...
Bảo kể: “Tôi chọn loại khách sạn trung bình để nghỉ ngơi, đồng thời làm địa điểm “kiếm sống”. Nói chung, do biết định lượng đối thủ nên tôi thắng nhiều hơn thua. Mỗi chuyến đi như vậy phải ăn độ hơn 10 triệu đồng thì mới có lời, bởi chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu lại TQ cũng đã bằng ngần ấy tiền rồi”.
Thời điểm “đánh độ” của Bảo gắn liền với hàng loạt những vụ lùm xùm tai tiếng không hay. Sau thời gian “tu tâm dưỡng tính”, Bảo tiếp cận internet và tham gia đều hơn các giải trong nước và quốc tế để bây giờ  trở thành chủ lực của đội tuyển Việt Nam. Bảo thừa nhận: “Nếu cho lời khuyên, tôi mong các bạn trẻ đừng đi vào con đường này. Khi có tiền bạc vào, tính ăn thua đẩy lên rất cao, lúc đó bạn rất khó “đi” bài bản được. Mặt khác, chơi cờ độ rất dễ ghiền, đánh luôn một lèo từ sáng đến khuya, rất hại sức khỏe. Đó là chưa kể đến khả năng tán gia bại sản khi bị các cao thủ lừa đảo bằng mọi cách...”. 
HOÀNG VĂN
 
NHỮNG BIẾN TẤU CỦA CỜ GIANG HỒ
Trong làng cờ tướng có 3 dạng cờ: cờ sáng, cờ úp và cờ mù, tuy nhiên giới cờ giang hồ thường sử dụng 2 loại cờ úp và cờ mù để “phục vụ” cho việc kiếm tiền của họ. Cờ úp khởi đầu bằng việc các quân cờ được úp lại và sắp xếp theo vị trí y như cờ sáng (cờ tướng thông thường). Bước đi đầu tiên của quân (bị úp) tương ứng với vị trí ban đầu trên bàn cờ của nó (quân bị úp ở vị trí con Pháo sẽ đi nước đầu như Pháo). Sau bước đi đầu tiên, quân cờ sẽ được mở ra. Lúc này, mở ra con nào thì nước đi y như con đó (chẳng hạn sau khi bạn mở con Pháo (giả) ra con Sĩ, thì từ đó về sau, con Sĩ sẽ đi đúng nước con Sĩ). Chính vì lý do này mà Sĩ, Tượng được phép qua sông, chỉ bằng một nước đi... Vì vậy, cờ úp có nhiều biến hóa hơn cờ sáng, nhưng yếu tố may rủi chiếm đến 30%.
Cờ mù được phổ biến vào những năm 60 và trên thế giới rất chuộng. Kỳ thủ thi đấu cờ mù sẽ bị bịt mắt và khi đi sẽ báo nước với nhau (thi đấu bằng trí nhớ và… công lực như người khiếm thị). Trong lịch sử VN, Thái Sanh Bính được xem là người tiên phong thi đấu loại cờ này tại Giải trí trường Thị Nghè (nay là Thảo cầm viên) những năm 57-58, “hậu duệ” có Trần Quới… Trên thế giới, Đặc cấp Quốc tế đại sư Liễu Đại Hoa (TQ) từng đạt kỷ lục Guinness khi đấu cờ mù cùng 19 kỳ thủ xuất sắc (được đánh cờ sáng). Kết quả, ông thắng 14, hòa 4 và chỉ thua 1. Vì trí nhớ và công lực kinh hồn, ông còn có biệt danh Đông Phương Điện Não. Theo HLV Lê Thiên Vị, cờ úp hiện rất phát triển tại các nước châu Á (chủ yếu trong cộng đồng người Hoa) nhưng chỉ mang tính phong trào. Còn ở VN, do may rủi mang tính quyết định nên nhìn chung cờ úp được các cao thủ dùng để đánh… độ (có vậy dân nghiệp dư mới dám chơi). 
H.V 


2-Chép từ trang BẠN CỜ

Giai thoại làng cờ Tướng Nam Bộ: Lỡ tay trót đã nhúng chàm
Trong làng cờ Tướng Nam Bộ trước đây, có lẽ đất Sài Gòn là nơi tập trung nhiều cao thủ nhất và cũng vì thế đã xảy ra nhiều giai thoại mà khi nhắc đến có những giai thoại mà các bạn đọc sẽ tức anh ách hoặc cười vỡ bụng vì kịch tính của nó. Nhân dịp Xuân Bính Tuất xin kể lại các câu chuyện để các độc giả đọc trong những lúc trà dư, tửu hậu.
Mùa Xuân năm 1960 cũng tại Hội chợ Quang Trung huyện Hóc Môn, Sài Gòn tổ chức một giải vô địch cờ Tướng. Đến tham dự lần này cũng gồm tất cả các danh thủ nổi tiếng trong làng cờ Tướng Sài Gòn lúc bấy giờ. Giải cũng thi đấu theo thể thức loại trực tiếp hai ván.Sau vòng loại rồi tiến dần tới vòng bán kết, cuối cùng vòng chung kết còn 2 đối thủ : Phạm Thanh Mai và Trần Văn Kỳ.
Ông Phạm Thanh Mai đã từng vô địch Bắc Kỳ và năm 1954 vào định cư tại Sài Gòn và bắt đầu nổi tiếng khi thắng được kỳ vương Lý Chí Hải 1 ván và chiếm được quán quân hạng A Sài Gòn năm 1970.
Ông Trần Văn Kỳ là một nhà giáo nhưng trong kỳ giới thì ông lắm thủ đoạn mà câu chuyện sau đây là một minh chứng:
Đêm trước ngày thi đấu chung kết, ông lò dò đến nhà Phạm Thanh Mai thương lượng: "Trận thi đấu ngày mai anh với tôi hòa nhau, phần thưởng sau khi nhận về tôi sẽ giao hết cho anh, tôi chỉ cần có tiếng tăm đôi chút và đồng vô địch với anh, và anh cũng không mất mát gì."
Thoạt nghe, ông Phạm Thanh Mai phản đối quyết liệt, nhưng ông Trần Văn Kỳ kiên nhẫn nài nỉ mãi nên cuối cùng Phạm Thanh Mai cũng xiêu lòng.
Chỉ cần có thế, ông Trần Văn Kỳ bèn vạch ra kế hoạch với ông Thanh Mai: Ván 1 tôi (Trần Văn Kỳ) thắng và qua ván 2 anh thắng lại tôi và cả hai cùng thống nhất chuẩn bị sẵn hai ván cờ để diễn vào ngày mai.
Trận chung kết ai cũng nghĩ sẽ diễn ra rất sôi nổi, ai cũng đoán ông Phạm Thanh Mai sẽ vô địch, vì trình độ cờ của hai danh thủ này không xa lạ gì với làng cờ Tướng Sài Gòn lúc bấy giờ.
Thế nhưng vào ván 1, Thanh Mai mặc dù được đi trước nhưng đã bị giáo Kỳ đánh bại dễ dàng. Qua ván 2 giáo Kỳ đi trước theo đúng kịch bản thì đến nước 20 giáo Kỳ phải sơ suất để mất 1 quân rồi dẫn đến thua cuộc. Thế nhưng ở nước thứ 20 ông Trần Văn Kỳ lại "lật kèo", quyết bảo vệ quân mình và tổ chức phản công quyết liệt!
Ông Phạm Thanh Mai mặt tái đi và mồ hôi bắt đầu xuất hiện, ông cẩn thận liếc nhìn đối thủ xem tại sao lại thế thì bắt gặp gương mặt lạnh lùng của ông giáo Kỳ. Thế trận dần dần bất lợi cho ông Thanh Mai.
Cuối cùng thì ông Trần Văn Kỳ giành được chức vô địch chiến thắng 2 - 0 trước Phạm Thanh Mai.
Sau này nhiều người hỏi ông Phạm Thanh Mai sao lại thua dễ dàng cả hai ván, thì ông bèn mượn hai câu Kiều để diễn tả tâm trạng của mình:
Lỡ tay trót đã nhúng chàm
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây?

Hiện nay cả hai danh thủ này đều đã tạ thế và câu chuyện trên được chính ông Trần Văn Kỳ kể lại, xem như một chiến tích đáng tự hào trong cuộc đời kỳ nghiệp của mình!
Lê Thiên Vị

3-Chép lại từ trang "viết về NGƯỜI HÀ NỘI"

Nguyễn Tấn Thọ - Kỳ Vương đất Bắc

Bây giờ không còn mấy ai nhớ cái tên khai sinh Nguyễn Văn Pho của một người chơi cờ nữa. Người ta chỉ nhớ tới danh hiệu như “Nguyễn Tấn Thọ” hoặc “Kỳ Vương đất Bắc” do làng cờ gọi mãi mà thành.
1. Đại lão kỳ thủ Nguyễn Tấn Thọ đã ở tuổi 82, ông vừa đi dự giải vô địch lứa tuổi 80 ba môn phối hợp cờ tướng - cờ vua - bóng bàn tại Quảng Ninh. Giải Nhất thuộc về đại lão kỳ thủ Phạm Văn Tuyển - vô địch cờ tướng miền Bắc năm 1969, bố của một kiện tướng cờ vua quốc tế, đồng thời là nhà tổ chức giải. “Tại tôi không biết chơi bóng bàn. Với lại cờ vua tôi mới tập được có mấy buổi, học khai cuộc cũng lấn bấn mất mấy hôm” - ông Thọ cười mủm mỉm. Ông kể, có người 1h15 phút mới chịu đi một nước. Nước sau ông “ngâm” 1h30 phút mới nhấc quân, khi đối thủ đã đi vào, đi ra, chịu không nổi. Võ này ông học Bình Phong Chu Văn Bột khi đánh với kỳ thủ Tàu ở biên giới Lạng Sơn, ba ngày không chịu đi quân, đánh trong trận chung kết tranh giải 100 đồng bạc Đông Dương. Đối thủ tức giận xé niêm phong lên trình quan, quan bối rối không biết xử thế nào, bắt đánh tiếp, khi ấy Chu Văn Bột mới nhấc quân đi tiếp. Rồi ông ngâm nga mấy câu thơ không biết của ai: “60 là tuổi dậy thì/ 70 là tuổi bước đi vào đời/ 80 là tuổi ăn chơi/ 90 là tuổi cuộc đời nở hoa/ Bách niên chưa hẳn đã già/ So ông Bành Tổ vẫn là trẻ con”.


Nguyễn Tấn Thọ (tức Nguyễn Văn Pho) sinh năm 1929 tại Hà Nội. 12 tuổi bắt đầu mon men đánh cờ, đại kỳ thủ Ngô Đình Ngọc thấy ông có năng khiếu, nên đã dẫn dắt vào sự nghiệp cờ. Năm 18 tuổi ông đã vô địch Hà Nội. Ông tỉ đấu với tất cả các đàn anh đồng thời là cao thủ lừng lẫy thời bấy giờ, gồm tam kiệt: Du - Yến - Lịch, tứ trụ: Hùng - Chi - Vệ - Bột và hầu như thắng cả. Phong cách tấn công như vũ bão, cộng với việc sở hữu đôi tai dài, dầy dặn nên giang hồ cờ tướng gọi ông là “Tấn Thọ”. Cái tên “Kỳ Vương đất Bắc” của ông có từ năm 1951, do ông Trí Tầu buôn thuốc Bắc là người gọi đầu tiên, rồi “dân giang hồ” cứ theo đó gọi mãi mà thành.

Năm 1957, ông và các kỳ thủ Bảy Chấn (Nguyễn Văn Chấn), Trần Sang, Trương Trọng Bảo, Đào Tuấn Bình thành lập nhóm “Ngũ Tốt” cùng giữ chuyên mục cờ tướng cho báo Thống Nhất. “Năm con tốt hỉn, chả ra gì, nhưng làm nên nhiều chuyện rắc rối và tôi thì là con tốt đầu rồi” - ông Thọ lại mủm mỉm cười.

Ngũ Tốt ra mắt làng cờ bằng thế “Đường Minh Hoàng du nguyệt điện”. Đây là thế cờ cổ trong sách cờ tướng Trung Quốc, theo đó nếu dồn đối phương được vào thế này thì thủ thắng. Nguyễn Tấn Thọ bình chú là hòa và thách luôn hễ ai dùng thế này mà đánh thắng được thì ông mất 3 vạn đồng bạc. Làng cờ nhộn nhạo hết cả lên, bởi thế cờ ấy nổi tiếng đã nhiều đời và 3 vạn đồng khi ấy là to lắm. Năm 1958, Nguyễn Tấn Thọ giành giải vô địch Hà Nội. Vì nhà nghèo, ông bán chiếc cúp bạc lấy 250 đồng chi dùng. “Giải ngày xưa như thế chứ! Giải về sau toàn phích nước với chậu tráng men, làng cờ cũng buồn” - ông nói.

Năm 1968, Nguyễn Tấn Thọ vô địch miền Bắc và cuộc đời ông bước sang một trang khác.

2. Nguyễn Tấn Thọ đi tỉ đấu khắp Bắc - Trung - Nam, cuộc đời chơi không biết bao trận thư hùng. Thi thoảng lại lên biên giới phía Bắc tranh tài. Ngày chơi, đêm khuya thanh vắng đọc kỳ trận. Chơi nhiều, suy nghĩ nhiều đến nỗi gầy mỏng cả người. Ông đến sới Kinh Bắc giành giải, ở đó 7 người chụm lại đánh với một mình Nguyễn Tấn Thọ. Ông Thọ kể, họ chơi theo lối “cờ tai”, tức là đứng ngoài nhặt nước sót hộ người làng, rồi mách nước. Ông Thọ cười, chả nhẽ tôi lại nói họ “gọi hết cả làng ra đây”.

Ông tỉ đấu với Hàn Tùng Lĩnh, một danh thủ cờ giang hồ người Trung Quốc, sau Cách mạng Văn hóa theo đoàn buôn trốn sang Việt Nam, lấy tên là Trương Văn Khôi. Hàn Tùng Lĩnh cầm quân, xung quanh là Lưu Ban, Trịnh Tường, Lầy Kim Coóng, đánh ở nhà ông Hứa Tiến phố Ô Quan Chưởng. Nguyễn Tấn Thọ vừa đánh vừa thiền, nghĩ thật kỹ. Cờ tướng vốn là môn rèn giũa chiến đấu tính, kiên trì tính. Đánh tốt đến nỗi, mấy người xung quanh chán quá bỏ về, còn Hàn Tùng Lĩnh giận đến nỗi có thể gầm lên được. Có bận đi tìm con, Kỳ Vương tranh thủ tạt qua các sới đánh cờ kiếm tiền, bao nhiêu cũng đánh. Riêng ở sới Quy Nhơn đã kiếm được một cây vàng.

Cả cuộc đời Kỳ Vương không sợ ai. Sau 1975, nghe nói miền Nam nhiều người chơi cờ tuyệt lắm, Kỳ Vương mấy lần khăn gói nhảy tàu vào Nam. Một người Sài Gòn biết tiếng Kỳ Vương, nên mời ở lại khách sạn, nuôi ăn ở, treo bảng thách đấu các danh thủ và giao hẹn với ông hễ thắng một ngày thì trả một vé tàu. Ba ngày, Kỳ Vương miền Bắc hòa ba trận với Mai Thanh Minh, Nguyễn Văn Xuân và Trần Quới, ba kỳ thủ bậc nhất Sài Gòn, còn lại là thắng cả.

Chỉ nói riêng về Trần Quới, hay còn gọi là Lác Chảy, là cháu đích tôn của cụ Trần Vô Thám, một người dạy cờ bên Đài Loan, được gọi là Đệ bát đẳng Kỳ vương và là con trai của danh thủ Trần Minh Anh. Trần Quới là một thiên tài cờ đầy những giai thoại, gia nhập làng cờ giang hồ rất sớm, chủ yếu là để kiếm sống, từ tuổi 15 đã tự lập được bằng cờ. Tới năm 20 tuổi trở đi thì Trần Quới đã lừng danh trong giới giang hồ và lần lượt đánh thắng các tay cờ cự phách nhất Sài Gòn lúc bấy giờ. Năm 20 tuổi (1978) lần đầu tiên Trần Quới đoạt ngôi Vô địch cờ tướng toàn Sài Gòn sau trận chung kết gay cấn với danh thủ Hứa Kim Thành (tức Tiểu Nam Vang). Sau khi đoạt ngôi, Trần Quới về làm đài chủ tại Trung tâm Văn hóa quận 5 (Đại Thế giới cũ) và thu hút được rất đông danh thủ tứ xứ đến tỉ thí. Chưa môt ai có thể thắng nổi Trần Quới ở kỳ đài này, dù đất Sài Gòn, Chợ Lớn có bao nhiêu tay cờ siêu hạng, thành tích đầy mình thì mới thấy hết tài năng của Quới - “thiên tài cờ phương Nam”.

“Hòa với họ thì coi như không ai làm gì mình được nữa” - Kỳ Vương đất Bắc nói. Kỳ Vương kể, năm 1966, Trung Quốc cử Dương Quan Lân, Sái Phúc Như và Hồ Vinh Hoa sang thi đấu hữu nghị với làng cờ Hà Nội. Nguyễn Tấn Thọ được cử tiếp chiêu. Hòa và thua. Ông vẫn còn nhớ, Hồ Vinh Hoa là người Thượng Hải, môi đỏ như tô son, đến đàn ông nhìn cũng còn thích nữa là phụ nữ. Hồ Vinh Hoa sau này 14 lần đoạt chức vô địch cờ cá nhân toàn Trung Quốc (từ năm 1960 - 2000), và tới 1988 giành danh hiệu Kỳ Vương đầu tiên của Trung Quốc. Nguyễn Tấn Thọ kể: “Tôi chỉ được báo trước cho có khoảng một tuần, còn không được xem kỳ bản để nghiên cứu xem người ta đã chơi thế nào. Tôi thí mã mà không ăn, Hồ Vinh Hoa đánh cờ tàn tuyệt hay. 171 nước thì tôi thua đấy”. Là một người mê cờ, Nguyễn Tấn Thọ buồn từ 1966 đến giờ chưa nguôi!

3. Những năm bao cấp, dưới gốc thị đầu dốc Hàng Kèn - chếch góc Đại sứ quán Pháp và báo Đại Đoàn Kết bây giờ - có hai nhân vật thú vị hay ngồi. Một người là thầy bói, một người mở sới đánh cờ với cả thiên hạ. Người đánh cờ là Nguyễn Tấn Thọ. Nhà thơ Pháp Văn đã có mấy câu thơ về người chơi cờ tướng ấy như sau: “Không Đế không Vương, không lọng tía tàn vàng/ Đất Thăng Long tướng sĩ một đời oanh liệt/ Có bầu có bạn, có hoa thơm rượu ngọt/ Dốc Hàng Kèn ngựa xe đường rộng thênh thang”.

Kỳ Vương có một người con trai tên là Nguyễn Tiến Cường, cũng mê cờ từ bé. Một dạo Cường mở quán cơm bụi tại nhà trên phố Trương Hán Siêu kiếm sống, vác khay cơm trên vai đi giao cho khách mà chân bước theo thế cờ, trông rất là ngộ nghĩnh. Đến nay anh cũng đã dăm lần vô địch Chùa Vua, vô địch Văn Miếu, nơi quy tụ rất nhiều kỳ thủ hàng năm. Nhận xét về con, Nguyễn Tấn Thọ nói: “Cường cũng được, có sắc sảo, thuộc dạng khá trong nhóm đầu Hà Nội. Siêu đẳng thì phải thêm một bậc nữa”.

Nguyễn Tấn Thọ đã tham gia viết hàng loạt sách như Cờ tướng - những vấn đề cơ bản, Những thế cờ sưu tầm và chọn lọc (2 tập - viết chung với Ngô Đình Ngọc và Lê Uy Vệ)... và rất nhiều bài viết trên báo cho những người yêu cờ. Kỳ Vương đất Bắc đã có 19 năm tham gia tổ chức giải cờ tướng Chùa Vua - Hà Nội, 20 năm tham gia tổ chức giải cờ tướng Văn Miếu. Ông cùng đứng ra tổ chức thì người tham gia mỗi ngày một đông hơn. Cờ tướng Việt Nam có được như ngày hôm nay cũng là nhờ những người như Nguyễn Tấn Thọ. Bây giờ sức khỏe không cho phép, ông đành bỏ giải Chùa Vua, chỉ tập trung vào giải Văn Miếu. Sư thầy Thích Đàm Định, Trụ trì chùa Vua nói với chúng tôi rằng, chùa đang cho xây dựng một bia đá khắc tên những danh thủ cờ như Nguyễn Tấn Thọ. Một người chơi cờ mà đi vào sử xanh bia đá, như thế nào có phải dễ dàng gì?

Cuộc đời những danh thủ cờ tướng khá lạ lùng. Có người chết trẻ, có người về già trở nên cực kỳ giàu có như đại lão kỳ thủ Phạm Văn Tuyển, chỉ riêng nội thất trong nhà ông đã trị giá nhiều triệu đô la. Còn Kỳ vương của chúng ta sống giản dị cùng con cái ở phố Trương Hán Siêu, gần dốc Hàng Kèn xưa. Khi còn làm việc, ông là một công nhân làm nghề sắt thép theo đúng nghĩa đen, nhưng trên bàn cờ, tư thế của ông khác hẳn. Cờ yêu cầu phải tính toán, mà cuộc đời vốn nhiều điều sơ sót, sai lầm. Rèn giũa vì cờ nhiều khiến ông sống trong đời nhường nhịn, được nhiều người nể trọng. Ông nói: “Tôi sống yên ổn, được đánh cờ, được đi đây đi đó là vui rồi. Sống là động nhưng lòng luôn bất động/ Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương/ Sống yên vui danh lợi mãi coi thường/ Tâm bất động giữa dòng đời biến động”.

                                                                                                                                         Đan Anh


+Cờ SATURANGA

1- Chuyện về phát minh SATURANGA.

 (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)









    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH