CÂU CHUYỆN TÂM LINH 36

(ĐC sưu tầm trên NET)

Li kì chuyện bản nhạc "sát nhân" Gloomy Sunday

00:01:00 25/02/2012
 
Quang Khải - Theo Màn Ảnh Sân Khấu (http://kenh14.vn)

    Kể từ khi ra đời, bản nhạc bí ẩn này đã khiến hơn 100 người chết...

    Lịch sử nhuốm màu tội ác

    Vào một buổi chiều cuối năm 1932 tại thủ đô Paris, Pháp, trong không khí nặng nề, u ám, lạnh lẽo của một chiều mưa; nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress đang ngồi chơi đàn bên cửa sổ. Chính ngoại cảnh u buồn ấy đã gợi cảm hứng để những giai điệu đầu tiên cho một bản nhạc mới dần xuất hiện trong ông và chỉ nửa tiếng đồng hồ sau, tác phẩm ấy đã ra đời. Đó chính là bản nhạc Gloomy Sunday (tạm dịch là: Ngày Chủ nhật u buồn).

    Bản nhạc này thể hiện tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của một người đàn ông thất tình, “ngồi một mình, nghe hơi mưa”, đợi chờ khôn nguôi một tình yêu đích thực. Đây cũng chính là tâm trạng của Rezso trong những tháng ngày ấy. Anh đã dành trọn tình yêu cho một người phụ nữ nhưng cô đã cự tuyệt anh. Rezso luôn tôn thờ và hy vọng vào tình yêu này, bởi vậy khi bị từ chối, anh vô cùng khổ đau và choáng váng. Trong nỗi thất vọng, anh đã đặt bút viết nên bản nhạc sầu thảm nhất trong cuộc đời mình. Hoàn thành bản nhạc, Rezso đã cảm thấy lòng mình nhẹ vơi đi đôi chút… Nhưng anh đâu biết rằng, chính “đứa con tinh thần” ấy lại đem tai họa đến hàng chục người sau này!

    Bản nhạc này đủ hay để các hãng thu âm thời bấy giờ có thể nhận lời phát hành đĩa nhưng không một hãng nào đồng ý vì “nghe nhạc và lời quá buồn thảm, rợn người”. Phải mất vài tháng sau, Rezso mới tìm được một hãng băng đĩa kí hợp đồng mua bản nhạc này, in đĩa và phát hành tại nhiều thành phố lớn trên thế giới. Kể từ đó, bản nhạc ma quái bắt đầu gieo rắc tội ác, mang “lưỡi hái của Thần Chết” tới nhiều người.

    Tại Budapest, một người đàn ông ngồi trong quán cafe đông đúc, yêu cầu nhạc công chơi bản “Gloomy Sunday”. Ông vừa nhấm nháp champagne, vừa thưởng thức bản nhạc. bản nhạc chấm dứt, ông ta trả tiền, rời khỏi quán và vẫy một chiếc taxi. Đó cũng là những giây phút cuối cùng của cuộc đời ông khi vừa bước lên xe, ông liền lôi ra một khẩu súng và tự kết liễu cuộc đời bằng một phát bắn chí mạng.


    Một cô gái bán hàng trẻ đã treo cổ tự tử tại Berlin vài ngày sau đó. Khi phát hiện ra thi thể cô, người ta thấy bên dưới chân cô có tờ giấy in bản nhạc “Gloomy Sunday”. Tại New York, một cô thư kí xinh đẹp cũng tự tử bằng hơi gas trong căn hộ chung cư của mình. Tại hiện trường, người ta tìm thấy mẩu giấy nhỏ ghi lại tâm nguyện cuối đời của cô: mong muốn được chơi bản nhạc “Gloomy Sunday” trong lễ an táng.

    Thời điểm đó, bản nhạc này đã bị coi là gây ra những cái chết lạ lùng cho một số người nghe nó, không phân biệt tuổi tác, tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự kết liễu cuộc đời bằng cú nhảy từ cửa sổ tầng 7 xuống đất trong khi đang nghe bản nhạc này. Một cô bé 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn đang cầm một bản copy của bản nhạc ma quái này. Quái dị hơn, tại Italia, một cậu bé đang đi trên đường bỗng gặp một người đàn ông đang chơi bản nhạc “Gloomy Sunday”. Cậu đột ngột dừng lại, dốc sạch số tiền trong túi ra cho người ăn xin đó, rồi chẳng nói chẳng rằng đi tới một cây cầu, nhảy xuống tìm lấy cái chết.

    Trên khắp thế giới, tin tức về những cái chết liên quan tới bản nhạc này ngày càng nhiều, chân thực có mà được thêu dệt dựa trên trí tưởng tượng của những người kém bóng vía cũng không ít. Tại Anh, các công ty truyền thông nước này đã phải cấm phát nhạc này trong những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng của mình. Rồi tại nhiều buổi biểu diễn, nhiều ca sĩ chết trong lúc hát, khán giả đột tử trong lúc nghe. Lệnh cấm lưu hành bài hát được nhiều nước đưa ra, nhưng càng cấm thì bài hát càng nổi tiếng, càng được nhiều người tò mò, cho rằng đó là chuyện tầm phào và tìm mua để… nghe thử. Kết cục đến với họ là những cái chết không lí do. Có tới 15 quốc gia đã đâm đơn kiện buộc tội Rezso có liên quan đến những cái chết này.

    Khi báo chí thống kê được số lượng khổng lồ những vụ tự tử bắt nguồn từ bản nhạc này gửi tới Rezso, anh ta đã thực sự hoảng loạn. Anh chẳng hiểu vì sao “đứa con tinh thần” ra đời trong giây phút tâm trạng u ám, sầu thảm ấy lại gây ra nhiều tai họa đến như vậy. Anh càng kinh hoàng hơn khi chính người yêu cũ của mình cũng qua đời vì “Gloomy Sunday”. Anh cố gắng thu hồi lại bản nhạc ấy, nhưng mọi nỗ lực của anh như muối bỏ bể. Có lẽ do quá ám ảnh bởi “Gloomy Sunday” nên đến năm 1968, Rezso cũng tự kết liễu cuộc đời mình bằng một sợi dây oan nghiệt.

    Vén bức màn bí ẩn

    Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, người ta cũng dần quên đi bản nhạc ma quái này. Cơ quan truyền thông Anh đã nới lỏng lệnh cấm bài hát này, đài BBC đã cho phát “Gloomy Sunday” trên làn sóng phát thanh nhưng lúc này, nó chỉ còn là một bản hợp tấu (orchestral piece). Từ đó trở đi, người ta biết đến “Gloomy Sunday” theo lối hòa âm này nhiều hơn là theo bản nguyên gốc.


    Thế nhưng, dù đã được chỉnh sửa lại, bản nhạc vẫn chưa thể xóa đi được “tiếng xấu” của nó. Cái chết của một người phụ nữ khi đang nghe bản nhạc này tại căn hộ của mình đã mở đầu cho chuỗi dài những cái chết tiếp nối sau đó. Cơ quan truyền thông Anh lại phải tái ban hành lệnh cấm đặc biệt đối với bản nhạc này.

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã giải thích nguyên do của những cái chết này một cách khoa học để dẹp đi sự lo lắng của mọi người về bản nhạc “sát nhân”. Họ cho rằng điện ảnh, âm nhạc, trò chơi… có thể tác động tới tâm lí của con người nhưng không mang tính quyết định. Vào thời điểm bản nhạc ra đời, Hoa Kì và châu Âu đang trong giai đoạn phát triển nền công nghiệp. Kinh tế - xã hội lâm vào thời kì khủng hoảng, suy thoái trầm trọng sau Chiến tranh Thế giới thứ I, thất nghiệp gia tăng, rồi chết chóc, thương vong vương lại từ chiến tranh… Tất cả đã tác động mạnh đến tâm lí người dân và đưa họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm cảm, bi quan về cuộc sống. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài như âm nhạc, phim ảnh... có tính sầu thảm sẽ rất dễ đưa họ đến quyết định tiêu cực. Bản nhạc với giai điệu ảm đảm, sầu buồn chính là “giọt nước tràn ly”; cùng với đó là sự thêu dệt của dư luận đã tạo nên xu hướng “tự tử dây chuyền” vào thời điểm đó.

    Không biết có phải do “lời nguyền” của bản nhạc đã phai nhòa theo thời gian hay bởi nền kinh tế - xã hội ngày nay đã tiến bộ hơn xưa rất nhiều, mà giờ đây không có ai phải “từ giã cõi đời” bởi bản nhạc bí ẩn này nữa. Chính BBC đã dỡ bỏ lệnh cấm phát bài hát này trên các kênh sóng của mình vào năm 2002. Hiện giờ, bản nhạc này cũng có thể được tìm thấy trên các trang chia sẻ nhạc, video… toàn cầu một cách dễ dàng.

    *Bài viết có sử dụng thông tin tham khảo từ các nguồn: Wikipedia, BBC, Dailymail.
     
                                                  AI MUỐN CHẾT, XIN MỜI! (HA,HA...!...)
     
    • vic kid · 14h18, ngày 12-06-2013 · Hà Nội
      hồi còn sống, tớ thích nghe bài này lắm
      Top bình luận
    • wakemywolfupinthemoonlightshadow
      Đào Minh Nguyệt · 12h31, ngày 04-02-2013 · Nuoc ngoai
      Kenh14 đã giật tít tầm bậy còn đăng tin sai bét. Nhạc sĩ Rezső Seress là người Hungary, viết và thu âm bài này ở Anh. Nếu chịu khó đọc lời bài hát thì sẽ dễ dàng hiểu tại sao nhiều người tự sát khi nghe bài này: Bài hát nói về tâm trạng của một cô gái mà người yêu vừa mới chết, cô cảm thấy cuộc đời không thiết sống nữa và chỉ muốn chết để đi theo người yêu. Vì Chiến Tranh Thế Giới thứ 2 nổ ra 5 năm sau khi bài hát này được phát hành, nhiều người mất người yêu trong chiến tranh nên mới đồng cảm với bài hát và tự sát. Chả có gì ly kì, "sát nhân" cả.
      Top bình luận
    • bella.nguyen60@gmail.com
      Chunnie · 20h18, ngày 08-11-2013 · Hải Phòng
      Nghe suốt thấy j đâu
    • quynhmau.quynhvu@gmail.com
      Vũ Thu Quỳnh · 15h03, ngày 08-11-2013 · Lạng Sơn
      thấy trên wiki cũng nói là đc viết ở Pháp mà. Mà search thấy có 2 bản Gloomy sunday lời và nhạc khác nhau mà
    • linhthuygl99@gmail.com
      đê tiện tiên sinh · 12h30, ngày 08-11-2013 · Gia Lai
      bản nhạc nge thấy gớm :"(
    • ruastellar@gmail.com
      Rugemwind · 12h19, ngày 08-11-2013 · Hà Nội
      mình nghe suốt, thật tâm trjang, nếu vì bài này mà tự tử cũng vì thời thế lúc bấy giờ thôi
    • bepun.style@yahoo.com.vn
      Na Yumee · 11h25, ngày 08-11-2013 · TP HCM
      Nhờ bài báo này mà biết thêm 1 bài hát buồnn để nghe vào mỗi tối :3 Tks Kenh14
    • sorcerer_young@yahoo.com
      sorcerer · 07h27, ngày 08-11-2013 · TP HCM
      k dám nghe lỡ die thì sao
    • annloveshinee@gmail.com
      Ky Vinh Quan · 10h33, ngày 07-11-2013 · TP HCM
      da nghe va chang thay j het
    • lamcute.hy1@gmail.com
      khac lam · 09h23, ngày 23-10-2013 · Hưng Yên
      Nghe bài này mà mình cười khành khạch
    • LenApped
      Levi Rivaille · 14h01, ngày 22-10-2013 · Hải Phòng
      - Công nhận thật sự là rất buồn ! Vừa nghe tim mình cứ đập thình thịch =.=
    • moon_bepi@yahoo.com.vn
      thu · 12h50, ngày 22-10-2013 · TP HCM
      gio con song a vic kid noi cong tham hau the
    • pelinhtn
      pelinhtn · 20h18, ngày 21-10-2013 · Thái Nguyên
      Kể cả không nghe bài này thì ngay thời điểm này cũng đầy người tử tự rồi
    • Daesung_YG
      Daesung_YG · 14h56, ngày 21-10-2013 · Bắc Ninh
      nghe cũng thấy hơi ghê
    • mrlz0000zl@gmail.com
      MiTomHaiTrung · 19h52, ngày 25-08-2013
      Bài này có bản tiếng Việt là Chủ nhật buồn của Phạm Duy
      • glvanessa88
        vote
        0
        van nguyen · 13h41, ngày 21-10-2013 · TP HCM
        @MiTomHaiTrung: ừa Khánh Ly hát hay dã man luôn
    • tamexo2000@gmail.com
      I LOVE SM · 11h09, ngày 17-08-2013 · Nha Trang - Khánh Hoà
      hôm nào nghe thử không biết có sao hơm ta
    • hanhphucvanoibuon2001@gmail.com
      Yu Cherry · 21h41, ngày 06-08-2013 · TP HCM
      bài hát dk fix lại nên có cái cục cứt gì ghê đâu
     

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH