CÂU CHUYỆN VỀ THÔI MIÊN 3
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thôi miên - Sự thật hay huyễn hoặc?
Thuật thôi miên có thể làm một người cảm thấy như thể mình bị mù, câm, điếc, run lẩy bẩy hoặc hoảng sợ. Thực tế ra sao?
Thời gian gần đây nhiều người đã đến
CQCA trình báo việc mình bị một số đối tượng thôi miên để lấy tài sản.
Thông tin này khiến rất nhiều người lo lắng.
Ai trong số khách hàng kia sẽ là kẻ sẽ
làm mình tê liệt để lấy tài sản? Đó là câu hỏi không có lời giải của
không ít tiểu thương trong nhiều ngành hàng khác nhau. Tâm lý lo sợ bị
thôi miên khiến nhiều hộ kinh doanh phải cử ít nhất hai người trong một
ca bán hàng…
Nạn nhân của một số vụ thôi miên…
Thôi miên có một lịch sử lâu đời, được biết đến từ những năm 1700. Người đầu tiên phát hiện ra thôi miên là Franz Anton Mesmer, một bác sĩ người Áo sống ở thế kỉ 18. Theo ông, thuật thôi miên là một nghệ thuật có thể làm thay đổi hoặc kiểm soát trạng thái tinh thần của một người đến mức người đó phải làm theo các chỉ thị của người thôi miên. Thuật thôi miên có thể làm một người cảm thấy như thể mình bị mù, câm, điếc, run lẩy bẩy hoặc hoảng sợ. Một người bị thôi miên có thể làm những điều mà người đó sẽ không bao giờ làm được lúc tỉnh và khi người đó tỉnh lại thì không thể nhớ được những gì mình đã làm khi bị thôi miên…
Thực tế ở Việt Nam rất ít người tận mắt chứng kiến việc một ai
đó đang thôi miên một người khác và số người trực tiếp bị thôi miên còn
ít hơn. Những kiến thức về thuật thôi miên cũng không phổ biến và hầu
hết được truyền từ người này sang người kia qua các cuộc “buôn dưa lê”
vô thưởng, vô phạt… Chính từ sự truyền khẩu này mà đa số những người có
trình độ văn hóa thấp đã thần thánh hóa thuật thôi miên, cho rằng có
thể bị kẻ xấu thôi miên để làm hại bất cứ lúc nào. Trên thực tế, vì
thiếu hiểu biết nên đã có nhiều người đến CQCA trình báo việc mình bị
làm nhục, bị mất tiền, vàng, ngoại tệ sau khi bị thôi miên…
Vụ việc thứ nhất: Ngày 18-2-2013, chị Vũ Hoàng Điệp, 23 tuổi, trú ở phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội, chủ cửa hàng số 490, đường Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa đến CA phường Nam Đồng trình báo, khoảng 16g cùng ngày, tại cửa hàng chị đã bị một người phụ nữ xõa tóc thôi miên rồi cướp đi hơn 1 tỷ đồng. Theo chị Điệp: “Người phụ nữ này bước vào cửa hàng giả vờ hỏi mua hàng. Khi đang trao đổi thì người phụ nữ này đột nhiên xõa tóc khiến tôi mê man không biết gì. Khi tỉnh dậy, tôi phát hiện mình bị mất 35.000 euro, 1.900 USD, 48 triệu đồng, 2 điện thoại iPhone cùng1 thẻ ATM”. Theo nạn nhân, rất có thể hành vi xõa tóc của người phụ nữ chính là biểu hiện thôi miên, làm cho mình không nhận thức được sự việc đang xảy ra để cướp tài sản…
Vụ việc thứ hai: Trước vụ việc của chị Điệp đã xảy ra một vụ
khác tương tự tại TP Huế. Khoảng 10g ngày 3-1-2013, chị Trương Thị Liên
Hạnh đến CA phường Trường An, TP Huế trình báo bị một đối tượng thôi
miên cướp đi số tiền 21.000 USD. Theo lời khai của chị Hạnh, sáng hôm đó
khi chị đang bán bún chả cá tại nhà thì một phụ nữ mặt bịt khẩu trang
đến cửa quán ăn của chị hỏi thăm việc bán hàng, cuộc sống gia đình… Sau
đó, người phụ nữ này đập vào tay chị Hạnh nói “làm cho tôi 1 tô bún”.
Chị Hạnh kể lại: “Sau khi múc tô bún cho người phụ nữ, tự nhiên như có
ai thúc giục tui đi thẳng vào phòng ngủ mở tủ, rồi mở két sắt lấy 2 cái
ví trong đó có cả thảy 21.000 USD và hơn 3 triệu đồng tiền bán bún hôm
đó đưa cho người phụ nữ. Sau khi người phụ nữ ôm số tiền trên rời khỏi
quán, tui ngồi sửng sốt như người mất hồn và không hề nhớ rõ chuyện gì
đã xảy ra” .
Vụ việc thứ ba: Ngày 21-10-2011, CA huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nhận được thông báo về một vụ cướp tiệm vàng khá đặc biệt. Theo lời kể của nạn nhân Nguyễn Thị Thúy – chủ cửa hàng vàng Tín Huy: “Khoảng 10g cùng ngày có một người đàn ông khoảng 30 tuổi, mặc áo xanh, đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang bước vào cửa hiệu hỏi mua 5 chỉ vàng. Sau khi giao dịch xong, không hiểu người kia nói gì, làm gì mà khiến tôi hoạt động như vô thức, tự tay lấy toàn bộ 6 khay vàng trên 100 cây trong tủ rồi mở cả két sắt lấy số tiền trên 1 tỷ đồng đưa cho hắn. Tôi nhớ mang máng là khi người khách vào mua hàng, người tôi cứ run lên, mồ hôi toát ra rất nhiều…”.
Cả ba vụ án nói trên, các nạn nhân đều khẳng định nghi án là những kẻ biết thuật thôi miên. Khi tiếp xúc với những “cao thủ” thôi miên này, các nạn nhân đều hoạt động vô thức, tự mang tiền vàng cho “cao thủ” hoặc không có phản ứng khi “cao thủ” vơ sạch tài sản của mình rồi ung dung bỏ đi. Sự thật được sáng tỏ khi CA bắt được những kẻ gọi là “cao thủ” thôi miên.
Ở vụ án thứ nhất: Nhận thấy đây là một vụ dùng thủ thuật lạ để cướp tài sản rất lớn, CQĐT CA quận Đống Đa đã vào cuộc. Chiều 22-2, CA quận Đống Đa bắt được kẻ đã “thôi miên” chị Điệp để cướp tài sản là Lê Thị Hồng Thiệp, SN 1967, ở Thái Nguyên, hiện trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tại CQCA, Thiệp khai nhận không hề biết thôi miên là gì: “Thế nào là thôi miên em còn không biết thì sao thôi miên được”. Thị khai rằng đã vào cửa hàng của chị Điệp vờ mua hàng rồi lợi dụng sơ hở của chị Điệp trộm đồ. Toàn bộ đồ trộm được là 2 ĐTDĐ, túi xách, 1 ví đựng số tiền vài trăm nghìn đồng, 1 thẻ ATM. Theo hồ sơ vụ án, Thiệp từng bị TAND TP Hà Nội xử tội "Trộm cắp tài sản". Được tại ngoại, trong khi đang chờ thi hành án thì thị lại tiếp tục gây án. Chị Điệp đã thừa nhận: “Thực tế tôi không bị mất 35.000 euro, 1.900 USD, 48 triệu đồng. Trong lúc thiếu bình tĩnh và suy nghĩ nông cạn, tôi đã khai không đúng sự thật với mục đích duy nhất là để CA nhanh chóng tìm ra thủ phạm”. Với sự khai báo gian dối này, chị Điệp đã bị phạt hành chính.
Ở vụ việc thứ ba, sau 4 ngày tích cực điều tra, CA tỉnh Quảng Ngãi đã xác định vụ cướp tiền, vàng bằng hình thức thôi miên tại hiệu vàng Tín Huy chỉ là một màn kịch. Bà Thúy đã dàn xếp toàn bộ sự việc chứ không hề có chuyện bị thôi miên cướp vàng. Do bà Thúy vay nợ của nhiều người và của ngân hàng số tiền hàng tỷ đồng nên đã phải dựng lên màn kịch trên nhằm đánh lạc hướng những chủ nợ.
Ở vụ việc thứ hai, đến thời điểm hiện tại, CQĐT vẫn chưa phát hiện ra thủ phạm đã thôi miên để lấy đi khối tài sản lớn của chị Hạnh. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người, rất có thể đây cũng chỉ là hoang báo để che đậy một mục đích nào đó. Nhà tâm lý Bùi Tuệ, GĐ Cty 3A, người nhiều năm nghiên cứu thuật thôi miên cho rằng: “Chị Hạnh nói “sau khi người phụ nữ ôm số tiền trên rời khỏi quán, tui ngồi sửng sốt như người mất hồn và không hề nhớ rõ chuyện gì đã xảy ra” nhưng trước đó đã khai tỷ mỷ từ lúc người phụ nữ bịt mặt bước vào quán thế nào, gọi bún ra sao, mình đi lấy tiền ở đâu… là rất mâu thuẫn. Nếu bị thôi miên, chị Hạnh không thể mở được mã két sắt”.
Sự thật về thuật thôi miên
Theo PGS, TS Thượng tá Nguyễn Minh Đức, Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân: “Về góc độ khoa học, không có chuyện dùng sức mạnh siêu nhiên ở bên ngoài để làm người khác tê liệt ý chí rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu có phép thuật bằng thôi miên để đi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì đó là vấn đề mà cơ quan bảo vệ pháp luật phải nghiên cứu, có biện pháp đấu tranh, thậm chí phải có hành lang pháp lý để xử lý từ rất lâu rồi”.
Thượng tá Đức trao đổi thêm, về góc độ tâm lý con người, các đối tượng có khả năng dùng ám thị sau đó có thể tấn công bằng ngôn ngữ, lời nói, ánh mắt, cử chỉ tình cảm, làm cho người đối diện bị mê muội, mất tỉnh táo dẫn đến mất cảnh giác. Ngoài ra có những đối tượng còn kết hợp dùng cả những loại chất hóa học nào đó để gây mê, làm cho người bị hại mê muội đi nhằm chiếm đoạt tài sản. Dưới khía cạnh nghiên cứu về tội phạm, đây là hiện tượng dùng sức mạnh vật chất tấn công người quản lý tài sản, hoặc dùng sức mạnh ngay tức khắc để làm người quản lý tài sản bị tê liệt ý chí, không thể quản lý được tài sản. CQCA đã làm rõ rất nhiều vụ việc liên quan đến hành vi này. Bên cạnh đó, các đối tượng này còn có thể dùng các thủ thuật đặc biệt đã được rèn luyện rất nhiều qua năm tháng giống như trò nhanh tay, nhanh mắt trong ảo thuật.
Trò này đã từng được những “phù thủy” ngoại quốc thực hiện ở Việt Nam. Lợi dụng sự mất cảnh giác của người bán hàng, những đối tượng này đã bày ra màn đổi tiền rồi tìm cách chiếm đoạt tiền của họ.Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, GĐ Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam, thành viên của Tổ chức thôi miên quốc tế NGH khẳng định: “Thôi miên không thể lừa được bất kỳ người nào kể cả khi họ trong trạng thái thôi miên sâu nhất. Trong thôi miên yếu tố tiên quyết bắt buộc phải có là sự kết hợp và hợp tác chặt chẽ của người được thôi miên với người thôi miên. Hơn nữa bản thân người được thôi miên phải rất muốn được có sự thôi miên.
Bởi vậy, với các vụ việc bị mất tài sản càng không có chuyện người bị mất tài sản lại mong muốn được thôi miên để mất tài sản. Ngay kể cả trong thôi miên biểu diễn hay thôi miên trị liệu thì người được thôi miên cũng luôn luôn tỉnh táo mà không bao giờ bị mê man, vì vậy không có bất cứ một người nào có thể sử dụng thôi miên để làm một việc mà người được thôi miên không muốn”.
Nhận định về việc gần đây xuất hiện nhiều vụ án nghi phạm dùng những thủ đoạn hoặc ảo thuật nào đó mê hoặc nạn nhân để lấy tài sản, Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân cho biết, bản chất của ảo thuật là dựa vào nguyên tắc thị giác của con người, chỉ có thể phân tích được 30 hình ảnh trên giây, nên kẻ gian đã luyện tập các động tác để cho những hành động diễn ra với tốc độ nhanh hơn 30 hình ảnh trên giây, trong trường hợp đó sẽ để lại một ảo ảnh và chúng sẽ lấy mất những đồ vật, thậm chí nằm ngay trước mặt mà ta không hề nhận biết. Phương pháp sử dụng ảo thuật để lừa đảo chủ yếu được kẻ gian lợi dụng trong trường hợp đổi tiền hoặc đổi những đồ vật nhỏ có thể nằm trên tay hoặc trên mặt bàn...
Wolf Messing, huyền thoại về thuật thôi miên. |
Thôi miên có một lịch sử lâu đời, được biết đến từ những năm 1700. Người đầu tiên phát hiện ra thôi miên là Franz Anton Mesmer, một bác sĩ người Áo sống ở thế kỉ 18. Theo ông, thuật thôi miên là một nghệ thuật có thể làm thay đổi hoặc kiểm soát trạng thái tinh thần của một người đến mức người đó phải làm theo các chỉ thị của người thôi miên. Thuật thôi miên có thể làm một người cảm thấy như thể mình bị mù, câm, điếc, run lẩy bẩy hoặc hoảng sợ. Một người bị thôi miên có thể làm những điều mà người đó sẽ không bao giờ làm được lúc tỉnh và khi người đó tỉnh lại thì không thể nhớ được những gì mình đã làm khi bị thôi miên…
Vụ việc thứ nhất: Ngày 18-2-2013, chị Vũ Hoàng Điệp, 23 tuổi, trú ở phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội, chủ cửa hàng số 490, đường Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa đến CA phường Nam Đồng trình báo, khoảng 16g cùng ngày, tại cửa hàng chị đã bị một người phụ nữ xõa tóc thôi miên rồi cướp đi hơn 1 tỷ đồng. Theo chị Điệp: “Người phụ nữ này bước vào cửa hàng giả vờ hỏi mua hàng. Khi đang trao đổi thì người phụ nữ này đột nhiên xõa tóc khiến tôi mê man không biết gì. Khi tỉnh dậy, tôi phát hiện mình bị mất 35.000 euro, 1.900 USD, 48 triệu đồng, 2 điện thoại iPhone cùng1 thẻ ATM”. Theo nạn nhân, rất có thể hành vi xõa tóc của người phụ nữ chính là biểu hiện thôi miên, làm cho mình không nhận thức được sự việc đang xảy ra để cướp tài sản…
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân: Thôi miên phải có sự phối hợp của người bị thôi miên… |
Vụ việc thứ ba: Ngày 21-10-2011, CA huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nhận được thông báo về một vụ cướp tiệm vàng khá đặc biệt. Theo lời kể của nạn nhân Nguyễn Thị Thúy – chủ cửa hàng vàng Tín Huy: “Khoảng 10g cùng ngày có một người đàn ông khoảng 30 tuổi, mặc áo xanh, đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang bước vào cửa hiệu hỏi mua 5 chỉ vàng. Sau khi giao dịch xong, không hiểu người kia nói gì, làm gì mà khiến tôi hoạt động như vô thức, tự tay lấy toàn bộ 6 khay vàng trên 100 cây trong tủ rồi mở cả két sắt lấy số tiền trên 1 tỷ đồng đưa cho hắn. Tôi nhớ mang máng là khi người khách vào mua hàng, người tôi cứ run lên, mồ hôi toát ra rất nhiều…”.
Cả ba vụ án nói trên, các nạn nhân đều khẳng định nghi án là những kẻ biết thuật thôi miên. Khi tiếp xúc với những “cao thủ” thôi miên này, các nạn nhân đều hoạt động vô thức, tự mang tiền vàng cho “cao thủ” hoặc không có phản ứng khi “cao thủ” vơ sạch tài sản của mình rồi ung dung bỏ đi. Sự thật được sáng tỏ khi CA bắt được những kẻ gọi là “cao thủ” thôi miên.
Ở vụ án thứ nhất: Nhận thấy đây là một vụ dùng thủ thuật lạ để cướp tài sản rất lớn, CQĐT CA quận Đống Đa đã vào cuộc. Chiều 22-2, CA quận Đống Đa bắt được kẻ đã “thôi miên” chị Điệp để cướp tài sản là Lê Thị Hồng Thiệp, SN 1967, ở Thái Nguyên, hiện trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tại CQCA, Thiệp khai nhận không hề biết thôi miên là gì: “Thế nào là thôi miên em còn không biết thì sao thôi miên được”. Thị khai rằng đã vào cửa hàng của chị Điệp vờ mua hàng rồi lợi dụng sơ hở của chị Điệp trộm đồ. Toàn bộ đồ trộm được là 2 ĐTDĐ, túi xách, 1 ví đựng số tiền vài trăm nghìn đồng, 1 thẻ ATM. Theo hồ sơ vụ án, Thiệp từng bị TAND TP Hà Nội xử tội "Trộm cắp tài sản". Được tại ngoại, trong khi đang chờ thi hành án thì thị lại tiếp tục gây án. Chị Điệp đã thừa nhận: “Thực tế tôi không bị mất 35.000 euro, 1.900 USD, 48 triệu đồng. Trong lúc thiếu bình tĩnh và suy nghĩ nông cạn, tôi đã khai không đúng sự thật với mục đích duy nhất là để CA nhanh chóng tìm ra thủ phạm”. Với sự khai báo gian dối này, chị Điệp đã bị phạt hành chính.
Ở vụ việc thứ ba, sau 4 ngày tích cực điều tra, CA tỉnh Quảng Ngãi đã xác định vụ cướp tiền, vàng bằng hình thức thôi miên tại hiệu vàng Tín Huy chỉ là một màn kịch. Bà Thúy đã dàn xếp toàn bộ sự việc chứ không hề có chuyện bị thôi miên cướp vàng. Do bà Thúy vay nợ của nhiều người và của ngân hàng số tiền hàng tỷ đồng nên đã phải dựng lên màn kịch trên nhằm đánh lạc hướng những chủ nợ.
Ở vụ việc thứ hai, đến thời điểm hiện tại, CQĐT vẫn chưa phát hiện ra thủ phạm đã thôi miên để lấy đi khối tài sản lớn của chị Hạnh. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người, rất có thể đây cũng chỉ là hoang báo để che đậy một mục đích nào đó. Nhà tâm lý Bùi Tuệ, GĐ Cty 3A, người nhiều năm nghiên cứu thuật thôi miên cho rằng: “Chị Hạnh nói “sau khi người phụ nữ ôm số tiền trên rời khỏi quán, tui ngồi sửng sốt như người mất hồn và không hề nhớ rõ chuyện gì đã xảy ra” nhưng trước đó đã khai tỷ mỷ từ lúc người phụ nữ bịt mặt bước vào quán thế nào, gọi bún ra sao, mình đi lấy tiền ở đâu… là rất mâu thuẫn. Nếu bị thôi miên, chị Hạnh không thể mở được mã két sắt”.
Sách học thôi miên đang HOT. |
Theo PGS, TS Thượng tá Nguyễn Minh Đức, Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân: “Về góc độ khoa học, không có chuyện dùng sức mạnh siêu nhiên ở bên ngoài để làm người khác tê liệt ý chí rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu có phép thuật bằng thôi miên để đi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì đó là vấn đề mà cơ quan bảo vệ pháp luật phải nghiên cứu, có biện pháp đấu tranh, thậm chí phải có hành lang pháp lý để xử lý từ rất lâu rồi”.
Thượng tá Đức trao đổi thêm, về góc độ tâm lý con người, các đối tượng có khả năng dùng ám thị sau đó có thể tấn công bằng ngôn ngữ, lời nói, ánh mắt, cử chỉ tình cảm, làm cho người đối diện bị mê muội, mất tỉnh táo dẫn đến mất cảnh giác. Ngoài ra có những đối tượng còn kết hợp dùng cả những loại chất hóa học nào đó để gây mê, làm cho người bị hại mê muội đi nhằm chiếm đoạt tài sản. Dưới khía cạnh nghiên cứu về tội phạm, đây là hiện tượng dùng sức mạnh vật chất tấn công người quản lý tài sản, hoặc dùng sức mạnh ngay tức khắc để làm người quản lý tài sản bị tê liệt ý chí, không thể quản lý được tài sản. CQCA đã làm rõ rất nhiều vụ việc liên quan đến hành vi này. Bên cạnh đó, các đối tượng này còn có thể dùng các thủ thuật đặc biệt đã được rèn luyện rất nhiều qua năm tháng giống như trò nhanh tay, nhanh mắt trong ảo thuật.
Trò này đã từng được những “phù thủy” ngoại quốc thực hiện ở Việt Nam. Lợi dụng sự mất cảnh giác của người bán hàng, những đối tượng này đã bày ra màn đổi tiền rồi tìm cách chiếm đoạt tiền của họ.Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, GĐ Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam, thành viên của Tổ chức thôi miên quốc tế NGH khẳng định: “Thôi miên không thể lừa được bất kỳ người nào kể cả khi họ trong trạng thái thôi miên sâu nhất. Trong thôi miên yếu tố tiên quyết bắt buộc phải có là sự kết hợp và hợp tác chặt chẽ của người được thôi miên với người thôi miên. Hơn nữa bản thân người được thôi miên phải rất muốn được có sự thôi miên.
Bởi vậy, với các vụ việc bị mất tài sản càng không có chuyện người bị mất tài sản lại mong muốn được thôi miên để mất tài sản. Ngay kể cả trong thôi miên biểu diễn hay thôi miên trị liệu thì người được thôi miên cũng luôn luôn tỉnh táo mà không bao giờ bị mê man, vì vậy không có bất cứ một người nào có thể sử dụng thôi miên để làm một việc mà người được thôi miên không muốn”.
Nhận định về việc gần đây xuất hiện nhiều vụ án nghi phạm dùng những thủ đoạn hoặc ảo thuật nào đó mê hoặc nạn nhân để lấy tài sản, Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân cho biết, bản chất của ảo thuật là dựa vào nguyên tắc thị giác của con người, chỉ có thể phân tích được 30 hình ảnh trên giây, nên kẻ gian đã luyện tập các động tác để cho những hành động diễn ra với tốc độ nhanh hơn 30 hình ảnh trên giây, trong trường hợp đó sẽ để lại một ảo ảnh và chúng sẽ lấy mất những đồ vật, thậm chí nằm ngay trước mặt mà ta không hề nhận biết. Phương pháp sử dụng ảo thuật để lừa đảo chủ yếu được kẻ gian lợi dụng trong trường hợp đổi tiền hoặc đổi những đồ vật nhỏ có thể nằm trên tay hoặc trên mặt bàn...
Theo một số chuyên gia về tội phạm học: Trên thực tế,
chưa có vụ án thôi miên để cướp tài sản nào bị phát hiện ở Việt Nam. Để
tránh bị mất tài sản mọi người phải đề phòng cao độ, tránh bị cuốn vào
các câu chuyện của các đối tượng lạ mặt, đặc biệt là phải cảnh giác khi
khi bị các đối tượng này nhờ lấy, đưa cho xem một vật gì đó… Đây chính
là thời điểm sơ hở, dễ bị các đối tượng này lấy cắp tài sản. Thuật thôi miên đang là đề tài hấp dẫn đối với nhiều đối tượng tội phạm. Nhiều đối tượng sau khi đọc các vụ án có từ “thôi miên” đã tìm thầy hoặc sách để học thôi miên. Có lẽ vì thế mà cuốn sách học thôi miên “Thuật thôi miên” của tác giải Phạm Học Tân được giới thiệu thế này: “Thuật thôi miên là một nghệ thuật có thể làm thay đổi hoặc kiểm soát trạng thái tinh thần của một người đến mức người đó phải làm theo các chỉ thị của người thôi miên. Thuật thôi miên có thể làm một người cảm thấy như thể mình bị mù, câm hoặc điếc. Nó có thể làm cho người ta run lẩy bẩy. Thuật thôi miên có thể được sử dụng để làm cho người ta bị hoảng sợ. Một người bị thôi miên có thể làm những điều mà người đó sẽ không bao giờ làm được lúc tỉnh và khi người đó tỉnh lại thì không thể nhớ được những gì mình đã làm khi bị thôi miên… Câu trả lời sẽ có trong quyển sách này”. Một huyền thoại về thôi miênWolf Messing được coi là một huyền thoại về thuật thôi miên. Ông sinh ngày 10-9-1899 trong một gia đình Do Thái ở thị trấn nhỏ Góra Kalwaria gần Warsaw, Ba Lan. Năm 11 tuổi, Wolf lên tàu bỏ trốn sang Berlin, Đức. Khi trưởng thành, danh tiếng của Wolf Messing càng nổi như cồn với thuật thôi miên. Theo lời đồn thổi, giọng nói của Wolf có gì ma quái khiến nhiều người nghe lời ông răm rắp. Bản thân những người bị ông thôi miên cứ thấy tựa như đờ đẫn, tâm trí trống rỗng và luôn miệng nói: “Vâng, thưa chủ nhân”. Người ta đồn rằng, đến nhà bác học như Albert Einstein cũng đã từng mời ông tới nhà, diện kiến cùng nhà phân tâm học Sigmund Freud. Tại đây, một câu chuyện lí thú về cuộc đối đầu giữa hai nhà khoa học nghiên cứu tâm thần đã diễn ra. Wolf Messing tỏ ra vượt trội, ông đọc được cả những suy nghĩ mà Freud còn chưa nói ra như: “Lấy cái nhíp và nhổ 3 sợi ria mép của A. Einstein”. Chính Wolf Messing đã công khai dự đoán sự thất bại của Đức Quốc xã nếu chúng tấn công Liên Xô. Sự kiện này khiến Quốc trưởng Hitler mê tín nổi giận, treo thưởng 200.000 mác (khoảng 30 tỷ đồng) cho cái đầu của Wolf. Trong lần trở về quê nhà, ông chẳng may dính một cú đấm trời giáng của lính Đức và bị bắt giam tại sở cảnh sát. Và ở đây, ông đã khẳng định siêu năng lực bản thân. Ông dùng toàn bộ sự tập trung của mình, thôi miên những sĩ quan cảnh sát, ra lệnh cho họ đi vào buồng giam rồi nhốt lại. Xong xuôi đâu đấy, ông dùng chút sức lực ít ỏi của mình mà chạy thoát. Ông theo một chiếc xe chở cỏ vượt qua biên giới Nga vào tháng 10-1939. Lần này, Wolf Messing phải sử dụng khả năng thôi miên cao độ hơn, với nhiều người cùng một lúc. Ông đã tự tiện đi thẳng vào điện Kremlin, thôi miên tất cả nhân viên bảo vệ, đi tới tận phòng và vẫy tay chào Stalin. Những người bị ông thôi miên sau này trả lời rằng, khi ông bước vào, họ không hề biết đó là ông, tất cả đều một mực khẳng định đó chính là… Stalin. Với sự thể hiện tài tình của thuật thôi miên này, Stalin đã rất khâm phục và ngưỡng mộ thiên tài Wolf Messing… Tất nhiên, câu chuyện về Wolf Messing vẫn chỉ là những đồn đoán truyền qua nhiều thế hệ còn thực tế ông giỏi đến cỡ nào thì chưa có tài liệu chính thống nào khẳng định. Có nhà khoa học đã lập luận rằng, nếu Wolf Messing có thể qua mặt được toàn bộ các cận vệ, bảo vệ của Stalin thì không có lý do gì ông không đến lấy đầu Hitler – kẻ đã treo thưởng cái đầu ông với giá 200.000 mác. |
Theo Pháp luật & Xã hội
Nhận xét
Đăng nhận xét