HÌNH ẢNH 29

(ĐC chép từ Kenh 14.vn)

Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới

00:00:40 17/06/2013
G.P - Theo Trí Thức Trẻ

    Vòng quanh thế giới tới thăm các thảo nguyên tuyệt đẹp không kém gì các đồng cỏ ở Mông Cổ...

    Nói đến thảo nguyên, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới những vùng đồng cỏ bao la, rộng mênh mông ở Mông Cổ. Tuy nhiên, không chỉ ở Mông Cổ mới có những thảo nguyên xanh ngát, rộng lớn với người dân đậm chất du mục truyền thống như cưỡi ngựa chăn gia súc... mà ở nhiều địa danh khác cũng có những đồi cỏ bao la. 

    Cùng điểm một vài những thảo nguyên, đồi cỏ xanh ngát, đẹp lộng lẫy dưới đây.

    1. Thảo nguyên Yili

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 1

    Tọa lạc tại khu tự trị Tân Cương, thảo nguyên Yili có vẻ đẹp tiên cảnh. Vùng đồng cỏ bao la Nalati thuộc thảo nguyên Yili là địa danh nổi tiếng nhất nơi đây. 

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 2
    Theo ngôn ngữ dân tộc Uygur, Nalati có nghĩa là nơi đầu tiên nhìn thấy Mặt trời. Nguồn nước từ những con sông lớn xung quanh đã cung cấp cho các cánh đồng cỏ nơi đây luôn tươi tốt vào mùa hè. 

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 3
    Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, hàng trăm loài hoa dại ở các ngọn đồi đua nhau khoe sắc, tạo nên cảnh quan làm say mê lòng người.

    2. Thảo nguyên Hulun Buir

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 4
    Thảo nguyên này nằm ở phía Bắc, giáp với địa phận Mông Cổ với diện tích khoảng 93.000km vuông. Tên của thảo nguyên này được ghép từ tên của hai hồ nước lớn là Hulun và Buir. Người dân sống ở quanh khu vực này tự hào khi Hulun Buir là một trong ba thảo nguyên đẹp nhất thế giới. 

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 5
    Với hơn 3.000 con sông, 500 hồ nước lớn nhỏ và những cánh đồng cỏ, Hulun Buir giống như một tấm thảm cỏ xanh trải dài đến bất tận. 

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 6

    Vào mùa hè, cảnh quan nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc với màu xanh của bầu trời, hồ nước, cây cỏ và màu đỏ của đất. Bên cạnh đó là những dãy núi nhấp nhô ở phía xa càng tô điểm cho bức tranh phong cảnh hữu tình này.

    3. Thảo nguyên Wyoming

    Wyoming là một thảo nguyên cây bụi  ở phía Bắc miền Trung Utah và Tây Bắc Colorado (Mỹ). Khí hậu ở đây thuộc dạng bán khô hạn, mùa đông rất dài và lạnh, mùa hè nóng. 

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 7
    Trước đây, Wyoming từng là một mỏ than lộ thiên khổng lồ. Theo thỏa thuận, sau khi khai thác, các công ty khoáng sản phải bằng mọi cách khôi phục lại hiện trạng ban đầu của thảo nguyên này. 

    Ngày nay, cỏ đã mọc lại ở đây nhưng để khôi phục lại cuộc sống hoang dã như trước có lẽ phải mất một thời gian khá dài nữa.

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 8

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 9

    Tuy vậy, những bụi cây ngải đắng (Artemisia tridentata) hay một vài động vật có vú như chó đồng cỏ đuôi trắng, chồn chân đen, bò... cũng đã cư trú và sinh sản ở thảo nguyên này. 

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 10

    Bầu trời xanh trong điểm xuyết những đám mây trắng muốt, bên dưới là thảo nguyên Wyoming cùng đàn bò đang gặm cỏ sẽ luôn để lại cho du khách ấn tượng tốt đẹp về vùng đất sinh thái này.

    4. Đồng cỏ Palouse

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 11

    Palouse là một vùng của Tây Bắc Hoa Kỳ bao gồm Đông Washington, miền Trung Bắc Idaho và mở rộng về phía Nam vùng Đông Bắc Oregon. 

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 12

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 13
    Palouse là một khu vực nông nghiệp phong phú với 7.800km vuông chủ yếu là để sản xuất lúa mì và các loại đậu. Khu vực này đặc trưng với các ngọn đồi xinh đẹp, cồn cát màu xanh lá cây tươi tốt và đất đai màu mỡ, phong phú.

    Những thảo nguyên xanh trải dài "bất tận" trên thế giới 14

    Ít ai biết rằng, những đụn cát, ngọn đồi của Palouse được hình thành từ hàng ngàn năm trước, trong thời kỳ băng hà. Chúng được hình thành bởi chủ yếu là cát, sỏi do sông băng tan chảy ở phía Tây và phía Nam mang đến. Điều này cũng tạo ra những ngọn đồi Palouse các mô dốc, hang hốc cao, thấp, lớn, nhỏ khác nhau, chỗ lồi, chỗ lõm. 

    Các sườn dốc có thể đạt đến độ dốc 50% trong khi mức thấp nhất cũng sâu khoảng 5 - 130cm. Khu vực đất rộng bằng phẳng ở Palouse là khá hiếm. 

    * Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Amusing Planet, Cas, World Wild life, Wikipedia...

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH