Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Tư liệu về kinh tế - chính trị (2)

+(Chép từ wikipedia)

Đàn Xã Tắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Là một trong các loại đàn tế cổ, đàn Xã Tắc là nơi được lập để tế Xã thần (Thần Đất, ) và Tắc thần (tức Thần Nông, ) - hai vị thần của nền văn minh lúa nước.
Theo tác giả Đào Duy Anh trong quyển Từ Điển Hán Việt, “Xã tắc” có nghĩa là “Thuở xưa dựng nước (....). Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết "Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô VN và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc".

 

Đàn Xã Tắc nhà Đinh tại Hoa Lư

Sách Đại Việt sơ lược chép về việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi và định đô như sau:
"Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng Hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế".
Tuy nhiên đến thời điểm này thì phần lớn các di tích cung điện thế kỷ X tại Hoa Lư vẫn chưa được phát hiện.

Đàn Xã Tắc nhà Lý tại Hà Nội

Tại Hà Nội, theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đàn Xã Tắc được coi là một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048) tại tại ngõ Xã Đàn 1 (phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội), đến sau thời Vua Lê Chiêu Thống (1788) thì mất dấu. Sau hơn hai trăm năm mất dấu, tình cờ được tìm thấy lại vào tháng 11 năm 2006, khi thi công đường vành đai 1 thuộc dự án cải tạo đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa.

Đàn Xã Tắc nhà Nguyễn tại Huế

Vào năm Gia Long thứ 5 (tức năm 1806) đàn Xã tắc đã được dựng lên bên trong Kinh thành Huế (trước đây thuộc xã Hữu Niên, sau là phường Ngưng Tích), thuộc địa phận phường Thuận Hòa (thành phố Huế ngày nay) để tiến hành các nghi lễ cầu thần đất và lúa giúp mùa màng tốt tươi, quốc thái dân an. Trải qua thời gian và những biến động của lịch sử và không được quan tâm bảo quản đúng mức, đàn tế Xã Tắc ngày nay hầu như đã bị hủy hoại hoàn toàn.



+(Chép lại từ buivanbong1.blogspot.com)

Thứ năm, ngày 25 tháng tư năm 2013


ĐỒNG CỐT GIỮA CHỐN "CUNG VUA"

                   BVB - Cách đây hơn nửa thế kỷ, phong trào chống mê tín dị đoan rầm rộ, chẳng khác nào cái lối “cách mạng van hóa” bên Tàu. Người ta coi việc đập nát những di sản văn hoa thời vua chúa phong kiến để lại là một chiến công, là lập thành tích về “tinh thần hăng hái cách mạng, ý chí triệt để cách mạng”.

                Không ít cán bộ trình độ văn hoa thấp, hoặc mới lập bập biết đọc biết viết qua lớp bổ túc xóa mù tại xóm, nhưng hung hăng tinh thần phá đền chùa, đình làng, nên được coi là cách mạng chí cốt, leo lên cán bộ xã, lên huyện, rồi lên cán bộ tỉnh, có vị còn leo lên tận Trung ương, nhưng chữ ký có khi còn quên! Thậm chí, người dân nào mà thờ cúng thì bị quy là mê tín dị đoan, tàn dư chế độ cũ, bị công an, chính quyền mời lên kiểm điểm, răn đe, giáo dục... Chẳng thế mà thông tin đối trọng (phía “địch”) phương Tây và nhiều luồng khác gọi cộng sản là ‘vô thần’. Vậy mà, chắc là không còn tin ở chính mình, không còn tin vào đời, không tin đồng chí mình, và nhất là không tin ở lý tưởng hay nghị quyết đảng lãnh đạo…nay nhiều vị lãnh đạo, nhiều vị trong giới cầm quyền, các đại gia lại đổ xô đi cúng bái, cầu hồn, đồng cốt, thậm chí yểm bùa. Có những vị tiền kho vàng đống, do tham nhũng mà có (là chính) nghĩ hết cách tiêu tiền rồi thì dồn cả chục tỉ, trăm tỉ xây nhà thợ họ, xây miếu này miếu kia, đi cũng chùa rất "sộp"; cái ý xin xá tội nhiều hơn lòng thành kính! Nhưng, nếu tổ tiên ông bà vốn phẩm hạnh, trung chính  và linh thiêng, "cho" tiền nhiều , xây cao sang quy mô như kiểu "chia tiền", kéo tiền bối cũng dính vào "nhóm lợi ích" như thế, thì có thiêng nữa không? Nhiều khi còn bị phạt chịu cái "thẻ đỏ ra sân", quả báo nhãn tiền là cái chắc. Trong những chuyện này, vai trò chủ xướng và tổ chức thực thi của các phu nhân trong "bộ phận không nhỏ" này không phải là nhỏ.
            Lạ! Cũng là đảng ta, chính cương, cương lĩnh, đường lối ấy, hoặc lý luận hơn thì cùng "ý thức hệ" ấy, mà sao khi quá tả, khi quá hữu; khi thì cực đoan, lúc lại cực lực; thích kiểu gì làm kiểu đó, chẳng biết lối nào mà lần? Nói ra công khai và nhãn quan cái thể chứng bên ngoài thì có vẻ "nội nộ đoàn kết nhất trí cao", nhưng xem ra cũng đấu đá nhau chí chóe, tranh ghế tranh quyền tréo ngoe, thấy chưa ăn nhằm gì, dân sờ sờ cả mấy chục triệu thì chả thèm nhờ, cho là nguy, rách chuyện, lại đi nhờ đến thần linh, ma quái! Thế thì đảng gì? Đảng nào? Cái bản chất cộng sản truyền thống gốc gác nay con mấy phần trăm? Hay như TBT Nguyễn Phú Trong đúc kết: "Ra đường, thấy đảng viên nhan nhản, cộng sản được mấy người"?! Không biết bao nhiêu sự biến tướng, di dạng những "cái ổ con tò vò"!? Ở đâu ra tình trạng “mã đáo dị đoan” như thế? Chắc là mỗi người có một cách lý giải, suy đoán, phân tích. Nhưng cái chuyện làm đến Ủy viên Bộ Chính trị của một đảng cộng sản mệnh danh là chính hiệu và duy nhất ‘vĩ đại”, đảng “đạo đức –văn minh” lại đi làm chuyện dưới đây thì quả là hiếm hoi và rất chi là phát …nực cười: 

** Hai Ủy viên Bộ chính trị đối đầu trong cuộc chiến tâm linh tại đàn Xã Tắc
               CNT - Đường vành đai 1 Kim Liên – Ô Chợ Dừa đoạn qua đàn Xã Tắc là nơi linh địa. Giới đồng cốt tin rằng lập đàn thờ tế ở đây có thể hô phong, hoán vũ, điều khiển được trời đất, đảo được vận người. Hai Ủy viên Bộ Chính trị cừu hận đã lâu nay sử dụng âm binh âm tướng để hạ gục nhau. Chiến cuộc bước vào hồi kịch tính với việc huy động Cảnh sát trật tự cùng Thanh tra giao thông ra quân trong chiến dịch chớp nhoáng nhằm dẹp bỏ điện cầu của đồng chí Trưởng ban Tổ chức TW ngay trên nền đất thiêng. 
               Hà Nội đầu năm 2010, chỉ ngót 1 năm nữa là đến ĐH Đảng 11. Đồng chí Hồ Đức Việt trưởng ban Tổ chức Trung ương lúc bấy giờ nằm trong danh sách được cơ cấu lên cao (ít nhất Chủ tịch QH, có thể còn lên Tổng Bí thư). Đồng chí cùng phu nhân nổi tiếng là mê tín, tin vào thánh thần, đồng cốt. Một mặt trau dồi lý tưởng, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, mặt khác đồng chí không ngừng tìm kiếm sự bảo hộ về tâm linh.

Khi thi công con đường vành đai 1, vị trí đàn Xã Tắc phát lộ. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức cùng phu nhân sai ngay Phó Chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi đích thân xuống trông nom việc lập điện cũng như đảm bảo “trật tự trị an” khu vực này. Sở dĩ quan “thổ địa” Nguyễn Văn Khôi phải khổ sở đi làm cái việc bất đắc dĩ của một ông từ đền bởi lẽ nhờ có sự trợ giúp của đồng chí Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đồng chí Khôi “nghẹo” (cổ và đầu bị dị tật luôn nghẹo sang một bên) mới có thể nhảy từ Giám đốc sở GTVT lên Phó Chủ tịch Hà Nội (thay Đỗ Hoàng Ân) mặc dù đồng chí Khôi còn đang dính bê bối 600 triệu đô-la tại dự án thoát nước mà do cái bê bối này, Hà Nội bị ngập to năm 2008 (đ/c Khôi trước làm sếp Ban quản lý Thoát nước HN). Việc đề bạt Nguyễn Văn Khôi nằm ngoài sự “sắp xếp” của đồng chí Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị.
Tết nguyên đán cận kề, quan thổ địa Hà Thành cùng Phu nhân Trưởng ban Tổ chức kíp kén 1 toán thợ khéo cùng tay thày nổi tiếng Hà Thành dựng một điện, ngày đêm cầu đảo đất trời để có thể điều khiển được vận hạn phục vụ thăng quan tiến chức của đồng chí Trưởng ban Tổ chức trong đại hội 11.
            Chẳng dè, tay thày này lại là chỗ đi lại thường xuyên của Phạm Quang Lợi, phụ thân Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị. Câu chuyện phút chốc đến tai Bí thư Thành ủy.
Mặc dù năm hết Tết đến, Bí thư vẫn dành thời gian ít ỏi quan tâm đến câu chyện tâm linh này. Đồng chí lệnh khẩn cấp thành lập Tổ công tác liên ngành đặc biệt gồm Công an và Thanh tra giao thông do đích thân tướng Nhanh và Nguyễn Quốc Hùng (giám đốc Sở GTVT, đệ cứng của đ/c Nghị) chỉ huy. Tổ công tác này chỉ nhận lệnh và chấp hành mệnh lệnh trực tiếp từ Bí thư Thành ủy.
Đúng nửa đêm, khi “tổ công tác” tâm linh đang lên đồng tới độ phê nhất thì một toán Công an, Thanh tra GTVT xông vào phá và tịch thu hết bàn thờ, đồ cúng tế. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức TW và đ/c Phó chủ tịch thành phố nhảy ngay ra quát nạt, Công an và Thanh tra chùn tay thì được tướng Nhanh và Nguyễn Quốc Hùng thúc giục rằng Tổ công tác liên ngành đang thi hành mệnh lệnh đặc biệt từ đích thân Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, mọi mệnh lệnh khác đều không có hiệu lực.
Đối với Trưởng ban Tổ chức TW, việc phá đền này không thể tha thứ được. Nó góp phần vào thổi bùng ngọn lửa hận thù giữa hai đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị mà đỉnh điểm là tại ĐH 11 của Đảng, đồng chí Hồ Đức Việt bị mất ghế do mời thày về yểm vận mạng của đ/c Nghị và một đ/c Ủy viên Bộ chính trị khác. Không may cho đ/c Việt là tay thày kia lại là đặc tình của an ninh làm việc cho tướng Nhanh. Toàn bộ kịch bản ám sát “tâm linh” được an ninh tố lên Bộ Chính trị trước sự bẽ bàng của đ/c Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
(CNT / BVB)






Đàn Xã Tắc: Tạo tiếp nghi vấn cho con cháu sau này

"Không thể xác định đó là nền Xã Đàn đời Lý và cũng không thể xác định đó là vùng lõi của di tích Xã Đàn đời Lý".
Liên quan đến tranh luận về vị trí thực sự của Đàn Xã Tắc nằm ở địa điểm khác, VietNamNet đã phỏng vấn nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ xung quanh vấn đề này.
đàn Xã Tắc, Cục di sản, di tích
Đây có phải là vị trí thực sự của Đàn Xã Tắc?
Cuộc khai quật chữa cháy
- Thưa ông, được biết ngay từ cuối năm 2007, sau khi khảo sát khu vực được cho là Đàn Xã tác ông đã có ý kiến rằng về khảo cổ học, không chứng minh được chỗ đặt hòn đá giữa bùng binh đường hiện nay là vùng lõi của Đàn Xã tắc. Tại sao ông lại khẳng định như vậy? và điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- Tôi không phải là nhà khảo cổ học chuyên nghiệp mà chỉ là người nghiên cứu văn hóa truyền thống. Tôi thấy rằng, việc tôn trọng các di tích lịch sử không chỉ là luật định mà còn thể hiện tư cách văn hóa. Điều đó là bất di bất dịch. Tuy nhiên với di tích khảo cổ ở bùng binh Xã Đàn hiện nay, tôi có quan sát từ những ngày khai quật đầu tiên. Đó là cuộc khai quật khẩn cấp (chữa cháy) khi một số vật liệu xây dựng cổ phát lộ lúc làm đường. Đến khi cuộc khai quật cơ bản kết thúc, tôi nhiều lần lọ mọ tìm hiểu.
Ý kiến chủ quan của tôi là: "Không thể xác định đó là nền Xã Đàn đời Lý và cũng không thể xác định đó là vùng lõi của di tích Xã Đàn đời Lý". Lí do là, chúng ta không có tài liệu nào đối chứng cái Xã Đàn đời Lý nó hình dáng ra sao, đắp xây bằng vật liệu gì, kích thước nó như thế nào, khi tế có những nghi thức gì, tập trung số lượng người bao nhiêu, vị trí được từ thư ghi lại chính xác là ở đâu, phương vị so với Điện Kính Thiên chếch nam mấy độ với phương vị ngày nay...
Trên hố khảo cổ, di vật Lý rất ít và phân tán, không tập trung dấu hiệu định lượng, không liên tục tầng văn hóa để đưa ra nhận định mang tính khoa học. Ngược lại, gạch Hán và gạch Lê lại rất tập trung, bên cạnh đó, có dấu hiệu một ít di vật nghi là trước Hán. Nếu gọi là lớp Lý thì quá mờ nhạt trong khi nhà Lý kéo dài 215 năm.
Vậy đưa ra nhận định cẩn trọng là: Di tích là một cồn đất đã từng có các di vật từ Đông Sơn qua Bắc thuộc qua Lê đến Nguyễn nằm trên địa bàn Xã Đàn. Mà địa bàn Xã Đàn thì rộng, không chỉ cái cồn đó. Tại sao không đào các điểm khác rồi đối chứng. Phải nhiều điểm mới xác định chắc chắn được. Còn chuyện người ta công nhận di tích là một điều khác, trong sử học còn biết bao nhiêu "nghi án". Ta tạo tiếp nghi án cho con cháu sau này có việc mà nghiên cứu vậy.
Mới đào một chỗ đã khẳng định
- Có nhiều ý kiến, trong đó thậm chí cả người làm trong lĩnh vực khảo cổ - rằng nơi đặt hòn đá ghi di tích đàn Xã Tắc hiện nay thực ra chỉ là địa điểm người ta nghi ngờ đã từng là nơi đặt đàn Xã Tắc, còn trên thực tế đàn Xã Tắc thực sự ở chỗ khác. Quan điểm của ông ra sao?
- Đặt vấn đề nền Đàn tế Xã tắc nằm nơi khác cũng là một giả thuyết cần lưu ý. Cần tôn trọng các ý kiến đó. Khi trở thành địa danh Xã Đàn, nó bao gồm một vùng rộng hơn. Cũng như địa danh Hà Nội bây giờ kéo lên tân Ba Vì, xuống tận Cầu Giẽ, Châu Can vậy. Lấy Núi Nùng làm tâm, vẽ một đường com pa từ Đông Nam sang Tây Nam, mở rộng ra thì Đàn Xã Tắc có thể nằm trong rẻ quạt đó. Chính Nam thì đó là chùa Kim Liên, chếch tây chừng 15 độ thì là chùa Xã Đàn, chếch thêm tí nữa thì là cái bùng binh đó. Giá như chúng ta đào thăm dò hết thì việc xác định sẽ thuyết phục hơn. Khổ là mới đào một chỗ đã khẳng định.
Giả thuyết Đàn Xã tắc nằm ở Chùa Xã Đàn hiện nay
- Ông cho rằng di tích Đàn tế phải là nằm trong khuôn viên Chùa Xã Đàn (Kim Yên tự) ngày nay, nhận định này dựa trên cơ sở nào, thưa nhà nghiên cứu?
- Khi nghiên cứu các di vật đá đời Lý từ năm 1998, tôi có chú ý đến tư liệu mà cụ kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng nhắc trong tác phẩm của ông là trước 1945, đứng trên đê La Thành, nhìn về phía chùa Xã Đàn, ta thấy một số đá lổng chổng, đó là phế tích Khâm thiên giám đời Lý. Tôi đi lần tìm và vào chùa Xã Đàn và gặp cây cột đá ở đó. Chùa Xã Đàn khuôn viên còn rộng và gần hồ Xã Đàn. Nếu đàn Xã Tắc ở đó thì có vẻ hợp lí hơn cả về phương vị cả về cảnh quan. Đời Lý người ta còn "hóa gia vi tự" thì việc hóa một bộ phận công trình công vụ "vi tự" cũng là chuyện thường. Giả thuyết đó hợp lí hơn. Thử khảo cổ xem.
- Trong giới khảo cổ và nghiên cứu văn hóa cũng từng có phát biểu thừa nhận rằng trên thực tế chỉ xác định được khu vực được cho là có Đàn Xã Tắc chứ không thể xác định được nó chính xác ở đâu bởi muốn xác định đúng vị trí thì cần phải làm khảo cổ cả một vùng rộng lớn, có bán kính lên đến cả 1km. Nếu ý kiến này là chính xác thì có nghĩa điểm được cho là Đàn Xã Tắc hiện nay không phải là Đàn Xã Tắc và chúng ta đã thừa nhận sai. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
- Đúng sai trong khoa học là chuyện bình thường. Có thế khoa học mới phát triển được. Nếu làm đúng cả thì tương lai lấy gì mà làm? Trong sử học luôn luôn tồn tại các nghi án và cũng nhiều nghi án này chồng lên nghi án nọ.
Lí lẽ "đường đi trên đầu tổ tiên là xúc phạm" cũng buồn cười
- Hiện tại đang nổ ra rất nhiều cuộc tranh cãi giữa các nhà văn hóa, giới khảo cổ, những người làm di sản và những người liên quan trực tiếp tới dự án xây dựng cầu vượt nhưng lại chưa ai xác định được vùng lõi di tích đàn Xã tắc ở đâu. Vậy theo ông chúng ta cần làm gì để giải quyết tình huống này? việc tiến hành khảo sát cả vùng di tích lúc này liệu có cần thiết không  hay cứ tiến hành thi công mà chưa đưa vấn đề vùng lõi vùng biên bảo vệ di tích ra thưa ông?
- Khi việc xác định nền đàn Xã tắc hay vùng lõi di tích chưa rõ ràng thì hãy đặt nó vào tình hình "chưa minh định" cho dù đã công nhận Di tích. Việc thi công cầu vượt cách mép bùng binh hiện nay 1m là được, cứ tiến hành. Có điều là, khi thi công, phải có chuyên gia khảo cổ học đi kèm để giám sát (như giám sát thi công vậy). Có gì bất thường là phải tiến hành khai quật ngay.
Còn lí lẽ rằng, "đường đi trên đầu tổ tiên là xúc phạm" của một số học giả thì cũng có tí mủi lòng nhưng cũng buồn cười. Chả nhẽ phải hạ đường Hoàng Diệu cho ngang di tích Hoàng Thành mới là tôn kính, cáp treo không được cao hơn chùa dưới lũng, máy bay không được bay cao hơn núi Ba Vì thiêng liêng. Có nơi, người ta làm hành lang cao hơn chỗ vĩ nhân ngồi làm việc để tham quan cho rõ đấy.
Xin cảm ơn nhà nghiên cứu
Hạnh Phương (thực hiện)


+(Chép từ net)


 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét