Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

HỔ PHỤ - HỔ TỬ

1-HỔ TỬ 
(Liệt sĩ Võ Dũng)

 Hổ phụ sinh hổ tử
Người xưa nói chớ sai
Đúng là con nhà Võ
Khí khái một đời trai!

Đòi về quê yêu dấu
Noi theo cha kiên cường
Hy sinh trong chiến đấu
Lặng lẽ thành tấm gương! 





2-LỤC DÂN

Võ dũng lừng vang một thủ quân
Văn nhân nức tiếng khắp lục dân
Kiệt xuất đổi dời, xây, trị thủy
Hòa khí lan tràn chín tầng vân

Là con xứ sở Cửu Long điền
Là anh xung phong của thanh niên
Là bộc cúc cung vì đại chúng
Hồn nay an lạc Vĩnh Long viên...


                                  Trần Hạnh Thu


ĐỌC THÊM:

+Võ Văn Kiệt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

TIỂU SỬ VÀ HOẠT ĐỘNG
Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa sinh năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, miền Nam Việt Nam 
Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông Kiệt được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, ông là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định. Ông bắt đầu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (năm 1960). Từ năm 1973 đến năm 1975 ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.
Từ tháng 4 năm 1982 ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhấtHội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1988, ông giữ vị trí Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột . Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông không còn giữ các chức danh trong chính phủ nhưng vẫn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nghỉ hưu và qua đời

Sau khi từ giã chính trường, ông Kiệt sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong 11 năm từ 1997 đến lúc mất, trước mỗi sự kiện nóng bỏng, quan trọng mang tầm quốc gia hoặc ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nhân dân, lại thấy Võ Văn Kiệt lên tiếng với tư cách một người công dân . Võ Văn Kiệt là cựu lãnh đạo Việt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc . Ông cũng đã có ý kiến chính thức với lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến , ông nói: "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng" . Và về việc bầu cử đại biểu Quốc hội ông cũng có nhận định: "Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ".
Trong những năm cuối đời, ông phát biểu ý kiến, kiến nghị với các cơ quan đảng và nhà nước dồn dập hơn. Từ những vấn đề trọng đại như ý kiến đóng góp với Đại hội X, hoà hợp dân tộc, đến những kiến nghị, góp ý, phát biểu về những sự việc cụ thể như: quy hoạch về thành phố dọc sông Hồng, việc xây nhà Quốc hội... Những ý kiến của ông được trình bày thẳng thắn và chứa tâm huyết lớn với nước với dân. Dù được chấp nhận hay không, các ý kiến của ông đều rất quý, rất đáng trân trọng, phù hợp lòng dân và được người dân mong chờ, đón nhận. 
Võ Văn Kiệt đã lên tiếng trên công luận bày tỏ quan điểm lo ngại về các dự án như: nhà máy lọc dầu Dung Quất , thành phố bên sông Hồng , việc xây dựng tòa nhà quốc hội mới  và lần gần nhất là về vấn đề mở rộng Hà Nội . Ông viết: "Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì." 
Bên cạnh đó, ông Kiệt còn bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ sự tự do của báo chí đối với các tổ chức chính trị và chính quyền, quan điểm này được thể hiện rõ ở việc ông can thiệp vào sự kiện Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh thay thế các vị trí quản lý ở báo Tuổi Trẻ nhằm cài cắm người để quản lý.
Ông Võ Văn Kiệt qua đời lúc 7 giờ 40 phút (giờ Hà Nội)   ngày 11 tháng 6 năm 2008, khi đang điều trị tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore . Theo Reuters, ông qua đời do tuổi cao và bị viêm phổi cấp tính , còn theo AP thì ông qua đời do gặp tai biến mạch máu não.
Báo chí Việt Nam chính thức thông báo về cái chết của ông vào tối ngày hôm sau, sau khi các hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin và nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đã gởi lời chia buồn . 18 giờ ngày 12 tháng 6 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo về cái chết của ông và việc tổ chức tang lễ cho ông với nghi thức quốc tang trong hai ngày 1415 tháng 6 . Lễ viếng và lễ truy điệu của ông được tổ chức ở đồng thời ba nơi, Hội trường Thống Nhất (nơi đặt linh cữu của ông), thủ đô Hà Nội và trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (quê hương ông), trưởng ban lễ tang nhà nước là ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ an táng được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 tại nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.

Gia đình

Ông Võ Văn Kiệt có hai đời vợ. Người vợ đầu của ông, bà Trần Kim Anh, có với ông 4 người con: Phan Chí Dũng (sinh năm 1951), Phan Hiếu Dân (sinh năm 1955), Phan Thị Ánh Hồng (sinh năm 1958) và Phan Chí Tâm (sinh năm 1966) . Năm 1966, bà cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi . Ông đã muốn khi chết, tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ của mình đã mãi nằm lại đó. Phan Chí Dũng, người con cả của ông, hi sinh ngày 29-4-1972 tại Sóc Trăng trong một lần đi trinh sát. Ngoài 4 người con với người vợ đầu, ông còn một người con sinh năm 1952 ở miền Bắc tên là Phan Thanh Nam sinh ngày 25-2-1952 , người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang ông. 
Người vợ thứ hai của ông là Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học Phan Lương Cầm, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Cầm từng được trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng cao nhất dành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam. 

Tặng thưởng

Tháng 12 năm 1997, ông Võ Văn Kiệt đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra ông còn được trao tặng nhiều huân, huy chương khác và huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Ngày 22/2/2009, tên của ông được đặt cho một con đường dài 23,6 km chạy từ ngã tư Bình Long cắt quốc lộ 1A trên đường Nguyễn Hoàng qua nhà máy lọc dầu Dung Quất ra cảng Dung Quất, Quảng Ngãi.

Câu nói nổi tiếng

Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả.
Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào. 
Không ai chọn cửa mà sinh ra! 
Thành phố soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán các em. 
Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì
Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn

+TRÍCH TỪ BÀI ĐĂNG "VÕ DŨNG, BẠN TÔI" CỦA TRẦN KIẾN QUỐC TRÊN BANTROIK5.BLOGSPOT.COM:

Thời gian má Kim Anh và hai em hy sinh, ở trường Thiếu sinh quân của chúng tôi ngoài Bắc, ngoài việc học tập văn hóa, Dũng và bạn bè còn được học quân sự, làm quen với súng trường CKC và tiểu liên AK. Thỉnh thoảng , Võ Dũng nhận được thư ba nhưng chỉ có vài chữ thông báo: Má và 2 em con vẫn khỏe. Đầu năm 1967, chiến tranh phá hoại ác liệt hơn, nhà trường được sơ tán sang Quế Lâm, Trung Quốc.  Xa má đã 7 năm mà không có một lá thư của má, với sự nhạy cảm của chàng trai 16, Võ Dũng cảm nhận được rằng chắc chắn đã có điều không lành xảy ra. Trong Nam, mũi tên hòn đạn có chừa ai… Dũng gửi thư hỏi thăm ba, không thấy ba trả lời về vụ ấy. Vậy là Dũng bỏ học, nhiều lần lên gặp Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh, nằng nặc xin về nước: “Cháu biết các chú giấu cháu tin má đã hy sinh. Giờ cháu chẳng còn thiết học hành. Các chú phải cho cháu về nước chiến đấu, trả thù cho má”. Biết không thể giấu mãi, nhà trường đành phải cho Dũng biết toàn bộ sự thật và cho Dũng về nước theo nguyện vọng của mình.
Tháng 3/1968, rời Quế Lâm về nước, bạn tôi được vào rèn luyện tại Trường Quân chính Quân khu Tả ngạn, đóng ở Hải Dương. Nào tập hành quân đường dài với ba lô đựng gạch nặng vài chục kí trên vai; nào tập xạ kích AK, CKC, ném lựu đạn, đặt mìn;  nào đào hào, đào tang xê… Với chàng trai vừa qua tuổi thiếu niên, chỉ quen ăn học thì như vậy quá là gian khó, vất vả; nhưng Dũng không ngại khó, lầm lũi rèn luyện, chẳng hề kêu ca. “Nợ nước, thù nhà đã giục tao hành động như vậy. Chỉ có như thế mới có thể đủ bản lĩnh, sức lực vào chiến trường”, sau này Võ Dũng đã tâm sự với Nguyễn Đức Dũng (bạn cùng đi rèn luyện) như vậy.
Ban Thống nhất Trung ương liên tục cử những đoàn cán bộ dân chính vào Nam công tác. Tháng 8/1969, Dũng lên tập trung ở Hòa Bình và được ghép đoàn. Nghe tin Dũng sắp đi, dì Bảy Huệ, cô Tư Duy Liên và em Hiếu Dân đã lên thăm. Ai cũng lo vì Dũng còn quá trẻ, khi vào Nam nơi đang có chiến tranh, gần với cái chết, sẽ sống ra sao; nhất là ngày đi học Dũng nghịch ngợm quá. Nhưng Võ Dũng cười và hứa một câu xanh rờn: “Dì và cô yên tâm đi, con quyết sẽ trả thù cho má và 2 em. Lần này con đi “một - xanh cỏ, hai - đỏ ngực”! Dũng đã sống đúng với lời hứa đó….
(...)

Cái chết của mẹ và hai em trở thành một động lực trực tiếp để Võ Dũng kiên quyết vào Nam, phần để “trả thù cho mẹ”, phần để thoát khỏi không gian tù túng đang bó chân một chàng trai mười tám. Năm 1969, anh nhập ngũ sau đó đi thẳng vào Trung ương Cục. Lần đầu vào chiến trường nhưng khi phải di chuyển xuống Khu IX, Võ Dũng đã chọn con đường công khai. Trong vai một Khmer kiều, Võ Dũng được người giao liên của bố anh, bà Sáu Trung, đưa về từ Châu Đốc, theo xe đò xuống Rạch Giá.
Sau khi vợ và hai con mất, ông Võ Văn Kiệt vừa cần một người thân ở bên cạnh vừa, trong thâm tâm, muốn giữ an toàn cao nhất cho con mình. Võ Dũng được đưa về ở trong cơ quan Khu ủy, cạnh cha. Bác sỹ riêng của ông Võ Văn Kiệt, ông Huỳnh Hoài Nam kể: “Ổng dặn tôi kèm Dũng, ‘có khó khăn gì mày lo’. Nhưng Dũng rất ngang bướng, nó cứ đòi xuống đơn vị. Dũng kêu: Em về đây để chiến đấu chứ đâu phải để đào hầm cho ba em núp”.
Năm 1971, sau khi lãnh đạo Khu lấy lại được tư thế sau những tổn thất ghê gớm của Mậu Thân, ông Võ Văn Kiệt phát động đưa con em cán bộ ra mặt trận. Dũng nhân đấy nói, không lẽ kêu gọi con người ta ra trận mà con mình ngồi trong cứ, thế là đòi đi. Bác sỹ Nam kể: “Ổng kêu tôi làm công tác tư tưởng. Tôi nói: ‘Dũng, em về miền Nam làm gì?’. Nó bảo: ‘Chiến đấu trả thù’. ‘Vậy em có thấy bọn anh chiến đấu không?’. Nó bảo: ‘Có, nhưng chiến đấu trong xó không hà’. Tôi lấy chuyện mẹ và các em đã mất ra khuyên can, Dũng vẫn dứt khoát. Ông Kiệt thấy thế đành bảo, thôi để nó đi”.
Dũng đòi bằng được ra một đại đội trinh sát. Ông Kiệt nhớ lại: “Ông Lê Đức Anh biết chuyện định chuyển cháu về pháo binh, chưa kịp ra quyết định thì Dũng mất”. Võ Dũng hy sinh ngày 29-4-1972 khi đang luồn qua những hàng rào dây thép gai trinh sát. Theo anh Hồ Văn Út, cận vệ của ông Kiệt: “Hôm sau, mấy bà má phải vào đồn lính, xin xác Dũng về an táng bên kênh Tư Ký, Sóc Trăng”. Ông Võ Văn Kiệt nhận được tin con trai hy sinh khi đang chủ trì cuộc họp Thường vụ Khu ủy. Gương mặt người chính ủy tái lại, nhưng ông chỉ mím môi để cho nước mắt chảy vào trong.
Những người cận vệ luôn sống cách ông vài bước chân cũng không khi nào nhìn thấy ông Kiệt khóc. Trước ba quân, vẫn là một ông Tám Thuận mạnh mẽ. Nhưng, khi trở về trong chòi riêng ông trở thành một con người khác, lặng câm, cô độc. Bác sĩ Huỳnh Hoài Nam kể: “Ông thích uống cà phê sữa nhưng dạo ấy ông thường kêu tụi tôi làm ‘chà và đen’, cách ông gọi cà phê không. Đó là loại cà phê dành cho những đêm không ngủ. Kể từ khi bà Trần Kim Anh và hai đứa con thơ mất tích trên sông Sài Gòn, có hai kỷ vật lúc nào cũng được ông Kiệt giữ bất li thân đó là bức chân dung của bà và bộ đồ bà ba may bằng lụa tơ tằm. Bác sĩ Nam kể: “Mỗi khi dời cứ, thường chúng tôi giúp ông xếp đồ. Riêng tấm hình và bộ đồ của bà thì tự tay ông làm lấy”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét