tu lieu-bi an khao co 1
Những phát hiện khảo cổ quan trọng trong lịch sử
Đền Gobekli Tepe, sách giấy ở Oxyrhynchus, thư viện Ashurbanipal...
Lịch sử vẫn luôn che đậy những điều kỳ bí. Chính những phát hiện
khảo cổ đã hé lộ những tia sáng hiếm hoi về thế giới của người cổ xưa,
thời kỳ tổ tiên loài người.
1. Thành Troy
Chắc
hẳn nhiều người đều biết đến hai trường thi nổi tiếng của Homer: Iliad
và Odyssey. Trong hai tác phẩm đó có nhắc tới một địa danh nổi tiếng đi
vào nhiều bộ phim điện ảnh - thành Troy. Tuy nhiên, cho đến tận thế kỷ
XIX, hầu hết mọi người vẫn cho rằng, Troy chỉ là một sản phẩm của trí
tưởng tượng.
Vào
năm 1871, một nhà thám hiểm người Đức khi tiến hành khai quật di chỉ
Hissarlik đã phát hiện ra những phần còn sót lại của thành Troy.
Tại
đây, họ không chỉ tìm thấy được những kho báu huyền thoại có tuổi thọ
lên đến 1.000 năm mà còn biết được nguyên nhân chính khiến cho thành
Troy biến mất. Nguyên nhân không phải là chiến tranh mà chính là động
đất.
Không
những thế, từ phát hiện này, các nhà khoa học đã có đủ cơ sở để chứng
minh, cuộc chiến thành Troy thật sự tồn tại và Homer đã chọn lấy một vài
sự kiện trong đó để sáng tạo thành thiên sử thi bất hủ.
2. Sách giấy ở Oxyrhynchus
Oxyrhynchus
là một thành phố ở phía Nam của Ai Cập thời cổ đại. Oxyrhynchus có một
điều đặc biệt khiến cho các nhà khảo cổ phải “dở khóc dở cười”, đó là
phần lớn các tư liệu có giá trị ở đây đều được tìm thấy trong những hố
rác cổ.
Trong quá khứ, những người dân nơi đây sau khi sử dụng xong các văn bản viết, họ thường vứt chúng vào các hố rác được đào sẵn.
Nhưng
không ai ngờ, những thứ tưởng chừng như vứt đi đó lại được bảo quản rất
tốt trong sa mạc khô nóng và trở thành kho báu vô giá đối với lịch sử
loài người. Hiện nay, các nhà khảo cổ đang huy động rất nhiều nguồn lực
để tiếp tục tìm kiếm những tài liệu trong các hố rác này.
3. Thư viện Ashurbanipal
Một
bộ sưu tập khoảng 25.000 mảnh vỡ đất sét là những thứ còn sót lại từ
thư viện của Ashurbanipal. Thư viện này được phát hiện vào giữa thế kỷ
XIX bởi Austen Henry Layard tại thành phố Mesopatamian của Nineveh (nay
là Iraq).
Đây
từng là một trong những thư viện lớn nhất trong thời gian đó, chứa
khoảng 1.200 văn bản. Những văn bản này bao gồm các văn bản hoàng gia,
biên niên sử, thần thoại, tôn giáo, câu thần chú, các bài thánh ca, y
học, thiên văn học, văn chương và quan trọng hơn chính là rất nhiều
thông tin quý giá về các cư dân cổ xưa của vùng Trung Đông.
4. Nền văn minh Indus
Là
một trong ba nền văn minh cổ xưa nhất nổi lên bên cạnh con sông, nhưng
khác với nền văn minh sông Nile và Lưỡng Hà chưa bao giờ bị lãng quên,
mãi đến tận thế kỷ XX nền văn minh Indus mới được tìm thấy.
Các
phát hiện khảo cổ cho thấy, một thành phố tiên tiến đã được xây dựng
dọc theo con sông Indus, cùng với đó là các dấu hiệu về khoa học, chữ
viết và công nghệ có thể được tìm thấy trong đống đổ nát của thành phố
này.
Nguyên nhân vì sao thành phố này biến mất
vẫn không rõ, nhưng theo các bằng chứng để lại, nền văn minh này đã bị
phá hủy bởi chính các con sông đã nuôi sống họ.
Nhưng
điều đặc biệt là qua những gì tìm được ở đây, ta có thể thấy một mức độ
công bằng xã hội khá cao. Nếu điều này là đúng thì dường như xã hội
thời kỳ này đã có một bước nhảy vọt đáng kể so với các nền văn minh cùng
thời điểm đó. Đây là một điều vô cùng ý nghĩa đối với các sử gia ngày
nay.
5. Đền Gobekli Tepe
Đền
Gobekli Tepe đã thay đổi hoàn toàn cái nhìn của các nhà khảo cổ về quá
khứ. Với niên đại 12.000 năm, kiến trúc này xuất hiện trước bất kỳ một
nền văn minh nào được biết đến, đây được cho là công trình lâu đời nhất
do con người tạo ra đến tận bây giờ.
Địa
điểm này nằm trên một đỉnh đồi ở Thổ Nhĩ Kỳ, có 20 vòng và hiện đã được
khai quật 4 trong số đó. Mỗi vòng có đường kính từ 10 - 30m, được trang
trí chủ yếu bằng những cây cột đá vôi lớn hình chữ T cao khoảng 2,4m và
nặng tới 7 tấn.
Hầu
hết các cột được trang trí với các phù điêu các loài vật và những hình
trừu tượng. Các mô hình trừu tượng thể hiện các biểu tượng linh thiêng
thường thấy ở các bức tranh hang động thời kỳ Đồ Đá mới. Những bức phù
điêu tượng trưng được đẽo gọt công phu với sư tử, bò, lợn rừng, cáo,
nai, lừa, rắn và các loài bò sát, côn trùng, nhện, chim.
7 phát hiện khảo cổ "tình cờ đến... bất ngờ"
Chúng mình cùng đến với những khám phá hết sức... ngẫu nhiên của ngành khảo cổ học nhé!
Khảo cổ học từ trước
đến nay vẫn được coi là ngành “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”. Để tìm được
những di sản quý giá, các nhà khảo cổ không những cần có kiến thức dày
dặn, sự kiên trì mà còn phải sở hữu “nụ cười” của Nữ thần May mắn nữa.
Ngoài kiến thức và kinh nghiệm, ngành khảo cổ học cũng rất cần đến may mắn đó các bạn ạ!
Trên thực tế, đã có
khá nhiều những khám phá khảo cổ độc đáo được “tình cờ” phát hiện ra nhờ
những sự cố hoặc sự vô tình nằm xa ngoài những tính toán khoa học của
ngành khảo cổ.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài khám phá đặc biệt này nhé!
1. Hang Lascaux
Ngày 12/09/1940, trong lúc đuổi theo chú chó bướng bỉnh của mình, 4 đứa trẻ đã phát hiện ra một hang sâu gần làng Montignac, phía Tây Nam nước Pháp. Chúng đã ngạc nhiên tột bậc khi phát hiện ra cái hang này chứa gần 2.000 bức vẽ và điêu khắc về loài vật, con người cùng những hình thù trừu tượng trên vách hang được cho là di sản của 1500 – 2500 năm trước.
Hang này được biết
dưới tên Lascaux. Các nhà khảo cổ tin rằng hang động này được dùng với
mục đích tôn giáo. Thậm chí, Nhiều phần của những hình thù giống như một
câu chuyện nhưng đến giờ nội dung của nó thì vẫn còn là một ẩn số.
Hang động được mở cửa
cho công chúng vào năm 1948, nhưng sau đó lại bị đóng cửa vào năm 1963
nhằm bảo vệ nguyên trạng của khu khảo cổ.
2. Cuộn Kinh Thánh Biển Chết
"Kinh Thánh Biển Chết” là cuộn tài liệu được viết trên da động vật và giấy gió, bao gồm hơn 800 đoạn viết về Kinh Thánh. Ra đời cách đây 2000 năm, cuộn giấy này từng là tài liệu Kinh Thánh cổ nhất còn tồn tại, giúp những nhà sử học hiểu hơn về lịch sử tôn giáo của loài người.
Điều thú vị là cuộn
Kinh Thánh viết tay này sẽ chẳng bao giờ được nhắc tới nếu không có sự
phát hiện tình cờ của đoàn dân du mục Ai Cập Muhammed edh - Dhib tại
vùng hẻo lánh Qumran, dọc bờ biển phía Nam của biển Chết vào những năm
giữa thập kỉ 1950.
Mặc dù đã được dày công nghiên cứu và dịch thuật, nhưng cho đến giờ các nhà khảo cổ vẫn băn khoăn ai là tác giả viết ra nó.
3. Tảng đá Rosetta
Năm 1799, đoàn quân của Napoleon đã tình cờ phát hiện ra tảng đá nổi tiếng Rosetta khi đang diễu hành qua vùng phía Nam châu Phi trong chiến dịch Ai Cập.
Khi đoàn quân đóng
trại xung quanh bờ sông Nile, các học giả (được biết đến là Hội Hàn Lâm
Ai Cập) đã phát hiện ra những dấu tích tàn phá và khảo cổ tại đây. Sau
khi được tìm thấy, những kí tự trên tảng đá được nhiều lần đem ra nghiên
cứu nhưng vào thời điểm đấy, vẫn chưa ai có thể hiểu được chúng.
Phải đến năm 1802,
các học giả đã giải mã thành công phần chữ Hy Lạp và chữ cổ Ai Cập. Tuy
nhiên, phần chữ tượng hình thì phải mất 20 năm sau, học giả người Pháp
Jean - Francois Champollion mới tuyên bố “phá mã” thành công.
Champollion đã mở ra cánh cửa đến với nền văn minh Ai Cập xưa.
Hiện giờ, tảng đá này đang được trưng bày tại bảo tàng nước Anh.
4. Hình khắc trên sa mạc Nazca
Những hình khắc khổng lồ trên mặt đất này được biết đến với tên gọi Nazca Lines, được phát hiện ra vào những năm 1930 khi nhìn từ trên máy bay xuống.
Những hình khắc này
trải dài trên sa mạc Nazca, thuộc phía Nam của Peru, cách Thủ đô Lima
400 km. Đó là những hình thù giống với nhiều loài vật như nhện, kền kền,
khỉ, cây cối, thậm chí cả người và những kí hiệu hình học.
Câu trả lời về ý
nghĩa của chúng hiện vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, một số các nhà khảo cổ
tin rằng nó liên quan đến những phong tục tôn giáo.
5. Người băng Ötzi
Năm 1991, những khách du lịch người Đức đã vô tình phát hiện ra một xác chết lạnh ở hốc núi, thuộc địa phận ngọn Otztal nằm giữa Ý và Áo. Thoạt đầu, ai cũng nghĩ là đây là tử thi của người mới qua đời song thực tế, xác chết đóng băng có tên là Ötzi này đã tồn tại suốt 5300 năm.
Khi xác chết Ötzi
được phát hiện, các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu về xác ướp
rồi tìm ra nhiều điều từ bữa ăn cuối cùng cho đến nguyên nhân tử vong,
nghề nghiệp của Ötzi. Thậm chí, họ còn tái tạo lại diện mạo của xác chết
này.
Ötzi được cho là chết
vào mùa xuân do một mũi tên đâm thẳng vào huyết mạch xương đòn trái.
Anh ta đã được mai táng một cách chu toàn và đó là lý do tại sao quanh
thi thể có nhiều vật dụng cá nhân được tìm thấy.
6. Kho báu trong lòng đất
Từ nhiều năm nay, các món đồ khảo cổ kim loại chôn dưới long đất được tích cực “truy lùng” trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Anh.
Năm 2009, anh chàng Nick Davies, 30 tuổi, đã tìm thấy 10.000 đồng xu Roman cổ trong một lọ bằng đất sét ở Shropshire, Anh.
Cùng năm đó, 1500
mảnh vàng và bạc, được cho là từ thời Bóng tối (Dark Ages), cũng được
phát hiện ra tại một cánh đồng ở phía Tây của vùng Staffordshire, Anh.
Năm ngoái, ông David
Criso, 63 tuổi, cũng tìm thấy 52.000 đồng xu Roman cổ trong một lọ bằng
đất sét ở vùng Tây Nam nước Anh. Giá trị của đống xu cổ này lên tới 1
triệu đô la Mỹ (tương đương 21 tỷ VNĐ)!
7. Tàu đắm 2000 năm tuổi
Năm 1986, một đội thợ lặn đã vô tình phát hiện ra một chiếc tàu bị đắm khoảng 2000 năm tuổi ở cách thị trấn Grado, Ý gần 10 km. Chiếc tàu buôn nhỏ này dài gần 17m, rộng 5m, chở khoảng 600 bình, vại chứa đầy cá.
Thú vị hơn cả, các
nghiên cứu về con tàu này còn khám phá ra việc những kĩ sư Roman cổ đã
biết thiết kế hệ thống thủy lực, cho phép chiếc tàu có khả năng chở theo
cả một bể cá sống!
Mỗi biểu tượng lại là một câu chuyện thần bí đằng sau.
Giải mã bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại (Phần 2)
Mỗi biểu tượng lại là một câu chuyện thần bí đằng sau.
Móc và néo
Biểu tượng của sức mạnh và quyền lực hoàng gia
Móc và néo thường đi với nhau như một cặp, được sử
dụng phổ biến từ triều đại Middle Kingdom, là vật tượng trưng được sử
dụng giống như quyền trượng khẳng định sức mạnh và quyền lực của nhà
vua. Cặp đôi này có nguồn gốc từ vị thần nông nghiệp cổ đại của Ai Cập,
Anedjti. Ông được miêu tả đội chiếc vương miện có gắn 2 chiếc lông vũ và
tay cầm chiếc móc và néo đặc trưng.
Về sau, Anedjti đồng hóa làm một với Osiris và mọi
đặc trưng trong nhân dạng của vị thần này cũng được chuyển giao sang
thần Osiris.
Thần Osiris
Chiếc móc được cầm bên tay trái còn chiếc néo được
cầm bên tay phải. Chiếc móc (heq) tượng trưng cho tính âm hay “quyền lực
về mặt tinh thần” của một Pharaoh, khẳng định vai trò như là người bảo
vệ của dân hay là “shepherd”- Chúa trời chịu trách nhiệm lãnh đạo, chăm
lo cho những “con chiên” của mình. Chiếc néo (nekhakha) tượng trưng cho
tính dương và khía cạnh về quyền lực hữu hình vì Pharaoh là người trần
nhưng đại diện cho tất cả các vị thần cai quản 3 cõi : siêu hình, vũ trụ
và trái đất. Nó cũng đại diện cho người nông dân – người tạo ra lương
thực và coi sóc mọi sự sống trên đồng ruộng (chiếc néo được sử dụng như
dụng cụ đập lúa của người nông dân trong thời Ai Cập cổ xưa). 
Thông điệp của nó như là một lời nhắc nhở một người
lãnh đạo có tài năng thực sự phải biết kết hợp kỷ luật với trí tuệ và
sự hiểu biết, phải có lòng nhân từ để hòa dịu công lý và đưa ra những
phán quyết đúng đắn nhất.
Tư thế cầm của chúng cũng mang những ý nghĩa khác
nhau. Thời xa xưa, tư thế bắt chéo hai cánh tay vào nhau trước ngực là
biểu thị cái chết và người chết thường được chôn theo tư thế này.
Tuy nhiên, cũng với tư thế này và với hai chiếc móc
và néo được bắt chéo với nhau thì lại mang nghĩa là sự hồi sinh như
trong các bức hình ta thường thấy ở quan tài của vua Tutankhamun. Còn
khi cầm thẳng chúng ở trước mặt thì mang nghĩa là sự phán xét, hay được
miêu tả gắn liền với thần Anubis, vị thần Cõi âm và là người phán xét
trong phiên tòa Maat.
Người ta cho rằng kí tự X có nguồn gốc chính từ
hình ảnh hai chiếc néo và chiếc móc bắt chéo với nhau và đó là biểu
tượng của cái chết và sự tái sinh. Trong nguyên gốc, từ “ex” vốn là
tượng trưng cho chữ X mang nghĩa là đã chết, khi người ta nói ex-husband
nghĩa là để ám chỉ người chồng đã mất.
Bọ hung
Biểu tượng của sức mạnh, sáng tạo và sự biến đổi
Bọ hung là đại diện cho thần mặt trời Khepri liên
quan đến sự hồi sinh. Loài bọ hung thường đẻ trứng trong phân các loài
vật khác, cuộn tròn chúng lại như viên bi và lăn vào trong lỗ, là sự
khởi đầu trong vòng đời của một chú bọ hung con. Người Ai Cập ví tập
tính này giống như sự chuyển động của “ quả bóng” mặt trời lăn trên bầu
trời và sự tái sinh hàng ngày của nó.
Những người Ai Cập cổ đại tin rằng một con bọ hung
bay trên bầu trời mỗi buổi sáng sẽ gọi mặt trời lên. Con bọ hung vì thế
là biểu tượng của mặt trời mọc, được sử dụng để bảo vệ khỏi quỷ dữ, nó
còn là biểu tượng của sự tái sinh, sáng tạo, sự biến đổi, đem lại sức
mạnh cho người đeo nó.
Bọ hung cánh lớn và bọ hung hình trái tim được coi
là loài côn trùng may mắn và được đặt trên các xác ướp để bảo vệ họ
chống lại ma quỷ. Khi Pharaoh Amenhotep III băng hà, hàng trăm vật kỉ
niệm có hình bọ hung đã được làm để ghi dấu những cột mốc sự kiện trong
cuộc đời của ông.
Hoa sen
Biểu tượng của Mặt trời, sự thanh cao, sức sáng tạo và sự tái sinh
Ai Cập có hai giống hoa sen bản
địa sinh trưởng là loại sen trắng và sen xanh, sau này có thêm loại sen
hồng được du nhập từ Ba Tư. Cả ba loại sen này đều được miêu tả trong
nghệ thuật Ai cập nhưng giống sen xanh được sử dụng rộng rãi và phổ biến
nhất.
Theo thuyết sáng tạo của người Ai
Cập, trong buổi sơ khai, có một bông hoa sen khổng lồ mọc lên trên đại
dương của sự hỗn mang. Từ bông sen đó, mặt trời ló dạng lần đầu tiên
trên Trái đất. 
Búp sen vàng trong bông sen xanh
làm người Ai cập liên tưởng đến Mặt trời mọc lên từ nơi mặt biển nguyên
sơn như trong truyền thuyết về sự ra đời của vạn vật. Vào buổi đêm, bông
hoa cụp cánh và chìm dưới mặt nước để rồi đến bình minh, nó lại nở bung
rực rỡ. 
Các giống hoa màu xanh hay màu
trắng được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc. Trong toán học,
biểu tượng hoa sen tượng trưng cho con số 1000. Nó cũng là biểu tượng
của Thượng Ai Cập và đại diện cho sự phục sinh của Isis.


Hầm mộ của nhà vua luôn là kho tàng đối với bọn đào mộ trộm.

Ai Cập huyền bí - Giải mã kim tự tháp và lăng mộ
Nền văn minh Ai Cập cổ đại với những câu chuyện kỳ bí luôn là “thỏi nam châm” có sức hút mãnh liệt với con người...
Có thể nói, kim tự tháp là một
trong những công trình vĩ đại mà đến nay, khoa học hiện đại vẫn chưa lý
giải hết được quá trình xây dựng nó. Đó là chưa kể đến những truyền
thuyết xung quanh lăng mộ của các Pha-ra-ông bí ẩn luôn gắn liền với các
kim tự tháp.
Để giải mã được một phần những bí ẩn của nền văn minh Ai Cập cổ, chúng mình sẽ “đột nhập” kim tự tháp thử một phen nhé!
Kim tự tháp là lăng mộ của các Pha-ra-ông được cho là nơi chôn giấu của cải, vật dụng khi còn sống của Pha-ra-ông. Đối
với những tên trộm sa mạc, nơi đây chẳng khác gì mỏ vàng. Vì vậy, để
bảo vệ sự yên bình cho Pha-ra-ông cũng như an toàn cho số của cải chôn
theo, dưới thời vua Tutankhamun, các Pha-ra-ông thường được chôn sâu
dưới lòng đất.
Người Ai Cập cổ có niềm tin mạnh
mẽ về cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Thậm chí, họ còn cho rằng đó mới
là lúc bắt đầu cuộc sống thực sự của một con người. Vì vậy, các lăng mộ
thường được chôn theo mọi thứ của Pha-ra-ông lúc còn sống để ngài có
thể tiếp tục sống cuộc sống mới ở kiếp sau. Không kể vàng bạc, trang
sức… họ đem chôn mọi vật dụng dùng hàng ngày của ngài, thậm chí là cả
một cái… bô! Có thể, chú mèo của Pha-ra-ông cũng sẽ được ướp xác để tiếp
tục bầu bạn với chủ nhân của mình dưới suối vàng.
Hầm mộ của nhà vua luôn là kho tàng đối với bọn đào mộ trộm.
Các Pha-ra-ông còn được chôn cùng
nhiều hình nộm đầy tớ trong lăng mộ của mình. Các quan tư tế cho rằng
các hình nộm này sẽ phục vụ Pha-ra-ông ở kiếp sau. Nhưng riêng những vị
Pha-ra-ông chết trẻ, họ sẽ được chôn cùng người sống. Đó là những người
đầy tớ bị “đánh vào đầu” để “đi theo nhà vua”. Người Ai Cập cổ cho rằng
đó là minh chứng của sự trung thành.
Công nghệ hiện đại đã mô phỏng được khuôn mặt vua Tut dựa trên xác ướp của ngài.
Một số người tin rằng vị
Pha-ra-ông trẻ Tutankhamun đã bị sát hại bởi chính bác ruột của mình -
Ay - người mà sau này đã lên ngai vàng thay ngài. Nhưng thực tế thì
không phải vậy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều thương tổn đằng
sau gáy của xác ướp Pha-ra-ông Tut (tên gọi khác của Tutankhamun). Họ
đặt ra giả thuyết có khả năng ngài đã gặp tai nạn trong một chuyến đi
săn.
Nhưng đến năm 2005, với công nghệ
chụp X-Quang CT hiện đại, đội nghiên cứu đã phát hiện ra ngài từng bị
gãy chân và đây chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết đầy tranh cãi của
vị Pha-ra-ông trẻ tuổi. Thông thường, một người khó lòng "từ giã cõi
đời" chỉ vì chiếc chân gẫy của mình nhưng dưới "bàn tay" của bệnh sốt
rét, đây sẽ là một câu chuyện khác. Theo kết quả xét nghiệm ADN từ mẫu
các xác ướp có trong lăng mộ, Pha-ra-ông Tut đã nhiễm vi-rút sốt rét và
khiến chuyện gãy chân của ngài trở thành mối hiểm họa thực sự, có ảnh
hưởng trực tiếp đến mạng sống.
Chiếc mặt nạ bằng vàng nặng 11 kg nổi tiếng của vị Pha-ra-ông trẻ tuổi.

Ngay cả quan tài của Pha-ra-ông cũng được làm bằng vàng. Quả thực đây là một kiệt tác nghệ thuật được chạm trổ rất tinh xảo.

Hình ảnh các nhà khảo cổ học khi tìm thấy xác ướp Pha-ra-ông Tut.
Vào những năm 1800, nhiều người
tin rằng các kim tự tháp chứa đựng một sức mạnh vô hình nào đó khi nó có
thể bảo quản, gìn giữ xác của Pha-ra-ông nguyên vẹn hay thậm chí có thể
làm sắc lại lưỡi dao đã cùn.
Các
kim tự tháp thường được ví như những chiếc máy tính làm từ đá, đài
thiên văn thời cổ đại dành cho các nhà thiên văn học và chiêm tinh học.
Đứng trên kim tự tháp, người Ai Cập cổ có thể tính tương đối chính xác
chu kỳ của một ngôi sao, từ đó suy ra thời gian của các vụ mùa, thời
gian hoàn thành các công trình xây dựng lớn...
Đối
với người Ai Cập cổ, hình ảnh kim tự tháp còn biểu trưng cho quyền lực
tuyệt đối của nhà vua và cũng là cách nhà vua đến với thần Ra (Thần Mặt
Trời - vị thần quan trọng nhất trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại) sau khi
qua đời. Điều này giống như việc quan niệm "lên thiên đường" của đạo
Thiên Chúa.
Các kiến trúc sư của vua Napoleon
(Pháp) từng nói rằng, nếu sử dụng khối lượng đá dùng để xây nên kim tự
tháp lớn Giza thì họ có thể xây dựng được một bức tường vòng quanh nước
Pháp.
Vua Napoleon đã từng đi vào kim
tự tháp Ai Cập. Lúc trở ra, người ta trông thấy sắc mặt ông vô cùng nhợt
nhạt, đi đứng cũng không vững. Mặc dù Napoleon từ chối nói về điều này
nhưng theo một số người thì có thể ông đã nhìn thấy trước tương lai của
mình.
Napoleon từng có chuyến "du hành" vào kim tự tháp.
Những người Hy Lạp cổ cho rằng
các kim tự tháp được xây dựng trong khoảng thời gian trên 10 năm với sự
góp sức của 10.000 nô lệ. Tất cả số nô lệ này đều bị đối xử rất tàn tệ.
Nhưng thực tế thì không phải vậy. Chúng được xây dựng bởi 25.000 người
đàn ông hay thậm chí là hơn cả thế. Những người này được đối xử rất tốt.
Họ được cung cấp thịt bò và nước uống, và mỗi người chỉ bị buộc phục vụ
cho việc xây kim tự tháp trong 5 năm. Đối với một số người, việc tham
gia xây kim tự tháp là cả một sự tự hào to lớn.
Bên trong kim tự tháp là dày đặc các cơ quan, mật thất với đường đi lắt léo cùng nhiều cạm bẫy.
Ảnh mô phỏng việc xây dựng kim tự tháp của các nô lệ thời đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét