Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Tư liệu về Vũ Trụ 2


Dải Ngân hà giữa trùng vây hố đen


Dải Ngân hà có thể đang trong tình trạng lọt thỏm giữa hàng ngàn hố đen sau hàng tỉ năm tồn tại.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California tại Santa Cruz (UCSC) của Mỹ đã chạy các chương trình máy tính về sự hình thành thiên hà, từ đó phát hiện Dải Ngân hà của chúng ta có lẽ đang bị bao quanh bởi những “gã khổng lồ háu đói” của vũ trụ.

Hố đen dưới sự tưởng tượng của các chuyên gia.
Hố đen dưới sự tưởng tượng của các chuyên gia. (Ảnh: Reuters)

Mô hình này dựa trên giả thuyết rằng mọi thiên hà đều hình thành một hố đen ở vị trí trung tâm.

Trong khi các thiên hà nguyên thủy va chạm và kết hợp, các hố đen của chúng cũng sáp nhập vào nhau, dần dần trở thành một siêu hố đen có tỉ số khối gấp hàng triệu lần mặt trời.

Tuy nhiên, quá trình đụng độ giữa các hố đen trung tâm đồng thời tạo ra sóng hấp dẫn, đủ khả năng sản sinh một hố đen trẻ từ thiên hà gốc.

Dựa trên lập luận đó, các nhà nghiên cứu UCSC phát hiện có từ 70 đến 2.000 hố đen mini này đang vây quanh Dải Ngân hà, tùy thuộc vào những vụ va chạm trước đó, theo báo cáo trên chuyên san trực tuyến arXiv.
Theo Vietnamnet


Lỗ đen thức giấc sau 30 năm, "nuốt sống" siêu sao Mộc


Lần đầu tiên, các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Geneva ở Thụy Sĩ phát hiện một lỗ đen nuốt một hành tinh có khối lượng ước tính lớn gấp 15 lần sao Mộc.

Lỗ đen thức giấc sau 30 năm, "nuốt sống" siêu sao Mộc

Sự kiện này xảy ra tại trung tâm thiên hà NGC 4845, cách chúng ta khoảng 47 triệu năm ánh sáng, được các nhà khoa học quan sát nhờ vào vệ tinh Integral của Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) vốn khảo sát các vật thể vũ trụ bằng tia gamma.

Trong quá trình khảo sát, các nhà khoa học chú ý đến tín hiệu ánh sáng phát ra từ một lỗ đen ở trung tâm thiên hà NGC 4845 đã yên nghỉ từ 30 năm qua. Lỗ đen này thức dậy và nuốt hành tinh nói trên.

Lỗ đen mất từ 2 đến 3 tháng để chuyển hướng và nuốt 10% khối lượng hành tinh nói trên, phần còn lại phá vỡ và tồn tại trên quỹ đạo.

Nhóm khảo sát cho rằng lỗ đen của thiên hà 4845 có khối lượng lớn gấp 300.000 lần khối lượng mặt trời.
Theo NLĐ


Phỏng đoán mới về hình dạng của hố đen



Các nhà thiên văn học vừa công bố những hình ảnh suy đoán đầu tiên của họ về hình dạng của hố đen, rất khác so với các hình minh họa trước đây.

Trong thực tế, các hố đen không thể nhìn thấy được, ngay cả khi ánh sáng có thể thoát khỏi lực hấp dẫn của chúng. Tuy nhiên, giới khoa học tin rằng, các ranh giới xung quanh một hố đen (đường biên mà mọi vật, kể cả ánh sáng không thể thắng được lực hấp dẫn của lỗ đen để có thể quay trở lại vũ trụ, hay còn gọi là “chân trời sự kiện”) có thể nhìn thấy được nhờ bức xạ phát ra từ các vật chất bị nó hút vào.

Các nhà thiên văn học cho rằng hố đen thực chất hình lưỡi liềm...
Các nhà thiên văn học cho rằng hố đen thực chất hình lưỡi liềm...

Quan niệm này là tiền đề để nhà nghiên cứu Ayman Bin Kamruddin thuộc Đại học California tạo dựng hình ảnh suy đoán về hình dạng của một hố đen, và trình bày nó tại hội nghị thứ 221 của Hiệp hội thiên văn Mỹ. Trong các bức ảnh suy đoán mới, một lỗ đen, hay chính xác hơn là các ranh giới xung quanh nó, có hình dạng lưỡi liềm chứ không phải hình cầu như quan niệm phổ biến hiện nay.

Hình minh họa của ông Kamruddin không hoàn toàn mang tính võ đoán, mà nó được tạo ra dựa trên một mô hình phục vụ việc diễn dịch ảnh của các nhà thiên văn học.

Một dự án mới có tên gọi “Kính thiên văn Chân trời sự kiện” sẽ kết hợp việc quan sát của mạng lưới kính thiên văn vô tuyến trên khắp thế giới để thu thập thông tin về những vật vô cùng nhỏ bé trong vũ trụ.
...chứ không phải hình cầu như quan niệm phổ biến lâu nay.
...chứ không phải hình cầu như quan niệm phổ biến lâu nay. (Ảnh: Reuters)
Dự án này hiện đã tập hợp được các kết quả đo đạc ban đầu về lỗ đen Sagittarius A* nằm ở trung tâm dải Ngân hà của chúng ta. Các nhà nghiên cứu đã thử nhập những dữ liệu này vào nhiều mô hình khác nhau và phát hiện chúng phù hợp nhất với các bức ảnh cho hình dạng lưỡi liềm.
Các nhà thiên văn học lý giải, trung tâm của khối hình lưỡi liềm là một vòng tròn tối đại diện cho bản thân lỗ đen, còn hình lưỡi liềm phản ánh đĩa vật chất quay xung quanh đang bị lỗ đen hút vào bên trong.
Cho tới hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có trong tay công nghệ để chứng minh giả thuyết của minh. Họ hy vọng có thể sử dụng hình ảnh suy đoán đầu tiên về lỗ đen Sagittarius A* để chứng minh một số khía cạnh nhất định, vẫn chưa được xác thực trong thuyết lực hấp dẫn chung.
Theo Vietnamnet

Lý thuyết mới về lỗ đen vũ trụ

  .
Ngày 20/7 các nhà vật lý quốc tế đã được chứng kiến một thay đổi quan trọng trong ngành vật lý không gian, khi giáo sư Stephen Hawking đưa ra lý thuyết mới về lỗ đen, để thay cho lý thuyết cũ mà ông công bố đúng 30 năm trước, nhưng bây giờ bị coi là sai.
Giáo sư Stephen Hawking là nhà khoa học nổi tiếng với dáng vẻ bề ngoài của một người tàn tật phải ngồi xe lăn và phát tiếng nói thông qua một hệ thống máy tính trợ giúp. Quyển sách về vũ trụ do ông viết được trích dẫn rất nhiều kể cả trong các công trình khoa học lẫn tạp chí khoa học thường thức.
30 năm trước khi nghiên cứu về lỗ đen trong vũ trụ ông giải thích đây là khu vực mà tất cả mọi vật thể rơi vào đều bị phá hủy và không bao giờ xuất hiện trở lại. Ở nơi đó muốn thoát ra cần phải có tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng, còn bên trong vật chất trở nên đông đặc lại càng lúc càng nhỏ.

Tuy nhiên, giờ đây giáo sư Stephen Hawking không hề ngần ngại nhận là mình đã sai. Và sau 30 năm tiếp tục nghiên cứu, giờ đây giáo sư Stephen Hawking đã đưa ra một lối giải thích mới về lỗ đen.

Theo giáo sư Stephen Hawking thì nhiều người muốn tin là thông tin có thể thoát ra khỏi lỗ đen nhưng họ không giải thích được cách vận hành cho chuyện đó, và ông đã tìm ra được câu trả lời. Theo ông vật thể lọt vào lỗ đen có thể thoát ra nhưng bị biến dạng nham nhở đến nỗi không nhận ra được. Tất cả những thông tin người ta ghi nhận được từ lỗ đen chỉ là khối lượng, hạt và chiều quay.

Nếu theo như lý thuyết cũ của giáo sư Hawking, cho rằng lỗ đen sau khi hình thành sẽ mất dần trọng lượng do phóng xạ ra tia Hawking, tức là một loại tia ngẫu nhiên và vô định, hay nói cách khác là thông tin về vật chất rơi vào lỗ đen sẽ bị mất kèm theo đó. Giải thích như vậy trái với thuyết lượng tử, vì thuyết đó cho rằng thông tin không bao giờ biến mất cả.

Bây giờ thì thuyết mới của giáo sư Hawking không gây ra mâu thuẫn như thế nữa, vì ông cho rằng lỗ đen không tiêu hủy hoàn toàn mọi vật rơi vào, mà các vật đó vẫn còn tiếp tục phóng xạ thêm một thời gian nữa.
(Theo BBC)



Bất ngờ ngôi sao hình thành gần siêu hố đen

Cập nhật lúc 07h31' ngày 10/04/2013

    Nhờ kính viễn vọng tại Chile, các nhà thiên văn học cho hay đã phát hiện dấu vết của những ngôi sao đang tượng hình ngay rìa một siêu hố đen tại trung tâm Dải Ngân hà.
    Siêu hố đen hết sức phàm ăn, luôn nuốt mọi thứ xung quanh nó
    Siêu hố đen hết sức phàm ăn, luôn nuốt mọi thứ xung quanh nó - (Ảnh: Shutterstock)
    Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tây Bắc (Mỹ) cho hay, nếu phát hiện trên được công nhận, đó sẽ là lần đầu tiên con người tìm thấy trường hợp sự hình thành sao được quan sát quá gần trung tâm thiên hà.
    “Con quái vật khổng lồ” nơi trung tâm Dải Ngân hà tạo ra một vùng không gian đầy hỗn loạn, hoàn toàn không thích hợp để bất cứ đám mây khí bụi nào có thể tồn tại được.
    “Con người cho rằng rất khó để các ngôi sao hình thành gần một siêu hố đen”, Space.com dẫn lời trưởng nhóm Farhad Zadeh nói.
    “Tuy nhiên, cái mà chúng tôi đã phát hiện được là những mảng khí, bụi đang trở nên dày đặc đến nỗi chúng đủ sức vượt qua môi trường khắc nghiệt xung quanh”, ông này cho biết.
    Các nhà thiên văn học sử dụng tổ hợp kính Atacama Large Millimeter/submillimeter tại Chile để xác định những luồng vật chất phóng ra từ đám mây khí và bụi, dấu hiệu cho thấy một ngôi sao trẻ đang hình thành.
    Theo Thanh Niên

    Ngôi sao chết bẻ cong ánh sáng

    Cập nhật lúc 15h39' ngày 09/04/2013

      Mật độ vật chất trong một ngôi sao chết lớn đến nỗi ánh sáng không thể truyền thẳng vì lực hút của nó.
      Kính thiên văn không gian Kepler và các chuyên gia của Đài thiên văn Palomar của Mỹ phát hiện ngôi sao lùn trắng siêu đặc đã chết trong một hệ sao đôi. KOI-256, tên của nó, có kích cỡ bằng trái đất, song khối lượng lại tương đương mặt trời (khối lượng mặt trời gấp khoảng 333.000 lần địa cầu). Nó và một ngôi sao lùn đỏ tạo thành hệ sao đôi, Livescience đưa tin.
      Kích thước của ngôi sao lùn trắng KOI-256 nhỏ hơn rất nhiều lần so với ngôi sao lùn đỏ, song ngôi sao lùn đỏ phải xoay quanh nó.
      Kích thước của ngôi sao lùn trắng KOI-256 nhỏ hơn rất nhiều lần so với
      ngôi sao lùn đỏ, song ngôi sao lùn đỏ phải xoay quanh nó. (Ảnh: NASA)
      "Mật độ vật chất của KOI-256 lớn đến nỗi mặc dù nó nhỏ hơn ngôi sao lùn đỏ rất nhiều lần, ngôi sao lùn đỏ lại xoay quanh nó", Phil Muirhead, một nhà thiên văn của Viện Công nghệ California tại Mỹ phát biểu.
      Dữ liệu từ kính thiên văn không gian Kepler cho thấy, lực hút khủng khiếp từ KOI-256 khiến ánh sáng từ "bạn đồng hành" của nó bị bẻ cong. Giới khoa học gọi hiện tượng này là "khuếch đại hấp dẫn", một phần trong thuyết tương đối rộng của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein.
      Đây là lần đầu tiên giới thiên văn phát hiện một ngôi sao có khả năng bẻ cong ánh sáng.
      "Chúng tôi đã chứng kiến thuyết tương đối rộng của Einstein tại một hệ sao xa xôi", Doug Hudgins, một nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) bình luận.
      Phát hiện của Hudgins và các đồng nghiệp sẽ được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal vào ngày 20/4.
      Theo VNE

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét