Tư liệu bí ẩn khảo cổ 3
"Sởn gai ốc" lời nguyền xác ướp băng 5.300 tuổi
Tìm hiểu cái chết bí ẩn vì lời nguyền của xác ướp băng Otzi...
Đôi nét về lai lịch xác ướp băng Otzi
Xác
ướp băng Otzi là tên gọi của một xác ướp tự nhiên được bảo quản trong
tuyết lạnh có niên đại cách đây 5.300 năm. Xác ướp này được các nhà khoa
học phát hiện ra từ năm 1991 trên dãy núi Alps, thuộc phần biên giới
của nước Áo và Italy. Tên của xác ướp được các nhà khảo cổ đặt theo tên
của thung lũng nơi nó được tìm thấy.
Người
đầu tiên tìm ra xác ướp băng là cặp vợ chồng người Đức, Helmut Simon và
Erika. Bên cạnh bộ hài cốt còn có chiếc rìu, thanh dao găm và ống tên.
Phát hiện này đã cổ vũ các nhà khoa học và họ đã bắt tay vào việc nghiên
cứu toàn diện xác ướp băng Otzi này.
Các
nhà khảo cổ đã xác định được đây từng là một người đàn ông và là xác
ướp cổ nhất được bảo quản tự nhiên ở châu Âu. Ông này có chiều cao
160cm, trọng lượng 50kg và chết ở độ tuổi 30 - 45. Hiện xác ướp này đang
được trưng bày tại Bảo tàng cổ South Tyrol (phía Bắc Italia).
Những cái chết bí ẩn có liên quan đến người băng cho đến nay vẫn không ai lý giải được.
Không
giống những xác ướp khác, xác ướp Otzi dù đã được các nhà khoa học thực
hiện hàng trăm nghiên cứu nhưng vẫn ẩn chứa nhiều bất thường. Đến tận
bây giờ, sau 20 năm được tìm thấy, người ta vẫn không biết được thân
thế, cuộc đời chính xác của người băng. Các nhà khoa học cũng chưa xác
định được lý do tử vong của người đàn ông này là do bị giết, bị hiến tế
hay gặp phải bão tuyết nữa.
Các giả thuyết giải mã xác ướp băng
Có
khá nhiều giả thuyết hoang đường xung quanh câu chuyện về xác ướp băng.
Chẳng hạn, có người cho rằng Otzi là một pháp sư. Mặc dù được xác định
là có niên đại 5.300 năm, thế nhưng trên xác ướp, người ta lại thấy có
mũi tên có niên đại 7.000 năm, một chiếc rìu thuộc niên đại 2.000 năm và
bộ da thú cuốn xác ướp thì được lột từ một con dê sống ở Trung Quốc
cách đây 5.000 năm. Như vậy, có thể nói Otzi có khả năng siêu tự nhiên
là du hành trong thời gian nhờ một lời nguyền đặc biệt là trừng phạt tất
cả những ai dám động chạm đến thân thể của ông ta.
Theo
một giả thuyết khác, Otzi trả thù các hậu duệ trực tiếp của những kẻ đã
giết chết ông ta. Do sự trớ trêu của số phận nên sau hàng nghìn năm,
những kẻ hậu duệ đó lại xâm phạm đến xác ướp của ông ta. Giả thuyết này
có cơ sở của nó: Sau khi nghiên cứu những vết máu trên thân thể Otzi,
các nhà khoa học khẳng định rằng có tới 8 kẻ tấn công ông ta.
Trải qua 5.300 năm, những bộ phận trên cơ thể xác ướp này vẫn nguyên vẹn.
Tiến
sĩ Tom Loy - nhà sinh học và khảo cổ nổi tiếng
của trường Đại học Queensland (Australia) không muốn tin rằng một người
đi săn dũng cảm như Otzi lại kết thúc cuộc đời một cách âm thầm đến như
vậy. Ông đã nghiên cứu ADN của Otzi và máu còn vương lại trên dao, rìu
và mũi tên của ông ta. Kết luận của tiến sĩ Tom Loy như sau: Tính chất
của các vết thương cho thấy rằng Otzi đã tham gia một trận đánh giáp lá
cà ác liệt. Ông ta đã chiến đấu hết sức dũng cảm mà bằng chứng là một
trong hai mũi tên của ông ta đã hai lần rút ra từ xác kẻ thù. Tuy nhiên,
những lời lẽ hàm ý ca ngợi đó cũng không cứu được nhà khoa học
Australia thoát khỏi lời nguyền của xác ướp băng.
Tháng 10 năm 2005, tiến sĩ Tom Loy đã qua đời trong hoàn cảnh hết sức kì lạ. Cái chết của Tom Loy đã làm dấy lên những tin đồn về lời nguyền của xác ướp băng này.
Tháng 10 năm 2005, tiến sĩ Tom Loy đã qua đời trong hoàn cảnh hết sức kì lạ. Cái chết của Tom Loy đã làm dấy lên những tin đồn về lời nguyền của xác ướp băng này.
Những nạn nhân xấu số từ lời nguyền
Hàng
loạt những cái chết kì lạ bắt đầu từ năm 1991, ngay sau khi xác ướp
băng được đưa về phòng thí nghiệm ở thành phố Innsbruck, Áo. Lời nguyền
bắt đầu vào năm 1992, với cái chết của bác sĩ Reyner Henn, 64 tuổi,
người trực tiếp giải phẫu xác ướp băng. Ông đã thiệt mạng trong một vụ
tai nạn giao thông. Ít lâu sau, một trận tuyết lở đã chôn vùi Kurte
Fritz, người đã dùng máy bay lên thẳng đưa xác ướp băng về Innsbruck.
Kurte Fritz cũng chính là người đã dẫn đường cho nhà khoa học Helmut
Simon phát hiện ra xác ướp băng.
Tính
chất thần bí của xác ướp băng được bắt đầu bàn tán đến nhiều từ năm
2004. Mùa hè năm đó, Rainer Holz, người đã quay bộ phim tài liệu về xác
ướp băng và là bạn thân của Helmut Simon, bỗng nhiên tử vong một cách
đột ngột. Sau khi mất người bạn Kurte Fritz vài năm trước và giờ đây lại
mất thêm một người bạn nữa, Helmut Simon cảm thấy hoảng sợ thực sự. Ông
nhắc đi nhắc lại rằng: “Hồn Otzi nhất định sẽ chọn tôi làm người tiếp theo”.
Tâm thần ông ngày càng rối loạn - ông mắc chứng hoang tưởng phân thân
và lúc nào cũng coi Otzi là một phần của chính mình. Tháng 10 năm 2004,
người ta đã tìm thấy thi thể ông bị chôn vùi dưới một lớp băng tuyết dày
và nằm ở tư thế hệt như tư thế của xác ướp băng.
Nạn
nhân thứ năm của xác ướp băng là Dieter Warnecke, người lãnh đạo nhóm
cứu hộ đã tìm thấy xác Helmut: Ông bị chết vì chứng nhồi máu cơ tim ngay
sau lễ tang Helmut.
Một
trong những người có mặt trong lễ tang của Helmut Simon là giáo sư
Conrad Spindler, người lãnh đạo công việc nghiên cứu xác ướp băng ở
trường Đại học Innsbruck, Áo. Khi các phóng viên đua nhau hỏi ông là ông
có tin vào lời nguyền của xác ướp băng hay không thì ông đáp: “Tôi
là người của khoa học. Tôi không có khuynh hướng tin vào những điều mê
tín dị đoan. Nhưng tôi cũng bắt đầu bất giác thầm nghĩ: Ai sẽ là người
tiếp theo đây?”. Hóa ra người tiếp theo lại chính là ông. Ông qua đời vào tháng 5 năm 2005 vì mắc bệnh ALS (bệnh xơ cứng teo cơ một bên).
Trong
tháng 10 năm 2005, lời nguyền tuyên bố nạn nhân thứ bảy của nó - Tiến
sĩ Tom Loy, 63 tuổi - người đã phân tích những mẫu máu trên vũ khí và
quần áo của xác ướp băng qua đời trước khi hoàn thành một cuốn sách về
Otzi.
Một
điều đáng chú ý là xác ướp băng dường như chỉ “săn lùng” các nhà khoa
học. Trong số rất nhiều người đến tham quan xác ướp băng tại viện bảo
tàng Nam Tirol, không có bất cứ một ai bị thương tật gì.
Vậy
ai sẽ là nạn nhân thứ 8? Có lẽ giờ đây giáo sư Valter Leyter đang băn
khoăn tự hỏi mình câu hỏi này. Ông là một trong những giáo sư của trường
Đại học Innsbruck chuyên nghiên cứu các cơ quan và tế bào của xác ướp
băng. Mới đây, ông đã nhận được lời cảnh báo đầu tiên: Khi ông đưa các
đồng nghiệp người Mĩ lên thăm nơi tìm ra xác ướp băng thì ông đã ngất đi
vì quá lạnh và may mắn lắm mới có thể sống sót.
Tuy
nhiên, phía những người hoài nghi đông hơn nhiều. Họ cho rằng những cái
chết của 7 nhà khoa học nói trên và những tai nạn xảy ra với những nhà
khoa học đó chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thật vậy, người em
trai và cũng là đồng nghiệp của Tom Loy là Harret Loy hiện vẫn sống hoàn
toàn khỏe mạnh. Ông hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu ADN của Otzi và cam kết
sẽ viết nốt cuốn sách chưa hoàn thành của anh trai. Nhưng cho tới nay,
đã nhiều năm trôi qua, ông vẫn chưa tìm được bản thảo gốc của cuốn sách
đó… Không hiểu nó đã biến đi đâu mất?
Thăm những bộ hài cốt “cười ngoác miệng” 1.000 tuổi
Hầu hết các hài cốt nơi đây đều chỉ còn là bộ xương khô, được đặt trong hố và ở tư thế ngồi dựa lưng...
Chuyến du hành lần này sẽ đưa các bạn
đến thăm thú đất nước Peru ở Nam Mỹ với địa danh khá "lạnh gáy": Đó là
nơi cư trú của những bộ hài cốt người thổ dân luôn... cười ngoác miệng.
Nằm
chôn vùi trong cát bụi sa mạc, cách thành phố Nazca ở Peru 30km, chúng
mình cùng tới nghĩa trang đặc biệt bị cô lập trong suốt một thiên niên
kỉ, có tên Chauchilla. Nghĩa trang này ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 9
nhưng chỉ được phát hiện vào những năm 1920. Nơi đây được mệnh danh là
"thung lũng chết" bởi nó tràn ngập những vụ cướp bóc sa mạc và giết
người man rợ như trong truyện cổ "Nghìn lẻ một đêm".
Xung
quanh nghĩa trang này có khá nhiều điều thú vị và kì lạ. Đầu tiên, hầu
hết các hài cốt ở đây đều chỉ còn là bộ xương khô, được đặt trong hố và ở
tư thế ngồi dựa lưng. Điều này các nhà khoa học đã lí giải rằng, đó có
thể là do một tập quán chôn cất mai táng của thổ dân xưa. Thứ hai, trong
các ngôi mộ tập thể được phát hiện và tiến hành khảo cổ, người ta tìm
thấy bằng chứng của việc đào mộ trộm và cướp bóc, tức là có sự can thiệp
của lũ cướp sa mạc. Đương nhiên, vàng bạc và các đồ quý giá trong mộ
cũng đã không cánh mà bay. Đặc biệt hơn, nhiều hài cốt ở đây có xương
quai hàm mở như nở một nụ cười khó hiểu. Tóc của họ, nhất là những người
tù trưởng của bộ tộc vẫn còn rất nhiều, và... mềm nữa. Thật khó tin
phải không?
Chưa
hết, theo như các nhà khảo cổ học, những hài cốt ở đây còn được bảo
quản cực tốt đấy nhé! Mặc dù vào thời kì đó, kĩ thuật ướp xác của người
thổ dân thời cổ đại còn chưa phát triển nhưng chính nhờ khí hậu khô cằn
và khắc nghiệt của sa mạc đã bảo quản các bộ hài cốt gần như nguyên vẹn,
tránh khỏi sự tấn công của độ ẩm và vi sinh vật.
Theo
những giám định địa chất thì đây là nghĩa trang của nền văn minh Nazca,
phát triển rực rỡ từ khoảng năm 100 - 800 nhưng sau đó đã lụi tàn mà
chưa rõ nguyên nhân. Ngày nay, vẫn có rất nhiều lời đồn thổi của người
địa phương xung quanh khu vực chết chóc đáng sợ này. Nhiều người kể
rằng, hàng đêm có những bóng ánh sáng xanh đi đi lại lại tại các hầm mộ.
Họ cũng truyền tụng những câu chuyện về lời nguyền dành cho những kẻ
cướp mộ nơi đây. Tuy nhiên, đây vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp
thích đáng.
Những xác ướp đáng sợ và kỳ bí nhất thế giới
Xác ướp xinh đẹp nhất thế giới, xác ướp được bảo tồn tốt nhất, xác ướp ngoác miệng cười...
Xác ướp thường gắn với các huyền thoại về Ai Cập.
Tuy nhiên, giới khảo cổ học đã khai quật được vô số các thi thể người
được bảo quản trong suốt thời gian dài từ hàng trăm tới hàng ngàn năm
trên khắp các lục địa. Hãy cùng điểm lại một số xác ướp kỳ bí nhất từng
được phát hiện trên khắp thế giới.
1. Xác ướp ở bang Guanajuato, Mexico
Những
xác ướp ở Guanajuato, Mexico được coi là một trong số các xác ướp kỳ lạ
và khủng khiếp nhất trên thế giới. Các xác ướp này được chôn tập thể do
bệnh dịch tả bùng phát vào năm 1833, ít nhất vài người trong số đó đã
bị chôn sống.
Một
trong những xác ướp điển hình đã bị chôn sống là cô gái tên Ignacia
Aguilar. Cô gái này bị mắc một chứng bệnh kỳ lạ, trái tim của cô lúc đập
lúc ngưng nhiều lần trong ngày, người thân không biết nên đã đem chôn.
Khi
cơ thể của cô được khai quật lên, người ta đã nhận thấy rằng, gương mặt
của cô cúi xuống cắn cánh tay của mình và có rất nhiều máu trong miệng.
Ở
đây còn có một xác ướp được cho là "xác ướp nhỏ nhất thế giới", không
lớn hơn so với một ổ bánh mì. Đó được cho là bào thai trong người một
phụ nữ xấu số đã chết trong trận dịch tả.
2. Xác ướp ở Greenland
Năm
1972, tám xác ướp được bảo quản rất tốt được tìm thấy trong một khu
định cư đã bị bỏ hoang của người Inuit được gọi là Qilakitsoq, ở Greenland.
Các
xác ướp Greenland gồm một đứa trẻ sáu tháng tuổi, một đứa trẻ bốn tuổi
và sáu phụ nữ ở những độ tuổi khác nhau. Họ đã chết khoảng 500 năm
trước. Những cái xác này được ướp một cách tự nhiên nhờ nhiệt độ và gió
khô trong hang.
3. Xác ướp Rosalia, Ý
Rosalia
Lombard ở Palerrmo, Italia qua đời khi chưa đầy 3 tuổi - là một trong
những nạn nhân cuối cùng của dịch cúm Tây Ban Nha. Người cha quá đau
buồn, không muốn vĩnh viễn mất đi đứa con gái nên đã nhờ người ướp xác
Rosilia.
Đầu
tiên, máu của cô gái đã được thay thế với formalin. Tiếp theo, rượu và
glycerin được sử dụng để giữ cho cơ thể của cô khô mà không mất nước
hoàn toàn. Salicylic acid sau đó đã được thêm vào để ngăn chặn các loại
nấm cơ thể đang phát triển. Và cuối cùng, muối kẽm đã được bổ sung cho
mục đích làm xác chết “cứng”.
Sau gần 90 năm,
khuôn mặt của Rosalia vẫn đáng yêu và tươi tắn như thể bé đang yên giấc
ngủ ngon. Những sợi tóc vàng óng vẫn còn nguyên trên làn da căng mịn
nhuộm màu anh đào của cô bé. Rosalia được ca ngợi là “xác ướp xinh đẹp
nhất thế giới”.
4. Xác ướp Ramesses II, Ai Cập
Xác ướp Vua Ramesses II - người được đông đảo coi là Pharaoh vĩ đại nhất từng cai trị Ai Cập cổ đại được coi là một trong những xác ướp được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Đầu
tiên, họ rút các cơ quan nội tạng ra, đặt gan, phổi, dạ dày và ruột
trong các vò linh thiêng. Quả tim được giữ lại trong lồng ngực. Người Ai
Cập quan niệm quả tim là nơi phát sinh sự thông minh và tình cảm nên
phải giữ nguyên.
Não của Ramesses II được hút
ra bằng đường mũi và bỏ đi. Sau đó họ dùng muối ăn ướp, lau rửa sạch sẽ
và ngâm thi thể ông vào nhựa thông. Cuối cùng, họ quấn hàng trăm mét vải
lụa quanh xác ông.
5. Xác ướp Tollund, Đan Mạch
"Người
Tollund" là xác ướp tự nhiên của một người đàn ông sống vào thế kỷ thứ 4
TCN thuộc thời kỳ Đồ sắt tiền La Mã. Xác ướp này được phát hiện tháng
5/1950 trong tình trạng bị vùi lấp trong một đầm lầy than bùn trên bán
đảo Jutland, Đan Mạch.
Mặt
và đầu của "Người Tollund" được bảo quản tốt tới nỗi khi được phát
hiện, người ta còn nhầm đây là nạn nhân của một vụ sát hại mới xảy ra.
Tuy nhiên, nghiên cứu sau này xác định đây là thi thể của người đã chết
cách đây hơn 1.500 năm.
Theo
các khám nghiệm tử thi, nguyên nhân gây tử vong là do bị treo cổ - sợi
dây thừng để lại những rãnh rõ ràng trên da dưới cằm và hai bên cổ của
"Người Tollund". Dẫu vậy, không có dấu vết gì ở phía sau cổ, nơi đáng lẽ
phải là chỗ tọa lạc của nút thắt thòng lọng.
6. Xác ướp Ginger, Ai Cập
"Ginger"
(Củ gừng) là biệt danh được đặt cho thi thể của một nam giới trưởng
thành, được bảo quản tự nhiên và vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn mái
tóc màu vàng, móng tay và móng chân dù đã chết cách đây hơn 5.000 năm.
Xác
ướp này được tìm thấy tại Gebelein, Ai Cập vào cuối thế kỷ 19. Nó được
coi là xác ướp Ai Cập lâu đời nhất từng được biến đến.
7. Xác ướp Nazca, Peru
Nằm chôn vùi trong cát bụi sa mạc, cách thành phố Nazca ở Peru 30km, những xác ướp 1.000 tuổi này có xương quai hàm mở như nở một nụ cười khó hiểu, tóc vẫn còn rất nhiều và... mềm nữa.
Có
lẽ chính nhờ khí hậu khô cằn và khắc nghiệt của sa mạc đã bảo quản các
bộ hài cốt gần như nguyên vẹn, tránh khỏi sự tấn công của độ ẩm và vi
sinh vật.
Nhận xét
Đăng nhận xét