Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 302

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ Sơ Mật : Những điệp viên trong cuộc chiến bom nguyên tử Phần 1
 
Hồ Sơ Mật : Những điệp viên trong cuộc chiến bom nguyên tử Phần 2

Tiết lộ kế hoạch CIA cài gián điệp vào “nhóm thân tín” của ông Fidel Castro

Dân trí Một tài liệu được Mỹ giải mật đã tiết lộ về kế hoạch của cơ quan tình báo Mỹ nhằm đưa gián điệp vào “nhóm thân tín” của lãnh tụ Cuba Fidel Castro.
>>Tiết lộ mới về các âm mưu ám sát Fidel Castro
>>Fidel Castro - Người viết nên huyền thoại Cuba
>>Lãnh đạo thế giới đổ về Cuba tưởng niệm lãnh tụ Fidel Castro






Tiết lộ kế hoạch CIA cài gián điệp vào “nhóm thân tín” của ông Fidel Castro - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Ông Ross Lester Crozier (Ảnh: Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ)
Hai năm trước, Mỹ đã giải mật một số tài liệu liên quan tới vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy năm 1963. Tài liệu này chứa đựng những thông tin có giá trị cho các nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị không chỉ về vụ ám sát mà còn về tình hình nước Mỹ vào thời điểm trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc.
Dựa vào tài liệu nói trên, USA Today đã chỉ ra một nhân vật đặc biệt, cựu chiến binh Thế chiến 2, một điệp viên của CIA mang tên Ross Lester Crozier.
Đây là người đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với những nhân vật quan trọng trong thời kỳ chiến tranh Lạnh như cố lãnh tụ Cuba Fidel Castro và nhà cách mạng Argentina Ernesto Che Guevara trong thời kỳ ông Crozier làm nhiệm vụ ở Cuba những năm 1950.



Tiết lộ kế hoạch CIA cài gián điệp vào “nhóm thân tín” của ông Fidel Castro - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Lãnh tụ Cuba Fidel Castro (Ảnh: Getty)
Theo tài liệu của CIA, ông Crozier đã có sự tín nhiệm của phong trào cách mạng Cuba tới mức điệp viên này đã tới thăm ông Castro tại một cơ sở bí mật trong rừng sâu trong 2 tuần với vỏ bọc là đại diện của một công ty nghiên cứu kinh tế và một nhà báo tự do. Vào thời điểm đó, ông Castro đang “ở ẩn” để chuẩn bị cho kế hoạch lật đổ chính quyền theo chế độ độc tài của tướng Fulgencio Batista vào năm 1958.
Trong thời gian ở căn cứ bí mật, ông Crozier được cho đã đề xuất sẽ cung cấp cho phía cách mạng Cuba một trực thăng 25.000 USD và một phi công người Mỹ. Tài liệu của CIA cho hay ông Crozier khi đó nói rằng chiếc trực thăng và phi công cũng được huấn luyện như là một điệp viên, sẽ cho phép CIA có thể “xâm nhập vào nhóm thân tín của ông Castro”.
CIA đã không làm theo đề xuất của ông Crozier và tài liệu CIA cũng không nhắc tới phản ứng của ông Castro khi nhận được đề nghị.
Năm 1959, phong trào cách mạng Cuba thành công và sau đó Cuba trở thành đồng minh của Liên Xô.


Tiết lộ kế hoạch CIA cài gián điệp vào “nhóm thân tín” của ông Fidel Castro - 3
Nhấn để phóng to ảnh
Cơ sở bí mật trong rừng Cuba mà ông Castro từng đón tiếp điệp viên Mỹ (Ảnh: Getty)
Sau khi trở về Mỹ, ông Crozier năm 1960 cũng đóng vai trò trung gian giữa CIA và nhóm những người Cuba có quan điểm đối lập với ông Castro và Guevara. Ông Crozier cũng đã nhận nhiệm vụ đào tạo các nhóm người phản đối ông Castro đã rời Cuba để tới Florida, Mỹ.
Thông qua những người này, ông Crozier nắm được thông tin rằng Liên Xô đã đặt tên lửa ở Cuba và có tầm tấn công có thể vươn tới Mỹ. Ông Crozier đã chuyển tình báo này cho Washington. Tuy nhiên, phía CIA lại không sử dụng thông tin này.
Trong những năm sau đó, ông Crozier đã phàn nàn với các nhà nghiên cứu CIA rằng Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội có thể thay đổi lịch sử bằng cách ngăn chặn cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, theo USA Today.
Ông Crozier đã hoạt động ở Cuba từ năm 1954-1958. Trước đó, điệp viên xuất thân từ Illinois từng là chuyên gia hoạt động tình báo và tác chiến không quân Mỹ thời Thế chiến 2 hoạt động ở khu vực Trung Quốc - Myanmar, và Panama. Sau đó, ông về làm việc cho CIA vào năm 1948 khi đơn vị này mới được thành lập. Ông rời CIA vào năm 1963.
Sau khi giải nghệ, ông trở về đời thường và làm công việc thanh tra bưu chính ở Washington DC, sử dụng thân phận giả được CIA cung cấp. Ông qua đời vào năm 2000. 
Đức HoàngTheo Sputnik

Điệp viên Đông Đức 'chui sâu leo cao' khiến đối phương ngã ngửa

Đó là Gunter Guillaume với mật danh “Hansen”. Ông cùng vợ là Kristel được phái sang CHLB Đức với nhiệm vụ lọt vào hàng ngũ đảng Dân chủ Xã hội (CDP). 

Chẳng bao lâu sau, Kristel trở thành Chánh văn phòng của Villy Birkelbakh, một thủ lĩnh rất có thế lực của CDP, còn Gunter chiếm được lòng tin của Gheorgh Leber – đại biểu của CDP trong Quốc hội Liên bang Đức.
Cuối tháng 9/1969, Chủ tịch CDP Villy Brandt được bầu làm Thủ tướng CHLB Đức. Đúng 3 tuần sau, bộ máy giúp việc của ông được bổ sung nhân viên mới Gunter Guillaume, người được Leber bảo lãnh. Chỉ ít lâu sau, Guillaume đã được quyền làm việc trực tiếp với Chánh Văn phòng Thủ tướng là Horoth Emke.
Không ai có thể ngờ rằng sự thăng tiến đến chóng mặt của Guillaume lại đem lại nhiều niềm vui cho Thủ trưởng HvA - Marcus Wolf hơn là cho lãnh đạo Văn phòng Thủ tướng ở Bon.
“Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước kết quả mà chúng tôi không dám hi vọng ngay cả trong những ước mơ táo bạo nhất”- nhiều năm sau Marcus Wolf nhớ lại. “Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là do Guillaume đến từ CHDC Đức nên không thể tránh khỏi sự theo dõi của mật vụ Tây Đức”.
Điệp viên Đông Đức 'chui sâu leo cao' khiến đối phương ngã ngửa
Gunter Guillaume (phải) và Thủ tướng Đức Willy Brandt. Ảnh: Wikipedia
Đúng là có người đặt vấn đề nghi ngờ, song lời cảnh báo bị bỏ qua và Guillaume đã vượt qua mọi thử thách. Và thế là Đông Đức bắt đầu chờ tín hiệu, đặc biệt những thông tin giúp dự báo chính sách đối ngoại của Chính phủ Brandt.
Ví dụ, trước cuộc gặp mùa xuân năm 1970 giữa hai Thủ tướng V. Brandt của CHLB Đức và V. Stoph của CHDC Đức, Guillaume đã giúp lãnh đạo Đông Đức hiểu được ý đồ trong kế hoạch của Bon. Những đánh giá về chính sách của V. Brandt đối với CHDC Đức do Guillaume cung cấp là cực kì chính xác và đã góp phần làm dịu quan hệ giữa hai nước.
Cuối năm 1972, trên cương vị trợ lí về các vấn đề đảng trong Văn phòng Thủ tướng, Guillaume đã làm việc không mệt mỏi, tổ chức chiến dịch vận động tranh cử của CDP chu đáo và hiệu quả, mang lại thắng lợi bất ngờ cho liên minh do CDP lãnh đạo.
Sau sự kiện này, Guillaume được cử làm trợ lí riêng của V. Brandt về các vấn đề đảng. Từ nay, Guillaume có điều kiện để tiếp cận nhiều vấn đề tuyệt mật và kịp thời thông báo về nước mọi tin tức quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, như việc chuẩn bị cho Hội nghị An ninh và Hợp tác ở châu Âu, hay thái độ của CHLB Đức trong đàm phán Mỹ - Xô về giải trừ quân bị.
Guillaume đã sao chép được thư riêng của Tổng thống Mỹ Nixon gửi V. Brandt đề nghị thúc đẩy Pháp kí tuyên bố Đại Tây Dương; báo cáo chi tiết của Bộ trưởng Nội vụ Sheel về các cuộc hội đàm giữa ông ta với Nixon và Kissinger; cuối cùng là ý kiến của Egon Bar, thư kí riêng của Thủ tướng cho rằng không nên hy sinh quan hệ với Pháp vì quyền lợi của Mỹ.
Những tin tức do Guillaume cung cấp đã giúp rất nhiều để CHDC Đức củng cố được vị thế của mình ở châu Âu, xác định được chính sách đối ngoại đúng đắn trong bối cảnh lúc bấy giờ.
“Tôi không muốn bị coi là kẻ hèn nhát”
Mùa thu năm 1972, sau việc Vilhem Gronau - thành viên Liên hiệp công đoàn CHLB Đức, điệp viên CHDC Đức bị bắt, Cơ quan Phản gián (BfV) tiến hành kiểm tra Gunter Guillaume, một cuộc kiểm tra thông thường. Trong quá trình kiểm tra, một nhân viên mật vụ đã chú ý tới Guillaume và chắp nối các dấu vết lại với nhau.
Tuy nhiên, dường như mọi chuyện vẫn bình thường. “Hansen” vẫn thực hiện chức trách của mình trong Phủ thủ tướng. Thế nhưng, sau chuyến cùng chồng tháp tùng Thủ tướng Brandt đi nghỉ ở Na Uy (tháng 6/1973), Kristel càng tin rằng chị và người liên lạc Anita đang bị theo dõi.
Khi họ gặp nhau tại một nhà hàng ở Bon, ngay lập tức có hai gã đàn ông ngồi vào bàn bên cạnh, ống kính máy ảnh loé sáng từ cái cặp hé mở. Sau đó, Anita đã không cắt được đuôi, cô buộc phải bí mật thả xuống sông Ranh các bản micro phim vừa nhận từ Kristel.
Như trên đã nói, có một nhân viên mật vụ Tây Đức từng chú ý tới Guillaume. Một lần, anh ta gặp một đồng nghiệp tại nhà ăn; người này đang nghiên cứu các bức điện chưa giải mã được.
Cần nói thêm rằng, vào thời kì này tình báo CHDC Đức dùng hệ thống mã hoá của Liên Xô, và Trung tâm tin chắc rằng các bức điện gửi cho Gunter và Kristel không thể làm lộ họ, nhưng lại quên về các bức điện chúc mừng năm mới, mừng sinh nhật...
Còn trong cuộc nói chuyện của hai nhân viên mật vụ, một người nhớ rằng cuối những năm 1950 có một điệp viên hoạt động rất tích cực, dường như họ của người đó bắt đầu bằng chữ “G”. Điệp viên này hoạt động trong CDP và rõ ràng là một nhân vật quan trọng, vì người ta gửi cho anh ta cả điện mừng từ Đông Berlin. Nhân viên kia mở cặp lưu các bức điện, so sánh thời điểm gửi điện với các ngày tháng liên quan đến nhà Guillaume và mọi chuyện trở nên rõ ràng.
Tuy nhiên, BfV chưa bắt giữ ngay mà để Guillaume ở cương vị đang phụ trách nhằm theo dõi, dò tìm các quan hệ và đầu mối liên lạc. Còn về phía HvA, ngay sau khi nhận được báo cáo của Kristel về việc bị theo dõi, đã lập tức chỉ thị cả hai ngừng hoạt động tình báo và huỷ bỏ các tài liệu có thể gây nguy hại.
Nhưng Trung tâm cũng không ra lệnh cho họ trở về Đông Đức, với suy luận rằng nếu rút vợ chồng Guillaume về thì vô hình trung “lạy ông tôi ở bụi này”.
Quả thật, cho đến tháng 2/1974 vẫn không có gì đặc biệt xảy ra. Các tình báo viên đề nghị tiếp tục công việc, nhưng Trung tâm bảo họ chờ cho đến mùa thu vì dự cảm lo lắng vẫn còn.
Tháng 4, Gunter đi nghỉ ít ngày ở Pháp, anh thấy từng tốp nhân viên mật vụ của Pháp và Đức luôn theo dõi mình. Tuy vây, Guillaume đã không lợi dụng cơ hội để trốn, bởi “tôi không muốn bị coi là kẻ hèn nhát”.
Ngày 24/4/1974, Gunter và Kristel Guillaume bị bắt. Toà án hạt Duseldorf tuyên phạt Kristel 8 năm, còn Gunter 13 năm tù giam. Hai người đón nhận điều này rất bình thản. HvA đã làm mọi cách để trao đổi người của mình với các điệp viên phương Tây, và kết quả là Kristel vào tháng 3, còn Gunter vào tháng 10/1981 được trở về Tổ quốc.
Nguyên Phong

Nữ điệp viên Liên Xô khét tiếng qua đời

Nữ điệp viên Liên Xô người Armenia, người có công phá tan âm mưu ám sát Stalin, Churchill và Roosevelt của Đức Quốc xã vào năm 1943, vừa qua đời ở tuổi 93.
Bà Goar Vartanian qua đời hôm 25/11 và sẽ được mai táng tại nghĩa trang Troyekurovskoe tại Moscow, theo Sergei Ivanov, phát ngôn viên của cơ quan tình báo Nga SVR.
Bà Vartanian đã giúp ngăn chặn chiến dịch Long Jump, âm mưu của Đức Quốc xã nhằm ám sát các nhà lãnh đạo đồng minh trong cuộc họp đầu tiên của họ ở Tehran vào tháng 11/1943.
Sinh ngày 25/1/1926 tại Gyumri, Armenia, thuộc Liên Xô tại thời điểm đó, bà cùng gia đình đến Iran vào đầu những năm 1930. Bà Vartanian gia nhập nhóm chống phát xít vào năm 16 tuổi và làm việc với chồng là Gevork để phát hiện các đặc vụ Đức.
Khi Hitler ra lệnh ám sát ba nhà lãnh đạo phe đồng minh, nhóm của bà đã theo dõi các gián điệp Đức Quốc xã và vạch trần kế hoạch này, theo Guardian.
Nu diep vien Lien Xo khet tieng qua doi hinh anh 1
Tổng thống Putin và bà Goar Vartanian tại Moscow năm 2005. Ảnh: AP.
Hai vợ chồng bà Vartanian chuyển đến Liên Xô vào năm 1951 và làm điệp viên bí mật trong khoảng thời gian dài. SVR cho biết hai vợ chồng bà Vartanian từng làm tình báo trong điều kiện khắc nghiệt ở nhiều quốc gia, tuy nhiên không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Ông Gevork, người được trao giải thưởng Anh hùng Liên Xô, qua đời năm 2012 ở tuổi 87. "Ông Gevork thường nói rằng ít nhất hai trên năm tia sáng trên Ngôi sao Anh hùng của mình thuộc về người vợ Goar yêu dấu", ông Ivanov nói.
Vào tháng 6/2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm trụ sở của SVR và ca ngợi các đặc vụ bí mật, bao gồm cả hai vợ chồng bà Vartanian. "Họ là những người khiêm tốn, họ không thích được gọi là anh hùng", ông Putin nói.
Bà Vartanian nghỉ hưu năm 1986 nhưng vẫn tiếp tục đào tạo các đặc vụ trẻ.




Công bố hồ sơ của Tổng thống Putin thời làm điệp viên KGB

Hồ sơ của Tổng thống Vladimir Putin thời còn làm điệp viên của KGB vừa được hé lộ, trong đó nhấn mạnh ông có nhiều thành tích thể thao mà đặc biệt là võ thuật.



Điệp viên Đức mang mật danh 438 đã "qua mặt" Stalin như thế nào?

Lê Ngọc |


Điệp viên Đức mang mật danh 438 đã "qua mặt" Stalin như thế nào?
Tướng Zhukov từng trực tiếp bày tỏ với Stalin nghi ngờ trong giới quan chức cấp cao Liên Xô có gián điệp Đức; Nguồn: maxpark.com

Một điệp viên, cho dù rất giỏi, nhưng không thể chiến thắng cuộc chiến.

Ngay từ những ngày đầu của Thế chiến II, một đặc tình của Đức Quốc xã đã khai thác rất hiệu quả tin tuyệt mật trong giới chóp bu Moscow. Công việc của người cung cấp tin được ghi lại trong các báo cáo của tình báo Đức. Thật may mắn cho Stalin khi Hitler không phải lúc nào cũng nghe theo tư vấn của cơ quan tình báo.
Thông tin liên quan đến "Đặc vụ 438" được tìm thấy trong kho lưu trữ Đức và hồi ký của Reinhard Gehlen - cha đẻ tình báo Cộng hòa Liên bang Đức.
Trong những năm Thế chiến II, Gehlen lãnh đạo Cục 12 “Quân đội nước ngoài ở phía Đông” của Bộ Tổng tham mưu Đức Quốc xã, trực tiếp chỉ huy mạng tình báo hoạt động tại Balkans, Ba Lan, Phần Lan và Liên Xô; tại tất cả các lãnh thổ này, Gehlen đều có đặc tình của mình.
Điệp viên số 438
Đặc tình bí ẩn của Gehlen được cài cắm sâu đâu đó trong giới chỉ quân đội cấp cao của Liên Xô, nhân viên của Bộ Tư lệnh tối cao hoặc Ủy ban Quốc phòng, còn nguy hiểm hơn cả "vũ khí trả đũa" nổi tiếng mà lãnh đạo Đức Quốc xã đang theo đuổi (các dự án bom, pháo, tên lửa của Đức Quốc xã nhằm tạo ra vũ khí để tấn công hiệu quả hơn vào các thành phố Anh và Mỹ, bao gồm V-1 - tên lửa hành trình năng lượng xung; V-2 - tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng; và V-3 - pháo).
Tháng 8/1941, dựa vào các động thái và ý đồ của phát xít Đức, Đại tướng Georgy Zhukov đã báo cáo với lãnh tụ Stalin về sự nghi ngờ của mình: có thể, trong số cán bộ của Liên Xô có người của Đức.
Nhà báo người Anh Edward Cucridge trong cuốn sách “Gehlen: điệp viên thế kỷ”, đã đề cập đến một nhân vật có thể liên quan đến đặc vụ số 438. Đó là một cán bộ chính trị của Mặt trận phía Tây, một cựu nhân viên của Ủy ban Trung ương đảng - Đại úy Vladimir Minishky.
Viên đại úy này bị quân Đức bắt tháng 10/1941. Được hứu trả công hậu hĩnh và cơ hội gặp gỡ với gia đình đang sống ở lãnh thổ bị chiếm đóng, Minishky đồng ý hợp tác với người Đức. Gehlen đã đích thân tuyển dụng Minishky.
Chiến dịch mang mật danh “Flamingo” bắt đầu, viên đại úy tù binh được cung cấp các thứ cần thết để liên lạc với "điệp viên nằm vùng" và được trang bị đài radio để liên lạc, đã được dàn dựng như một cuộc chạy trốn qua chiến tuyến. Thông qua y, có thông tin rằng lãnh đạo Liên Xô đã quyết định rút lui về Volga, di chuyển các nhà máy về vùng Urals.
Tuy nhiên, có một chi tiết: người mang tên - họ như vậy chưa bao giờ phục vụ trong Hồng quân hoặc làm việc trong bộ máy của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Một câu hỏi khác được đặt ra, đấy có đúng là mật danh hay lỗi họ tên?
Những thông tin vô giá
Nhân thân của đặc vụ số 438 vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng các thông tin và lập luận mà Gelen nhận được vào năm 1942 rất chính xác, theo đó, Liên Xô đang gặp phải tình trạng thiếu nhân lực, và vì vậy, từ chối gửi các sư đoàn đến Ai Cập giúp London, nhưng sẵn sàng cung cấp các hỗ trợ khác.
Điều này được gián tiếp xác nhận bởi các tuyên bố của Đại sứ Liên Xô tại xứ sở sương mù "nguồn nhân lực của chúng tôi không phải là không có giới hạn."
Do đó, Stalin không phản đối việc chuyển một phần của viện trợ sang Alexandria của Ai Cập; bốn chục máy bay ném bom A-20 Boston của Mỹ đã được điều tới chiến trường châu Phi, thay vì Kavkaz (Liên Xô).
Kênh đào Suez là chìa khóa cung cấp cho Anh nguyên liệu và thực phẩm, đối với Đức Quốc xã, thông tin về việc Liên Xô từ chối gửi quân đến đó và về việc điều chuyển máy bay có ý nghĩa chiến lược. Và quan trọng hơn là thông tin Liên Xô đã cạn kiệt nguồn nhân lực (do một số lượng lớn binh sĩ bị chết và bị bắt làm tù binh trong năm đầu chiến tranh), máy bay, xe tăng… vào năm 1942.
Trong cuộc tấn công tháng 7/1942, riêng Nguyên soái Tymoshenko đã mất 250 nghìn quân, khoảng 1,2 nghìn xe tăng và hơn 2 nghìn khẩu pháo.
Như Gehlen viết trong hồi ký của mình, người Đức đã có thể đọc một số bức điện từ Đại sứ quán Mỹ từ Kuibyshev (nơi ngoại giao đoàn đã được sơ tán về từ Moscow) gửi Washington, nói về những khó khăn của Liên Xô với lao động trong ngành công nghiệp. Kuibyshev trở thành trung tâm hội nghị của các nhà ngoại giao Liên Xô và nước ngoài, nhưng người Đức ngay lập tức biết về cuộc họp, chủ đề thảo luận và tên của những người tham gia - điều chứng tỏ gián điệp hoặc đặc tình Đức rất có thể cũng mặt ở đó.
Đấu trí
Tin do đặc vụ 438 cung cấp là đáng kinh ngạc. Hắn báo cáo về việc sơ tán ngành công nghiệp Liên Xô và chiến thuật “đốt đất” (chiến thuật mà khi rút lui, sẽ phá hủy toàn bộ các mục tiêu có tầm quan trọng tối cao đối với kẻ thù (lương thực, nhiên liệu, cơ sở hạ tầng, v.v.) và bất kỳ thiết bị công nghiệp, nông nghiệp và dân sự nào để ngăn chặn việc sử dụng chúng) cũng như chiến dịch tấn công Kharkov sau ngày nghỉ lễ 1/5 và các vấn đề liên quan đến lực lượng lao động trong ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô.
Rõ ràng, hắn có quyền tiếp cận các tài liệu, quyết định quan trọng nhất. Không loại trừ báo cáo của Gehlen về sự nguy hiểm của cuộc phản công của Liên Xô gần Stalingrad vào tháng 7/1942 lấy thông tin từ các báo cáo của 438.
Điệp viên Đức mang mật danh 438 đã qua mặt Stalin như thế nào? - Ảnh 2.
Nhân chứng sống Reinhard Gehlen; Nguồn: was.media
“Trung tá Gehlen đã cung cấp thông tin chính xác về lực lượng quân địch, được tái triển khai từ ngày 28/6 và sức mạnh ước tính của các đơn vị này. Gelen cũng đưa ra một đánh giá chính xác về các hành động và quyết tâm bảo vệ Stalingrad của kẻ thù”, Franz Halder - Tổng tham mưu trưởng Lục quân Đức Quốc xã đã viết trong nhật ký ngày 15/7/1942.
Theo báo cáo của viên tướng này, đặc vụ số 438 đã làm việc gần như đến khi nhà nước Đức sụp đổ.
Tháng 12/1944, trên cơ sở các báo cáo tình báo của điệp viên, Cục 12 Bộ Tổng tham mưu Đức đưa ra khuyến nghị rút quân khỏi Đông Phổ và điều quân về bảo vệ Berlin, bởi vì Liên Xô đã lên kế hoạch bao vây chúng và tấn công Koenigsberg.
Biết có đặc vụ Đức trong Hồng quân, Tổng Tư lệnh Tối cao Stalin đã tập trung cùng một lực lượng như nhau tại các khu vực khác nhau của mặt trận, và giữ bí mật cho đến giây phút cuối cùng, không cho Bộ Tham mưu biết nơi cuộc tấn công sẽ diễn ra và thay đổi hướng tấn công. Do đó, thông tin từ các điệp viên trong đội ngũ Hồng quân trở nên ít hữu ích hơn đối với quân Đức.
Hitler cự tuyệt khuyến nghị rút quân khỏi Stalingrad với sự phẫn nộ, và y đã phải trả giá - Hồng quân đã tấn công các đơn vị Rumani yếu ớt ở cánh sườn và xóa phiên hiệu nhiều đơn vị quân chư hầu của phát xít Đức.
Vào thời điểm đó, một phần giới tinh hoa Đức đã kéo dài thời gian với hy vọng đàm phán với Anh và Mỹ, và Heinrich Himmler - kẻ đứng đầu SS - bắt đầu lên kế hoạch cho chiến dịch “Werewolf” - thành lập phong trào du kích từ các thành viên SS và các tổ chức thanh niên Đức quốc xã. Rất ít người quan tâm đến các báo cáo của tình báo quân đội.
Nhân chứng sống
Reinhard Gehlen không có kế hoạch chết bí mật, tự nổ tung với một quả lựu đạn. Sau khi sao chép báo cáo, hồ sơ, ảnh lưu trữ và danh sách các điệp viên của của bộ phận mình, y chuyển đến một nơi ẩn náu bí mật trên biên giới với Áo. Ở đó, viên tướng này biết tin Đức đầu hàng và sau ba tháng ở trong một trại thanh lọc, y bay sang Mỹ để đàm phán với các đại diện tình báo quân sự.
Điệp viên Đức mang mật danh 438 đã qua mặt Stalin như thế nào? - Ảnh 3.
Tướng Gehlen - cha đẻ ngành tình báo Liên bang Đức; Nguồn: historygreatrussia.ru
Đến năm 1947, Gehlen có được bất động sản ở Munich, được ngân sách của Mỹ và có nhiệm vụ chống lại mối đe dọa lây lan của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu.
Cho đến khi qua đời vào năm 1979, Helen tiếp tục làm công tác tình báo, thành lập Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND), và sau khi nghỉ hưu, vẫn làm cố vấn cho cơ quan này. Không có quá nhiều thông tin đáng tin cậy về các hoạt động sau chiến tranh của y. Hành tung của điệp viên bí ẩn số 438 vẫn đang ở một nơi nào đó.
Sau chiến tranh, "Đặc vụ 438" tiếp tục hợp tác với Gehlen, nhưng giờ, làm cho người Mỹ. Y đổi họ của mình (thành Mishinsky), chuyển sang Mỹ - nơi y giảng dạy trong một trường tình báo và chết năm 1984 tại Virginia.
Theo một số bài báo, nhiều thông tin quan trọng khác được gửi về Berlin không phải từ các đầu mối trên. Nhờ một trong số đó, Đức Quốc xã biết cuộc họp của Ủy ban Quốc phòng ngày 4/11/1942, do Stalin chủ trì, có sự tham dự của 12 nguyên soái và tướng lĩnh bàn về kế hoạch hành động của Hồng quân trước khi mùa rét bắt đầu. Ngày 3/5/1944, Gehlen đã có một báo cáo khác từ một nguồn bí mật - về quyết định của Bộ Chỉ huy tối cao Liên Xô, bắt đầu Chiến dịch Bagration vào mùa hè năm 1944, nhưng Hitler không tin rằng Moscow sẽ giáng đòn chính ở Belarus ... Nghĩa là còn có kẻ khác nữa làm đặc tình cho người Đức?
Các phương tiện thông tin của Nga đưa tin khác nhau ít nhiều về “đại úy Vladimir Minishky”, về điệp viên cao thủ mang mật danh 438 chưa bao giờ bị lộ mặt nạ, về bản thân nhân chứng sống nhưng không bao giờ hé răng về họ Reinhard Gehlen…, nhưng đều ngầm công nhận, Đức Quốc xã từng có những điệp viên chiến lược, cung cấp những thông tin nóng hổi nhất, tuyệt mật nhất… chỉ có thể lấy được từ Bộ Chỉ huy Tối cao Liên Xô. Nhưng, một điệp viên, cho dù rất giỏi, không thể chiến thắng cuộc chiến./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét