Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 49

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Khiếp đảm nhìn cách chế biến thực phẩm ăn nhanh nơi tâm linh | An toàn sống | ANTV

Cựu giám đốc Chi nhánh Oceanbank Hải Phòng lập khống thẻ tiết kiệm chiếm đoạt 414 tỷ

17 Thanh Niên Online
Bị can Trần Thị Kim Chi và các đồng phạm đã nhận tiền gửi của khách nhưng không hạch toán vào hệ thống, đồng thời phát hành hàng trăm thẻ tiết kiệm khống cho khách hàng, qua đó chiếm đoạt gần 414 tỉ đồng.
Bị can Trần Thị Kim Chi khi còn đương chức
Ảnh Đình Trường
Các bị can gồm: Trần Thị Kim Chi, nguyên Giám đốc Chi nhánh; Lê Vương Hoàng, nguyên Kiểm soát viên; Nguyễn Thị Minh Huệ, nguyên Trưởng phòng Kế toán kho quỹ; và Chu Văn Nha, thủ quỹ.
Theo cáo trạng, từ năm 2012 đến tháng 8.2017, các bị can nêu trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng nhưng không hạch toán vào hệ thống quản lý của Ngân hàng OceanBank; tất toán khống, lập khống hồ sơ vay cầm cố thẻ tiết kiệm của khách hàng; phát hành 109 thẻ tiết kiệm ngoài hệ thống cho 27 khách hàng với số tiền gửi của khách hàng lên tới gần 414 tỉ đồng.
Từ tháng 9.2017, khi khách hàng mang các thẻ tiết kiệm để rút tiền tại OceanBank Chi nhánh Hải Phòng thì được nhân viên giao dịch cho biết toàn bộ số tiền của họ không có trong hệ thống. Cũng trong thời gian này, Trần Thị Kim Chi, Lê Vương Hoàng và Nguyễn Thị Minh Huệ đã bất ngờ “biến mất” và bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt giữ khi đang lẩn trốn tại TP.HCM.

Truy tố 4 bị can rút hơn 400 tỉ đồng ở OceanBank Hải Phòng

0 Thanh Niên
Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 4 bị can nguyên là lãnh đạo, nhân viên của Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank), chi nhánh Hải Phòng về tội tham ô tài sản.
Các bị can: Nguyễn Thị Minh Huệ, Trần Thị Kim Chi (giữa) và Lê Vương Hoàng
Ảnh: Bộ Công an cung cấp
Ngày 18.11, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 4 bị can nguyên là lãnh đạo, nhân viên của Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank), chi nhánh Hải Phòng về tội tham ô tài sản, gồm: Trần Thị Kim Chi, nguyên giám đốc chi nhánh; Lê Vương Hoàng, nguyên kiểm soát viên; Nguyễn Thị Minh Huệ, nguyên trưởng phòng kế toán kho quỹ và Chu Văn Nha, nguyên thủ quỹ.
Theo cáo trạng, đầu tháng 9.2017, hàng chục khách hàng của OceanBank chi nhánh Hải Phòng mang sổ tiết kiệm đến rút tiền thì được nhân viên giao dịch cho biết số tiền của họ không có trên hệ thống. Cũng thời điểm này, 3 lãnh đạo và cán bộ của chi nhánh là Chi, Hoàng và Huệ đột ngột biến mất.
Sau khi nhận được đơn tố cáo của người dân, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án; đến cuối tháng 9.2017 đã bắt giữ được 3 bị can này khi đang lẩn trốn tại TP.HCM.


Truy tố 4 bị can rút hơn 400 tỉ đồng ở OceanBank Hải Phòng - ảnh 1
Bị can Trần Thị Kim Chi khi còn đương chức
Ảnh Đình Trường


Đất vàng khu Ba Son và 'phù phép' của Trần Phương Bình



Đất vàng khu Ba Son và 'phù phép' của Trần Phương Bình
(PLO)- Ông Trần Phương Bình cùng cấp dưới, đối tác thông đồng duyệt hồ sơ vay trái quy định hàng ngàn tỉ đồng với nhiều tài sản đảm bảo là những dự án “khủng”.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ qua VKS đề nghị truy tố 12 bị can trong vụ sai phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) giai đoạn 2.
CQĐT đề nghị VKS truy tố ông Trần Phương Bình (cựu tổng giám đốc, cựu phó chủ tịch HĐQT và chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB) về các tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Các đồng phạm với ông Bình bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Đáng chú ý là nhiều khoản vay lên đến hàng ngàn tỉ đồng với nhiều tài sản đảm bảo là những dự án “khủng” do ông Bình cùng cấp dưới, đối tác thông đồng duyệt hồ sơ trái quy định.
Cụ thể, năm 2011, Công ty TNHH Một thành viên Ba Son và Công ty CP M&C ký hợp đồng đầu tư xây dựng dự án Trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son (số 2 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM). Hai bên thỏa thuận phía Công ty CP M&C đặt cọc 500 tỉ đồng.
Ông Phùng Ngọc Khánh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP M&C) đề nghị DAB rót vốn. Khi đó, ông Bình có đề nghị về việc ngân hàng sẽ tham gia khai thác dự án sau này. Ông Bình đồng ý nhận tài sản thế chấp là dự án hình thành trong tương lai nêu trên.
X
Đất vàng khu Ba Son và 'phù phép' của Trần Phương Bình   - ảnh 1
Ông Trần Phương Bình lãnh án tù chung thân khi gây thiệt hại 3.600 tỉ đồng tại DAB. Ảnh: CTV
Từ hồ sơ thế chấp này, ông Bình và cấp dưới duyệt vay 1.520 tỉ đồng. Đáng nói, thỏa thuận thế chấp tài sản trên tại DAB không có Công ty Ba Son. Trong khi đây mới là đơn vị có quyền đối với quyền sử dụng đất tại số 2 Tôn Đức Thắng và là chủ đầu tư dự án Trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son.
Cơ quan điều tra khẳng định việc ngân hàng nhận thế chấp tài sản đảm bảo như vậy là chưa đáp ứng điều kiện pháp lý để làm tài sản đảm bảo, chưa công chứng thế chấp, chưa đăng ký giao dịch đảm bảo. Ngân hàng chưa thực hiện đúng điều kiện về đảm bảo tiền vay.
Không chỉ dự án trên, Phùng Ngọc Khánh và ông Bình còn bàn bạc, thống nhất thủ thuật vay đảo nợ; phù phép nhiều hồ sơ vay vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư khống với nhiều tài sản là dự án bất động sản ở TP.HCM.
Tổng thiệt hại DAB gánh chịu từ việc làm sai trái do hai đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra là gần 3.500 tỉ đồng.
Theo kết luận điều tra, ông Bình và các thuộc cấp của mình cho nhóm khách hàng thuộc Công ty TNHH Hiệp Phú Gia vay tiền và thiệt hại hơn 3.326 tỉ đồng; nhóm khách hàng Công ty TNHH Đồng Tiến vay tiền và thiệt hại 393 tỉ đồng; nhóm khách hàng Công ty CP M&C vay tiền và thiệt hại 3.949 tỉ đồng; Công ty TNHH Tân Vạn Hưng vay tiền và thiệt hại 1.010 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Bình còn chỉ đạo cho cấp dưới xuất quỹ sai nguyên tắc 75 tỉ đồng để trả nợ các khoản vay của ba cá nhân là Nguyễn Huy Trường Hồng, Phạm An, Phạm Văn Tâm và sử dụng cá nhân gây thiệt hại cho DongA Bank 75 tỉ đồng; chỉ đạo cấp dưới cho nhiều tổ chức, cá nhân vay, xuất quỹ sai nguyên tắc để mua tài sản của nhóm Công ty CP Vốn Thái Thịnh, sau đó lập chứng từ thu khống 1.349 tỉ đồng, gây thiệt hại cho DAB số tiền là 886 tỉ đồng.
Trong giai đoạn 1 vụ án, ông Bình bị TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt tù chung thân về các tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại hơn 3.600 tỉ đồng cho DAB.
HOÀNG YẾN

Viện kiểm sát khẳng định bà Hứa Thị Phấn cố tình né tránh pháp luật


0 Thanh Niên
Viện KSND TP.HCM khẳng định bị cáo Hứa Thị Phấn 'bất hợp tác, cố tình né tránh pháp luật'.
Các bị cáo trong vụ án Hứa Thị Phấn giai đoạn 2
Ảnh: Ngọc Dương
Chiều 19.11, đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS) phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với bị cáo Hứa Thị Phấn (72 tuổi, nguyên cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - Trustbank, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư phát triển Phú Mỹ) và 5 đồng phạm “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” khi gây thiệt hại hơn 1.338 tỉ đồng của Trustbank (nay là Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CB Bank).
Theo đó, VKS đề nghị Hứa Thị Phấn mức án 20 năm tù, Bùi Thị Kim Loan (nguyên kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ, nguyên Phó giám đốc Công ty TNHH đầu tư địa ốc Phúc Nguyễn) 7 - 8 năm tù. Bốn bị cáo đồng phạm khác gồm: Lâm Kim Dũng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH địa ốc Lam Giang), Huỳnh Thị Xuân Dung (nguyên Giám đốc Công ty Phúc Nguyễn), Lâm Hứa Quỳnh Trinh (nguyên Phó phụ trách phòng Ngân quỹ Trustbank), Phạm Hồng Hảo (nguyên nhân viên Trustbank) bị VKS đề nghị mức án từ 2 - 7 năm tù.
VKS đánh giá trong vụ án này, HĐXX đã triệu tập Hứa Thị Phấn hợp lệ nhưng bị cáo này vẫn vắng mặt không có lý do. Xuyên suốt quá trình điều tra sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng không thể tiến hành hỏi cung Hứa Thị Phấn vì bị cáo luôn trong tình trạng khó tiếp xúc, hỏi không trả lời.
“Ngày 25.8.2018, CQĐT lập biên bản xác minh tại Bệnh viện đa khoa Tân Hưng (nơi bị cáo Phấn đang nằm điều trị - PV), bệnh viện xác định, bệnh nhân không tiếp xúc với bác sĩ thăm khám, tình trạng bệnh của bệnh nhân phải thông qua người chăm. Kết quả thăm khám ngày 25.8.2018, bác sĩ cũng nhận định bệnh nhân vẫn tỉnh táo, cố tình không tiếp xúc với bác sĩ điều trị, và với các chỉ số thăm khám thì sức khỏe bệnh nhân vẫn bình thường, da dẻ hồng hào, cho thấy Hứa Thị Phấn bất hợp tác, cố tình né tránh pháp luật”, VKS nêu và khẳng định: nhưng thông qua chứng cứ quá trình điều tra, lời khai của các bị cáo và người có quyền lợi tại phiên tòa, đều xác định nội dung như cáo trạng truy tố là có căn cứ, rằng Hứa Thị Phấn đã chủ mưu chỉ đạo cấp dưới làm các thủ tục để ngân hàng đầu tư trực tiếp 1.037 tỉ đồng trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản do 3 công ty của bà Phấn làm chủ đầu tư (gồm Công ty CP đầu tư phát triển Phú Mỹ, Công ty Lam Giang và Công ty TNHH Phú Mỹ); trực tiếp chỉ đạo đồng phạm thực hiện việc mua và nâng khống giá trị 4 bất động sản. Sau đó chỉ đạo HĐQT và Ban điều hành Trustbank mua lại bất động sản này với lý do mở rộng hệ thống hoặc đầu tư bất động sản, trong khi Trustbank đã vượt quá tỷ lệ mua sắm tài sản cố định. Từ đó, bà Phấn chiếm đoạt của Trustbank hơn 1.338 tỉ đồng.

Kê biên 114 bất động sản đảm bảo nghĩa vụ cho Phạm Công Danh

Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị HĐXX buộc Hứa Thị Phấn nộp lại cho Trustbank hơn 1.338 tỉ đồng. Đối với lãi suất 29 khoản vay trong hợp đồng chuyển quyền nghĩa vụ giữa Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn, VKS đề nghị HĐXX buộc Phạm Công Danh phải trả phần lãi còn lại của 29 khoản vay, tính đến thời điểm Phạm Công Danh chuyển tiền tất toán nợ gốc của 29 khoản vay này; tiếp tục kê biên 114 tài sản để đảm bảo nghĩa vụ của Phạm Công Danh đối với CB Bank trong tất cả các bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Đối với các quan hệ dân sự còn lại, VKS đề nghị HĐXX giải quyết theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên liên quan.

Cựu chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông che giấu đường dây đánh bạc

Phú ThọBị can Đặng Anh Tuấn (cựu chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông) đề xuất Bộ trưởng dừng kiểm tra đường dây đánh bạc qua mạng dù phát hiện sai phạm.


Ông Đặng Anh Tuấn ngày 25/11 sẽ bị xét xử tại TAND tỉnh Phú Thọ về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Liên quan vụ án, ông Trương Minh Tuấn (cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông) bị triệu tập đến toà với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Cựu chánh thanh tra Đặng Anh Tuấn. Ảnh: Báo Thanh tra.
Cựu chánh thanh tra Đặng Anh Tuấn. Ảnh: Báo Thanh tra.
Theo cáo trạng ra ngày 21/10, năm 2016, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phát hiện 14 game trực tuyến trên mạng Internet hoạt động có dấu hiệu cờ bạc nên thành lập đoàn kiểm tra. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn sau đó lập đoàn với 5 thành viên.
Trong quá trình kiểm tra, đoàn có ba báo cáo xác định nhiều cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng nguồn tài nguyên Internet để vận hành trò chơi điện tử có yếu tố cờ bạc. Trong số này có game Rikvip.com liên quan đến Công ty VTC Online đã bị chuyển qua cơ quan công an xử lý từ tháng 9/2016 song vẫn hoạt động dưới tên miền Tip.club.
Ba báo cáo xác định rõ các cá nhân, tổ chức vi phạm và đề xuất biện pháp giải quyết gửi đến Chánh thanh tra Đặng Anh Tuấn và Bộ trưởng Trương Minh Tuấn.
Mặc dù không phải là thành viên đoàn kiểm tra nhưng với tư cách Chánh thanh tra, ông Đặng Anh Tuấn nhận được ba bản báo cáo và biết rõ về các vi phạm của cá nhân, tổ chức nhưng không có ý kiến hay đề xuất Bộ trưởng xử lý.
Trong báo cáo số hai, đoàn kiểm tra nêu rõ game bài Tip.club vẫn hoạt động mạnh, thậm chí quảng cáo rầm rộ, công khai bán thẻ nạp tiền cho game trên trang thông tin điện tử. Game này do Công ty TNHH đầu tư phát triển An ninh công nghệ cao phát triển, có sự liên kết và được điều hành bởi một số cán bộ tại Cục C50 (Bộ Công an). Báo cáo số ba nêu rõ có một số trò chơi vẫn hoạt động bằng cách thay đổi tên. Đoàn thanh tra đề xuất chuyển sang cơ quan công an, xử lý các sản phẩm trò chơi điện tử trên mạng có dấu hiệu hình sự. 
Tuy nhiên bị can Đặng Anh Tuấn không chỉ đạo mà còn nhiều lần nhắn tin cho người lập báo cáo rằng phải ghi thêm đề xuất "dừng đoàn kiểm tra".
Khi người lập báo cáo số 3 không nghe theo, ông Đặng Anh Tuấn tiếp tục chỉ đạo cấp dưới soạn phiếu trình đề xuất Bộ trưởng dừng đoàn kiểm tra. Bị can đưa ra những lý do không đúng thực tế như bản báo cáo số ba chỉ là "tổng kết", đoàn kiểm tra đã hoàn thành nhiệm vụ... Từ đề xuất trên, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đồng ý dừng đoàn kiểm tra khi các trò chơi trên mạng và các hành vi liên quan chưa được xử lý.
Cáo trạng xác định, hành vi của ông Đặng Anh Tuấn là cố ý làm trái công vụ, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng internet vận hành game đánh bạc trong thời gian dài. Trong số này có game đánh bạc Tip.club có số lượng người và số tiền tham gia đánh bạc rất lớn. Những người liên quan vận hành game bài này như Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và cựu cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa đã bị cơ quan công tố tỉnh Phú Thọ xử lý.
Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thời còn đương chức. Ảnh: Giang Huy.
Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thời còn đương chức. Ảnh: Giang Huy.
Với ông Trương Minh Tuấn, cơ quan công tố xác định ông được đoàn kiểm tra báo cáo và biết rõ đã phát hiện một số cá nhân, tổ chức đang vận hành game bài cờ bạc trong đó có game Tip.Club. Tuy nhiên, ông không chỉ đạo để ngăn chặn hoặc xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm. Khi nghe bị can Đặng Anh Tuấn báo cáo đề xuất, ông đã cho dừng hoạt động đoàn kiểm tra.
Cơ quan điều tra cho rằng hành vi của ông Tuấn có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng về vật chất nên không truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan điều tra đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét xử lý.
Ông Trương Minh Tuấn là bị can trong vụ án Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ xảy ra tại dự án MobiFone mua AVG.
Ngày 16/12, ông cùng người tiền nhiệm Nguyễn Bắc Son và 12 bị can sẽ bị xét xử tại TAND Hà Nội trong 16 ngày liên tục, kể cả ngày nghỉ.
Phạm Dự

Vũ “nhôm” mua giúp nguyên Tổng giám đốc DongABank 2.000 lượng vàng

Dân trí Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ qua Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 12 bị can trong vụ sai phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongAbank).
>>Nguyên Tổng giám đốc DongABank gây thiệt hại gần 10.000 tỉ đồng

Theo đó, bị can Trần Phương Bình (nguyên Chủ tịch hội đồng tín dụng, Tổng giám đốc DongAbank) bị đề nghị truy tố về các tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng và lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.


Vũ “nhôm” mua giúp nguyên Tổng giám đốc DongABank 2.000 lượng vàng - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Trần Phương Bình được xác định là chủ mưu trong vụ án.
Các bị can đồng phạm với Trần Phương Bình bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Trần Phương Bình là chủ mưu
Theo kết luận điều tra, Trần Phương Bình là bị can chính, chủ mưu, chỉ đạo cấp dưới thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm gây thiệt hại hơn 9.642 tỉ đồng. Những hành vi trái pháp luật của Trần Phương Bình cùng đồng phạm là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng DongAbank tại thời điểm ngày 31/12/2015, lỗ lũy kế 31.076 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỉ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỉ đồng.
Theo cơ quan điều tra, Trần Phương Bình đã chuyển cho Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) 70,5 tỉ đồng để nhờ Vũ “nhôm” mua 2.000 lượng vàng. Sau khi mua 2.000 lượng vàng, Vũ “nhôm” giao lại cho nhân viên của Trần Phương Bình. Tiếp đó, Bình chỉ đạo cấp dưới nhập kho quỹ DongAbank số vàng trên nhưng không lập chứng từ.
Tại cơ quan điều tra, Vũ “nhôm” khai tháng 3/2015, Trần Phương Bình nhờ Vũ mua 2.000 lượng vàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Tienphongbank). Từ ngày 10/3 – 13/3/2015, Bình cùng cấp dưới đã nộp tiền mặt và chuyển khoản tổng số tiền 70,5 tỉ đồng. Sau khi nhận được tiền, Vũ chuyển số tiền trên tới ngân hàng Tienphongbank để mua 2.000 lượng vàng. Tiếp đó, Vũ đến Tienphongbank chi nhánh Sài Gòn ký nhận 2.000 lượng vàng và giao lại cho nhân viên của Trần Phương Bình. Vũ khai không biết Bình mua vàng để làm gì cũng như không biết nguồn gốc số tiền trên.
Còn Trần Phương Bình khai mục đích nhờ Vũ “nhôm” mua vàng rồi nhập vào kho quỹ của ngân hàng nhằm mục đích làm giảm âm quỹ vàng.


Vũ “nhôm” mua giúp nguyên Tổng giám đốc DongABank 2.000 lượng vàng - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Vũ "nhôm" giúp Trần Phương Bình mua hàng nghìn lượng vàng.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi trên của Trần Phương Bình không gây thiệt hại cho ngân hàng nên không xem xét trách nhiệm hình sự đối với Bình và các đối tượng liên quan.
Nguyên phó Tổng giám đốc DongABank được đề nghị giảm nhẹ hình phạt
Liên quan tới vụ án bị can Nguyễn Thị Ngọc Vân (nguyên phó tổng giám đốc phụ trách khu vực, phó Chủ tịch hội đồng tín dụng DongAbank) bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Theo kết luận điều tra, Vân đã ký tờ trình đề nghị Trần Phương Bình phê duyệt cho nhóm khách hàng Hiệp Gia Phú vay 1.178 tỉ đồng sai quy định gây thiệt hại cho DongAbank số tiền 2.482 tỉ đồng (1.368 tỉ đồng tiền lãi), cho nhóm khách hàng Đồng Tiến vay 146,1 tỉ đồng sai quy định gây thiệt hại cho DongAbank số tiền 185 tỉ đồng (gồm tiền gốc là 104 tỉ đồng và tiền lãi là 81 tỉ đồng), cho nhóm khách hàng M&C vay sai quy định gây thiệt hại số tiền 1.036 tỉ đồng. Cơ quan điều tra xác định, bị can Vân gây thiệt hại số tiền 3.704 tỉ đồng, vì vậy, Vân phải liên đới chịu trách nhiệm về số tiền trên.
Cơ quan điều tra xác định, bị can Vân với vai trò là cấp dưới của Trần Phương Bình nên bị can Vân có ký duyệt cấp tín dụng hay không thì Trần Phương Bình vẫn phê duyệt cho vay để giải ngân hoặc xử lý nợ xấu. Quá trình điều tra, bị can Vân thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, vì vậy, đề nghị áp dụng chính sách hình sự, giảm nhẹ hình phạt đối với bị can Vân.
Liên quan tới vụ án này, do hết thời hạn điều tra, hoặc người liên quan đã bỏ trốn nên cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định tách ra thành hàng loạt án con để tiếp tục điều tra, làm rõ trong thời gian tới.
 Xuân Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét