Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

PHIÊU LINH 07

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Queen - The Show Must Go On (Official Video)
 
The Animals - House of the Rising Sun (1964) 

Chuyện thú vị với vài ca khúc nhạc rock bất hủ
Vinh Thu - 15:35 05/09/2018 GMT+7
Suckhoedoisong.vn - Tất cả người hâm mộ nhạc rock đều biết và yêu thích những ca khúc này. Nhưng các bạn có biết chuyện thú vị liên quan đến quá trình xuất hiện và tồn tại của chúng?
Show must go on
Vào thời điểm thu âm ca khúc bất hủ này của Freddie Mercury (1946-1991) ca sĩ nhạc rock người Anh vĩ đại nhất mọi thời đại, nạn nhân bệnh AIDS giai đoạn cuối ốm yếu đến mức, Freddie chỉ có thể nhúc nhích cử động. Brian May, đồng nghiệp của Mercury thu âm phần giọng hát chỉ có thể máy môi theo dạng faselto (hát giọng gió, giả thanh), bởi chất giọng của ca khúc quá cao so với khả năng của Brian. “Fred, tớ không biết, liệu cậu có thể thực hiện, ngay cả khi hoàn toàn khỏe mạnh” - May ca thán. Mercury lập tức lên tiếng: “Tớ sẽ làm điều đó, bạn yêu quý”, giây lát sau người hùng uống một ngụm rượu vodka và hát một mạch, hết trọn ca khúc.
Show must go on là ca khúc thứ 12, đồng thời là nhạc phẩm cuối cùng trong album Innuendo của ban nhạc Queen. Được phát hành tháng 10/1991, ca khúc Show must go on giành vị trí 16 bảng xếp hạng ở Anh, đứng thứ 2 bảng xếp hạng của tạp chí Billboard (Mỹ). Tác giả Freddie Mercury qua đời 6 tuần sau ngày đĩa đơn Show must go on được phát hành. Sau cái chết của Mercury (tháng 11/1991), Show must go on lọt vào danh sách 75 bài hát hay nhất Anh quốc và duy trì trong thời gian khá lâu.
Freddie Mercury, tác giả ca khúc Show must go on trên sàn diễn 1990.
Freddie Mercury, tác giả ca khúc Show must go on trên sàn diễn 1990.

Light my fire

Khi The Doors, ban nhạc rock huyền thoại Mỹ thành lập năm 1965 được mời tham dự chương trình nổi tiếng The Ed Sullivan Show, các nhà tổ chức yêu cầu tác giả ca khúc Light my fire thay điệp khúc “Girl, we couldn’t get much higher” (Em gái, chúng tôi không thể cao hơn) trong lời bài hát thành câu gì đó, nhã nhặn hơn. Harrison, nhạc sĩ kiêm ca sĩ trưởng nhóm hứa, sẽ “chỉnh sửa”, nhưng trong buổi biểu diễn Morrison vẫn hát nguyên văn, không thay chữ nào.
Sau sự kiện, ca sĩ bào chữa vì lý do quá căng thẳng, song từ đó The Doors vĩnh viễn không được mời tham gia chương trình này.
Đĩa đơn Light my fire được phát hành năm 1966 (hơn 1 triệu bản), từng lọt vào top 100 Solo guitar hay nhất thế kỷ 20 do tạp chí Guitar World bình chọn.

Stairway to Heaven

Tháng 1/1991, Đài Phát thanh FM KLSK bang New Mexico (Mỹ) quyết định thay đổi định dạng phát sóng chương trình âm nhạc cho thể loại rock kinh điển và thông báo đến thính giả bằng cách phát ca khúc Stairway to Heaven suốt ngày. Hệ quả, ca khúc được phát sóng 200 lần, còn đài phát thanh gần như bị đánh sập bởi thư từ và điện thoại phản đối của đám đông người nghe nổi cơn tức giận.
Hai lần cảnh sát ập đến đài phát thanh. Lần đầu có ai đó cấp báo, nhân viên lựa chọn và phát đĩa hát của đài bị đột quỵ, lần sau cảnh sát nhận được tin báo, các phần tử khủng bố do...Saddam Husajn, kẻ hâm mộ cuồng nhiệt ban nhạc Led Zeppelin (tác giả ca khúc) phái đến đã chiếm đài!
Stairway to Heaven là ca khúc trong album thứ 4 của Led Zeppelin, ban nhạc rock Anh phát hành cuối năm 1971. Là sáng tác chung của tay guitar Jimmy Page và ca sĩ Robert Plant. Stairway to Heaven được coi là một trong những ca khúc hay nhất lịch sử nhạc rock (giành vị trí thứ 3 danh sách “100 ca khúc rock xuất sắc nhất” của VH1, năm 2000 và vị trí 31 danh sách “500 bài hát vĩ đại nhất” do tạp chí Rolling Stone bình chọn.

Satisfaction

Đêm 5/6/1965, các chàng trai ban nhạc The Rolling Stones đã thực hiện chương trình dành cho đám đông 3 nghìn khán giả tại sân vận động Clearwater, bang Florida. Sáng hôm sau nhật báo St. Petersburg Times tường thuật, khoảng 200 fan trẻ tuổi đã gây gổ với lực lượng cảnh sát bảo vệ buổi hòa nhạc. Đến thời điểm đó các nghệ sĩ mới kịp thực hiện 4 nhạc phẩm. Chính đêm hôm ấy, Keith Richards (sinh năm 1943, tay guitar chính của ban nhạc) thức giấc với tiếng đàn guitar và điệp khúc “I can’t get no satisfaction” (Tôi không thể không hài lòng). Nghệ sĩ mắt nhắm mắt mở bật máy, ghi âm lại đoạn ca khúc ấy và vùi đầu ngủ tiếp. Khi Richards mang bản thu âm đến phòng thu, té ra ngoài tiếng đàn guitar, đoạn băng ghi cả tiếng… ngáy của người hùng!

Smoke on the water

Ca khúc của ban nhạc Deep Purple mô tả biến cố có thực đã xảy ra với các nghệ sĩ. Trước đó các chàng trai trong nhóm thuê sòng bạc ở Montreux (Thụy Sĩ) trên bờ hồ Geneva, để thu âm một số nhạc phẩm. Tuy nhiên, công việc phải bỏ dở giữa chừng vì đám cháy bất ngờ lan đến phòng thu. Sau đó các nghệ sĩ buộc phải kết thúc công việc tại Grand Hotel, một khách sạn bị bỏ hoang và không có hệ thống sưởi ấm.
Một buổi sáng trong những ngày xảy ra sự cố, Roger Glover (sinh năm 1945, tay guitar bass, thành viên ban nhạc) thức dậy và thốt lên những từ “Smoke on the water” (Khói trên mặt nước) - chắc hẳn đêm trước, trong giấc ngủ Roger đã mơ thấy ngọn lửa và khói bốc lên trên mặt nước hồ. Và câu nói ngẫu hứng đã trở thành tên và nội dung tuyệt phẩm của ban nhạc Deep Purple.
Smoke on the water nằm trong album Machine Head phát hành năm 1972.  Năm 2004, ca khúc được xếp vị trí 424 trong danh sách “500 bài hát vĩ đại nhất” do tạp chí Rolling Stone bình chọn, đứng thứ 4 danh sách “Những đoạn guitar riff vĩ đại nhất” của tạp chí Total Guitar.
Vinh Thu
((Nguồn: 8 faktów o legendarnych \piosenkach))

  
The Doors - Light My Fire
 
Stairway To Heaven | Led Zeppelin

Chuyện nghệ sĩ guitar làm vũ công, rồi bỏ nhảy về ôm đàn và ra sách



TPO - Nghệ sĩ trẻ Vũ Đức Hiển mấy năm qua được biết đến là người thổi bùng phong trào guitar cổ điển ở Hà Nội,vừa ra mắt cuốn sách “Nhớ về vũ công”-tuyển tập chuyển soạn riêng cho guitar. Nghệ sĩ Vũ Đức Hiển biểu diễn tác phẩm chuyển soạn guitar trong tối ra mắt sách© Tiền Phong Nghệ sĩ Vũ Đức Hiển biểu diễn tác phẩm chuyển soạn guitar trong tối ra mắt sách “Nhớ về vũ công” là tuyển tập 30 ca khúc Việt Nam chuyển sang cho đàn guitar độc tấu và các bản nhạc do Vũ Hiển sáng tác, lời tựa của nhà thơ Thuỵ Kha, họa sĩ Lê Thiết Cương sáng tác bìa, NXB Thanh niên ấn hành.
Trong 30 tác phẩm, có 7 tác phẩm anh chuyển soạn dành cho thiếu nhi thì có tới 6 tác phẩm là ca khúc thiếu nhi Việt Nam quen thuộc của nhiều thế hệ: Tiếng chuông và ngọn cờ, Chiếc đèn ông sao của Phạm Tuyên, Mơ ước ngày mai của Trần Đức...
Chín ca khúc trữ tình trong đó tám ca khúc chọn lọc chuyển soạn đều là những ca khúc được ưa thích như Em ơi! Hà Nội phố của Phú Quang (thơ Phan Vũ), Giấc mơ trưa của Giáng Son (Lời Nguyễn Vĩnh Tiến), Biển nhớ của Trịnh Công Sơn...
Hoạ sĩ Lê Thiết Cương sáng tác bìa © Tiền Phong Hoạ sĩ Lê Thiết Cương sáng tác bìa Vũ Hiển cũng chọn chuyển soạn 6 ca khúc cách mạng nổi tiếng như Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân, Nơi đảo xa của Thế Song, Sông Đăkrông mùa xuân về của Tố Hải...
Phần cuối cùng của tập sách chính là phần sáng tác cho đàn guitar của tác giả. Phần này là phần hiếm hoi trong lịch sử guitar Việt Nam, bởi trước đó công chúng yêu nhạc và đam mê với guitar chủ yếu biết tới những sáng tác của Tạ Tấn, Phạm Ngữ, Hải Thoại..., còn giờ đây là những sáng tác của Vũ Đức Hiển như Chim hải âu, Quả bóng bay, Thao thức; Con thiêu thân, Nhớ về vũ công.
Nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha đánh giá điều đáng quý ở cuốn sách nhạc này chính là ở chỗ lâu lắm rồi không có nghệ sĩ chuyển soạn cho guitar.
Giải thích về tên sách bên lề lễ ra mắt tối 14/10, Vũ Đức Hiển kể đó là ca khúc anh dành tặng diễn viên Lan Phương-người bạn từ thuở nhỏ. Vũ Đức Hiển sinh năm 1983 tại Hà Nội. Gia đình lúc đầu không ủng hộ Hiển theo nghệ thuật, nhưng sau nhiều thăng trầm Hiển vẫn kiên định con đường theo guitar cổ điển.
Vũ Đức Hiển kể sau khi tốt nghiệp trường Nghệ thuật Hà Nội, anh lên Sơn La dạy học nhưng khó khăn quá đành quay về Hà Nội. Có một thời gian Hiển dạy nhảy, nhưng sau đó không “thoát” được niềm đam mê guitar nên từ bỏ và theo đàn.
Hỏi Hiển có sống bằng đam mê được không, anh cười: “Tôi sống bằng nghề bán đàn, dạy học”. Vũ Đức Hiển sau khi từ bỏ nghề vũ công nghĩ tới truyền cảm hứng cho người yêu guitar cổ điển. Anh mở lớp, tới nay có sáu trung tâm dạy guitar cổ điển với 3.000 – 4.000 học sinh.

 
Eagles - Hotel California

Casablanca | Bertie Higgins 

Giai thoại về nhóm nhạc từng thắp nến chơi đàn thập niên 70




Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46




Nhóm guitar cổ điển Thất tinh Hà Nội của ông từng được giới mộ nhạc xem như một huyền thoại.

Nói đến Nguyễn Tỵ mà không nhắc đến tài năng guitar của ông thì giống như mới vẽ chân dung được nửa mặt. Ông thực sự là một hiện tượng thú vị không chỉ của làng võ phía Bắc mà cả trong giới guitar cổ điển ở Thủ đô Hà Nội.
Xã hội - Giai thoại về nhóm nhạc từng thắp nến chơi đàn thập niên 70
Giây phút nghệ sĩ của người võ sư
Chúng tôi có hân hạnh được nghe ông đàn. Tướng nhìn oai phong đúng chất con nhà võ nhưng khi đã ôm cây đàn và thả hồn vào từng âm điệu du dương của âm nhạc trông ông lại đầy chất phong trần, nghệ sĩ. Võ sư Nguyễn Tỵ kể, trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, ông phải gác võ thuật sang một bên và sảy bước sang lĩnh vực nghệ thuật nhờ cây đàn guitar.
Mười bảy tuổi, trong một lần đi sơ tán, Nguyễn Tỵ tình cờ bị thanh âm nồng ấm của cây đàn guitar hớp hồn trong một tối thanh vắng ở xóm quê nghèo Thường Tín. Vậy là ông mê mẩn, theo học và đam mê lúc nào chẳng biết.
Trở về Hà Nội, ông mày mò tìm kiếm tài liệu, tự luyện tập ngón đàn. Ở ông có một điều kì lạ là cứ đam mê cái gì là phải chinh phục cho bằng được. Có những ngày, chàng thanh niên Nguyễn Tỵ ôm đàn từ 6h sáng đến 6h tối chỉ để luyện một đoạn khó trong bản nhạc.
Cách tập đàn của ông cũng rất khác: phớt lờ những cái căn bản để học những cái khó trước. “Tôi tập võ và tập đàn đều để chơi chứ không chủ tâm để thành nghề. Nhưng sau khi tham gia giải nghiệp dư và chuyên nghiệp được giải nhất. Vì vậy, một số người đến xin học rồi tôi trở thành người giảng dạy đàn guitar”, thầy Tỵ chia sẻ.
Có chung niềm đam mê, ông kết thân với nhóm bạn đều là dân nghiện guitar như Hải Thoại, Vũ Bảo Lâm, Phạm Văn Phúc.... Giữa bom đạn ác liệt của những năm 60-70, nhóm guitar cổ điển Thất tinh Hà Nội (Hải Thoại, Vũ Bảo Lâm, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Quang Tôn, Nguyễn Tỵ, Đặng Quang Khôi và Vũ Trường Giang) đã được giới mộ điệu guitar cổ điển xem như một huyền thoại.
Không sẵn tài liệu, họ cùng nhau tìm tòi, luyện tập và đi khắp nơi biểu diễn, phát động phong trào guitar cổ điển ở miền Bắc. Giai thoại thắp nến chơi đàn (do mất điện trong một buổi công diễn hồi năm 1970) của nhóm Thất tinh được truyền tụng mãi trong giới guitar cổ điển Hà Nội mãi cho tới nay. Ham mê tìm tòi, khám phá và thật sự mong muốn phát triển phong trào guitar, cùng với các danh cầm khác như Tạ Tấn và Hải Thoại, Nguyễn Tỵ đã có công soạn các ca khúc như: Tiếng đàn Talư, Hà Nội mùa thu, Vui mở đường, Bài ca Hồ Chí Minh, Ngày mùa... thành những tác phẩm dành riêng cho cây đàn guitar cổ điển.
Một dạo, những tác phẩm ấy từng vang trên sóng Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, cổ vũ tinh thần, nâng bước chân các chiến sĩ trên đường ra trận.
Xã hội - Giai thoại về nhóm nhạc từng thắp nến chơi đàn thập niên 70 (Hình 2).
Bốn nghệ sĩ còn lại của Thất cầm: (từ trái sang) Phạm Văn Phúc, Nguyễn Tỵ, Vũ Bảo Lâm, Quang Tĩn.
Đối với Nguyễn Tỵ, võ nghệ và âm nhạc tuy là hai loại hình khác nhau, nhưng tựu trung chỉ là một. Bởi cả hai đều cùng là nghệ thuật. Ông nói rằng, hoạt động cơ bắp không ảnh hưởng gì đến ngón đàn và quả tim đập vì nghệ thuật. Khi luyện võ, căng cơ, chỉ cần nghỉ ngơi 15 phút là lại chơi đàn bình thường.
Hai năm nay, Nguyễn Tỵ mỗi tuần chỉ đứng lớp một buổi vào sáng thứ bảy để tập huấn cho các huấn luyện viên của môn phái Nam Hồng Sơn. Ông dành nhiều thời gian hơn cho việc dạy đàn, chơi đàn và ngao du với những người bạn trong "Thất cầm" còn sống ở Hà Nội như Bảo Lâm, Phạm Văn Phúc, Quang Tôn. Tình bạn của họ vẫn khăng khít, không gì thay đổi.
Lớp học đàn của Nguyễn Tỵ ở một con hẻm trên phố Hồng Mai vẫn nhộn nhịp học trò. Học trò thích cách dạy nhiệt tình, hồn hậu của thầy Nguyễn Tỵ. Ngay cả cái cách thầy giảng, lúc nào cũng có một nụ cười nhân hậu trên môi. Hình như càng có tuổi, tiếng đàn của ông càng trong trẻo, thanh thản và dịu êm hơn. Tiếng guitar và niềm đam mê võ thuật đã giúp cho tâm hồn Nguyễn Tỵ luôn được bình yên, yêu người, yêu đời.
Võ sư, nghệ sĩ, hai con người, hai tài năng cứ thế hòa trộn trong ông, không thể phân định bên nào trọng hơn. Có thể khẳng định, Nguyễn Tỵ là một trường hợp hiếm hoi vang danh trong cả võ thuật và âm nhạc. Sự kết hợp giữa võ thuật và nghệ thuật đã đem đến cho võ sư một sức khỏe dẻo dai và một tinh thần không tuổi.
Một thời sôi nổi, Nguyễn Tỵ đã sống với hai tình yêu, hai niềm đam mê: Võ học và âm nhạc. Ông bảo: Bây giờ có cho làm lại, mình sẽ vẫn chọn đúng hai thứ ấy. Và dẫu có phải thêm lần nữa trải qua nhiều khó khăn, vất vả để được gắn bó cùng lúc với cả hai niềm đam mê thì cũng là chuyện thường tình. Bởi đối diện với thử thách chính là lẽ sống của cuộc đời ông! Và cũng nhờ hai niềm đam mê ấy mà ông lọt được vào mắt xanh của một nữ giảng viên violon của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Giờ bà đã về hưu, hàng ngày chăm cháu và chăm cả lớp học đàn của ông. Cuộc sống của hai vợ chồng già vì thế mà luôn tràn đầy hạnh phúc, tiếng cười.
Trinh Phúc - Thanh Xuân
 
Papa | Paul Anka

Tay guitar huyền thoại Slash và cây đàn Les Paul

Slash là người có công rất lớn gây dựng nên tên tuổi cho nhóm nhạc Guns N Roses với những ca khúc bất hủ.
Mỗi khi nhắc đến Guns N Roses với những ca khúc bất hủ, ngoài tiếng hát của trưởng nhóm Axl Rose người ta không thể không nhớ đến tay guitar Slash, người có công rất lớn gây dựng nên tên tuổi cho nhóm nhạc này. Không những vậy, anh cùng cây guitar Les Paul đã đi vào huyền thoại như một tượng đài trong làng rock thế giới.
Tay guitar huyen thoai Slash va cay dan Les Paul hinh anh 1
Sinh ra trong một gia đình có liên quan đến nghệ thuật tại London, Slash sớm được làm quen với âm nhạc từ khi còn rất nhỏ. Thế nhưng cho đến năm 15 tuổi, anh mới biết tới cây đàn guitar khi nhận được món quà của người bà thân yêu là một cây guitar flamenco. Cây guitar tuy chỉ có 1 dây nhưng Slash vẫn có thể chơi nó một cách say sưa. Sớm chịu ảnh hưởng từ âm nhạc của những nghệ sĩ guitar lớn như Led Zeo, Eric Clapton, the Rolling Stones, Aerosmith…Và trong một lần trả lời phỏng vấn Slash đã từng thừa nhận rằng chính album rock của Aerosmith đã làm thay đổi cuộc đời mình. Anh luôn mong ước được đứng chung sân khấu cùng với những thần tượng của mình và lấy đó làm động lực để cố gắng.
Từ khi biết tới guitar Slash dường như quên hết tất cả mọi thứ kể cả bộ môn đua xe BMX mà anh từng rất yêu thích trước đây. Anh say mê với những giai điệu của rock đến mức mỗi ngày anh dành ít nhất 12 tiếng để chơi guitar. Không những vậy, Slash còn bỏ cả lớp học, trốn ra sân vận động của trường để chơi guitar. Quá say mê mới rock cũng khiến anh chịu nhiều sự phản ứng của những người xung quanh. Nhưng có vẻ như âm nhạc cũng đã làm thay đổi hình ảnh của Slash. Anh được mọi người yêu mến hơn và không còn bị coi là kẻ lâp dị, xã hội ruồng bỏ như trước đây. Slash cũng mạnh dạn xin tham gia vào ban nhạc của trường để bắt đầu theo đuổi sự nghiệp âm nhạc từ đây. Nhưng chính điều đó cũng khiến Slash trốn học nhiều hơn và cuối cùng là bỏ học giữa chừng khi đang học lớp 11.
Tay guitar huyen thoai Slash va cay dan Les Paul hinh anh 2
Rời khỏi California Slash quyết đinh tìm tới L.A để tìm cơ hội cho chính mình. Tại đây anh đã may mắn gặp được Axl Rose người mà sau này cùng anh trở thành cặp đôi huyền thoại của làng nhạc rock. Sau cuộc gặp gỡ định mệnh này cả 2 đã cùng nhau kết hợp với 3 thành viên khác để cho ra đời cái tên Guns N Roses. Cùng với Guns N Roses, Slash đã vươn đến những đỉnh cao nhất trong âm nhạc thế giới với những bản hit bất hủ còn sống mãi trong lòng nhiều thế hệ như November rain, Don’t cry, Sweet child o’mine… Hình tượng của Slash cũng trở thành huyền thoại kể từ sau những màn solo guitar cực đỉnh vẫn còn được ca tụng cho đến nay.
Tay guitar huyen thoai Slash va cay dan Les Paul hinh anh 3
Tuy nhiên sự nghiệp của Slash cũng sẽ không thể thành công rực rỡ nếu như thiếu đi 2 cây guitar đã cùng tên tuổi của anh đi vào huyền thoại là Les Paul Standard 1959 và 1988.
Trong bộ sưu tập của mình, Slash sở hữu tới hơn 100 cây guitar các loại. Trong đó chủ yếu là những cây Les Paul của hãng Gibson. Tuy nhiên xuất hiện và được biết tới nhiều nhất là 2 cây thuộc đời 1959 và 1988 kể trên thường được Slash sử dụng trong phong thu và trên sân khấu.
Tay guitar huyen thoai Slash va cay dan Les Paul hinh anh 4
Một trong 2 cây guitar của Slash được chế tạo bởi bàn tay kỹ sư nổi tiếng Luthier Kris Derrig. Tuy không phải là người được đặt tên cho dòng đàn này nhưng Slash lại có công rất nhiều trong thành công của Les Paul. Chính anh đã là người phổ biến hình ảnh của cây đàn này trở thành huyền thoại, trở nên phổ biến và được chọn làm hình mẫu lây cảm hứng cho không ít hãng đàn cũng như các guitarist sau này.
Cùng thưởng thức lại những màn solo guitar đã đi vào huyền thoại của Slash cũng cây guitar Les Paul trứ danh

Huyền thoại guitar Henry Padovani sẽ biểu diễn tại Metropole Hà Nội

Tay guitar huyền thoại Henry Padovani của The Police, ban nhạc rock luôn ở vị trí đầu bảng xếp hạng thế giới sẽ “đốt cháy” sân khấu âm nhạc của Metropole Hà Nội từ ngày 19 - 23/6 sắp tới. Chương trình nằm trong khuôn khổ Tuần lễ âm nhạc Pháp Fête de la musique diễn ra tại các khách sạn Sofitel khắp toàn cầu.
Đặc biệt, đêm nhạc Henry Padovani ngày thứ 7(23/6), diễn ra tại phòng tiệc Thăng Long bắt đầu lúc 8 giờ tối với giá 290.000 đồng/khách, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ cho khán giả thủ đô với những bản nhạc do anh sáng tác, bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, cùng một số bản nhạc blue và rock cổ điển.
Là người Corsica, Henry sáng lập ban nhạc The Police năm 1976 cùng với Sting và Stewart Copeland với vị trí guitar lead trước khi tham gia biểu diễn với một số nghệ sĩ nổi tiếng khác. Năm 1980, Henry thành lập nhóm nhạc riêng của mình, The Flying Padovanis, và cũng đồng thời quản lý Zucchero, ca sĩ solo nổi tiếng nhất châu Âu từng có album bán ra hơn 15 triệu bản trên toàn thế giới. Năm 2011, Henry Padovani được mời làm giám khảo chương trình truyền hình nổi tiếng The X-Factor phiên bản Pháp.
Để biết thêm thông tin và đặt chỗ, quý khách vui lòng liên hệ khách sạn qua điện thoại: 024 3826 6919 máy lẻ 8200 hoặc email h1555-fb3@sofitel.com.
                                                                                                                  Tuấn Sơn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét