Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 50

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những ổ voi khổng lồ trên đoạn đường "nguy hiểm nhất Việt Nam"
  
Xét xử thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG

Sai be bét tại Dự án mở rộng QL1 Phú Yên-Bình Định

Cập nhật lúc 14:53, Thứ sáu, 13/12/2019
print  

(BVPL) – Sau 2 năm đưa công trình vào khai thác, mặt đường sụt lún, hư hỏng nham nhở. Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh kiểm tra dự án đã phát hiện hàng loạt sai phạm.


Khánh thành tuyến đường đôi gần 1.300 tỷ đồng ở Hải Phòng

Ngày 12/12, Thanh tra Chính phủ đã công bố thông báo kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật đối với Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1, đoạn từ km1125 - km1265, tỉnh Bình Định và Phú Yên.
Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn từ km1125 - km1265 có chiều dài khoảng 118 km, do BQL dự án 2 (sau này là BQL dự án đường Hồ Chí Minh- Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, được chia làm 3 dự án thành phần, trong đó một dự án xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, hai dự án BOT.
Cẩu thả trong điều chỉnh thiết kế cơ sở
Theo Thanh tra Chính phủ, thiết kế cơ sở dự án BOT Nam Bình Định sử dụng lại cống cũ ngang đường, thiết kế mặt đường bê tông nhựa tại một số vị trí thường xuyên ngập là chưa phù hợp với thực tế, thiếu đồng bộ, dẫn đến mặt đường tại khu vực đó luôn bị ngập khi thời tiết mưa, có nơi ngập sâu từ 30-60 cm, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Trong khi tại dự án trái phiếu chính phủ, thiết kế cơ sở thiếu một số đoạn rãnh dọc và cống ngang đường, làm giảm khả năng thoát nước.
Khi phê duyệt thiết kế cơ sở, Bộ GTVT cho phép phá dỡ 9 cầu cũ để xây mới, tuy nhiên khi quyết định điều chỉnh thiết kế cơ sở đã cho phép giữ lại 7 cầu cũ để sửa chữa, sử dụng, trong đó có 6 cầu được xác định lại tải trọng chỉ từ 22 - 25 tấn.
Hiện tại trên toàn dự án, có 18/33 cầu cũ đang được gắn biển hạn chế tải trọng từ 22-25 tấn, mức tải trọng này không đồng bộ với tải trọng cho phép của đường QL1 sau cải tạo, mở rộng và cầu xây mới, gây khó khăn cho quá trình khai thác và không phát huy cao nhất hiệu quả của dự án.
Bộ GTVT đưa ra chủ trương điều chỉnh thiết kế cơ sở chưa đúng quy định, như, cho phép hạ tiêu chuẩn dự án không theo tiêu chuẩn ngành, dẫn đến chất lượng mặt đường thiếu tính đồng bộ; cho phép hạ cao độ thiết kế không theo tiêu chuẩn Việt Nam; kiên quyết tháo dỡ gần 2km và phá bỏ hơn 500m rãnh nước thoát dọc đã thi công; kiên quyết bỏ thiết kế rãnh dọc đối với đoạn chưa thi công nhưng sau đó lại bổ sung một số đoạn.
Đối với một số cầu mới, cho phép châm chước yếu tố thủy văn như cầu cũ, dẫn đến cao độ đáy dầm đều thấp hơn quy định trong tiêu chuẩn ngành từ 0,5-1m, làm giảm khả năng thoát lũ, gia tăng tình trạng ngập lụt mặt đường. Một số vị trí rãnh dọc đã thi công nhưng phải hạ độ cao cho phù hợp với việc hạ độ cao thiết kế. Tại dự án BOT Bắc Bình Định, nhà thầu Cienco4 đã thực hiện chưa đúng quy định, dẫn đến chiều cao rãnh giảm 15cm so với thiết kế bản vẽ thi công, làm hạn chế khả năng toát nước.
 Mặt đường biến dạng, chi chít ổ gà. Ảnh: ATGT.
Tùy tiện sử dụng vật liệu
Kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định, Nhà thầu Cienco4 sử dụng vật liệu đá dăm từ nhiều mỏ có tính chất cơ lí khác nhau nên chất lượng bê tông nhựa thiếu sự đồng nhất và ổn định, do đó khi gặp các yếu tố bất lợi thì bê tông nhựa dễ bị phá vỡ; sử dụng vật liệu tưới dính bám của mặt đường chưa đúng quy định; áp dụng chưa đúng tiêu chuẩn để phối trộn thành phần cấp phối hỗn hợp cốt liệu, một số chỉ tiêu về mặt rỗng dư, độ dẻo marsahII nằm ngoài quy định; thiết bị thi công thiếu chứng chỉ kiểm định; không có phiếu kiểm tra từng mẻ trộn tại trạm trộn.
Phụ gia Wetfix BE được Bộ GTVT cho sử dụng từ năm 2001 tại một số dự án công trình giao thông nhằm nâng cao chất lượng công trình, nhưng thiếu cơ sở pháp lí để quản lí chất lượng; chưa tổng kết, đánh giá việc sử dụng phụ gia nhập khẩu trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vật liệu đặc thù; chưa ban hành quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa có sử dụng phụ gia dính bám Wetfix BE..
Tại Dự án BOT Bắc Bình Định, nhà đầu tư, nhà thầu chưa tuân thủ đầy đủ quy trình nghiệm thu kĩ thuật; chất lượng mặt đường một số nơi chưa đảm bảo; Cty TNHH Xây dựng tổng hợp thi công gói thầu XL01+XL01A+XL02A+XL5A, không có phiếu kiểm tra từng mẻ trộn bê tông nhựa. Tại gói thầu XL01, thực hiện phối trộn thành phần hỗn hợp cốt liệu cấp phối bê tông nhựa polime chưa theo tiêu chuẩn, nhà thầu đã thực hiện chưa đúng quy định khi sử dụng nhũ tương phân tách nhanh CRS-1 để làm vật liệu tưới dính bám của mặt đường BTN polime với chiều dài gần 1km, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Tại dự án BOT Nam Bình Định, Công ty Nhật Minh thi công một số lí trình thuộc gói thầu số 3 đã sử dụng nhũ tương chưa phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công được duyệt để tăng độ bám dính giữ lớp bê tông nhựa C19, C12.5 với diện tích gần 5.300m2, dẫn đến độ kết dính giữa 2 lớp bê tông nhựa chưa bảo đảm, ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ công trình. Liên doanh Công ty CP 116- Sienco1 và Cty CP Đầu tư năng lượng xây dựng Thương mại Hoàng Sơn thực hiện gói thầu số 4 đã thay đổi việc lấy vật liệu đá dăm từ mỏ đá được quy định trong thiết kế bản vẽ thi công sang lấy đá dăm từ mỏ đá khác, khi chưa báo cáo Bộ GTVT.
QL1 qua địa bàn Phú Yên. ảnh:  DV. 
Thiếu trách nhiệm trong kiểm định, nghiệm thu
Theo Thanh tra Chính phủ, Hội đồng nghiệm thu cấp bộ của Bộ GTVT thực hiện chưa đúng quy định khi đồng ý nghiệm thu 2 dự án BOT Bắc và Nam Bình Định để đưa vào khai thác sử dụng, trong khi đó một số chỉ tiêu thí nghiệm khoan hiện trường chưa được nhà thầu, doanh nghiệp dự án khắc phục kịp thời, triệt để mà khoanh vùng để tiếp tục theo dõi trong thời gian khai thác, bảo hành.
Hai đơn vị kiểm định là Phòng thí nghiệm trọng điểm đường bộ III đã thiếu trách nhiệm khi không đưa ra kiến nghị, cảnh báo với cấp có thẩm quyền về chất lượng công trình khi kết quả kiểm định tại 2 dự án BOT, có một số chỉ tiêu thí nghiệm về độ rỗng dư, độ dẻo Marshall, thành phần hạt của mẫu thí nghiệm hiện trường…chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8819:2011, tiêu chuẩn ngành 22 TCN 356:2006 và quyết định số 858/QĐ-BGTVT, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Sau gần 2 năm đưa công trình vào khai thác sử dụng, kết quả kiểm định cho thấy, cả 3 dự án thành phần đều có mô đun đàn hồi chung của phần lớp mặt đường chỉ từ 140,4Mpa-159,1Mpa, dẫn đến khả năng chịu lực của mặt đường bị suy giảm, xuất hiện nhiều hư hỏng dạng mai rùa, nứt đơn, lún vệt bánh xe, bong tróc,… Tại một số mẫu thử, có kết quả về một số chỉ tiêu thí nghiệm như thành phần hạt, độ chặt, độ rỗng dư,..nằm ngoài phạm vi quy định của chỉ dẫn kĩ thuật.
Từ những sai phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo kiểm điểm, xử lý đối với các đơn vị, cá nhân có vi phạm nêu trong kết luận.
Nam Trung

Khởi tố, khám nhà cựu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết

Dân trí Ngày 16/12, Công an tỉnh Bình Thuận đã quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Đỗ Ngọc Điệp – cựu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết (Bình Thuận).
>>Cách hết chức vụ trong Đảng đối với Phó Bí thư Thường trực TP Phan Thiết
>>Bắt Phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết vì sai phạm liên quan đến đất đai

Đến đến 17h40 ngày 16/12, Công an tỉnh Bình Thuận đã đưa ông Đỗ Ngọc Điệp tới trụ sở Công an xã Tiến Lợi thành phố Phan Thiết để tiến hành các thủ tục tố tụng theo quy định.


Khởi tố, khám nhà cựu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Ông Đỗ Ngọc Điệp
Kết quả điều tra ban đầu xác định, từ tháng 3/2016 đến tháng 9/2016, khi ông Đỗ Ngọc Điệp giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP Phan Thiết, được phân công trực tiếp phụ trách, chỉ đạo trên lĩnh vực về quy hoạch đô thị, quản lý đất đai, ông Điệp đã trực tiếp ký 32 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trái quy định pháp luật, tổng cộng 32 thửa với diện tích 46.865 m2.


Khởi tố, khám nhà cựu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Xe của Công an tỉnh Bình Thuận đưa ông Đỗ Ngọc Điệp tới trụ sở Công an xã Tiến Lợi thành phố Phan Thiết để tiến hành các thủ tục tố tụng theo quy định
Đến 18h5 ngày 16/12, Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Đỗ Ngọc Điệp tại đường Trần Quý Cáp, TP Phan Thiết.


Khởi tố, khám nhà cựu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết - 3
Nhấn để phóng to ảnh
Tối 16/12, Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Đỗ Ngọc Điệp
Cùng ngày, cơ quan điều tra cũng đã quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Hồ Khải - nhân viên hợp đồng Phòng Tài nguyên – Môi trường TP Phan Thiết, về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại TP Phan Thiết.
Cụ thể, từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2018, ông Lê Hồ Khải trực tiếp xác minh thực địa, thẩm định, tham mưu và đồng phạm với vai trò giúp sức cho ông Phạm Thanh Thái – nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường TP Phan Thiết, trong việc đề nghị UBND TP Phan Thiết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trái quy định pháp luật tổng cộng 59 thửa với diện tích 106.960,3 m2.
Đến 18h ngày 16/12, một tổ công tác khác của Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành khám xét phòng làm việc của bị can Khải tại trụ sở Phòng Tài nguyên - Môi trường TP Phan Thiết.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng quyết định khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Trí – nguyên Chuyên viên Phòng Tài nguyên – Môi trường TP Phan Thiết. Cơ quan điều tra xác định: từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2016, ông Nguyễn Trí đã thẩm định, tham mưu cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trái quy định pháp luật tổng cộng 13 thửa với diện tích 18.948,5 m2.
Đến 18h20, công an vẫn đang tiến hành khám xét tại nhà riêng của ông Đỗ Ngọc Điệp.


Khởi tố, khám nhà cựu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết - 4
Nhấn để phóng to ảnh
18h20 ngày 16/12, công tác khám xét vẫn đang tiến hành
Đến 18 giờ 50, Công an tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành công tác khám xét nơi ở của ông Đỗ Ngọc Điệp. Theo ghi nhận của phóng viên, lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận mang đi rất ít tài liệu
Đây là vụ án lớn được Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố điều tra từ ngày 23/7/2019 về “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại TP Phan Thiết.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan chức năng đã xác định từ tháng 2/2016 đến tháng 12/2018, UBND TP Phan Thiết đã cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn tại 3 xã: Thiện Nghiệp, Tiến Lợi, Phong Nẫm thuộc TP Phan Thiết, gồm 132 thửa, với diện tích 170.987,3 m2 là trái quy định của pháp luật đất đai.
Ngày 12/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 3 bị can về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Cụ thể, 3 bị can bị bắt tạm giam gồm các ông: Trần Hoàng Khôi (Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết), Phạm Thanh Thái (Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phan Thiết), Lê Hoàng Anh Tân (Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phan Thiết).
Sau khi mở rộng điều tra vụ án, cơ quan chức năng xác định ông Điệp có liên quan đến vụ án này. Đến ngày 9/12, tại trụ sở Thành ủy Phan Thiết, Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức công bố quyết định của Tỉnh ủy về việc thi hành kỷ luật đối với ông Đỗ Ngọc Điệp (lúc này đang đương chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Phan Thiết).
Theo đó, Tỉnh ủy thi hành kỷ luật bằng hình thức cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Điệp. Đồng thời, Tỉnh ủy yêu cầu tiến hành các thủ tục để HĐND TP Phan Thiết tiến hành họp thông qua việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND TP Phan Thiết đối với ông Đỗ Ngọc Điệp. 
Trúc Hà

Thiếu uý công an ở TP.HCM bác cáo buộc cưỡng đoạt tiền


(VTC News) - Thiếu uý Phạm Thái Vinh cho rằng mình không có hành vi cưỡng đoạt tiền người vi phạm như đơn tố cáo.

Ngày 19/12, Giám đốc Công an TP.HCM chỉ đạo Thanh tra Công an TP.HCM điều tra, xác minh thông tin một cán bộ Công an quận Bình Thạnh bị tố có hành vi cưỡng đoạt tiền người vi phạm.
Người bị tố là thiếu uý Phạm Thái Vinh (thuộc tổ cảnh sát phòng chống tội phạm Công an phường 17, quận Bình Thạnh) và Nguyễn Hoàng Minh (bảo vệ dân phố thuộc Công an phường 17).
Tại cơ quan chức năng, thiếu uý Vinh và Nguyễn Hoàng Minh không thừa nhận hành vi cưỡng đoạt tiền của nam sinh viên C.H.Đ. Hiện Thanh tra Công an TP.HCM vẫn đang lấy lời khai, trích xuất ghi âm nạn nhân ghi lại và các lời khai của bên liên quan để cũng cố hồ sơ, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Thieu uy cong an o TP.HCM bac cao buoc cuong doat tien hinh anh 1
  Nguyễn Hoàng Minh, bảo vệ dân phố thuộc Công an phường 17 bị mời về điều tra. 

Theo lời khai của Đ., lúc 21h ngày 17/12, Đ. đang đi trên đường (thuộc phường 17, quận Bình Thạnh) thì bị một nhóm người mặc thường phục ép vào lề đường, yêu cầu dừng lại.
Một người trong nhóm này rút ra thẻ màu đỏ, xưng là Công an phường 17, yêu cầu kiểm tra hành chính Đ.
Sau đó, Đ. được đưa về trụ sở Công an phường 17 làm việc. Kiểm tra trong cặp của Đ., công an phát hiện một con dao dài 4 cm.
Về con dao này, Đ. cho biết, do đang làm đầu bếp nên mua để khui các thùng hàng đựng thức ăn đông lạnh. Cho rằng Đ. tàng trữ hung khí trái phép, một người trong nhóm trên đưa ra mức 10 triệu đồng để được bỏ qua.
Do Đ. không có tiền, thiếu uý Vinh hướng dẫn Đ. cầm cố xe máy, điện thoại và viết giấy bán xe cho Nguyễn Hoàng Minh.
Sau khi ký xong giấy tờ, Đ. được những người này trả lại điện thoại, nhẫn vàng và dặn phải đưa tiền trước 11h ngày 18/12 nếu không thì mất xe.
Bức xúc, Đ., cầu cứu Công an TP.HCM.
Được biết, thiếu úy Phạm Thái Vinh (quê Nghệ An), mới được chuyển công tác từ Công an Nghệ An về Công an phường 17 khoảng 1 năm nay.
Bắt kẻ tự xưng phóng viên, cưỡng đoạt tài sản tại các cơ sở y tế ở Quảng Bình
Bắt kẻ tự xưng phóng viên, cưỡng đoạt tài sản tại các cơ sở y tế ở Quảng Bình
Cơ quan CSĐT Công an TP Đồng Hới (Quảng Bình) vừa bắt quả tang kẻ nghi giả danh phóng viên để cưỡng đoạt tài sản.
Thiếu uý công an bị tố đòi tiền chuộc xe vi phạm: Thanh tra Công an TP.HCM vào cuộc
Thiếu uý công an bị tố đòi tiền chuộc xe vi phạm: Thanh tra Công an TP.HCM vào cuộc
Thanh tra Công an TP.HCM đang làm rõ hành vi cưỡng đoạt tiền người vi phạm của thiếu úy công an phường 17, quận Bình Thạnh.

MINH ANH

Ba nghi phạm mạo danh phóng viên cưỡng đoạt tiền hơn 20 doanh nghiệp


Một cựu phó tổng biên tập và hai nghi phạm đã đe dọa nhiều doanh nghiệp khai thác cát sỏi ở miền Bắc để buộc họ chi tiền.

Ngày 30/7, Công an Hà Nội khởi tố, tạm giam Ngô Văn Hạ (41 tuổi), Nguyễn Xuân Phong (40 tuổi), Hoa Anh Tuấn (39 tuổi) để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản.

Ba nghi pham mao danh phong vien cuong doat tien hon 20 doanh nghiep hinh anh 1
Bị can Tuấn và Hạ (từ trái qua). 

Theo nhà chức trách, Hạ từng làm phó tổng biên tập một tạp chí chuyên ngành, sau đó bị miễn nhiệm và hiện thất nghiệp. Phong, Tuấn từng là nhân viên hợp đồng của một tờ tạp chí.
Giữa tháng 5, Phong, Hạ, Tuấn giả danh cán bộ "đoàn tiền trạm của Thanh tra Chính phủ" khảo sát tình trạng khai thác cát, sỏi ở sông Hồng, đến nhiều địa phương ở miền Bắc để xin thông tin về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Khi tới doanh nghiệp, nhóm này lại mạo nhận là phóng viên tạp chí để ép đưa tiền nếu không muốn bị viết bài về các sai phạm. Nhà chức trách cáo buộc, từ giữa tháng 5 đến tháng 7, Hạ, Phong, Tuấn đã chiếm đoạt trên 50 triệu đồng của hơn 20 doanh nghiệp. Mỗi bị can chia nhau 15 triệu đồng, sau khi trừ tiền xăng xe.
Bắt thanh niên giả nữ trên Zalo, gạ trao đổi ảnh nhạy cảm rồi tống tiền
Bắt thanh niên giả nữ trên Zalo, gạ trao đổi ảnh nhạy cảm rồi tống tiền
Toàn tạo tài khoản Zalo thuộc giới tính nữ rồi nhắn tin gạ gẫm với một số thanh niên để trao đổi ảnh nhạy cảm, sau đó Toàn tống tiền đối phương.
Tự xưng nhà báo cưỡng đoạt 200 triệu đồng của bác sĩ ở Ninh Bình
Tự xưng nhà báo cưỡng đoạt 200 triệu đồng của bác sĩ ở Ninh Bình
Ghi lại được hình ảnh nhận tiền từ bệnh nhân không đúng quy định, Nam tự xưng là nhà báo đe dọa bác sỹ phải đưa 200 triệu đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét