Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

PHIÊU LINH 04

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Guitarist of the Month ! April 2019 The Amazing - Talented and Beautiful Sophie Lloyd- Shreds!
 
-Black Magic Woman- Guitar Cover By Ayla 

Nghệ sĩ guitar Yuki Matsui trở lại Việt Nam

Yuki Matsui - guitarist Nhật nổi tiếng châu Á - tổ chức hai đêm nhạc ở TP HCM và Hà Nội vào tháng 10.


Đây là lần thứ hai Yuki đến Việt Nam, sau tour diễn năm 2018. Anh dự kiến biểu diễn một số nhạc phẩm tự sáng tác như Night street, Overtake, Rider, Flying to the future, You and me... và cover các bản hit như Cha-la-head-cha-la (nhạc phim Dragon Ball - Bảy viên ngọc rồng), My first kiss (nhạc phim Kiteretsu và cuốn từ điển kỳ bí)... Show được tổ chức vào tối 5/10 tại TP HCM và 6/10 tại Hà Nội.
Nghệ sĩ guitar Yuki Matsui.
Nghệ sĩ guitar Yuki Matsui.
Nghệ sĩ chia sẻ háo hức khi trở lại Việt Nam sau một năm. "Năm ngoái, tôi có trải nghiệm đáng nhớ khi phát hiện nhiều bạn trẻ Việt theo dõi kênh của tôi trên Youtube để học đàn, đồng thời được làm quen với nhiều nhạc công guitar tại đây", anh nói.
Yuki Matsui mời nghệ sĩ guitar Jiazhuo Liu - 14 tuổi, đến từ Trung Quốc - chơi mở màn. Jiazhuo Liu nổi tiếng trên mạng xã hội từ năm 2017 với kỹ năng chơi finger-style (kỹ thuật đàn nâng cao: gảy các dây đàn trực tiếp bằng ngón, móng tay...). Hai nghệ sĩ Việt - Danh Tú và Duy Phong - tham gia hai đêm nhạc ở TP HCM và Hà Nội.
Yuki Matsui đàn nhạc phim 'You're the apple of my eye" (2015). Video: Youtube.
Yuki Matsui chơi nhạc phim 'You're the apple of my eye' (2015). Video: Youtube.
Yuki Matsui sinh ra tại Yokohama, Nhật Bản. Anh nổi tiếng với phong cách đàn theo hình thức finger-style. Thuở nhỏ, sau khi chấn thương vì chơi bóng rổ, anh bắt đầu chú ý đến guitar qua ngón đàn của nghệ sĩ kỳ cựu Kotaro Oshio. Anh bắt đầu đăng các video chơi guitar lên Youtube và trở thành hiện tượng.
Năm 2010, anh tổ chức liveshow đầu tiên ở Shibuya, Tokyo. Anh đã phát hành các album Friend, For you... Kênh Youtube của nghệ sĩ hiện có hơn 142 nghìn người đăng ký theo dõi, nhiều video đạt hàng triệu lượt xem. 
Tam Kỳ



Taimane - Mission Impossible, James Bond, Tico Tico Medley on Ukulele

Nghệ sĩ guitar nổi tiếng Nhật Bản Satoshi Gogo lưu diễn tại Việt Nam

QUỲNH CHI - 12:03 02/04/2019

GD&TĐ - Nghệ sĩ guitar nổi tiếng Nhật Bản Satoshi Gogo sẽ có tour diễn vào ngày 5/4 tại TPHCM, ngày 6/4 tại Đà Nẵng và ngày 7/4 tại Hà Nội.

Nghệ sĩ Satoshi Gogo.
Nghệ sĩ Satoshi Gogo.
Sinh năm 1988, Satoshi Gogo là đại diện xuất sắc của dòng guitar fingerstyle. Trong chuyến lưu diễn, anh sẽ mang đến cho khán giả Việt một không gian âm nhạc mới lạ, trẻ trung, tinh tế, giàu cảm xúc với những sáng tác và bản chuyển soạn của mình. Đây cũng là lần thứ hai Satoshi sang Việt Nam lưu diễn.
Fingerstyle Guitar (FS) là loại hình guitar độc đáo, xuất xứ từ Mỹ, được biết đến ở Việt Nam những năm gần đây. FS được đánh giá là sự sáng tạo ở mức cao nhất khi người chơi được tự do tạo ra những kỹ thuật, những thế tay hoàn toàn mới, thể hiện màu sắc riêng của chính mình...
Với hình thức chơi one-man-band, chỉ một người với cây guitar duy nhất có thể đem đến âm thanh của cả một ban nhạc. FS là sự phá cách hoàn toàn về kỹ thuật, về các thế tay và hình dung về âm thanh mà một cây guitar có thể mang lại nhưng lại truyền tải được nhiều phong cách, nhiều dòng nhạc khác nhau…
Satoshi Gogo đã có nhiều chuyến lưu diễn ở các nước Đông Á, Anh, Phần Lan, Thụy Điển, Australia và Đài Loan. Năm 2015, anh phát hành album thứ ba “My Bluebird” tại Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Album thứ tư “Shipmates”, anh phát hành vào năm 2017 ở Nhật Bản và các nước Đông Á.
Quỳnh Chi

  
Taimane and friends play a medley of favorites at Hyatt Regency Centric Honolulu Mar 14 2018

Vũ điệu trên cây đàn guitar

Percussive fingerstyle guitar, dòng guitar được coi mới nhất Việt Nam hiện đang “hớp hồn” giới trẻ. Dù là độc tấu nhưng việc người chơi đàn vừa tạo ra giai điệu chính, vừa đập gõ trên thân đàn để giả lập tiếng trống, khiến khán giả như đang được thưởng thức một bản hòa tấu của nhiều nhạc cụ.

Thú vị nhờ sự khác biệt
  
Percussive fingerstyle guitar (thường gọi là Fingerstyle guitar) mới có mặt ở Việt Nam từ 4 – 5 năm nay. Không giống như cách chơi guitar cổ điển, người chơi Fingstyle guitar có thể tận dụng tối đa tất cả các bộ phận trên cây đàn như dây đàn, thùng đàn để hòa trộn và kết hợp giai điệu, phần đệm và trống, giúp cho bản nhạc sống động và thú vị hơn. Chính vì thế, nghệ thuật chơi Fingerstyle guitar đòi hỏi tốc độ và sự khéo léo của đôi bàn tay nghệ sĩ cùng khả năng cảm âm thật tốt.



Tùng AG, một trong những người tiên phong đưa fingerstyle vào Việt Nam
Nhấn để phóng to ảnh
Tùng AG, một trong những người tiên phong đưa fingerstyle vào Việt Nam

Tùng AG (sinh năm 1989, tên đầy đủ Đỗ Dương Tùng) là một trong những người tiên phong đưa dòng guitar mới này về Việt Nam. Anh bạn cũng là người sáng lập tổ chức VNFS (Vietnam Fingerstyle Guitar Organization).

Tùng cho biết, khi đang là sinh viên năm cuối, trường ĐH Phương Đông, bạn tình cờ được bạn bè cho xem clip Paddy Sun (Fingerstyle guitarist Trung Quốc) chơi bài Sunflower. Lúc đó, bạn thực sự bị cuốn hút bởi nhạc điệu cũng như cách chơi guitar “khác biệt”, đầy ấn tượng này.

Về nhà, Tùng xem đi xem lại clip đó suốt thời gian dài, càng xem càng thấy bị mê hoặc. Tìm hiểu thêm, Tùng được biết, cách chơi này thuộc phong cách Fingerstyle guitar. Ở nhà có cây đàn guitar classic (cổ điển) của bố nên Tùng lôi xuống tập tành, bắt chước theo clip.

Dù hình ảnh của clip khá mờ và khó xem, Tùng vẫn cố gắng tua chậm từng đoạn để xem Paddy Sun gảy dây nào, dùng ngón tay nào và dùng tai để cảm âm, nghe ra các nốt được sử dụng.

Sau 10 tháng kiên trì tập luyện, Tùng mạnh dạn đăng tải clip dạy chơi bài này lên YouTube và nó nhanh chóng gây được tiếng vang, cái tên Tùng AG được nhiều người biết đến hơn, bản Sunflower bạn chơi cũng được đánh giá là gần giống với bản gốc của Paddy Sun nhất.

Nhiều bạn trẻ liên hệ muốn gặp trực tiếp Tùng để được bạn hướng dẫn cách chơi. Bằng cách tập hợp những học viên đó lại, Sunflower Hội – tiền thân của VNFS ra đời, với mục đích tạo ra sân chơi thú vị, bổ ích cho những người có chung sở thích, đam mê với Fingerstyle guitar.

Tùng cho biết, với những người mới chơi, việc chọn đàn đóng vai trò quan trọng vì một cây đàn phù hợp sẽ góp phần tối ưu hóa việc bấm phím và di chuyển tay trái được linh hoạt. Đa số các guitarist hiện nay chơi Fingerstyle bằng đàn acoustic (đàn guitar mộc, không sử dụng điện).

Loại này thường có fretboard (cần đàn) nhỏ, dài; số lượng phím đàn trên fretboard nhiều hơn trên đàn guitar classic nên khi chơi Fingerstyle sẽ rất thuận lợi. Riêng đàn classic có fretboard khá to nên chỉ thích hợp để chơi cổ điển và đệm hát thông thường. Dây đàn được người chơi Fingerstyle chọn lựa là dây sắt vì độ vang của dây sắt tốt hơn dây nilon. Khi người chơi sử dụng các kỹ thuật đòi hỏi độ vang của dây đàn thì dây sắt sẽ phát huy tác dụng tốt nhất.

Nghệ thuật của tốc độ và sự khéo léo

Là một guitarist gạo cội, đến với Sunflower Hội từ những ngày đầu, đến nay, Nguyễn Danh Tú (năm thứ ba, Học viện Tài chính) đã có 6 năm cầm đàn và 4 năm gắn bó với Fingerstyle guitar. Tú cũng là người đứng ra “cân” hết các chương trình biểu diễn do Sunflower Hội tổ chức những ngày đầu, bởi khi ấy, tại Việt Nam, vẫn còn thiếu những guitarist có kỹ thuật tốt về dòng guitar này.

Theo Tú, Fingerstyle guitar xuất hiện cuối những năm 1980, được chơi đầu tiên bởi những nhạc sĩ người Mỹ. Sự thú vị của nó đã nhanh chóng “hớp hồn” nhiều người và lan tỏa ra nhiều nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ hiện vẫn được coi là “cái nôi” cho ra đời những kỹ thuật mới về Fingerstyle guitar.

Tú cho biết, việc chơi Fingerstyle đòi hỏi tốc độ và sự khéo léo nên những người đã có “vốn liếng” nhất định về guitar thì sẽ đơn giản hơn những người mới bắt đầu chập chững làm quen với cây đàn. Fingerstyle có nhiều kỹ thuật, trong đó, có một số kỹ thuật cơ bản như: Tapping, harmonic và slap harmonic.

“Các nghệ sĩ guitar khi chơi đàn thường dùng một ngón bấm, một ngón đẩy, riêng với Fingerstyle thì dùng một ngón để đánh ra tiếng, kỹ thuật này gọi là tapping. Harmonic gọi là âm bồi. Bồi âm cơ bản được người chơi dùng hai tay để tạo ra tiếng động giống như tiếng chuông. Slap harmonic thì dùng một ngón tay (có thể là ngón giữa) gõ vào khe 12 của phần đàn.

Kỹ thuật slap harmonic sẽ tạo ra 3 hiệu ứng: Tiếng gõ, tiếng bồi âm là tiếng trống và tiếng snare (dùng ngón tay dọc vào dây đàn). Ngoài ra, người chơi còn gõ vào thùng đàn, tại mỗi vị trí của thùng đàn lại tạo ra những âm thanh khác nhau và mọi người có thể tùy ý sáng tạo để tạo ra âm thanh phù hợp với bản nhạc”, Tú chia sẻ.

Phát triển cộng đồng Fingerstyle Việt Nam

Từ những thành viên nhỏ lẻ ban đầu, đến nay VNFS đã có hàng trăm thành viên, đa số là học sinh, sinh viên. Tổ chức đã có 6 cơ sở đặt ở những thành phố lớn và vẫn hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận. Các thành viên mới của VNFS ngày càng được trẻ hóa, trong đó có những em mới đang là học sinh THCS tài năng, có những ngón chơi Fingerstyle điêu luyện.

Những người chơi dòng guitar này đều khẳng định, sự kiên trì, mày mò và sáng tạo là những yếu tố mà người chơi Fingerstyle cần có. Bởi hiện nay, dù Fingerstyle đã phát triển mạnh mẽ song so với các dòng guitar khác thì nó vẫn “đuối” hơn, các clip dạy kỹ thuật Fingerstyle có trên mạng nhưng với số lượng còn hạn chế. Nếu không cố gắng, không thực sự thích thú thì rất dễ rơi vào cảnh bỏ dở giữa chừng.

Hiện VNFS đã tổ chức được một số cuộc thi và các buổi concert dành cho người hâm mộ Fingerstyle và nhận được nhiều cảm tình, phản hồi tốt. Với những bước tiến mau lẹ, những guitarist của VNFS luôn hy vọng, phong trào Fingerstyle tại Việt Nam sẽ có các bước phát triển mạnh mẽ và gây được tiếng vang trong cộng đồng Fingerstyle thế giới.

Theo Hồng Giang
Sinh viên Việt Nam

5 cao thủ Fingerstyle bạn nên nghe trước khi chết

27/03/2018 - Danh thủ ghita, Sơ cấp, Tham khảo - dkw - Comments Off on 5 cao thủ Fingerstyle bạn nên nghe trước khi chết
Việc đưa ra danh sách “best” bao giờ cũng gây tranh cãi vì có quá nhiều lựa chọn về phong cách, tầm ảnh hưởng cũng như số lượng người hâm mộ.
Các bạn hãy coi “5 cao thủ Fingerstyle” như là nguồn tham khảo nhé

1/ Luca Stricagnoli

Sinh ra và lớn lên tại Italia, anh có nền tảng guitar classic rất vững chắc, âm nhạc của anh rất phong phú không bị gò bó trong “classic style”. Trong các bài cover, Luca thường dùng nhiều loại nhạc cụ kết hợp tạo thành bài có cấu trúc phúc tạp nhưng rất mượt mà về giai điệu, có thể xem như là “one man band”. Hiện tại anh đang đầu quân cho hãng thu âm danh tiếng Candyrat Records.
Hãy xem bài cover “Feel Good Inc” khi anh đánh một lần 3 cây đàn, wow.

Trong bài Last of the Mohicans anh đã dùng cây đàn fanned-fret 7 dây và chứng minh khả năng legato tuyệt vời của mình bằng cách chỉ dùng tay trái chơi phần giai điệu chính của bài. Nếu bạn nào từng thử câu này trên guitar thùng sẽ thấy nó khó kinh khủng.

Bài The Future cho thấy khả năng đánh harmonic chính xác và rõ ràng của Luca ra sao, kiểu này gọi là “AirTap”.

Một người hâm mộ trên trang youtube của anh đã viết “mỗi lần xem clip mới của Luca tôi lại tự hỏi: anh ta sẽ làm gì tiếp theo? Dường như anh ta đến từ thế giới khác, nơi sáng tạo không hề có giới hạn”.
Thông tin thêm về Luca Stricagnoli tại Youtube Channel hoặc Website

2/ Mike Dawes

Năm 25 tuổi, Mike đã chứng tỏ tài năng và nổi tiếng thế giới nhờ khả năng kiểm soát – kết hợp kỹ thuật cực tốt khi soạn bài. Một trong những yếu tố quan trọng đánh giá tài năng soạn bài của các fingerstyle guitarist là “bạn muốn nghe lại bài đó và bạn muốn tập luyện để chơi nó”. May mắn là các bài của Mike Dawes đều có TAB chi tiết để bạn “thử thách” bản thân (nếu muốn).
Dùng kỹ thuật harmonics, hammer-ons, pull offs, slaps và live-looping “đúng thời điểm” tạo ra bản cover “Somebody That I Used To Know” không thể tuyệt vời hơn.

“One” cover lại của ban nhạc rock lừng danh Metallica, anh đã mang lại âm thanh mới mẻ không thô ráp như bản guitar điện nhưng cũng không quá ướt át, đặc biệt đoạn solo được chuyển soạn lại và đánh như kiểu guitar điện trên nền loop.

Nhưng kỹ thuật khó luôn cần nhiều thời gian và kiên nhẫn, nghe nhạc của Mike biết đâu bạn có được ảnh hưởng chút ít từ đó thì sao?

3/ Tommy Emmanuel

Bất cứ danh sách bình chọn nào về fingerstyle đều phải có Tommy Emmanuel, mội người được coi là “thầy” “người truyền cảm hứng” cho rất nhiều tay guitar sau này. Ông là một trong 5 người may mắn nhận được “Chet Atkins Certified Guitar Player” của tay guitar quá cố Chet Atkins (người mà Tommy vô cùng ngưỡng mộ).
Tommy đã học guitar bằng cách nghe và tự tập được những đoạn khó, hợp âm phức tạp khi còn trẻ, lúc đó ông không biết nốt nhạc là gì, hoàn toàn dùng “lỗ tai” (quá đáng nể).
Ông được xem là bậc thầy về trình diễn live trước công chúng, khiếu hài hước, sáng tạo, phong cách phóng khoáng, dễ gần và âm nhạc tuyệt vời đã giúp ông có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới. Bài “Mombasa” là ví dụ điển hình.

Bản cover “Classic Gas” có thể được xem là kinh điển, luôn xuất hiện trong các live show của ông như một phần không thể thiếu. Bạn có thể thấy trong clip này ông dùng thumb-pick, lý do ư? Không có lý do nào cả, Tommy có thể dùng pick, thumb-pick, dùng ngón, không có giới hạn cho ông.

Tommy có thể chơi nhiều thể loại, nhiều phong cách khác nhau, ít người biết ông chơi guitar điện rất tuyệt vời, đánh blue rất mùi mẫn, hát cũng hay nữa. Năm 2014 ông được diễn đàn TEDxMelbourne mời nói chuyện và chia sẻ về ban nhạc 1 mình (One man band), hãy xem để hiểu thêm về con đường âm nhạc của ông.

Bạn thích fingerstyle và chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy nghe nhạc của Tommy Emmanuel nhé.

4/ Tobias Rauscher

Tobias sinh ra tại Đức, ảnh hưởng bởi rock từ nhỏ nên anh đã mang nó đến âm nhạc của mình một góc nhìn đặc biệt, được xem là “modern percussive finger style guitarist”. Như các danh thủ fingerstyle khác, anh có kỹ thuật rất tốt, đặc biệt phần gõ thùng (percussion) luôn ấn tượng.
Bài “Still Awake” là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều kỹ thuật khó

Bài “Acousticore” cho thấy rock ảnh hưởng đến Tobias ra sao, kỹ thuật two hand tapping được thể hiện hoàn hảo cùng giai điệu gần gừ rất rock.

Các bài anh soạn ra đều có giai điệu khá đơn giản, dễ nhớ nhưng với kỹ thuật kết hợp hoàn hảo sẽ làm bạn khó lòng rời mắt khỏi màn hình.

5/ Andy Mckee

Có thể nói Andy là người tiên phong, phổ biết kiểu đánh two hand tapping trên guitar thùng (trên guitar điện là Eddie Van Hallen). Từ khi clip “Drifting” ra đời năm 2009 , nhiều người đã bất ngờ trước khả năng sáng tạo tuyệt vời của anh.

Thuở nhỏ anh lớn lên cùng âm nhạc Metallica, Rush .. nhưng chưa bao giờ muốn trờ thành guitarist, cho đến một hôm tình cờ nghe được đoạn intro của bài “Cliffs of Dover” (Eric Johson) và ngay ngày sinh nhật lần thứ 13, Andy được cha tặng cho cây đàn guitar thùng đầu tiên.
Andy luôn có khả năng biến một bản cover thành của riêng mình và duy nhất so với các tay guitar khác, anh luôn tìm tòi để đưa vào điều mới mẻ. Bài “Africa” cover lại của ban TOTO là ví dụ, bạn hãy nghe thử và thấy sự khác biệt rất thú vị:
Andy Mckee cũng là danh thủ fingerstyle hiếm hoi thường dùng đàn fanned fret và harp-guitar khi thu âm và trình diễn.
Kết thúc bài viết này bằng câu dành riêng cho các bạn đang theo đuổi đam mê fingerstyle: “Andy Mckee is the ideal role model for many guitarists, so let’s use him as an inspiration- not a reason to quit!”
Bài viết có tham khảo từ trang uberchord.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét