Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 75

 
Gia tài của mẹ- khánh ly
  
GIỌT NƯỚC MẮT CHO QUÊ HƯƠNG (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
 
Lev Leshenko - Victory Day - Russian song, WWII, May 9 1945 
  
"Believer" Call Of Duty WWII "Mixed Trailer" By Splashy23
  
Remembering WWII - Victory Song
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phim Chiến Tranh Thế Giới (Thuyết Minh)


Sang tận Đức tìm Hitler nói chuyện phải quấy, Winston Churchill gặp hậu quả thế nào?

Thứ Sáu, ngày 06/12/2019 00:30 AM (GMT+7)

Vị Thủ tướng vĩ đại nhất nước Anh đã có lần tức tốc sang nước Đức, đòi “phân phải trái” với Hitler, nhưng cái kết không như ông mong đợi.

Sang tận Đức tìm Hitler nói chuyện phải quấy, Winston Churchill gặp hậu quả thế nào? - 1
Vị thủ tướng vĩ đại nhất nước Anh đã có một thời kỳ đầy khó khăn (ảnh minh họa)
Sau khi bị “đá” khỏi chiếc ghế yêu quý nhất đời là Bộ trưởng Hải quân, cuộc đời của Winston Churchill trải qua nhiều thăng trầm. Ông không ngừng cố gắng hoạt động trở lại trên chính trường và tiếp tục được giao nhiều chức vụ khác nhau.
Tuy nhiên, đến năm 1929, Churchill chỉ còn giữ lại được một ghế dân biểu trong Quốc hội Anh. Tương lai chính trị của ông lúc này rất tăm tối.
Từ những năm 1930, trước cả khi Hiler lên nắm quyền nước Đức, Churchill đã đưa ra lời cảnh báo về cuộc chiến tranh sắp tới. Hơn ai hết, ông hiểu rằng, sau thất bại trong Thế chiến I, nước Đức vẫn chưa từ bỏ tham vọng.
Churchill đã có nhiều bài phát biểu trước Quốc hội, chủ yếu tập trung vào phân tích ưu thế của máy bay Đức và sự yếu kém của không quân Anh. Ngày 30.7.1934, trong bài diễn văn tại Hạ viện Anh, Churchill đã phải gắt lên rằng:
“London là mục tiêu dễ bị tấn công nhất trên thế giới. Nó giống như một con bò béo tốt với bốn chân đã bị trói chặt, được đặt nằm dưới miệng con thú săn mồi.”
Churchill đã yêu cầu chính phủ nhanh chóng gia tăng sức mạnh của không quân Anh, vì “cần có sự tin chắc vào khả năng giáng trả kẻ thù, sao cho có thể gây ra cho chúng sự thiệt hại chẳng kém gì thiệt hại chúng gây cho ta.”
Tuy nhiên, những lời cảnh báo của Churchill chẳng mấy khi được xem trọng. Nhiều người còn chế giễu ông với biệt danh “nhà tiên tri của sách Khải Huyền”.
Sang tận Đức tìm Hitler nói chuyện phải quấy, Winston Churchill gặp hậu quả thế nào? - 2
Churchill là một trong những người sớm nhất thế giới, cảnh báo về cuộc Thế chiến II (ảnh minh họa)
Theo cuốn “Thủ tướng Anh Winston Churchill, cuộc đời và sự nghiệp”, khi đảng Quốc xã của Hitler ngày càng nổi lên như một thế lực tại nước Đức, tháng 9.1932, Churchill đã quyết định sang Đức để tìm gặp Hitler.
Churchill là một trong số ít người hiểu được khuynh hướng độc tài, trong những bài phát biểu tranh cử của Hitler lúc bấy giờ. Ông đến Đức và liên hệ với Putzi, một nhà xuất bản khá thân thiết với Hitler. Churchill sau đó, được mời tham dự một bữa tiệc tại khách sạn nơi Hitler thường lui tới.
“Anh ta (Putzi) nói rằng tôi phải gặp Hitler và việc dàn xếp cho cuộc gặp chỉ là chuyện nhỏ. Hàng ngày, Hitler đến khách sạn này vào khoảng 5 giờ chiều, và hẳn sẽ rất vui nếu gặp tôi…
Tôi ngưỡng mộ những người bảo vệ quốc gia bại trận của họ, cho dù là tôi thuộc phe bên kia. Nếu ông ta (Hitler) chọn, ông ta hoàn toàn có thể là một người Đức yêu nước”, Churchill viết trong hồi ký của mình.
Tuy nhiên, khi Putzi bày tỏ tư tưởng bài trừ người Do Thái của Hitler, Churchill đã không khỏi bất ngờ và thốt lên:
- Tại sao lại đi chống đối một người chỉ vì huyết thống của anh ta?
Churchill vì vậy, lại càng quyết tâm gặp Hitler hơn. Ông muốn đối mặt và thuyết phục Hitler bỏ cái thứ “suy nghĩ điên rồ” đó ra khỏi đầu óc.
Những câu nói tưởng như vô hại của Churchill đã đến tai Hitler khi nào chẳng hay. Hôm sau và những hôm sau nữa Hitler không hề đến cuộc hẹn.
Sang tận Đức tìm Hitler nói chuyện phải quấy, Winston Churchill gặp hậu quả thế nào? - 3
Churchill quyết tâm sang Đức để đối mặt với Hitler (ảnh minh họa)
Sau khi trở về Anh, Churchill là người nhanh hơn bất cứ ai khác lên tiếng về mối hiểm họa từ Hitler. Ông gọi đảng Quốc xã của Hiler là “cái hoàn cảnh đáng ghét đang chi phối nước Đức và nó đang thách thức những quyền lợi của Anh”. Như thường lệ, những phát biểu của Churchill lại bị chế giễu và phản đối.
Năm 1934, Hitler chính thức nắm quyền nước Đức và thiết lập chế độ độc tài, tăng cường sức mạnh quân sự. Đối với mối nguy này, chính quyền Anh lại thực hiện chính sách xoa dịu.
Anh đề nghị các quốc gia châu Âu cùng giảm trừ quân bị. Thậm chí, Thủ Tướng Anh khi đó là MacDonald còn ra lệnh cắt giảm binh lực Anh để thể hiện sự gương mẫu.
Churchill đã tỏ ra vô cùng bất mãn với những chính sách này của chính phủ. Ông ngày càng có nhiều bài phát biểu chống đối. Thậm chí, có lần Churchill còn chấp nhận bị phạt 400 bảng Anh (tương đương 12.000 bảng Anh hiện nay) vì hủy hợp đồng diễn thuyết tại Mỹ, để ở lại đọc các bài phát biểu lên án chính quyền.
Đáp lại những nỗ lực không ngừng nghỉ của Churchill, vẫn chỉ là sự thờ ơ và khinh miệt. Tháng 10.1938, một bức thư được gửi đến cho James Hawkey – Chủ tịch đảng Bảo thủ, viết:
“Thật đáng tiếc khi ông ta (Churchill) gây ra sự bất hòa trong Hạ viện vì những bài diễn văn đã đọc… Tôi nghĩ là sẽ tốt hơn nhiều nếu ông ta giữ im lặng và đừng đọc thêm bài diễn văn nào nữa.
Nhiều cử tri từ những khu vực hành chính khác, như Harlow, rất giận dữ với Churchill. Tôi nghe được rằng đã có cuộc biểu tình ở Epping (nơi Churchill sắp ra tranh cử) chống  lại ông ta và tất cả như một mớ bòng bong.”
Vào thời điểm bấy giờ, người Anh có xu hướng chán ghét chiến tranh và sợ hãi trước sự hiếu chiến của nước Đức.
Sang tận Đức tìm Hitler nói chuyện phải quấy, Winston Churchill gặp hậu quả thế nào? - 4
Những lời phát biểu của Churchill về mối nguy từ chế độ độc tài của nước Đức thường bị chế nhạo (ảnh minh họa)
Tháng 9.1938, Thủ Tướng mới của nước Anh là Chamberlain đã bay qua Munich để gặp mặt Hitler. Tại đây, Anh đã công nhận nhiều yêu sách của Hitler về vấn đề chủ quyền của nước Tiệp Khắc.
Hiệp ước Munich đã cho phép Đức sáp nhập những vùng đất có đa số dân Đức sống ở Tiệp Khắc. Tiệp Khắc đã mất cho Đức gần 30.000 km vuông lãnh thổ.
Khi Thủ Tướng Chamberlain về tới phi trường London, ông đã vẫy chào đám đông bằng bản hiệp ước Munich đã ký với nhà độc tài Quốc xã và hô lớn: “Hòa bình trong thời đại của chúng ta”.
Trái lại, Churchill đã coi hiệp ước này là một biên bản đầu hàng nhục nhã. Trước Quốc hội Anh, ông nói thẳng với Thủ tướng Chamberlain:
“Ngài được chọn lựa giữa chiến tranh và sự mất danh dự. Ngài đã chọn sự mất danh dự và ngài sẽ gặp chiến tranh”.
“Tất cả những gì mà ngài Thủ tướng làm được, là buộc kẻ độc tài người Đức (Hitler) thay vì ngốn một lúc tất cả những món được dọn trên bàn ăn, giờ lại phải tạm hài lòng với việc được phục vụ từng món một…
Mọi chuyện thế là hết. Im lặng thê lương, bị bỏ mặc, bị tan rã, Tiệp Khắc chìm vào bóng tối”, Churchill phát biểu.
Sang tận Đức tìm Hitler nói chuyện phải quấy, Winston Churchill gặp hậu quả thế nào? - 5
Churchill kịch liệt phản đối thủ tướng Anh vì ký hiệp ước Munich với Hitler (ảnh minh họa)
Những lời phát biểu của Churchill đã gây ra một làn sóng phản đối giận dữ từ các dãy ghế trong Quốc hội Anh. Thậm chí, có người còn la ó, gọi bài nói của ông là vô nghĩa, xuất phát từ miệng lưỡi của một kẻ đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi chiến tranh.
Ngày 15.3.1939, quân Đức tràn vào Tiệp Khắc mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào. Trước khi rời Berlin tới Tiệp Khắc thị sát tình hình, Hitler tuyên bố một cách hãnh diện: "Tiệp Khắc đã bị xóa sổ."
Sự việc Tiệp Khắc bị Đức chiếm đã trở thành một cú sốc đối với người Anh. Làn sóng ủng hộ Churchill và phản đối chính quyền lan rộng khắp cả nước. Tại hơn 600 địa điểm London, những tờ áp phích được dán kín trên những bức tường với dòng chữ “Đâu là cái giá để Churchill tham chính?”.
Cuộc chiến của Churchill lại tiếp tục bắt đầu, nhưng liệu tất cả đã quá muộn, bởi sự chủ quan trước đó của nước Anh?
___________
Chính vì phớt lờ những lời cảnh báo của Churchill về mối nguy từ Hitler và Đức Quốc xã, trong giai đoạn đầu của cuộc Thế chiến II, nước Anh và cả châu Âu đã phải trả giá đắt. Vào những giờ phút nguy ngập nhất của cuộc chiến, Churchill đã đứng lên trở thành người hùng của cả châu Âu như thế nào? Mời các bạn đón đọc chi tiết trong bài kỳ sau.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/sang-tan-duc-tim-hitler-noi-chuyen-phai-quay-winston-churchill-gap-ha...
Trận thảm bại đau đớn nhất trong cuộc đời vị thủ tướng vĩ đại nhất nước Anh
Vai trò của nước Anh thể hiện trong cuộc Thế chiến I, thể hiện rõ nét nhất ở sức mạnh hải quân, mà Winson Churchill trực...

Theo Vương Nam (Dân Việt)

Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Ngọn đồi “chưa ai chạm đến được”

Thứ Bảy, ngày 30/04/2016 00:59 AM (GMT+7)

Nằm sâu dưới hàng trăm mét đất thâm trầm của thời gian, những bí mật đáng sợ và ngỡ ngàng nhất vẫn chưa được lí giải.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 246 đến 208 trước Công nguyên, cùng thời điểm Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế nổi tiếng tàn bạo và nghiêm khắc vẫn còn sống và trị vì đất nước Trung Hoa ngàn năm lịch sử.
Tần Thủy Hoàng - tên thật là Doanh Chính, trị vì nước Tần (Trung Quốc) từ năm 246 đến năm 221 trước Công nguyên. Địa danh lịch sử nổi tiếng này đến nay vẫn có những bí ẩn mà người đời sau vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp. Loạt bài Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng sẽ giúp độc giả biết nhiều hơn về những bí ẩn này.
Ngọn đồi “chưa có ai chạm đến được”
Chính phủ Trung Quốc thậm chí đã mở một chuyên đề nghiên cứu về địa điểm đặt lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng và tìm suốt 40 năm trên phạm vi cả nước.
Với diện tích lục địa lên xấp xỉ 9,6 triệu km vuông thì việc tìm cho được phần lăng mộ của vị vua nổi tiếng nhất Trung Quốc này không phải là một điều đơn giản. Rất nhiều chuyên gia khảo cổ, các đội tìm kiếm chuyên nghiệp cùng các hoạt động truy tìm dấu vết xác định địa chỉ lăng mộ thông qua các văn tự cổ gần như chỉ đi vào ngõ cụt.
Nhưng thật bất ngờ vào năm 1974, một số nông dân đang đào giếng gần Tây An đã vô cùng kinh ngạc với phát hiện của mình: lần lượt 1,2 rồi đến hàng ngàn tượng binh sĩ bằng đất với kích thước như người thật dần lộ ra sau lớp đất sâu hàng chục mét gần một quả đồi nằm phía Bắc núi Ly Sơn, cách Tây An 50km về phía Đông.
Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Ngọn đồi “chưa ai chạm đến được” - 1
Ngọn đồi là nơi vào năm 1974, người dân phát hiện ra những di chỉ đầu tiên của lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng.
Bên trên lăng mộ hay nói cách khác là lăng mộ được bao bọc bởi một đất đắp nổi cao 76 mét, từ Nam đến Bắc dài 350 mét, từ Tây sang Đông rộng 354 mét. Người ta vẫn cho rằng, đây thực chất là một “ngôi mộ” khổng lồ, là ngọn đồi nhân tạo được đắp lên bằng bàn tay con người để che đi phần lăng mộ chính bên trong.
Trên mặt đất chung quanh lăng còn có hai lớp tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km vuông có cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở mà phần lớn đã bị phá huỷ hay hư hỏng khiến người ta không thể hình dung ra một lăng mộ đang giấu mình bên trong ngọn đồi kia.
Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Ngọn đồi “chưa ai chạm đến được” - 2
Một phần bên trong ngọn đồi, nơi người dân Tây An khi đào giếng đã vô tình phát hiện ra số lượng tượng binh sĩ bằng đất nung khổng lồ.
Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 mét từ Nam sang Bắc, rộng 392 mét từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể lí giải bằng cách nào và ước lượng số lượng nhân công lớn tới mức nào để có thể xây dựng địa cung có tổng diện tích lên tới 18.000 mét vuông.
Bộ “Sử kí” của sử gia thời Tây Hán – Tư Mã Thiên thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng như sau: “Khi Thuỷ Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào.”
Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Ngọn đồi “chưa ai chạm đến được” - 3
Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng được đặt ở núi Ly Sơn, chắc hẳn phải là nơi trung tâm của trời đất theo quan niệm của người xưa?
“Qủa đồi lớn, nơi vị hoàng đế được chôn – chưa có ai từng chạm đến được” là lời của chuyên gia khảo cổ Kristin Romey trên đài NBC News, thời điểm ông là cố vấn cho cuộc triển lãm chiến binh đất sét tại New York.
Ông cho biết, cho đến ngày nay vẫn chưa có công nghệ nào trên thế giới có thể xâm nhập và khám phá phía bên trong – “phần lõi” của lăng mộ này.
Mồ chôn vùi bí mật kinh hoàng và những tiếng thét ai oán
Cho đến năm 221 trước Công nguyên, là thời điểm Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc bằng việc tiêu diệt các nước chư hầu; người ta không thể đếm xuể và cũng không thể biết được hết những điển tích, những dòng ghi chép lại của các sử gia về những tội ác tày trời, những thủ đoạn tàn nhẫn đến cùng cực của “vị Hoàng đế đầu tiên” này.
Trong quá trình nghiên cứu sử sách cũng như qua lời truyền miệng của người dân vùng Tây An thì ngoài địa cung, tức gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng, có nghĩa là đất lấp lên cùng với xác người và trên 5 vạn cổ vật quan trọng.
Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Ngọn đồi “chưa ai chạm đến được” - 4
Sự tàn độc của Tần Thuỷ Hoàng là tấm khiên vững chãi che chắn cho những bí mật về lăng mộ này và kho báu vật vô giá chôn sâu cùng ông.
Bộ “Sử kí” của Tư Mã Thiên còn mô tả cách vị vùa Tần bảo lưu bí mật về cách thức và vị trí đặt lăng mộ: “Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra…Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy dầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy mãi mãi”.
Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Ngọn đồi “chưa ai chạm đến được” - 5
Đoạn kể rằng, sau khi chôn cất Hoàng đế xong “nhưng người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn”, cho nên khi cất giấu xong thì con trai Tần Thuỷ Hoàng là Tần Nhị Thế vâng lời cha đã sai quân lính đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm.
Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên nguỵ trang thành ngọn đồi như ngày nay. Hầu hết thợ xây và những người liên quan đến thiết kế của công trình, nằm trong số hơn 70 vạn người đến đây, đều đã bị giết hại.
Theo Trọng Đạt (Dân Việt)
Thứ Bảy, ngày 30/04/2016 00:59 AM (GMT+7)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét