Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 76

 
Ta Thấy Gì Dêm Nay - Khánh Ly
  
Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói - Khánh Ly
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
 
Sound of Silence - COD WWII
  
Le chant des partisans (Paroles)
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận hải chiến Texel, 1673 - Hạm đội Hà Lan đánh bại liên minh Anh - Pháp
 
Trận đánh Ải Nam Quan 1885 - 20.000 quân Thanh tử chiến 3.500 quân Lê Dương. Part 1
  
Trận đánh Ải Nam Quan 1885 - 20.000 quân Thanh tử chiến 3.500 quân Lê Dương. Part 2

Vũ khí ghê gớm của đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng

Thứ Năm, ngày 30/11/2017 18:00 PM (GMT+7)

Đội quân đất nung trong lăng mộ hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng không chỉ nổi tiếng vì kích thước giống như người thật mà vũ khí cũng có thể đoạt mạng mọi kẻ thù.

Vũ khí ghê gớm của đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng - 1
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo Ancient Origins, năm 1974, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã công bố phát hiện chấn động. Đó là 8.000 tượng chiến binh đất nung chôn cùng với hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở Tây An.
Gần 3 thập kỷ sau phát hiện đầu tiên, các nhà nghiên cứu mới biết vũ khí của đội quân đất nung này đều là đồ thật, không phải phiên bản mô phỏng. Các vũ khí đều là đồ đặc biệt tinh xảo thời bấy giờ, điển hình là cung tên đủ mạnh để đâm xuyên giáp đối phương.
Đội quân đất nung có niên đại khoảng 2.200 năm, được phát hiện cùng với quần thể lăng mộ rộng 50 km2. Đây là một trong những khu lăng mộ lớn nhất thế giới, được xây dựng để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên kia của Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên có công thống nhất Trung Hoa.
Vũ khí ghê gớm của đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng - 2
Các vũ khí còn nguyên vẹn được tìm thấy cùng đội quân đất nung.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, mục đích chế tác đội quân đất nung là đảm bảo an toàn cho hoàng đế Trung Hoa trong hành trình sang thế giới bên kia. Theo tạp chí Archaeology International, hơn 40.000 vũ khí bằng đồng được tìm thấy cùng với các chiến binh.
Đầu mũi tên là vũ khí phổ biến nhất mà các nhà khảo cổ thu thập được. Chúng được xếp theo từng bó 100 chiếc đại diện cho số tên trong bao của một cung thủ. Mỗi cung tên gồm đầu bắn hình tam giác giống kim tự tháp, phần chuôi giúp lắp tên vào khung tre hoặc gỗ và một sợi lông chim gắn ở đuôi. Các bộ phận kim loại của cung tên như mũi tên và chuôi là phần duy nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay.
Vũ khí ghê gớm của đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng - 3
Chiếc nó cổ xưa nhất được phát hiện bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Các nhà khoa học ở Đại học London và Bảo tàng Đội quân đất nung đã tái tạo các đầu mũi tên và bắn thử bằng một chiếc nỏ thời đó. Kết quả cho thấy mũi tên dễ dàng đâm xuyên bộ áo giáp sử dụng ở giai đoạn năm 200 trước Công nguyên và có thể gây ra vết thương chí mạng.
"Những chiếc cung tên này có trình độ chế tác vượt xa thời đại của chúng", Mike Loades, nhà sử học kiêm chuyên gia về vũ khí hiện đại, nhận định.
Cuộc ”tắm máu” nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời
Nguyên nhân nhà Tần sớm sụp đổ được các học giả Trung Quốc hiện đại nhận định là do bàn tay của một người sắp...

Theo Đăng Nguyễn - News.com.au (Dân Việt)

Số phận hoàng đế Trung Hoa cuối cùng tình cờ bị Liên Xô bắt làm tù binh

Thứ Năm, ngày 05/12/2019 18:00 PM (GMT+7)

Phổ Nghi, hoàng đế Trung Hoa cuối cùng từng trải qua 5 năm làm tù binh chiến tranh của Liên Xô.

Số phận hoàng đế Trung Hoa cuối cùng tình cờ bị Liên Xô bắt làm tù binh - 1
Phổ Nghi trong phim Hoàng đế cuối cùng (The Last Emperor).
Theo RBTH, trong cuốn tự truyện xuất bản vào thập niên 1960, Phổ Nghi đã hé lộ một phần cuộc sống của mình trong quãng thời gian ở Chita và Khabarovsk.
Ngày 18.8.1945, Phổ Nghi – hoàng đế phong kiến Trung Hoa cuối cùng, khi đó là hoàng đế bù nhìn Mãn Châu quốc do quân Nhật dựng nên, chuẩn bị đào tẩu khỏi phía đông bắc Trung Quốc.
Thế chiến 2 ở thời điểm đó đã kết thúc, Nhật Bản thua trận buộc phải ký hiệp định đầu hàng vô điều kiện. Không muốn rơi vào tay quân Giải phóng Trung Quốc, Phổ Nghi muốn sang Nhật sống.
Đúng lúc đó, quân Liên Xô chiếm sân bay Mãn Châu, bắt được Phổ Nghi một cách ngẫu nhiên. Không ai ngờ một nhân vật quan trọng như hoàng đế Phổ Nghi lại xuất hiện ở đây. Cựu hoàng nhanh chóng được Liên Xô đưa về thành phố Chita, vùng Siberia, gần hồ Baikal.
Trong cuốn tự truyện Phổ Nghi viết, sau khi đặt chân xuống Siberia, ông được đưa lên một chiếc xe sedan, ngồi trong đó nhiều giờ.
Số phận hoàng đế Trung Hoa cuối cùng tình cờ bị Liên Xô bắt làm tù binh - 2
Phổ Nghi rơi vào tay quân Liên Xô năm 1945.

Khi xe dừng lại, Phổ Nghi cảm thấy lo sợ vì có người nói chuyện với mình bằng tiếng Trung trôi chảy.
“Trong bóng tối, tôi đã hoảng sợ”, Phổ Nghi viết. “Âm thanh đó khiến tôi ngỡ mình đã được đưa về Trung Quốc. Nếu đúng, tôi nghĩ mình sẽ bị giết”.
Trên thực tế, đó là một sỹ quan Liên Xô gốc Trung Quốc. Suốt 5 năm sau, Phổ Nghi bị giam giữ ở Nga nhưng được đối xử tốt, sống khả thoải mái.
Điểm dừng đầu tiên là một khu trị liệu hoặc resort ở gần thành phố Chita, nơi nổi tiếng với suối khoáng.
"Chúng tôi được ăn ba bữa kiểu Nga mỗi ngày cùng với trà chiều, cũng phong cách Nga," Phổ Nghi viết. "Có người phục vụ chăm sóc. Bác sĩ, điều dưỡng thường xuyên kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh".
Liên Xô cấp cho Phổ Nghi nhiều cuốn sách, trò chơi và một máy radio. Phổ Nghi cũng thường được ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành.
Số phận hoàng đế Trung Hoa cuối cùng tình cờ bị Liên Xô bắt làm tù binh - 3
Phổ Nghi ra tòa án chiến tranh làm nhân chứng sau Thế chiến 2.
Thời điểm năm 1945, nội chiến Trung Trung Quốc chưa ngã ngũ, chưa rõ chiến thắng thuộc về Tưởng Giới Thạch hay Mao Trạch Đông. Đây là nguyên nhân chính khiến Liên Xô chưa trao trả Phổ Nghi về Trung Quốc, theo RBTH.
Trong thâm tâm, Phổ Nghi không bao giờ muốn quay về Trung Quốc. Ông nghĩ Liên Xô, Anh, Mỹ là đồng minh nên có thể sang Anh, Mỹ sống. Dù là cựu hoàng nhưng Phổ Nghi có đủ đồ trang sức và các tác phẩm nghệ thuật để bán lấy tiền sống lưu vong.
Ban đầu, Phổ Nghi viết thư gửi Stalin, đề nghị được ở lại Liên Xô lâu dài. Ông được đưa đến Khabarovsk ở vùng Viễn Đông Nga. Phổ Nghi từng viết rằng cuộc sống ở đây không tốt như ở Chita, nhưng vẫn có những ưu đãi.
Phổ Nghi có phần thất vọng khi người ta không còn gọi ông là hoàng đế nữa, thay vào đó là “Phổ sư phụ”.
Tuy không thích làm những công việc thường ngày, Phổ Nghi dần say mê làm vườn và bắt đầu tự trồng các loại rau củ trên mảnh đất được cấp.
Trong quãng thời gian này, nguồn tin duy nhất Phổ Nghi biết được về tình hình ở Trung Quốc là từ thông dịch viên và báo chí tiếng Trung xuất bản ở Liên Xô.
Số phận hoàng đế Trung Hoa cuối cùng tình cờ bị Liên Xô bắt làm tù binh - 4
Phổ Nghi sống như thường dân đến cuối đời ở Bắc Kinh.
Năm 1946, Phổ Nghi được đưa đến Nhật làm nhân chứng tại Tòa Quân sự Quốc tế về vấn đề vùng Viễn Đông. "Tôi đã buộc tội người Nhật Bản là tội phạm chiến tranh, một cách trực tiếp và không kiêng nể gì. Mỗi khi nói về giai đoạn lịch sử này, tôi không nói rằng mình đã sai lầm", Phổ Nghi viết.
Phổ Nghi sau đó đã quyên góp một phần tài sản của mình cho chính quyền Liên Xô, với danh nghĩa hỗ trợ tái thiết sau chiến tranh. Năm 1950, Phổ Nghi được trao trả về Trung Quốc, tạm thời tách biệt với gia đình ở Liên Xô. Thời điểm này Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã được thành lập.
"Dù người Nga kể chuyện đùa với tôi và cho tôi uống bia, ăn kẹo, tôi vẫn cảm thấy như họ đang đưa mình đến chỗ chết," Phổ Nghi mô tả về viễn cảnh khi trở về Trung Quốc.
Thực tế, cựu hoàng vẫn sống được 17 năm nữa, chứng kiến cuộc Cách mạng Văn hóa. Trong 10 năm đầu tiên, ông bị đưa vào trại cải tạo. Sau này, ông được chính quyền Trung Quốc đưa về sống ở Bắc Kinh, được cảnh sát bảo vệ và được chu cấp đến cuối đời. Đích thân lãnh tụ Mao Trạch Đông còn khuyến khích cựu hoàng viết tự truyện.
Năm 1967, Phổ Nghi qua đời ở tuổi 61 vì bạo bệnh. Ông sống cuộc đời thường dân nên khi chết không có miếu hiệu, thụy hiệu.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/so-phan-hoang-de-trung-hoa-cuoi-cung-tinh-co-bi-lien-xo-bat-lam-tu-bi...
Đệ nhất kỹ nữ khiến hai hoàng đế Trung Quốc mất cả giang sơn
Đệ nhất kỹ nữ Trung Hoa thời nhà Minh là một trong số những người phụ nữ hiếm hoi có tầm ảnh hưởng sâu rộng, dẫn...

Theo Đăng Nguyễn - RBTH (Dân Việt)

Ngỡ tìm thấy hài cốt quý tộc, hóa ra nữ chiến binh Amazon thần thoại Hy Lạp

Thứ Sáu, ngày 29/11/2019 06:30 AM (GMT+7)

Các nhà khảo cổ học mới đào được hài cốt của một phụ nữ bị thương ở thời Đồ Sắt, có thể là thi thể nữ chiến binh Amazon mà trong thần thoại Hy Lạp từng đề cập đến.

Ngỡ tìm thấy hài cốt quý tộc, hóa ra nữ chiến binh Amazon thần thoại Hy Lạp - 1
Các nữ chiến binh Amazon phim Hollywood.
Theo Forbes, hài cốt được tìm thấy ở Armenia, nơi từng tồn tại vương quốc Urartu. Vương quốc này phát triển thịnh vượng trong giai đoạn thế kỷ 9 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 6 TCN.
Vương quốc Urartu duy trì quan hệ bang giao tốt với những đế chế hùng mạnh trong giai đoạn đó ở vùng Địa Trung Hải và Ấn Độ. Người Urartu có nền văn hóa tập trung vào săn bắn, quân sự và giao thương.
Vương quốc Urartu từng phải đối mặt với nhiều kẻ thù xâm lược, ví dụ như người Scythia. Các cung thủ Urartu đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ vương quốc.
Nghiên cứu mới về bộ hài cốt được tìm thấy trong khu vực cho thấy đây là các chiến binh Urartu, bao gồm cả nam và nữ giới.
Có một bộ hài cốt khiến các nhà khảo cổ đặc biệt chú ý. Đó là hài cốt nữ giới ở độ tuổi ngoài 20, được chôn cùng nhiều đồ gốm và nữ trang. Các nhà khảo cổ ban đầu cho rằng hài cốt là của một quý tộc, nhưng sau khi giám định mẫu xương, kết luận rằng đây là một nữ chiến binh.

Ngỡ tìm thấy hài cốt quý tộc, hóa ra nữ chiến binh Amazon thần thoại Hy Lạp - 2
Hài cốt "nữ chiến binh Amazon" được tìm thấy ở Armenia.
Phần cơ bắp gắn với xương ở nửa trên cơ thể rất rắn chắc, cho thấy cô gái này hoạt động với cường độ cao, nhóm khảo cổ cho biết. Có các dấu hiệu cho thấy cô gái sử dụng cung thành thạo, với các vết hằn do cung tên để lại ở vùng ngực. Xương đùi cô gái cũng biến đổi rõ rệt, phù hợp với các hoạt động quân sự như cưỡi ngựa, theo nhóm nghiên cứu.
Cô gái có một vết thương ở đầu gối trái, do mũi tên gây ra. Vết thương này đã lành từ lâu, trước khi cô gái tử vong.
Các vết thương khác gây ra cho xương xuất hiện ở thời điểm cô gái tử vong. Đó là hai vết chặt ở hông trái và đùi phải, trong khi chân trái có một vết đâm. Có nhiều loại vũ khí gây ra các vết thương, cho thấy cô gái không chỉ bị một người sát hại. “Chúng tôi cho rằng nữ chiến binh chết trong trận chiến”, các nhà nghiên cứu nói.
Nhóm nghiên cứu cho rằng các nữ chiến binh của vương quốc Urartu có thể là cơ sở để người Hy Lạp cổ đại thêu dệt những câu chuyện về các nữ chiến binh Amazon. Bộ lạc chiến binh toàn nữ giới huyền thoại này được mô tả sinh sống ở vùng phía đông bán đảo Tiểu Á, gần Armenia.
Trong nhiều thần thoại, những nữ chiến binh Amazon được xem như kẻ thù không đội trời chung của người Hy Lạp cổ đại. Những anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, từ Hercules đến Theseus hay Achilles, đều phải chứng tỏ được tài năng của mình qua những trận đấu với nữ hoàng của các nữ chiến binh Amazon.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/ngo-tim-thay-hai-cot-quy-toc-hoa-ra-nu-chien-binh-amazon-than-thoai-h...
5 thủy quái khét tiếng nhất trong thần thoại thế giới
Từ bạch tuộc khổng lồ đến rồng 9 đầu, các thủy quái luôn khiến người ta phải khiếp sợ khi những câu chuyện thần...

Theo Đăng Nguyễn - Forbes (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét