Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 50

 
Người Con Gái Việt Nam Da Vàng - Khánh Ly
 
KHÁNH LY - Tôi sẽ đi thăm

-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
 
Hallå där bonde - Bài hát chống chiến tranh Việt Nam của Thuỵ Điển
  
Nhạc Chiến Tranh
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận đánh khiến thành cát tư hãn trở thành đại hãn toàn Mông Cổ


'Canh bạc' cuối cùng của Hitler bị lật đổ không thương tiếc vì quân Đồng Minh: Vì sao?

Nguyễn Hảo |

'Canh bạc' cuối cùng của Hitler bị lật đổ không thương tiếc vì quân Đồng Minh: Vì sao?
Ảnh minh họa: Alex Sjödin / Pinterest

Trong Trận chiến Bulge, người Mỹ và quân Đồng Minh đã chứng minh khí phách, sức mạnh của họ để đặt dấu chấm hết cho số phận của Đức Quốc xã.

Vào ngày 14 tháng 12 năm 1944, những binh lính Mỹ đóng quân ở thị trấn Bastogne, biên giới Bỉ-Đức đang rất vui vẻ vì ngôi sao Hollywood Marlene Dietrich đang trong một chuyến lưu diễn phục vụ các chiến binh trong thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
Đó là sáu tháng sau cuộc đổ bộ Normandy (hay còn gọi là D-Day, là cuộc hành quân đổ bộ vào thứ ba, ngày 6/6/1944 trong cuộc tấn công của quân Đồng Minh vào Normandy, Pháp) và quân Đồng Minh có lý do để ăn mừng.
Người Mỹ và Anh đã đuổi Đức Quốc xã ra khỏi lãnh thổ Pháp và quân đội Nga đã nhanh chóng đóng cửa từ phía Đông. Sự đầu hàng của quân đội Đức đã ở ngay trước mắt.
Adolf Hitler sao có thể nhìn thấy kết cục đó. Sau thất bại của chiến dịch Valkyrie (ngày 20/7/1944, một âm mưu của các quan chức quân sự cấp cao Đức để giết Hitler), nhà lãnh đạo Đức Quốc xã trở nên hoang tưởng và kích động, tin rằng Đức có một cơ hội cuối cùng để tấn công vào trụ sở của quân Đồng Minh ở phương Tây.
Hitler đã ra lệnh cho các chỉ huy của mình chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện vào yếu điểm của quân Đồng Minh nằm trong khu vực rừng rậm Ardennes.
Canh bạc cuối cùng của Hitler đã dẫn đến trận chiến trên bộ lớn nhất trong lịch sử quân sự Mỹ và hy sinh hàng chục ngàn mạng sống của cả hai bên. Nhưng trận đánh chí mạng kéo dài một tháng với tên gọi Trận chiến Bulge, người Mỹ và quân Đồng Minh đã chứng minh khí phách, sức mạnh của họ trong điều kiện mùa đông lạnh lẽo để đặt dấu chấm hết cho số phận của Đức quốc xã.
'Canh bạc' của Hitler
Canh bạc cuối cùng của Hitler bị lật đổ không thương tiếc vì quân Đồng Minh: Vì sao? - Ảnh 1.
Một cỗ xe tăng chĩa súng bắn vào các vị trí của kẻ thù vào ban đêm trong Trận chiến Bulge, năm 1945.
Trận chiến Bulge – 'chỗ phình' là tên mà phe Đồng Minh đặt cho cuộc tấn công lớn của quân đội Đức, vì khi nhìn trên bản đồ quân sự, quân Đức chọc thủng được một lỗ hổng lớn và tràn sang khu quân sự của Đồng Minh tạo nên một mũi dùi tương tự như một khối u sưng, còn Đức quốc xã gọi là "Wacht am Rhein" hay đồng hồ trên sông Rhine.
Hơn 1 triệu quân lính của hai bên đã chiến đấu trong trận Bulge, với biệt danh chỗ phình phía Tây được tạo ra trong phòng tuyến quân Đồng Minh sau cuộc tấn công bất ngờ của Hitler bằng xe tăng và bộ binh, quân đội Đức đã tạm thời chiếm được một vùng lãnh thổ.
Quân Đồng Minh đã bị bất ngờ và không có sự chuẩn bị cho cuộc tấn công dữ dội của quân đội Đức.
Martin King, nhà sử học về Thế chiến II và là tác giả của tám cuốn sách về Trận chiến Bulge cho biết: Vùng Ardennes được người Mỹ gọi là "khu vực honeymoon", một vùng đất xa xôi của chiến tuyến Đồng Minh, đây là nơi những tân binh tập rượt về tinh thần cho các trận chiến thật sự, còn các thương binh có thể nghỉ ngơi, chữa trị.
"Vào tháng 12 năm 1944, chỉ có bốn sư đoàn Mỹ ở Ardennes bao trùm một mặt trận dài 143km. Hai trong số bốn sư đoàn chưa bao giờ phải nổ súng, trong khi hai sư đoàn khác đang hồi phục sau Trận chiến rừng Hürtgen đầy mệt mỏi (một trận đánh dài nhất mà quân đội Mỹ đã từng chiến đấu trên lãnh thổ Đức, kéo dài từ ngày 19/9 / 1944 đến ngày 10/2 / 1945 ).", sử gia King nói.
Các chỉ huy quân Đồng Minh đã bác bỏ thông tin tình báo khỏi bộ mã hóa ULTRA của Anh rằng một số lượng lớn binh lính và thiết bị của Đức đã được rút ra khỏi cuộc chiến với Nga và tập hợp dọc theo mặt trận phía Tây.
Trong khu rừng Ardennes của Bỉ, lính bộ binh Mỹ đã bắt được hai lính Đức bị lạc. Một trong số họ nói tiếng Anh với các lính Mỹ rằng: "Các người tốt hơn hết nên ra khỏi đây. Quân đội chúng tao sắp đẩy các ngươi trở lại biển".
Các lính Mỹ đã báo cáo lên cấp trên, nhưng họ đã cười phá lên. Họ phán đoán rằng Đức Quốc xã chỉ đơn giản là chuẩn bị phòng thủ trước một cuộc tấn công sắp tới của quân Đồng Minh vào Đức. Nhưng phán đoán đã sai, không ai nghĩ rằng Hitler lại liều lĩnh phản công với một đội quân Đức đã bị thiệt hại nặng nề sau nhiều tháng chiến đấu quyết liệt trên hai mặt trận.
Kế hoạch của Hitler là nắm được quyền kiểm soát yếu điểm Ardennes và sau đó di chuyển về phía Đông Bắc để chiếm thành phố cảng Antwerp của Bỉ. Không có Antwerp, quân Đồng Minh sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tế cho lần đẩy quân cuối cùng của họ về phía Berlin.
Với vị trí chiến lược đó được bảo đảm, Hitler tin rằng mình có thể đàm phán với quân Đồng Minh và tránh sự đầu hàng vô điều kiện, cho phép người chỉ huy quân đội Đức tiếp tục cuộc chiến với Nga ở phía Đông.
Băng tuyết có đứng về phía Hitler?
Canh bạc cuối cùng của Hitler bị lật đổ không thương tiếc vì quân Đồng Minh: Vì sao? - Ảnh 2.
Xe tăng ngụy trang và lính bộ binh mặc áo choàng tuyết di chuyển trên một cánh đồng phủ đầy tuyết trong Trận chiến Bulge.
Ngoài ra, bằng cách tấn công Ardennes vào mùa đông, Hitler đặt cược rằng thời tiết xấu sẽ đập tan sự hỗ trợ của lực lượng không quân Đồng Minh. Bởi Ardennes nổi tiếng có sương mù vào tháng 12 khiến máy bay ném bom và máy bay tiếp tế không thể bắn trúng mục tiêu.
Và thế là vào sáng ngày 16 tháng 12, với một màn sương mù dày đặc che phủ khu rừng Ardennes, một lực lượng chiến đấu của Đức gồm 400.000 người và 1.400 xe tăng đã phát động một cuộc tấn công toàn diện bất ngờ vào quân Đồng Minh.
Mở màn là một cuộc tấn công bằng pháo thực sự rất khốc liệt. Cuộc tấn công kéo dài 90 phút từ 1.900 khẩu pháo làm rung chuyển Trái Đất.
Bên cạnh sức mạnh tuyệt đối của quân sự Đức, họ còn thể hiện sự liều lĩnh và xảo quyệt của mình. Họ đã thả những người nhảy dù mặc đồng phục của quân Đồng Minh vào khu vực trung tâm. Chính những binh lính này đã chuyển tất cả các biển báo để dẫn quân Đồng Minh vào một cái bẫy và chỉ đường sai hướng.
Hai trung đoàn của Sư đoàn 106 nhanh chóng bị bộ binh Đức bao vây dẫn đến cuộc đầu hàng quân lớn nhất của quân Đồng Minh trong Thế chiến II. Hơn 6.800 binh sĩ Mỹ trong trung đoàn 422 và 423 bị bắt làm tù binh. Ở những nơi khác, gần thị trấn Malmedy của Bỉ, 84 tù nhân Mỹ đã bị lực lượng Waffen SS của Đức giết chết trong vụ hành quyết hàng loạt lớn nhất của cuộc chiến.
Chỉ 24 giờ sau cuộc oanh tạc ban đầu, xe tăng Đức đã tiến quân vào trung tâm được bảo vệ thưa thớt của vùng Ardennes và lăn bánh về phía sông Meuse, tạo ra một phình to trên bản đồ, mang lại cho trận chiến cái tên kỳ dị của nó. Dựa vào thời tiết lạnh giá và tình báo để làm lợi thế, cuộc tấn công của quân đội Đức dường như đang đi theo hướng mà Hitler mong đợi.
Nhưng nếu Hitler đã nhầm khi nghĩ rằng những người Mỹ sẽ nằm xuống và để xe tăng Đức lăn bánh tới Antwerp. Sau sự bối rối và hỗn loạn ban đầu của cuộc tấn công bất ngờ của Đức Quốc xã, lính Mỹ đã tập hợp lại và dựa vào sự khéo léo để kìm hãm bước tiến của Đức cho đến khi quân tiếp viện có thể đến.
Mỹ xoay chuyển thế trận
"Nói chuyện với cả hai cựu binh Mỹ và Đức, bạn nhận ra hai đội quân này khác nhau như thế nào trong cách thức và phương pháp của họ. Những lính Mỹ có khả năng ứng biến đáng kinh ngạc, có khả năng phán đoán và hành động tự chủ ngay ở cấp độ tiểu đội. Người Đức không thể hoạt động dưới cấp trung đoàn mà không có lệnh bằng văn bản.", sử gia King phân tích.
Tướng James Gavin của Sư đoàn dù số 82 đã tỏa sáng một lần nữa để bảo vệ thị trấn chiến lược St. Vith của Bỉ. Anh nhảy lên chiếc xe Jeep của mình, theo dõi các vị trí của kẻ thù và chia người của mình thành các tiểu đội để truy tìm binh lính Đức quốc xã đang sử dụng địa hình để ẩn nấp.
Trận đánh thứ 30, biệt danh là SS của Roosevelt, đã sử dụng chiến thuật du kích để ngăn chặn bước tiến của quân đội Đức.
Đầu hàng? Thật điên khùng!
Nhưng có lẽ khán đài nổi tiếng nhất của Trận chiến Bulge đã xảy ra tại thị trấn phía đông nam Bỉ, Bastogne, nơi Sư đoàn dù số 101 bị ghim chặt và bao vây bởi bộ binh Đức trong năm ngày dài. Quân lính Mỹ đã đào đường hào xung quanh thị trấn Bastogne và dựa vào người dân địa phương để có quần áo ấm và thức ăn.
Cuộc chiến diễn ra trong một mùa đông lạnh nhất châu Âu được ghi nhận. Những người lính Đồng Minh không có áo khoác mùa đông hoặc giày dép phù hợp. Cho đến ngày nay, hầu hết các cựu chiến binh Trận Bulge đều phải chịu di chứng của băng giá.
Nhiệt độ giảm xuống -20°C, những người lính không chết vì hạ thân nhiệt nhưng gần như đóng băng và mắc hội chứng ngâm chân vì rét. Khi không có sự trợ giúp về y tế, việc cắt cụt chân để giữ tính mạng được thực hiện bằng dao nhà bếp và rượu cognac là thuốc gây mê duy nhất.
Khi mọi thứ có vẻ tồi tệ nhất đối với người Mỹ, chỉ huy của quân Đức đã đưa ra lời kêu gọi đầu hàng. Tướng Anthony McAuliffe của Sư đoàn dù số 101 Mỹ đã đáp trả bằng một trả lời nổi tiếng nhất trong lịch sử chiến tranh: "Nuts!" (điên rồ).
Sư đoàn dù số 101 đã kiên trì đủ lâu để bầu trời có thể thoáng đãng hơn và nguồn chi viện đầu tiên đến từ máy bay ném bom của quân Đồng Minh.
Chỉ trong vài ngày, Tướng George Patton, vị tướng tài giỏi của quân đội Mỹ, đã chuyển đội quân 350.000 người của mình về phía Bắc và đấm vào sườn quân Đức để giải thoát Sư đoàn dù số 101 đang bị bao vây và xoay chuyển cuộc chiến Bulge trước sự kinh ngạc của người Đức và thậm chí còn cả sự kinh ngạc của các đồng minh.
Đến ngày 13 tháng 1 năm 1945, quân Đồng Minh đã đẩy lùi hoàn toàn cuộc tấn công của Đức và giải quyết được sự phình ra ở mặt trận phía Tây. Nhưng các lực lượng Đồng Minh, đặc biệt là người Mỹ, đã phải chịu tổn thất nặng nề để có được chiến thắng trong Trận chiến Bulge: 19.000 lính Mỹ đã chết, 47.500 người bị thương và hơn 23.000 người mất tích.
Ước tính rằng hơn 100.000 lính Đức đã bị giết, bị thương hoặc mất tích trong canh bạc cuối cùng này của Hitler. Và Hitler hẳn cũng đã nhận ra kết cục cuối cùng của mình và chế độ Đức Quốc xã.

QĐND Việt Nam trong mắt các chuyên gia quân sự thế giới: Thiện chiến bậc nhất

Đại tá Nguyễn Thụy Anh |

QĐND Việt Nam trong mắt các chuyên gia quân sự thế giới: Thiện chiến bậc nhất
Quân đội nhân dân Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh. Ảnh minh họa.

"… Giao vũ khí tên lửa cho các chiến sỹ QĐND Việt Nam là giao vào những bàn tay vàng của những con người quả cảm và tài trí mà không bom đạn, khó khăn nào có thể khuất phục được".

Chiến tranh luôn là một chủ đề nóng bỏng thu hút sự chú ý của toàn nhân loại chứ không riêng gì chỉ các nhà quân sự. "Ai đánh nhau với ai? Ở đâu và tại sao? Cuối cùng là ai thắng, ai thua?" là những câu hỏi thường được đặt ra mỗi khi người ta bàn về một cuộc chiến.
Trong lịch sử cận đại, giới quân sự và các nhà sử học đã dõi theo, phân tích một cách rất chuyên sâu về lịch sử chiến tranh của nhân loại và đưa ra nhận định: Có 5 đội quân thiện chiến bậc nhất trên thế giới từ giữa thế kỷ 20 tới nay!...
Thượng tướng Liên Xô nói về Bộ đội Việt Nam
"Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng", chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Kể từ khi thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của QĐNDVN) vào ngày 22/12/1944 với 34 chiến sĩ, chiến dịch Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch có quy mô lớn nhất của quân đội ta.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến trường, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm oanh liệt và chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta.
Khi bàn về cuộc chiến này, giới chuyên gia quân sự trong và ngoài nước đều có chung nhận định: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là một trận chiến "chấn động địa cầu" khi lần đầu tiên đội quân của một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh bại đội quân nhà nghề của một quốc gia tư bản hùng mạnh và đặt dấu mốc cho sự kết thúc của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.
Những chiến sĩ QĐNDVN chỉ với vũ khí, trang bị thô sơ nhưng đã làm thất bại mọi âm mưu của các tướng lĩnh Pháp nổi tiếng cùng đoàn quân lê dương với đầy đủ vũ khí hạng nặng và sự hỗ trợ tối đa của người Mỹ.
Thượng tướng - Giáo sư, Tiến sĩ A.I.Khiupenen sinh năm 1928, tốt nghiệp Học viện Pháo binh Liên Xô năm 1961, trưởng thành từ trung đội trưởng tới Tư lệnh binh chủng Tên lửa phòng không quốc gia.
QĐND Việt Nam trong mắt các chuyên gia quân sự thế giới: Thiện chiến bậc nhất - Ảnh 2.
Bài viết cùng tác giả
Từ tháng 12/1972 đến tháng 1/1975 ông là Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở VN và đã được tặng thưởng 35 huân, huy chương các loại, trong đó có huân chương Chiến công hạng Nhất của Việt Nam.
Tướng A.I. Khiupenen bay tới Hà Nội sáng ngày 15/12/1972 - ba ngày trước khi hàng trăm chiếc B-52 ào ạt tiến vào Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ngày hôm sau ông gặp Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam và nhận được thông báo về khả năng có cuộc tập kích lớn của Không quân Mỹ.
Chiều ngày 18/12/1972, buổi tiếp ông của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị cắt ngang vào khoảng 19h bởi tiếng còi báo động rền vang: Chiến dịch Linerbacker-2 của Không quân Mỹ đã bắt đầu…
QĐND Việt Nam trong mắt các chuyên gia quân sự thế giới: Thiện chiến bậc nhất - Ảnh 3.
Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN Văn Tiến Dũng (bên phải) gặp Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô A.I.Khiupenen tháng 1/1973. (Ảnh chụp lại từ hồi ký của tướng A.I.Khiupenen).
Cuộc tập kích đường không chiến lược lớn nhất trong toàn bộ cuộc chiến VN được Nhà trắng chỉ đạo và Bộ chỉ huy KQ chiến lược Mỹ tổ chức chặt chẽ với sự huy động tối đa lực lượng của cả KQ, hải quân thuộc Hạm đội 7 và toàn bộ các căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Họ muốn làm 1 cú sốc buộc VN phải gục ngã. Và kết quả cuối cùng lại là 1 cú sốc cho chính những kẻ thích dùng sức mạnh: hàng chục chiếc B-52 bị hạ gục tại trận cùng hàng trăm phi công bị chết và bị bắt.
Từng làm mưa, làm gió khắp nơi trên toàn cầu nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ siêu Pháo đài bay B-52, thần tượng của sức mạnh Hoa Kỳ, lại bị bắn rơi tại chỗ nhiều đến thế, ngay giữa thủ đô Hà Nội và có chiếc còn nguyên cả bom đạn không kịp thả.
Cho đến tận ngày nay, đó vẫn là sự kiện quân sự duy nhất chưa hề được lặp lại trong bất cứ cuộc chiến tranh và xung đột nào trên thế giới.
Trong hồi ký của mình, Thượng tướng A.I.Khiupenen đã viết: "…Giao vũ khí tên lửa cho các chiến sỹ Việt Nam là giao vào những bàn tay vàng của những con người quả cảm và tài trí mà không bom đạn, khó khăn nào có thể khuất phục được".
QĐND Việt Nam trong mắt các chuyên gia quân sự thế giới: Thiện chiến bậc nhất - Ảnh 4.
Tên lửa phòng không SAM-2 Việt Nam hạ gục siêu pháo đài bay B-52 Mỹ.
Cùng chung nhận xét với Thượng tướng A.I.Khiupenen là ý kiến của ông A. Khramchikhin Phó giám đốc Viện nghiên cứu chính trị, quân sự (Viện Hàn lâm khoa học Nga) và nhà bình luận quân sự Nga I.Polonski đăng trên tạp chí "Bình luận quân sự" và một số báo khác của Nga:
"QĐND Việt Nam được thành lập từ các đội du kích của những người yêu nước Việt Nam chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp và đội quân chiếm đóng Nhật Bản, thường được người dân Việt Nam gọi là 'Bộ đội cụ Hồ' hay 'Bộ đội Việt Nam'.
Quân số lúc đầu vẻn vẹn có 34 chiến sỹ với vũ khí chỉ có 1 khẩu súng máy, 17 súng trường, 14 súng kíp và 2 khẩu súng ngắn.
Thế nhưng chính là những chiến binh đó đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chống lại đội quân viễn chinh Pháp hùng mạnh với trang bị gấp bội vào năm 1954.
Rồi sau đó, họ lại đánh bại quân đội hiện đại bậc nhất của siêu cường Mỹ trong cuộc Chiến tranh Đông Dương đẫm máu lần thứ hai và thậm chí đã đánh bật cuộc tấn công biển người của Quân đội Trung Quốc trong 1 cuộc chiến ngắn ngủi và tàn khốc đầu năm 1979.
Tất cá chỉ diễn ra trong vòng 1/4 thế kỷ. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hiện đại".
Đó là chưa kể đến cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và giải cứu nhân dân Campuchia khỏi chế độ Khme đỏ diệt chủng cũng trong năm 1979: QĐND Việt Nam đã đánh tan 23 sư đoàn quân Ponpot chỉ trong vòng nửa tháng với tốc độ tiến công đáng kinh ngạc là 25 km mỗi ngày, dù Việt Nam đang kiệt quệ sau 30 năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Xét về khía cạnh quân sự, theo các tướng lĩnh phương Tây, đây chính là tốc độ hành binh thuộc loại nhanh nhất trong chiến tranh hiện đại mà chỉ có những đội quân thiện chiến hàng đầu trong lịch sử như Hồng quân Liên Xô, Đức, Israel… mới có thể đạt được khi tấn công trên chiến trường.
Tất cả những thắng lợi đó đã đưa QĐNDVN vào hàng ngũ những lực lượng vũ trang hiệu quả nhất và thiện chiến nhất trên thế giới trong lịch sử cận đại ở thế kỷ 20 mà theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự phương Tây thì đó là 5 đội quân của Đức, Nhật, Israel, Hồng quân Liên Xô và QĐND Việt Nam.
"Hãy cho tôi 1 đội quân như vậy…"
Không chỉ nhận được những lời khen ngợi từ phía các đồng minh trong cùng phe XHCN thời bấy giờ mà ngay cả từ phía bên kia chiến tuyến, đối phương cũng phải bày tỏ sự nể phục khi nhắc đến tinh thần chiến đấu của QĐND Việt Nam.
Trong chiến tranh VN, liên quân Mỹ, VNCH và các nước chư hầu luôn có ưu thế hơn hẳn về mọi mặt: Quân số nhiều hơn, vũ khí trang bị rất tối tân và hoàn toàn làm chủ bầu trời.
Thế nhưng họ lại không thể nào làm chủ được chiến trường mà luôn phải bị động đối phó với cách đánh của bộ đội Việt Nam, từ vùng rừng núi đến các đô thị, từ năm trước sang năm sau, hết trận này đến trận khác.
Sau nhiều cuộc đụng độ dữ dội giữa quân Mỹ và lính Sài Gòn với quân Giải phóng, 1 sĩ quan Mỹ trực tiếp theo dõi chiến sự đã phải thốt lên rằng:
"Họ thật là những chiến binh dũng mãnh nhất mà tôi từng gặp, còn tinh thần của lính Sài Gòn thì thấp như ngọn cỏ. Hãy cho tôi 1 đội quân với những chiến binh như vậy, tôi sẽ bình định thế giới này!".
Thậm chí, lực lượng Thủy quân lục chiến – binh chủng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của quân đội Hoa Kỳ khi giao chiến với bộ đội ta cũng phải báo cáo với cấp trên của mình rằng: "Họ chiến đấu giỏi như chúng ta vậy!"…
QĐND Việt Nam trong mắt các chuyên gia quân sự thế giới: Thiện chiến bậc nhất - Ảnh 6.
Quân đội nhân dân Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh. Ảnh minh họa: Tên lửa đạn đạo Scud.
Và những chiến sĩ Việt Nam "chân trần, chí thép" ấy đã vượt qua mưa bom, bão đạn của mọi đội quân xâm lược để lập nên chiến công hiển hách như cha ông mình bao thế kỷ trước trong sự nghiệp giữ nước.
Đất Việt quê hương tôi hiền hòa với những người dân tần tảo, lam lũ sớm hôm trên những cánh đồng lúa, suốt đời chỉ mong mưa thuận gió hòa để có đủ hạt gạo nuôi sống bản thân và gia đình mình.
Sống chung với mưa giông, bão tố và thiên tai khắc nghiệt, song hành với lạc hậu và nghèo nàn, người dân Việt bao đời nay chỉ mong được sống bình yên chứ chẳng có mưu cầu gì hơn. Chúng ta không hề gây chiến với ai mà luôn phải nhún nhường, chẳng gây thù chuốc oán hay muốn đối đầu với các cường quốc hiếu chiến…
Nhưng cây muốn yên mà gió chẳng đừng, chúng ta càng nhún nhường thì họ lại càng lấn tới, để rồi những người nông dân chân đất phải vác tầm vông, giáo mác đứng lên chống lại xe tăng, đại bác của quân xâm lược.
Buộc phải chiến đấu với quân thù tàn ác và luôn mạnh hơn rất nhiều lần, đương nhiên là dân tộc ta phải gánh chịu những tổn thất vô cùng nặng nề mà không bút nào tả xiết. Máu xương của hàng triệu chiến sĩ QĐNDVN đã thấm đẫm từng tấc đất quê hương, hòa vào hồn thiêng sông núi để giữ vững quê cha đất tổ, mang lại bình yên cho con cháu đời sau…
Những người anh hùng liệt sĩ ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam và trường tồn với lịch sử ngàn năm bi hùng của non sông, đất nước này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét