Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 90

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ông Chủ Softbank - "Vị Tỷ Phú Điên" Và Hành Trình Của Người Từng Giàu Nhất Thế Giới

12 đối tượng làm giả 106 hồ sơ để chiếm đoạt hàng tỷ đồng tiền vay

Cập nhật lúc 15:24, Thứ hai, 04/11/2019
print  

(BVPL) – Lợi dụng việc cho vay vốn của Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Trần Văn Kiều và 11 đồng bọn đã làm giả 106 hồ sơ để chiếm đoạt hàng tỷ đồng của Công ty tài chính này.


Cán bộ ngân hàng “làm xiếc” lập khống 562 bộ hồ sơ, chiếm đoạt hơn 114 tỷ đồng


Nghi án “làm xiếc” hồ sơ tài sản thế chấp ngân hàng?


Nạn nhân bị nhân viên BIDV “làm xiếc” tăng, VKSND tỉnh Nghệ An vào cuộc

Xét xử vụ cán bộ ngân hàng "làm xiếc" lập khống 562 bộ hồ sơ, chiếm đoạt hơn 114 tỷ đồng

Ngày 4/11 VKSND tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa mới ban hành cáo trạng truy tố đối với các bị can Trần Văn Kiều (SN 1984, trú tại tổ 1, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) và 11 bị can khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức”.
Ảnh: Minh hoạ. 
Theo cáo trạng, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (gọi tắt là Công ty tài chính Thịnh Vượng) có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Để thực hiện việc kinh doanh tài chính, Công ty tài chính Thịnh Vượng liên kết với một số công ty khác tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu vay vốn của Công ty tài chính Việt Nam Thịnh Vượng để làm hợp đồng vay vốn.
Để thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng, Công ty tài chính Thịnh Vượng ký hợp đồng với Tổng công ty bưu chính Việt Nam (viết tắt là VietNam Post) thực hiện việc chi hộ theo hình thức xử lý giao dịch không trực tuyến.
Công ty tài chính Thịnh Vượng sẽ cập nhật danh sách khách hàng bao gồm họ tên, số tham chiếu chi hộ, số hợp đồng, thông tin giấy tờ tùy thân (đây là bắt buộc) vào cơ sở dữ liệu của VietNam Post để VietNam Post kiểm tra “số tham chiếu” tại điểm giao dịch VietNam Post và được bổ sung khi có khách hàng mới.
Khi hồ sơ vay vốn được duyệt, công ty gửi mã số tham chiếu vào tin nhắn của số điện thoại đăng ký vay vốn và người vay vốn sử dụng giấy CMND cầm theo điện thoại có tin nhắn mã số tham chiếu của Công ty tài chính đến bất cứ Bưu cục (Bưu điện) nào trên toàn quốc cũng nhận được tiền giải ngân.
Quá trình Công ty tài chính Thịnh Vượng giải ngân cho vay, có nhiều hồ sơ khách hàng không thanh toán nợ nên công ty đã cử nhân viên xác minh nhưng không tìm được các khách hàng này.
Do đó, ngày 24/01/2018, Công ty tài chính Thịnh Vượng đã gửi đơn đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông tố cáo có người làm giả 121 hồ sơ chiếm đoạt số tiền đã giải ngân là hơn 3,5 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, ngày 14/4/2018, Cơ quan CSĐT đã bắt quả tang Nguyễn Quang Vinh khi Vinh vừa sử dụng CMND giả tên Đặng Văn Hải nhận số tiền 40 triệu đồng tại Bưu cục tỉnh Đắk Nông của hồ sơ vay vốn tên Đặng Văn Hải.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông xác định được: từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2018, Trần Văn Kiều và đối tượng tên Tuấn (chưa xác định được nhân thân, lai lịch) cùng với 10 đối tượng khác làm giả 106 hồ sơ vay vốn chiếm đoạt của Công ty tài chính Thịnh Vượng hơn 3 tỷ đồng.
Quá trình thực hiện, Kiều trả công cho các đồng phạm và các đồng phạm lấy 845.300.000 đồng của 62 hồ sơ, Kiều hưởng lợi 907,7 triệu đồng và còn 44 hồ sơ, với tổng số tiền gần 1,3 tỷ đồng, Kiều làm nhưng Cơ quan điều tra chưa chứng minh được người nhận tiền.
Chính Cương

Bức xúc tình trạng “cán bộ thanh tra ngáo quyền lực”

7 Thanh Niên
Thực trạng “một số cán bộ thanh tra ngáo quyền lực” được ông Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra, nêu ra tại hội thảo Thực trạng hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán doanh nghiệp nhà nước hôm qua (14.11) tại TP.Đà Nẵng.
Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội nhận hối lộ khi tới thanh tra tại H.Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) vào tháng 4.2019
Ảnh: Cổng thông tin H.Vĩnh Tường
Hội thảo do Thanh tra Chính phủ tổ chức, với sự tham dự của đại biểu các bộ, ngành T.Ư và lãnh đạo ngành thanh tra các tỉnh miền Trung - Tây nguyên. Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Văn Chiến cho rằng cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn.
“Tôi không nghĩ một cuộc thanh tra cần phải kéo dài đến 4 tháng. Tôi không nghĩ cuộc thanh tra có đến 21 người phải làm trong 4 tháng. Khi ra về, doanh nghiệp (DN) lại nơm nớp, chờ đợi một kết luận. Có cuộc thanh tra nợ đọng 22 tháng chậm tiến độ, nó quá căng thẳng”, ông Chiến nói và cho biết: “DN khó chịu vì thái độ làm việc của cán bộ thanh tra”.

“Có chuyện phong bì, cắt xén sai phạm”

Một vài cuộc thanh tra bị bắt vừa rồi, tôi nói với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ rằng tôi không ngạc nhiên chuyện họ bị bắt mà ngạc nhiên tại sao bây giờ họ mới bị bắt
Ông Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra
Cũng theo ông Chiến, thực trạng tồn tại bộ phận “cán bộ thanh tra, kiểm tra vừa dốt nát vừa ngáo quyền lực, đã dốt mà hay dọa nạt”. Với phong thái như vậy sẽ gây ra sự bức xúc; kết thúc cuộc thanh tra không để lại giá trị về nhận thức của DN mà họ còn suy nghĩ thêm cách chống đối. Bên cạnh đó, ông Chiến đánh giá “có chuyện phong bì, có chuyện tiêu cực, có chuyện cắt % phát hiện sai phạm”... “Một vài cuộc thanh tra bị bắt vừa rồi, tôi nói với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ rằng tôi không ngạc nhiên chuyện họ bị bắt mà ngạc nhiên tại sao bây giờ họ mới bị bắt. Bởi cách thức làm việc, thái độ và mức độ tiêu cực như vậy của một bộ phận cán bộ thì không thể nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là việc làm cần thiết”, ông Chiến nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Lê Hữu Trí, Chánh thanh tra tỉnh Khánh Hòa, cho biết hiện công tác thanh tra ảnh hưởng thời gian của DN. Nhiều DN phản ánh cán bộ thanh tra đi làm “là phải xác định bao nhiêu % mang về”. “Như thế thì ai quản lý cán bộ về làm gì ở dưới DN... Tôi quán triệt, sau khi công bố thanh tra thì mang hồ sơ về nhà làm, không ở lại làm việc tại DN và các địa phương”, ông Trí nói.
Ông Lữ Ngọc Bình, Chánh thanh tra tỉnh Quảng Ngãi, cũng cho rằng hiện tồn tại việc xử lý không nghiêm kết quả thanh tra hoặc không tương xứng với thực trạng. Có chuyện thỏa thuận tiêu cực giữa cán bộ với DN dẫn đến thanh tra nhiều nhưng kết quả rất ít. “Yêu cầu tất cả những hoạt động kiểm tra phải công bố, phải có sản phẩm công khai. Sự công khai này sẽ làm áp lực làm nhiệm vụ, thay đổi trách nhiệm công chức làm nhiệm vụ thanh tra…”, ông Bình kiến nghị.

Đẩy mạnh thanh tra liên ngành để giảm chồng chéo

Ông Vũ Hồng Hải, Phó chánh thanh tra Bộ Tài chính, cho biết năm 2001, cả nước có 6.000 DNNN dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực. Đến hết tháng 12.2018, còn lại 561 DNNN, trong đó 495 DN 100% vốn NN
(143 DN thuộc các bộ, ngành; 352 DNNN thuộc các địa phương).
Hiện 66% DNNN đầu tư vốn vào 19 ngành lĩnh vực then chốt, như: điện lực, dầu khí, than, khoáng sản… DNNN đóng góp vào GDP khoảng
26 - 28%, chiếm gần 25% thu ngân sách NN; tổng tài sản hơn 30.105 ngàn tỉ đồng, nộp ngân sách năm 2018 khoảng 179.000 tỉ đồng. “Vốn lớn và dàn trải trên nhiều lĩnh vực khiến cho công tác thanh tra, kiểm tra giám sát khó khăn, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và thực tế đã diễn ra việc kém hiệu quả của DNNN”, ông Hải nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh cho hay dù Thủ tướng quy định thanh tra DN 1 lần nhưng hiện nay chưa có cơ quan nào điều phối, DN vẫn kêu bị thanh tra 5 - 6 lần/năm. Ông Vĩnh kiến nghị, cần tiếp tục tăng cường phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch giữa Thanh tra Chính phủ và kiểm toán; giữa thanh tra các bộ, ngành và kiểm toán khu vực để tránh chồng chéo về thời gian, nội dung. Cần thống nhất trong kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm toán hằng năm trước khi ban hành nhằm giảm các cuộc thanh tra trùng lặp. Cần sớm ban hành hướng dẫn Chỉ thị 20 của Thủ tướng về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra DN, nhằm tránh cách hiểu tùy tiện về kiểm tra; đẩy mạnh hoạt động thanh tra liên ngành, nhất là một số lĩnh vực đặc thù, như thuế, hải quan…
Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), phản ánh các cuộc thanh tra, kiểm tra có thời gian kéo dài và nhiều tổ nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thuộc EVN. Nhiều dự án của EVN chịu tác động của nhiều chính sách, đặc biệt liên quan đến công tác xây dựng, đầu tư giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vấn đề này còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến khó khăn thực hiện, giải trình kết quả thanh tra, kiểm tra... EVN đề nghị Thanh tra Chính phủ xem xét, thường xuyên đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra DN nhà nước (NN) qua đó phát hiện những chồng chéo trong các văn bản pháp luật để sửa đổi, bổ sung cho hợp với thực tiễn; các cơ quan giám sát kiểm toán, thanh tra cần thường xuyên trao đổi để đánh giá phân tích hiệu quả hoạt động thanh tra, tránh chồng chéo…
Cho rằng để xử lý những vấn đề chồng chéo trong thanh tra thì cần phải sửa đổi luật, ông Lữ Ngọc Bình kiến nghị Chính phủ cần ban hành ngay nghị định thanh tra, kiểm tra DN thay cho Chỉ thị 20 để đảm bảo tính pháp lý cao hơn...
Kết luận hội thảo, ông Trần Văn Minh, Phó tổng thanh tra Chính phủ, đánh giá qua các tranh luận cho thấy đề án về nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cơ quan quản lý NN đối với DNNN; phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN do Thanh tra Chính phủ xây dựng (dự kiến trình Chính phủ ban hành năm 2020) là rất quan trọng. Phó tổng thanh tra Chính phủ khẳng định Ban biên tập đề án sẽ tiếp thu ý kiến của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để có bản dự thảo đề án tốt hơn…

Tin liên quan

Hàng loạt sai phạm tại Công ty TNHHMTV xổ số kiến thiết Khánh Hòa

Cập nhật lúc 16:10, Thứ ba, 19/11/2019
print  

(BVPL) – Không chỉ có những sai phạm trong quản lí đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, qua công tác thanh tra đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết Khánh Hòa.


Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ 7 bị cáo Công ty xổ số Đồng Nai gây thất thoát gần 79 tỷ đồng

Phê chuẩn khởi tố đối tượng lập đại lý xổ số để ghi lô, đề trái phép

Âm thầm điều chỉnh phát sinh giá trị công trình hàng tỉ đồng
Năm 2011, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Khánh Hòa (XSKTKH) thực hiện dự án đầu tư xây dựng văn phòng làm việc tại đường Pasteur, Nha Trang, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn khấu hao và nguồn vốn hợp pháp khác của Công ty.
Thời điểm đó, ông Võ Ngọc Tâm làm Giám đốc Công ty (ông Tâm làm giám đốc đến tháng 11/2017), kiêm giám đốc Ban quản lý dự án, chủ đầu tư công trình. Theo kết luận thanh tra, tại gói thầu xây lắp có giá trúng thầu hơn 14,8 tỉ đồng, ông Tâm đã tự ý thống nhất xử lí kĩ thuật 5 lần với các bên liên quan, bổ sung dự toán phát sinh hai lần, làm tăng thêm hơn 4,32 tỉ đồng (tăng 23,23% giá trị gói thầu) bổ sung giá trị hợp đồng gần 3,8 tỷ đồng, chủ yếu là thay đổi các chủng loại vật tư.
Qua thanh tra cho thấy, việc phát sinh trên với giá trị gần 3,8 tỉ đồng được chỉ định cho nhà thầu thi công, nhưng không được bàn bạc trong tập thể lãnh đạo, công khai theo quy định và chỉ do Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo và thực hiện.
Mua sắm, lương thưởng đến tuyển dụng lao động đều.. dấm dúi
Là công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, theo quy định tại khoản 2, Điều 15, Thông 26/2016/TT-LBLĐTBXH, doan nghiệp phải xây dựng quy chế trả lương theo vị trí, chức danh công việc.
Trên thực tế, Công ty XSKTKH đã ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động trong 3 năm 2016, 2017, 2018, trước khi Thông tư 26/2016/TT-LBLĐTBXH có hiệu lực, tuy nhiên không kịp thời sửa đổi hay sửa đổi hay ban hành quy chế mới sau khi thông tư này có hiệu lực.
 Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết Khánh Hòa. Ảnh: NĐT.
Kết quả thanh tra cho thấy, thu nhập của 7 cán bộ quản lí công ty trong thời gian 2016- 2018, từ 40,5-53,6 triệu đồng/tháng trong khi thu nhập của người lao động 15,1 triệu đồng/tháng.
Trong 3 năm, Công ty XSKTKH đã trích hơn 940 triệu đồng quỹ khen thưởng của người quản lí doanh nghiệp. Tuy nhiên quỹ này chỉ được chi cho 6 cán bộ quản lí (giám đốc, các phó giám đốc, kiểm soát viên, kế toán trưởng, bình quân gần 52 triệu đồng/người/năm), dẫn đến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Trong khi đó, lãnh đạo Công ty lại “hào phóng” lấy 387,6 triệu đồng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của người lao động để chi thưởng cho các đơn vị, cá nhân ngoài ngành. Vấn đề ở chỗ, các khoản lương, thưởng không được công khai, như quy định tại điểm h, khoản 5, Điều 1, Luật Phòng chống tham nhũng.
Thực hiện mua sắm thiết bị máy in nhân bản siêu tốc Duplo, có giá trị gần 98 triệu đồng, được công ty chỉ định thầu, tuy nhiên các báo giá Công ty thu thập là bản phô tô, không ghi ngày tháng, không có xác nhận của người báo giá và không thể hiện xuất xứ sản phẩm, không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu.
Cũng như chuyện lương, thưởng, tiền bạc, việc mua sắm tài sản tại Công ty XSKTKH, theo kết luận thanh tra, không được công khai như quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Về tuyển dụng nhân sự, từ năm 2010 đến cuối năm 2018, Công ty XSKTKH tuyển dụng 34 lao động, trong đó có 18 trường hợp ưu tiên cho con em người lao động. Việc tuyển dụng lao động cũng được xác định không được công khai.
Ưu ái bất thường?
Theo kết luận thanh tra, Công ty đề bạt, bổ nhiệm 5 cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương không đúng trình độ chuyên môn. Thay vì phải có bằng “cử nhân kinh tế” theo yêu cầu thì những trường hợp này khi tuyển dụng lại có bằng kĩ sư tin học, cử nhân công nghệ thông tin, trung cấp kinh tế, cử nhân ngoại ngữ hay trung cấp kế toán!.
Ngoài ra, việc tuyển dụng, bổ nhiệm bà N.T.T.V. (chuyên viên phòng Ngân sách Sở Tài chính Khánh Hòa, người được cho có quan hệ họ hàng với lãnh đạo Công ty) được xác định có những ưu ái bất thường. Theo quy định của Bộ luật lao động năm 1994 (có hiệu lực từ ngày 1/1/1995), khi người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước sang làm việc tại doanh nghiệp (kể cả 100% vốn nhà nước) không còn quy định “chuyển công tác”, phải thực hiện thôi việc, giải quyết các chế độ tại cơ quan nhà nước. Khi doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng lao động, tiền lương được trả theo thỏa thuận, theo vị trí chức danh nghề nghiệp.
Thế nhưng, trường hợp bà V. vẫn được chuyển công tác. Sau khi “chuyển công tác” từ Sở Tài Chính (1/8/2014), bà V. được Công ty XSKTKH kí hợp đồng lao động với hệ số lương cơ bản 3,27, bậc 4/8, chức danh kinh tế viên. Đến giữa 2015, khoảng 10 tháng sau khi tiếp nhận, Công ty XSKTKH đã bổ nhiệm bà V. làm Phó trưởng phòng Trả thưởng; ngay sau đó nâng lương cho bà này lên hệ số 3,58, bậc 5/8. Thời điểm nâng lương được tính từ ngày 1/8/2012, khi bà V. còn làm ở Sở Tài chính. Tháng 7/2018, Công ty XSKTKH  lại nâng lương cho bà V. lên bậc 6/8 và phân công làm Phó phụ trách Phòng Trả thưởng.
Ngoài các sai phạm nêu trên, kết luận thanh tra còn chỉ ra hàng loạt sai phạm của Công ty XSKT Khánh Hòa về tài chính, thuế, sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhà nước, sử dụng hóa đơn, chứng từ…, trong đó riêng sai phạm về tài chính gần 4,7 tỉ đồng.
Với những sai phạm đã được chỉ ra, Chánh Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã kiến nghị cơ quan thẩm quyền thu hồi đối với các khoản chi sai, xử lí trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị có liên quan.
Văn Nguyễn


Xổ số Khánh Hòa: Sai phạm tiền tỉ nhưng cho tự xử!



Xổ số Khánh Hòa: Sai phạm tiền tỉ nhưng cho tự xử!
(PL)- Sáu lãnh đạo Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Khánh Hòa hưởng lương sai gần 2 tỉ đồng nhưng không trả lại cho Nhà nước.
Bà Huỳnh Ngọc Lệ Dung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Khánh Hòa (gọi tắt là Công ty Xổ số Khánh Hòa, trực thuộc UBND tỉnh), vừa có báo cáo kết quả thực hiện kết luận của thanh tra tỉnh này. Trong đó, bà Dung kiến nghị UBND tỉnh giữ nguyên phương án tiền lương mà công ty này đã chi sai gần 3 tỉ đồng.
Chi lương sai, xài người không đúng luật
Trước đó Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã có kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng và chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh đối với Công ty Xổ số Khánh Hòa. Kết quả thanh tra cho thấy từ năm 2016 đến 2018, công ty này đã có hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, vi phạm hàng loạt điều khoản của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể, suốt nhiều năm qua, Công ty Xổ số Khánh Hòa không công khai thu nhập của từng người quản lý doanh nghiệp. Trong hai năm 2016-2017, sáu lãnh đạo, cán bộ quản lý công ty có mức lương trung bình 42-52 triệu đồng/tháng. Chỉ trong hai năm, sáu cán bộ lãnh đạo này đã hưởng lương sai gần 1,9 tỉ đồng, trong khi 75 nhân viên còn lại hưởng sai gần 1 tỉ đồng. Ngoài ra, lãnh đạo công ty lấy hơn 530 triệu đồng từ quỹ phúc lợi của người lao động, chi trái quy định tiền tham quan, nghỉ mát cho 76 lượt người không thuộc công ty. Lãnh đạo công ty còn lấy hơn 387 triệu đồng từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của người lao động chi “đối ngoại”, “khen thưởng” cho các đơn vị, cá nhân ngoài doanh nghiệp mà không quy định mức chi, trái với thỏa ước lao động tập thể.
Theo thanh tra tỉnh, việc công ty lấy nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động chi thưởng cho đơn vị, cá nhân ngoài ngành, trong khi quỹ khen thưởng của người quản lý doanh nghiệp lại chi hết cho sáu cá nhân lãnh đạo, quản lý dẫn đến việc bất bình đẳng trong phân phối thu nhập với người lao động tại Công ty Xổ số Khánh Hòa.
Công ty Xổ số Khánh Hòa cũng không công khai việc tuyển dụng lao động. Từ đó công ty có nhiều khuất tất trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Công ty đã bổ nhiệm sai quy trình đối với năm cán bộ lãnh đạo cấp phòng, chi nhánh, văn phòng đại diện. Khi còn làm giám đốc công ty, ông Võ Ngọc Tâm đã tuyển dụng cháu của mình là bà Nguyễn Trần Trúc Vy rồi liên tục nâng lương trước thời hạn, liên tiếp bổ nhiệm các chức vụ cho bà này trái quy định pháp luật. Thanh tra tỉnh kiến nghị hủy bỏ các quyết định bổ nhiệm, nâng lương đối với bà Vy, thu hồi tiền lương nâng bậc trước thời hạn, tiền phụ cấp chức vụ đối với bà Vy.
X
Xổ số Khánh Hòa: Sai phạm tiền tỉ nhưng cho tự xử! - ảnh 1
Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Khánh Hòahàng loạt sai phạm nghiêm trọng về phòng, chống tham nhũng. Ảnh: TL
Giao người vi phạm tự xử, tự rút kinh nghiệm
Thanh tra tỉnh xác định Công ty Xổ số Khánh Hòa đã sai phạm hơn 4,6 tỉ đồng, trong đó chi sai hơn 4 tỉ đồng. Tuy nhiên, thanh tra tỉnh chỉ kiến nghị thu hồi gần 2,9 tỉ đồng chi sai lương trong hai năm 2016, 2017; thu hồi 620 triệu đồng thất thoát trong đầu tư, chi trả phụ cấp chức vụ bổ nhiệm sai. Thanh tra tỉnh kiến nghị không xử lý các khoản chi sai còn lại như đãi khách tham quan, hỗ trợ cựu giám đốc công ty…
Thế nhưng mới đây, Giám đốc Công ty Xổ số Khánh Hòa Huỳnh Ngọc Lệ Dung đưa kiến nghị UBND tỉnh xem xét giữ nguyên phương án tiền lương các năm 2016, 2017. Giám đốc công ty này cho rằng việc thu hồi tiền lương các năm 2016, 2017 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, tâm lý của người lao động (!). Riêng các khoản sai phạm khác, Công ty Xổ số Khánh Hòa đã nộp vào tài khoản tạm giữ của thanh tra tỉnh tại kho bạc Nhà nước 583 triệu đồng về các khoản thất thoát trong đầu tư, mua sắm tài sản.
Thanh tra tỉnh xác định Công ty Xổ số Khánh Hòa phải chịu trách nhiệm toàn bộ các sai phạm trong việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, trong quản lý hoạt động kinh doanh qua thanh tra. Trách nhiệm chính cá nhân thuộc về ông Võ Ngọc Tâm, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xổ số Khánh Hòa từ tháng 11-2017 trở về trước; bà Huỳnh Ngọc Lệ Dung, Giám đốc công ty từ tháng 11-2017 đến nay. Bà Dung cũng là phó giám đốc, kiểm soát viên, bí thư chi bộ thời ông Tâm làm giám đốc. Trách nhiệm chính còn thuộc về ông Nguyễn Huy Tuấn, Phó Giám đốc công ty (nguyên kế toán trưởng công ty).
Tuy nhiên, thanh tra tỉnh không kiến nghị chuyển cơ quan điều tra, xử lý hình sự đối với dấu hiệu tham nhũng. Còn UBND tỉnh chỉ yêu cầu giám đốc Công ty Xổ số Khánh Hòa tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với các đơn vị, cá nhân liên quan đến các sai phạm.
Trong báo cáo mới đây gửi UBND tỉnh, giám đốc Công ty Xổ số Khánh Hòa cho rằng đã “nghiêm túc tự phê bình, kiểm điểm trước tập thể các thiếu sót liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao”. Theo bà Huỳnh Ngọc Lệ Dung, lãnh đạo công ty cũng đã tổ chức rút kinh nghiệm đối với các sai phạm!
Sai phạm nhưng vẫn được đề nghị tặng huân chương Lao động
Dù có hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng nhưng Công ty Xổ số Khánh Hòa vẫn đang được Hội đồng Thi đua-Khen thưởng tỉnh này đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Nhất.
Các sai phạm của Công ty Xổ số Khánh Hòa xảy ra từ năm 2016 đến 2018 nhưng năm 2017 công ty này vẫn được Chính phủ tặng cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2017” theo đề nghị của tỉnh Khánh Hòa.
Hợp đồng mua hàng Mỹ nhưng nhận hàng Trung Quốc
Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Khánh Hòa, khi xây dựng trụ sở làm việc, Công ty Xổ số Khánh Hòa đã không công khai việc đầu tư. Ông Võ Ngọc Tâm, Giám đốc Công ty Xổ số Khánh Hòa kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án thời điểm đó, đã tự ý “xử lý kỹ thuật năm lần” với các nhà thầu khi thi công, thay đổi chủng loại vật tư có giá trị cao qua chỉ định thầu cho nhà thầu thi công. Từ đó gói thầu xây lắp được bổ sung dự toán phát sinh hai lần, làm tăng thêm hơn 4,3 tỉ đồng; hợp đồng xây lắp thiết bị tăng thêm gần 3,8 tỉ đồng. Việc mua sắm tài sản, trang bị tại Công ty Xổ số Khánh Hòa cũng không được công khai, minh bạch. Công ty hợp đồng mua hàng Mỹ nhưng lại nhận hàng của Trung Quốc.
TẤN LỘC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét