... Như ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), làm được bao nhiêu nộp bấy nhiêu. Chúng tôi chỉ giữ một phần lại để tái đầu tư thôi, còn lại nộp hết, chả giữ gì cả, cũng không thấy ưu ái gì hơn cả.
Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí: DNNN làm gì cũng phải xin, không ưu ái gì... - Ảnh 1.
Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN Ảnh: QUỐC HỘI
Trong khi đó thủ tục thì vô cùng phức tạp, kiểu như sống trong một ngôi nhà ngũ đại đồng đường. Mặc dù thế hệ thứ 5 cũng lớn, trưởng thành đến 40-50 tuổi rồi, làm ăn tốt rồi, va đập rồi nhưng động cái gì cũng phải xin, không phải xin bố mình mà xin đến ông cố. Chuyện đó là có thật. Cho nên DNNN chỉ mong muốn được như DN tư nhân.
Đối với Luật DN (sửa đổi), chúng ta có kinh nghiệm rồi, nhiều khi không sửa thì ít sai, càng sửa càng sai. Khi đưa ra bàn, mỗi người chỉ tiếp cận một góc vấn đề, hoặc một hiện tượng, nhưng không hiểu được rằng để vận hành cả bộ máy hành chính, bộ máy của các DN, thậm chí của cả cơ quan tư pháp, khối nội chính, nếu sửa mà không chạy mô hình thử thì rất khó.
Chúng ta có Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn… Tất cả đều chi phối vào một hành vi của DN, từ khi khai sinh cho đến khai tử. Chính phủ nên dành thời gian, công sức để thiết lập các mô hình giả định, giao cho nhóm công tác của các bộ ngành chạy song song mộ cái đối với luật cũ, một cái đối với luật mới. Sau đó, xem cái mới có ưu việt hay không, có đạt mong muốn quản lý không. Trước khi ban hành luật mà làm như vậy, tôi tin rằng sẽ phát hiện ngay xung đột pháp luật và để luật mới ban hành chặt chẽ.
Một công ty cổ phần thuộc ngành dầu khí, có việc từ năm ngoái đến giờ, đã chuyển tiền 40 triệu USD (khoảng 800 tỉ đồng) về Việt Nam trong một hợp đồng liên doanh ở bên kia. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi rút tiền về thôi, mà từ năm ngoái đến năm nay không lấy tiền ra tiêu được. 800 tỉ với đơn vị này không phải lớn nhưng với đơn vị khác thì lớn. Một năm trời lãi tiền gửi ngân hàng, người ta đi vay thì thiệt hại bao nhiêu tiền? Họ thậm chí nhờ tôi tác động đến các bộ, ngành nhưng đến giờ vẫn chưa xong. Hệ thống luật của mình cực kỳ phức tạp đến như vậy, rút về thôi mà không chi được, 40 triệu USD ở ngân hàng không lấy ra được".
(Ông TRẦN SỸ THANH, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN, nêu ý kiến khi Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật DN (sửa đổi) ngày 15-11).

Tuyến đường sắt 100.000 tỷ: Hãy sử dụng đồng tiền khôn ngoan

(Tài chính) - Dẫn lại quy luật Pareto 80/20, ĐBQH Lê Công Nhường cho rằng, Việt Nam chỉ nên đầu tư đến 20% nguồn lực để tạo ra 80% hiệu quả.

Thời gian qua, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng với tổng mức đầu tư 100.000 tỷ đồng (khái toán) nhận được sự quan tâm của dư luận và giới chuyên gia với câu hỏi: tuyến đường sắt này có thực sự cần thiết?
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GTVT nên cân nhắc lại này, thậm chí không ủng hộ kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt nói trên bởi chúng ta đã có tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, lại có cao tốc Lào Cai - Hà Nội và Hà Nội - Hải Phòng nối thông với nhau rất hiệu quả, tiết giảm rất nhiều thời gian vận chuyển hàng hóa từ biên giới cửa khẩu đến tận cảng Lạch Huyện.
Trao đổi với Đất Việt, Đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định), Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, ông nhất trí với quan điểm của nhiều chuyên gia rằng Việt Nam chưa cần thiết xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
Lý giải cho ý kiến của mình, đại biểu Lê Công Nhường nhắc lại góp ý của ông cho Luật Đầu tư, rằng đừng để đất nước ta nghèo đi vì không biết tiêu tiền, chúng ta phải giàu lên nhờ biết dùng tiền, nhất là tiền đầu tư.
Tuyen duong sat 100.000 ty: Hay su dung dong tien khon ngoan
Theo đại biểu Quốc hội, phải làm cho đất nước giàu lên nhờ biết cách sử dụng tiền đầu tư. Ảnh minh họa
"Theo Quy luật Pareto 80/20, có những việc chúng ta đầu tư 80% nguồn lực công sức nhưng chỉ mang lại 20% hiệu quả và ngược lại có những việc chúng ta đầu tư chỉ 20% nguồn lực nhưng mang 80% hiệu quả. 
Quy luật này luôn đúng trong mọi trường hợp. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chỉ nên đầu tư 20% nguồn lực để tạo ra 80% hiệu quả, tránh đầu tư tràn lan đến 80% nguồn lực mà chỉ đem lại 20% hiệu quả. Nếu đầu tư đến 80% nguồn lực mà chỉ đêm lại 20% hiệu quả thì khoảng cách giữa Việt Nam với các nước tiên tiến ngày càng xa, thậm chí chúng ta còn bị nhiều nước đi sau vượt mặt", đại biểu Lê Công Nhường chỉ rõ.
Nhấn mạnh đồng tiền phải được sử dụng khôn ngoan, vị Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, chúng ta có tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, cao tốc Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng thì nên tận dụng những tuyến đường hiện có ấy để vận chuyển hành khách và hàng hóa. Còn để giải phóng áp lực cho vận tải đường bộ, đường không thì nên làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Công Nhường cũng nhấn mạnh lại quan điểm của ông đã phát biểu trước diễn đàn Quốc hội và các phương tiện truyền thông, đó là ông ủng hộ làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam với chi phí tương đương các nước chứ không phải với chi phí quá cao như Bộ GTVT đang trình (hơn 58 tỷ USD).
"Như mức đầu tư đường sắt cao tốc từ Nong Khai đi Bangkok (Thái Lan) là 13,9 tỷ USD trên 874km.Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á, tỷ lệ lạm phát không quá cao, do vậy cần tham khảo mức đầu tư của các nước", ông nói.
Một lý do khác khiến vị đại biểu tỉnh Bình Định đề nghị phải cân nhắc tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đó là, Trung Quốc đang mời chào nhiều quốc gia Đông Nam Á xây dựng đường sắt, trong đó có Philippines, Malaysia và hai quốc gia này đã hủy dự án đường sắt do Trung Quốc đầu tư.
Công nghệ đường sắt của Trung Quốc rất mạnh và đem lại lợi nhuận cũng như đóng góp cho ngân sách Trung Quốc hàng tỷ USD. Bởi vậy, đại biểu Lê Công Nhường đặt vấn đề: Phải chăng đây là cách để Trung Quốc tìm kiếm thị trường, buôn bán công nghệ đường sắt?
"Sau khi chính quyền của Thủ tướng Malaysia Mahathir từ chối dự án đường sắt của Trung Quốc, có khi nào Trung Quốc muốn xây dựng đường sắt ở Việt Nam để tiêu thụ những sản phẩm đường sắt đó?", đại biểu Nhường đặt câu hỏi.
Từ những phân tích trên, vị đại biểu cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ GTVT, Bộ KH-ĐT phải tính toán để sử dụng đồng tiền một cách thông minh, không nên lãng phí nguồn lực của đất nước.
"Theo một thống kê, khi một doanh nghiệp tư nhân với một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cùng xây trụ sở như nhau thì bản thân DNNN đã vượt quá 30% chi phí xây dựng. Đó mới là chỉ là phần chi phí thủ tục, chưa kể nếu trong đó có những chuyện không lành mạnh thì con số còn chênh hơn nữa.
Trong khi nguồn lực Nhà nước có hạn thì chúng ta phải sử dụng nguồn lực tập trung vào những việc nào mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước, giúp ích cho xã hội, tránh gây lãng phí", đại biểu Lê Công Nhường lưu ý.
Thành Luân

Trung Quốc “xin đám” tài trợ Việt Nam chi phí nghiên cứu tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng

Dân trí Liên danh tư vấn Trung Quốc vừa gửi Bộ Giao thông vận tải Việt Nam về báo cáo nghiên cứu cuối kỳ quy hoạch tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng - Trung Quốc, với tổng mức đầu tư tạm tính 100.000 tỷ đồng. Chi phí nghiên cứu quy hoạch do phía Trung Quốc tài trợ.
>>Đề xuất làm đường sắt tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc, Châu Âu
>>Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Có liên quan đến kế hoạch "Vành đai - Con đường"?
>>Tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng: Bà Phạm Chi Lan hỏi thẳng

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt dài khoảng 388 km, đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, tổng mức đầu tư 100.000 tỷ đồng mới là tạm tính. Hiện tuyến đường sắt mới dừng ở bước nghiên cứu quy hoạch, theo quy hoạch GTVT đường sắt đã được Chính phủ phê duyệt. Phía Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt này.

Trung Quốc “xin đám” tài trợ Việt Nam chi phí nghiên cứu tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Tuyến đường sắt liên vận Hải Phòng - Lào Cai kết nối với Trung Quốc được Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu quy hoạch
Tuyến đường sắt được nghiên cứu xây dựng trên hành lang Đông - Tây, đi qua 8 tỉnh và thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng (kết thúc tại cảng Lạch Huyện). Từ Lào Cai kết nối với đường sắt Hà Khẩu của Trung Quốc, từ đó đi Trung Á, châu Âu.
Cụ thể, hướng tuyến đường sắt mới này xuất phát từ ga Lào Cai hiện hữu, vượt sông Hồng, chạy dọc theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi theo hướng Nam sông Hồng về ga Đông Anh.
Rời khỏi ga Đông Anh, tuyến đường vượt đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, về Yên Viên, vượt sông Đuống đến huyện Gia Lâm (Hà Nội), qua khu vực Hưng Yên, chạy dọc theo đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua địa bàn tỉnh Hải Dương. Về khu vực Hải Phòng, tuyến đường tiếp tục chạy dọc theo đường cao tốc (không vào khu vực ga Hải Phòng hiện hữu), qua cầu Tân Vũ - Lạch Huyện tới cảng Lạch Huyện.
Quy hoạch diện tích sử dụng đất toàn dự án khoảng 1.654 ha. Trên tuyến có 73 cây cầu lớn với chiều dài hơn 130 km, 25 hầm dài 25 km, 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga. Dự báo năng lực vận tải là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày.
Hiện nay, tuyến đường sắt từ Lào Cai đến Hải Phòng có tiêu chuẩn và năng lực thấp, vận tốc trung bình là 50 km/h, vận tốc tối đa là 80 km/h. Đơn vị tư vấn đã nghiên cứu 2 phương án là cải tạo đường hiện có thành khổ lồng (thêm khổ đường 1.435 mm) và giữ nguyên hiện trạng tuyến cũ, xây dựng tuyến mới khổ tiêu chuẩn 1.435 mm.
Qua phân tích ưu nhược điểm của từng phương án, tư vấn kiến nghị xây dựng tuyến mới với quy mô tuyến chính là đường sắt cấp I, đường đơn tốc độ chạy tàu thiết kế 160 km/h, loại hình dẫn kéo điện lực, sử dụng trạm đóng tự động để đảm bảo an toàn.
Đặc biệt, kinh phí cho việc nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được Chính phủ Trung Quốc viện trợ. Đơn vị tư vấn đã ước tính tổng mức đầu tư (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) khoảng 100.000 tỷ đồng.
Theo đơn vị tư vấn đề xuất, phương án phân kỳ chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2020 -2025 và bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt này vào giai đoạn sau năm 2025. 
Được biết, mới đây Bộ GTVT đã có các cuộc làm việc bước đầu với một số địa phương nằm trong quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng.
Châu Như Quỳnh