Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

MỆNH HẢI TRUNG KIM (ĐL)



 
La Dieu Bong - Nhu Quynh and Manh Dinh

MỆNH HẢI TRUNG KIM
1- Bói:

Nghĩa từ:
HẢI là có một trùng khơi
TRUNG là ở giữa biển trời biếc xanh
KIM là vàng đá tác thành
TÝ là năm ấy hồng nhan chào đời!

Lý giải:
 
Có hòn non Thảo xanh
Vóc dáng Thần Vệ Nữ
Giữa bồng bềnh sóng gió
Vò võ hồn vọng phu...

Phân vân:
Hải hồ là trai vướng  phong trần
Trung trinh nào dễ gái hồng nhan
Kim tiền là chốn nhiều trí xảo
Tý tình thơm Thảo có may phần?

Nhắn nhủ:
Đã là điều dưỡng* phải hiền từ
Bổn phận vẹn toàn, chí vô tư
Tận tụy, thương người, là công đức
Không cầu mà có mới dôi dư....!

2-Giãi bày:

Thằng già Trường Lưu Thủy
Bói con Hải Trung Kim
Vì tình(?), còn cân nhắc!
Nhưng chắc chẳng vì tiền!

Đúng hay sai cũng mặc
Miễn gieo được yêu tin
Vun trồng niềm vui sống
Xứng vai lão tiên hiền!...

Trần Hạnh Thu
Chú thích: *y tá
 
CA DAO EM VÀ TÔI - Quang Linh
                                    
                                         Em Về Với Người ‣ Randy | Nhạc Vàng Trữ Tình

Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ của các dân tộc ít người


26/08/2016 05:37:00 Xem cỡ chữ
Trong kho tàng văn học dân gian của người Thái Tây Bắc, truyện thơ “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) có một vị trí xứng đáng. Với mọi thế hệ người Thái Tây Bắc, “Xống chụ xon xao” là quyển sách quí nhất trong mọi quyển sách quí! Theo các nhà nghiên cứu: “Tiễn dặn người yêu” là một kiệt tác nghệ thuật dân gian có giá trị nhân đạo sâu sắc”, là truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ của các dân tộc ít người, một tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam.

Tiễn dặn người yêu” là một kiệt tác nghệ thuật dân gian có giá trị nhân đạo sâu sắc”.
Truyện thơ “Xống chụ xon xao” được lưu hành bằng những bản chép tay ở khắp vùng Tây Bắc: Nghĩa Lộ, Sơn La, Lai Châu... Bản do Mạc Phi sưu tầm và ấn hành năm 1960 có độ dài 1846 câu.
“Xống chụ xon xao” là một câu chuyện tình kể về đôi trai gái khi còn là hai bào thai, họ biết nhau từ trong bụng mẹ, hai người sinh ra gần như một giờ, một ngày và ở cùng một bản, họ yêu nhau từ thuở ấu thơ: “Yêu nhau từ thuở mới ra đời/Trao duyên gửi nghĩa từ hồi còn thơ”. Lớn lên đôi trẻ “Đã thương nhau quyết lấy nhau”. Chàng trai hăm hở sắm lễ vật đến nhà người yêu để xin cưới, nguyện sẽ làm rể ngoan, “xin làm gà gô, cun cút cổ trơn”. Nhưng cha mẹ nàng gạt phăng đi vì chê chàng trai nghèo khổ. Cha mẹ nàng ép gả nàng cho một gã con trai nhà giàu nhưng xấu xí. Oái ăm thay khi “Mẹ cha ưng gả khi em còn ở trên nương/Khi em còn đang ngoài ruộng”.
Nàng “nhắm mắt đưa chân“ nhận người mẹ cha ép gả về ở “rể ngoài” trong tâm trạng vô cùng đau khổ, nhưng vẫn nuôi một hy vọng mong manh, chàng trai sẽ có cách thay đổi số phận. Chàng trai ra đi làm ăn xa, với một niềm hy vọng: “Bạc mười nén anh sẽ chuộc em về/Vải năm trăm anh sẽ cởi em ra”.
Ác nghiệt thay, thời gian trôi đi, “bảy mùa cá lũ trôi xuôi”, người kia hết làm “rể ngoài” rồi “rể trong”, chàng trai vẫn cuối trời thăm thẳm. Khi nàng đành đưa chân làm theo ý mẹ cha “cho con về nhà chồng” thì chàng trai trở về, “đành nhìn người yêu bước về nhà chồng”. Chàng trai không quản nguy hiểm chạy theo người yêu, cuộc tiễn dặn của đôi bạn tình khi đau đớn tột cùng, khi đầy phấn khích. Khi cô gái bị chồng hắt hủi, đánh đập, chàng trai vẫn ở lại để an ủi, chăm sóc thuốc thang. Họ vẫn son sắt thề nguyền: “Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông/Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”.
Cô gái bị nhà chồng ghẻ lạnh: “Khi chưa lấy nhau người vồ vập/Khi chưa đón về người xun xoe”. Khi đã là dâu thì “dâu ơi xuống sàn ăn cám”, rồi còn bị chồng đánh đập, cuối cùng bị nhà chồng đuổi về. Nàng lại bị bán cho nhà quan. Lần này nàng rơi vào hoàn cảnh bi phẫn bội phần, đến nỗi “ngẩn ngơ vụng dại” và bị đem ra chợ rao bán, cuối cùng bị đổi với giá một cuộn lá dong.
Ngẫu nhiên người đổi được nàng lại là người yêu cũ, song chàng không nhận ra vì nàng thay đổi quá nhiều. Chỉ khi nàng mang chiếc đàn môi chàng tặng năm xưa ra thổi, chàng trai mới nhận ra, tình yêu lại đâm chồi nẩy nụ như “hoa sớm ngậm sương/Hoa khẳm cuối dòng nẩy lá non tơ” (hoa khẳm là loại hoa quí trong truyền thuyết, rất đẹp và chỉ nở lúc nửa đêm). Chàng trai đưa người yêu về nhà rồi tổ chức đám cưới, một đám cưới thật hạnh phúc sau bao năm xa cách, đau đớn và tủi nhục.
Quảy gánh qua đồng ruộng
Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.
Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông
Chân bước xa lòng càng đau nhớ
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi
Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi
Một lát bên em thay lời tiễn dặn!
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm
Bé xinh hãy đua anh bồng
Cho anh bế con dòng,đừng ngượng.
Nựng con rồng, con phượng đừng buồn.

"Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nươc đỏ cá về
Đợi chim tăng ló hót gọi hè
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy được nhau thời trẻ ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về già."

Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dậy rũ áo kẻo bọ
Dậy phủi áo kẻo lấm
Đầu bù anh chải cho,
Tóc rối đưa anh búi hộ
Anh chặt tre về đốt gióng đầu
Chặt tre dày anh hun gióng giữa
Lam óng thuốc này em uống khỏi đau.
Tơ rối đôi ta cùng gỡ
Tơ vò ta vuốt lại quay guồng
Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn
Về với người ta thương thuở cũ
Chết ba năm hình còn treo đo
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng
Chết thành đất, moc dây trầu xanh thắm
Chết thành bèo ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát
Chết thành hồn, chung một mái , song song
Hỡi gốc dưa yêu mọc ngoài cồn cát,
Nước ngập gốc đáng lụi đùng lụi
Nước ngập rễ đáng bềnh, đừng bềnh
Đôi ta yêu nhau, tình Lú- Ủa mặn nồng
Lời đã trao thương không lạc mất
Như bán trâu ngoài chọ
Như thu lúa muôn bông
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng
Bền chắc như vàng, như đá
Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, Yêu trọn kiếp đến già
Ta yêu nhau tan đời gió, không rung không chuyển,
Người xiểm xuôi, không ngoảnh không nghe.

Để lại dòng chữ "em về với các cụ", người phụ nữ mất tích bí ẩn



Hình ảnh chị Hoa trước khi mất tích. Ảnh do gia đình cung cấp© Hình ảnh chị Hoa trước khi mất tích. Ảnh do gia đình cung cấp Sau khi để lại những dòng viết trăn trối, người phụ nữ đã bỏ đi biệt tăm không một chút dấu vết khiến gia đình hoang mang, lo lắng. Lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc tìm kiếm người phụ nữ mất tích một cách bí ẩn này.Liên quan đến vụ việc trên, lãnh đạo Công an phường Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, đơn vị đã nhận được trình báo của gia đình anh Trần Đình Thắng (43 tuổi, nhà số 5, tổ dân phố Viên 7, phường Cổ Nhuế 2)  về việc vợ bị mất tích. Hiện cơ quan công an đang tích cực tìm kiếm tung tích nạn nhân.
Theo trình báo của anh Thắng, tối 17.7, vợ anh là Nguyễn Thị Hồng Hoa (42 tuổi) bỗng bỏ nhà ra đi. Gia đình đã tìm kiếm khắp nơi, nhưng không có kết quả gì.
Trước khi sự việc xảy ra, vợ chồng anh Thắng sống hòa thuận, không to tiếng với nhau bao giờ, cũng không có mâu thuẫn xích mích gì với hàng xóm. 
Về nguyên nhân vợ bỏ nhà đi, anh Thắng cho rằng có thể là do chịu nhiều áp lực trong công việc, bởi, chị Hoa nhiều lần xin việc nhưng chỉ làm được vài hôm rồi lại nghỉ.
Một người thân khác của chị Hoa là chị gái ruột Nguyễn Thị Thu Quyên (SN 1974, Nhã Nam, Tân Yên, Bắc Giang) cũng xác nhận tình trạng tâm lí không bình thường của em mình trước khi mất tích.
"Em tôi bị mất ngủ triền miên, tâm lý không ổn định, có thể bị trầm cảm. Khi bỏ nhà ra đi, em có để lại mấy dòng chữ ghi nội dung: "Xin lỗi bố mẹ, xin lỗi chồng con, em về với các cụ đây". Việc em gái tự dưng bỏ đi biệt tăm khiến gia đình chúng tôi rất lo lắng. Chúng tôi đã ra cơ quan công an trình báo, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin của Hoa…", chị Quyên nói.

Công tác tìm kiếm người mất tích vẫn đang được công an tích cực phối hợp cũng các đơn vị liên quan triển khai. Kết quả hình ảnh cho Em Về Với Người"

Hoàn cảnh sáng tác bài hát Em Về Với Người, Cho Vừa Lòng Em

Em Về Với Người là một ca khúc bolero được nhiều người yêu thích. Bài hát mang đậm âm sắc miền Trung, trong khi tác giả ca khúc lại là dân ‘miền Nam chánh hiệu’.
Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân năm nay 80 tuổi, khi tham gia các sự kiện văn nghệ hoặc gặp mặt bạn bè, ông thường được con trai là anh Phan Anh chở đi. Ông tên thật là Phan Công Thiệt, sinh tại xã Thạnh Lộc, H.Hóc Môn (TP.HCM). Hiện nay, sau mấy mươi năm lăn lộn với chuyện cơm áo, ông trở về vui thú điền viên bên con cháu ở Q.12, TP.HCM.
13 tuổi đã tham gia sinh hoạt văn nghệ học đường. 17 tuổi, ông vào học Trường Ca vũ nhạc phổ thông Sài Gòn và được học với các nhạc sĩ nổi tiếng như Thẩm Oánh, Hùng Lân… Ca khúc đầu tay của ông là Trăng quê hương (1958), rồi đến Vui tàn ánh lửa (1959). Nghệ danh Mặc Thế Nhân theo ông giải thích, có nghĩa là “góp giọt mực cho đời”.
Đến nay, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân đã có khoảng gần 200 ca khúc. Trong số đó, Em về với người là một trong những sáng tác thành công cùng với những ca khúc khác của ông như: Xin trả tôi về, Ru em tròn giấc ngủ, Tương tư 5… Với ca khúc Em về với người, nhạc sĩ tiết lộ đã sáng tác sau khi nhận được… thiệp hồng của người con gái mình thầm yêu trộm nhớ.
“Em về với người, hết rồi câu chăn gối. Hẹn ước trọn đôi, bây chừ riêng một mình tôi. Mơ nhiều, ước nhiều, để rồi như mây khói. Tình đã vời xa, xa vời, tiếc thương cũng rồi. Ôi xa cách từ đây, đớn đau, đau đớn nào ai hay. Xin miễn sao đời em được vui với duyên tình ai…”.
Những ca khúc để đời: Em về với người - ảnh 1
Ông kể, vào khoảng năm 1970, ông là thầy dạy hát cho nữ ca sĩ Hương Lan. Trong nhà Hương Lan lúc đó có một cô gái ở ké, không phải là bà con ruột rà gì, bởi cô này là người gốc Huế và sống tại Nha Trang. Sở dĩ Võ Thị Lan Anh (tên cô gái) xuất hiện trong nhà Hương Lan là vì cô ái mộ giọng hát của “thần đồng” Hương Lan nên từ Nha Trang tìm đến nhà Hương Lan tại Sài Gòn xin kết bạn, rồi ở lại luôn.
Lúc này, nhạc sĩ của chúng ta đã có… 4 người con, nhưng mỗi lần ông dạy cho cô ca sĩ trẻ hát thì Lan Anh cũng quẩn quanh gần đó, lúc thì rót cho ông ly nước hoặc bật quạt kèm theo nụ cười túc trực trên môi. Những chăm sóc nho nhỏ ấy khiến ông cảm động, nụ cười ấy làm ông choáng váng nên cũng “tạm quên” bầy con sau lưng để “bật tín hiệu” với Lan Anh. Chẳng hiểu Lan Anh có “rà đúng tần số” của anh nhạc sĩ không mà nàng bỏ về Nha Trang! Nhạc sĩ ta “thất điên, bát đảo” bèn viết thư ra Nha Trang. May quá, ông nhận được hồi âm. Rồi những gì khi gặp nhau, gần nhau mà nhạc sĩ không dám nói, bây giờ “tuôn ra hết” trong thư. Nàng đọc, hiểu nhưng cứ đẩy đưa… hổng hứa hẹn gì! Thư đi, tin lại theo cái kiểu “tìm bạn bốn phương” rất phổ biến vào thời ấy, mà theo nhạc sĩ thì đó là giai đoạn “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Rồi một hôm nhạc sĩ nhận được lá thư đặc biệt từ Nha Trang gửi vào. Cái bì thư không còn quen thuộc như thường lệ mà to hơn, màu cũng khác hơn. Đó là “thiệp hồng báo tin” (báo tin chứ không phải mời đi dự tiệc cưới) của Võ Thị Lan Anh với một anh chàng trung úy không quân mà ông quên mất tên.
Quá buồn, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân trải lòng viết ca khúc Em về với người, bài hát mang âm hưởng giọng Huế, bởi Lan Anh là người Huế. “Bây chừ hết rồi, em về vui bên nớ…”, ông muốn nhắn gửi với người ấy rằng: “Anh không trách gì đâu, có chăng, anh trách đời riêng anh. Không giữ em dài lâu, để em lỡ duyên tình đầu…”.
Nói là… không trách, nhưng vẫn đau đớn. Bài Em về với người được công chúng rất yêu thích, mấy tháng sau Mặc Thế Nhân viết tiếp ca khúc Cho em vừa lòng. Ca khúc viết xong nhưng có vài chỗ chưa được vừa ý, ông nhờ nhạc sĩ Nhật Ngân góp ý. Nhật Ngân sửa lại vài chỗ và sửa cái tựa thành Cho vừa lòng em và ký tên chung là Phan Trần. Đó là tên ghép bởi 2 cái họ: Phan (Công Thiệt) và Trần (Nhật Ngân). Đó cũng là xuất xứ của bài hát có những ca từ: “Thôi rồi ta đã xa nhau, kể từ khi pháo đỏ rượu nồng. Anh đường anh, em đường em, yêu thương xưa chỉ còn âm thừa…”. Hai ông Phan – Trần còn ký tên chung dưới những ca khúc Cho người vào cuộc chiến, Một lần dang dở, Ôm hận tình tôi…
Ngồi nói chuyện với nhạc sĩ, ông còn ôn lại những ngày tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, thuở “ngồi đồng” ở nhà hàng Thanh Thế, có những chiều mưa ông chở ca sĩ Trúc Mai về bến xe lam trước rạp Cao Đồng Hưng (Bà Chiểu)… Những “mưa chiều kỷ niệm” ấy đã gợi hứng cho ông sáng tác 10 bài Tương tư.
Theo Thanh Niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét