Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

TAI NẠN MÁY BAY 14

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
10 TAI NẠN HÀNG KHÔNG Thảm Khốc Do Sai Sót NGỚ NGẨN Của Phi Công

Các vụ tai nạn máy bay thảm khốc trên thế giới

BNEWS.VN Dưới đây là các vụ tai nạn máy bay thảm khốc trong lịch sử.
Vào lúc 7h50 sáng 29-10-2018 (giờ địa phương), chiếc máy bay Boeing-737 Max 8 mang số hiệu JT610 của hãng hàng không Lion Air thực hiện lộ trình bay từ thủ đô Jakarta đến Pangkakpinang thuộc tỉnh Bangka Belitung đã rơi xuống biển.
Thông báo mới nhất của Bộ Giao thông vận tải Indonesia xác nhận có 188 người đi trên máy bay Boeing 737 MAX 8, bao gồm cả phi hành đoàn. Chiến dịch tìm kiếm cứu nạn lập tức được triển khai.
Theo AP, Lion Air là một trong những hãng hàng không lớn nhất và tuổi đời cũng trẻ nhất ở Indonesia, khai thác hàng chục tuyến đường bay nội địa và quốc tế. Năm 2013, một trong các máy bay Boeing 737-800 của hãng này cũng đã trượt khỏi đường băng và lao xuống biển khi đáp xuống đảo Bali, khiến nhiều người thương vong.
 Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường một vụ rơi máy bay Boeing 737 của Hãng hàng không Lion Air ở gần Denpasar, Indonesia ngày 14/5/2013. AFP/ TTXVN
Dưới đây là các vụ tai nạn máy bay thảm khốc trong lịch sử

- Ngày 27-3-1977: 2 chiếc Boeing 747 của hãng hàng không KLM (Hà Lan) và Pan Am (Mỹ) đâm vào nhau trên một đường băng đầy sương mù ở Tenerife, thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha. Máy bay KLM đã khởi hành mà không được phép và đâm vào máy bay của hãng Pan Am khi nó di chuyển trên cùng đường băng. Sai lầm tai hại này đã làm 583 người chết.

- Ngày 12-8-1985: Một máy bay Boeing 747 của hãng không Japan Airlines (Nhật Bản) bị đâm ở gần núi Phú Sĩ sau khi cất cánh từ Tokyo trong chặng bay nội địa, khiến 520 thiệt mạng. Chiếc máy bay đã bị hỏng ở phần đuôi và từng được sửa sau một vụ tai nạn 7 năm trước đó. Tuy nhiên, việc khắc phục phần hỏng không thành công khiến phần đuôi của chiếc Boeing 747 bị phá hủy, phi cơ mất kiểm soát và gây ra tai nạn. Sau vụ tai nạn, một giám sát bảo trì của hãng hàng không JAL đã tự sát, trong khi chủ tịch của hãng này từ chức và chịu hoàn toàn trách nhiệm về vụ tai nạn.

- Ngày 3-7-1988: Một chiếc Airbus A300 của hãng hàng không Iran Air bị tàu khu trục Vincennes của Hải quân Mỹ bắn hạ trên eo biển Hormuz. Quân đội Mỹ lúc đó nói rằng thủy thủ của tàu Vincennes bị phân tâm và nhầm lẫn chiếc A300 là một máy bay quân sự của kẻ địch. Toàn bộ 290 người trên máy bay đã thiệt mạng.

- Ngày 12-11-1996: Một máy bay chở hàng Ilyushin IL-76 đi từ Kazakhstan đâm vào một chiếc Boeing 747 của Saudi Arabia trên không trung tại khu vực gần Delhi, Ấn Độ. Hậu quả của vụ tai nạn thảm khốc là làm 349 người chết. Nguyên nhân vụ việc được cho là phi hành đoàn Kazakhstan đã không tuân thủ hướng dẫn, trong khi cả 2 máy bay đều không trang bị công nghệ tránh va chạm.

- Ngày 11-9-2001: Không tặc khống chế 2 chiếc máy bay American Airlines và United Airlines của Mỹ và điều khiển đâm thẳng vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại New York, khiến cho 157 hành khách trên máy bay thiệt mạng, kéo theo đó là 2.603 nạn nhân khác đang có mặt trong tòa tháp đôi lúc đó.

- Ngày 17-7-2007: Một máy bay chở khách phản lực của TAM Airlines khi hạ cánh xuống sân bay ở Sao Paulo, Brazil, đã bị trượt khỏi đường băng, đâm vào một trạm xăng và bốc cháy. Tất cả 199 người trên máy bay đã thiệt mạng.

- Ngày 1-6-2009: Một máy bay Airbus A330 của hãng hàng không Air France chở 228 người đã mất tích trên Đại Tây Dương khi trên hành trình đi từ Rio de Janeiro đến Paris.

- Ngày 30-6-2009: Một chiếc máy bay A310 của Yemenia Airways chở hơn 150 người bị rơi ở Ấn Độ Dương, ngoài khơi quốc đảo Comoros.

- Ngày 15-7-2009: Một chiếc máy bay của Caspian Airlines đâm xuống một cánh đồng gần thành phố Qazvin, Iran, làm tất cả 168 người trên máy bay thiệt mạng và để lại một hố sâu lớn như miệng núi lửa cháy âm ỉ.

- Ngày 10-4-2010: Chiếc máy bay chở Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski bị rơi khi cố gắng hạ cánh tại một sân bay gần thành phố Smolensk của Nga. Tổng thống Lech Kaczynski là một trong số 97 người thiệt mạng.

- Ngày 12-5-2010: Vụ tai nạn máy bay của Afriqiyah Airways gần Tripoli, Libya khiến 103 người thiệt mạng. Chỉ duy nhất một cậu bé người Hà Lan 9 tuổi là sống sót trong vụ tai nạn này.

- Ngày 28-7-2010: Một chuyến bay của hãng hàng không Airblue chở 152 người đâm vào một sườn đồi ở ngoại ô Islamabad, Pakistan. Không một ai sống sót sau tai nạn trên.

- Năm 2010: Chiếc máy bay của hãng AeroCaribbean của Cuba bị rơi ở miền Trung Cuba do thời tiết xấu làm 68 người thiệt mạng.

- Ngày 9-1-2011: Chiếc máy bay Boeing 727 của Iran Air đã bị rơi gần thành phố Orumiyeh, làm 77 người thiệt mang trong tổng số của 105 hành khách và phi hành đoàn.

- Ngày 8-7-2011: Một chiếc máy bay của hãng hàng không Hewa Bora Airways bị rơi khi cố gắng hạ cánh trong thời tiết xấu tại sân bay ở Kisangani, Cộng hòa Dân chủ Congo. Ít nhất 74 trong tổng số 118 người trên máy bay đã thiệt mạng.

- Ngày 20-4-2012: Vụ tai nạn máy bay Boeing 737 của Bhoja Air tại Islamabad, Pakistan, làm chết 127 người.

- Ngày 9-5-2012: Chiếc máy bay Sukhoi Superjet của Nga đâm vào sườn núi trong một chuyến bay trình diễn, làm chết tất cả 45 người trên máy bay.

- Ngày 8-3-2014: Chiếc máy bay Boeing số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia chở 239 người gồm hành khách và phi hành đoàn đã biến mất khỏi màn hình radar. Toàn bộ số người trên máy bay đều được cho là đã tử nạn. Đến nay, việc tìm kiếm những nguyên nhân liên quan đến vụ rơi máy bay này vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Trong thời gian qua, đã có nhiều giả thuyết được đưa ra cho nguyên nhân chiếc máy bay của Malaysia biến mất một cách bí ẩn như: phi công tự sát, không tặc, bị tên lửa bắn trúng hay người ngoài hành tinh tấn công…

- Ngày 17-7-2014: Chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi xuống miền Đông Ukraine, cướp đi mạng sống của 298 người và khiến cả thế giới bàng hoàng và chìm trong đau thương.

- Ngày 19-3-2016: Máy bay Boeing 737-800 A6-FDN khi đang thực hiện chuyến bay quốc tế theo lịch trinh từ Dubai (Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất) đến Rostov-on-Don (Nga) đã phải hoãn hạ cánh trong nhiều giờ đồng hồ sau nỗ lực tiếp đất không thành. Trong nỗ lực hạ cánh lần 2, máy bay của hãng Flydubai đã va chạm với đường băng và vỡ tan. Vụ tai nạn khiến tất cả 7 thành viên phi hành đoàn và 55 hành khách thiệt mạng.

- Ngày 19-5-2016: Máy bay A320-200 của Ai Cập chở 66 người khi đang thực hiện chuyến bay quốc tế theo lịch trình từ Paris (Pháp) đến Cairo (Ai Cập) thì biến mất khỏi radar. Theo điều tra, máy bay đã rơi xuống biển trong khi đang ở độ cao hơn 11.000 m tại khu vực phía đông Địa Trung Hải. 56 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

- Ngày 25-12-2016: Máy bay Tu-154 của Nga chở 92 người khi đang thực hiện chuyến bay từ Sochi (Nga) đến Latakia (Syria) đã bị rơi xuống Biển Đen không lâu sau khi cất cánh. Tất cả 8 thành viên phi hành đoàn và 84 hành khách đều thiệt mạng, trong đó có các thành viên đội quân nhạc nổi tiếng Alexandrov Ensemble.

- Ngày 16-1-2017: Chiếc máy bay chở hàng Boeing 747 của hãng Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ) đã rơi xuống gần sân bay Manas của Kyrgyzstan, khiến ít nhất 37 người thiệt mạng, trong đó có 2 phi công và 2 nhân viên trên máy bay.

- Ngày 29-4-2017: Một chiếc máy bay quân sự của Cuba đã bị rơi tại tỉnh Artemisa khiến 8 binh sĩ bị thiệt mạng.

- Ngày 1-5-2017: Ít nhất 8 người đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay quân sự của Colombia đâm vào một ngọn đồi ở miền Trung nước này.

- Ngày 23-7-2017: Một máy bay hạng nhẹ của Mexico xuất phát từ thành phố Galantita, bang Durango và đích đến là thành phố Sinaloa, đã bị rơi xuống đường cao tốc Culiacán-Imala, cách sân bay Culiacán, bang Sinaloa 24km khiến toàn bộ 7 người tử nạn, trong đó có 5 thành viên của một gia đình.

- Ngày 11-2-2018: Một máy bay Antonov An-148 do Nga sản xuất đã bị rơi sau khi cất cánh không lâu từ Moscow, khiến 65 hành khách thiệt mạng.

- Ngày 12-3-2018: Rơi máy bay chở khách tại sân bay Kathmandu làm 51 người thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất của Nepal trong hơn 2 thập kỷ trở lại đây.

- Ngày 11-4-2018: 257 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay quân sự của Lực lượng Không quân Algeria. Khi đang trên đường từ Boufarik đi qua Tindouf tới Bechar, máy bay đã gặp nạn chỉ ít phút sau khi cất cánh từ sân bay của căn cứ quân sự tại Boufarik, cách thủ đô Algiers 50 km về phía nam. Máy bay này đã rơi xuống một cánh đồng và bốc cháy.

- Ngày 11-4-2018: Một chiếc máy bay lên thẳng đã gặp tai nạn và rơi xuống khu dân cư tại thành phố Khabarovsk thuộc khu vực Viễn Đông của Nga làm ít nhất 6 người thiệt mạng. Rất may là vụ tai nạn đã không gây thiệt hại gì dưới mặt đất.

- Ngày 2-5-2018: Một máy bay vận tải quân sự C-130 của lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ đâm xuống một khu đường cao tốc đông đúc sau khi cất cánh từ sân bay ở Georgia. Chiếc máy bay đã may mắn tránh được những người tham gia giao thông trong gang tấc, song vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của toàn bộ 9 người trên máy bay.

- Ngày 3-5-2018: Một máy bay chiến đấu SU-30SM của Nga đã bị rơi ở biển Địa Trung Hải, sau khi vừa cất cánh từ căn cứ Hmeimim ở Syria. Hai phi công điều khiển chiếc máy bay đã thiệt mạng. Nguyên nhân vụ việc được cho là có thể do một con chim đã bị kẹt trong động cơ máy bay.

- Ngày 12-5-2018: Một máy bay hạng nhẹ xuất phát từ thành phố Cascais ở Bồ Đào Nha đến thành phố Reus thuộc tỉnh Tarragona, đã rơi tại vùng Catalonia của Tây Ban Nha, khiến 3 người thiệt mạng.

- Ngày 16-5-2018: Một máy bay chở hàng của hãng hàng không Makalu Air gặp nạn tại vùng núi Nepal làm cả 2 phi công trên máy bay thiệt mạng.

- Ngày 18-5-2018: Một chiếc máy bay Boeing 737 của hãng Cubana de Aviación chở theo hơn 100 hành khách đã bị rơi ngay sau khi vừa cất cánh từ Sân bay Quốc tế José Martí ở Thủ đô Havana của Cuba, khiến 110 người thiệt mạng.

- Ngày 28-6-2018: Một chiếc máy bay hạng nhẹ rơi xuống công trường xây dựng ở một khu vực đông dân cư tại thành phố Mumbai- trung tâm tài chính và giải trí của Ấn Độ, khiến 5 người thiệt mạng.

- Ngày 4-8-2018: Một chiếc trực thăng Mi-8 chở khách bị rơi xuống vùng Krasnoyask của Siberia, thuộc Nga khiến toàn bộ 17 người trên máy bay gồm 15 hành khách và 2 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng…./.
>>> Tin mới nhất về các thành viên trên chiếc trực thăng cứu hộ gặp nạn tại Nhật Bản

Phi công máy bay Nga gặp nạn mắc một loạt sai lầm, có thể là nguyên nhân dẫn tới thảm họa

08-05-2019 - 12:16 PM | Tài chính quốc tế

Các nhà điều tra cho rằng tổ lái của Nga trong vụ máy bay gặp nạn hôm 5/5 có thể đã mắc một loạt sai lầm dẫn tới thảm kịch làm 41 người thiệt mạng.

Chiếc Sukhoi Superjet-100 của Nga phát đi tín hiệu khẩn cấp không lâu sau khi cất cánh từ sân bay Sheremetyevo chiều tối 5/5, sau đó quay đầu, hạ cánh trên đường băng rồi bốc cháy thành quả cầu lửa khổng lồ.
Nguồn tin trong cuộc điều tra nói với tờ Kommersant rằng các phi công của chiếc Superjet-100 có thể đã mắc một loạt sai lầm, trong đó có việc cho máy bay đi vào vùng giông bão và hạ cánh với một bình nhiên liệu còn đầy thay vì bay vòng quanh để tiêu bớt nhiên liệu.
Dữ liệu từ trang chuyên theo dõi hành trình bay Flightradar24 cho thấy chiếc máy bay đã bay 2 vòng quanh Matxcơva trong khoảng 19 phút trước khi hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Sheremetyevo.
Phi công máy bay Nga gặp nạn mắc một loạt sai lầm, có thể là nguyên nhân dẫn tới thảm họa - Ảnh 1.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay Nga. (Ảnh: AP)
Một số nguồn tin khác tiết lộ với tờ RBK rằng các phi công đã mở một cửa sổ buồng lái, có khả năng thổi bùng ngọn lửa và không tắt động cơ ngay sau khi hạ cánh.
Kênh truyền hình Ren TV của Nga hôm 7/5 tiết lộ cuộc nói chuyện giữa tổ bay và kiểm soát viên không lưu cho thấy viên phi công vẫn hết sức bình tĩnh khi được yêu cầu hạ cánh khẩn cấp và không đánh giá tình hình quá nghiêm trọng.
Các nhà điều tra vẫn đang phân tích 2 hộp đen của máy bay và cam kết sẽ công bố nguyên nhân ngay khi có kết quả.
Ủy ban điều tra Nga cho biết điều kiện xấu, trục trặc thiết bị và năng lực chuyên môn kém của những người có liên quan là nhiều trong số các nguyên nhân đang được xem xét.
Trước đó, theo cơ trưởng chuyến bay Denis Yevdokimov, chiếc phi cơ đã bị mất liên lạc và phải chuyển sang mã khẩn cấp sau khi bị sét đánh. Sét đánh cũng làm liên lạc với mặt đất bị gián đoạn buộc phi hành đoàn phải hạ cánh thủ công.
Trong lúc hạ cánh, máy bay va chạm với đường băng nên gây hư hại cho bình xăng gây cháy ở phần thân sau. Tuy nhiên, ông Yevdokimov không giải thích được vì sao máy bay lại đập mạnh vào đường băng mà chỉ khẳng định mình và cơ phó đã làm đúng quy trình hạ cánh.
Ông này nói thêm rằng không có gì bất thường trong quá trình hạ độ cao để hạ cánh, tốc độ máy bay vẫn duy trì bình thường duy chỉ có việc bình nhiên liệu còn quá đầy khiến máy bay nặng quá mức cho phép.
Các hành khách và thành viên phi hành đoàn nói họ nhìn thấy chớp lóe sáng và cảm thấy giật mình khi máy bay đi vào mây.
41 hành khách đã thiệt mạng trong thảm kịch hôm 5/5. Theo Bộ trưởng giao thông Yevgeny Dietrich, 10 hành khách nhập viện sau vụ tai nạn đều đang trong tình trạng ổn định và sẽ sớm xuất viện.
Hãng hàng không Aeroflot của Nga từng bị hoài nghi vì lịch sử bay kém an toàn nhưng đã cải thiện hình ảnh trong vài năm trở lại đây khi không ghi nhận bất cứ tai nạn chết người nào trong hơn 1 thập kỷ.
Tuy nhiên, chiếc Sukhoi Superjet-100 của Nga đã gặp nhiều vấn đề kể từ khi ra mắt năm 2011. Điều này khiến Nga gặp rất nhiều khó khăn trong việc chào bán mẫu máy bay này với các hãng hàng không nước ngoài.
 (Nguồn: Japan Times)
Theo Song Hy
VTCnews

Máy bay Boeing 737 lao xuống sông, toàn bộ 143 người sống sót thần kỳ

04-05-2019 - 11:01 AM | Tài chính quốc tế
Máy bay Boeing 737 lao xuống sông, toàn bộ 143 người sống sót thần kỳ

Chiếc Boeing 737 không kịp dừng lại ở cuối đường băng, lao xuống sông cùng toàn bộ 143 hành khách và thành viên phi hành đoàn.

Thị trưởng Jacksonville Lenny Curry thông báo trên Twitter rằng toàn bộ hành khách và thành viên phi hành đoàn chiếc Boeing 737 gặp nạn đều sống sót thần kỳ nhưng các đội hỗ trợ đang vật lộn với nhiên liệu rò rỉ trên mặt sông.
Một chiếc Boeing 737 chở 143 hành khách và thành viên phi hành đoàn vừa trượt xuống con sông St John gần Jacksonville, Florida sau cú hạ cánh thất bại. Người phát ngôn Ga hàng không Hải quân Jacksonville đã xác nhận vụ việc và cho biết không có người thiệt mạng.
Theo thông báo, vụ tai nạn xảy ra lúc 21h40 theo giờ địa phương. Khi hạ cánh xuống sân bay, chiếc Boeing 737 đã không thể dừng lại ở cuối đường băng và lao thẳng xuống sông. Mọi hành khách và phi hành đoàn đều sống sót và đã được đưa tới nơi an toàn. Tuy nhiên, người ta đang phải vật lộn kiểm soát lượng nhiên liệu máy bay tràn ra ngoài.
Máy bay Boeing 737 lao xuống sông, toàn bộ 143 người sống sót thần kỳ - Ảnh 1.
Chiếc máy bay nằm ở vùng nước nông sau khi trượt khỏi đường băng. Phần thân máy bay vẫn còn nguyên vẹn.
"Máy bay không bị chìm. Mọi người đều còn sống và được an toàn", Văn phòng Cảnh sát Jacksonville cho biết trong một thông báo trên mạng xã hội. Cùng với đó là hai bức ảnh cho thấy chiếc máy bay có logo của Miami Air International đang nằm trên vùng nước nông. Chiếc máy bay vẫn còn nguyên vẹn.
Miami Air International là hãng hàng không vận hành phi đội Boeing 737-800. Đại diện của hãng hàng không chưa đưa ra bình luận chính thức sau vụ tai nạn vì đang thu thập thêm thông tin.
Trong khi đó, Reuters dẫn nguồn tin địa phương cho biết có hai người bị thương nhẹ khi máy bay trượt khỏi đường băng vì cố hạ cánh trong cơn giông bão lớn. Nó vừa thực hiện hành trình từ căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo. Đây là một chuyến bay theo hợp đồng của Quân đội Mỹ chứ không phải chuyến bay thương mại.
Theo thông báo từ Thị trưởng Curry, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã nhận thông tin về vụ việc và gọi điện đề nghị hỗ trợ thành phố Jacksonville trong vụ tai nạn. Hiện tại, nhân viên an ninh và phản ứng khẩn cấp của Hải quân Mỹ đã có mặt tại hiện trường và theo dõi tình hình.
Vụ tai nạn vừa xảy ra gợi nhớ đến sự cố nổi tiếng khắp thế giới với tên gọi Phép màu sông Hudson. Ngày 15/9/2009, một chiếc Airbus A320 mang số hiệu 1549 của hãng US Airways cất cánh từ sân bay La Guardia, New York hướng tới thành phố Charlotte, bang North Carolina. Trên máy bay có 150 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi rời đường băng, máy bay đâm phải một đàn chim, khiến cả hai động cơ bị vô hiệu hóa.
Ở độ cao 900 m, phi công buộc phải cho máy bay hạ cánh xuống sông Hudson gần đó khi không thể tìm được một bãi đáp khẩn cấp nằm trong tầm lượn. Cú hạ cánh thần kỳ và chuẩn xác đã cứu sống 155 người trên máy bay. Chỉ có vài người bị thương nhẹ.
Linh Anh
Theo Trí thức trẻ/Reuters

CEO Boeing thừa nhận lỗi hệ thống, hé mở nguyên nhân 2 vụ rơi máy bay thảm khốc

05-04-2019 - 09:45 AM | Tài chính quốc tế

CEO của Boeing thừa nhận Hệ thống Tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS) đã góp phần gây ra 2 tai nạn hàng không thảm khốc ở Ethiopia và Indonesia.

"Các chi tiết đầy đủ xảy ra với 2 tai nạn sẽ được giới chức chính quyền công bố trong các báo cáo cuối cùng", Giám đốc điều hành của Boeing Dennis Muilenburg nói trong một video đăng tải hôm 4/4.
"Rõ ràng ở cả 2 chuyến bay Hệ thống Tăng cường tính năng điều khiển bay, hay còn gọi là MCAS đã được kích hoạt để phản hồi các thông tin góc tấn sai lầm", ông này cho biết thêm.
Hệ thống MCAS được lắp đặt trên máy bay để đọc dữ liệu từ thiết bị mang tên cảm biến góc tấn gắn trên mũi máy bay. Khi MCAS phát hiện phần mũi bị kéo lên quá cao, nó sẽ kéo mũi máy bay xuống để tránh trường hợp máy bay mất độ cao khi bay chậm.
CEO Boeing thừa nhận lỗi hệ thống, hé mở nguyên nhân 2 vụ rơi máy bay thảm khốc - Ảnh 1.
Một chiếc 737 MAX 8 của Ethiopian Airlines. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng các cảm biến trên các chiếc 737 MAX 8 của Ethiopian Airlines và Lion Air đã gửi đi thông tin sai lệnh và hệ thống đã bù đắp quá mức khiến các máy bay chúc đầu xuống đất trước lúc gặp nạn.
Tuyên bố của ông Muilenberg được dưa cùng ngày với buổi họp báo do Bộ Giao thông vận tải Ethiopia và các tổ điều tra tổ chức tại thủ đô Addis Ababa nhằm công bế báo cáo sơ bộ đầu tiên về vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX của Ethiopian Airlines.
Tại đây, Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Ethiopia Dagmawit Moges cho biết phi công trên chiếc máy bay gặp nạn đã làm theo đúng quy trình khi nhận thấy mũi máy bay chúc xuống.
"Toàn phi đội bay không phạm lỗi nào. Họ làm đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất nhưng vẫn không thể kiểm soát được chiếc máy bay", bà này cho hay.
Video: Điểm chung kỳ lại giữa hai vụ rơi máy bay thảm khốc
Trước đó, Ethiopian Airlines trong một tuyên bố chính thức cũng thừa nhận mũi máy bay đã liên tục bị chúc xuống và các phi công đã tuân thủ đầy đủ các thao tác hướng dẫn của Boeing. Hệ thống MCAS được cho là đã tắt/mở tới 4 lần dù phi công ban đầu đã tắt hệ thống này sau khi nghi ngờ dữ liệu chuyển tới từ một cảm biến luồng gió. Tuy nhiên không rõ hệ thống này tự kích hoạt hay có sự can thiệp của phi công.
ABC News hôm 4/4 dẫn các nguồn thạo tin cho biết các cảm biến có thể đã đưa ra các thông tin sai lệnh làm kích hoạt hệ thống MCAS sau khi va chạm với vật thể lạ, có thể là chim.
Chiếc Boeing 737 MAX 8 của Ethiopian Airlines gặp nạn hôm 10/3 chỉ 6 phút sau khi cất cánh từ thủ đô Addis Ababa. Toàn bộ 157 hành khách và phi công đoàn trên khoang đã thiệt mạng. Vụ việc xảy ra chưa đầy 6 tháng sau vụ rơi máy bay Boeing 737 MAX 8 của Lion Air cướp đi sinh mạng của 189 người.
(Nguồn: RT)

Theo Song Hy
VTCnews

“Sếp” nữ hãng hàng không Nga chết vì tai nạn máy bay

01-04-2019 - 09:15 AM | Tài chính quốc tế

Bà Natalia Fileva, chủ tịch kiêm đồng sở hữu hãng hàng không S7 (Nga), đã thiệt mạng cùng hai người khác trong vụ tai nạn máy bay gần TP Frankfurt – Đức hôm 31-3.

Reuters cho biết bà Fileva, 55 tuổi, gặp nạn khi đang ở trên chiếc Epic-Lt, máy bay phản lực một động cơ được thiết kế cho các chuyến bay tư nhân.
Theo đại điện hãng S7 (còn được biết đến với tên gọi Siberia Airlines), máy bay bị rơi lúc hạ cánh xuống sân bay Egelsbach, gần TP Frankfurt – Đức.
Phát ngôn viên cảnh sát bang Hesse, miền Trung nước Đức, nói rằng chiếc Epic-Lt 6 chỗ ngồi chở hai hành khách và một phi công đang trên hành trình từ Cannes - Pháp thì bị rơi xuống gần sân bay Egelsbach và bốc cháy.
 “Sếp” nữ hãng hàng không Nga chết vì tai nạn máy bay  - Ảnh 1.
 “Sếp” nữ hãng hàng không Nga chết vì tai nạn máy bay  - Ảnh 2.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay hôm 31-3. Ảnh: AP
 “Sếp” nữ hãng hàng không Nga chết vì tai nạn máy bay  - Ảnh 3.
Chiếc xe cảnh sát gặp nạn khiến hai người chết khi chạy đến hiện trường. Ảnh: AP
Trang web theo dõi chuyến bay Flighradar24 cho biết chiếc Epic-Lt biến mất khỏi màn hình radar lúc 13 giờ 22 phút ngày 31-3 (giờ GMT). Hành khách đi cùng bà Fileva được cho là người Nga và phi công cũng thiệt mạng.
Một chiếc xe cảnh sát chạy đến hiện trường vụ tai nạn đã va chạm với một phương tiện khác, làm chết 2 người và làm bị thương 3 nhân viên cảnh sát, theo hãng tin DPA.
 “Sếp” nữ hãng hàng không Nga chết vì tai nạn máy bay  - Ảnh 4.
Bà Natalia Fileva. Ảnh: AP
Bà Fileva là cổ đông lớn của S7 - thành viên của liên minh hàng không Oneworld toàn cầu. "Sếp" nữ S7 được biết đến là người phụ nữ giàu thứ tư nước Nga với khối tài sản được Forbes ước tính vào khoảng 600 triệu USD hồi năm 2018.
Chống của bà Fileva là Giám đốc điều hành S7 Vladislav Filev. Hãng hàng không này sở hữu 96 máy bay, khai thác hành trình tới 181 thành phố và thị trấn ở 26 quốc gia.
Các nhà chức trách Nga và quốc tế đang điều tra vụ tai nạn và chưa có thông tin nào về nguyên nhân gây ra sự cố. S7 cũng đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân.
 (Theo Reuters)
Theo Phạm Nghĩa
Người Lao động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét