Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC (Bè lũ tư sản đỏ) 46

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 

                                                        Tự Nguyện - Trọng Tấn 

-Mặt trông đau đớn rụng rời,
Oan này còn một kêu trời, nhưng xa.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

(Nguyễn Du) 
-Ngày xưa đi cướp chính quyền
 Là vì muốn sống trong miền ấm no
Ngày nay thấp thỏm âu lo
Lũ tư sản đỏ xông vô cướp nhà!
Chúng là một đám ba hoa
Luồn trên lách dưới, thành ma hại người.

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Một thắng lợi đột xuất của vụ án AVG

Dân trí Vụ án AVG là ví dụ điển hình cho các băng nhóm lợi ích ở tất cả các góc độ, từ mức độ khủng của vụ tham nhũng, tầm cỡ cán bộ tham nhũng, số bộ ngành liên quan dính đến vụ án cho đến cách đánh án của các cơ quan chức năng.








Một thắng lợi đột xuất của vụ án AVG - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Trong thương vụ mua bán AVG với tổng số tiền gần 8.900 tỉ đồng, thì các đối tượng đã “ngoạm” tới 7.000 tỉ đồng. Không chỉ là số tiền tuyệt đối cực lớn, mà tỷ lệ ăn chia khủng khiếp, ăn tới gần 78% tổng số tiền mua bán. Để ăn được số tiền khủng này, số tiền này vẫn qua đủ các cơ quan chức năng thẩm định, vẫn đúng quy trình, điều đó cho thấy các nhóm lợi ích đã câu kết chặt chẽ với nhau như thế nào.
Nhưng chính vụ án này cho thấy Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương đã chỉ đạo sát sao, không có vùng cấm và lực lượng chức năng phá án quá tuyệt. Tuyệt vời bởi những nhóm lợi ích này thế lực cực lớn, không chỉ là cựu bộ trưởng mà còn liên đới tới trách nhiệm nhiều vị lãnh đạo các bộ ngành và cả văn phòng Chính phủ...
Mặt khác, các vụ án tham nhũng đều liên quan đến đưa và nhận hối lộ, tuy nhiên, để chứng minh được tội đưa hối lộ là rất khó, do đó các bị cáo hầu hết chỉ bị truy tố Tội cố ý làm trái; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ... Ngay như trong vụ án AVG, ban đầu các bị cáo chỉ bị khởi tố với tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Ít ai có thể nghĩ rằng sẽ khởi tố được các đối tượng này tội nhận hối lộ, bởi số tiền rất lớn, nhưng chỉ mặt đối mặt giữa hai bên đưa và nhận hối lộ, lại dùng tiền mặt nên rất khó có đủ chứng cứ để chứng minh. Vậy mà trong vụ án này, dù tiền hối lộ đưa ở nhà riêng hay ở cơ quan của các bị cáo vẫn bị lôi ra ánh sáng. Lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng khó thoát.
Đặc biệt, trong các vụ án tham nhũng lớn nhỏ từ trước đến nay, chưa có vụ nào truy thu được cả gốc lẫn lãi số tiền bị thất thoát, đặc biệt với số tiền cực lớn như vụ án này. Do đó vụ án này các cơ quan chức năng lập chiến công ngoài sức tưởng tượng của dư luận. Sau kết luận thanh tra, các cơ quan chức năng không vội khởi tố, mà để cho bên bán, bên mua tự thỏa thuận hủy hợp đồng mua bán và trao trả lại cho nhau. Không ít các vụ án tham nhũng đã đem ra xét xử, hầu như chẳng thu lại được bao nhiêu tiền cho ngân sách, cao lắm cũng chỉ từ 5- 10%, còn vụ AVG là 100%,  Cụ thể, Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2019 dẫn chứng một vụ việc điển hình trong nhiều vụ án hình sự liên quan đến tham nhũng cho thấy thực tế, số tiền phải thi hành lên tới hơn 1.000 tỷ đồng nhưng tài sản đưa ra bán đấu giá chỉ được… 55 tỷ. Vì vậy việc thu hồi được hết cho Nhà nước tiền tham nhũng của vụ AVG là một thắng lợi đột xuất, khiến nhân dân vui mừng.
Vương Hà







3 triệu USD, hai bộ trưởng và một khác biệt lớn



3 triệu USD, hai bộ trưởng và một khác biệt lớn
(PL)- Khi Pháp Luật TP.HCM ngày 3-9 khởi đăng loạt bài “Bất cập tội đưa, nhận hối lộ” thì cũng là lúc CQĐT Bộ Công an có kết luận về khoản tiền nhận hối lộ không tưởng tượng nổi của hai cựu bộ trưởng Bộ TT&TT. 
Theo đó, trong phi vụ MobiFone mua cổ phần AVG, ông Nguyễn Bắc Son đã nhận đến 3 triệu USD, ông Trương Minh Tuấn nhận 200.000 USD.
Hai cựu bộ trưởng đã đáp ứng các hối thúc, mong muốn có chỉ đạo sớm để bán được cổ phần, gây nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.000 tỉ đồng. Đổi lại, hai ông được cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ đút lót bằng số USD nêu trên, quy ra ông Tuấn nhận 4,3 tỉ đồng, ông Son nhận hơn 65 tỉ đồng…
Phải đợi tòa án xét xử thì mới rõ hai cựu bộ trưởng trên có phạm tội nhận hối lộ (và một tội khác về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng) như đề nghị truy tố của CQĐT hay không và nếu có thì như thế nào. Song cần lưu ý là tại thời điểm này, kết luận điều tra không cho thấy có bằng chứng về việc các bên giao nhận tiền. Chi tiết ông Son khai nhận đã đưa cho con gái khoảng 10 lần, mỗi lần 300.000-400.000 USD nhưng không có tài liệu chứng minh càng cho thấy không dễ có căn cứ để xác định việc giao nhận và do vậy rất dễ bị phủ nhận.
Vậy, cũng chỉ là những lời khai và không có giấy tờ chứng minh, vì sao vụ này lần ra được người nhận hối lộ, nhiều vụ khác lại không?
Theo Thượng tướng Lê Quý Vương (Bộ Công an), lực lượng điều tra hết sức cố gắng mới tra ra được. Vì trong chuyện đưa tiền chỉ có người đưa - người nhận, chỉ anh biết, tôi biết, trời biết, đất biết, ngoài ra không ai biết cả. May là các đối tượng rất thành khẩn, chứ nếu không cũng khó…
Ừ thì cũng nên khen những người “có ăn có chịu” nhưng nếu điều tra viên không nát óc thực hiện các chiến thuật lật tẩy mọi sai phạm, liệu những người đó có chịu thừa nhận? Nói vậy để thấy đối với các hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ thường không có bằng chứng giao nhận tiền, điều quan trọng vẫn là các cơ quan pháp luật có muốn đi đến cùng sự thật hay không. Bởi lẽ nếu muốn thì sẽ là nỗ lực đấu tranh và chuyển hóa các dấu hiệu thành chứng cứ để cho ra chuyện, chấm dứt các kết quả cắt khúc có người đưa nhưng không có người nhận rất trái lẽ đời, không người dân nào chấp nhận cho được.
Một thông tin khác có liên quan cũng cần được mổ xẻ thêm: Bị can Vũ được CQĐT đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt. Với việc được cho là đã thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội, tích cực hợp tác với CQĐT…, rất có thể yếu tố “đặc biệt” nằm ở mức án chứ không thể là miễn truy cứu tội đưa hối lộ được. Lý do là bị can Vũ không thuộc trường hợp “tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác…” để có thể được miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội này theo luật định.
Mặc dù vậy, qua một số vụ án đã được xét xử xong, vẫn phải thấy quy định “có thể” nói trên cần có tiêu chí cụ thể để tránh sự tùy nghi và góp phần xử lý được nhiều người nhận hối lộ.
BLTTHS và BLHS hiện nay không quy định rõ trình tự, thủ tục, thẩm quyền miễn TNHS nói chung để áp dụng thống nhất cho tội đưa hối lộ. Từ chỗ đó, quyết định miễn TNHS hay không phụ thuộc phần lớn vào nhận thức chủ quan của người tiến hành tố tụng.
Có vụ thì CQĐT, VKS đồng ý miễn TNHS cho người đưa hối lộ chủ động khai báo về người nhận hối lộ trước khi bị phát giác và tòa án không có ý kiến gì khác. Ngược lại, có vụ thì tòa án không chịu và vẫn xử tội người đưa hối lộ bình thường. Trong khi đó, người nhận hối lộ - nhờ các bất lực của CQĐT - vẫn bình chân như vại.
Bất nhất, phi lý vậy thì không thể bảo đảm được nguyên tắc công bằng, bình đẳng và ở mặt nào đó đã không khuyến khích người đưa hối lộ tố cáo người nhận hối lộ nhằm thực hiện triệt để việc phòng, chống tham nhũng.
THU TÂM

Giám đốc Công an Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh bị cách mọi chức vụ trong Đảng

10/09/2019 17:02 GMT+7

TTO - Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Huỳnh Tiến Mạnh bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính ông Mạnh tương ứng với kỷ luật Đảng.

Giám đốc Công an Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh bị cách mọi chức vụ trong Đảng - Ảnh 1.
Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh - Ảnh: T.L.
Ngày 10-9, tại Hà Nội, Ban Bí thư họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bí thư Đảng ủy, giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, và kết luận ông Huỳnh Tiến Mạnh chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng và các quy định của Bộ Công an về công tác điều tra hình sự; để nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh vi phạm kỷ luật và pháp luật; vi phạm trong công tác cán bộ.
Ban Bí thư nhận định:
Trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, ông Mạnh cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010-2015 trực tiếp phụ trách, để Phòng cảnh sát giao thông (ông Mạnh trực tiếp phụ trách) xảy ra nhiều vi phạm kéo dài nhiều năm, có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Vi phạm, khuyết điểm của ông Huỳnh Tiến Mạnh là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của ngành công an và cá nhân ông, gây bức xúc trong dư luận xã hội, cần phải thi thành kỷ luật nghiêm minh theo quy định của Đảng.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Huỳnh Tiến Mạnh bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Huỳnh Tiến Mạnh tương ứng với kỷ luật Đảng.
Cũng trong vụ việc này, trước đó UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với đại tá Lý Quang Dũng - nguyên ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, nguyên phó giám đốc Công an tỉnh.
Cùng với đó là thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh - nguyên ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên giám đốc Công an tỉnh; đại tá Trần Thị Ngọc Thuận - phó bí thư Đảng ủy, phó giám đốc Công an tỉnh; đại tá Ngô Minh Đức - nguyên phó bí thư Đảng ủy, nguyên phó giám đốc Công an tỉnh; đại tá Nguyễn Văn Kim - tỉnh ủy viên, ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, phó giám đốc Công an tỉnh và đại tá Nguyễn Xuân Kim - nguyên ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, nguyên phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
Giám đốc Công an Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh bị cách mọi chức vụ trong Đảng - Ảnh 2.
Vì sao một loạt lãnh đạo Công an Đồng Nai bị kỷ luật? Vì sao một loạt lãnh đạo Công an Đồng Nai bị kỷ luật?
TTO - Giám đốc và phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010-2015 bị kỷ luật cảnh cáo. Ông Huỳnh Tiến Mạnh - Giám đốc Công an tỉnh và ông Hồ Văn Năm - Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai, bị đề nghị kỷ luật...
Đ.TR. - T.CHUNG

Đề nghị Ban Bí thư kỷ luật nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn xăng dầu

6 Thanh Niên Online
Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Ảnh Ngọc Thắng
Theo thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ 28 - 30.10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 40 dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam về các vi phạm đã được kết luận tại kỳ họp 39.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Bùi Ngọc Bảo, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn xăng dầu.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn này nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Bên cạnh đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Petrolimex Singapore; cảnh cáo đối với ông Trần Văn Thịnh, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Ủy viên HĐQT, nguyên Tổng giám đốc; khiển trách đối với ông Trần Minh Hải, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy; và ông Nguyễn Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Trước đó, tại kỳ họp 39, Ủy ban Kiểm tra T.Ư kết luận, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để tập đoàn có nhiều vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản; hoạt động kinh doanh xăng dầu; cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước và thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của nhà nước.
Về trách nhiệm cá nhân, ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn.
Các ông Trần Văn Thịnh, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc; Trần Minh Hải, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy; Nguyễn Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng quản trị; Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Petrolimex Singapore, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các cá nhân nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, đến mức phải xem xét kỷ luật.

UBKT T.Ư: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vi phạm đến mức phải kỷ luật

0 Thanh Niên Online
Ủy ban Kiểm tra T.Ư khẳng định vi phạm của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc Bùi Ngọc Bảo đến mức phải xem xét kỷ luật.
Ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Ảnh C.T.V
Thông cáo báo báo chí kỳ họp 39 của Ủy ban Kiểm tra T.Ư chiều nay 30.10 cho hay, tại kỳ họp 39, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra T.Ư nhận định, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để tập đoàn có nhiều vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản; hoạt động kinh doanh xăng dầu; cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước và thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của nhà nước.
Về trách nhiệm cá nhân, ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn.
Các ông Trần Văn Thịnh, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc; Trần Minh Hải, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy; Nguyễn Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng quản trị; Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Petrolimex Singapore, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các cá nhân nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, đến mức phải xem xét kỷ luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét