Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 301

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nhưng Trò Gián Điệp Kỳ Quặc Của Cơ Quan Tình Báo Của MỸ "CIA" Nửa Thế Kỷ Trước


Thư ký Anh làm tình báo cho Liên Xô suốt 40 năm


(VTC News) - Năm 1999, một phụ nữ 87 tuổi người Anh tổ chức cuộc họp báo trước nhà để thông báo rằng trong gần bốn thập kỷ, bà đã làm việc như một điệp viên của Liên Xô.

Melita Norwood là điệp viên người Anh phục vụ lâu nhất cho Liên Xô. Từ Thế chiến II đến Chiến tranh Lạnh, bà đã đánh cắp bí mật hạt nhân từ văn phòng nơi mình làm thư ký và chuyển chúng đến Matxcơva. Norwood "bước ra ánh sáng" vì một nhà sử học Cambridge phát hiện ra hoạt động gián điệp của bà khi đang viết một cuốn sách, nhưng bà nói không hề hối hận. "Trong cùng hoàn cảnh, tôi biết rằng tôi sẽ làm điều tương tự một lần nữa."



Thu ky Anh lam tinh bao cho Lien Xo suot 40 nam hinh anh 1
 Norwood (ngoài cùng bên trái) và gia đình. (Ảnh: Martin Pope/Camera Press/Redux)

Norwood bắt đầu sự nghiệp tình báo vào những năm 1930, khi đang làm thư ký cho Hiệp hội nghiên cứu kim loại không chứa sắt ở London. Hiệp hội nghe có vẻ vô hại này thực sự là một phần của dự án nghiên cứu vũ khí hạt nhân bí mật với Mỹ có tên là Tube Alloy.
Khi không ai nhìn thấy, Norwood sẽ lẻn vào văn phòng của ông chủ, mở két sắt và chụp ảnh các tài liệu bí mật bên trong. Bà sau đó chuyển máy ảnh cho người liên lạc trong KGB, người biết bà với tên mật hiệu là "Hola".
Các chuyên gia vẫn tranh luận về việc bà thực sự đã giúp đỡ thế nào cho chương trình hạt nhân của Liên Xô. Bà tiếp tục gửi những hồ sơ bí mật này cho đến đầu những năm 1970, khi "nghỉ hưu" công việc điệp viên. Năm 1979, bà và chồng, người biết hoạt động gián điệp này nhưng không tán thành, đến thăm Matxcơva và bà được trao tặng Huân chương Cờ đỏ. Bà nhận giải thưởng danh dự, nhưng từ chối phần thưởng tài chính.



Thu ky Anh lam tinh bao cho Lien Xo suot 40 nam hinh anh 2
 Điệp viên Norwood năm 1993. (Ảnh: Martin Pope/Camera Press/Redux)

Mona Maund, một trong những nữ điệp viên MI5 (cơ quan an ninh Anh) đầu tiên, từng xác định Norwood có thể là điệp viên vào những năm 1930, khi Norwood ở những ngày đầu sự nghiệp tình báo. Nhưng cấp trên bác bỏ thông tin này vì không nghĩ rằng phụ nữ có thể là gián điệp tốt. Các sếp của Norwood cũng nghi ngờ về mối quan hệ của cô với Đảng Cộng sản, nhưng trong nhiều thập kỷ làm việc, họ không bao giờ xác định cô là gián điệp. Tình báo Anh chỉ xác nhận bà là gián điệp vào những năm 1990 sau khi Liên Xô sụp đổ.
Cựu sĩ quan KGB Vasili Mitrokhin sang Vương quốc Anh và giao nộp thông tin lưu trữ về gián điệp của Liên Xô. Các tài liệu này tiết lộ thân phận gián điệp của Norwood, nhưng các quan chức Anh giữ bí mật vì họ không nghĩ rằng có đủ bằng chứng để truy tố.
Năm 1996, chính phủ quyết định rằng thông tin trong các báo cáo của Mitrokhin nên được cung cấp cho công chúng, và chuyển chúng cho giáo sư Cambridge, Christopher Andrew, để viết sách. Bí mật của Norwood, cuối cùng xuất hiện vào tháng 9/1999, khi The Times of London bắt đầu xuất bản sách của Andrew.



Thu ky Anh lam tinh bao cho Lien Xo suot 40 nam hinh anh 3
 Bà Norwood tuyên bố mình là điệp viên. (Ảnh: Michael Stephens/PA Images/Getty Images)

Những tiết lộ được đưa ra hoàn toàn bất ngờ đối với con gái của Norwood, Anita Ferguson, người không biết mẹ mình là gián điệp cho đến khi cô đọc trên báo.
Tuần sau, nhà văn David Burke đến thăm bà và kể lại trong một cuốn sách về việc bà nhắc đi nhắc lại "Tôi cứ nghĩ là mình thoát vụ đó rồi". Thực tế, đúng là bà đã "thoát" thật vì ngay cả khi sự thật được tiết lộ, chính phủ Anh vẫn từ chối truy tố bà.
Norwood qua đời năm 2005, nhưng công chúng vẫn rất quan tâm đến câu chuyện của bà. Năm 2013, tác giả Jennie Rooney viết cuốn tiểu thuyết Red Joan chủ yếu dựa trên câu chuyện cuộc đời Norwood. Tháng 4/2019, một bản chuyển thể điện ảnh được chiếu ở Anh và Mỹ.
Nữ điệp viên huyền thoại, đập tan âm mưu ám sát lãnh đạo 3 cường quốc qua đời
Nữ điệp viên huyền thoại, đập tan âm mưu ám sát lãnh đạo 3 cường quốc qua đời
Nữ điệp viên Liên Xô huyền thoại Goar Vartanian, người giúp đập tan âm mưu ám sát Stalin, Churchill và Roosevelt tại hội nghị Tehran 1943, qua đời ở tuổi 93.
Tiết lộ danh tính điệp viên Liên Xô trộm bí mật bom nguyên tử Mỹ 70 năm trước
Tiết lộ danh tính điệp viên Liên Xô trộm bí mật bom nguyên tử Mỹ 70 năm trước
Danh tính điệp viên Liên Xô đánh cắp bí mật bom nguyên tử Mỹ cách đây 70 năm cuối cùng cũng được hé lộ.
 (Nguồn: History)



Phương Anh

Tình báo Anh giải mật 5 căn cứ thời chiến

Hà Ngọc |



Tình báo Anh giải mật 5 căn cứ thời chiến

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập cơ quan thu thập tin tức tình báo từ các hoạt động thông tin liên lạc trên toàn cầu của Anh (GCHQ) hôm 1-11-2019 vừa qua, cơ quan này đã lần đầu tiên tiết lộ các công việc tình báo tại 5 địa điểm từng là căn cứ mật thời chiến.

Iraq "qua mặt" Syria tấn công căn cứ bí mật của IS Syria cung cấp vũ khí cho Hezbollah từ các căn cứ bí mật? Căn cứ bí mật của phát xít Đức tại Nam Cực
Là những nơi giám sát hoạt động tình báo của Đức và Liên Xô, 5 địa điểm này được phân bổ đều khắp nước Anh. Các địa điểm này được ngụy trang từ một ngôi nhà trang trại ngoại thành London đến một căn hộ thị trấn ở số 10 phố Chesterfield, một trang viên ở khu vực White Cliffs of Dover đến những căn hộ nghỉ dưỡng bên bờ biển Scarborough.
Tình báo Anh giải mật 5 căn cứ thời chiến - Ảnh 1.
Vị trí 5 căn cứ do thám hàng đầu của GCHQ.
Trong vòng 100 năm qua, GCHQ điều hành hơn 150 địa điểm mật khác nhau trên toàn quốc vốn đóng vai trò trung tâm trong suốt Thế chiến II nhằm đánh bại Đức Quốc xã và Adolf Hitler. 5 trong số những căn cứ được chính thức tiết lộ này tạo thành một mạng lưới các trung tâm nghe lén và trung tâm phân tích thông tin tình báo nhằm chặn các thông điệp từ hải quân và không quân Đức.
Tại 5 căn cứ này, GCHQ đã tiến hành các chiến dịch tối mật, như xác định và giải mã các nội dung liên lạc mật giữa Adolf Hitler và các chỉ huy chiến trường.
Các chiến công nổi bật được ca ngợi nhân dịp kỷ niệm nơi này là lần đầu tiên trong lịch sử tình báo Anh đánh chặn điện thư giúp ngăn chặn phi công chiến đấu của Nhật Bản nắm được tình hình của quân Đồng minh với Mỹ; hỗ trợ trong cuộc Chiến tranh Lạnh với Liên Xô bằng cách dẫn dắt hoạt động chặn thông tin liên lạc từ lực lượng bộ binh, hải quân và không quân của Liên Xô.
Ivy Farm: Chặn mệnh lệnh của Hitler
Hoạt động trong Thế chiến II, Ivy Farm, nằm tại ngôi làng Knockholt ở quận Kent, từng là nơi đặt trụ sở của cơ quan nghiên cứu và phát triển nước ngoài thuộc GCHQ mà ngày nay đặt tại thị trấn Cheltenham. Nhân viên của cơ quan này lúc đó vào khoảng 60-100 người.
Thay vì theo dõi giọng nói hay tín hiệu mã Moóc-xơ, lần đầu tiên, nhân viên tình báo Anh tại Ivy Farm điều tra cái được biết đến là "tiếng ồn do con người tạo ra" - loại âm thanh mà Tony Comer, nhà sử gia của GCHQ miêu tả là "bất kỳ hoạt động bất thường nào về phổ điện từ" vốn có thể tạo thành một dạng thức thông tin liên lạc mật mà trước đó chưa từng được biết đến.
Tình báo Anh giải mật 5 căn cứ thời chiến - Ảnh 2.
Trung tâm kiểm soát tín hiệu tại căn cứ Ivy Farm.
Một số chuyên gia công nghệ thông minh nhất của Anh đã được đưa đến làm việc tại địa điểm này, bao gồm từ trạm nghiên cứu bưu chính Anh (nơi Tommy Flowers người phát minh ra chiếc máy tính điện tử có thể được lập trình đầu tiên của thế giới mang tên Colossus).
Nhiệm vụ của họ là cố gắng cô lập những thông tin liên lạc được mã hóa giữa Adolf Hitler và các tướng lĩnh chỉ huy chiến trường của Đức trên khắp châu Âu sử dụng máy thuật toán mật Lorenz. Hệ thống liên lạc của Hitler sử dụng công nghệ máy điện báo ghi chữ được mã hóa vốn an toàn gấp nhiều lần so với máy Enigma, một loại máy có hệ thống đĩa quay dùng để tạo mật mã và giải mã các thông tin cơ mật.
Nhân viên tại Ivy Farm đã chặn thành công và biệt lập loại "tiếng ồn" này vốn được truyền qua thị trấn Bletchley để giải mã, và cuối cùng dẫn đến việc chế tạo chiếc máy tính đầu tiên của thế giới mang tên Colossus. Ivy Farm cũng đóng vai trò đối với cuộc chặn điện thư đầu tiên của Anh.
Theo lời kể của sử gia Comer, một tùy viên báo chí của Nhật Bản ở Berlin đã gửi một bức điện thư, trong đó đề cập chi tiết việc bố trí các phi đội máy bay ném bom của Mỹ, đến một cơ quan báo chí ở Tokyo phục vụ quân đội Nhật Bản để họ có thể tấn công lực lượng không quân Mỹ hiệu quả hơn. Thông tin bị chặn này đã được chuyển đến các đồng minh của Mỹ để họ có thể vạch ra các chiến thuật đối phó.
Abbots Cliff House: Bóng hồng bảo vệ White Cliffs of Dover
Hoạt động từ năm 1940 đến 1945, căn cứ Abbots Cliff House tại làng Capel le Ferne thuộc khu vực White Cliffs of Dover có khoảng 50-60 nhân viên làm việc.
Tình báo Anh giải mật 5 căn cứ thời chiến - Ảnh 3.
Căn cứ Abbots Cliff House.
Căn cứ này thu thập ở tần số rất cao các thông tin liên lạc từ quá trình quân Đức trực tiếp chỉ huy máy bay chiến đấu hoặc các tàu phóng lôi E-boat di chuyển nhanh ở Eo biển Anh. Tần số rất cao có dải sóng ngắn, điều này đồng nghĩa với việc các nhà ngôn ngữ Đức, phần lớn là phụ nữ trẻ, được cử tới tuyến đầu để giải mã trực tiếp thông tin liên lạc.
Hình thức chặn thông tin liên lạc kiểu này chưa từng được thực hiện trước đó đối với thông tin liên lạc bằng giọng nói. Và bản chất chiến thuật của công việc này đồng nghĩa với việc hàng ngày thông tin do những người phụ nữ trẻ thu thập được đã góp phần bảo vệ các phi công và thủy thủ Anh.
Quân Đức sẽ tìm cách bắt được phi công Anh bị bắn hạ ở Eo biển Anh. Vì vậy, thông tin từ căn cứ Abbots Cliff House đã giúp cứu sống một số phi công Anh trong Thế chiến II.
Hiện tòa nhà căn cứ này vẫn tồn tại và nhìn ra bờ biển của Pháp.
Chesterfield Street: Sự khởi đầu của các chiến dịch trong Chiến tranh Lạnh
Hoạt động từ năm 1944 đến 1953, căn cứ nằm tại khu vực Mayfair, London này bắt đầu chỉ với 10 nhân viên trước khi tăng lên 60. Tất cả các mục tiêu của Liên Xô đều thuộc phạm vi theo dõi của căn cứ này và cuộc chặn thông tin đầu tiên đối với lực lượng bộ binh, hải quân và không quân Liên Xô được thực hiện tại đây.
Cơ quan này hoạt động cho đến năm 1953 khi văn phòng mới tuyên bố gần đây trên phố Palmer Street gần Công viên St James được mở cửa để sáp nhập tất cả các văn phòng ở London làm một. Căn cứ này hiện là địa điểm của cơ quan đại diện ngoại giao của Cộng đồng Thịnh vượng Bahamas vốn được thiết lập lần đầu tiên vào những năm 1970.
Căn cứ Marston Montgomery
Đây là căn cứ đầu tiên của GCHQ có chỉ huy là nữ giới, sĩ quan Pamela Pigeon, song sự thật này đã không được tiết lộ trong vòng 76 năm qua. Sinh ra và lớn lên ở Wellington, New Zealand, Pamela là nữ sĩ quan tình báo cấp cao nhất của Anh, chỉ huy một đơn vị trực tổng đài điện đàm radio. Đơn vị của bà tạo thành một mạng lưới đóng vai trò quan trọng trong vụ đánh chìm Bismarck, một trong hai tàu chiến đầu tiên của Đức.
Được lập năm 1941, căn cứ này gồm nhiều ngôi nhà đơn bằng gỗ ở một địa điểm xa xôi và có khoảng 100 nhân viên làm việc ở đó. Mỗi nhân viên có nhiệm vụ nghe ít nhất 25 tổng đài khác nhau, xác định các tín hiệu radio riêng rẽ, ví dụ thông qua tốc độ mà người ta đánh mã Moóc-xơ.
Người nghe đài sẽ nắm bắt được "dấu vân tay" riêng biệt của các đài địch, sau đó, khi đã xác định được lực lượng điều hành tín hiệu radio của kẻ địch, thông tin này có thể được sử dụng để xâu chuỗi để có thông tin về các di chuyển của lực lượng địch.
Cụ thể, sĩ quan tình báo có thể nhanh chóng phân biệt được một phi đội máy bay ném bom hoặc một chiến đấu cơ đang đến gần mà không cần phải giải mã bất kỳ thông điệp nào. Sau Thế chiến II, căn cứ này bị dỡ bỏ vào năm 1947.
Căn cứ Croft Spa
Nằm tại thị trấn nghỉ dưỡng Scarborough bên bờ Biển Bắc của Anh, căn cứ này được thiết lập từ trước khi xảy ra Thế chiến I vì vị trí của nó lý tưởng trong việc chặn các tín hiệu radio của Hải quân Đức ở Biển Bắc.
Tình báo Anh giải mật 5 căn cứ thời chiến - Ảnh 4.
Căn cứ Croft Spa.
Trong Thế chiến II, căn cứ Croft Spa giúp định vị các tàu ngầm U-boat của Đức ở Đại Tây Dương và trong những năm Chiến tranh Lạnh, căn cứ này chuyển trọng tâm vào tập trung giám sát các kênh thông tin liên lạc của Liên Xô.
Nhìn chung, Croft Spa là một căn cứ có nhiệm vụ xác định phương hướng. Nói cách khác, căn cứ này phối hợp với các căn cứ khác để xác định vị trí của các tín hiệu kẻ địch từ các tàu chiến ở Biển Bắc.
Căn cứ nhỏ bé ở miền nông thôn này, nằm sát một căn cứ quân sự khác, là địa điểm lý tưởng để đặt một trạm nghe lén.
Tuy nhiên, khi nông nghiệp được cơ giới hóa, thì nhân viên của căn cứ này thường xuyên phải đề nghị người nông dân bản địa tạm ngừng công việc có sử dụng máy móc của họ (song họ không được giải thích lý do), để tiếng ồn từ máy móc của nông dân không cản trở việc thu thập những thông tin liên lạc quan trọng.
Năm 1962, căn cứ này có nhiệm vụ xâm nhập vào trung tâm các sự kiện thế giới trong bối cảnh căng thẳng giữa phương Tây và Liên Xô có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ngày 16-10-1962, Tổng thống Mỹ khi đó là John F Kennedy đã nhận được tin tức rằng Liên Xô đang bí mật vận chuyển tên lửa hạt nhân đến Cuba, theo tuyến đường biển cách bờ biển phía Đông Nam của Mỹ 90 dặm (khoảng 14,5 km).
Các lực lượng của Mỹ đã thiết lập một "hàng rào" hải quân, ngăn chặn sự tiếp cận của bất kỳ tàu thuyền nào của Liên Xô. Tuy nhiên, một số tàu thuyền Liên Xô đã đang trên đường đến Cuba. Bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa hai lực lượng hải quân Mỹ và Liên Xô có nguy cơ bùng phát thành một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Các nhân viên tổng đài ở căn cứ này đã có thể chặn việc các tàu hải quân Liên Xô báo cáo về căn cứ chỉ huy của họ về vị trí của tàu để có thể xác định tàu sẽ di chuyển theo hướng nào tiếp theo.
Ông Tony Comer, nhà sử gia của Cơ quan tình báo GCHQ chia sẻ: "Căn cứ này có thể thông báo chính xác vị trí của các tàu hải quân đó, khi nào chúng ngừng di chuyển đến Cuba và khi nào chúng quay trở lại Liên Xô".
Ngày nay, Croft Spa vẫn là một địa điểm hoạt động của GCHQ. Việc ra vào của nhân viên tại căn cứ này được kiểm soát chặt chẽ. Bà Sheila, giám đốc hiện nay của căn cứ này, vốn chỉ tiết lộ tên riêng để bảo vệ danh tính, chia sẻ công tác an ninh thời xưa tại Croft Spa: "Nếu bạn muốn đi vệ sinh thì bạn phải giơ tay lên cao, có người đến và đưa bạn đến chỗ vệ sinh".
Trong thời đại sự thay đổi công nghệ số diễn ra chóng mặt, nhân viên phải cập nhật kỹ năng mới để đối phó với những mối đe dọa mới, từ an ninh mạng và bảo vệ mạng lưới, đến các loại hình tội phạm nghiêm trọng như buôn bán người, buôn bán ma túy và lạm dụng tình dục trẻ em.
Trong tương lai, căn cứ Croft Spa sẽ trở thành trung tâm tuyển dụng và huấn luyện ở phía Bắc nước Anh. Trong khi đó, các kế hoạch đang được triển khai để mở một địa điểm mới cho GCHQ ở thành phố Manchester, Tây Bắc nước Anh, vào năm 2020.
Hiện 4 trong số 5 địa điểm nói trên đã không còn được sử dụng vào các mục đích do thám nói trên mà đã được thay thế bằng 4 địa điểm khác vốn được biết đến nhiều hơn là trụ sở GCHQ tại thị trấn Cheltenham, và các địa điểm nghe lén khác ở thị trấn Bude, Scarborough và Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia tại Victoria, London.

Anh giải mã điện mật của tình báo Đức quốc xã bằng cách nào?

Một nhóm 3 chuyên gia làm việc cho Anh đã tạo ra chiếc máy Antienigma giúp tình báo nước này giải mã được những điện mật của tình báo Đức quốc xã. Trong số này có việc Anh giải mã thành công điện mật về kế hoạch oanh tạc Anh của Hitler.


   
 anh giai ma dien mat cua tinh bao duc quoc xa bang cach nao? hinh anh 1
Vào mùa hè năm 1940, sau khi Pháp đầu hàng quân Đức quốc xã, Vương quốc Anh trở thành mục tiêu của trùm phát xít Hitler. Theo đó, dưới sự chỉ đạo của Hitler, Đức quốc xã lên kế hoạch cho chiến dịch Sư tử biển nhằm chiếm đóng nước Anh.
 anh giai ma dien mat cua tinh bao duc quoc xa bang cach nao? hinh anh 2
Kế hoạch của phát xít Đức là 100.000 quân Đức sẽ đổ bộ lên hai bãi biển Kent và Sussex để mở chiến dịch xâm lược Anh. Đồng thời, hơn 2.500 máy bay được Hitler huy động để oanh tạc các mục tiêu quan trọng của Anh.
 anh giai ma dien mat cua tinh bao duc quoc xa bang cach nao? hinh anh 3
Ngày 13/8/1940 được Đức quốc xã gọi là "Ngày Đại bàng". Theo lệnh của Hitler, không quân Đức phải dốc sức đánh bại lực lượng không quân Anh để có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chiến dịch.
 anh giai ma dien mat cua tinh bao duc quoc xa bang cach nao? hinh anh 4
Tuy nhiên, lực lượng của Hitler chịu tổn thất nặng nề khi mất gần 75% tổng số máy bay, tương đương 1.977 chiếc. Thất bại này của phát xít Đức một phần đến từ việc tình báo Anh giải mã được nhiều điện mật của kẻ địch.
 anh giai ma dien mat cua tinh bao duc quoc xa bang cach nao? hinh anh 5
Cụ thể, tình báo Anh phát hiện phát xít Đức sử dụng máy Enigma để mã hoá mệnh lệnh, chỉ thị và các bức điện mật trong chính quyền và quân đội. Theo đó, mạng lưới điệp viên của tình báo Anh tỏa đi khắp nơi để thu thập tin tức về Enigma và cách giải mã.
 anh giai ma dien mat cua tinh bao duc quoc xa bang cach nao? hinh anh 6
Sau một thời gian, tình báo Anh tìm được dấu vết của một kĩ sư người Ba Lan bị trục xuất khỏi Đức. Người kỹ sư này từng làm việc ở nhà máy sản xuất máy Enigma và nắm rõ cách cỗ máy này hoạt động.
 anh giai ma dien mat cua tinh bao duc quoc xa bang cach nao? hinh anh 7
Vì vậy, tình báo Anh tiếp cận và đưa kỹ sư người Ba Lan trên đến Anh cùng với hộ chiếu mới và 10.000 USD tiền thưởng. Khi đến Anh, kỹ sư Ba Lan nhanh chóng lắp ráp hoàn chỉnh một cỗ máy Enigma được Đức quốc xã dùng để mã hóa những bức điện báo quan trọng.
 anh giai ma dien mat cua tinh bao duc quoc xa bang cach nao? hinh anh 8
Kế đến, kỹ sư người Ba Lan phối hợp cùng với chuyên gia mật mã nổi tiếng Alfred Nox và nhà toán học Alan Thiuring (trong ảnh) nghiên cứu và chế tạo cỗ máy giúp giải mã các bức điện được Enigma mã hóa.
 anh giai ma dien mat cua tinh bao duc quoc xa bang cach nao? hinh anh 9
Cuối cùng, bộ ba nhà khoa học thành công khi tạo ra cỗ máy có tên Antienigma. Nhờ vậy, Anh giải mã được nhiều bức điện mật của Đức quốc xã, bao gồm cả thông tin quan trọng về chiến dịch “Ngày đại bàng” của Hitler.
 anh giai ma dien mat cua tinh bao duc quoc xa bang cach nao? hinh anh 10
Biết trước "đường đi nước bước" của quân Đức, Anh có sự chuẩn bị đầy đủ và khiến lực lượng của Hitler thất bại đau đớn khi tấn công xâm lược nước này.
Theo Tâm Anh (Kiến Thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét