Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

MẶT TRÁI NHÂN TÍNH 41

-Đã là người thì ai cũng có nhân tính. Nhân tính gồm hai mặt trái, phải của nó.
-Tùy vào hành động của một hay nhiều người trong xã hội như thế nào mà theo qui ước, nó được cho là thuộc mặt nào của nhân tính.
-Thường những hành động xấu xa, đê hèn, đi ngược với tình nhân ái...đều được qui ước là mặt trái nhân tính.
-Loài vật đôi khi có những hành vi giống nhân tính, nhưng thực ra chúng chỉ có thú tính.
-Bản chất của nhân tính là có lý trí nhưng nhiều khi mù quáng bởi ác quỉ lũng đoạn. Bản chất của thú tính là bản năng, không hiền không ác, trung tính.
-Một hành động ở người dù có như thế nào cũng không thể gọi là thú tính. Trái lại, một hành động ở con vật dù có như thế nào cũng không được gọi là nhân tính. 
-Nhân tính và thú tính không thể chuyển hóa thành nhau. Chúng đã được phân định dứt khoát bởi tư duy trừu tượng.
-Mặt trái nhân tính, vì có sự dẫn dắt của lý trí mù quáng (ý chí điên loạn), nên ghê sợ và tàn nhẫn trội hơn gấp bộn phần thú tính.
- Không nên gọi mặt trái nhân tính là thú tính. Đừng vu oan giá họa cho con vật, tội nghiệp chúng!
-Mặt trái nhân tính xảy ra ít hay nhiều trong xã hội chính là những biểu hiện của mức độ suy đồi xã hội.
-Khi suy đồi xã hội nhiều lên một cách bất thường thì phải nghĩ ngay đến sai lầm của chế độ dẫn dắt xã hội.

-----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CHỌC NHẰM ÁC NỮ | RANH GIỚI TRẮNG ĐEN | TẬP 116 | HTVLIFE | 05/10/2019

Bệnh lý khiến người bình thường trở thành ác thú

Một số bệnh lý tâm thần khiến con người bị mất kiểm soát, hành vi, thậm chí biến đổi về nhân cách.
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ án giết người bằng những cách thức ghê rợn. Mới đây nhất là trường hợp thanh niên ở Vĩnh Phúc vì mâu thuẫn cá nhân đã chém lìa đầu bạn, hay sự việc thương tâm mẹ dìm con 35 ngày tuổi trong chậu nước ở Thạch Thất (Hà Nội). Điều gì đã biến những người bình thường trở thành sát nhân tàn bạo?

Những bệnh lý có thể biến người bình thường thành kẻ sát nhân

Theo PGS.TS, Đại tá Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những hành động giết người dã man tàn bạo không phải ai cũng có thể làm được.
Những đối tượng có thể xuống tay giết người một cách tàn độc thường rơi vào trường hợp có bệnh lý tâm thần. Khi đó, con người bị mất kiểm soát, hành vi và có sự biến đổi về nhân cách.
Bệnh lý thường gặp nhất là động kinh. Người bệnh có những hằn thù, trở nên dã man, tàn bạo… hay còn gọi là biến đổi nhân cách do động kinh.
Người bệnh lên cơn động kinh tâm thần vận động có thể không có cơn co giật nhưng có cơn mất đi ý thức. Bệnh lý thường gặp trong động kinh thùy thái dương. Trong cơn, người bệnh tiến hành những hành động dã man và mang tính tự động, chém giết bất kỳ ai.
PGS.TS Cao Tiến Đức cho hay những bệnh nhân tâm thần phân liệt thường bị hoang tưởng, ảo giác chi phối. Bệnh nhân có thể xuất hiện những hành vi hung bạo, chém giết người khác.
Sự tàn độc khi giết người còn có thể gặp ở bệnh nhân trầm cảm. Trước khi có ý định tự sát mở rộng, người bệnh sẽ có hành vi tấn công dã man với người thân thiết trong gia đình (con, vợ, chồng, bố, mẹ…). Hành vi, giết người dã man ở người trầm cảm thường hiếm gặp hơn so với các bệnh lý khác như động kinh, tâm thần vận động.
Benh ly khien nguoi binh thuong tro thanh ac thu hinh anh 1
PGS.TS Cao Tiến Đức. Ảnh: HQ.

Hung bạo, tàn độc đến từ thói quen tập nhiễm

PGS.TS Cao Tiến Đức cho rằng: “Một con người không thể tự nhiên trở nên hung bạo, tàn độc, giết người không ghê tay. Ngoài bệnh lý tâm thần, người bị rối loạn về nhân cách ở thể chống đối xã hội có thể gây ra hành vi hung bạo. Những bạn trẻ lạm dụng ma túy, chất kích thích đặc biệt là ma túy đá, chất hướng thần, khiến cho nhân cách bị biến đổi không thể kiểm soát. Điều đó dẫn tới những vụ việc giết người thương tâm do ngáo đá”.
Đặc biệt người không có bệnh lý tâm thần, không sử dụng chất kích thích vẫn có thể xuất hiện hành động dã man. PGS.TS Cao Tiến Đức lý giải những đối tượng này bị tập nhiễm sự tàn bạo ở phim ảnh, trò chơi bạo lực, thậm chí từ chính hành vi của người thân trong gia đình.
Các nhà khoa học chưa có bằng chứng xác nhận tính hung bạo của con người có tính di truyền. Tuy nhiên, một người sinh sống trong môi trường (cha, mẹ, ông, bà…) hung bạo lâu dần có thể bị tập nhiễm vào trong tính cách.
PGS.TS Cao Tiến Đức khuyến cáo một người đau bụng, đau đầu, mệt mỏi đều có thể nhìn thấy rõ ràng, nhưng một người biến đổi về cảm xúc tình cảm cần quan sát kỹ mới có thể phát hiện.  Để đề phòng những hành vi nguy hiểm, gia đình cần phải quan tâm tới người thân. Khi thấy con cái, cha, mẹ, ông, bà có những thay đổi bất thường, gia đình cần phải đưa đi khám và điều trị sớm.
Con đường dẫn người nghiện đến cái chết của ma túy đá Ma túy đá có thể đào thải khỏi cơ thể sau 7-10 ngày nhưng những tổn thương gây ra cho não vẫn tồn tại. Nhiều trường hợp ngưng sử dụng đã lâu bệnh tâm thần mới xuất hiện.

Hành vi thú tính man rợ hãm hiếp cô bé 9 tuổi đến tàn phế

Chị Lưu Lam Anh (ngoài 40 tuổi), trú tại khu Loan Câu, thành phố Bạch Sơn tỉnh Cát Lâm, một người trường kỳ đến Bắc Kinh để kêu oan đã nói với phóng viên Đại Kỷ Nguyên rằng: Tôi đã đọc “9 bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc” mà trong đó có kể về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhưng tôi cảm thấy vẫn chưa lột tả được hết mức độ tàn khốc trong thực tế, thảm cảnh mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu theo tôi biết còn bi kịch hơn nhiều. 
Những gì chị Lưu kể lại khi chị tận mắt chứng kiến đã khiến ngay cả phóng viên Đại Kỷ Nguyên cũng phải bàng hoàng kinh sợ. Trong một đợt trấn áp vô nhân tính do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phát động nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công, tại bệnh viện tâm thần Xương Bình ở Bắc Kinh: sau khi hai vợ chồng một học viên Pháp Luân Công bị hại chết để lại con gái mới 9 tuổi, hàng ngày có ba tên du côn ác ôn đến hãm hiếp cô bé, khiến cô bé thân thể bại liệt tàn tạ không đi lại được, ngay cả việc vệ sinh cũng ở ngay trên giường.
Mùa hè năm 2012, chị Lưu lần đầu đến Bắc Kinh để kêu oan. Sau đó chị bị cảnh sát bắt đi và đưa đến trại giam Xương Bình, rồi chuyển đến một nơi có ba cánh cổng sắt lớn. Khi trông thấy cái bảng treo ở cổng đề hàng chữ “Bệnh viện tâm thần Xương Bình”, chị đã rất hoang mang tự hỏi: Mình đi kiện tụng liệu có tội gì, chẳng lẽ cảnh sát cho rằng những người đi kiện đều bị bệnh tâm thần hết chăng? Bị bắt cùng lúc với chị còn có một người Cát Lâm khác là anh Vương Cương Cường.
Các cán bộ ở trại giam khi đưa họ lên xe chuyển đến bệnh viện đã dặn dò cảnh sát rằng “Cần làm sạch sẽ mấy đứa này”. Xe vừa qua cánh cổng thứ ba của bệnh viện, anh Vương Cương Cường đã bị họ dùng dây da quất người đầy thương tích, nằm bệt trên nền đất. Lần đầu tiên đi kiện tụng mà chứng kiến cảnh này, chị Lưu Lam Anh sợ mất hồn vía. Thế nhưng, những cảnh tàn nhẫn và khủng khiếp hơn đang còn chờ ở đằng sau.
Chị Lưu cho biết, trong bệnh viện tâm thần, từ đầu đến cuối, chị không thấy có bác sĩ hay y tá gì, những người bị nhốt ở đó toàn nhân sĩ đi kiện tụng và học viên Pháp Luân Công. Quản lý ở bệnh viện tâm thần ngoài cảnh sát còn có côn đồ. Bọn chúng tay cầm dây da, nếu thấy ai có biểu hiện mà chúng không thích liền vung dây da lên đánh tới tấp. Những người bị nhốt ở đây không được đi lại tùy tiện, còn bọn hung ác thì xâm phạm chỗ ở của họ bất cứ khi nào chúng muốn. Sau khi bị đưa qua ba cánh cổng sắt, chị bị nhốt trong một gian phòng. Không có một bác sĩ nào đến để kiểm tra.
Chị đã bị nhốt ba ngày trong căn phòng ở bệnh viện tâm thần Xương Bình. Mỗi tối có ba tên hung ác xông vào, một đứa mang mặt nạ, một đứa để tóc dài, một đứa nói ngọng nghịu bị gọi là tên câm, chúng đến rồi thay nhau hãm hiếp một bé gái 9 tuổi, bé la hét vô cùng thê thảm. Lần nào tên đeo mặt nạ cũng xông vào cưỡng hiếp trước rồi mới đến tên tóc dài, tên câm cuối cùng, bé bị bức hại đến thân thể bại liệt tàn tạ không đi lại được, đại tiểu tiện ngay trên giường.
Chị Lưu nghe một người bị nhốt trong bệnh viện kể: Cha mẹ của cô bé này là học viên Pháp Luân Công, cả gia đình ba người đều bị nhốt ở bệnh viện này, sau khi cha mẹ cô bé bị bức hại chết đáng lý bé phải được đưa đến cô nhi viện, không thể tiếp tục giữ bé ở bệnh viện tâm thần này. Cô bé là học viên Pháp Luân Công, một cô bé mồ côi mới 9 tuổi có tội tình gì? Đã thế hàng ngày lại bị ba tên ác ôn hãm hiếp như thế, thật kinh hoàng ngoài sức tưởng tượng. Trong phòng không ai dám lên tiếng phản kháng. Đúng là cảnh địa ngục ở nhân gian.
Trong phòng còn có một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp, cô bị hãm hiếp đến phát điên và mang thai. Khi hỏi cô là người ở đâu, cô không trả lời mà chỉ cười như ngây dại. Mọi người không rõ cô là người đi kiện hay là học viên Pháp Luân Công. Vào một buổi tối, ba tên ác ôn sau khi thay nhau hãm hiếp bé gái 9 tuổi chúng vẫn chưa thỏa mãn thú tính, lại tiếp tục hành hạ cô gái này, thấy cô phản kháng, tên du côn ác ôn đeo mặt nạ liền trói tay cô lại, sau đó hắn thò tay vào trong âm đạo cô… rồi chị Lưu thấy máu chảy ròng ròng xuống chân của cô. Tình cảnh khiến chị run lập cập, khiếp hãi vô cùng! Mỗi buổi tối cô gái lại phải sống trong cảnh khủng bố cực độ như thế, cô kêu gào thảm thiết đến tận sáng.
Trong cảnh kinh khủng này, suốt ba ngày liền chị Lưu không ăn uống nổi, chị có lén mang được cái điện thoại vào nhưng không có sóng, không thể liên lạc được. Trong khi đó, người nhà của chị ở ngoài đang hốt hoảng tìm kiếm chị khắp nơi, việc duy nhất chị Lưu có thể làm là đút lót tiền cho bọn du côn, cầu xin chúng không động đến mình. Chị được biết những tên du côn này đều thuộc loại thần kinh không bình thường, chúng như những kẻ vô tri vô giác nên hung ác khủng khiếp.
Sau vài ngày người nhà chị Lưu và anh Vương tìm kiếm họ, đến ngày thứ tư thì họ được thả. Anh Vương định trở lại đòi lại tiền bị thu giữ, chị Lưu hoảng hốt nói: “Chú em này, muốn bao nhiêu tiền ra ngoài tôi sẽ đưa cho, mau đi nhanh thôi!” Thế rồi cứ thế chị đi vội vàng không dám dừng lại dù chỉ một tích tắc. Vừa ra đến ngoài là chị khóc òa lên. Mẹ chị sau khi nghe kể lại thì bị kích động đến kinh hoàng, mỗi lần chị định đi kiện lập tức quỳ trước mặt chị xin chị đừng đi.
Một người dân kiện ở Cát Lâm nói: Thường thì sau khi người nhà chúng tôi đi tìm kiếm và kháng nghị, chúng tôi mới được phóng thích, nhưng những học viên Pháp Luân Công thì vẫn bị giam lại tra tấn, hãm hiếp. Trước đây có phóng viên của một tờ báo trong nước còn nói chúng tôi bị như thế đáng kể gì, nhiều người còn bị thê thảm hơn nhiều, nhưng cấp trên của họ cũng không dám động vào.
Cô nói với phóng viên của Đại Kỷ Nguyên rằng: “Báo chí các anh nên mang những việc này ra ánh sáng, để mọi người hiểu đâu là chính đâu là tà. Giang Trạch Dân thực sự không còn tính người. Do hiện tại bọn họ vẫn còn đang nắm quyền lực trong tay, nên mọi người không dám nói ra những việc họ được chứng kiến tận mắt. Những chuyện tàn nhẫn hơn chuyện bé gái kia cũng có, chẳng qua hiện tại người ta không dám nói ra mà thôi.”
Mọi người hãy giúp chia sẻ thông tin sự thật này để giúp chấm dứt tội ác thú tính, tội ác chống lại loài người.
Đ.T biên dịch, Hồng Hoa biên tập

Nhà hoạt động nhân quyền hé lộ những bức hại đáng sợ đến mức khó tin ở Trung Quốc

Những nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc dám đứng về phía công lý và quần chúng nhân dân, nhưng thay vì được hoanh nghênh họ lại phải sống trong cảnh “áp lực tinh thần, không chốn dung thân”.
Tối ngày 27/5 nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Hoàng Yến khi đang chuyển chuyến bay ở sân bay Đào Viên (Đài Loan), đã đề xuất yêu cầu được tỵ nạn chính trị, chính phủ Đài Loan dựa trên những nguyên tắc nhân đạo, đã cho phép cô Hoàng Yến lưu trú ba tháng. Cô Hoàng Yến cho biết có mang theo một bí mật mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không dám nói, theo phóng viên báo Đại Kỷ Nguyên Lý Thần.
Hoàng Yến từng xác nhận với luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh rằng cô đã tận mắt chứng kiến các cảnh tra tấn bằng cực hình tàn nhẫn mà học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã phải gánh chịu.
Hoàng Yến
Hoàng Yến đã từng nằm viện điều trị  (Ảnh: RFA)
Luật sư Cao Trí Thịnh trong bài phát biểu “Tiếng nói của tôi” nói: “Hoàng Yến sau khi bị bắt cóc đã bị giam cùng các học viên Pháp Luân Công, họ đã trải qua những cuộc bức cung tàn khốc. Từ đó Hoàng Yến mới tận mắt chứng kiến được, tận tai nghe được đồng bào của cô – học viên Pháp Luân Công phải chịu những cực hình đau đớn đó như thế nào, nó làm cho người ta phải kinh sợ khủng khiếp”.
Cô Hoàng Yến từng nhiều lần giúp đỡ luật sư Cao Trí Trịnh đăng thông tin ra nước ngoài nên bị ĐCSTQ bức hại. Vì muốn bài văn chấn động cả thế giới Bóng đêm, mũ đen, băng đảng bắt cóc viết ngày 28/11/2007 của luật sư Cao Trị Thịnh được công bố ra thế giới mà cô Hoàng Yến đã một thân một mình liều mạng xung phá sự canh giữ nghiêm ngặt của ĐCSTQ, để tiến vào nhà của luật sư Cao Trí Thịnh.
Cao Trí Thịnh
Luật sư Cao Trí thịnh bị cảnh sát đánh gãy răng. (Ảnh: RFI)
Trong bài văn cũng tiết lộ đến những cực hình mà học viên Pháp Luân Công Trung Quốc phải hứng chịu như: Chích điện bằng dùi cui, đâm ống tre vào bộ phận sinh dục mà bản thân ông Cao đều đã kinh qua.
Cô Hoàng Yến nói: “Người bị bắt cóc trong bài văn Bóng đêm, mũ đen, băng đảng bắt cóc năm đó là tôi và luật sư Cao, lúc đó luật sư Cao bị bắt cóc ở thôn Triều Dương Á Vận, đồng thời ở phía bắc bãi biển Hải Điến tôi cũng bị tóm”.
Cao Trí Thịnh
Luật sư Cao Trí Thịnh cũng bị bức hại vì dám tiếp nhận án oan của Pháp Luân Công. (Ảnh: Google)
Vào tháng 7/2014, cô Hoàng Yến từng đột phá phong tỏa của ĐCSTQ, đến trước Văn phòng liên lạc Hồng Kông kháng nghị, kêu gọi mọi người chú ý đến thảm cảnh mà luật sư Cao đang gặp phải.
tra tấn
Luật sư Cao Trí Thịnh thông tin các nữ học viên Pháp Luân Công bị tấn công tình dục, cơ quan sinh dục và những bộ phận nhạy cảm khác cũng bị cảnh sát hành hạ. (Ảnh: Tinhhoa,net)
“Cao Trí Thịnh là một anh hùng chân chính, những khổ nạn và tất cả tai họa mà ông ấy phải chịu, thì không có bất cứ luật sư nào có thể chịu đựng được”, Hoàng Yến nói. “Luật sư Cao bị bức hại thê thảm như vậy bởi vì ông dám can đảm lên tiếng thay cho quần thể dân chúng bị bức hại nặng nề nhất – học viên Pháp Luân  Công”.
Họ bị bức thực. (Ảnh: Tinhhoa.net)
Pháp Luân Công lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm gốc để tu thân dưỡng tính, từ lúc truyền ra công chúng tới năm 1999 mỗi ngày có khoảng 100 triệu người dân Trung Quốc tu tập. Tháng 7/1999, lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân lấy lý do những nguyên lý của Pháp Luân Công bất đồng với hình thái ý thức của ĐCSTQ mà tiến hành phát động bức hại họ trên phạm vi toàn quốc, cuộc bức hại này đến nay vẫn chưa hề được dập tắt.
bức hại
Các nữ học viên Pháp Luân Công vừa bị đau đớn thể xác vừa bị tủi nhục về tinh thần. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Luật sư Cao Trí Thịnh là luật sư đầu tiên ở Trung Quốc dám tiếp nhận án oan của học viên Pháp Luân Công, tất cả những gì mà luật sư Cao và nhà hoạt động nhân quyền Hoàng Yến gặp phải đã phản ánh được phần nào những bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang chịu đựng từng giây, từng phút, từng ngày.
Luật sư Cao từng ba lần viết thư cho chính phủ
Vào năm 2004 và 2005 luật sư Cao từng ba lần viết thư gửi lên chính phủ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo để kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc bức hại tàn bạo và phản ánh sự tra tấn đã lan rộng trên toàn Trung Quốc đối với nhóm người tu luyện Pháp Luân Công, đặc biệt là việc ngược đãi lạm dụng tình dục đối với nữ học viên Pháp Luân Công.
Luật sư Cao từng chia sẻ: “Tại ngay lúc này đây, tôi đang dùng trái tim và ngòi bút run rẩy của mình để viết về thảm cảnh 6 năm bị bức hại của nhóm người tu luyện này”.
Hoàng Yến
Hoàng Yến được Đài Loan đón chào thay vì bị hắt hủi tại chính quốc gia của mình. (Ảnh: Google)
“Trong cuộc đàn áp man rợ không thể diễn tả bằng lời này, đối với những kỷ lục về sự tàn bạo vô nhân tính mà chính phủ này đối xử với nhân dân, có một thứ vô nhân đạo nhất làm chấn động linh hồn của tôi, đó là nhân viên và cảnh sát Phòng 610 (là tổ chức chuyên biệt dành để bức hại Pháp Luân Công), giống như được lập trình, họ chuyên tấn công bức hại nhắm thẳng vào cơ quan sinh dục của nữ đồng bào chúng ta”, luật sư Cao nói.
Trong thư, luật sư Cao cũng đề cập đến vụ án của hai mẹ con học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân. Khoảng 4h20 ngày 28/10/2005, hai mẹ con Vương Thủ Tuệ và Lưu Bác Dương bị Phòng 610 theo dõi và bắt giam phi pháp. Họ đã phải trải qua những cực hình tàn khốc, 8h tối ngày hôm đó Lưu Bác Dương đã bị bức hại tới chết khi ở tuổi 28, 10 ngày sau Vương Thủ Tuệ cũng không cầm cự được cực hình mà ra đi.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) và Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (phải), dường như họ đã bất lực không thể ngăn cản Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công? (Ảnh: Infonet)
Bức thư cũng kể rõ: “Cả ba người nhà Vương Thủ Tuệ từ 1995 đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, kể từ ngày 20/7/1999 (cột mốc thời gian Giang Trạch Dân chính thức phát động cuộc đàn áp), họ liên tục bị sở cảnh sát và cán bộ cơ quan hành chính Chính Dương quấy nhiễu bức hại, giam giữ và cải tạo lao động phi pháp, 8 lần bị chích điện bằng dùi cui, bắt ép lao dịch mỗi ngày, bắt đứng dậy không cho ngủ 5 ngày 5 đêm, bị trói trên ‘giường chết’, nghiêm trọng nhất là lần bị trói trên ‘giường chết’ và bị chích điện một tiếng đồng hồ liên tiếp, toàn thân không có chỗ nào là lành lặn, bị tra tấn đến khi sinh mạng thập tử nhất sinh mới được thả ra”.
Bức hại
Các quan chức cấp cao đã chọn cách im lặng khi người dân vô tội bị tra khảo bức cung? Hình ảnh mô phỏng học viên Pháp Luân Công bị sốc điện. (Ảnh: Tinhhoa.net)
“Tới ngày 11/4/2002, cô Vương Thủ Tuệ lại bị cảnh sát Chính Dương bắt giam phi pháp, và bị Cục Công an Trường Xuân đưa đến phòng tra tấn riêng biệt ở hồ Tịnh Nguyệt trên núi Tịnh Nguyệt, cô bị nhốt trong lồng cọp 2 ngày 1 đêm. Trong thời gian đó cô đã bị hai cây dùi cui điện chích vào hai bên ngực cô, ba người đàn ông đã cùng lúc tấn công vào mặt, ngực, lưng, đến nỗi gãy xương gò má mà phun ra búng máu”.
Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công đưa 100 triệu người dân vào đường cùng. (Ảnh: Google)
Ngày 27/6/2002, ba mẹ con Vương Thủ Tuệ lại bị bắt, lúc đang trải qua những tra tấn tàn nhẫn, cảnh sát đang bức hại mẹ con cô – ông Uyển Đại Xuyên còn khoe khoang nói: “Tao cũng đã đánh chết mấy tên học viên Pháp Luân Công, đánh chết tụi bây tao cũng chẳng phải chịu trách nhiệm gì!”. Mỗi khi bị hành hình, mẹ con họ chỉ biết lớn tiếng kêu khóc, tiếng kêu ai oán làm kinh động cả đất trời, luật sư Cao chia sẻ.
Thế giới lên án ĐCSTQ
Trong thư luật sư Cao cũng nói thẳng với hai ông Hồ – Ôn: “Trong lịch sử của nhân loại, không có bất kỳ người dân của quốc gia nào vì tín ngưỡng trong tâm của mình mà phải trải qua cuộc bức hại tàn nhẫn, kéo dài và có quy mô lớn như thế, lại trong một thời kỳ hòa bình của chính phủ như hiện nay”.
Suốt 19 năm nay, chính phủ Hoa Kỳ cùng Nghị viện châu Âu đã nhiều lần thông qua nghị quyết yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt việc bức hại Pháp Luân Công.
bức hại
Hình ảnh mô phỏng học viên bị chôn sống. (Ảnh: tinhhoa.net)
Ngày 20/4/2018, Nghị viện Mỹ đã công khai Báo cáo quốc gia về nhân quyền năm 2017, điểm tên đoàn thể bức hại Pháp Luân Công. Báo cáo cũng trích dẫn nhiều nguồn thông tin nói rằng, các học viên Pháp Luân công thường xuyên bị tra tấn bằng cực hình nhiều hơn những nhóm khác trong tù.
Nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo ở Tân Cương, tù nhân chính trị chính là nguồn lợi kinh tế của phe cánh Giang Trạch Dân. (Ảnh: Google)
Freedom House, một tổ chức phi chính phủ ở thủ đô Washington, vào ngày 22/8/2017 đã cho phát hành báo cáo về tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc bằng tiếng Trung. Báo cáo chỉ rõ, ĐCSTQ đã sử dụng tất cả các thủ đoạn để trấn áp Pháp Luân Công, bao gồm các cực hình tàn khốc và bóc lột tài chính – và hơn hết là giết hại các học viên Pháp Luân Công, mổ cướp nội tạng của họ bán ra với giá cao nhằm kiếm tiền phi pháp để kéo dài cuộc bức hại.
Khai Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét