Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 51

 
NGỤ NGÔN MÙA ĐÔNG - Khánh Ly pre 1975
 
KHÁNH LY - LỜI RU ĐÊM

-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
 
Battlefield 1 Song | "On the Battlefield" | #NerdOut
 
CUỘC CHIẾN TRANH THẦN THÁNH

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
10 Vũ Khí Và Chiến Thuật Đáng Sợ Nhất Trong Chiến Tranh Cổ Đại
 
Phim Hành Động | Đại Chiến Pháo Đài | Phim chiến tranh Nga liên xô - Thuyết Minh Hay

Bí ẩn số phận tên trùm mật vụ Đức Quốc xã

Cùng với Walter Selenberg-Cục trưởng Tình báo đối ngoại, Muller nằm trong số những viên tướng trẻ và có năng lực của phát xít Đức.

Những ai từng xem bộ phim Liên Xô “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” chắc sẽ nhớ đến nhân vật Heinrich Muller, Giám đốc Gestapo (Cục trưởng Cục 4) dưới quyền Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh đế chế - Đại tướng Kantenbruner. Với diễn xuất tài nghệ của nghệ sĩ nổi tiếng Leonid Bronevoi, nhân vật Muller đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho người xem bằng những thủ đoạn thâm độc, tính láu cá, sự tàn bạo và cả khả năng nghiệp vụ xuất sắc của mình.
Bí ẩn số phận tên trùm mật vụ Đức Quốc xã

Heinrich Muller. Ảnh: Wikipedia
Từ trước đến nay có nhiều tin đồn về số phận tên trùm an ninh quốc xã này. Đa số cho rằng, Muller đã chết trong những ngày cuối cùng của chiến tranh. Có giả thuyết nói ngày 27/4/1945, Muller tự sát sau khi đã giết vợ và 3 đứa con. Tuy nhiên, tình báo Mỹ không tin khả năng này lắm vì xác Muller đã không được tìm thấy. Người ta ngờ y đã tránh được tròn trừng phạt và thoát khỏi Berlin bằng đường hầm bí mật mà tên đao phủ Adolf Ayman đã sử dụng.
Cựu nhân viên an ninh Đế chế - Vilhem Hetton đã củng cố thêm giả thuyết này khi khai dưới lòng Berlin có một “hang cáo”. Sau một trận bom, Ayman nói với Hetton rằng ở sâu 10m dưới lòng đất có một đường hầm dẫn ra khỏi Berlin. Ayman dường như buột miệng nói với Hetton rằng ngoài y chỉ có Muller biết đường hầm này và ngay cả Kantenbruner cũng không được biết.
Trong một báo cáo, Eron Gernando - Trưởng phòng quân báo thuộc tập đoàn quân Mỹ đóng tại châu Âu nói rằng sau chiến tranh, Ayman và Muller đều chạy sang Argentina nương nhờ Tổng thống Peron – người rất có cảm tình với các tên cựu phát xít và sẵn sàng cho chúng trú ngụ.
Ở đây, Muller tích cực tham gia vào việc giúp thành lập và huấn luyện “Lực lượng cảnh sát liên bang” thuộc Bộ Nội vụ Argentina theo mô hình Gestapo. Sau khi chính quyền Peron bị lật đổ, bốn nhân vật chủ chốt của lực lượng này, trong đó có cả “cố vấn” Muller phải đào tẩu sang một nước Mỹ Latinh và tiếp tục hợp tác với cơ quan đặc biệt nước này.
Bẵng đi một thời gian sau giai đoạn kể trên, dấu vết Muller bất ngờ xuất hiện ở Đông Âu, cụ thể là ở Tiệp Khắc. Mới đây nhất, nhà sử học người Mỹ có tên Gregory Duglas cho ra đời cuốn “Biên bản hỏi cung trùm Gestapo Heinrich Muller”. Cuốn sách cho biết, ngay từ năm 1944, Muller đã lập kế hoạch tẩu thoát khi thấy ngày tàn của nước Đức quốc xã sắp đến gần.
Bí ẩn số phận tên trùm mật vụ Đức Quốc xã
Heinrich Muller (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Wikipedia
Số là dưới quyền Muller có một viên phi công trung thành, thạo tiếng Thuỵ Sĩ, thường thực hiện các chuyến bay đón và đưa các điệp viên Đức trên lãnh thổ nước Thuỵ Sĩ trung lập. Muller đã giao nhiệm vụ cho viên phi công này nghiên cứu địa hình địa vật và chọn sẵn một địa điểm làm “căn cứ” cho cả hai thầy trò.
Đêm 29/4/1945, Muller cải trang thành sĩ quan hàng không dân dụng, lên chiếc Storch - một loại máy bay bán quân sự rất tốt thời bấy giờ và bay sang Thuỵ Sĩ. Hành trang duy nhất là chiếc cặp đựng đầy những đồng franc Thuỵ Sĩ mà y tích cóp được trong những năm làm việc cùng số tiền “Quốc trưởng” ban tặng như món quà trước giờ tàn của Đế chế.
Do làm việc trong ngành an ninh nên giấy tờ tuỳ thân của hai thầy trò toàn là “đồ xịn”. Muller sống 3 năm tại Thuỵ Sĩ dưới các tên giả. Đến năm 1948, y sang Tây Berlin trình diện cơ quan phản gián Mỹ đóng tại đây.
Ngay sau đợt thẩm vấn đầu tiên, Muller được đưa sang Mỹ và bắt đầu hợp tác với CIA cho đến tận khi về hưu năm 1958. Những đồng đôla tiếp tục nuôi sống y và gia đình cho đến khi y chết năm 1982. Thi hài mai táng tại bang California.
Một số nhân viên cao cấp của Cục Tình báo Trung ương Mỹ phủ nhận tính xác thực của cuốn sách. Tuy nhiên, không có ý kiến phản bác chính thức nào. Tất cả các giả thuyết trên hiện vẫn chỉ là giả thuyết. Trong khi đó, Muller tiếp tục là một trong những nhân vật đen tối và đầy bí hiểm của nhà nước Đức quốc xã.
Theo miêu tả trong hồ sơ lưu trữ thì Muller sinh năm 1900 tại Munich, “có hình thức dễ coi, mái tóc mầu đen, đôi mắt đen sống động, trang phục luôn nghiêm chỉnh và nói chung gây ấn tượng là một người có học thức”.
Nguyên Phong

Trận chiến đẫm máu đêm Giáng sinh năm 1944

Vào đêm cuối tháng 12/1944, Đức quốc xã đã tổ chức cuộc phản công quy mô lớn ở Bastogne nhằm đánh bật quân Đồng minh ở Bỉ, nó trở thành đêm Giáng sinh đẫm máu trong lịch sử.
Vào đêm Giáng sinh năm 1944 tại thị trấn Bastogne của Bỉ đang bị quân đội Đức quốc xã bao vây, John T. Prior, bác sĩ quân đội Mỹ đã viết một lá thư cho sĩ quan đang hấp hối trong bệnh viện dã chiến, Washington Post cho biết.
Đó là một đêm tệ hại trước Giáng sinh, trời lạnh cóng, thực phẩm khan hiếm, thuốc men và dụng cụ y tế gần cạn kiệt. Bệnh viện có rất nhiều binh sĩ bị thương và 2 y tá trẻ người Bỉ đang chăm sóc cho họ.
Những người lính được trang bị súng máy tập trung lại và một giáo sĩ đã tổ chức nghi lễ chuẩn bị cho đêm Giáng sinh. Một trong những người đàn ông đã mời Prior một ly sâm banh để đánh dấu đêm linh thiêng. Khi họ dừng lại, chuẩn bị uống thì nghe một tiếng rít của quả bom đang rơi, sau đó là vụ nổ khủng khiếp tại bệnh viện.

Cuộc bao vây đẫm máu

75 năm trước, trận chiến lớn và tàn khốc nhất của quân đội Mỹ trong Thế chiến II đã xảy ra, còn gọi là trận Bulge. Chín ngày trước đó, lính Mỹ với quân số đông hơn đã bị tấn công bởi 400.000 lính. 1.400 xe tăng và pháo của Đức quốc xã.
Khoảng 19.000 lính Mỹ đã thiệt mạng, 47.500 người bị thương, 23.000 người bị bắt hoặc mất tích trong trận chiến. Cuộc bao vây Bastogne đã trở thành tiêu đề cho các bài báo trên khắp nước Mỹ.
Lực lượng cố thủ ở Bastogne được chỉ huy bởi vị tướng nổi tiếng mà quân đội Đức quốc xã đặt cho ông biệt danh là “NUTS”. Quân đoàn 3, do tướng George S. Patton Jr chỉ huy, đã thực hiện đợt tấn công kịch tính để giải cứu.
Tran chien dam mau dem Giang sinh nam 1944 hinh anh 1 imrs_1_.jpg
Một cặp vợ chồng già trở về nhà của họ ở Bastogne vào tháng 1/1945, sau khi phe Đồng minh đánh bật Đức quốc xã ra khỏi thị trấn. Ảnh: AP.
Nhưng với John T. Prior, 27 tuổi, người từng kiếm được rất nhiều tiền ở St. Albans, Anh, trận chiến diễn ra trong khoảnh khắc khủng khiếp, một quả bom của kẻ thù phát nổ ngay đêm Giáng sinh.
“Tôi chạy vội ra ngoài và thấy căn hộ 3 tầng dùng làm bệnh viện đã biến thành đống đổ nát. Tôi cùng những người lính nhanh chóng chạy đến, lật tung đống đổ nát để tìm những người bị thương, một số người đang la hét cầu cứu”, Prior viết trong cuốn hồi ký.
20 người bị thương trước đó đã chết cùng với y tá Renee Lemaire. Cô y tá luôn hy vọng sẽ thu thập một số vải dù để sử dụng làm váy cưới và bác sĩ Prior đã đưa cho cô một số như là món quà Giáng sinh.
Trận chiến Bulge diễn ra vào cuối tháng 12/1944, khi Đức quốc xã phát động cuộc phản công lớn chống lại quân Đồng minh đang tràn qua Pháp và Bỉ kể từ cuộc đổ bộ thành công lên Normandy, Pháp tháng 6/1944.
Cuộc chiến khốc liệt ở châu Âu đã kéo dài 5 năm. Adolf Hitler, nhà độc tài người Đức đã chiến đấu với người Nga ở phía Đông và lực lượng Mỹ, Anh, Canada, Pháp và một số nước ở phía Tây. Đức quốc xã bị nghiền nát giữa hai mặt trận.
Tuy nhiên, Hitler tin rằng một cuộc phản công bất ngờ quy mô lớn ở phương Tây có thể chia cắt mặt trận và đánh bật người Canada, có lẽ cả người Anh khỏi cuộc chiến, theo nhà sử học Antony Beevor, người Anh.
Hitler cũng tin rằng một cuộc tấn công nhắm vào lính Mỹ sẽ dễ dàng hơn nhắm vào người Anh, nhà sử học quân sự Mỹ Trevor N. Dupuy viết.

Nỗ lực cuối cùng của Hitler

Chiến dịch phản công của Đức có tên là “Sương mùa thu”, được phát động từ ngày 16/12/1944, mục tiêu đánh xuyên qua lực lượng Đồng minh đến cảng Antwerp, Bỉ. Cuộc tấn công tràn qua khu vực phòng thủ yếu của quân đội Mỹ trên địa hình gồ ghề dọc theo rừng Ardennes.
Cuộc tấn công khiến hàng nghìn lính Mỹ thiệt mạng và bị thương. Sư đoàn 106 đã bị đánh bại, 8.000 người đã đầu hàng. Sư đoàn 99 cũng bị đánh tan. Cuộc tấn công đã xé toang một mảng lớn trên tuyến phòng thủ của phe Đồng minh.
Tran chien dam mau dem Giang sinh nam 1944 hinh anh 2 imrs_2_.jpg
Binh lính Đức quốc xã đốt xe quân sự của Mỹ ở trận Bulge. Ảnh: AP.
Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt. Người Đức sử dụng xe tăng với súng phun lửa, trong khi máy bay Mỹ ném bom napalm xuống mặt đất. Ngày 17/12, tại ngã tư có tên Malmedy, người Đức đã bắt giữ một nhóm lính Mỹ và xử tử 84 trong số họ. Cuối ngày họ giết thêm 8 người nữa tại Ligneuville, theo nhà sử học Beevor.
Dân thường Bỉ cũng không tha. Hơn 100 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em bị sát hại gần Stavelot. Khi cuộc phản công của Đức tiến về phía tây, thị trấn Bastogne trở thành mục tiêu chiến lược mà cả hai bên đều muốn, nhưng người Mỹ đã tới trước và tổ chức phòng ngự ở đây.
Khu vực ngoại ô Bastogne đã bị người Đức bao vây và dự kiến phát động cuộc tấn công vào đêm Giáng sinh nhằm tạo bất ngờ.

Bữa tối Giáng sinh không thể quên

Đêm 23/12 năm đó, nhiệt độ xuống thấp khiến các tháp pháo xe bọc thép bị đóng băng. Lốp của các khẩu pháo bị chôn dưới lớp tuyết dày, George E. Koskimaki, sĩ quan thông tin sư đoàn 101 viết trong cuốn hồi ký năm 1994.
Tình tình tại bệnh viện dã chiến rất tồi tệ. Huyết tương bị đông cứng và các túi đựng phải kẹp dưới nách để làm tan băng. 100 người bị thương trong bệnh viện và có thêm 600 người nữa đang nằm trên sàn trong một phòng gần đó.
Bác sĩ Prior cần được giúp đỡ và 2 cô gái trẻ gan dạ Renee Lemaire và Augusta Chiwy, một cô gái da màu con lai. Chiwy đã chiến đấu với nạn phân biệt chủng tộc để có thể trở thành y tá vào năm 1943, theo nhà sử học Martin King, người Anh. Chiwy đã đến Bastogne để thăm cha khi trận chiến bắt đầu.
Tran chien dam mau dem Giang sinh nam 1944 hinh anh 3 imrs.jpg
Thị trấn Bastogne tan hoang sau cuộc vây hãm của Đức quốc xã. Ảnh: Charles Haacker/Washington Post.
Khi pháo binh Đức cày xới Bastogne, Lemaire đã tình nguyện đến bệnh viện dã chiến để chăm sóc thương binh vào ngày 21/12. Cô nói với Prior rằng có một y tá khác đang ở đây, nhưng là người da màu.
Bác sĩ Prior đã đến gặp cha của Chiwy để nhờ giúp đỡ và cô đã đồng ý theo bác sĩ đến bệnh viện. Tuy nhiên, một số thương binh Mỹ có tâm lý phân biệt chủng tộc và phản đối việc y tá da màu chăm sóc cho họ.
Khi một người lính bị thương phản đối, bác sĩ Prior nói rằng nếu anh không thích điều này, anh có thể gia nhập hàng ngũ những xác chết đang bị đóng băng bên ngoài, nhà sử học King viết.
Vào đêm Giáng sinh, người Đức đã tấn công, bệnh viện dã chiến đã bị phá hủy, nhưng người Mỹ đã tổ chức phòng ngự chặt chẽ và đập tan cuộc phản công. Trận chiến Bulge kéo dài trong một tháng đẫm máu và cuộc chiến ở châu Âu tiếp tục cho đến tháng 5/1945.
Trung úy Robert I. Kennedy đã chia sẻ với Koskimaki rằng ông luôn nhớ Giáng sinh ở Bastogne, đặc biệt là bữa tối. Một hộp bánh hamburger và khoai tây nghiền trong nhiệt độ lạnh khiến chúng gần như bị đóng băng. Không ai có bất kỳ vật dụng nhà bếp nào, vì vậy mỗi người phải dùng bàn tay đầy vết dầu mỡ và thuốc súng để bốc khoai tây nghiền.
“Vì vậy, tôi không bao giờ quên bữa tối Giáng sinh năm 1944”, Kennedy chia sẻ.






Đức ‘cầu xin sự tha thứ’ vì phát động Thế chiến II 80 năm trước

Tổng thống Đức bày tỏ ân hận, nhận trách nhiệm mà đất nước ông gây ra trong Thế chiến II tại lễ tưởng niệm ở Ba Lan, nơi chứng kiến phát súng đầu tiên và thương vong kinh hoàng.

Trận chiến đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến II

Marcel Schmetz vẫn nhớ cảnh những chiếc xe tải chở đầy thi thể lính Mỹ, máu chảy nhuốm đỏ con đường cách đây 75 năm. 




Nằm giữa những ngọn đồi xanh ở Thimister-Clermont, Bỉ, ngôi nhà của ông Marcel Schmetz, 86 tuổi, được biết tới là Bảo tàng Ký ức 39-45, nơi lưu lại những thông tin về trận đánh đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến II: trận Bulge (hay trận Ardennes).
Trận Bulge nổ ra từ ngày 16/12/1944, khi phát xít Đức huy động lực lượng lớn đánh vào phòng tuyến quân Đồng minh nhằm bao vây, chiếm cảng Antwerp, miền bắc nước Bỉ để chia cắt quân Anh và Mỹ trong khu vực, giúp xoay chuyển cục diện chiến trường có lợi cho quân Đức.
Khi trận Ardennes kết thúc vào ngày 24/12/1944, Mỹ bị thiệt hại tới 19.000 binh sĩ, số thương vong nặng nề nhất mà họ phải hứng chịu trong một trận đánh thời kỳ Thế chiến II, nhưng đã bảo vệ thành công phòng tuyến quan trọng trước quân đội phát xít.
Ngồi quanh chiếc bàn ở phòng khách, Marcel cùng vợ Mathilde và cựu binh Arthur Jacobson chia sẻ nhiều câu chuyện về trận đánh tháng 12/1944, đánh dấu sự thất bại của phát xít Đức trước quân Đồng minh. 
Trong ký ức của Schmetz, có những ngày hơn 200 người chết trận. "Nó khiến tôi liên tục gặp ác mộng", Schmetz nói. Cậu học sinh 11 tuổi khi đó quyết tâm phải trả ơn những người lính Mỹ đã tới tham chiến, giúp giải phóng quê hương. "Tôi phải làm điều gì đó".
"Tôi ít khi chia sẻ những câu chuyện này, nhưng thỉnh thoảng kể lại một chút cho ai đó muốn biết", Jacobson, người mới 20 tuổi khi trận chiến nổ ra, nói. 
Những cựu binh ngồi nói chuyện trong phòng khách nhà ông bà Marcel và Mathilde, ở Thimister-Clermont, Bỉ, hôm 10/12. Ảnh: AP.
Những cựu binh ngồi nói chuyện trong phòng khách nhà ông bà Marcel và Mathilde, ở Thimister-Clermont, Bỉ, hôm 10/12. Ảnh: AP.
Jacobson, người lính từng cầm khẩu súng chống tăng Bazooka năm xưa, kể về những người bạn đã mất, về tình bạn có được, với nụ cười buồn và đôi mắt rớm lệ.
Đối với Marcel và Mathilde, đôi vợ chồng nổi tiếng với nhiều người ở Mỹ, việc lưu giữ ký ức về trận đánh 75 năm trước giống như sứ mệnh của cuộc đời, bởi nó là cầu nối của tình bạn và sự cảm thông. Họ không cô đơn trong sứ mệnh này. 
Từ bờ biển ở Normandy, nơi chứng kiến cuộc đổ bộ của quân Đồng minh, tới những cánh rừng ở Ardennes, Bỉ, người dân vẫn rất cảm kích những gì lính Mỹ đã làm. Tuy nhiên, những người đó vẫn sống trên các vết sẹo chiến tranh, nơi chiến trường, đài tưởng niệm, nghĩa trang chỉ cách vài km.
Ký ức dần phai nhạt với nhiều người khi họ chuyển tới sống ở những thành phố châu Âu, nơi ngự trị của hòa bình và thịnh vượng trong những năm tươi đẹp nhất của thế kỷ. Ký ức của các nhân chứng cuối cùng, giờ đã ở độ tuổi ngoài 90, cũng không còn nhiều. 
Đặc biệt, khi mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu có dấu hiệu xấu đi, việc lưu giữ ký ức nguyên vẹn về cuộc chiến năm xưa đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, sứ mệnh của vợ chồng Marcel và Mathilde trở nên quan trọng hơn. "Dù mọi thứ có thay đổi, chúng tôi vẫn phải ghi nhớ những chàng trai sẵn sàng xông pha nơi tiền tuyến để chiến đấu bảo vệ sự tự do của nơi đây", Mathilde nói.
Quân Đức tiến vào Bỉ trong trận đánh Bulge năm 1944. Ảnh: Independent.
Quân Mỹ vượt qua tuyến phòng thủ Siegfried vào Đức năm 1945. Ảnh: Smithsonian Journeys.
Serge Fafchamps, một cảnh sát địa phương, từng có khoảng thời gian cảm thấy phiền muộn khi chưa thể hoàn thành tâm nguyện trao kỷ vật chiến tranh cho gia đình của một lính Mỹ thiệt mạng. Đó là một cuốn Kinh thánh nhỏ có chữ ký của một người tên là Millard Weekley mà gia đình anh nhặt được trong một khách sạn địa phương. Người lính Mỹ có lẽ đã bỏ quên cuốn kinh khi vội chạy ra tiền tuyến.
Giống như nhiều cư dân địa phương, Fafchamps nhận thức sâu sắc sự hy sinh của lính Mỹ trong Thế chiến II và muốn thể hiện rằng họ chưa từng lãng quên điều đó. "Tôi hy vọng điều nhỏ bé này có thể mang lại niềm vui cho gia đình của người lính", Fafchamps chia sẻ.
Fafchamps từng nghĩ không còn cơ hội tìm thấy gia đình người lính Mỹ để trao lại kỷ vật. Nhưng tình cờ, anh biết đến ông bà Marcel và Mathilde, những người sau đó giúp anh hoàn thành tâm nguyện.
"Tôi bắt đầu tìm kiếm với sự giúp đỡ của những người bạn Mỹ. Cuối cùng, chúng tôi tìm thấy Paula Ferrell, con gái của người lính Mỹ đó", Mathilde cho biết.
Trung tá Jim Moretti thuộc Phi đội tiếp nhiên liệu trên không 171 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Pennsylvania, Mỹ, người may mắn biết được câu chuyện, đã đảm nhận trọng trách trao kỷ vật cho Ferry khi biết cô sống gần căn cứ quân sự ở Coraopolis, bang Pennsylvania. Một ngày chủ nhật tại căn cứ của Moretti, Ferrell và gia đình được trao tận tay cuốn Kinh thánh của người cha đã tham gia cuộc chiến.
"Thật tuyệt vời. Tôi rất biết ơn về điều này", Ferrell cảm kích trước việc làm của Fafchamps. Bây giờ, Ferrell luôn đặt cuốn Kinh thánh đó trên chiếc bàn ngay cạnh giường ngủ. Những chữ viết trên trang đầu của cuốn Kinh thánh là ký ức về cha cô. "Cha tôi là người ít nói nên chưa từng kể về cuộc chiến đó", Ferrell cho biết.
Một tình bạn mới đã được thiết lập xuyên đại dương. "Nếu anh ấy có mặt ở đây, tôi thực sự muốn dành cho anh ấy một cái ôm", Ferrell nói về Fafchamps. Trong khi đó, Fafchamps cho biết anh thấy nhẹ nhõm giống như "hoàn thành một nhiệm vụ". 
Chiếc xe tải quân đội "Red Ball Express" với vô số chữ ký của những người lính được xem là hiện vật chiến tranh tuyệt vời nhất ở bảo tàng của vợ chồng Marcel. Tuy nhiên, chủ nhân của các chữ ký đó lần lượt qua đời.
Nhiệm vụ của vợ chồng Marcel ngày càng khó khăn hơn. Marcel, người từng rất lạc quan, giờ bắt đầu lo lắng tìm kiếm một thế hệ lính Mỹ trẻ như Moretti thay ông tiếp tục đảm nhận sứ mệnh. 
"Những người lính Mỹ trẻ tại căn cứ quân sự ở Đức luôn nhắc nhớ tôi về sự góp mặt của lính Mỹ trong trận chiến năm 1944 để giải phóng nơi này. Tôi không thể quên họ. Sao tôi có thể quên họ chứ?", Marcel nói.
Chiếc xe tải quân đội Red Ball Express với vô số chữ ký của những người lính trên thành xe. Ảnh: AP.
Chữ ký của những lính Mỹ trên chiếc xe tải quân đội "Red Ball Express". Ảnh: AP.
Thanh Tâm (Theo AP)

Tin liên quan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét