Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

BÍ ẨN LỊCH SỬ 100/f

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Triều Trần - Vương triều sụp đổ | Chiến tranh Chiêm Thành

Quân Đại Việt thời Lý 5 lần đánh bại Chân Lạp

Quân đội Chân Lạp trong cuộc chiến với người Thái thế kỷ 12 - Ảnh: Internet
Năm lần xâm lược Đại Việt của Đế quốc Angkor (Chân Lạp) dưới thời vua Suryavarman II đều thất bại thảm hại là do thời kỳ này Đại Việt đã là một nước mạnh và đương thời hưng thịnh, với không ít nhân tài phò vua giúp nước.
Chiến thắng của Đại Việt trước liên minh Tống – Chiêm – Chân Lạp năm 1077 ngoài việc giúp cho nền độc lập của dân tộc Việt được giữ vững mà còn dẫn đến những biến động lớn khác trong khu vực. Một trong những hệ quả lớn nhất sau cuộc chiến là việc khiến nước Chân Lạp vốn là một đế quốc đang đà phát triển mạnh thời bấy giờ phải chịu cảnh bại trận liên tiếp trước quân Chiêm Thành. Thời bấy giờ, tiềm lực quân sự của nước Chân Lạp vượt hẳn nước Chiêm Thành. Tuy nhiên vì thiếu cẩn trọng, vua Harshavarman III đã làm tiêu tan những đạo quân hùng mạnh nhất của mình trên đất của người Chiêm.
Việc quân Đại Việt tham chiến giải cứu nước Chiêm Thành đã làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của vua tôi nước Chân Lạp. Quân Chiêm Thành thừa thắng tiến sang tàn phá Chân Lạp, cướp bóc chiến lợi phẩm. Quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành được nồng ấm một thời gian. Đến năm 1103, Lý Giác khởi loạn ở phủ Diễn Châu bị thua, chạy vào Chiêm Thành xuôi vua nước Chiêm lúc này là Jaya Indravarman II cất quân bắc tiến giành lại đất cũ mà người Chiêm đã cắt cho Đại Việt. Năm 1104, Jaya Indravarman II đem quân đánh phá ba châu Minh Linh, Lâm Bình, Bố Chính. Vua cử Lý Thường Kiệt đi đánh, đuổi được quân Chiêm Thành về nước. Vua Jaya Indravarman II mới biết rằng quân Đại Việt vẫn rất mạnh, nên từ đó chịu phục và triều cống theo định kỳ.
Về phía nước Chân Lạp, năm 1080 vua Harshavarman III của nước Chân Lạp chết trong một trận đánh với quân Chiêm Thành dưới sự chỉ huy trực tiếp của vua Harivarman IV. Chân Lạp ngay sau đó trải qua hai triều vua là Jayavarman VI (1080-1107), Drahanindravarman (1107-1113). Lúc này, nội bộ nước Chân Lạp vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bạo loạn và quan hệ với nước Chiêm Thành luôn căng thẳng khiến cả hai nước đều phải chú trọng binh bị đề phòng lẫn nhau. Do đó, quan hệ giữ Chân Lạp và Đại Việt có phần lắng dịu, với nhiều lần sứ giả Chân Lạp đến Thăng Long triều cống.
Đến năm 1113, một người cháu của vua Drahanindravarman làm chính biến lật đổ ông và lên ngôi vua. Người đó là vua Suryavarman II, một trong những vị vua được xem là vĩ đại nhất lịch sử nước Campuchia. Dưới dưới trị vì của Suryavarman II, nước Chân Lạp phục hưng mạnh mẽ nhờ các công trình thủy lợi được xây mới và sự ổn định nội bộ đã được thiết lập lại. Kinh đô Angkor Wat được khởi công xây dựng, là quần thể kiến trúc mang tầm cỡ thế giới đương thời với sức người sức của bỏ ra cực kỳ to lớn. Sẵn đà hưng thịnh, vua Suryavarman II liên tiếp tổ chức những cuộc hành quân xâm lấn các nước láng giềng để bành trướng lãnh thổ.
Vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn (nằm ở miền bắc Thái Lan ngày nay) bị nước Chân Lạp thôn tính. Quân đội Chân Lạp còn lấn chiếm nhiều vùng lãnh thổ phía đông của vương quốc Pagan (Mianmar ngày nay), chiếm đất của nước Grahi ở bán đảo Mã Lai. Nhiều vùng phía tây của nước Chiêm Thành cũng bị quân Chân Lạp chiếm đóng và cướp phá. Gộp cả những vùng lãnh thổ mới chiếm được và những vùng đất đã có trước khi vua Suryavarman II lên ngôi, lãnh thổ nước Chân Lạp thời kỳ này to lớn gần gấp 10 lần nước Đại Việt. Các sử gia phương tây và giới sử hiện đại gọi nước Chân Lạp thời kỳ này là đế quốc Angkor hoặc đế quốc Khmer, để chỉ ra quy mô bành trướng lãnh thổ và mức độ xây dựng vượt hẳn các thời kỳ trước.
Tham vọng bành trướng lãnh thổ của vua Suryavarman II hầu như không có điểm dừng. Đại Việt cũng nằm trong sự nhòm ngó của vị vua hiếu chiến này. Năm 1128, vua Lý Nhân Tông nước Đại Việt mất, thọ 63 tuổi, ở ngôi 56 năm. Trước đó, Lý Nhân Tông vì không có con nối nên lập cháu là Lý Dương Hoán, con trai của Sùng Hiền Hầu làm thái tử. Đến đây, thái tử lên ngôi khi mới 12 tuổi, tức vua Lý Thần Tông. Khi tin tức nước Đại Việt có vua còn nhỏ tuổi đến tai vua Suryavarman II nước Chân Lạp, ông cho rằng đây là thời cơ nên đã điều động quân đội xâm lược Đại Việt. Tháng 2.1128, 2 vạn quân Chân Lạp sang đánh Đại Việt, tiến đến bến Ba Đầu, châu Nghệ An. Bấy giờ, xứ Nghệ An là yếu địa phương nam của Đại Việt, sự bố phòng rất cẩn trọng.
Dựa vào sự chuẩn bị sẵn từ trước, quân dân Nghệ An đã cố gắng chống trả lại địch và cấp báo về triều. Vua Lý Thần Tông bèn sai Nhập nội thái phó Lý Công Bình lĩnh cấm binh vào nam, phối hợp với quân của châu Nghệ An đánh dẹp. Lý Công Bình chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng đã đánh tan tác quân Chân Lạp, bắt sống được tướng Chân Lạp đem về báo tiệp. Chiến thắng này cho thấy rằng những toan tính của vua Suryavarman II đã sai lầm nghiêm trọng. Dù Đại Việt thời này có ấu chúa, nhưng lại có rất nhiều đại thần tài đức phò tá và căn cơ trong nước đã rất vững vàng sau nhiều đời minh quân cai trị.
Không chấp nhận thất bại, chỉ 6 tháng sau, tháng 8.1128 một đạo quân Chân Lạp khác quy mô lớn hơn lại tiến sang. Lần này, quân Chân Lạp đi đường biển đến đánh hương Đỗ Gia (Hương Sơn, Hà Tĩnh ngày nay) thuộc châu Nghệ An, với lực lượng gồm hơn 700 chiến thuyền và hàng vạn quân lính. Vốn đã có đề phòng trước, triều đình Thăng Long cử Nguyền Hà Viêm cầm quân phủ Thanh Hóa, Dương Ổ cầm quân châu Nghệ An phối hợp đón đánh, phá được quân Chân Lạp. Sau thất bại này, vua Suryavarman II lại muốn dùng biện pháp ngoại giao để lấy lại thể diện và tỏ rõ vị thế nước lớn của mình, nên mới sai người trao quốc thư cho châu Nghệ An để gởi trình lên cho vua Lý Thần Tông, yêu cầu Đại Việt cử sứ giả sang Chân Lạp. Vốn đã không hài lòng vì sự hiếu chiến của Chân Lạp, vua Lý Thần Tông thậm chí không thèm trả lời thư. Đó là một thông điệp rõ ràng rằng nước Đại Việt không hề sợ nước Chân Lạp, dù cho thời bấy giờ Chân Lạp đang là một đế quốc rộng lớn đã tiêu diệt và khuất phục nhiều quốc gia khác.
Lại nói đến nước Chiêm Thành kể từ năm 1113 trở đi thường phải chịu sự cướp phá của quân đội Angkor. Khi vua Jaya Indravarman III lên ngôi năm 1129, nước Chiêm Thành đã rơi vào cảnh nội chiến khi mà xứ Panduranga ở phương nam ra mặt ly khai với triều đình Vijaya, liên minh với Chân Lạp đánh phá miền bắc Chiêm Thành. Cuộc chiến này kéo dài bất phân thắng bại do người Chiêm Thành phần lớn ủng hộ triều đình Vijaya khiến cho liên quân Chân Lạp – Panduranga dù đông mạnh hơn nhưng không thể dứt điểm được.
Do đó, vua Suryavarman II dùng uy thế bắt triều đình Vijaya phải chịu thuần phục. Không còn con đường nào tốt hơn, vua Jaya Indravarman III buộc phải chấp nhận. Đến mùa thu năm 1132, vua Suryavarman II lại quyết định đánh Đại Việt, lệnh cho vua Jaya Indravarman III nước Chiêm Thành phải đem binh thuyền theo hỗ trợ. Liên quân Chân Lạp – Chiêm Thành lần này theo đường biển lại vào đánh Nghệ An. Quân dân phủ Thanh Hóa đã cùng quân dân châu Nghệ An chặn giặc. Đến khi Thái úy Dương Anh Nhĩ dẫn quân triều đình đến phối hợp, quân Đại Việt thắng thế và đánh bại quân Chân Lạp cùng quân Chiêm Thành.
Năm 1135, Chân Lạp lại đổi thái độ và cử sứ giả đến Đại Việt. Nhưng chỉ hai năm sau, khi Thái úy Dương Anh Nhĩ đã mất, vua Suryavarman II lại sai tướng Phá Tô Lăng đem quân tấn công nước Đại Việt lệnh cho Chiêm Thành cử quân phối hợp. Thế nhưng triều đình Chiêm Thành lúc này đã quá mệt mỏi vì chiến tranh nên đã không theo lệnh vua Chân Lạp. Rốt cuộc chỉ có mỗi quân Chân Lạp tham chiến. Tướng Phá Tô Lăng đem quân vào đánh châu Nghệ An. Người của châu này chạy trạm báo tin, vua Lý Thần Tông phái Thái úy Lý Công Bình dẫn quân vào đánh. Vẫn như những lần trước, quân Chân Lạp không thể địch nổi sức mạnh của quân Đại Việt. Tướng Phá Tô Lăng bại trận phải lui quân. Từ đó, Chân Lạp càng kiêng nể Đại Việt mà không dám tùy tiện động binh.
Năm 1143, lấy cớ vua Jaya Indravarman III không tuân lệnh điều binh giúp Chân Lạp đánh Đại Việt, vua Suryavarman II đem quân tấn công Chiêm Thành. Vua Jaya Indravarman III đã lãnh đạo người Chiêm chiến đấu quyết liệt, cuộc chiến kéo dài dai dẳng. Đến năm 1145, Jaya Indravarman III bị mất tích trong một trận chiến với quân Chân Lạp. Triều thần tôn hoàng thân Parabrahman lên ngôi, lấy hiệu là Rudravarman IV. Lúc này nước Chiêm Thành đã kiệt quệ, Rudravarman IV phải chịu nhận sắc phong của vua Suryavarman II và mất gần hết quyền cai trị đất nước. Không lâu sau, Rudravarman IV phải cùng con trai là Sivanandana và các triều thần bỏ thành Vijaya chạy sang Đại Việt lánh nạn. Quân Chân Lạp chiếm đóng Vijaya và thiết lập nền cai trị trực tiếp trên toàn bộ lãnh thổ nước Chiêm Thành.
Sau đó với sự hỗ trợ của Đại Việt, Rudravarman IV bí mật trở về xứ Panduranga rồi băng rừng lên cao nguyên, dựa vào cộng đồng người Thượng nơi đây phát động khởi nghĩa chống quân Chân Lạp. Nhiều người Thượng, người Chiêm và cả người Khmer hay tin lần lượt theo về để chống lại sự cai trị hà khắc của nước Chân Lạp. Năm 1147, vua Rudravarman IV mất vì bệnh, hoàng thái tử Sivanandana lên nối ngôi, lấy hiệu là Jaya Harivarman I để tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Chân Lạp. Quân khởi nghĩa của Jaya Harivarman I ngày càng lớn mạnh, dần chiếm lại được xứ Panduranga và kinh thành Vijaya, khôi phục lại chủ quyền nước Chiêm Thành trên phần lớn lãnh thổ.
Suryavarman II chỉ còn kiểm soát một số vùng đất phía bắc Chiêm Thành. Nhưng tham vọng bành trướng vẫn chưa nguôi trong lòng vị vua hiếu chiến này. Bấy giờ nước Đại Việt đang trên đà suy yếu sau khi vua Lý Thần Tông mất (năm 1138). Vua Lý Anh Tông còn nhỏ tuổi, mẹ là Lê Thái hậu giữ quyền nhiếp chính, tin dùng gian thần Đỗ Anh Vũ. Trong nước từ năm 1140-1141 đã nổ ra cuộc nổi dậy của Thân Lợi, khiến cho quan quân nhà Lý phải vất vả đánh dẹp. Tình hình đó một lần nữa khơi dậy mong muốn xâm lăng của Suryavarman II.
Năm 1150, quân Chân Lạp lại tiến đánh Đại Việt, với lực lượng gồm cả thủy bộ và tượng binh. Nhưng cuộc hành quân này của Chân Lạp lại còn thê thảm hơn những lần trước. Sử Việt chép rằng đoàn quân xâm lược Đại Việt khi đến núi Vụ Thâp (thuộc Nghệ An) đã gặp lam chướng, nắng nóng ẩm thấp mà chết rất nhiều, tự tan rã. Nhiều khả năng đã có một dịch bệnh bùng phát trong quân Chân Lạp. Cũng trong năm này, vua Suryavarman II chết. Cho đến nay, cái chết của bạo chúa này vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Có nhiều lập luận cho rằng vua Suryavarman II đã chết trong cuộc hành quân đánh Đại Việt.
Năm lần xâm lược Đại Việt của Chân Lạp (hay còn gọi là Đế quốc Angkor) dưới thời vua Suryavarman II đều thất bại thảm hại là do thời kỳ này Đại Việt đã là một nước mạnh và đương thời hưng thịnh, với không ít nhân tài phò vua giúp nước. Nước Chân Lạp dù cho đất rộng dân đông, có thể liên tiếp động binh không ngừng nghỉ nhưng mô hình nhà nước và quân đội của họ không cho phép tổ chức những đạo quân khổng lồ như các quốc gia phương bắc, và mức độ thiện chiến của quân Chân Lạp thì kém xa quân đội Đại Việt. Do đó, trong những lần đọ sức Đại Việt thường giành chiến thắng chỉ với quân đội chính quy thường trực cùng với quân địa phương mà không phải cho cả nước chuyển sang trạng thái chiến tranh, tổ chức huy động tổng lực lượng trong nước. Điều đó cũng cho thấy, dù hùng mạnh nhưng Chân Lạp cũng chỉ là mô hình đế quốc kiểu cũ ở Đông Nam Á.
Việc bành trướng của họ chủ yếu dựa vào thế mạnh kinh tế nông nghiệp và dân số đông, đánh đến khi đối phương không còn chịu được sự hao tốn nhân lực, vật lực và phải chịu thua. Nhưng khi đối đầu với Đại Việt, đó là điều không thể vì nước Đại Việt có một cách thức tổ chức quân dân ưu việt hơn có truyền thống quân sự trải qua nhiều cuộc chiến quy mô lớn, tích lũy nhiều kinh nghiệm chiến tranh giữ nước hơn. Tuy nhiên, những thế mạnh đó chỉ có thể phát huy khi trong nước quân dân đồng lòng, vua tôi hòa thuận. Đó là nền tảng cho sức mạnh của người Việt.

Quốc Huy

Chiêm Thành cầu hòa Đại Việt để đại chiến với Chân Lạp

Năm 1154, vua Jaya Harivarman I đã đem dâng con gái của mình cho vua Lý Anh Tông, một cử chỉ thể hiện sự thuần phục và kết thân. Vua Lý Anh Tông đã thu nhận người con gái nước Chiêm, qua đó cũng chấp nhận sự thuần phục về ngoại giao của Chiêm Thành.

Các đợt tấn công liên tục của nước Chân Lạp trong kể từ khi vua Suryavarman II lên ngôi (năm 1113) đã khiến đất nước của người Chiêm bị tàn phá nặng nề. Thậm chí có khoảng thời gian Chiêm Thành bị xóa sổ khỏi bản đồ, trở thành thuộc địa của nước Chân Lạp. Năm 1150, vua Chiêm Thành là Jaya Harivarman I sau những nổ lực kháng chiến không ngừng nghỉ đã khôi phục lại được kinh thành Vijaya và góp phần gián tiếp khiến vua Suryavarman II thiệt mạng, nhưng mối họa xâm lăng đến từ nước Chân Lạp đối với Chiêm Thành vẫn còn tồn tại dai dẳng về sau. Và ở chiều ngược lại, nước Chiêm Thành cũng là một thế lực hiếu chiến khi họ trở nên hùng mạnh. Kể từ khi đất nước bị quân Chân Lạp tàn phá và chiếm đóng vào những năm 1145-1150, ý chí báo thù của người Chiêm quốc đã không còn nhắm vào nước Đại Việt mãnh liệt như trước mà chuyển sang căm thù người nước Chân Lạp. Ngoài ra, các đời vua Chiêm luôn phải bận tâm củng cố quyền lực trong nước, ngăn chặn xu hướng ly khai của các tiểu vương.

Từ hàng trăm năm trước, việc năm xứ của người Chiêm nắm giữ quyền tự trị quá cao luôn là một vấn đề nhạy cảm đối với bất cứ triều đại Chiêm Thành nào. Trải qua những nhiều biến cố, xứ Panduranga ở cực nam Chiêm Thành dần trở nên giàu mạnh, thách thức quyền lực của triều đình Vijaya. Cùng với đó, các xứ khác cũng chỉ phục tùng triều đình khi mà có chung lợi ích và nhà vua có đủ uy tín cũng như sức mạnh quân sự. Đến nửa cuối thế kỷ 12, nước Chiêm Thành là một quốc gia liên bang khá lỏng lẻo, và riêng xứ Panduranga gần như là một nước riêng biệt. Vua Jaya Harivarman I đối diện với nguy cơ đất nước của ông hoàn toàn bị phân rã.

Năm 1151, vua Jaya Harivarman I phải thân chinh đi đánh xứ Amaravati (thuộc Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay) vì chống đối lại uy quyền của triều đình Vijaya. Sau đó để được yên ổn mặt bắc, vua Jaya Harivarman I đã chủ động giao hảo với triều đình Thăng Long. Năm 1154, vua Jaya Harivarman I đã đem dâng con gái của mình cho vua Lý Anh Tông, một cử chỉ thể hiện sự thuần phục và kết thân. Vua Lý Anh Tông đã thu nhận người con gái nước Chiêm, qua đó cũng chấp nhận sự thuần phục về ngoại giao của Chiêm Thành. Sự kiện này là tiền đề quan trọng cho vua Jaya Harivarman I thực hiện kế hoạch phục hưng đất nước và báo thù nước Chân Lạp của mình. Khi đã yên mặt bắc, quân đội của triều đình Vijaya ồ ạt đánh xuống xứ Panduranga hòng buộc xứ này quay trở lại quỹ đạo của một đất nước Chiêm Thành thống nhất. Panduranga là một thế lực không dễ đối phó. Họ đã cầm cự với vua Jaya Harivarman I suốt hàng năm trời. Cho đến năm 1161, xứ này phải chịu khuất phục triều đình Chiêm Thành, công nhận vua Jaya Harivarman I là vua của toàn cõi Chiêm Thành. Panduranga vẫn giữ được nhiều quyền tự trị của mình và tiểu vương xứ này vẫn giữ được quyền thế tập.

Vua Jaya Harivarman I đã thành công trong việc tái thống nhất nước Chiêm Thành và củng cố quyền lực của Vijaya nhưng di sản của ông để lại không hề bền vững. Sau khi Jaya Harivarman I mất, con trai ông là vua Jaya Harivarman II không đủ năng lực để khuất phục các tiểu vương. Ở xứ Panduranga, Po Klong Garai trở thành tiểu vương mới một lần nữa nổi lên chống lại triều đình Vijaya. Là một nhân vật giỏi về quân sự và đầy tham vọng, Po Klong Garai đã cho thấy vua Jaya Harivarman II không phải là đối thủ của mình. Năm 1167, Po Klong Garai dẫn quân Panduranga đánh chiếm kinh thành Vijaya, lật đổ vua Jaya Harivarman II. Po Klong Garai trở thành vua của nước Chiêm Thành, lấy hiệu là Jaya Indravarman IV.

Vừa lên ngôi, vua Jaya Indravarman IV đã phải đối diện với nguy cơ bị nước Đại Việt tấn công, vì hành động không nhất quán của đời vua trước đó. Số là vào năm 1166 dưới thời vua Jaya Harivarman II, sứ giả nước Chiêm Thành tuy đến Thăng Long triều cống nhưng khi trở về lại tùy tiện cướp bóc dân ven biển ở hai châu Ô, Lý. Năm 1167, Thái úy Tô Hiến Thành lấy cớ đó đem đại quân vào đánh Chiêm Thành. Đại Việt dưới thời vua Lý Anh Tông vốn không còn hưng thịnh như các đời vua trước, nhưng binh uy so với Chiêm Thành vẫn mạnh hơn rất nhiều. Nhận thấy không thể đối địch được với láng giềng phương bắc, vua Jaya Indravarman IV đã đem lễ vật đến doanh của quân Đại Việt cầu hòa. Thái úy Tô Hiến Thành đã chấp nhận lời cầu hòa của nước Chiêm Thành, dùng lời phủ dụ răn vua Chiêm phải cư xử đúng mực nếu không muốn bị trừng phạt bằng vũ lực. Từ đó nước Chiêm theo định kỳ mà triều cống, luôn giữ lễ phiên thần với Đại Việt. Quan hệ hai nước lại tốt đẹp. Giải quyết xong những rắc rối với Đại Việt, Jaya Indravarman IV bắt tay ngay vào kế hoạch phục hưng nước Chiêm Thành.

Đồng thời với việc kết thân với Đại Việt, vua Chiêm cũng cố gắng kết bang giao với nước Tống để tranh thủ các lợi ích về thương mại. Các hoạt động buôn bán được mở rộng, thương cảng dọc bờ biển nước Chiêm Thành dần lấy lại vẻ thịnh vượng. Chiêm Thành dưới sự trị vì của Jaya Indravarman IV đã thực sự tái thống nhất. Các xứ Chiêm trở nên đoàn kết hơn, hứa hẹn đem tạo ra một sức mạnh to lớn.

Trên những nền tảng đó, vua Jaya Indravarman IV tập trung nguồn lực để xây dựng quân đội hùng mạnh, với mục đích là để báo thù nước Chân Lạp. Ban đầu, vua Chiêm có kế hoạch mua ngựa chiến từ nước Tống để xây dựng kỵ binh hùng mạnh, hòng giành ưu thế với Chân Lạp trong một cuộc chiến trên bộ. Nhưng kế hoạch đó đổ vỡ, bởi chính bản thân nước Tống cũng rất cần ngựa chiến nên đã không đáp ứng mong muốn mua ngựa của Chiêm Thành. Vả lại, Tống cũng rất kiêng dè khi giao thiệp với Chiêm quốc vì ái ngại sẽ đụng chạm đến nước Đại Việt. Thất bại trong kế hoạch mua ngựa từ nước Tống, vua Jaya Indravarman IV chuyển sang nổ lực xây dựng một hạm đội hùng mạnh để đột kích Chân Lạp bằng đường sông. Trong khoảng 10 năm trời, cả nước Chiêm Thành vừa khẩn trương xây dựng kinh tế, vừa hừng hực khí thế mài gươm báo thù.

Trong khi đó thì tại Chân Lạp, năm 1167 một viên quan trong triều đã làm chính biến lật đổ vua Yasovarman II và cướp ngôi, xưng là vua Tribhuvanadityavarman. Quân dân Chân Lạp nhiều người không phục mà nổi lên chống lại. Chân Lạp từ đó trải qua một thời kỳ rối loạn. Chớp lấy thời cơ, năm 1177 vua Jaya Indravarman IV thân chinh dẫn hạm đội Chiêm Thành theo dòng sông Mê Kong hành quân thần tốc tiến đánh Chân Lạp. Khi quân Chiêm Thành tiến đến hồ Tonle Sap (tức Biển Hồ), quân Chân Lạp đã hoàn toàn bị bất ngờ và bị kẻ địch đánh tan tác. Thừa thắng, Jaya Indravarman IV theo đường sông Siem Reap đánh chiếm kinh đô Angkor (bấy giờ gọi là thành Yasodharapura). Vua Tribhuvanadityavarman bị quân Chiêm Thành giết chết trong trận chiến, thành Angkor thất thủ. Nhân danh trả thù cho những gì người Chân Lạp đã gây ra trong những năm xâm lược và chiếm đóng Chiêm Thành xưa kia, vua Jaya Indravarman IV thả cho quân lính mặc sức cướp giết người Chân Lạp, đốt phá tan tành kinh thành Ankor.

Thế nhưng thắng lợi của quân Chiêm Thành dù to lớn thì vẫn chỉ là nhất thời. Từ vị thế kẻ bị xâm lược, người Chiêm lúc này đóng vai trò kẻ xâm lược cường bạo làm toàn thể người nước Chân Lạp căm phẫn và xích lại gần nhau hơn. Ngay sau khi tin tức thành Angkor bị tàn phá không thương tiếc, một hoàng thân nước Chân Lạp, con trai của vua Dharanindravarman II (vị vua trị vì Chân Lạp từ năm 1150 đến năm 1160) đã dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng tập họp được những lực lượng lớn mạnh, tiến hành kháng chiến chống quân Chiêm.

Trong bốn năm ròng chiến đấu, quân khởi nghĩa dần giành ưu thế và đánh bại quân Chiêm ngay tại hồ Tonle Sap. Một chiến thắng khác của người Chân Lạp tại đền Preah Khan thuộc Angkor vào năm 1181 buộc quân Chiêm Thành phải chịu rút lui. Lãnh tụ phong trào khởi nghĩa của người Chân Lạp bấy giờ lên ngôi vua, lấy hiệu là Jayavarman VII. Ông được xem là vị vua huyền thoại của nền văn minh Ankor, với chiến công giành lại độc lập cho đất nước là nhiều thành tựu lớn khác trong thời gian trị vì.

Đây là một giai đoạn đặc biệt khi mà cả hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp đều xuất hiện vua chúa có tài năng kiệt xuất. Cuộc đối đầu giữa vua Jaya Indravarman IV nước Chiêm Thành và Jayavarman VII nước Chân Lạp là một mảnh lịch sử lớn được khá nhiều sử gia phương đông và phương tây nghiên cứu. Những trận đại thủy chiến trên hồ Tonle Sap được lưu giữ trong ký ức cả người Chiêm Thành, Chân Lạp bằng hàng loạt các phù điêu, văn bia và truyện kể. Cuộc đối đầu này vốn là tiếp nối những ân oán giữa hai nước từ thời vua Suryarvarman II xâm lược Chiêm Thành, và nó còn kéo dài sang tận thế kỷ 13 với những sự kiện lớn đẫm máu khác đã góp phần làm suy yếu cả hai nền văn minh… 
Quốc Huy

Trần Nhân Tông - Chế Mân và quan hệ Đại Việt - Champa

24/02/2014 11:29 -
Quan hệ Đại Việt- Champa luôn là mối quan hệ đối kháng tay đôi. Khi thì Đại Việt tiến đánh bắt sống vua Chiêm, khi thì quân Chiêm đánh trả, đốt phá kinh thành Thăng Long. Từ bối cảnh rộng lớn hơn, lịch sử giữa các quốc gia luôn là lịch sử của những tranh chấp địa giới, lãnh thổ. Khi mạnh thì một triều đại sẽ sẵn sàng mở cuộc chiến tranh thị uy, hoặc xâm chiếm đất đai nước khác; khi yếu sẽ bị những nước mạnh hơn lấn lướt và tiêu diệt. Quan hệ Đại Việt- Champa cũng không phải là một ngoại lệ.

Từ quan hệ đồng minh hòa thuận…
Từ năm 1280 đến năm 1310, trong vòng 30 năm, các vị quốc chủ Champa và Đại Việt đã viết nên những dòng sử tương đối hòa thuận trong lịch sử quan hệ giữa hai nước1. Nguyên nhân quan trọng để làm nên mối quan hệ bang giao này chính là việc quân Nguyên tiến đánh phương Nam. Đọc rõ chiêu bài “mượn đường Đại Việt để chinh phạt Champa”, Trần Nhân Tông cùng với các triều thần đã áp dụng kế sách “hợp tung” với Champa để đánh giặc.

Năm 1281, nhà Nguyên đặt riêng hành tỉnh Chiêm Thành2. Năm 1285, Nguyên soái quân Nguyên là Toa Đô đem 5 vạn quân từ Vân Nam thẳng đến Chiêm Thành, hội với quân Nguyên ở Châu Ô Lý rồi cướp châu Hoan, châu Ái, tiến đóng ở Tây Kết (Toàn thư). Trước đó, sau thất bại ở thành gỗ, năm 1283, quân đội và triều đình Champa đã rút quân lên vùng núi để ẩn náu, cố thủ và thực hiện những phép ngoại giao trá hàng khôn khéo để chờ thời cơ3. Đại Việt cũng đã đem hai vạn quân với 500 chiến thuyền ứng viện4. Chiến thuật “vườn không nhà trống” này hẳn là đã mượn từ Đại Việt. Theo Marco Polo, một nhà du hành Âu châu, vua Champa chịu bỏ trống toàn bộ lãnh thổ đồng bằng cho quân Mông Cổ chiếm đóng. Trong suốt hai năm chờ đợi không giao chiến, vì thiếu lương thực, quân Mông Cổ tự rút lui ra khỏi Champa và tiến lên phía Bắc để đánh Đại Việt. Nhưng hẳn là trong những chiến thắng trước quân Nguyên, thì Đại Việt và Champa là hai đồng minh quan trọng, hoặc ít ra không hại nhau khi có đối thủ lớn. Sau chiến thắng quân Nguyên, Đại Việt đã có một đợt trả “các tù binh Chiêm Thành từng theo Toa Đô như bọn Ba Lậu Kê Na Liên” về Chiêm Thành5. Cách hành xử đó là đúng theo phép ngoại giao. Như nhận định của Hà Văn Tấn, việc Đại Việt đánh bại quân Nguyên đã góp phần vào việc giải phóng hoàn toàn Champa6.

Để đẩy quan hệ đồng minh này đi xa hơn và bền vững hơn. Trần Nhân Tông đã có những bước đi mang tính chiến lược, đó là những nước đi chưa từng có tiền lệ7. Năm 1301, với tư cách là giáo chủ của Thiền tông Đại Việt, với tư cách là Thái thượng hoàng, Trần Nhân Tông đã có “chuyến vân du ngoại giao” gần chín tháng tại Champa (từ tháng 3 đến tháng 11). Chưa có một chuyến du hóa nào lâu đến như thế cho đến thời điểm đó. Sử liệu hiện còn không cho biết trong chín tháng đó, vua Trần Nhân Tông và Chế Mân đã có những thảo luận gì về Phật học cũng như chính trị ngoài một số dấu vết vật chất sót lại từ khai quật khảo cổ học8. Mối quan hệ Đại Việt - Champa sau đó dù có thân thiện hơn, nhưng Đại Việt bao giờ cũng tỏ ra “kẻ cả” hơn.

… đến giả vờ chịu lép và giả vờ thể tất

Sự “kẻ cả” ấy hẳn vì nhà Trần đã ba lần đánh thắng quân Nguyên, giúp cho Champa tránh khỏi họa diệt chủng, diệt quốc mà không hao tổn mấy về hòn tên mũi đạn cũng như sinh mệnh con người. Toàn thư ghi: năm 1303, Đoàn Nhữ Hài đi sứ Chiêm Thành, trước khi đi sứ ông đã đến yết kiến Thượng hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Sùng Nghiêm (núi Chí Linh). Những mưu kế ngoại giao của Nhữ Hài rất được Thượng hoàng khen ngợi. Trong chuyến đi sứ đó, Nhữ Hài đã có những thuật ngoại giao được chép lại trong sử như sau: “Trước đây, sứ nước ta tới Chiêm Thành, đều lạy chúa Chiêm trước, rồi sau mới mở chiếu thư. Đến khi Nhữ Hài tới, liền bưng ngay chiếu thư để lên trên án và nói với chúa Chiêm: “Từ khi sứ thiên triều mang chiếu thư của thiên tử sang, xa cách ánh sáng lâu ngày, nay mở chiếu thư, thực như trông thấy mặt thiên tử, tôi phải lạy chiếu thư đã, rồi mới tuyên đọc sau”. Rồi lập tức hướng vào tờ chiếu mà lạy. Lúc ấy, chúa Chiêm đứng bên cạnh, lạy thế không khỏi có chút chưa ổn, nhưng lấy cớ mà lạy chiếu thư thì về lý là thuận, mà sứ tiết cũng không phải khuất... Sau này, đi sứ Chiêm Thành, không lạy chúa Chiêm là bắt đầu từ Nhữ Hài.”

Chi tiết này cho thấy, nhà Trần trong quan hệ ngoại giao với Champa luôn ứng xử ở thế thượng phong. Thế nhưng, mối quan hệ này thực sự cũng không được bền vững, bởi như một tâm lý thâm căn cố đế từ lịch sử, Champa chỉ giả vờ chịu lép vế Đại Việt khi Đại Việt thực sự hùng mạnh. Và Đại Việt cũng hiểu rõ cái sự giả vờ đó của Champa, nên đôi khi cũng giả vờ thể tất. Toàn thư có ghi một đoạn như sau: “Hôm sau, Nhữ Hài treo bảng cấm buôn bán ở Tỳ Ni (bến cảng của Chiêm Thành, nơi tụ tập các thuyền buôn), tuyên đọc xong, treo bảng lên, lại gọi viên coi cảng đến bảo: “Chỗ này người buôn bán tụ họp phức tạp, lại là bến tàu xung yếu, khó giữ gìn, sứ thần về rồi, cất ngay bảng đi, đừng để mất”. Ý ông cho rằng Chiêm Thành tuy đã thần phục, nhưng thực ra chưa chịu nội phụ, bảng cấm rốt cục cũng bị bỏ đi, cho nên nói trước như vậy, không để tự họ làm như thế.”

Đoạn trên cho thấy, Đại Việt và Champa đã có những thỏa thuận về mặt thương mại. Trong đó, việc Đại Việt cấm họat động buôn bán giao thương tại thương cảng Tỳ Ni - một thương cảng quan trọng bậc nhất của Champa9 là một biểu hiện cụ thể. Việc Nhữ Hài rỉ tai viên quan coi cảng thực sự là chi tiết thú vị, cho thấy cảm nhận khá rõ việc “ép người hơi quá đáng” như vậy là không có hiệu quả, nếu không nói là phản tác dụng.
   
Con bài thông hôn
Cách ứng xử ngoại giao như trên hẳn không phải là lối ngoại giao bền vững, cho nên, triều đình nhà Trần đã phải đi đến một thủ pháp quen thuộc. Đó là gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân vào năm 1306. Cuộc hôn nhân này vốn đã được Thượng hoàng Trần Nhân Tông đính ước trước đó năm năm. Khi đó, Chế Mân đã ngoài năm mươi, còn Huyền Trân mới hai mươi tuổi. Mối lương duyên này, như ta biết, đã bị phần lớn triều thần (chủ yếu là các nhà nho) phản đối. Từ Ngô Sĩ Liên trở về sau, các sử thần đều chê biếm Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông ở điểm này. Ví dụ như Ngô Thì Sĩ đã phê những lời sử bình như sau: “Nhà Trần chỉ cốt cái lợi trước mắt luôn luôn mượn son phấn để thay bức trường thành. Đem Ngoạn Thuyền gả cho Nguyễn Nộn, Thiên Tư10 gả cho Thoát Hoan, Huyền Trân gả cho Chế Mân, đều là con gái vua chứ không phải mượn dùng con gái trong họ như đời trước. Khi bình thường quý trọng con gái mình đến mức không phải là người trong năm thứ tang phục thì không kết hôn; nay đối với bọn giặc mọi rợ khác nòi thì giao cho không chút đoái tiếc, như thế là thế nào? Tuy vậy nhưng Chế Mân cũng là vua một nước đấy, lấy Huyền Trân về thì cắt đất bãi binh, rốt cuộc mở mang bờ cõi Thuận Hóa làm lợi cho đời sau chẳng hơn là Nguyễn Nộn không chịu vào chầu; Thoát Hoan không chịu rút quân mà Ngoạn Thiền, Thiên Tư thì uổng chuốc cái nhục thất tiết hay sao?”11


Vua Trần Nhân Tông (ngồi trên võng) trong tranh “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ”.

Một số câu hỏi cần được đặt ra ở đây. Rằng vì sao Chế Mân lại dâng hai châu Ô, châu Lí để làm sính vật? Một cuộc trao đổi như thế chẳng phải Đại Việt quá lãi, mà Champa quá thiệt đó sao?

Theo chúng tôi, việc cưới gả, sính lễ chỉ là hình thức của một thỏa thuận ngoại giao giữa hai nước. Khi Đại Việt thấy không thể nào kiềm chế, quản lý Champa ở phương diện giao thương, cũng như không thể nào kiểm soát được “độ quy thuận” của Champa, triều đình nhà Trần mới ép Champa đi đến một thỏa thuận rõ ràng: cắt hai châu cận kề về Đại Việt, và để tin nhau hơn thì cần phải có quan hệ thông hôn. Để lấy được Huyền Trân, Chế Mân hẳn đã phải được sự đồng thuận của vợ cả cùng hội đồng dòng tộc của hoàng hậu Champa. Hơn nữa, việc lấy Ô - Lý làm sính lễ - một việc quan trọng hơn rất nhiều so với việc trên, cũng đã được hội đồng gia đình hoàng gia mẫu hệ Champa chấp thuận. Đúng hơn, dưới áp lực ngoại giao của Đại Việt, dòng họ này đã buộc phải thực hiện một phương án mà họ không thể/hoặc không dám làm khác, bù lại họ sẽ có những điều mà mình mong muốn: tự do buôn bán.

Ngấm ngầm Việt hóa

Việc chuyển hai châu Ô - Lý về Đại Việt, với sự toan tính của triều đình Chế Mân, có điểm tinh tế cần thảo luận ở đây. Bởi chúng ta biết rằng, chế độ quân chủ Champa không phải là chế độ quân chủ tập quyền chuyên chế như các học giả Pháp đầu thế kỷ XX đã hiểu12, mà quyền lực trên lãnh thổ dàn trải ở những tiểu quốc nhỏ hơn. Champa ở thời điểm đó là một mô hình nhà nước mandala13, với một ông vua đứng đầu là Chế Mân, với các ông vua nhỏ cai quản các tiểu quốc khác. Mối quan hệ giữa các tiểu quốc này không thực sự bền chắc như mô hình chuyên chế theo kiểu Trung Hoa như ở Đại Việt. Vì thế, việc cắt hai châu Ô - Lí cho Đại Việt, đối với Chế Mân cũng giống như là việc “chuyển nhượng hai electron” cho một Mandala khác. Đổi lại việc đó, Champa sẽ xóa bỏ được những điều khoản bất lợi trước đó và phần nào giữ được mối quan hệ hòa hảo với Đại Việt. Mặt khác, Chế Mân cũng biết rằng, các tiểu quốc này sẽ không dễ dàng khuất phục Đại Việt và rằng ông đang thực hiện một thao tác chính trị mới: liên kết hai mandala chính trị lớn, giống như ông đã làm với mandala ở Jawa14.

Sự tính toán của Chế Mân đã nhanh chóng trượt theo quỹ đạo chính trị của nhà Trần. Như ta biết, ngay sau khi sáp nhập về Đại Việt, những người đứng đầu của thế lực bản địa tại La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng (có khả năng là thủ phủ của hai châu này) đã được Đoàn Nhữ Hài trao cho quan tước, cấp thêm ruộng đất và miễn tô thuế liền trong ba năm. Một chính sách vỗ về cho nhóm người này, có khi còn ưu ái hơn cả khi họ thuộc về Champa. Điều đó khiến cho “các electron“ này tưởng như mình vẫn đang tồn tại trong một mandala chính trị như cũ, hoặc đang ở một mandala có lợi hơn cho họ. Vì thế, việc nhóm quyền lợi ấy tạm thời thuận theo Đại Việt rồi dần dần bị Việt hóa về văn hóa cũng như về chính trị là điều mà Chế Mân chưa bao giờ tưởng tượng đến. Đã đến lúc có thể nghĩ đến một chính sách Việt hóa ngấm ngầm mà triều đình nhà Trần đã thực hiện, giống như Lê Thánh Tông sau đó. Không chỉ có vậy, Toàn thư còn ghi việc “trại chủ Câu Chiêm” làm nội ứng cho nhà Trần trong cuộc chiến tranh Đại Việt- Champa năm 1312. Tạ Chí Đại Trường đã nhận định rằng: “đã có một thế lực trên vùng biên giới không lệ thuộc vào Vijaya nhiều lắm, có thể tự ý hành động khi thấy có cơ hội thuận lợi tại địa phương”15.

Có thể nói, sự việc Huyền Trân lấy Chế Mân với sính lễ là hai châu Ô - Lý là một sự tính toán, cân nhắc mang tính chiến lược giữa hai triều đình Đại Việt - Champa. Thỏa thuận hôn nhân giữa Trần Nhân Tông và Chế Mân cho thấy sự nhạy bén và viễn kiến chính trị của hai vị quốc chủ này. Việc Huyền Chân làm dâu đất Chăm, thực chất là hệ quả của những cái bắt tay ngoại giao có cương lực để thử độ mềm - rắn của vương triều Champa. Quan hệ Đại Việt - Champa trong quãng thời gian trị vì của Trần Nhân Tông và Chế Mân là quãng thời gian “đấu trí cân não” để tạo nên tình thế hòa hảo khá êm đẹp. Nhưng rồi, Chế Mân mất năm 1307 và Trần Nhân Tông viên tịch năm 1308. Hai sự kiện này đã khiến cho mối quan hệ êm dịu giữa hai nước đi đến hồi cuối. Không một vị quốc chủ kế nhiệm nào sau đó cũng hiểu hết ý đồ của những người đi trước để thi hành chế độ ngoại giao hòa bình!

---

1 Xem thêm G. Maspéro. 1928. Le Royaume de Champa. Paris and Brussels: Van Oest. P.173.
G. Coedès. 1948. Les États Hindouidés d’Indochine et d’Indonése. De Boccard. P.322.
Hà Văn Tấn. Phạm Thị Tâm. 1972. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII (in lần 3). Nxb. KHXH. H. tr.121.

2 Tạ Chí Đại Trường. 2009. Bài sử khác cho Việt Nam. Văn Mới. USA. tr.222.
3 Tạ Chí Đại Trường. 2009. sdd. tr.224-225. Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm. 1972. sdd. tr.141-149.
4 Nguyên sử. Q.209. An Nam truyện tr.5b [Chuyển dẫn Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm. 1972. sdd. tr. 149].
5 Đặng Xuân Bảng. 2000. Việt sử cương mục tiết yếu. Hoàng Văn Lâu dịch và chú giải. Nxb KHXH. H. tr.182.
6 Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm. 1972. sdd. tr.162.
7 “Đây là một trường hợp cực kỳ hiếm hoi đối với các nước trong khu vực, khi người đứng đầu trên thực tế của một quốc gia thực hiện một chuyến thăm hữu nghị đến một nước láng giềng.” [A.B. Poliacop. 1996. Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X- XIV. Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân dịch. Nxb. Chính trị Quốc gia. H. tr.242-243].
8 Tạ Chí Đại Trường. 2009. sdd. tr. 234- 235.
9 Tỳ Ni còn gọi là Thi Lị Bì Nại hay Thi Nại (Sri Vinaya), tức là cửa Quy Nhơn ngày nay, là thương cảng lớn nhất của Champa, “là đô thị cổ đại duy nhất và lớn nhất của Champa tồn tại trong suốt năm thế kỷ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)” [Đỗ Bang. 1986. Dấu tích của Thành Thi Nại của Champa (Nghĩa Bình), trong: Những phát hiện mới về Khảo cổ học, tr.383; xem thêm Đinh Bá Hòa. 1986. Về vị trí của thành Thị Nại, trong “Những phát hiện mới về Khảo cổ học”, tr.386; Lê Đình Phụng. 1993. Vài ý kiến về thành cổ Chămpa ở Bình Định, trong “Văn hóa Bình Định”, chuyên san Văn hóa Chàm trên đất Bình Định, tr.9; Đỗ Trường Giang. 2007. Sự phát triển của nền hải thương Champa thời kỳ Vijiaya cuối thế kỷ X đến cuối thế kỷ XV. Trong “Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI- XVII”. Nxb Thế giới. H. tr. 116-117; Đỗ Trường Giang. 2011. Biển với lục địa - Thương cảng Thị Nại (Champa) trong hệ thống thương mại Đông Á. Trong “Người Việt với Biển”, Nxb Thế giới. H.].
10 Tức công chúa An Tư.
11 Đại Việt sử ký tiền biên. nxb KHXH. H. 1997. tr.406-407.
12 Xem Georges Maspéro: Le Royaume de Champa, rev.ed. Paris and Brussels: Van Oest, 1928; R.C.Majumdar: Champa – History and culture of an Indian colonial kingdom in the Far East, 2nd-16th century A.D, P. Gyan Publishing House, New Delhi, 1927.
13 Mandala là một thuật ngữ của thế giới quan Phật giáo, là thuyết coi vũ trụ có cơ cấu đa tầng, với nhiều yếu tố hướng tâm. Mô hình thế giới này được áp dụng cho nhiều loại hình nghệ thuật ở Đông Á và Đông Nam Á, như hội họa, kiến trúc, đồ họa cổ…. [Xin xem Trần Trọng Dương. 2013. Kiến trúc một cột thời Lý. Suối nguồn 9- Nxb. Hồng Đức. TP. HCM. ]. Các học giả thế giới hiện nay dùng “mandala” để áp dụng cho các mô hình nhà nước hoặc mô hình kinh tế ở Nam Á thời cổ. [O.W.Wolters. (1982). History, Culture and Region in Southeast Asian Perspectives, Institute of Southeast Asian Studies; Đỗ Trường Giang. (2009). Mandala trong nhận thức và cách nhìn của các học giả quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2]. Xem thêm:
14 Dominique Nguyen. 2008. 700 năm cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa. Champaka số 09/ 2008. tr.40-56.
15 Tạ Chí Đại Trường. 2009. sdd. tr.257.
Đức vua Chế Mân và cuộc hôn nhân với Huyền Trân Công chúa
Ngày cập nhật 05/07/2018
Tháp Chăm tại Bình Định. Ảnh: dulichbinhdinh

Theo sử lược, mối quan hệ Việt - Chăm có một thời kỳ vô cùng đặc biệt đó là giai đoạn cùng nhau hợp tác chống lại quân Nguyên Mông. Xuất phát từ mối quan hệ đó, nhằm thắt chặt tình bang giao hữu nghị lâu dài, vua Trần đã đi xa hơn nữa bằng việc đồng ý cho Chế Mân (Jaya Simhavarman III) là vua Champa sánh duyên với Huyền Trân - nàng Công chúa Đại Việt.
Không được Đại Việt cho mượn đường bộ, năm 1282 Toa Đô dẫn 1.000 chiến thuyền tới cửa biển Chiêm Thành và chiếm thành Đồ Bàn, vua Chiêm là Indravarman phải rút chạy lên núi để cầm cự, cho đến năm 1285, khi vua Nhân Tông phản công, đánh bại Thoát Hoan, chém đầu Toa Đô, thì Chiêm Thành mới được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của quân Mông Cổ. Trước đó, năm 1284, Nguyên sử chép: Nhân Tông phản đối lời vu cáo nói rằng ông đã viện trợ cho Chiêm Thành và đã gởi hai vạn quân và 500 chiến thuyền cho Chiêm Thành: “Nếu xứ này không giữ hết bổn phận đối với thiên triều thì đó cũng không phải là một lý do để tôi giúp Chiêm Thành” (Nguyên sử. Dẫn lại theo G.Masperro: Vương quốc Chămpa, tr. 184). Đọc lời phản đối này chúng ta hiểu quả thật Đại Việt đã giúp Chiêm Thành rất nhiều, và cũng là để bảo vệ chính mình, trước sự xâm lược của quân Nguyên.
Vì tuổi già sức yếu trong cuộc chiến chống Mông Cổ, vua Indravarman V thoái vị vào cuối thế kỉ thứ 13, nhường ngôi lại cho con là Jaya Sinhavarman III, mà người Việt gọi là Chế Mân.
Chữ Chế phiên âm từ tiếng Phạn  Cri( vua), còn chữ Mân là phiên âm từ chữ Sinhavarman.
Khi còn là thế tử, Chế Mân tên là Harijit con của hoàng hậu Gaurendrakmi. Chế Mân là một bậc anh tài lỗi lạc, từng theo cha đánh giặc chống quân xâm lăng Mông Cổ. Trong suốt thời gian trị vì, Chế Mân đã xây dựng nhiều đền đài tráng lệ, như tháp Po Klaun Garay trên đồi Chek Hala (tức đồi cây trầu ở Phan Rang) và đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân Chămpa. Nhà vua chú trọng rất nhiều đến lĩnh vực ngoại giao. Vương quốc Champa giao thiệp thân mật với vương quốc Lào và Chân lạp. Nhưng đối với kẻ xâm lăng như quân Mông Cổ, Chế Mân chiến đấu tới cùng cho đến khi đuổi được quân ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ mới thôi; đối với những kẻ mạnh hơn nhà vua không bao giờ phục tùng. Còn Đại Việt, sau khi dành được quyền độc lập vào thế kỷ thứ 10, liền thực hiện chính sách đưa người Việt tiến dần về phía Nam tìm thêm đất mới. Cuộc Nam tiến này đã biến các quốc gia láng giềng thành những chư hầu mà vương quốc Chămpa là nạn nhân đầu tiên. Xung đột biên giới phía Bắc là một trong những vấn đề khó giải quyết trong suốt quá trình hình thành của vương quốc Chămpa. Chính vì thế ngay từ khi lên ngôi, Chế Mân liền chấm dứt bang giao với Đại Việt, một vương quốc thường gây chiến với Chămpa thời đó. Phải chờ đến năm 1293, nhân dịp lễ lên ngôi của vua Trần Anh Tông( sau khi vua cha là Trần Nhân Tông thoái vị), Chế Mân đã gửi một phái đoàn sang Đại Việt tham dự, quan hệ giữa hai nước mới thân thiện trở lại.
Theo Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (quyển VIII), vào tháng 3 năm Tân Sửu (1301), hiệu Hưng Long thứ 9, đời vua Trần Nhân Tông, lúc bấy giờ Đức Thượng hoàng là Trần Nhân Tông đã truyền ngôi cho con ở núi Yên Tử, thường vân du đây đó để quan sát dân tình, rồi sang Chiêm Thành. Ngài rất thích thú với đất nước kỳ diệu này, nên đã lưu lại hơn nửa năm trời để thưởng ngoạn và tìm hiểu phong tục tập quán của dân tộc Chăm. Cảm kích trước tài năng lỗi lạc của Chế Mân và tinh thần hiếu khách của đất nước Champa, để thắt chặt tình hòa hiếu giữa hai nhà nước, Trần Nhân Tông đã hứa gả Công chúa Huyền Trân cho vị vua phương Nam là Chế Mân. Mãi đến tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) tức 5 năm sau, Chế Mân dâng hai châu Ô và Lý làm sinh lễ. Huyền Trân Công chúa chính thức lên xe hoa về nhà chồng. Xin nói rõ là lúc bấy giờ Chế Mân đã có vợ chính thức người xứ Java – hoàng hậu Tapasi. Khi về Chiêm Thành, Huyền Trân Công chúa được phong chức Paramecvari.
Chế Mân (Jaya Simhavarman III), làm vua được 19 năm (1288-1307). Là vị vua tài năng lỗi lạc, nổi tiếng khắp vùng Đông Nam Á. Tiếng tăm của ông đã đến tại Thượng hoàng nhà Trần, một người mà Trúc Lâm Đại Sĩ Nhân Tông đã rất có cảm tình từ 18 năm trước. Khi đó, Chế Mân còn là một thái tử trẻ tuổi nhưng đầy dũng cảm, tài ba và mưu lược. Chúng ta nên nhớ rằng vua cha Trần Nhân Tông là một người đứng đầu phái Trúc Lâm, đạo hiệu là Trúc Lâm đại sĩ.
Vậy việc ông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân không phải vì được Chế Mân tôn kính, hậu đãi. Đãi một nhà sư khổ hạnh thì phải thế nào gọi là hậu? Sở dĩ có việc này là do lòng cảm phục của Thượng hoàng đối với Chế Mân là một vị vua trẻ tài ba. Cảm tình này đã nhen nhúm trước đó, kể từ năm 1283 là năm Chế Mân đã anh dũng lãnh đạo nhân dân Champa đứng lên chống quân Nguyên Mông. Lúc đó, vua Trần đã phái 2 vạn quân và 500 chiếc thuyền sang tiếp viện cho Chế Mân. Nên khi sang Champa, được việc gần gũi Chế Mân, tận mắt chứng kiến những việc làm của Chế Mân, Trần Nhân Tông quyết định gả con gái mình cho người vị vua trẻ Champa. Con mắt xét người của Trúc Lâm đại sĩ không phải nhầm lẫn, trải qua một thời gian dài cân nhắc kỹ lưỡng nên mới đi đến quyết định một việc tối quan trọng này. Giữa một bên là vua của một nước hùng mạnh, tài ba lỗi lạc, sánh duyên với một Công chúa sắc đẹp tuyệt trần hẳn là đôi uyên ương đẹp đôi vừa lứa, môn đăng hộ đối. 
Huyền Trân - Công chúa của Đại Việt trở thành hoàng hậu nước Chiêm với tôn hiệu Hoàng hậu Paramesvari, đứng đầu các hậu và phi của vua Chiêm. Nhưng chẳng may chỉ được non một năm, tháng 5 Đinh Mùi (1307), trong lúc công chúa đang có thai, vua Chế Mân bị bạo bệnh qua đời.
Tượng thờ Huyền Trân công chúa ( Ảnh tư liệu)
Tuy trì hoãn vì phải chờ ngày hoàng tử được sinh ra và đón đoàn sứ thần của Đại Việt vào viếng tang, nhưng theo luật tục Chiêm Thành thì hoàng hậu phải chịu hỏa thiêu chết theo vua.
Đoàn Đại Việt do các quan Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ (Tể tướng) Trần Khắc Chung, An phủ sứ (Tỉnh trưởng) Hóa Châu Đặng Văn và một số vị tăng sĩ Phật giáo dẫn đầu, đưa theo hàng nghìn thủy thủ tùy tùng, đi thuyền sang Đồ Bàn (kinh đô Chiêm Thành, nay ở Bình Định), cuối năm 1307. Lúc đó, hoàng hậu Paramesvari (Huyền Trân) đã sinh thế tử Chế Đa Da và đang chờ hành lễ tự hiến để theo chồng trên giàn thiêu đã sắp đặt sẵn ở bờ biển Quy Nhơn, bên thành Đồ Bàn. Đoàn sứ Việt xin lập trai đàn trên một số chiến thuyền được kết lại ở ngoài biển để làm lễ cho vua Chế Mân và xin đón hoàng hậu đích thân ra tới trai đàn đứng làm chủ lễ cúng tế chiêu hồn cho chồng theo phong tục Việt, trước khi quay vào bờ lên giàn hỏa thiêu. Phó vương Chiếm Chế Chí thuận theo. Khi thuyền của hoàng hậu đang đi trên biển thì thủy quân Việt bất ngờ đón lấy và bắt theo 300 cung nữ, lính hầu người Chiêm, giong buồm về Bắc. Có lẽ cân nhắc tình thế và thể tình, nên triều đình Chế Chí đã không cho đuổi theo, mặc dù chiến thuyền của Chiêm Thành thời đó rất mạnh. Khi đến Hóa Châu, đoàn nhà Trần tạm dừng nghỉ và cho 300 người Chiêm trở về nước.
Bà viên tịch vào đêm mùng 9 tháng giêng năm 1340, được ngoài 50 tuổi. Dân làng Thái Đường nhớ ơn, tôn Bà làm Mẫu Huyền Trân và dựng ngôi Chùa Cả ở gần sông Thái Sư để thờ, nay còn dấu tích; còn dân làng Dành thì tôn bà làm thành hoàng.
Tóm lại, qua mối tình sử này, quan hệ tốt đẹp giữa Đại Việt và Champa được hàn gắn, thắt chặt hơn. Lịch sử hai nhà nước đã có bước phát triển mới.  Người đời sau đã khắc ghi tên tuổi của nàng Công chúa Huyền Trân xinh đẹp đã có công trong mối quan hệ Chăm – Việt tốt đẹp này. Trung tâm Văn hoá Huyền Trân toạ lạc tại 151 Thiên Thai, phường An Tây, thành phố Huế là một nơi thờ tự trang nghiêm, bề thế ghi nhận công đức của công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cỏi. Ngày nay, vương quốc Champa đã không còn nữa, trở thành một bộ phận nước Việt Nam thống nhất, tộc người Chăm cũng đã hòa nhập vào cộng đồng dân tộc anh em, cùng hòa thuận, bình đẳng với nhau xây dựng nước Việt Nam văn minh tiến bộ.
Ái Nhàn ( tổng hợp)

Trần Anh Tông chinh phạt phương nam, vua Chiêm Thành đầu hàng

Quân Trần điểm binh

Dưới sự bảo trợ của vua Chiêm, các toán quân nhỏ người Chiêm Thành bắt đầu thực hiện các vụ cướp bóc, bắt cóc người vùng biên giới. Những sự việc này bị triều đình Đại Việt phát giác, khiến vua Jaya Sinhavarman IV bị xem như kẻ phản trắc trong mắt vua tôi nhà Trần.

Thời trị vì của vua Jaya Sinhavarman III (Chế Mân) là giai đoạn vàng son trong lịch sử Chiêm Thành và cũng là quãng thời gian mà Đại Việt và Chiêm Thành có quan hệ rất thân thiết. Từ đó trở về sau, Việt-Chiêm hiếm có giai đoạn nào thân thiện với nhau được như thế. Năm 1307, vua Jaya Sinhavarman III khi mới kết hôn với công chúa Huyền Trân chừng một năm. Đến năm 1308, Thượng hoàng Trần Nhân Tông nước Đại Việt mất ở Yên Tử. Thời kỳ của những nhà cai trị Việt-Chiêm cùng nhau sát cánh chống Nguyên Mông, những người dày công gây dựng hòa bình đã khép lại.
Khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông còn tại thế, đường lối đối ngoại hòa bình của ngài đã góp phần áp chế những tư tưởng hiếu chiến trong triều đình Đại Việt. Tuy vậy, trong hàng ngũ quan lại Đại Việt và kể cả nhà vua Trần Anh Tông vẫn luôn mong muốn Đại Việt có được vị thế bề trên và tìm cách áp đặt tư tưởng lên nước Chiêm Thành. Đại biểu cho phái “diều hâu” trong triều đình Đại Việt trước tiên phải kể đến là Tri khu mật viện sự Đoàn Nhữ Hài. Ông là người chủ trương có thái độ cứng rắn với Chiêm Thành. Năm 1303, Đoàn Nhữ Hài được giao nhiệm vụ đi sứ nước Chiêm. Trong chuyến đi này, ông đã cố gắng khẳng định vị thế nước bảo hộ của Đại Việt trên phương diện ngoại giao. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép lại về chuyến đi sứ này như sau :
“Trước đây, sứ nước ta tới Chiêm Thành, đều lạy chúa Chiêm trước, rồi sau mới mở chiếu thư. Đến khi Nhữ Hài tới, liền bưng ngay chiếu thư để lên trên án và nói với chúa Chiêm: “Từ khi sứ thiên triều mang chiếu thư của thiên tử sang, xa cách ánh sáng lâu ngày, nay mở chiếu thư, thực như trông thấy mặt thiên tử, tôi phải lạy chiếu thư đã, rồi mới tuyên đọc sau”.
Rồi lập tức hướng vào tờ chiếu mà lạy. Lúc ấy, chúa Chiêm đứng bên cạnh, lạy thế không khỏi có chút chưa ổn, nhưng lấy cớ mà lạy chiếu thư thì về lý là thuận, mà sứ tiết cũng không phải khuất. Hôm sau, Nhữ Hài treo bảng cấm buôn bán ở Tỳ Ni (bến cảng của Chiêm Thành, nơi tụ tập các thuyền buôn), tuyên đọc xong, treo bảng lên, lại gọi viên coi cảng đến bảo: “Chỗ này người buôn bán tụ họp phức tạp, lại là bến tàu xung yếu, khó giữ gìn. Sứ thần về rồi, cất ngay bảng đi, đừng để mất”.
Ý ông cho rằng Chiêm Thành tuy đã thần phục, nhưng thực ra chưa chịu nội phụ, bảng cấm rốt cục cũng bị bỏ đi, cho nên nói trước như vậy, không để tự họ làm như thế. Sau này, đi sứ Chiêm Thành, không lạy chúa Chiêm là bắt đầu từ Nhữ Hài.”
Sau chuyến đi sứ này, vua Trần Anh Tông càng thêm tin dùng Đoàn Nhữ Hài, phong cho ông chức Tham tri chính sự. Điều này cho thấy rằng vị vua Đại Việt cũng muốn theo đuổi chính sách dùng uy nước lớn để áp chế Chiêm Thành. Hơn nữa, sự kể cả của Đại Việt cũng bắt nguồn từ việc trước đó nhà Trần đã từng cử quân giúp Chiêm Thành chống Nguyên Mông, cũng như từ chối cho Nguyên Mông mượn đường đánh Chiêm. Bấy giờ vua Jaya Sinhavarman III vẫn còn tại thế, dù Chiêm Thành chịu nhún nhường về ngoại giao, nhưng về nội trị họ vẫn giữ được độc lập. Là một nước có dân số ít hơn nhiều lần và phần nào chịu ơn Đại Việt, triều đình Chiêm quốc lúc này chấp nhận vị thế nước nhỏ để duy trì môi trường hòa bình, làm tiền đề cho thương mại phát triển.
Sau khi vua Jaya Sinhavarman III mất, vua kế nhiệm là Jaya Sinhavarman IV tuy vẫn duy trì triều cống nhưng trong lòng lại không phục. Ông nuôi chí đòi lại phần đất hai châu Ô, Lý mà cha mình đã cắt nhượng cho Đại Việt. Vua Chiêm cho người trà trộn vào nhân dân hai châu này để kích động nổi loạn. Dưới sự bảo trợ của vua Chiêm, các toán quân nhỏ người Chiêm Thành bắt đầu thực hiện các vụ cướp bóc, bắt cóc người vùng biên giới. Những sự việc này bị triều đình Đại Việt phát giác, khiến vua Jaya Sinhavarman IV bị xem như kẻ phản trắc trong mắt vua tôi nhà Trần. Nhận thấy rằng khả năng bùng phát xung đột sắp xảy ra, Đoàn Nhữ Hài đã ngầm bày mưu trước để giành sẵn lợi thế. Khi trại chủ Câu Chiêm nước Chiêm Thành đi sứ sang Đại Việt, Đoàn Nhữ Hài bấy giờ giữ chức Tri khu mật viện sự đã tranh thủ bắt liên lạc và mua chuộc người này làm nội ứng cho Đại Việt.
Rốt cuộc đến đầu năm 1312, vua Trần Anh Tông ngự giá thân chinh đi đánh Chiêm Thành sau nhiều toan tính và chuẩn bị. Hoàng thái tử Trần Mạnh được giao chức Giám quốc, cùng với Chiêu Văn đại vương Trần Nhật Duật chỉ huy quân tả hữu Thánh Dực ở lại trấn giữ kinh thành, trông coi việc nước. Khi quân đoàn quân viễn chinh đến châu Lâm Bình, vua chia quân làm ba đạo. Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn dẫn quân theo đường núi. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư chỉ huy thủy quân đi đường biển. Vua Trần Anh Tông dẫn trung quân theo đường ven biển hành quân bộ vào đất Chiêm Thành, có Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão đi cùng với vua. Đoàn Nhữ Hài được giao chức Thiên tử chiêu dụ sứ đi trước để lo việc địch vận. Cánh quân của vua Trần Anh Tông tiến nhanh, đến trại Câu Chiêm thì dừng quân lập ngự doanh. Ở trong quân, Minh Hiến vương Trần Uất khi trò chuyện với binh sĩ thì bày trò biện bác, làm ảnh hưởng đến lòng quân. Vua Trần Anh Tông biết chuyện, sai đuổi khỏi doanh trại và lệnh các quân không được thu nhận. Minh Hiến vương phải ngủ ngoài đồng cùng vài gia nô. Phạm Ngũ Lão biết được, bèn mời vào doanh của mình và nói với mọi người: “Thánh thượng vừa quở trách ân chúa và đuổi ra ngoài, lỡ ra bị giặc bắt được, thì chúng nói là bắt được hoàng tử, chứ biết đâu là bị vua quở trách ! Ngũ Lão thà chịu tội trái lệnh, chứ không nỡ làm lợi cho giặc”.
Do đã có giao ước từ trước, trại chủ Câu Chiêm đã không chống trả. Đoàn Nhữ Hài cho người đến truyền tin, yêu cầu người trại chủ ấy dụ hàng vua Chiêm. Người trại chủ vào kinh thành Vijaya báo lại với vua Jaya Sinhavarman IV về việc đó. Lúc này thế lực quân Đại Việt quá vượt trội. Vua Jaya Sinhavarman IV biết khó chống nổi, bèn thuận theo lời dụ và đem gia thuộc đi đường biển đến doanh của vua Trần Anh Tông để đầu hàng. Bấy giờ thủy quân của Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư tiến nhanh nên đã gần đến trung châu nước Chiêm Thành. Khi hay tin vua Chiêm đi thuyền ngược lên phía bắc đầu hàng, Khánh Dư bán tín bán nghi nên dẫn quân đuổi theo phía sau. Đoàn Nhữ Hài biết tin liền tức tốc chạy trạm báo tin cho vua Trần Anh Tông rằng: “Khánh Dư có ý chực cướp thiên công [tức cướp công vua] ”. Vua Trần Anh Tông cho rằng Trần Khánh Dư cố tình đuổi đánh kẻ đã đầu hàng nên rất tức giận, sai sứ bắt giám quân của Khánh Dư là Nguyễn Ngỗi đem chặt chân. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư rất sợ hãi, tự mình đến ngự doanh tâu với vua: “Tôi sợ ở biển, chúa Chiêm lại có ý nghĩ gì thay đổi chăng, nên phải theo sát đằng sau.” Vua nghe lời tâu mới nguôi giận.
Trong cuộc hành binh đánh Chiêm Thành lần này, hai cánh quân đi đường ven biển và đường biển luôn tiến nhanh hơn cánh quân đi đường núi do địa hình thuận lợi. Khi vua Chiêm Thành đầu hàng rồi, Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn vẫn đang dẫn quân tìm đến ngự doanh. Vua Trần Anh Tông muốn nhanh chóng xong việc, nên đã không chờ đợi Trần Quốc Chẩn đến hội quân mà sai chia quân đi tuần các xứ để chiêu dụ người Chiêm. Lực lượng quân Đại Việt do đó mà dàn mỏng ra. Lúc ấy mặc dù vua Jaya Sinhavarman IV đã ra hàng, những một bộ phận quân dân Chiêm Thành vẫn muốn tiếp tục chiến đấu. Họ đã tập họp lại, lập kế hoạch đánh úp cánh quân của vua Trần Anh Tông. Một hôm, quân Chiêm Thành với sự yểm hộ của tượng binh tiến đánh thẳng vào ngự doanh của vua Đại Việt. Khi nghe tiếng voi đến gần, quân của nhà vua có phần lo sợ, nao núng. Lúc ấy thì quân của Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn kịp kéo đến hộ giá. Đoàn quân này có nòng cốt là gia binh từ Vạn Kiếp, kế thừa danh tiếng lừng lẫy và binh pháp của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn khi xưa. Quân Chiêm nhác thấy cờ hiệu của Huệ Vũ vương đã rất khiếp sợ, bỏ chạy tan tác cả.
Sau trận này, quân Đại Việt coi như đã toàn thắng. Nhưng với tiềm lực đương thời, Đại Việt vẫn chưa đủ sức áp đặt nền đô hộ trực trị lên Chiêm Thành mà không chịu nhiều rủi ro lớn. Vả lại, danh nghĩa xuất quân ban đầu là trừng phạt vua Jaya Sinhavarman IV đã “phản trắc” (chỉ việc nuôi chí đòi đất và cho quân đánh phá biên giới). Vua Đại Việt không thể bất chấp uy tín mà chiếm đóng Chiêm Thành, trong bối cảnh hai nước vừa mới kết thông gia ít lâu. Rốt cuộc, vua Trần Anh Tông quyết định phong cho Chế Đà A Bà Niêm, người em cùng cha khác mẹ của Jaya Sinhavarman IV chức Á hầu. Việc phong tước này mang ý nghĩa khẳng định lại muốn quan hệ nước lớn - chư hầu giữa Đại Việt với Chiêm Thành, trong đó Chiêm quốc đã phải chịu lùi thêm một bước khi mà giờ đây vua của họ chỉ còn mang tước hầu. Nhưng điều tốt lành là vua Việt vẫn để cho vẫn cho Chế Đà A Bà Niêm tự cai quản lấy đất nước. Vị “Á hầu” này dù phải nhận tước của Đại Việt, nhưng thực tế vẫn duy trì được quyền tự chủ về đối nội cho Chiêm Thành. Còn vua Jaya Sinhavarman IV thì bị bắt phải sang sống lưu vong ở Đại Việt. Sau khi về nước, vua Trần Anh Tông phong cho ông là Hiệu Trung vương, rồi đổi thành Hiệu Thuận vương, bị giam lỏng ở cung Gia Lâm đến cuối đời.

Cuộc viễn chinh kết thúc với phần thắng giành cho quân Đại Việt. Nhưng khi đoàn quân chiến thắng của vua Trần Anh Tông trở về bằng đường thủy đã gặp việc không ngờ. Tháng 6.1312 (Âm lịch), khi đoàn chiến thuyền về đến sông Thâm Thị (đoạn sông Hồng gần Hà Nội ngày nay) thì thình lình gặp phải gió lốc mù trời. Thuyền ngự của vua Trần Anh Tông bị đứt quai chèo, dây buộc và chìm giữa dòng nước. Nhà vua cố trèo lên phía mũi thuyền, đưa chân cho các cung nữ, nữ quan bám lấy rồi tất cả cùng trèo lên mui thuyền. Nhờ vậy mà vua Trần Anh Tông thoát nạn và còn cứu được các nữ nhân kề cận. Những thuyền khác thì đều dạt sang bãi cát. Sau khi gió lốc qua đi, vua truyền sửa sang lại nghi trượng mà về. Đến kinh thành, giáp trụ và khí giới của nhà vua đều ướt sũng.
Lần thân chinh đánh Chiêm Thành này của vua Trần Anh Tông tính từ lúc xuất quân đến khi xa giá về kinh mất chừng nửa năm. Tính ra quân Đại Việt chỉ hành quân, chiêu dụ và thị uy mà khiến quân Chiêm Thành tan tác, từ đầu chí cuối không mất một mũi tên. Công đầu thuộc về Đoàn Nhữ Hài, với những kế sách ly gián, mua chuộc nội bộ đối thủ quá cao tay. Kể từ cuộc chiến này trở đi, nước Đại Việt tiến thêm một bước trong việc giữ vững những phần đất mới sáp nhập và có thêm tiền đề cho những đợt “tàm thực” (tằm ăn dâu) tiếp theo để mở mang bờ cõi.

Quốc Huy
 
Chiêm Thành từng vào Thăng Long như chốn không người
Xem tiếp...

NGƯỜI ĐẸP 35

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
30 người đẹp duyên dáng trong phần thi áo dài
Chúng ta đang nhìn thấy vẻ đẹp dịu dàng và nền nã của các cô gái trong quốc phục của Việt Nam - chiếc áo dài thướt tha duyên dáng. Vẻ đẹp ngọc ngà của các thí sinh quả thật giống như những viên ngọc tinh khiết, lấp lánh sáng trong bộ sưu tập áo dài mang chủ đề Ngọc Viễn Đông.


Dàn trai đẹp hẹn hò các "chị gái" trong showbiz Việt, gây bất ngờ nhất là người cuối cùng

Ngày 21/06/2019 01:56 AM (GMT+7)

Mai Tài Phến, Kin Nguyễn, Kiều Minh Tuấn… đều từng khiến dư luận xôn xao khi rộ tin đang hẹn hò với các nghệ sĩ nữ hơn tuổi trong Vbiz.

Chênh lệch 18 tuổi, Kiều Minh Tuấn vẫn hạnh phúc bên Cát Phượng sau 10 năm
Cát Phượng từng mất một thời gian dài để vượt qua cuộc hôn nhân đầu tan vỡ. Điều đáng mừng là sau những mất mát đó, nữ diễn viên đã tìm được hạnh phúc mới bên Kiều Minh Tuấn - chàng trai trẻ hơn cô 18 tuổi.
Kể về chuyện tình của mình với "trai hư" trong Em chưa 18, Cát Phượng kể 2 người có dịp đi diễn chung. Khi đó, Kiều Minh Tuấn quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho cô rất kỹ. Anh còn quan sát xem Cát Phượng thích ăn món gì, thói quen, sở thích của cô như thế nào... Những điều nhỏ nhặt đó đã giúp cả hai tiến tới một mối quan hệ rõ ràng và nghiêm túc.
Kiều Minh Tuấn kém Cát Phượng 18 tuổi nhưng có suy nghĩ hết sức trưởng thành và chín chắn. Cho tới bây giờ, sau 10 năm bên nhau, cả hai đã đăng kí kết hôn trong âm thầm, sống dưới một mái nhà nhưng không tổ chức đám cưới rình rang. Dù có nhiều lùm xùm tình ái đáng tiếc đã xảy ra, nhưng sau cùng, Kiều Minh Tuấn - Cát Phượng vẫn gắn bó bên nhau.
Kiều Minh Tuấn và Cát Phượng đã đăng ký kết hôn, bên nhau hơn 10 năm nhưng chưa tổ chức đám cưới.
Kiều Minh Tuấn sở hữu vẻ ngoài không xuất sắc, "soái ca" nhưng có nét hấp dẫn riêng, đặc biệt phù hợp với những vai "trai hư".
Ăn vận chỉn chu, lịch lãm, trông Kiều Minh Tuấn cũng "không phải dạng vừa".
Tình mới kém 10 tuổi của Thu Thủy có vẻ ngoài điển trai khiến công chúng trầm trồ
Sau hơn 1 năm tan vỡ hôn nhân, Thu Thủy liên tục vướng nghi vấn có tình mới khi thường xuyên xuất hiện thân mật bên cạnh một chàng trai. Mặc kệ dư luận bàn tán, nữ ca sĩ vẫn quyết giữ im lặng trước những lời đồn đại, không có động thái xác nhận hay phủ nhận mối quan hệ.
Thế nhưng trong buổi họp báo ra mắt sản phẩm âm nhạc mới đây, Thu Thủy gây bất ngờ khi chính thức công khai bạn trai mới kém 10 tuổi tên là Kin Nguyễn. Ngoài việc chênh lệch tuổi tác, công chúng cũng dành sự quan tâm đến vẻ ngoài điển trai, lịch lãm của anh chàng này. Đáng chú ý, Kin Nguyễn còn là người rất hiểu chuyện và suy nghĩ thấu đáo:
“Thủy thường bảo tôi nên đi tìm một cô gái trẻ hơn, vì Thủy từng đổ vỡ hôn nhân và đã có con rồi. Nhưng tôi nói 'Anh thương em và anh thương con'. Tôi coi con của Thủy như con mình. Con nít cần có đủ cha và mẹ. Tôi hứa sẽ là người cha thật tốt của con”.
Ngoài ra, Kin Nguyễn cũng từng tâm sự thêm: “Khi hai đứa gặp được nhau, tôi thấy ở người phụ nữ này có gì đó cần chữa lành. Ban đầu Thủy rất dè chừng, đề phòng với tôi, nhưng khi đã thương đủ thì rào cản có lớn đến đâu tôi vẫn cố gắng vượt qua để chăm sóc và chia sẻ mọi điều khó khăn, vui buồn trong cuộc sống với cô ấy. Điều duy nhất tôi cần là một gia đình vững chãi, tôi không cần gì khác cả”.
Thu Thủy vừa công khai tình mới kém mình 10 tuổi.
Ngoại hình điển trai, sáng sủa của Kin Nguyễn nhận được nhiều lời khen ngợi.
Trong bộ ảnh này, tình mới của Thu Thủy thực sự rất cuốn hút, nam tính.
dan trai dep hen ho cac "chi gai" trong showbiz viet, gay bat ngo nhat la nguoi cuoi cung - 7
Tối 19/6, Kin Nguyễn đã quỳ gối cầu hôn Thu Thuỷ trước sự chứng kiến của bạn bè, người thân.
Bạn trai kém 10 tuổi từng hẹn hò với MC Cát Tường cuốn hút với hình thể "6 múi"
Sau hơn 10 năm ly hôn với chồng cũ và nuôi con gái một mình, Cát Tường công khai mối quan hệ tình cảm với người tình trẻ kém mình 10 tuổi Võ Minh Thành. Cả hai không ít lần dành cho nhau những cử chỉ ngọt ngào trên sóng truyền hình.
Được biết, Võ Minh Thành là người mẫu, từng đoạt giải Á quân cuộc thi hình thể được tổ chức tại Philippines và lọt vào Top 10 cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2012. Cát Tường tự hào chia sẻ bạn trai là người rất hiểu và chiều chuộng sự đỏng đảnh của cô. Những hôm nữ MC ốm, không chịu ăn gì, anh lặng lẽ chạy xe máy sang nhà, mua tô hủ tiếu nhét vào cửa sổ rồi lại âm thầm đi về, không một lời trách móc.
Sau đó, nhiều người bất ngờ khi Cát Tường thừa nhận đã chia tay. Cô cho biết gia đình không ai ngăn cản, cũng không có lý do gì nghiêm trọng. Trong tình cảm, Cát Tường nghĩ khi đã hết duyên thì khó cưỡng cầu. Cảm xúc đã hết có cố cũng không được.
Cát Tường từng công khai mối quan hệ tình cảm với "phi công trẻ" kém mình 10 tuổi.
Vì là Á quân cuộc thi hình thể, Top 10 Siêu mẫu Việt Nam 2012, nên anh chàng có body rất ấn tượng.
Võ Minh Thành cũng khá chăm chỉ cởi đồ "khoe múi" trên mạng xã hội.
Mai Tài Phến vướng nghi vấn hẹn hò với Mỹ Tâm - "chị gái" hơn mình 10 tuổi
Mạng xã hội Việt vẫn còn đang xôn xao trước tin đồn Mỹ Tâm và Mai Tài Phến bí mật hẹn hò. Nghi vấn dấy lên khi một nguồn tin đăng tải nhiều hình ảnh chụp lén cặp đôi đi cùng nhau và có những hành động thân mật từ TP.HCM đến Hải Phòng, ra Đà Nẵng, Quảng Nam, tới Hà Nội rồi trở về TP.HCM.
Trong suốt hành trình, Mỹ Tâm và đồng nghiệp kém 10 tuổi kè kè bên nhau không rời. Theo nguồn thông tin thì Mỹ Tâm có "nựng má", lau mặt cho Mai Tài Phến, còn nam diễn viên cũng có khoảnh khắc đặt tay lên đùi nữ ca sĩ.
Trước đó, cả hai còn bị bắt gặp nhiều lần diện đồ đôi. Dù không giống nhau hoàn toàn về màu sắc hoặc thiết kế, nhưng xét trên tổng thể, sự kết hợp giữa cách mix trang phục của cả hai lại vô cùng hợp lý. Ngoài ra, Mỹ Tâm từng khuyên Mai Tài Phến nên lấy vợ người Đà Nẵng hồi đi quảng bá phim mới vào tháng 1/2019.
Mạng xã hội vẫn đang râm ran trước tin đồn Mỹ Tâm hẹn hò với Mai Tài Phến.
Mai Tài Phến sở hữu ngoại hình khá ưa nhìn với gương mặt điển trai, nam tính.
"Thầy giáo mưa" đang nhận được sự quan tâm đặc biệt sau tin đồn tình ái với đàn chị.
Rộ tin và bằng chứng cho thấy Mỹ Tâm - Mai Tài Phến đang bí mật hẹn hò
Dân mạng đang xôn xao muốn biết thực hư tin đồn về cặp tình nhân "chị - em" mới nhất của showbiz Việt.
Theo Konge (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê

Thứ Năm, ngày 20/06/2019 14:59 PM (GMT+7)

Nhiều người cho rằng, nhan sắc của cô xinh đẹp, trẻ trung hơn nhiều so với thời kỳ còn hoạt động trong showbiz.

Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê - 1
Từng là một gương mặt triển vọng của phim truyền hình Việt qua các bộ phim như: Gọi giấc mơ về, Tường vi cánh mỏng, Quyến rũ… Khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao, Ngân Khánh quyết định rẽ ngang lấy chồng, đi du học và rời xa ánh hào quang. Ở tuổi 35, cô vẫn khiến người ta trầm trồ vì nhan sắc ngày càng xinh đẹp sau thời gian dài vắng bóng trên màn ảnh cũng như các hoạt động giải trí.
Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê - 2
Thậm chí, nhiều người còn cho rằng nhan sắc của cô xinh đẹp, trẻ trung hơn nhiều so với thời kỳ còn hoạt động trong showbiz. Trước đây, Ngân Khánh không ít lần dính nghi vấn phẫu thuật thẩm mỹ khiến gương mặt bị biến dạng. Nhưng hiện tại dung nhan ấy đã hài hòa hơn, khuôn mặt không còn nhọn hoắt đặc biệt là chiếc cằm lệch mà thay vào đó là mọi đường nét đều mềm mại. Từ xưa đến nay, Ngân Khánh vẫn được liệt vào danh sách những mỹ nhân của showbiz Việt.
Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê - 3
Dù không còn tham gia các dự án phim ảnh nhưng Ngân Khánh vẫn thường xuyên chia sẻ hình ảnh lên trang cá nhân. Và hầu hết người hâm mộ đều không ngớt lời khen ngợi dành cho nhan sắc của cô. Có bình luận viết: "Chị Khánh trẻ mãi thế này", "Đây đúng là đại mỹ nhân của showbiz Việt", "Không trang điểm trông chị thật trẻ trung, xinh đẹp"...Giữa dàn mỹ nhân đầy hương sắc, nữ diễn viên sinh năm 1985 có gương mặt nguyên bản đẹp trong trẻo, nhẹ nhàng với các đường nét thanh tú và đặc biệt là nụ cười rạng rỡ như nắng mai.
Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê - 4
Sau gần 5 năm rời xa showbiz, nhiều người tỏ ra bất ngờ với dung mạo hiện tại của cô.
Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê - 5
Người đẹp gốc Quy Nhơn này được cho là xinh đẹp, tươi trẻ hơn thời còn hoạt động nghệ thuật.
Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê - 6
Cảm giác như thời gian không hề có ảnh hưởng gì tới vẻ ngoài của cô.
Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê - 7
Ở tuổi 35, Ngân Khánh vẫn giữ được nét thanh xuân rạng ngời.
Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê - 8
Bí quyết làm đẹp của cô đó chính thoa nước hoa hồng để làm mềm da, kem dưỡng da toàn thân ban đêm và dùng kem chống thâm, nhăn vùng mắt – nơi dễ đoán tuổi tác của người phụ nữ nhất.
Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê - 9
Cô luôn khởi đầu ngày mới bằng việc chạy bộ 30 phút và hít bụng 30 cái khiến đầu óc thoải mái, minh mẫn và máu huyết lưu thông.
Sau nhiều năm ở ẩn, nay đã 35 tuổi Ngân Khánh vẫn đẹp vạn người mê - 10
Và có lẽ cuộc sống vợ chồng son, chưa vướng bận con cái lại có được người chồng yêu thương, chia sẻ nên Ngân Khánh ngày càng thăng hoa trong tình yêu và nhan sắc.
Nhan sắc Ngân Khánh, Yến Nhi (Mây Trắng) sau tin đồn sửa mặt hỏng
Ngỡ ngàng khi ngắm dung nhan hiện tại của ca sĩ Ngân Khánh, Yến Nhi sau nhiều năm vướng nghi vẫn phẫu thuật thẩm mỹ hỏng.

Theo Bảo Bảo (Dân Việt)

Những hot girl xinh đẹp sở hữu nhan sắc 'như hai giọt nước' khiến dân mạng muốn phân biệt cũng phải 'bó tay'

Xiu 20/06/2019 08:55
Những hot girl xinh đẹp sở hữu nhan sắc 'như hai giọt nước' khiến dân mạng muốn phân biệt cũng phải 'bó tay'

TGT - Không chỉ sở hữu ngoại hình xinh đẹp mà ngay cả cách trang điểm, gu ăn mặc của một số hot girl Việt cũng giống nhau đến ngỡ ngàng.
Nếu đặt những bức hình của các cặp hot girl này cạnh nhau thì chắc hẳn ai nấy cũng đều xin chịu thua vì chẳng thể phân biệt được ai với ai. Bởi không những có góc nghiêng 'thần thành', đường nét trên khuôn mặt giống nhau đến 99% mà phong cách thời trang 'ton sur ton' của họ càng khiến dân mạng không thể nhận dạng được.
Ví dụ như cặp đôi Châu Bùi - Tú Hảo. Dù một người là quán quân The Face 2017, đến từ Khánh Hòa còn một người là IT 'đình đám' ở Hà Nội nhưng mỗi lần xuất hiện, họ đều khiến dân tình phải 'toát mồ hôi' vì chẳng biết ai với ai.
Nếu phải đặt lên 'bàn cân' để so sánh thì nhan sắc của Châu Bùi và Tú Hảo cũng thuộc dạng 'kẻ tám lạng, người nửa cân'. Không chỉ sở hữu nhiều đường nét trên gương mặt "na ná" như "môi tều", mũi cao, cằm nhọn, cặp hot girl này còn có phong cách trang điểm và gu ăn mặc khá giống nhau.
Dù chẳng có quan hệ huyết thống nhưng chắc hẳn sau khi xem những hình ảnh của Châu Bùi và Tú Hảo thì ai nấy cũng đều dễ dàng lầm tưởng họ là chị em song sinh vì quá giống nhau.
Hay như cặp đôi Khánh Linh The Face và hot girl đời đầu Tâm Tít cũng từng không ít lần khiến dân mạng hoang mang vì ngoại hình 'như hai giọt nước'.
Cả hai đều sở hữu gương mặt xinh đẹp với mắt to, mũi cao và đôi môi gợi cảm. Nếu chỉ nhìn góc nghiêng thì thật khó lòng mà phân biệt được đâu là Khánh Linh, đâu là Tâm Tít.
Cũng chính vì sự trùng hợp đến khó tin này mà Khánh Linh thường xuyên bị gọi là 'bản sao' của đàn chị. Thậm chí, 'nữ hoàng lookbook Hà thành' cũng từng bị Lan Khuê loại thẳng tay tại The Face 2017 vì cho rằng Khánh Linh quá giống Tâm Tít và khó có thể tiến sâu vào vòng trong.
Một cặp hot girl khác cũng được chú ý vì có ngoại hình và cả phong cách thời trang rất giống nhau. Đó chính là Linh Kiu( tên thật là Đỗ Linh, SN 1996) và Tú Boo (tên thật là Tú Nguyễn, SN 1994).
Cả hai đều là gương mặt người mẫu ảnh khá có tiếng của nhiều thương hiệu thời trang tại Hà Nội.
Ngoài đời, Linh Kiu và Tú Boo sở hữu gu thời trang tương đồng và ngoại hình "na ná" nhau. Vì vậy, mỗi khi xuất hiện, cặp đôi này đều khiến nhiều người nhầm lẫn là chị em sinh đôi.
Xem tiếp...