Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 242

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những địa điểm đối đầu giữa tình báo Liên Xô và phương Tây giữa lòng Moskva

Thủ đô Moskva của Liên Xô từng là nơi chứng kiến nhiều duyên nợ giữa KGB và các cơ quan tình báo của Anh, Mỹ.



5 địa điểm đối đầu giữa KGB và CIA trong lòng Moscow
Khách sạn Bắc Kinh ở Moskva năm 1962. Ảnh: RBTH.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thủ đô Moskva của Liên Xô là một trong những nơi diễn ra các hoạt động tình báo sôi động nhất thế giới. Tại đây có nhiều địa điểm mà các nhân viên tình báo Nga nhiều lần chạm mặt với các đồng nghiệp Mỹ, theo RBTH.
Khách sạn Pekin
Tổ hợp khách sạn nổi tiếng này được xây dựng dưới thời Joseph Stalin, trong đó phần lớn nhân viên phục vụ và người quản lý là điệp viên của Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), cơ quan tình báo nổi tiếng của Liên Xô.
Các căn phòng và nhà hàng của khách sạn đều được KGB gài thiết bị nghe lén. Tình báo Liên Xô còn sử dụng khách sạn này để đón tiếp điệp viên được tuyển mộ từ các nước và thành phố khác thuộc Liên bang Xô Viết khi họ tới Moskva công tác.
Năm 1961-1962, điệp viên người Anh Greville Maynard Wynne nhiều lần tiếp xúc với đại tá Oleg Penkovsky thuộc cơ quan Tình báo Quân sự Liên Xô (GRU), đồng thời là một điệp viên của CIA và cơ quan tình báo Anh, tại khách sạn Pekin. Penkovsky đã trao cho Wynne khoảng 5.000 tấm hình chụp tài liệu mật liên quan tới các hệ thống vũ khí của Liên Xô để đổi lấy tiền và những quà tặng đắt giá.
Đại tá Penkovsky sống tại một căn hộ ở số 36 đường Kosmodamianskaya, nay là đường Maxim Gorky. Sau nhiều dấu hiệu nghi vấn, KGB bắt đầu theo dõi sĩ quan tình báo này từ năm 1963.
Từ ban công của căn hộ phía trên nơi ở của Penkovsky, các nhân viên phản gián của KGB đặt một chiếc camera nhỏ vào chậu hoa để quay cảnh Penkovsky chụp tài liệu mật bằng chiếc camera hiệu Minox. Cùng năm, Penkovsky bị bắt và lĩnh án tù chung thân.
Cầu Krasnoluzhsky
5 địa điểm đối đầu giữa KGB và CIA trong lòng Moscow - 1
Cầu Luzhnetsky hiện nay. Ảnh: RBTH.
Cầu Krasnoluzhsky nằm ở tây nam Moskva, từng là nơi diễn ra hoạt động liên lạc mật giữa điệp viên của CIA với nhân viên Bộ Ngoại giao Liên Xô Alexander Ogorodnik, người bị tình báo Mỹ tuyển mộ khi làm việc tại Colombia năm 1974.
Ogorodnik gửi thông tin mật cho CIA trong các hộp được ngụy trang thành hòn đá hoặc thanh gỗ và giấu trong gầm cầu. Ogorodnik bị bắt ngày 22/6/1977 và sau đó tự sát. KGB nỗ lực giấu thông tin về cái chết của Ogorodnik nhằm dẫn dụ mạng lưới tình báo của Mỹ lộ diện.
Trò chơi trao đổi thông tin tình báo tiếp tục được duy trì đến ngày 15/7/1977, khi nhân viên CIA tại Đại sứ quán Mỹ Martha Peterson bị KGB bắt quả tang đang tìm cách chuyển tài liệu cho Ogorodnik. Peterson bị trục xuất khỏi Liên Xô vào ngày hôm sau.
Đầu thập niên 2000, cầu Krasnoluzhsky bị tháo dỡ để xây cầu mới Luzhnetsky, song các trụ đỡ cũ của nó, nơi từng là hộp thư mật của CIA giữa lòng Moskva, vẫn được giữ lại.
Ga Severyanin
Sân ga Severyanin. Ảnh: Mos.ru.
Sân ga Severyanin. Ảnh: Mos.ru.
Năm 1985, KGB theo dõi điệp viên CIA Paul Zalakt giấu một "hòn đá" tại vị trí cách không xa sân ga Severyanin trên tuyến xe lửa Moskva - Yaroslavl.
Vài tuần sau đó, phản gián Liên Xô phát hiện và bắt giữ Leonid Poleshuk, nhân viên của KGB làm gián điệp cho CIA, khi anh này tới ga Severyanin và nhặt "hòn đá" này. 
"Hòn đá" mà Poleshuk nhặt chứa 25.000 rúp, số tiền đủ mua 4 chiếc ô tô thời kỳ đó. Đây là tiền công mà CIA trả cho thông tin được Poleshuk cung cấp về mạng lưới điệp viên của Liên Xô tại Nepal và Nigeria. Poleshuk bị tử hình vào năm 1986.
Nhà thờ Saint Basil
5 địa điểm đối đầu giữa KGB và CIA trong lòng Moscow - 2
Nhà thờ Saint Basil hiện nay. Ảnh: RBTH.
Nhìn bên ngoài, nhà thờ Saint Basil ở giữa Quảng trường Đỏ khó có khả năng trở thành một địa điểm lý tưởng của hoạt động tình báo, nhưng với CIA, đây lại là ngoại lệ.
Đoạn cầu thang xoắn ốc giữa tầng một và tầng hai của nhà thờ được CIA biến thành nơi liên lạc mật với điệp viên, do đây là nơi giới ngoại giao nước ngoài tại Liên Xô có thể thoải mái tới tham quan.
Năm 1985, đại tá tình báo KGB Oleg Gordievsky, gián điệp của cơ quan tình báo Anh SIS (hay MI6), tìm cách gặp những điệp viên nước ngoài tại nhà thờ này để nhận chỉ dẫn trốn khỏi Liên Xô, nhưng nhà thờ này lúc đó bị đóng cửa.
Gordievsky sau đó tìm cách cắt đuôi nhân viên KGB theo dõi và chạy trốn sang Anh. Liên Xô sau đó tuyên án tử hình vắng mặt Gordievsky vì tội phản quốc.
Nguyễn Hoàng

Siêu tin tặc của tình báo Liên Xô lộ mặt chỉ vì 0,75 USD năm 1986

Một trong những tin tặc giỏi nhất lịch sử tình báo Liên Xô bị phát hiện vì chênh lệch rất nhỏ trong số tiền sử dụng máy tính tại Mỹ.

Markus Hess khi bị bắt. Ảnh: Alchetron.
Markus Hess khi bị bắt. Ảnh: Alchetron.
Vào thập niên 1980, Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), cơ quan tình báo hàng đầu của Liên Xô, muốn thu thập tài liệu tuyệt mật của quân đội Mỹ thông qua hệ thống mạng ARPANET và MILNET. Họ tuyển mộ thanh niên người Đức có tên Markus Hess, người sau này trở thành một trong những tin tặc nổi tiếng nhất của tình báo Liên Xô, theo Listverse.
Quá trình KGB tiếp cận và tuyển mộ Hess không được tiết lộ, lực lượng phản gián phương Tây chỉ biết thanh niên này tiến hành hoạt động đánh cắp dữ liệu từ đại học Bremen tại Tây Đức. Hess đã xâm nhập tổng cộng 400 máy tính quân đội Mỹ, trong đó có nhiều hệ thống tại Đức và Nhật Bản. Tin tặc người Đức còn đoán được mật khẩu quản lý cơ sở dữ liệu Optimis của Lầu Năm Góc, cho phép truy cập số lượng tài liệu mật khổng lồ của lục quân Mỹ.
KGB được cho là đã trả hàng chục nghìn USD để mua dữ liệu từ Hess, đồng thời đề ra mục tiêu cho tin tặc này tấn công. Hoạt động thu thập dữ liệu tinh vi của Hess chỉ bị phát hiện bởi một lỗi kế toán rất nhỏ trong phòng nghiên cứu máy tính ở bang California, Mỹ vào năm 1986.
Nhà quản trị mạng Clifford Stoll phát hiện chênh lệch 75 cent (0,75 USD) trong số tiền sử dụng máy tính tại Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley (LBL), nơi tiến hành nhiều thí nghiệm cho Bộ Năng lượng Mỹ. 
Khi điều tra để truy ra nguồn gốc số tiền chênh lệch, Stoll nhận ra rằng có một người dùng giấu mặt đã truy cập máy tính của LBL trong 9 giây mà không trả tiền. Stoll nhận thấy người dùng này là một tin tặc có trình độ rất cao, đã chiếm được quyền quản trị hệ thống bằng cách khai thác lỗ hổng bảo mật của LBL.
Nhà quản trị người Mỹ dành ra 10 tháng để tìm ra tung tích tin tặc bí ẩn. Ông gặp may khi Hess tìm cách đột nhập máy tính của một tập đoàn quốc phòng ở bang Virginia. Stoll ghi lại mọi hoạt động của đối phương, nhận ra người này có quyền truy cập mạng máy tính tại nhiều căn cứ quân sự khắp nước Mỹ, thường xuyên tìm kiếm dữ liệu tác chiến tuyệt mật và công nghệ vũ khí hạt nhân.
Clifford Stoll, người phát hiện ra hoạt động của Hess. Ảnh: News Week.
Clifford Stoll, người phát hiện ra hoạt động của Hess. Ảnh: News Week.
Stoll lập tức liên hệ với Lầu Năm Góc, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Cục điều tra liên bang (FBI). Lực lượng phản gián Mỹ phát hiện tin tặc đối phương đang hoạt động ở một trường đại học Tây Đức, nhưng không có địa chỉ cụ thể.
Stoll và phản gián Mỹ xây dựng kế hoạch để dụ tin tặc lộ diện, bằng cách thành lập một phòng ban giả thuộc LBL và tung tin cho biết cơ quan này đang hợp tác chặt chẽ với quân đội Mỹ. Khi Hess sập bẫy và cố truy cập dữ liệu của cơ quan giả này, tình báo Mỹ tìm được chính xác địa chỉ nhà riêng của anh ta ở thành phố Hannover.
Vào thời điểm đó, hình thức tấn công của Hess vẫn còn rất mới mẻ, gây nhiều khó khăn cho quá trình hợp tác giữa FBI và chính phủ Tây Đức. Cuối cùng, cảnh sát Hannover đã tiến hành cuộc đột kích và bắt tin tặc người Đức này. Hess phải ra tòa vào năm 1990 và bị kết tội gián điệp, nhưng chỉ phải nhận án tù treo 20 tháng.
Tử Quỳnh

Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ

Điệp viên phương Tây mang theo nhiều thiết bị tinh vi, dễ che giấu trong quá trình hoạt động tại Liên Xô.

Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), cơ quan tình báo nổi tiếng thời Liên Xô, từng bắt được nhiều điệp viên phương Tây và tịch thu trang thiết bị của họ. Nhiều công cụ trong số này đang được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB), theo RBTH.
Trong ảnh là camera siêu nhỏ được giấu trong đồng hồ đeo tay và bật lửa. Đây là những trang bị thường gặp nhất của điệp viên phương Tây hoạt động ở Liên Xô.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Đài cassette thường được chọn để cất giấu bộ phát vô tuyến, dùng để liên lạc giữa các điệp viên với nhau.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Điệp viên phương Tây thường giấu chìa khóa giải mã tài liệu trong những cuốn sách tiếng nước ngoài với nội dung bất kỳ, từ truyện cổ tích tới tiểu thuyết và sách hướng dẫn kỹ thuật.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Bộ đàm dùng để liên lạc giữa điệp viên với trung tâm chỉ huy có kích thước tương đối nhỏ, nhét vừa trong một chiếc valy.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Đèn pin kết hợp súng điện là vũ khí thường được gián điệp phương Tây mang theo người. Đèn pin có thể dùng chiếu sáng hoặc gây chói mắt, trong khi súng điện sẽ làm đối phương bất tỉnh, tạo điều kiện để điệp viên trốn thoát.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Khẩu súng ổ xoay "Le protector" của Pháp có thể chứa tối đa 10 viên đạn với sức sát thương cao ở cự ly gần. Kích thước nhỏ giúp chúng dễ dàng được giấu trong túi áo hoặc cầm tay. Trong khi đó, súng bút (trên) chỉ có thể bắn một phát.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Máy quay siêu nhỏ được điệp viên Adolf Tolkachev sử dụng. Bên phải là tài liệu hướng dẫn cách sử dụng máy quay này.
Vào năm 1985, lực lượng phản gián của KGB bắt Tolkachev, khi đó là kỹ sư thiết kế thuộc Viện Phazotron, cơ sở phát triển radar quân sự lớn nhất của Liên Xô. Trong nhiều năm liền, Tolkachev đã chuyển dữ liệu tuyệt mật về thiết bị điện tử, gồm cả radar mảng pha quét điện tử thụ động Zaslon của tiêm kích MiG-31 và radar trong tổ hợp phòng không S-300, cho Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA). Điệp viên này bị xử tử vào năm 1986.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Tóc và râu giả có thể giúp điệp viên thay đổi diện mạo, cắt đuôi lực lượng phản gián.
Trong ảnh, bộ kính cùng râu tóc giả của Michael Sellers, điệp viên CIA dưới vỏ bọc phó thư ký Đại sứ quán Mỹ tại Liên Xô. Người này bị bắt vào tháng 3/1986 khi tìm cách liên lạc với một sĩ quan phản gián KGB. Sellers bị trục xuất sau đó không lâu.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Thiết bị phát thông tin được giấu trong cành cây giả, bị tình báo Liên Xô phát hiện gần một căn cứ không quân ở Đông Đức. Dữ liệu phát đi từ "cành cây" này sẽ được một trạm vô tuyến ở Tây Đức thu lại.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Đại tá Gennady Smetanin thuộc Cơ quan Tình báo Quân đội Liên Xô (GRU) bị phát hiện là gián điệp hai mang và bị bắt giữ vào năm 1985. Ông này mang theo chiếc kính có chứa một liều thuốc độc, cùng tài liệu hướng dẫn cách liên hệ với điệp viên CIA. Smetanin không kịp sử dụng liều thuốc độc và bị xử bắn sau đó.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Một khẩu súng ngắn Liliput Kal 1925 cỡ nòng 6,35 mm được giấu trong sách kinh tế chính trị của một điệp viên Đức. Người này bị bắt ngay trước khi nổ ra Thế chiến II.
Những vũ khí của gián điệp phương Tây từng bị Liên Xô thu giữ
Phi công CIA Francis Gary Powers bị tên lửa phòng không Liên Xô bắn rơi ngày 1/5/1960 khi đang  thực hiện chuyến bay do thám trên trinh sát cơ U-2 ở khu vực Sverdlovsk. Trên người phi công này, quân đội Liên Xô đã thu được một súng ngắn HDM  lắp ống giảm thanh, đèn pin và mũi kim chứa chất độc để tự sát nếu bị bắt. Tuy nhiên, Powers đã không sử dụng thuốc độc và bị bắt sống.
Powers ngồi tù đến ngày 10/2/1962 thì được trả tự do để đổi lấy Rudolf Abel, điệp viên Liên Xô bị Mỹ bắt trước đó.
Ảnh: RBTH

Chiến dịch dùng cà rốt giấu công nghệ radar của tình báo Anh

Để che giấu bí mật công nghệ radar trước phát xít Đức, tình báo Anh đã tung ra chiến dịch tuyên truyền về sức mạnh thần kỳ của củ cà rốt.

chien-dich-dung-ca-rot-giau-cong-nghe-radar-cua-tinh-bao-anh
"Thị lực ban đêm có thể là vấn đề sống chết" - áp phích tuyên truyền cổ vũ việc ăn cà rốt của Anh trong Thế chiến II. Ảnh: Smithsonianmag.
Ngày nay, rất nhiều người tin rằng ăn thật nhiều cà rốt sẽ giúp có đôi mắt sáng tinh tường. Quan niệm này có thể xuất phát từ một trong những chiến dịch tuyên truyền thành công nhất của tình báo Anh về sức mạnh thần kỳ của củ cà rốt, nhằm che giấu những bí mật quân sự góp phần đánh bại phát xít Đức trong Thế chiến II, theo tạp chí Smithsonianmag.
Khoa học đã chứng minh cà rốt chứa lượng lớn vitamin A tốt cho đôi mắt, nhưng không thể giúp người bình thường tăng thị lực. Tuy nhiên, tình báo Anh đã khiến cho người dân cả nước lẫn kẻ thù phải tin rằng cà rốt có thể giúp họ có đôi mắt "tinh như cú vọ" bằng chiến dịch tuyên truyền tung hỏa mù của mình. 
Trong chiến dịch Blitzkrieg năm 1940, không quân Đức tăng cường chiến dịch không kích, lợi dụng đêm tối điều máy bay đánh bom các mục tiêu quan trọng ở Anh. Để đối phó, chính phủ Anh quyết định cắt điện ở các thành phố lớn vào ban đêm để máy bay Đức khó quan sát mục tiêu.
Trong chiến dịch này, Không quân Hoàng gia Anh (RAF) có thể đẩy lùi máy bay Đức một phần là nhờ công nghệ radar bí mật mới có tên Radar Đánh chặn Đường không (AI) lắp trên chiến đấu cơ từ năm 1939, có khả năng xác định các oanh tạc cơ địch trước khi chúng tiếp cận eo biển Manche.
Để giữ bí mật về công nghệ radar rất quan trọng này, tình báo Anh quyết định khiến người dân lẫn quân Đức tin rằng phi công của họ có thị lực tuyệt vời có thể phát hiện máy bay địch từ xa, và tất cả là nhờ cà rốt.
Năm 1940, phi công tiêm kích đêm John Cunningham là người đầu tiên sử dụng công nghệ radar AI bắn hạ một chiến đấu cơ Đức. Sau đó, phi công này lập chiến công ấn tượng, diệt 20 máy bay địch, trong đó có 19 chiến đấu cơ bị bắn hạ trong đêm. Bộ Thông tin Anh đã nói với báo giới rằng các phi công của họ đạt được chiến công tuyệt vời như vậy là nhờ ăn rất nhiều cà rốt để có thị lực hơn người.
chien-dich-dung-ca-rot-giau-cong-nghe-radar-cua-tinh-bao-anh-1
Phi công John Cunningham được quảng bá là có thị lực ban đêm tuyệt vời nhờ ăn nhiều cà rốt. Ảnh: Telegraph
Mục đích của tình báo Anh khi tung ra thông tin trên là khiến các chiến lược gia Đức mất thời gian tìm hiểu điều không có thực, theo John Stolarczyk, giám đốc Bảo tàng Cà rốt Thế giới.
"Câu chuyện về việc phi công Anh có thị lực vượt trội nhờ ăn cà rốt ấn tượng đến mức có tin cho rằng không quân Đức tin sái cổ và cũng bắt đầu cho phi công của mình ăn nhiều cà rốt để đối phó với quân Anh", Stolarczyk nói.
Trong khi đó, báo chí, đài phát thanh của Anh đều tuyên truyền rằng ăn nhiều cà rốt sẽ giúp người dân nhìn đường tốt hơn ở khu vực thành phố bị cắt điện khi đêm xuống. Các tờ quảng cáo với khẩu hiệu "Cà rốt tốt cho sức khỏe và giúp bạn nhìn rõ trong đêm" xuất hiện ở mọi nơi.
Ngoài tác dụng che giấu công nghệ vũ khí, chiến dịch tuyên truyền này còn góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực ở Anh trong thời chiến. Khi tàu ngầm Đức phong tỏa các tàu tiếp tế lương thực ở ngoài khơi, nước Anh lâm vào tình trạng khan hiếm thực phẩm nghiêm trọng.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, chính phủ Anh vận động người dân quay sang sử dụng các loại rau củ quả dễ trồng, dễ kiếm, điển hình như cà rốt. Chiến dịch tuyên truyền trên đã có tác động mạnh mẽ, khiến người Anh thời kỳ đó "phát sốt" vì cà rốt.
"Đây là một cuộc chiến tranh lương thực. Việc ăn thêm rau củ trong khẩu phần ăn giúp giảm bớt gánh nặng vận chuyển đường biển. Cuộc chiến trên mặt trận nhà bếp không thể thắng lợi nếu không có sự hỗ trợ từ khu vườn nhà. Dành một giờ ở vườn vẫn tốt hơn một giờ xếp hàng mua thực phẩm", Lord Woolton, bộ trưởng Lương thực Anh, tuyên bố năm 1941.
Cũng trong năm này, Bộ Lương thực Anh phát động "Chiến dịch Trồng vườn để Chiến thắng" qua các phim hoạt hình như "Tiến sĩ Cà rốt" và "Pete Khoai tây" để khuyến khích người dân ăn nhiều rau củ tự trồng hơn. Cà rốt được quảng cáo là chất tạo ngọt cho món tráng miệng khi nguồn cung đường thiếu hụt trầm trọng.
chien-dich-dung-ca-rot-giau-cong-nghe-radar-cua-tinh-bao-anh-2
Áp phích tuyên truyền về Pete Khoai tây và Tiến sĩ Cà rốt ở Anh năm 1941. Ảnh: Smithsonianmag
Chương trình "Mặt trận Nhà bếp" của đài BBC gợi ý các cách chế biến thực đơn mới từ món cà rốt trở thành một trong những chương trình phát thanh được yêu thích nhất thời kỳ đó. Theo Stolarczyk, chiến dịch quảng bá về công dụng thần kỳ của cà rốt thành công tới mức nước Anh dư thừa tới 100.000 tấn cà rốt vào năm 1942.
Duy Sơn

'Đội quân ma' giăng bẫy điệp viên phát xít Đức của Liên Xô

Chiến dịch Scherhorn thành công tới mức khi kết thúc Thế chiến II, Đức vẫn tưởng họ có một đội quân vũ trang hơn 2.000 người trên lãnh thổ Liên Xô.

doi-quan-ma-giang-bay-diep-vien-phat-xit-duc-cua-lien-xo
Kế hoạch phản gián quy mô lớn đã khiến Đức mất hàng chục điệp viên. Ảnh: Bashny.
Năm 1941, điệp viên Alexander Demyanov của Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), lực lượng cảnh sát mật của Liên Xô, trong vai một kẻ đào ngũ đã phát hiện một mạng lưới gián điệp bí mật của Đức ngay trong lòng Liên Xô, từ đó giúp Moscow lên kế hoạch xây dựng một "đội quân ma" đánh lừa phát xít suốt nhiều năm, theo War History.
Demyanov đóng vai là một điệp viên hai mang, cung cấp thông tin tình báo cho Đức từ trong lòng Liên Xô, áp dụng chiến thuật nghi binh khiến hàng chục điệp viên Đức rơi vào bẫy. Từ kết quả này, nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin yêu cầu NKVD tiến hành chiến dịch phản gián quy mô lớn có tên "Scherhorn" (mật danh khi đó là chiến dịch Berezino) từ tháng 8/1944 đến tháng 5/1945.
Một "đội quân ma" do trung tướng Pavol Sudoplatov đứng đầu được thành lập, đóng quân tại một "trại lính Đức" ngay trong lòng Liên Xô để dụ đối phương điều điệp viên đến phối hợp hành động và hỗ trợ.
Mật vụ Liên Xô chọn trung tá Heinrich Scherhorn, tù binh Đức bị bắt giữ vào tháng 6/1944, để đóng vai chỉ huy trại lính giả và duy trì liên lạc với bộ chỉ huy Đức. 
Tháng 8/1944, chiến dịch Berezino bắt đầu với việc Max (mật danh của Demyanov) bắn tin cho tình báo Đức, nói rằng một nhóm vũ trang 2.500 thành viên của mạng lưới điệp viên Scherhorn đang bị Hồng quân Liên Xô bao vây dọc sông Berezina.
Đại tá Đức Hans-Heninrich Worgitzsky nghi ngờ, đoán rằng đây là hoạt động phản gián của Liên Xô. Tuy nhiên, sĩ quan Gehlen, liên lạc viên tin tưởng Max, thúc giục ông này tiến hành kế hoạch giải cứu.
Otto Skorzeny, người đứng đầu đội cận vệ SS, đã cử một nhóm biệt kích Đức xâm nhập lãnh thổ Liên Xô bằng oanh tạc cơ Heinkel He 111 để thực hiện chiến dịch giải cứu. Các binh sĩ Hồng quân Liên Xô mặc quân phục Đức đã đợi sẵn và dẫn lực lượng này đến trại. Khi bước vào lều của Scherhorn, tất cả lính Đức đều bị mật vụ NKVD bắt giữ.
Nhóm lính biệt kích bị ép tham gia chiến dịch phản gián, sau đó báo cáo rằng nhiệm vụ đã thành công và cần thêm quân chi viện. Skorzeny nhanh chóng điều thêm 3 đội đặc nhiệm đến hỗ trợ. Tất cả đều bị tóm gọn tại địa điểm do điệp viên Liên Xô thông báo.
doi-quan-ma-giang-bay-diep-vien-phat-xit-duc-cua-lien-xo-1
Otto Skorzeny giao nhiệm vụ cho biệt kích Đức đến giải cứu Scherhorn. Ảnh: Wikipedia.
Chiến dịch phản gián tiếp diễn cho đến khi phản ứng của Đức bắt đầu chậm dần. NKVD chỉ thị cho Scherhorn liên lạc với Đức thông báo nhiệm vụ giải cứu đã thành công, nhưng không thể trở về Đức do số lượng thương vong leo thang. Đáp lại, bộ chỉ huy Đức thông báo đang điều máy bay đến sơ tán những người bị thương và đưa họ đến sau phòng tuyến Đức. Hành động này có nguy cơ làm phá sản kế hoạch của Liên Xô.
Để duy trì vỏ bọc, mật vụ NKVD dàn dựng một trận giao tranh nhỏ trong đêm giữa lính của Scherhorn và Hồng quân Liên Xô khi các máy bay Đức chuẩn bị hạ cánh. Trong lúc giao tranh hỗn loạn, đèn trên đường băng bị tắt khiến cho máy bay Đức không thể hạ cánh. Nhờ đó bí mật về chiến dịch này vẫn được duy trì.
Trong nhiều tháng, cả Gehlen và Skorzeny đã làm theo những gì Liên Xô sắp đặt, khiến các chỉ huy Đức tin rằng 2.000 lính phe mình vẫn bị mắc kẹt trong lãnh thổ đối phương. Skorzeny ra lệnh cho Scherhorn chia nhỏ lực lượng đi qua Ba Lan để đến nơi an toàn. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không thành công do Sudoplatov đã đập tan đường dây điệp viên hỗ trợ của Đức ở Ba Lan.
Biện pháp hỗ trợ duy nhất quân Đức có thể làm là thả hàng tiếp tế và lương thực cho nhóm vũ trang. Trong suốt chiến dịch, phát xít Đức đã điều 39 chuyến bay cùng 12 điệp viên và 12 thiết bị liên lạc vô tuyến đến hỗ trợ nhóm của Scherhorn. Số biệt kích Đức bị bắt lớn đến mức NKVD có nguy cơ mất kiểm soát do chiến dịch leo thang vượt xa dự đoán. Dù vậy, liên lạc vô tuyến giữa Đức và điệp viên Liên Xô vẫn diễn ra trong nhiều tháng.
Cuối cùng, sự hỗ trợ của Đức cũng bắt đầu suy giảm. Tháng 1/1945, lực lượng Đức vẫn ở cách xa đội quân của Scherhorn, trong khi không quân Đức nhanh chóng cạn kiệt nguồn lực. Scherhorn lúc này vẫn tiếp tục gửi yêu cầu giúp đỡ nhưng không có phản hồi.
Tháng 3/1945, Scherhorn được phát xít Đức vinh danh là anh hùng dân tộc vì các nỗ lực khi bị giam cầm trong lãnh thổ Liên Xô, thậm chí ông ta còn được trao Huân chương Hiệp sĩ. 
Khi Thế chiến II đến hồi kết cũng là lúc chiến dịch phản gián của Liên Xô hạ màn. Cho đến đầu tháng 5/1945, Đức vẫn duy trì liên lạc với Scherhorn, hy vọng nhóm vũ trang hơn 2.000 lính của ông ta vẫn còn sống mà không hề biết rằng đó là "đội quân ma" chưa từng tồn tại. 
Duy Sơn


Xem tiếp...

CHUYỆN KỂ RÕ NHẤT VỀ WW II 106/4

DANH NGÔN VỀ CHIẾN TRANH:
-Ở loài người, không có hành động nào không vì danh lợi, kể cả làm từ thiện! Do vậy, chiến tranh là hành động vì danh lợi ở mức độ cực đoan, cao nhất.
-Chiến tranh là hành động mù quáng, điên rồ bậc nhất của loài sinh vật biết tư duy trừu tượng !
-Tuyệt cùng vô lý và cũng tuyệt cùng chí lý của chiến tranh là nhân danh sự sống để tàn sát! 
-Nếu chiến tranh là hòa bình thì loài người đang ở trên Thiên Đàng! 
----------------------------------------------------------------------

Những câu nói bất hủ của Hitler



Đánh giá bài viết
Từ năm 1939 đến năm 1945 cả thế giới chìm sâu trong sự thống trị của phát xít Đức do Hitler đứng đầu. Cho đến nay, Hitler vẫn là một chủ đề tránh được nói đến tại nước Đức. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Adolf Hitler là một thiên tài hùng biện. Giống như các nhân vật nổi tiếng khác, Adolf Hitler cũng có những câu nói bất hủ nhất thế giới. Bài viết này sẽ liệt kê ra những câu nói bất hủ và nổi tiếng của Adolf Hitler.

Những câu nói bất hủ của Hitler về hùng biện

Trong cuộc đời mình, Hitler đặc biệt chú trong đến các câu nói. Chính các câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần đã trở thành một phát ngôn. Thành biểu tượng của một dân tộc Đức một thời.
“Khi bạn nói dối đủ lớn và đủ nhiều thì đó là sự thật.”


Câu nói dối nổi tiếng của Hitler
Câu nói dối nổi tiếng của Hitler
Chính nhờ triết lý của câu nói này cộng với tư tưởng cực đoan vốn có mà Hitler đã thành công. Với câu nói dối nổi tiếng này, Hitler đã thuyết phục cả dân tộc Đức rằng người Do Thái chính là kẻ thù của họ. Kể từ đó, Hitler thoải mái triển khai các kế hoạch bắt giữ, tàn sát và giết hại hàng triệu người Do Thái. Bắt đầu thời kì đen tối nhất của người Do Thái.
“Quần chúng rộng rãi dễ dàng bị lôi cuốn bằng sự hùng biện hơn là sự lôi cuốn bằng các phương tiện khác.”


Câu nói nổi tiếng về hùng biện của Hitler
Câu nói nổi tiếng về hùng biện của Hitler
Hitler sớm nhận thức được sự quan trọng của hùng biện trong việc lôi kéo đám đông. Vì thế, ông luôn cố gắng chuẩn bị tốt nhất. Hitler luôn cần 3 thư ký đánh máy và đều theo dõi họ làm việc trước mỗi buổi hùng biện. Sau đó ông tự điều chỉnh các dự thảo. Sau một buổi diễn thuyết, Hitler thường bị sụt từ 2 đến 3kg, mồ hôi ướt đẫm.

Câu nói hay của Hitler về phương pháp đọc

“Đọc là ghi nhớ những điều cần thiết và quên đi những điều không cần thiết.”


Đọc là quên đi những điều không cần thiết
Đọc là quên đi những điều không cần thiết

Những câu nói hay nổi tiếng của Adolf Hitler về chiến tranh

Trong cuộc sống của mình, Adolf Hitler chỉ khóc hai lần. Lần đầu tiên là trước mộ của mẹ ông. Và lần thứ hai là khi nghe tin nước Đức đầu hàng trong thế chiến thứ nhất. Từ đó, Hitler luôn đau đáu niềm tin về một nước Đức thượng đẳng. Trong những cuộc chiến tranh khắp nơi trong thế chiến thứ hai, những câu nói này đã thành phát ngôn nổi tiếng.
“Tôi chỉ chiến đấu vì cái tôi yêu, chỉ yêu những gì tôi tôn trọng, và chỉ tôn trọng những gì tôi biết.”


Tôi chỉ chiến đấu vì cái tôi yêu
Tôi chỉ chiến đấu vì cái tôi yêu

“Đức hoặc sẽ là một cường quốc thế giới hoặc sẽ không là gì cả.”


Đức sẽ là cường quốc thế giới
Đức sẽ là cường quốc thế giới
Sau thế chiến thứ nhất, nhân dân Đức bất mãn với chính đảng đang tồn tại. Câu nói này đánh mạnh vào tâm lý tự tôn của người Đức, đặc biệt là sau thất bại trong thế chiến thứ nhất. Với tài hùng biện của mình, Hitler làm cho họ niềm tin về sự thay đổi và đưa đất nước hùng mạnh trở lại.
“Khi ngươi giành chiến thắng, ngươi không cần giải thích! Nếu ngươi thua, người không nên có mặt ở đây để giải trình!”


Câu nói bất hủ về chiến thắng của Hitler
Câu nói bất hủ về chiến thắng của Hitler

“Sự diệt vong của một quốc gia chỉ có thể được ngăn chặn bởi niềm đam mê mạnh mẽ, nhưng chỉ những người có đam mê mới có thể khơi dậy niềm đam mê ở những người khác.”


Phát ngôn của Hitler về sự diệt vong
Phát ngôn của Hitler về sự diệt vong
Tham khảo thêm
https://www.ohay.tv/list/20-cau-noi-ron-nguoi-cua-trum-phat-xit-adolf-hitler/57176f6544

Những câu nói bất hủ của Hitler thể hiện sự cực đoan

Để thuyết phục dân tộc Đức, Hitler luôn lặp đi lặp những câu nói nổi tiếng. Ảnh hưởng nặng nề từ thuyết Darwind xã hội, Hitler cho rằng nhân loại chỉ có thể phát triển khi có chiến tranh.
Mặc dù chỉ là một họa sĩ hạng xoàng nhưng Hitler đã tự tay thiết kế cờ cho phát xít Đức. Cờ của phát xít Đức được bắt nguồn từ biểu tượng Swastika của người Aryan. Biểu tượng này gây ra sự hiểu lầm với chữ thập của Phật giáo.
“Hãy suy nghĩ 1000 lần trước khi quyết định. Sau khi quyết định, không bao giờ quay lại ngay cả khi gặp 1000 khó khăn”


Suy nghĩ 1000 lần trước khi quyết định
Suy nghĩ 1000 lần trước khi quyết định
Trong mắt Hitler, dân tộc Đức được tôn vinh là một chủng tộc thượng đẳng. Các dân tộc quốc gia khác không có tài năng và cũng không thể tồn tại.
“Những người quốc gia Ấn Độ thường khiến cho tôi ngạc nhiên vì miệng họ lắp bắp những thuyết trời biển mà chẳng có lấy tí khả năng thực sự nào.”


Phát ngôn Hitler về người Ấn Độ
Phát ngôn Hitler về người Ấn Độ

Đừng so sánh mình với người khác. Nếu làm như vậy, ngươi đang xúc phạm chính mình.


Đừng so sánh mình với kẻ khác
Đừng so sánh mình với kẻ khác

Câu nói bất hủ của Hitler về các dân tộc khác

Các dân tộc khác trên thế giới này đều là những con vi trùng. Đặc biệt là dân tộc Do Thái, đó là những ký sinh trùng. Họ không có quyền của một con người. Suy nghĩ của Hitler thật kinh khủng.
Có giả thuyết cho rằng Hitler ghét người Do Thái vì 2 lí do chính. Thứ nhất người Do Thái là lực lượng quan trọng trong phong trào khởi nghĩa chống chế độ quân chủ của nước Đức. Thứ hai là sự oán hận một vị bác sĩ Do Thái không thể chữa bệnh cho mẹ của mình.
“Tôi ghê tởm trước cảnh tượng giống người pha trộn lúc nhúc ở thủ đô, giống Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Serb, Croat. Tôi ghê tởm giống Do Thái ký sinh trùng dai dẳng của nhân loại, ở đâu cũng thấy mặt.”


Câu nói của Hitler về các quốc gia khác
Câu nói của Hitler về các quốc gia khác



---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
World War II in HD Colour Vietsub tập 4

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN,TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

1/QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN,TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH 
1.1/QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN VỀ CHIẾN TRANH:
*Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xh:
       Các nhà kinh điển của chủ nghĩ MAC khẳng định:
- Chiến tranh là hiện tượng chính trị xh có tính lịch sử , đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp,nhà nước( hoặc liên minh giữa các nước ) nhằm mục đích chính trị nhất định.
*Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh:
Chủn nghĩa Mác-Lenin khẳng định:
- Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sx là nguồn gốc trực tiếp (nguồn gốc kinh tế ),Suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của chiến tranh.Đồng thời,sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc sâu xa(nguồn gốc xh) dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của chiến tranh.
-PH ĂNG GHEN chỉ  rõ,chiến tranh là "bạn đường" của mọi chế độ tư hữu.phát triển những luận điểm của C.MẶC,PH.AWNGGHEN về chiến tranh trong điều kiện lịch sử mới, V.I LÊNIN chỉ rõ trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh,chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc.
Như vậy, chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất có đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột,chiến tranh không phải là 1 định mệnh gắn liền với con người và xh loài người.
Muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó.
*Bản chất của chiến tranh:
theo V.I LÊNIN:" chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng những biện pháp khác"(cụ thể bằng bạo lực)
 theo quan điểm của chủ nghĩa MAC-LENIN: chiến tranh là một thời đoạn,một bộ phận của chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị.Ngược lại,mọi chức năng,nhiệm vụ của chính trị đều phải thực hiện tiếp tục trong chiến tranh.
Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau:
+chính trị chỉ đạo,chi phối,quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh,quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu,hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang; sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ,những mục tiêu mới cho giai cấp,xã hội trên cơ sở những thắng lợi hay thất bại của chiến tranh.
+Ngược lại chiến tranh là một bộ phận,một phương tiện của chính trị,là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị.
 Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phương thức tác chiến ,vũ khí,trang bị, song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay đổi,chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của nhà nước và giai cấp nhất định.
 Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh.
1.2/TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH:
-Trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng,HỒ CHÍ MINH đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất,quy luật của chiến tranh tác động đến bản chất đời sống của xã hội.
-Khi nói đến bản chất của chủ nghĩa đế quốc HỒ CHÍ MINH đã khái quát bằng hình ảnh "con đỉa 2 vòi",một vòi hút máu nhân dân lao động chính quốc,một vòi hút máu nhân dân lao động thuộc địa.
-Xác định tính chất xh của chiến tranh,phân tích tính chất chính trị xh của chiến tranh xâm lược thuộc địa,chiến tranh ăn cướp của chủ nghĩa đế quốc,chỉ ra tính chất chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc.
 +trên cơ sở mục đích chính trị của chiến tranh,HỒ CHÍ MINH đã xác định tính chất xh của chiến tranh,chiến tranh xâm lược là phi nghĩa,chiến tranh chống xâm lược là chính nghĩa,từ  đó xác định thái độ của chúng ta là ủng hộ chính nghĩa,phản đối chiến tranh phi nghĩa.
-HỒ CHÍ MINH  khẳng định: ngày nay chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 +Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.Người chủ trương phải dựa vào dân,coi dân là gốc,là cội nguồn của sức mạnh để" xây dựng lầu thắng lợi".
 +chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh toàn dân,phải động viên toàn dân,vũ trang toàn dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
 +theo tư tưởng HỒ CHÍ MINH,đánh giặc phải bằng sức mạnh toàn dân,trong đó phải có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.kháng chiến toàn dân phải đi đôi với kháng chiến toàn diện,phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân,đánh địch trên tất cả các mặt trận: qs,ct,kt,vh... 
2/Quan điểm của chủ nghĩa MAC-LENIN,tư tưởng HỒ CHÍ MINH về quân đội
2.1/quan điểm của chủ nghĩa M-LN về quân đội:
*nguồn gốc ra đời của quân đội:
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia xh thành giai cấp đối kháng là nguồn gốc ra đời của quân đội.
*bản chất giai cấp của quân đội:
chủ nghĩa M-LN khẳng định:bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó,bản chất giai cấp của quân đội là tương đối ổn định nhưng không phải là bất biến.
sự vận động phát triển bản chất giai cấp của quân đội bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: giai cấp,nhà nước,các lực lượng,tổ chức chính trị xã hội và làm việc giải quyết các mối quan hệ trong quân đội.
 do sự tác động của các yếu tố trên mà bản chất giai cấp của quân đội có thể được tăng cường hoặc bị phai nhạt,thậm chí bị biến chất và tuột khỏi tay nhà nước,giai cấp đã tổ chức ra,nuôi dưỡng quân đội đó.
*Sức mạnh chiến đấu của quân đội:
 bảo vệ và phát triển tư tưởng của C.MÁC-PH.AWNGGHEN,V.Í LEENIN chỉ rõ sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:yếu tố quân số,tổ chức,cơ cấu biên chế,yếu tố chính trị tinh thần và kỉ luật;số lượng,chất lượng,vũ khí trang bị kĩ thuật; trình độ huấn luyện và thể lực,trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự;bản lĩnh lãnh đạo,trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ các cấp.
 giữa các yếu tố trên có mối quan hệ biện chứng với nhau.tuy nhiên,trong những điều kiện xác định,yếu tố chính trị tinh thần giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội.
*nguyên tắc  xây dựng quân đội kiểu mới của V.I LÊNIN. 
Bản chất của chiến tranh
Theo VI.Lenin :”chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng những biện pháp khác”(cụ thể là bạo lực)
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin:chiến tranh là một thời đoạn,một bộ phận của chính trị,nó không làm gián đoạn chính trị.Ngược lại,mọi chức năng,nhiệm vụ của chính trị đều phải thực hiện tiếp tục trong chiến tranh.
Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặc chẽ với nhau:
+ chính trị chỉ đạo,chi phối,quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh,quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu,hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang; use kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ,mục tiêu mới cho giai cấp ,xã hội trên cơ sở những thắng lợi hay thất bại của chiến tranh.
+ ngược lại chiến tranh là một bộ phận,một phương tiện của chính trị,là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị.
Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phương thức tác chiến,vũ khí, trang bị,song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay đổi,chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của nhà nước và giai cấp nhất định.
Đường lối chính trị của đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh
Nội dung bản quyền thuộc về Spiderum.com, liên hệ với admin để được sao chép!

Bản chất của chiến tranh Việt Nam?
Bài viết này bắt nguồn từ việc page nhận được nhiều ý kiến phản đối cách gọi tên “kháng chiến chống Mỹ”. Những ý kiến này cho rằng cuộc chiến 1954-1975 là một cuộc nội chiến. Đây là chủ đề luôn có sự bất đồng, tuy nhiên bài viết này mong muốn đưa ra nhiều góc nhìn, và sử dụng các dữ kiện lịch sử để chọn góc nhìn hợp lý nhất.




* Hỏi: Cuộc chiến 1954-1975 ở Việt Nam có phải là một cuộc nội chiến không? Đáp: Không. Hãy hỏi chính những người Mỹ. Họ ý thức rất rõ sự can dự của mình vào cuộc chiến này. Có 4 tên gọi thường gặp: - Vietnam war (phổ biến nhất). - Kháng chiến chống Mỹ (tiếng Việt). Dịch ra tiếng Anh là Resistance War Against America, thỉnh thoảng người Mỹ dịch tắt thành “American War”. - Chiến tranh Đông Dương lần 2 (Second Indochina War)
* Hỏi: Người Việt Nam đánh nhau không phải là nội chiến à? Đáp: Chưa chắc. Ví dụ như các trường hợp sau. - Tháng Giêng năm 1285, Trần Kiện đem bọn Lê Tắc cùng vài vạn người, dâng binh khí xin đầu hàng nhà Nguyên. Trấn Nam vương Thoát Hoan khen ngợi và ban thưởng xiêm áo, yên cương. Nhưng khi rút lui theo quân Nguyên, Trần Kiện vừa đến vùng Lạng Sơn ngày nay thì bị thổ hào đất này là Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh cho dân binh bao vây và tập kích dữ dội. Trong trận này gia nô của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Nô đã bắn chết Trần Kiện. - Lương Nhữ Hốt là tướng nhà Hồ ra hàng quân Minh, 2 lần sang Yên Kinh chầu vua Minh Thành Tổ (lần 2 mang cả vợ con sang). Khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa Lam Sơn thì Nhữ Hốt đang giữ đồn Đa Căng. Năm 1424, Lê Lợi hạ được thành, Nhữ Hốt chạy về thành Tây Đô và cố thủ ở đây, quân Lam Sơn đánh mãi không được, viết thư dụ hàng cũng không xong. Mãi về sau Vương Thông rút thì tay này mới chịu ra hàng. - Năm 1789, trước khi chạm trán với quân chủ lực nhà Thanh, đạo quân do vua Quang Trung chỉ huy phải vượt sông Giao Thủy vây đánh đồn Gián Khẩu do quân cần vương nhà Lê trấn giữ. Quân Lê tan vỡ, Hoàng Phùng Tứ bỏ chạy.
- Khi thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam, có thuê rất nhiều lính tập, khố xanh, khố đỏ tham gia bình định và đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa. Trận Điện Biên Phủ, phía Pháp có hơn 4000 lính bản xứ người Việt tham chiến, chủ yếu là của quân đội Quốc gia Việt Nam. Trong chiến tranh Đông Dương 1946-1954, tỉ lệ lính Việt trong quân đội Pháp chiếm 63%.




* Hỏi: Vậy còn trên thế giới thì sao?
Đáp: Có thể tạm dẫn ra các ví dụ sau.
- Trận Bailén năm 1808 trong chiến tranh Napoleon, tham chiến phía Pháp có lính Thụy Sĩ (mặc đồ đỏ) còn Tây Ban Nha đưa ra các trung đoàn Thụy Sĩ (mặc đồ xanh). Đây là ví dụ điển hình cho việc các phe đối lập tuyển lính đánh thuê của cùng một quốc gia.





Mặc quân phục Đức nhưng tất cả là người Nga

- Trong biên chế phát xít Đức có các sư đoàn của “Quân đội giải phóng nước Nga” (ROA – viết tắt tiếng Nga). Chỉ huy các đơn vị 100% người Nga này là Andrey Vlasov, viên tướng Liên Xô phản bội duy nhất trong thế chiến 2. Với trang bị như quân chính quy Đức, ROA đánh trực diện với Hồng Quân cho đến tận lúc kết thúc chiến tranh.
- Chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775-1783), có khoảng 15-20% dân da trắng bản địa ủng hộ chính phủ Anh, 19.000 người trong số này trực tiếp tham chiến chống lại quân đội do Washington chỉ huy. Khi Anh thua và Mỹ giành được độc lập, khoảng 65,000-70,000 người đã chạy sang Canada và định cư ở đây.




Trận King's Mountain, dân quân Mỹ trung thành với Hoàng gia Anh giao chiến với dân quân của phe đòi độc lập.

- Khi tấn công Iraq năm 2003, người Mỹ nhận được sự hỗ trợ lớn của dân Peshmerga (thuộc vùng tự trị Kurdistan ở Iraq). Ước tính lực lượng này khoảng 70.000 người, biên chế thành 36 lữ đoàn. Chính các đơn vị Peshmerga đã giúp tình báo Mỹ bắt sống tổng thống Iraq Saddam Hussein.




Tất cả các ví dụ trên đều không phải nội chiến, dù có chung công thức “người nước A đánh nhau với người nước A (trong hoặc ngoài) đất A”.
* Hỏi: Vậy trong tình huống có nhiều lực lượng trong và ngoài một quốc gia tham chiến, đâu là ranh giới để phân biệt? Đáp: Vai trò quyết định trên chiến trường. Nếu lực lượng chủ lực của 2 hay nhiều phe tham chiến là người trong quốc gia đó, vậy đây là cuộc nội chiến. Nếu có binh sĩ nước ngoài tham gia nhưng chỉ có vai trò hỗ trợ, đó vẫn là nội chiến (chẳng hạn như ở Nga năm 1917-1922 và Tây Ban Nha năm 1936-1939, hay dễ hình dung hơn là các cuộc chiến thời Trịnh-Nguyễn). Còn nếu chủ lực một phe hoàn toàn là một hay nhiều đội quân nước ngoài, vậy thì cuộc xung đột vũ trang đó không phải nội chiến nữa.

* Hỏi: Vậy trong chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam? Đáp: Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ là 2 lực lượng chính, còn lại đóng vai trò hỗ trợ.




Nguồn: Vietnamball

* Hỏi: Quân đội Việt Nam Cộng Hòa có hơn 1 triệu lính đấy, Mỹ và đồng minh cao nhất cũng hơn 60 vạn quân thôi? Đáp: Trong chiến tranh quân số là 1 ưu thế, nhưng không phải yếu tố quyết định. Người Mỹ đưa lực lượng viễn chinh vào chính vì họ nhận thấy quân đội VNCH không thể tự mình chống lại “Việt Cộng”. Không chỉ cung cấp 100% vũ khí và đào tạo cho VNCH, lính Mỹ trực tiếp tham gia ở tất cả các mặt trận trong chiến tranh Việt Nam (6,5 triệu lượt người được luân chuyển). Năm 1968, mỗi ngày chi tiêu của quân Mỹ ở Việt Nam hết 100 triệu USD. Quân đội Mỹ có hỏa lực và trang bị vượt trội, lại có các vũ khí cấp chiến lược như tàu sân bay và máy bay ném bom B52 nên có thể khẳng định là chủ lực của một bên tham chiến. Giai đoạn Mỹ đưa quân vào (1965-1972) là giai đoạn ác liệt nhất, tổn thất các bên nặng nề nhất trong toàn bộ cuộc chiến này (ví dụ Mậu Thân 68, Xuân Hè 72).




Trận Huế 1968

* Hỏi: Nhưng năm 1973 quân Mỹ đã rút đi rồi, 2 năm sau đó toàn là người Việt đánh nhau?




Tổng thống Ford tuyên bố kết thúc chiến tranh Việt Nam ngày 23/4/1975

Đáp: Có 2 vấn đề cần làm rõ ở đây.
Thứ nhất: khi xét bản chất 1 cuộc chiến không thể xắt nhỏ ra từng đoạn như vậy, người ta phải nghiên cứu liền mạch và tổng quát từ khi nó bắt đầu đến khi nó kết thúc hoàn toàn.
Thứ hai là người Mỹ rút lính đi nhưng vẫn để lại nhân viên tình báo (CIA), cố vấn quân sự dưới lốt dân sự và viện trợ vũ khí cho VNCH. Trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp tại đại học Tulane, bang New Orleans ngày 23/4/1975, tổng thống Ford lúc đó mới tuyên bố "Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc" (The war in Vietnam, is finished as far as America is concerned).
* Hỏi: Có ví dụ nào tương tự để đối chiếu không? Đáp: Có. Ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên tấn công xuống phía Nam, chỉ sau 3 ngày họ chiếm được thành phố Seoul. Giai đoạn này hoàn toàn là người Triều Tiên đánh nhau trên đất nhà mình và không hề có can thiệp bên ngoài. Tuy nhiên ngay sau đó Mỹ dưới danh nghĩa Liên Hiệp Quốc và Trung Quốc dưới danh nghĩa Chí nguyện quân (quân tình nguyện) tham chiến (2 đạo quân này là chủ lực trên chiến trường). Ngày nay mọi nguồn tài liệu đều ghi tên chiến tranh Triều Tiên (Korean War) chứ không phải “Nội chiến Triều Tiên”. Có thể so sánh với tên gọi “Nội chiến Trung Quốc” (Chinese Civil War).
* Hỏi: Vậy sao người ta lại gọi đây là chiến tranh Việt Nam hay cuộc chiến ủy nhiệm của Chiến tranh Lạnh? Có mâu thuẫn gì với tên gọi “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” mà hiện Việt Nam đang dùng hay không? Đáp: Không. Họ nhìn theo quan điểm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và theo sự kiện thuần túy. Đại khái là “Ở đây, thời kỳ này, có các phe ABC đánh nhau? OK chúng tôi sẽ ghi chép lại như vậy”. Việt Nam khi đó được coi là cùng phe với Liên Xô do thể chế XHCN, mặc dù các quyết định của Hà Nội là độc lập với Moskva.
Chẳng hạn thời Trần, chúng ta gọi là “Kháng chiến chống Nguyên Mông” nhưng tài liệu nước ngoài viết về nó dưới cái tên “Chiến tranh Việt-Mông Cổ” (Mongol-Vietnamese War) hoặc (Mongol invasions of Vietnam). Hay “Chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại” là cách gọi của Liên Xô, còn lại phương Tây đều ghi là “Mặt trận phía Đông của thế chiến 2”. Nói cách khác, một cuộc chiến có thể tồn tại nhiều tên gọi tùy theo hướng mà người ta tiếp cận nó, nhưng chỉ tồn tại một bản chất mà thôi. Người Mỹ đã tự vẽ ra thuyết đôminô chống cộng sản, tự cho mình quyền can thiệp vào nội bộ các quốc gia mà họ thấy là có nguy cơ ngắn hoặc dài, đe dọa các lợi ích của nước Mỹ (dù nguy cơ này phần lớn là tưởng tượng).



Học thuyết Domino

Đối với đa số người Việt Nam thì việc quân đội nước ngoài tràn vào đất Việt, bắn giết dân Việt không bao giờ chấp nhận được, dù nấp dưới danh nghĩa nào đi chăng nữa. Ở miền Bắc lúc đó có những đơn vị cao xạ Trung Quốc, chuyên gia tên lửa Liên Xô, một số phi công Triều Tiên nhưng họ đánh nhau với không quân Mỹ chứ không phải dân Việt.
Kết luận: Cuộc chiến 1954-1975 không thể gọi là nội chiến. Người Mỹ đóng vai trò chủ chốt từ chính trị, trang thiết bị cho đến quân sự. Một số người của phía VNCH muốn gọi đây là cuộc nội chiến để chính thể họ có được danh chính ngôn thuận, tuy nhiên mong muốn của họ không thể đi ngược lại với những gì đã xảy ra trong lịch sử. Thêm cái ảnh solo:




Ai sợ Mỹ chứ Việt Nam không sợ nhá!



10 câu nói lưu danh muôn đời của anh hùng nước Việt


Lịch sử nước ta từng xuất hiện nhiều anh hùng kiệt xuất. Họ để lại những câu nói lưu danh muôn đời, trở thành bài học cho hậu thế noi theo.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 1
Bà Triệu (225-248) lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào thế kỷ III. Ở tuổi 19, khi bị ép làm tì thiếp cho một người giàu, bà đã thẳng thừng tuyên bố: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người". Sau đó, bà cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa. Năm 248, cuộc khởi nghĩa thất bại, để không bị rơi vào tay giặc, bảo vệ danh tiết, bà tự sát ở núi Tùng (Thanh Hóa).
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 2
Lý Thường Kiệt là danh tướng chỉ huy quân đội đánh tan quân Tống xâm lược vào các năm 1075, 1076,1077. Tư tưởng quân sự nổi bật của ông là chủ động tiến công để làm suy giảm sức mạnh và nhuệ khí của kẻ thù. Năm 1075, biết tin quân Tống chuẩn bị đem quân sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã nhận định: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra phá thế mạnh của giặc”. Với tư tưởng lấy tấn công làm phòng thủ, ông đem quân đánh thẳng vào các châu Khâu, Liêm, Ung, làm phá sản kế hoạch tấn công Đại Việt của quân Tống.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 3
Cuối năm 1257, đầu 1258, Mông Cổ kéo quân sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh. Khi vua Trần Thái Tông ngự thuyền đến hỏi thái úy Trần Nhật Hiệu kế sách chống giặc, ông viết hai chữ "Nhập Tống” (đầu hàng). Sau đó, vua dời thuyền đến hỏi Trần Thủ Độ. Thái sư đầu triều tâu ngay rằng: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Câu nói đã thể hiện tính cách cương trực và quyết tâm đánh giặc đến cùng của Trần Thủ Độ. Nó cũng củng cố thêm quyết tâm cho vua Trần Thái Tông. Cuối năm 1258, quân dân nhà Trần đánh bại kẻ thù, buộc quân Mông Cổ phải chạy về phương Bắc.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 4
Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội nhà Trần 3 lần đánh bại giặc Mông -Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh của nhân dân. Tháng 6/1300, Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, giặc phương Bắc lại sang xâm lược, kế sách như thế nào?”. Trần Quốc Tuấn nói rằng: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước muôn đời vậy”.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 5
Trần Bình Trọng (1259-1285) là danh tướng của nhà Trần. Theo một số tài liệu, ông chính là con trai của Lê Phụ Trần, dòng dõi vua Lê Đại Hành. Cha ông có công cứu gia vua Trần Thái Tông nên được đổi sang quốc tín (họ vua). Trong trận chiến chống Mông - Nguyên năm 1285 tại bãi Thiên Mạc, vì lực lượng quá chênh lệch, ông bị giặc bắt. Để dụ dỗ, giặc hỏi ông có muốn làm vương đất Bắc không? Trần Bình Trọng hét lớn: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Dù sau đó bị kẻ thù sát hại, câu nói của Trần Bình Trọng đã trở thành lời tuyên bố đanh thép trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 6
Hơn 500 năm đã trôi qua kể từ khi quân đội nhà Hồ bị quân Minh đánh bại, câu nói của tướng quốc Hồ Nguyên Trừng vẫn còn nguyên giá trị. Dù cho cha con Hồ Quý Ly đã xây dựng đội quân tinh nhuệ, được các nhà sử học đánh giá là mạnh nhất so với các thời kỳ trước đó, nhưng khi lòng dân không theo, đội quân đông đảo đó nhanh chóng thất bại. Nhà Hồ sụp đổ chỉ sau 7 năm thành lập. Đúng như Hồ Nguyên Trừng - nhà quân sự tài năng - đã nói với vua cha trước đó: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo".
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 7
Trải qua hơn 10 năm “nếm mật nằm gai” cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh xâm lược, cũng như chứng kiến sự sụp đổ của nhà Hồ trước đó, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ thế nào là sức mạnh của nhân dân. Sinh thời, ông từng tâm niệm: “Đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 8
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân lịch sử lớn nhất của nước ta ở thế kỷ XVI. Không chỉ có hiểu biết sâu rộng, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có tầm nhìn chiến lược xuất sắc. Ông từng khuyên chúa Trịnh đừng cuớp ngôi nhà Lê để sự nghiệp được vững bền. Trước khi vào Nam, Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) cũng đến hỏi ý kiến ông và được Trạng Trình chỉ kế cho với câu nói nổi tiếng: “Hoành Sơn nhất đái / Vạn đại dung thân” - một dãy Hoành Sơn có thể lập nên cơ nghiệp. Câu nói của quan Trạng đã mở đầu cho cơ nghiệp của dòng họ Nguyễn bền vững tới hàng trăm năm ở Đàng Trong, đồng thời cũng mở ra vận mệnh mới cho lịch sử dân tộc.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 9
Trên chiến trường, vua Quang Trung chỉ có tiến không lùi bước, như lời hịch gửi nhân dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Quy Nhơn: “Nơi nào ta mang quân tới, nơi đó quân thù bị đánh tan tành”. Trước khi mang quân tiêu diệt 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long vào Tết Kỷ Dậu 1789, nhà vua cũng khẳng định: “Đánh cho để dài tóc / Đánh cho để đen răng / Đánh cho nó chích luân bất phản / Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn / Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
10 cau noi luu danh muon doi cua anh hung nuoc Viet hinh anh 10
Nguyễn Trung Trực (1837-1868) là lãnh tụ chống Pháp nổi tiếng ở miền Nam trong thế kỷ XIX với chiến công đánh cháy chiến hạm của kẻ thù trên sông Nhật Tảo năm 1861. Về sau, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị giặc bắt, mang ra hành hình ở tuổi 30. Ông hùng hồn tuyên bố: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Dù hy sinh, câu nói của Nguyễn Trung Trực đã trở thành lời hiệu triệu cho biết bao thế hệ thanh niên ra đi tìm đường cứu nước.
Xem tiếp...

TIN BUỒN 41

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nhà Văn Kim Dung – Từ Cậu Bé Bị Đuổi Học Đến Tiểu Thuyết Gia Số 1 Trung Hoa 50 Năm Qua

 
 Nhà Văn HUYỀN THOẠI Kim Dung Qua Đời Ở Tuổi 94
Thông tin nhà văn nổi tiếng của dòng văn học kiếm hiệp Hoa ngữ - Kim Dung (1924-2018) - vừa qua đời đã được hàng loạt tờ tin tức chính thống của Trung Quốc đăng tải. Nhà văn Kim Dung đã vừa qua đời tại một bệnh viện ở Hồng Kông trong ngày 30/10. Thông tin này đã được chính người nhà của ông xác nhận với giới truyền thông. Trước khi qua đời, nhà văn Kim Dung đã có nhiều năm tháng vật lộn với bệnh tật trong những ngày tháng tuổi già. Trong văn học Trung Quốc, Kim Dung được xem là cha đẻ của thể loại võ hiệp. Trước khi đến với nghiệp sáng tác văn chương, ông từng có thời gian là nhà báo, biên tập viên báo chí. Những tác phẩm của ông đã tạo lập nên một thế giới giả tưởng hấp dẫn công chúng tại nhiều quốc gia Á Đông, người ta gọi đó là "giang hồ", một thế giới giả tưởng của những anh hùng, những người trong giới võ lâm, cùng nhau hành tẩu giang hồ, hành hiệp trượng nghĩa, trừ gian diệt ác. Trong thế giới ấy, có những môn võ, những ngón đòn kinh điển, tạo nên một thế giới võ hiệp rất riêng của Kim Dung, với những chuẩn mực đạo đức, hành xử rất đề cao sự hào hiệp, trượng nghĩa. Những tác phẩm của Kim Dung dù đã ra đời từ lâu nhưng vẫn luôn nằm trong top những tác phẩm ăn khách nhất của giới nhà văn Trung Quốc, với hơn 300 triệu cuốn đã được bán ra trên khắp thế giới, thậm chí, những kế hoạch dịch tác phẩm của Kim Dung sang tiếng Anh để giới thiệu rộng rãi hơn với độc giả phương Tây cũng đã được tiến hành. Nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, ông sinh ra tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Những tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông có thể kể tới "Anh Hùng Xạ Điêu", "Thần Điêu Đại Hiệp", "Ỷ Thiên Đồ Long Ký", "Lộc Đỉnh Ký", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Thiên Long Bát Bộ"...

Nhà văn kiếm hiệp huyền thoại Kim Dung qua đời

Dân trí Thông tin nhà văn nổi tiếng của dòng văn học kiếm hiệp Hoa ngữ - Kim Dung (1924-2018) - vừa qua đời đã được hàng loạt tờ tin tức chính thống của Trung Quốc đăng tải.
 >> Độc giả phương Tây sẽ say mê tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung?



Nhà văn Kim Dung
Nhà văn Kim Dung

Nhà văn Kim Dung đã vừa qua đời tại một bệnh viện ở Hồng Kông trong ngày 30/10. Thông tin này đã được chính người nhà của ông xác nhận với giới truyền thông. Trước khi qua đời, nhà văn Kim Dung đã có nhiều năm tháng vật lộn với bệnh tật trong những ngày tháng tuổi già.
Trong văn học Trung Quốc, Kim Dung được xem là cha đẻ của thể loại võ hiệp. Trước khi đến với nghiệp sáng tác văn chương, ông từng có thời gian là nhà báo, biên tập viên báo chí.
Những tác phẩm của ông đã tạo lập nên một thế giới giả tưởng hấp dẫn công chúng tại nhiều quốc gia Á Đông, người ta gọi đó là "giang hồ", một thế giới giả tưởng của những anh hùng, những người trong giới võ lâm, cùng nhau hành tẩu giang hồ, hành hiệp trượng nghĩa, trừ gian diệt ác.
Trong thế giới ấy, có những môn võ, những ngón đòn kinh điển, tạo nên một thế giới võ hiệp rất riêng của Kim Dung, với những chuẩn mực đạo đức, hành xử rất đề cao sự hào hiệp, trượng nghĩa.
Những tác phẩm của Kim Dung dù đã ra đời từ lâu nhưng vẫn luôn nằm trong top những tác phẩm ăn khách nhất của giới nhà văn Trung Quốc, với hơn 300 triệu cuốn đã được bán ra trên khắp thế giới, thậm chí, những kế hoạch dịch tác phẩm của Kim Dung sang tiếng Anh để giới thiệu rộng rãi hơn với độc giả phương Tây cũng đã được tiến hành.
Nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, ông sinh ra tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Những tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông có thể kể tới "Anh Hùng Xạ Điêu", "Thần Điêu Đại Hiệp", "Ỷ Thiên Đồ Long Ký", "Lộc Đỉnh Ký", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Thiên Long Bát Bộ"...
Bích Ngọc
Theo Straits Times

Khán giả quốc tế tiếc thương nhà văn Kim Dung

Trước sự ra đi của nhà văn kiếm hiệp nổi tiếng Kim Dung, nhiều khán giả Trung Quốc và quốc tế bày tỏ sự tiếc thương vô vàn.
Mới đây, Kim Dung, tiểu thuyết gia nổi tiếng của nền văn học Hoa ngữ với hàng loạt tác phẩm võ hiệp kinh điển đã qua đời ở tuổi 94. Rất nhiều tờ báo lớn nhỏ ở Trung Quốc và quốc tế đồng loạt đưa tin về sự ra đi của đại nhà văn kiếm hiệp lừng lẫy này.
Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, được mệnh danh là "Võ lâm minh chủ" về sách kiếm hiệp. Các cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất của ông đều được chuyển thể thành các bộ phim đình đám, tạo tiếng vang xa như Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thiên Long Bát Bộ...
Ông còn được xem là một trong những nhà báo, nhà văn và nhân vật mang tầm ảnh hưởng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc và cộng đồng người nói tiếng Hoa nhiều thập niên qua.
Khan gia quoc te tiec thuong nha van Kim Dung hinh anh 1
Sự ra đi của Kim Dung là cú sốc lớn với truyền thông trong nước và quốc tế. 
Một khán giả có tên Zhuhai bày tỏ cảm xúc trên Sina: "Kim Dung là nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc. Dù cho hơn 1.000 năm sau, người ta vẫn còn tìm đọc các tác phẩm của ông".
Hay có ý kiến nhận xét đầy xúc động rằng: "Kim Dung, ông là dòng sông, ngọn núi và mãi mãi sống trong lòng người hâm mộ. Ông là huyền thoại của dòng tiểu thuyết kiếm hiệp".
Trên tờ Weibo, một người hâm mộ có tên Xiao chia sẻ nỗi niềm tiếc thương: "Với độ tuổi 94, ông đã sống quá thọ và sự ra đi là điều dĩ nhiên. Đó là quy luật của cuộc sống. Ông ấy đã sống cuộc đời quá lừng lẫy và để lại gia tài đồ sộ cho nhân loại. Điều ấy thể hiện giá trị sống của ông. Hãy yên nghỉ, Kim Dung".
Khan gia quoc te tiec thuong nha van Kim Dung hinh anh 2
Truyền thông Trung Quốc phủ đen bằng nhiều tin bài liên quan đến sự ra đi của nhà văn Kim Dung. 
Ngôi sao Bollywood Aamir Khan, diễn viên của bộ phim Three Idiots, cũng đăng trên Weibo về sự đi qua của Kim Dung. Anh gọi ông là "cha" và xưng "con": "Con rất buồn khi nghe tin cha qua đời. Cuốn sách của ông The Deer và The Cauldron đã cho tôi rất nhiều niềm vui. Tôi đọc nó chỉ vài tháng trước và ước gì có thể gặp ông ngoài đời. Ông đã tạo nên nhiều niềm vui cho rất nhiều thế hệ. Tôi là fan lớn của ông và muốn gửi lời chia buồn chân thành đến gia đình. Mong cha hãy yên nghỉ. ”
Khán giả để lại bình luận dưới tờ Scmp rằng: "Kim Dung ra đi và đã để lại gia tài khổng lồ cho nền văn hoá của Trung Hoa. Ông có sức ảnh hưởng không hề nhỏ với văn học và điện ảnh của nước nhà và điều này không thể thay thế được".
Khan gia quoc te tiec thuong nha van Kim Dung hinh anh 3
Nhiều khán giả chia sẻ sự tiếc thương đối với sự ra đi của Kim Dung. 
Không chỉ khán giả Trung Quốc mà nhiều người hâm mộ tiểu thuyết và những bộ phim kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung ở các nước khác cũng để lại những bình luận chia buồn dưới các bản tin: "Dù tôi chỉ mới coi phim được chuyển thể của Kim Dung và chưa từng đọc cuốn tiểu thuyết nào nhưng trước sự ra đi của ông, tôi vẫn cảm thấy vô cùng tiếc thương".
Một độc giả người Mỹ chia sẻ cảm xúc dưới tờ The Straits Times: "Tôi không am hiểu văn hoá Trung Hoa nhưng Kim Dung là tên tuổi đã nổi tiếng từ lâu. Các bộ phim chuyển thể của ông đều rất tuyệt. Tôi đã xem hầu hết trong số đó".

Linh Lan
 
10 Nhân Vật Nội Công Mạnh Nhất Phim Kiếm Hiệp Kim Dung

Huyền thoại tiểu thuyết Kim Dung - xuất thân hiển hách, kỳ tài từ nhỏ

Nhà văn Kim Dung vừa qua đời ở tuổi 94. Ông không chỉ là một tác giả tiểu thuyết võ hiệp ăn khách mà còn là một bậc tông sư của nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc.
Theo Apple Daily, Kim Dung qua đời tại bệnh viện ở Hong Kong sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Cuối cùng “võ lâm minh chủ” của văn đàn võ hiệp Trung Quốc cũng đã theo chân Cổ Long và Lương Vũ Sinh về “chốn giang hồ”, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho biết bao thế hệ độc giả châu Á đã say mê những cuốn tiểu thuyết võ hiệp kinh điển của ông.
Huyen thoai tieu thuyet Kim Dung - xuat than hien hach, ky tai tu nho hinh anh 1
Kim Dung là một kỳ tài từ khi còn nhỏ. Ảnh: Nhân Dân nhật báo
Kim Dung thực sự là một kỳ nhân của văn đàn võ hiệp Trung Quốc. Ông tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Hải Ninh, Chiết Giang. Họ Tra ở Hải Ninh là một gia tộc hiển hách, thời nhà Thanh từng sản sinh ra 7 tiến sĩ. Trong cuốn Liên thành quyết, Kim Dung từng viết về ông nội của mình là Tra Văn Thanh, tri huyện Đan Dương (Giang Tô).

Kỳ tài từ nhỏ

Theo cuốn Võ hiệp ngũ đại gia (tác giả Trần Mặc, NXB Trẻ 2003), Kim Dung đọc sách võ hiệp từ năm 8 tuổi, 15 tuổi viết cuốn sách hướng dẫn học sinh thi sơ trung. Từng muốn theo đuổi nghề ngoại giao, ông trở thành phóng viên của Đông Nam nhật báo, Đại Công báo, Tân Vãn báo..
Thời kỳ này, ông viết nhiều bài bình luận điện ảnh, kịch bản, thậm chí được mời làm đạo diễn. Năm 1959, ông cùng một người bạn thành lập tờ Minh báo. Sau vài chục năm, Minh báo trở thành một trong ba tờ báo hàng đầu Hong Kong.
Kim Dung không chỉ là một tác gia tiểu thuyết võ hiệp mà còn là một doanh nhân thành đạt, một cây bút bình luận về chính trị, xã hội, ngoại giao sắc bén. Cuối thập niên 1970, ông tham gia vào chính trị, gặp gỡ Đặng Tiểu Bình và nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Năm 1986, Kim Dung được mời vào tổ soạn thảo thể chế chính trị Hong Kong (nhưng sau đó rút lui). Ông cũng tham gia vào ủy ban do chính phủ Trung Quốc lập vào năm 1996 để giám sát quá trình chuyển giao Hong Kong cho Trung Quốc.
Huyen thoai tieu thuyet Kim Dung - xuat than hien hach, ky tai tu nho hinh anh 2
Không chỉ là tác gia tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc, Kim Dung còn viết rất nhiều thể loại. Ảnh: Quartz
Nhờ những thành tựu của mình, Kim Dung rất nhiều lần được giới học thuật và các chính phủ tôn vinh. Năm 1981, ông được chính phủ Anh trao huân chương Order of the British Empire. Chính phủ Pháp trao cho ông Bắc Đẩu bội tinh năm 1992 và Ordre des Arts et des Lettres năm 2004. Ông là giáo sư danh dự của rất nhiều trường đại học trên thế giới.
Kim Dung viết rất nhiều thể loại khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất là 15 bộ tiểu thuyết võ hiệp. Đó là Phi hồ ngoại truyện, Tuyết sơn phi hồ, Liên thành quyết, Thiên long bát bộ, Xạ điêu anh hùng truyện, Bạch mã khiếu Tây phong, Lộc đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ, Thư kiếm ân cừu lục, Thần điêu hiệp lữ, Hiệp khách hành, Ỷ thiên Đồ long ký, Bích huyết kiếm, Việt nữ kiếm Uyên ương đao.

Rời bỏ khi lên đỉnh cao

Bộ tiểu thuyết đầu tay của Kim Dung là Thư kiếm ân cừu lục, được đăng liên tục trên Hương Cảng thương báo năm 1955. Bấy giờ ông làm biên tập tờ phụ san Tân Vãn báo cùng Lương Vũ Sinh.
Bộ Long hổ đấu kinh hoa của Lương Vũ Sinh giúp lượng phát hành của Tân Vãn báo tăng vọt. Nhờ đó, Lương Vũ Sinh được đánh giá là “khai sơn trưởng lão” của tiểu thuyết võ hiệp tân phái. Ông chủ Tân Vãn báo mời Kim Dung viết để đáp ứng nhu cầu tăng vọt của bạn đọc.
Vốn thích tiểu thuyết võ hiệp, lại có kiến thức phong phú, ông bắt tay sáng tác Thư kiếm ân cừu lục. Lập tức câu chuyện truyền kỳ về xuất thân của vua Càn Long, mối quan hệ phức tạp với người anh em Trần Gia Lạc gây sốt dữ dội.
Tiếp đó, ông viết Bích Huyết kiếm, kết hợp chặt chẽ giữa câu chuyện lịch sử và chất truyền kỳ của tiểu thuyết võ hiệp. Tuyết sơn phi hồ kể câu chuyện oán cừu trăm năm thời nhà Thanh, càng khẳng định tài năng của Kim Dung.
Nhưng phải đến Xạ điêu anh hùng truyện Kim Dung mới thực sự được công nhận là võ lâm minh chủ. Câu chuyện về cậu bé ngu ngơ, thuần hậu Quách Tĩnh trở thành cao thủ võ lâm, một đại hiệp vì dân vì nước chinh phục hoàn toàn độc giả. Ông vượt qua Lương Vũ Sinh, trở thành ngọn cờ đầu của tiểu thuyết võ hiệp tân phái.
Huyen thoai tieu thuyet Kim Dung - xuat than hien hach, ky tai tu nho hinh anh 3
Kim Dung viết tổng cộng 15 bộ tiểu thuyết võ hiệp, tất cả đều rất quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả châu Á. Ảnh: Nipic
Năm 1959, Kim Dung sáng lập Minh báo và phần lớn tác phẩm của ông đều đăng trên báo này. Thần điêu hiệp lữ Ỷ thiên Đồ long ký giúp Kim Dung hoàn tất “Xạ điêu tam bộ khúc” hoành tráng, hùng hậu.
Tiếp tục sau đó là Bạch mã khiếu Tây phong, Uyên ương đao, Liên thành quyết, Hiệp khách hành, Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Việt nữ kiếm. Năm 1969, Lộc đỉnh ký bắt đầu được đăng báo, kéo dài đến năm 1972. Sau bộ tiểu thuyết được đánh giá là vĩ đại nhất sự nghiệp, Kim Dung dừng bút.
Nhưng Kim Dung không “quy ẩn giang hồ” như nhiều nhân vật của ông. Từ năm 1972, ông bắt đầu sửa chữa các cuốn sách của mình. Mọi yếu tố kỳ ảo, hoang đường, những nhân vật thừa thãi… đều bị loại bỏ.
Việc sửa chữa kéo dài tới 10 năm. Từ năm 1999 đến 2006, ông lại sửa thêm toàn bộ chúng một lần nữa. Có thể nói trong số hàng nghìn tác gia tiểu thuyết võ hiệp, không ai nghiêm túc với các tác phẩm của mình như Kim Dung.

Hiếu Trung

Nhà văn Kim Dung và “người tình trong mộng" qua đời cùng ngày cùng tháng, chỉ cách nhau 2 năm

Mai Mai, Theo Helino 23:23 30/10/2018

Kim Dung - tác giả của nhiều tiểu thuyết võ hiệp huyền thoại Trung Quốc vừa qua đời ở tuổi 94. Trùng hợp thay, vào ngày này 2 năm trước, “người tình trong mộng” của ông là cố minh tinh Hạ Mộng cũng ra đi.

Mới đây, nhà văn Kim Dung - tác giả của nhiều tiểu thuyết võ hiệp huyền thoại đã qua đời tại bệnh viện Hong Kong sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Sự ra đi của ông là niềm tiếc thương sâu sắc của một thế hệ khán giả có tuổi thơ gắn liền với những trang sách của Kim Dung.
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 1.
Cố nhà văn Kim Dung để lại nhiều tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng như "Thần điêu đại hiệp", "Anh hùng xạ điêu", "Ỷ thiên đồ long ký", "Tiếu ngạo giang hồ", "Lộc đỉnh ký",…
Với sự ra đi của Kim Dung, nhiều người hâm mộ nhận ra vào đúng ngày này 2 năm trước, "người tình trong mộng" của ông - cố minh tinh Hạ Mộng cũng qua đời. Tài tử - giai nhân qua đời cùng 1 ngày và chỉ cách nhau vỏn vẹn 2 năm.
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 2.
Ngày này 2 năm trước, "người tình trong mộng" của cố nhà văn cũng qua đời ở tuổi 83
Hạ Mộng (sinh ngày 16/02/1933 - mất ngày 30/10/2016) là nữ minh tinh nổi tiếng của làng điện ảnh Trung Quốc vào thập niên 50 - 60 của thế kỷ trước. Bà được công chúng biết đến như "Kiệt tác của Thượng Đế", "Tây Thi của điện ảnh Hongkong" bởi nhan sắc nổi bật khó có thể có ai sánh bằng.Thậm chí có nhiều người còn miêu tả rằng chỉ có những nhân vật trong truyền thuyết mới đủ sức để so bì với nhan sắc của bà. Không chỉ sở hữu nhan sắc hơn người, bà còn có tài năng khiến nhiều người ao ước: hát kinh kịch, đống phim cổ trang hay phim hiện đại đều rất giỏi.
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 3.
Không chỉ sở hữu nhan sắc xinh đẹp, bà còn có tài năng viết kịch bản
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 4.
Lý Hàn Tường - vị đạo diễn của nhiều phim nổi tiếng như Tây Thi, Hỏa Thiêu Viên Minh Viên, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài… cũng từng khen ngợi sắc đẹp của Hạ Mộng có thể sánh ngang với Audrey Hepburn.
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 5.
Cố minh tinh nổi tiếng với nhiều bộ phim như: "Tuyệt Đại Giai Nhân", "Vương Lão Hổ Cướp Vợ", "Lá Ngọc Cành Vàng", "Giấc Mộng Đêm Hè"...
Cũng chính vì tài sắc vẹn toàn đó, cố nhà văn Kim Dung cũng không qua khỏi ải mỹ nhân. Trong mắt của ông, Hạ Mộng hiện lên xinh đẹp, trong sáng, thánh thiện, thuần khiết và thoát tục tựa tiên nữ. Kim Dung chưa bao giờ phủ nhận việc ông theo đuổi cố minh tinh. Thế nhưng, lúc 2 người gặp nhau cũng là lúc Hạ Mộng đã kết hôn nên Kim Dung đành phải chôn sâu mối tình đó trong tim.
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 6.
Bà chính là hình mẫu để Kim Dung tạo nên những nhân vật ấn tượng
Từ đó, Hạ Mộng chính là hình mẫu để nhà văn tạo nên những nhân vật ấn tượng như Vương Ngữ Yên, Tiểu Long Nữ. Kim Dung từng nhận xét Hạ Mộng rằng: "Tây Thi đẹp như thế nào, chưa ai từng nhìn thấy. Tôi thấy cô ấy phải đẹp như Hạ Mộng mới đúng là danh bất hư truyền".
Khán giả và người hâm mộ cũng hết lòng thương tiếc cho sự ra đi của cố nhà văn Kim Dung - người dệt nên những kỷ niệm tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ: "Lúc sống không đến được với nhau, hy vọng ở dưới đó hai người có thể nên duyên", "Tài tử - giai nhân buồn cho những con người tài năng",...

7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung

Kim Dung là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất trong nền văn học Trung Quốc hiện đại. Sự nổi tiếng của những tác phẩm do ông viết khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất lịch sử.

Lộc Đỉnh Ký
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-1
Trong loạt sách kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung, Lộc Đỉnh Ký là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất. Nếu ở các tác phẩm khác, nhân vật chính là các hiệp khách võ công cao cường, nhân tâm hiệp cốt, trừ gian diệt bạo, thì Lộc đỉnh ký mang màu sắc mới lạ, thu hút ở chỗ nhân vật chính xuất thân hèn kém và hoàn toàn không phải người chính trực.
Vi Tiểu Bảo là một nhân vật có khắc họa khá đặc biệt, tuy không biết chữ, chẳng biết võ công, nhưng nhờ có miệng lưỡi trơn như mỡ, óc thực dụng, tính ích kỷ, tiểu nhân điển hình cộng với đầu óc linh hoạt ứng biến nhanh nhạy mà đạt được nhiều thành công, danh lợi.
Vi Tiểu Bảo có những nét hao hao giống những nhân vật chính mà Kim Dung đã dàn dựng: trọng tình nghĩa bạn bè, bị đưa đẩy vào những tình thế tiến thoái lưỡng nan, yêu một cuộc sống bình dị... nhưng cũng bao gồm những tính khác như tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn...
Qua đó Kim Dung cũng xây dựng một nhân vật điển hình cho một bộ phận dân tộc Trung Quốc tương phản với AQ của Lỗ Tấn.
Tuyết Sơn Phi Hồ
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-2
Tuyết Sơn Phi Hồ là ngoại hiệu của Hồ Phỉ trẻ tuổi, trí tuệ và võ công hơn người. Câu chuyện xảy ra từ hơn một trăm năm trước, bốn vệ sĩ trung thành của Sấm Vương Lý Tự Thành là bốn họ Hồ, Miêu, Điền, Phạm, bốn người kết nghĩa anh em, cùng nhau sinh tử và đều trung thành với Lý Tự Thành.
Tuy nhiên vì hiểu lầm Hồ phản bội mà ba anh em đã tìm để giết. Mối thù kéo dài đến mấy đời sau. Cuộc gặp gỡ định mệnh dẫn đến tình yêu giữa Hồ Phỉ và Miêu Nhược Lan liệu có hóa giải được mối thâm thù, ân oán tổ tiên?
Thần Điêu Đại Hiệp
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-3
Thần điêu hiệp lữ là một tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, còn có tên khác là Thần Điêu đại hiệp. Tác phẩm được đăng tải lần đầu tiên trên tờ Minh báo vào ngày 20 tháng 5 năm 1959 và liên tục trong ba năm.
Thần Điêu hiệp lữ là phần hai trong bộ Xạ điêu tam bộ khúc, được đánh giá là tiểu thuyết võ hiệp viết về tình yêu hay nhất của Kim Dung. Bối cảnh của Thần điêu hiệp lữ là vào cuối thời Nam Tống, khi quân Mông Cổ đã lớn mạnh, tiêu diệt hầu hết châu Á, châu Âu, đang trực tiếp uy hiếp an nguy của Nam Tống.
Thiên Long Bát Bộ
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-4
Tác phẩm lấy bối cảnh thời Tống Triết Tông giai đoạn đánh dấu chế độ phong kiến Trung Quốc chuyển từ thịnh sang suy. Sáu nước: Lý, Tống, Liêu, Kim, Yên lúc thì liên kết đồng minh, lúc lại nhòm ngó, thôn tính lẫn nhau.
Trong mớ bòng bong mâu thuẫn ấy, nổi bật lên xung đột hai nước Tống - Liêu với đỉnh điểm tập trung vào KIều Phong (nay là Tiêu Phong) - nhân vật có số phận tận cùng bất hạnh và nhân cách tuyệt vời cao thượng.
Có thể nói, Thiên Long Bát Bộ đã vượt qua giới hạn của tiểu thuyết lịch sử truyền thống, đồng thời cũng vượt qua giới hạn của tiểu thuyết võ hiệp, làm nên đỉnh cao trong sự nghiệp của Kim Dung.

Ỷ Thiên Đồ Long Ký
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-5
Ỷ Thiên Đồ Long Ký là cuốn cuối cùng trong bộ tiểu thuyết Xạ điêu tam khúc. Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu năm 1961 tại Hồng Kông, Trung Quốc bởi Hương Cảng Thương báo và sau đó bản tiếng Việt đã được xuất bản tại Việt Nam bởi Nhà xuất bản Văn học.
Câu chuyện xoay quanh truyền thuyết về Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm là hai báu vật trong võ lâm, nếu ai nắm được cả hai thứ đó sẽ hiệu triệu được thiên hạ:
Kiếm Ỷ Thiên là thanh kiếm được Quách Tĩnh và Hoàng Dung rèn thành cùng với Đồ Long đao. Trong kiếm Ỷ Thiên được Quách Tĩnh và Hoàng Dung cất giấu bí mật là pho võ công thượng đẳng Cửu Âm Chân Kinh. Bộ Võ Mục Di Thư được giấu trong Đồ Long đao, nhờ đó mà đánh thắng quân Nguyên. Kiếm sắc bén vô cùng không vũ khí nào so bì được.
Vì thế giang hồ có câu "Ỷ Thiên bất xuất, thùy mã tranh phong". Cây kiếm về sau được lưu truyền bởi Quách Tương, người sáng lập ra phái Nga Mi và truyền nhiều đời cho chưởng môn của giáo phái.
Sau khi bị Triệu Mẫn cướp, kiếm lại bị Chu Chỉ Nhược dùng mưu mẹo ăn cắp và khám phá ra bí mật của kiếm để từ đó luyện thành Cửu Âm Bạch Cốt trảo. Về sau kiếm bị gãy.
Độc Cô Cửu Kiếm
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-6
Một đôi sư huynh, muội đẹp trai xinh gái lặn lội giang hồ truy tìm nguồn gốc một vụ nghi án trong môn phái. Họ phải bôn ba lên tận Tuyết Sơn băng đóng ngàn năm, dọc đường phải trải qua biết bao hiểm nguy sống chết buồn vui...
Sư huynh là người có võ công trác tuyệt khôi ngô tuấn tú nên đã làm rung động biết bao trái tim phụ nữ.
Sư muội xinh đẹp dọc đường phải cải dạng nam trang, bị số phận trớ trêu trở thành vợ một tên đại ma đầu, phải chịu đựng biết bao tủi nhục.
Ác ma muốn độc chiếm kho báu, xưng bá võ lâm, gian dâm phụ nữ gây nên bao huyết án bí hiểm rồi lại tụ tập quần ma tàn bạo tàn hại võ lâm giang hồ...
Những cảnh đời bí hiểm, những mưu kế xảo quyệt, những trận ác đấu ly kỳ hấp dẫn khiến người xem phải ngạc nhiên, bị cuốn hút theo những trang truyện kinh tâm động phách.
Tiếu Ngạo Giang Hồ
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-7
Tiếu ngạo giang hồ là tên một nhạc khúc không lời, viết cho đàn thất huyền cầm và sáo, do hai người bạn tri âm tri kỉ Lưu Chính Phong của phái Hành Sơn (Chánh giáo) và Khúc Dương (trưởng lão của Triêu dương thần giáo - thường gọi là Ma giáo) viết ra và diễn tấu.
Câu chuyện bắt đầu khi phái Thanh Thành của Dư Thương Hải từ Xuyên Tây xuống Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, tấn công và tiêu diệt Phước Oai tiêu cực, đẩy chàng trai Lâm Bình Chi vào cảnh nhà tan người chết, phải quy đầu làm môn hạ phái Hoa Sơn.
Đại đệ tử phái Hoa Sơn Lệnh Hồ Xung là một chàng trai lãng mạn, đã gây sự với phái Thanh Thành và ra tay giải cứu ni cô Nghi Lâm của phái Hằng Sơn thoát khỏi tên dâm tặc Điền Bá Quang, đã bị sư phụ Nhạc Bất Quần phạt lên đỉnh núi sám hối một năm.
Chính trong thời gian sám hối này, Lệnh Hồ Xung đã mất người tình, người bạn nhỏ Nhạc Linh San. Cô gái nông nổi này đã phụ rẫy mối tình của đại sư ca, đi theo gã mặt trắng Lâm Bình Chi điển trai và hát khúc sơn ca Phúc Kiến "Chị em lên núi hái chè...".
Theo Đời Sống Pháp Luật


Xem tiếp...