Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 97

(ĐC sưu tầm trên NET)

5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng

Thứ tư, 2013-09-25 - Nguồn: DanTri.com.vn 
Bên cạnh những nền văn minh lớn như Ai Cập, La Mã, Hy Lạp, lịch sử vẫn còn rất nhiều nền văn minh ...

1. Đế chế Aksum
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Vương quốc Aksum (hay Axum) từng thành chủ đề của rất nhiều huyền thoại. Dù có thật sự liên quan tới các huyền thoại đó hay không thì Aksum cũng là nơi nằm trong trí tưởng tượng của những người phương Tây. Trong thực tế, vương quốc Ethiopia này từng là một cường quốc về giao thương quốc tế. Nhờ vị trí ở gần các tuyến đường buôn bán trên sông Nile và biển Đỏ, kinh tế của Aksumite phát triển mạnh mẽ và tới thời sau Công nguyên thì hầu hết người dân Ethiopia đều nằm dưới quyền cai trị của vương quốc này.
Sức mạnh và sự thịnh vượng cho phép Aksum mở rộng ảnh hưởng tới cả các quốc gia Ả rập. Vào thế kỉ thứ 3, một triết gia Ba Tư đã viết rằng Aksum là một trong 4 vương quốc vĩ đại nhất thế giới, bên cạnh La Mã, Trung Quốc và Ba Tư. Aksum tiếp nhận Thiên chúa giáo không lâu sau khi đế chế La Mã thực hiện việc này và tiếp tục phát triển tới đầu Trung cổ. Nếu không có sự phát triển và mở rộng của Hồi giáo, Aksum đã có thể tiếp tục thống trị phía Đông châu Phi. Sau khi người Ả rập chiếm bờ biển Đỏ, Aksum mất đi lợi thế lớn nhất về buôn bán so với các quốc gia lân cận. Lỗi này lại do chính một vị vua của Aksum gây ra. Chỉ vài thập niên trước đó, ông đã cho những tín đồ của Muhammad được tị nạn ở đây dẫn đến sự phát triển của Hồi giáo, và điều đó trở thành một trong những lý do chính khiến đế chế Aksum sụp đổ.
2. Đế chế Yam
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Vương quốc Yam chắc chắn đã tồn tại với tư cách là đối tác trao đổi buôn bán cũng như là đối thủ của vương quốc Ai Cập cổ, nhưng vị trí chính xác của nó vẫn là một bí ẩn khó giải đáp giống như Atlantis. Dựa trên các ghi chép của nhà thám hiểm Ai CẬp cổ Harkhuf, có vẻ như Yam là vùng đất của “hương trầm, da báo, ngà voi và boomerang.” Bỏ qua các ghi chép của Harkhuf về chuyến đi hơn 7 tháng của mình, các nhà Ai Cập học vẫn tin rằng Yam chỉ nằm cách song Nile vài trăm dặm. Người ta tin rằng không có cách nào có thể giúp người Ai Cập cổ vượt qua được sa mạc Sahara. Tuy nhiên việc giới khoa học đã phát hiện ra các chữ tượng hình ở một khu vực cách sông Nile hơn 700km về phía Tây Nam đã xác nhận sự tồn tại về giao thương giữa Yam và Ai Cập. Nó cũng đồng thời chỉ ra vị trí của Yam ở các cao nguyên phía Bắc nước Chad ngày nay, cách Ai Cập khoảng 1500km. Bằng cách nào mà người Ai Cập có thể vượt hơn nghìn km sa mạc vào thời đại chưa có bánh xe và chỉ có lừa thồ hàng vẫn còn là điều bí ẩn.
3. Đế chế Hung Nô
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Đây là liên minh của các bộ tộc thống trị phía Bắc Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3 trước CN tới thế kỉ thứ nhất sau CN. Hãy tưởng tượng đến đội quân của Thành Cát Tư Hãn, nhưng sống trước đó cả thiên niên kỉ và được trang bị cả xe ngựa. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra về nguồn gốc của Xiongnu, và có lúc một số học giả còn cho rằng đó có thể là tổ tiên của người Hung nô. Đáng tiếc là người Hung Nô để lại rất ít ghi chép về chính họ.
Chúng ta được biết rằng những cuộc đột kích của họ lên đất Trung Quốc nặng nề tới mức hoàng đế nhà Tần phải ra lệnh xây dựng những đoạn đầu tiên của Vạn lý trường thành. Gần nửa thế kỉ sau, dưới áp lực những cuộc tấn công và đòi cống nộp của họ, triều đình nhà Hán phải củng cố và mở rộng Vạn lý trường thành. Vào năm 166 trước Công Nguyên, hơn 100 nghìn lính kị binh tiến đến cách kinh thành của người Trung Quốc chỉ 160km trước khi bị đánh bật. 
Hung Nô vẫn là đế quốc du mục đầu tiên và cũng là lâu nhất ở châu Á.
4. Đế chế Nguyệt Chi
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Người Nguyệt Chi được nhớ tới việc việc chiến đấu với gần như tất cả các nước xung quanh. Trong suốt nhiều thế kỉ, họ xuất hiện trong rất nhiều sự kiện nổi bật của lục địa Âu-Á. Ban đầu, họ là liên minh các bộ tộc ở phía Bắc Trung Quốc. Các thương nhân Nguyệt Chi vượt qua những khoảng cách rất xa để trao đổi các mặt hàng như lụa và ngựa. Sự phát triển về giao thương khiến họ rơi vào xung đột trực tiếp với Hung Nô, khiến họ dần bị đẩy ra khỏi công việc giao thương với Trung Quốc. Sau đó họ tiến về phía Tây, gặp gỡ và đánh bại những người Greco-Bactrian, khiến họ phải tập hợp lại ở Ấn Độ. Việc di cư của triều đình Nguyệt Chi cũng đẩy những người Saka phải đi nơi khác. Các bộ tộc Scythian và Saka sau đó sinh sống ở khắp Afghanistan ngày nay.
Vào cuối thế kỷ 1 trước CN, một trong năm bộ lạc của người Nguyệt Chi, người Quý Sương, đã nắm quyền kiểm soát liên minh Nguyệt Chi. Từ thời điểm này, người Nguyệt Chi mở rộng sự kiểm soát của họ ra các lãnh thổ miền tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, thành lập ra Đế chế Quý Sương. Đế chế này tồn tại trong 3 thế kỉ, cho tới khi các lực lượng từ Ba Tư, Pakistan và Ấn Độ giành lại được các lãnh thổ cũ của họ.
5. Đế chế Mauryan
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Chandragupta Maurya chính là Alexander đại đế của Ấn Độ. Chandragupta đã tìm đến Macedonia để nhờ trợ giúp trong việc giành quyền kiểm soát các vùng đất lân cận, nhưng quân lính của Alexander quá bận rộn với một cuộc nổi loạn. Mặc dù vậy, Chandragupta vẫn có thể thống nhất cả Ấn Độ và đánh bại mọi kẻ xâm lược từ bên ngoài. Ông thực hiện tất cả những điều này khi mới 20 tuổi. Sau cái chết của Alexander, chính đế chế Mauryan đã ngăn cản việc người kế vị Alexander mở rộng lãnh thổ về phía Ấn Độ. Chính Chandragupta đã đánh bại nhiều vị tướng Macedonia trong chiến đấu, tới khi người Macedonia đồng ý đàm phán thay vì gây thêm chiến tranh. Không như Alexander, Chandragupta để lại một chính phủ và chế độ quan lại chặt chẽ để bảo đảm cho di sản của mình sẽ tồn tại.
Đáng lẽ đế chế này sẽ tồn tại rất lâu nếu không xảy ra một cuộc đảo chính vào năm 185 trước CN khiến Ấn Độ bị chia cắt, suy yếu và bị xâm lược bởi người Hy Lạp từ phía Bắc.
Phan Hạnh
Theo Listverse

5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người

Tất cả các cuộc chiến đều rất khủng khiếp nhưng có một số tồi tệ hơn rất nhiều so với những cái còn lại.
Điều này không có nghĩa là danh sách 5 cuộc chiến dưới đây là toàn diện. Tuy nhiên, 5 cuộc chiến này có thể đã giết chết số người lên đến 1/4 tỷ.
Những cuộc chiến này rất lớn và làm đảo lộn hiện trạng thế giới. Cuộc nội chiến Trung Quốc đã giết chết hơn 1 nửa tỷ người theo cách mạng. Chiến tranh Thế giới II phá hủy mối đe dọa chuyên chế. Ngay cả những cuộc xâm lược của quân Mông Cổ nổi tiếng cho tới tận ngày nay cũng ước tính có tới 16 triệu người trên khắp thế giới mang gen của Thành Cát Tư Hãn.

Nội chiến Trung Quốc

Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 1
Đây là cuộc chiến giữa lực lượng của Trung Hoa dân quốc - ROC (Đài Loan) và Đảng cộng sản Trung Quốc - CCP. Chiến tranh nổ ra và kết thúc sau hơn 20 năm, từ 1927 đến 1950. Kết quả, nước CHND Trung Hoa trên đất liền -Trung Quốc đại lục ra đời và Đài Loan (hiện vẫn không được công nhận là một nước độc lập). Khoảng 80 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột phức tạp do có sự hiện diện của các lực lượng Nhật Bản tại Trung Quốc.
Giống như tất cả các cuộc nội chiến trong lịch sử Trung Quốc, sự bất ổn xã hội là kẻ sát nhân chính và người dân chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cuộc chiến đã tạo ra nạn dân, mang lại cho họ bệnh tật và đói khát.
Thương vong trong quân đội khi cuộc nội chiến mới bắt đầu là khá ít bởi CCP chủ yếu đánh du kích. Vào cuối Thế chiến II, quân đội Liên Xô đã trang bị cho quân đội Trung Quốc bằng những vũ khí thu được của Nhật Bản. Bắc Kinh đã thu được nhiều thắng lợi trên chiến trường. Trong vòng 5 năm, ROC bị truy quét từ Trung Quốc tới Đài Loan và những hang ổ tại Đông Nam Á.
Một yếu tố làm trầm trọng cuộc nội chiến là sự hiện diện của quân đội Nhật Bản hòng chiếm đóng Trung Quốc. Người Nhật thường hơn tầm so với lực lượng của Trung Quốc nhưng Trung Quốc lại có nguồn nhân lực dường như vô tận. Cả ROC và CCP đều chống lại Nhật Bản, thậm chí, 2 đội quân này còn tạm thời đình chiến với nhau trên Mặt trận thống nhất thứ hai (Second United Front)

Nổi dậy Thái Bình - Trung Quốc

Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 3
Hồng Tú Toàn, một nhà thần học Kito giáo người Trung Quốc, tự xưng là em trai của chú Jesus đã dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của triều đình nhà Thanh. Ông là người thành lập Thái Bình Thiên Quốc, dẫn đầu một đội quân để lật đổ nhà Thanh. Cuộc nội chiến kéo dài từ 1850-1864, có thể là cuộc xung đột gây chết người nhất từ trước tới nay.
Cuộc nổi loạn của Hồng Tú Toàn bắt đầu từ miền nam Trung Quốc, với nhiều tân binh tới từ các tỉnh Quảng Tây và Quảng Châu. Khi Thái Bình Thiên Quốc hành quân về phía bắc, ăn mừng chiến thắng sau khi đánh bại quân Thanh, họ đã thành lập thủ đô ở Nam Kinh.
Thắng lợi của Quân đội Thái Bình đã bị Thường Thắng Quân (Ever Victorious Army) trấn áp. Thường Thắng Quân là đội quân của hoàng tộc nhà Thanh, nhưng do người châu Âu dẫn đầu. Chỉ huy của đội quân này là Frederick Townsend Ward - người Mỹ và Charles “Chinese” Gordon - một sĩ quan quân đội Anh, người sau này bị giết trong cuộc vây hãm Khartoun. Quân đội Thái Bình đã chứng minh không thể giữ được cả Bắc Kinh lẫn Thượng Hải. Cuối cùng, họ bị quân đội hoàng đế đánh bại.
Mặc dù thương vong về quân sự có khả năng lên tới gần 400.000, tổng thương vong  (bao gồm cả dân thường) được báo cáo là từ 20 triệu - 100 triệu. Hầu hết thương vong dân sự là kết quả của rối loạn xã hội, nạn đói và bệnh tật. Để dập tắt cuộc nổi loạn, quân đội hoàng đế đã "nhổ cỏ tận gốc", tàn sát 1 triệu người tại Quảng Châu.
Các cuộc xâm lăng của Mông Cổ
Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 5
Mông Cổ, một bộ lạc du mục trên lưng ngựa đến từ Trung Á, đã tiến hành chiến dịch chinh phục kéo dài hàng trăm năm để đi xâm chiếm hầu hết đại lục Á - Âu. Trong suốt thế kỷ 13, đế quốc Mông Cổ đã chinh phục một cách hệ thống các nước Nga, Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên, tất cả Trung Á, Ấn Độ, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari, Hungary và Ba Lan hiện nay.
Người Mông Cổ đã không xâm lăng "nhẹ nhàng". Từ năm 1211-1337, họ đã giết chết 18,4 triệu người tại riêng Đông Á. Ian Frazier đã viết trong cuốn The New Yorker rằng: "Đối với các thành phố và những nơi canh tác nằm trên con đường mà Mông Cổ đi qua, họ là một thảm họa thiên nhiên trọng tâm của một vụ va chạm thiên thạch".
Một ví dụ về sự tàn bạo của Mông Cổ là thành phố Nishapur của Ba Tư đã bị phá hủy vào năm 1221. Mông Cổ đã xóa sổ 1,7 triệu người sống trong và quanh thành phố. Trong cuộc xâm lược Baghdad, thủ đô của đế chế Abbasid, Mông Cổ đã tiến hành vụ thảm sát kéo dài 7 ngày khiến 200.000 - 1.000.000 cư dân thành phố thiệt mạng.
Chính xác có bao nhiêu người đã thiệt mạng trong các cuộc xâm lăng của Mông Cổ rất khó để thống kê. Các nhà sử học có thể đã phóng đại các con số bởi chính người Mông Cổ cũng đã thổi phồng lên. Người Mông Cổ đã đưa sự tàn bạo lan xa và rộng để làm thoái chí những nước tiếp theo muốn tham gia cuộc chinh phục. Nghiên cứu chủ nghĩa xét lại trong các cuộc xâm lược của Mông Cổ cho thấy số người thiệt mạng có lẽ không tới 40 triệu mà "chỉ" khoảng 11,5 triệu trong vòng 120 năm.
Chiến tranh Thế giới I
Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 6
16 triệu người đã thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới. Trong đó, 9 triệu người là quân lính, 7 triệu người là dân thường.
Chiến tranh Thế giới I là cuộc chiến Thời đại Công nghiệp đầu tiên nổ ra trên quy mô toàn cầu, với sự góp mặt của súng máy, xe tăng và pháo binh trên diện rộng. Súng máy đã tăng cường đáng kể hỏa lực cho bộ binh, nhưng chủ yếu ở hàng phòng ngự.
Thế chiến I được đánh dấu bằng mọt số trận chiến đẫm máu, gây thiệt hại cho cả 2 bên tham chiến. Đầu tiên phải kể đến trận Marne khiến Pháp thiệt hại 250.000 quân. Thiệt hại của Đức chỉ là ước tính, nhưng được cho là tương đương với Pháp.
Trận Verdun ước tính khoảng 714.000 người thiệt mạng trong vòng 300 ngày. Trận Somme, số người thiệt mạng từ 700.000-1,1 triệu. Thương vọng trên Mặt trận phía Đông tồi tệ hơn - 300.000 người Đức và 2,4 triệu người Nga đã bị chết - phần nhiều là do khó khăn và bệnh tật chứ không phải do các trận đánh.
Thế chiến I có lẽ là cuộc chiến tranh cuối cùng có số binh lính chết lớn hơn số dân thường. Mặc dù có rất nhiều cuộc chiến diễn ra trên đất Pháp nhưng số lượng thường dân thiệt mạng của Pháp chỉ là 40.000 người.
Chiến tranh Thế giới II
Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 7
Cuộc chiến chết chóc nhất trong lịch sử loài người, gần như chắc chắn là Thế chiến II. Những cuộc chiến khách có thể gây chét người nhiều hơn song thiếu hồ sơ đáng tin. Có từ 60-80 triệu người đã chết từ năm 1939-1945. Có từ 21-25 triệu binh lính đã chết, số còn lại là thường dân.
Không giống như Thế chiến I, Thế chiến II là một cuộc chiến toàn cầu với nhiều cuộc chiến diễn ra tại châu Á và Thái Bình Dương. Liên Xô đã mất khoảng 27 triệu quân nhân và dân thường. Đến nay, đây là quốc gia có số người chết vì cuộc chiến cao nhất. Trung Quốc có khoảng 20 triệu người chết, Đức là 6-7 triệu, Nhật Bản khoảng khoảng 2,5-3,2 triệu. Mỹ may mắn chỉ mất khoảng 420.000 người trong đó có khoảng 10.000 quân lính.
Hành vi diệt chủng cũng góp phần đáng kể vào việc làm tăng số người chết. Chiến dịch diệt chủng chống lại người Do Thái, người Slavs, người Roma, người đồng tính, người tàn tật của Đức đã tiêu diệt khoảng 11 triệu người.
Bảo Linh (Theo National Interest)
Nguồn : Người đưa tin

Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur

Trong cuộc chiến Yom Kippur, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập đã đóng vai trò quan trọng. Tuy chiến thắng, nhưng Israel cũng phải kính nể lực lượng đặc nhiệm này.
<>Bối cảnh ra đời lực lượng đặc nhiệm

Trong chiến tranh Trung Đông lần 2, đặc nhiệm Ai Cập  được xây dựng trên cơ sở lực lượng đột kích lục quân khá ít ỏi, trong thời kì chiến tranh nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng đặc nhiệm là đảm nhận vai trò mũi nhọn tiên phong trong đội hình bộ binh cơ giới, dùng trực thăng xâm nhập vào sâu trong lòng địch, đánh chiếm các vị trí quan trọng…

Trong cuộc chiến, 2 tiểu đoàn đặc nhiệm Ai Cập được không vận tới thủ đô Amman, hỗ trợ quân Jordan tấn công căn cứ của Israel, nhưng chính họ và quân đội Jordan lại bị đối phương tiêu diệt.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 1
Tổng tham mưu trưởng Ai Cập năm 1973, "cha đẻ" của lính đặc nhiệm Ai Cập, Saadeddin El-Shazli hay gọi tắt là Sadin.
Sau cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 2 năm 1956, Ai Cập giao trách nhiệm xây dựng tiền thân của lực lượng "đặc nhiệm – dù" cho Sadin, người hùng của Ai Cập trong Thế chiến thứ 2. Tính đến năm 1959, lực lượng này đã định hình qui mô ban đầu, năm 1960 Sadin dẫn đầu một tiểu đoàn dù tham gia lực lượng quân sự của Liên Hợp Quốc tại Congo.

Vào những năm 1960, quân đội Ai Cập có nhiều mặt được coi là "bản sao" của quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, một số sĩ quan từng tham dự cuộc chiến tranh thế giới lần 2 tỏ ra rất sùng bái quân đội Anh, nhất là đội đặc nhiệm “Chuột sa mạc” đã chiến đấu kiên cường chống lại quân Đức phát xít trên chiến trường châu Phi.

Sau cuộc chiến Trung Đông lần 3, quân đội Ai Cập và Israel hình thành thế đối đầu lấy kênh đào Suez làm ranh giới, những đơn vị đặc nhiệm của Ai Cập thường xuyên tổ chức những nhóm nhỏ, vượt sông bằng xuồng cao su tiến đánh phá hoại các điểm chốt của Israel, giữa họ và lính Israel thường xuyên xảy ra đụng độ.

Tiêu biểu là tháng 9/1969, 30 lính đặc nhiệm được trực thăng đổ bộ xuống sau lưng phòng tuyến Israel tại bán đảo Sinai, tập kích vào căn cứ quân sự  giành được chiến thắng khá vang dội.

Đến tháng 10/1973, quân đội Ai Cập đã có 2 lữ đoàn lính dù, 2 lữ đoàn đặc nhiệm dù và 7 đại đội đột kích.
Thử lửa trên chiến trường
Sau khi đánh bại các quốc gia Arab trong cuộc chiến năm 1967, Israel mở rộng vùng kiểm soát đến bờ đông kênh đào Suez, xây dựng dọc theo bờ sông trên cơ sở 30 cứ điểm để hình thành phòng tuyến Balev nổi tiếng.

Việc thu hồi lại vùng đất bờ đông kênh đào, với người Ai Cập không chỉ là đòi hỏi về chiến lược mà còn mang ý nghĩa lấy lại lòng tự tôn dân tộc. Để thực hiện điều này, quân đội Ai Cập đã nằm gai đếm mật, trải qua những khoảng thời gian huấn luyện gian khổ để cuối cùng có một ngày thách đấu với Israel như hôm nay.

Họ quyết tâm bằng bất cứ giá nào cũng phải đánh bại người Israel để thu hồi lại phần lãnh thổ bị xâm chiếm. Quân đội Ai Cập gửi gắm niềm hi vọng vào đội tiên phong - lực lượng đặc nhiệm. 
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 2
Lính đặc nhiệm Ai Cập chụp hình trước giờ tấn công ngày 6/10/1973. Đêm trước cuộc chiến, đội đặc nhiệm Ai Cập đã điều nghiên, trinh sát kỹ lưỡng trận địa phòng ngự của Israel. Ngoài ra, trước đó họ còn tung lực lượng bí mật vượt sông xâm nhập vào bán đảo Sinai, thực hiện phá hoại ngay trước khi lực lượng thiết giáp Israel tổ chức phản công.
Ngày 6/10/1973 là ngày lễ “Ngày chuộc tội” của người Do Thái, người Israel được nghỉ lễ trên toàn quốc. Nhưng người Israel hoàn toàn không thể ngờ rằng vào ngày hôm đó sẽ diễn ra cuộc tổng tấn công của liên quân Ai Cập – Syria, mở màn cho cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 với qui mô và mức độ ác liệt chưa từng có, cuộc chiến Yom Kippur.

Lúc 14h15 ngày 6/10, đội đặc nhiệm Ai Cập bất ngờ, thần tốc và dũng mãnh lao đến bên bờ Tây của kênh đào Suez, họ nhảy vào những chiếc xuồng cao su triển khai vượt sông trên mât sông rộng 200m. Cùng lúc đó, trên bầu trời 200 chiếc máy bay chiến đấu của không quân Ai Cập cũng  gầm rú lao về phía trận địa tiền duyên của quân Israel trên bán đảo Sinai.

Trong giây lát trận địa quân Israel trên phòng tuyến Balev mịt mù trong những cột khói đạn, tiếng súng giáng trả của quân Israel cũng nổ giòn giã. Cuộc tấn công của liên quân Ai Cập-Syria chính thức được mở màn.
Vị trí đổ bộ của lính đặc nhiệm nằm giữa hai cứ điểm. Khi xuồng đổ bộ tiến sát bờ, các lính đặc nhiệm nhảy khỏi xuồng, nhanh chóng trèo lên bờ đập cát khá cao, họ buông thang dây cho lực lượng tiếp ứng phía sau. Lên được bờ sông họ nhanh chóng tấn công các chốt phòng thủ, tới tấp quăng lựu đạn và dùng AK báng gấp tấn công đối phương.

Trận chiến ác liệt nhất diễn ra tại cứ điểm Quyi bao bọc cực Nam của phòng tuyến Bar Lev, lực lượng tấn công rất khó tiếp cận. Trong lực lượng tuy chỉ có một nhóm được trang bị súng phun lửa nhưng họ cũng đã đột phá được cứ điểm này, tiêu diệt toàn bộ số lính Israel phòng thủ tại đây.

Các mũi tấn công nhằm vào các cứ điểm khác chỉ vấp phải sự chống cự lẻ tẻ. Các binh sĩ Israel dưới làn đạn pháo như mưa đã co cụm vào các công sự, bỏ lại trận địa với vũ khí không người sử dụng, đây có lẽ là lần đầu tiên người Israel rời bỏ vị trí chiến đấu của mình. Chiếc dịch vượt sông đánh chiếm đầu cầu của Ai Cập thành công mĩ mãn.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 3
Một điểm phòng thủ trong phòng tuyến Bar Lev
Lúc này, lực lượng xe tăng Israel bắt đầu phản công ào ạt về hướng đầu cầu của Ai Cập, 240 chiếc tăng nã đạn như mưa về phía lính đặc nhiệm Ai Cập.

Lực lượng này cũng có sự chuẩn bị, họ đã nhanh chóng lập các bãi mìn chống tăng kết hợp với thứ vũ khí rất hiệu quả lúc bấy giờ, tên lửa chống tăng AT-3 Sagger của Liên Xô. Hơn 170 chiếc tăng của lữ đoàn thiết giáp Israel đã bị bắn cháy.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 4
Bức họa về lính đặc nhiệm Ai Cập với RPG-7
Lực lượng đột kích cũng tấn công mạnh vào phòng tuyến khu vực phía Bắc, trận đánh diễn ra tại cứ điểm Budapis.

Cứ điểm này nằm trong vị trí xung yếu của phòng tuyến Bar Lev, phía Đông cách cảng Fad 11km, khu đầm lầy rộng lớn bao bọc phía Nam tạo thành tấm bình phong che chắn tự nhiên.

Trong thời gian trước, tại đây chỉ có 18 lính Israel đồn trú, sau khi cuộc chiến nổ ra lực lượng thiết giáp được tăng viện.

Chiều ngày 6/10, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập gồm 16 chiếc tăng, 16 xe bọc thép quân và các loại xe tải quân sự chở bộ binh tiến đến khu vực này, dưới sự yểm trợ của máy bay và phi pháo, tổ chức tấn công và cứ điểm Budapis.

Cuộc tấn công này bị Israel đẩy lùi, Ai Cập mất 7 xe tăng và 8 xe bọc thép, nhưng một đội đặc nhiệm cũng đã đổ bộ lên được bãi biển cách cứ điểm 2km.

Cứ điểm này sau đó rơi vào thế bị cô lập. Khi phát hiện được ý đồ của quân Ai Cập, Israel điều một trung đội tăng 8 chiếc từ lữ đoàn thiết giáp mới được thành lập của tướng Adam đến tăng cường ngay trong đêm cho cứ điểm Budapis.

Đáng tiếc là đơn vị tăng này không biết gì về sự xuất hiện của toán lính đặc nhiệm Ai Cập, vốn đang chôn mìn chống tăng trên con đường duy nhất đến Budapis.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 5
Cờ Israel mà quân Ai Cập thu được sau những ngày đầu thành công
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 6
 Lính đặc nhiệm Ai Cập bên cạnh những chiếc tăng Israel mà họ tiêu diệt
Lính Ai Cập bắn pháo sáng quan sát và sử dụng RPG-7 bắn cháy 2 xe tăng, đẩy lùi đợt tấn công.

Đến sáng quân Israel tiếp tục phản kích nhưng bị chặn lại bởi bãi mìn kéo dài đến tận bờ biển, đặc nhiệm Ai Cập lại bắn cấp tập nhiều quả RPG-7 từ cự ly gần 500m, diệt thêm một số xe bọc thép, quân Israel lại rút lui.

Sau đó tăng viện của Israel gồm một đại đội pháo và một đại đội bộ binh tổ chức phản kích lần thứ 3. Lúc này, lính Ai Cập đã ẩn nấp kĩ, các xe tăng Israel rất khó phát hiện ra họ. Đợi đến khi lực lượng Israel đã tràn xuống bãi biển, hỏa lực đồng loạt khai hỏa, 15 lính Israel chết và hơn 30 lính bị thương.

Cũng vào buổi tối cùng ngày, một đại đội đặc nhiệm Ai Cập xâm nhập vào khu vực cách cứ điểm Budapis 30km về phía Đông, họ phục kích một đoàn xe thiết giáp Israel, phá hủy 2 xe tăng và 1 xe bọc thép. Khi đoàn xe tổ chức phản công, lực lượng đột kích biến mất, sau đó họ lại tấn công, Israel mất tiếp 1 xe tăng.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 7
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 8
 Những bãi mìn (hình trên) và súng chống tăng đã tiêu diệt rất nhiều xe tăng Israel
Thế nhưng, đó chỉ là những trận tập kích qui mô nhỏ. Cuối cuộc chiến, do các đơn vị bộ binh kém cỏi của Ai Cập nhanh chóng tan rã trước sức mạnh tổng lực của quân  đội Israel, phần thắng nghiêng về phe của quân dội Do Thái.

Tuy nhiên, lính đặc nhiệm Ai Cập vẫn tạo tiếng vang lớn khi tác chiến với qui mô lữ đoàn, đương đầu với sư đoàn thiết giáp của A. Sharon (Thủ tướng Israel sau này), bảo vệ thành công con đường dẫn đến thủ đô Cairo.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 9
Lính đặc nhiệm Ai Cập diễu binh năm 1974 sau Yom Kipuur
Trong cuộc chiến Yom Kippur, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập đã đóng vai trò quan trọng. Tuy cuối cùng, về quân sự người Israel đã chiến thắng trong cuộc chiến đó nhưng lực lượng đặc nhiệm Ai Cập cũng thể hiện họ là lực lượng thiện chiến đáng khâm phục.
Quang Minh (tổng hợp)
Nguồn : Báo Đất Việt
Xem tiếp...

DU LỊCH KHÔNG TỐN TIỀN 14

(ĐC sưu tầm trên NET)

Peru, vẻ đẹp bí ẩn của Nam Mỹ

Là một trong những trung tâm lớn của nền văn minh cổ đại, Peru nổi tiếng với nhiều kỳ quan thiên nhiên huyền bí như đường mòn Inca, thánh địa Mecca hay rừng rậm nhiệt đới Amazon…
1. Machu Picchu
Machu Picchu là thành phố trung tâm của nền văn minh Inca cổ đại, nằm trên những dãy núi cao, bao phủ bởi màn sương mờ huyền ảo. Machu Picchu được mô tả như "một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời và là một chứng ngôn độc đáo của nền văn minh Inca”. Nó được xây dựng theo phong cách cổ điển của người Inca, gồm các bức tường đá khô không dùng vữa. Nhiều mối nối hoàn hảo đến mức thậm chí không thể lách một lưỡi dao vào giữa các phiến đá.
anh-1-jpg-1121-1384920164.png
Con đường Inca nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, là một trong những đường leo núi ấn tượng nhất thế giới với sự kết hợp hoàn hảo của thiên nhiên và di sản văn hóa. 
2. Cusco và thung lũng Sacred
Đến với Peru, du khách không thể bỏ qua cơ hội khám phá thành phố Cusco diễm lệ tựa lưng vào dãy Ander hùng vĩ. Nơi đây là sự kết hợp độc đáo các kiến trúc của Tây Ban Nha và đế chế Inca với những địa danh nổi tiếng như nhà thờ Santo Domingo, Plaza de Armas, di tích Puca-pucara, Tambomachay và pháo đài Sacsayhuaman. Tiếp đó, một chuyến du ngoạn đến thung lũng Sacred, nơi mang vẻ đẹp hoang dã với những dãy núi, thung lũng và hồ nước đan xen với rừng rậm cũng là trải nghiệm đáng nhớ.
anh-2-jpg-9040-1384920164.png
Thành phố Cusco giàu truyền thống lịch sử và thung lũng Sacred đẹp như tranh vẽ sẽ khiến du khách phải ngỡ ngàng.
3. Hồ Titicaca
Hồ Titicaca, nằm trên biên giới của hai quốc Bolivia và Peru, trên dãy núi Andes ở độ cao 3.810 m so với mực nước biển. Đây là hồ nước nằm ở độ cao lớn nhất thế giới và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất ở Nam Mỹ tính theo thể tích nước trong hồ. Đến với hồ Titicaca, bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh ngoạn mục của thiên nhiên mà còn được nghe những huyền thoại bí ấn về hồ.
anh-3-8549-1384920164.jpg
Mang vẻ đẹp thanh bình và hiền hòa, hồ là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn và quyến rũ nhất ở Nam Mỹ.
4. Piura
Trên con đường đi tới bờ biển phía bắc, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những bãi biển tuyệt đẹp ở tỉnh Piura. Vẻ đẹp hoang dã, tự nhiên với những bãi cát trắng trải dài, nước biển xanh mát, các bãi biển như Mancora, Punta Sal hay Tumbes đã để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên.
anh-4-jpg-4738-1384920164.png
Bình minh hay hoàng hôn trên biển Piura vô cùng lãng mạn và thanh bình.
5. Chachapoyas
Thành phố nhỏ bé, yên bình Chachapoyas, nằm ẩn mình ở phía bắc dãy núi Andes của Peru hấp dẫn du khách bởi sự kết hợp hài hòa của núi rừng bao phủ. Không những là trung tâm nông nghiệp của Peru, Chachapoyas còn là một trung tâm văn hóa và tự nhiên, và là di sản để lại của đế chế Inca.
anh-5-4613-1384920165.jpg
Trong nhiều năm qua, chính phủ Peru nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nhằm làm cho Chachapoyas dễ dàng tiếp cận hơn với du khách.
6. Arequipa
Arequipa được mệnh danh là “thành phố trắng” bởi hầu hết kiến trúc, các tòa nhà được xây dựng từ đá trắng lấy từ núi lửa bao quanh thành phố. Đó cũng chính là lý do nơi đây được Unesco công nhận là Di sản thế giới. Nhìn từ trên cao Arequipa hiện ra như một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời và hùng vĩ khi nằm gọn trong lòng 3 ngọn núi lửa cao chót vót Chachani, Misti và Pichu Pichu.
anh-6-8960-1384920165.jpg
Đến Arequipa, bạn sẽ cảm thấy có một sự yên bình và thân thiện với vẻ hoang sơ đến mỹ miều.
7. Colca Canyon
Colca Canyon là một hẻm núi thuộc sông Colca, trong dãy núi Andes ở miền nam Peru, cách thành phố Arequira 160 km về phía bắc. Được cho là hẻm núi sâu nhất thế giới, Colca Canyon không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan tuyệt đẹp, và loài chim Andean Condor, mà còn bởi sự nổi tiếng trong lịch sử với sự thống trị của người Inca và Tây Ban Nha.
anh-7-2351-1384920165.jpg
Giống như Cusco, Colca Canyon cũng là điểm đến hấp dẫn được nhiều người yêu thích. 
8. Sông Amazon
Đến với khu rừng rậm nhiệt đới là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất mà bạn nên thực hiện trong chuyến hành trình tới Peru. Sông Amazon bắt nguồn từ dãy Andes ở Peru, và chảy lệch theo hướng đông rồi rẽ về hướng bắc để đến với vùng lục địa Nam Mỹ. Nhìn từ trên cao, Amazon như một thảm lụa xanh, phản chiếu trong ánh nắng vàng. Dòng sông uốn mình qua những thảm rừng dày đặc, để đưa du khách đến với hành trình dài của những khám khá dường như vô tận của rừng và biển.
anh-8-8581-1384920165.jpg
Hãy đến Amazon, “khu rừng màu ngọc bích” một lần để khám phá một phần của nền văn hóa Nam Mỹ.
9. Oxapampa
Ngôi làng của người Đức ở vùng Pasco, Peru chắc chắn cũng sẽ là một điểm đến đầy thú vị với vẻ đẹp hoang sơ, nền ẩm thực đặc sắc và phong tục sống khác lạ của người dân nơi đây.
Oxapampa-1-3536-1384920165.png
Điều kiện sống khắc nghiệt của người dân nơi đây với những ngôi nhà rông đặc trưng.
10. Huacachina
Huacachina là một ngôi làng nằm ở phía nam Peru gần Inca, một thị trấn ốc đảo nhỏ được xây dựng xung quanh hồ nước tự nhiên và bao bọc bởi các cồn cát cao chót vót. Nơi đây còn được gọi là “Ốc đảo của Mỹ” với một khu nghỉ mát thu hút khách du lịch địa phương và quốc tế bởi các môn thể thao hấp dẫn với cát.
anh-10-2793-1384920165.jpg
Huacachina là điểm đến mới lạ, độc đáo với những hồ nhỏ xanh và những cồn cát khổng lồ.
Selina Nguyễn (theo globalgrasshopper)

Giới thiệu đất nước - con người Peru

( Thứ sáu 27/11/2009 | Lượt xem: 5736 )

Du Lịch Huế - Peru (tiếng Tây Ban Nha: Perú), tên chính thức là Cộng hòa Peru (tiếng Tây Ban Nha: República del Perú) là một quốc gia nằm ở phía tây châu Nam Mỹ.

Peru giáp Ecuador và Colombia phía bắc, giáp Brasil và Bolivia phía đông, giáp Chile phía nam và giáp Thái Bình Dương phía tây. Dân số của Peru vào tháng 7 năm 2007 là 28.674.757 người[1], mật độ dân số khoảng 21 người/km².

Peru là cái nôi của nền văn minh Inca rực rỡ xưa kia. Vào thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã xâm chiếm vùng đất này và thành lập phó vương phủ Peru. Sau khi độc lập vào năm 1821, Peru đã trải qua một thời gian dài bất ổn chính trị dưới các chế độ độc tài cũng như khủng hoảng kinh tế.

Ngày nay Peru là một quốc gia theo thể chế cộng hòa và có nền kinh tế phát triển nhanh; chỉ số phát triển con người của Peru thuộc nhóm trung bình. Dù vậy Peru vẫn còn đối diện với rất nhiều vấn đề xã hội căng thẳng cũng như vấn nạn khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Peru là một thành viên của Liên Hiệp Quốc và APEC.

Địa lý thiên nhiên Peru khá đa dạng, gồm vùng đồng bằng ven Thái Bình Dương, vùng núi cao thuộc dãy núi Andes và khu rừng nhiệt đới của lòng chảo Amazon. Dân cư của nước này gồm nhiều chủng tộc khác nhau gồm thổ dân châu Mỹ, người Tây Ban Nha, và người da đen gốc châu Phi.

Ngôn ngữ chính thức ở Peru là tiếng Tây Ban Nha, nhưng vẫn có một phần lớn người dân Peru nói tiếng Quechua và các ngôn ngữ thổ dân khác. Sự hòa trộn giữa các nét văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc đã tạo nên một đất nước Peru có nền văn hóa vô cùng đặc sắc và đa dạng.

Peru chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 14 tháng 11 năm 1994[2].

Tên gọi

Tên gọi Peru bắt nguồn từ Birú, một quốc gia cổ của người châu Mỹ bản địa nằm gần vịnh San Miguel, Panama vào đầu thế kỷ 16. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã khám phá ra vùng đất này vào năm 1522 và khi đó thì đây là vùng đất xa nhất về phương nam được người châu Âu biết đến. Do đó, khi Francisco Pizarro phát hiện ra vùng đất là đất nước Peru ngày nay, ông đã đặt tên cho khu vực này là Birú hay Peru.

 Dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, vùng đất này được gọi là phó vương quốc Peru. Sau khi trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1821, tên gọi chính thức của nước này là Cộng hòa Peru.

Lịch sử

Thời kỳ Tiền Inca

Những nền văn minh bắt đầu xuất hiện tại Peru khoảng 6000 năm trước công nguyên. Vào khoảng 3000 năm sau đó, người dân nơi đây bắt đầu chuyển từ lối sống du mục sang canh tác đất đai, đồng thời với việc thuần hóa nhiều loài động vật như lạc đà lama, lạc đà alpaca và chuột lang. Cư dân cũng làm những nghề thủ công trong gia đình như quay tơ dệt vải, đan len, rổ rá và làm đồ gốm.

Nền văn hóa cổ xưa nhất được biết đến là Chavin xuất hiện khoảng năm 900 TCN, và sau đó là nền văn hóa Paracas ở vùng bờ biển phía nam vào khoảng năm 300 TCN. Những nền văn hóa vùng ven biển của Peru khác như Moche và Nazca đã phát triển thịnh vượng trong khoảng thời gian 100 năm trước công nguyên đến năm 700.

Người Moche đã sản xuất ra những đồ kim hoàn và đồ gốm tuyệt tác. Còn người Nazca được biết đến về những đường vẽ kỳ lạ trên mặt đất của họ.

Nhưng những nền văn minh tại bờ biển đã nhanh chóng suy tàn và bị hủy diệt khi thảm họa El Nino xảy ra, mang theo lũ lụt và hạn hán. Những nền văn minh Andes như Huari và Tinawaku trở thành những nền văn hóa nổi bật với lãnh thổ bao gồm Peru và Bolivia ngày nay. Họ đã xây dựng những thành phố đầy quyền lực như Chancay, Sipan, Cajamarca và hai đế chế hùng mạnh Chimor và Chachapoyas. Khoảng năm 700, họ đã phát triển những hệ thống tổ chức xã hội, tiền thân của Đế chế Inca sau này.

Đế chế Inca (1438-1572)

Đế chế Inca đã phát triển thành một đế chế rộng lớn nhất thời kỳ Tiền Colombo tại châu Mỹ. Tên của đế chế Inca trong tiếng Quechua là Tihuantinsuyo, có nghĩa là Bốn vùng thống nhất, tức bốn đơn vị hành chính trong đế chế là Chinchasuyo, Antisuyo, Contisuyo và Collasuyo.

Đường biên giới của đế chế Inca đã mở rộng nhất vào đầu thế kỉ 16 bằng cả những cuộc chiến tranh chinh phục đẫm máu và sự liên kết hòa bình với các dân tộc khác. Pacha Kutiq là vị vua đầu tiên của đế chế Inca đã thực hiện những cuộc chinh phục các dân tộc láng giềng, hình thành nên đế chế Inca rộng lớn.

Người Inca đã cai trị một vùng đất rộng lớn bao gồm các quốc gia hiện nay là Peru, Ecuador, một phần các nước Colombia, Bolivia, Argentina và Chile. Trung tâm hành chính, chính trị và tôn giáo của đế chế được đặt tại thủ đô Cuzco.

Tiếng Quechua là ngôn ngữ chính thức tại đế chế. Các dân tộc khác trong đế chế Inca vẫn được quyền thờ phụng tôn giáo và có lối sống riêng của họ, nhưng đều phải chấp nhận nền văn hóa và vị thần tối cao của Inca, thần mặt trời Inti. Vua Inca, cũng được gọi là Inca, được coi là đại diện của thần linh trên trái đất.

Đế chế Inca, hay Tihuantinsuyo đã tổ chức một xã hội tập trung quyền lực và phân thành các đẳng cấp. Đế chế đã xây dựng một hệ thống giao thông vận tải dài tới 22.500 km kết nối mọi miền đất nước và những chasquis có nhiệm vụ truyền thông tin từ khắp nơi trên đế chế về Cuzco. Nền kinh tế của đế chế Inca rất phát triển, họ đã sử dụng một hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh để cung cấp nước tưới cho cây trồng, biến nhiều vùng đất hoang vu thành những cánh đồng màu mỡ trồng khoai tây và ngô.

 Người Inca đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong văn hóa, khoa học, kĩ thuật. Các sản phẩm đồ gốm, kim loại và vải vóc của người Inca đều đạt đến độ tinh xảo và có giá trị nghệ thuật cao. Họ có những biện pháp kĩ thuật đặc biệt để xây dựng những công trình bằng đá không cần dùng đến vữa mà các khối đã vẫn xếp rất khít nhau, trong đó phải kể đến quần thể kiến trúc Machu Picchu và những bức tường thành ở Sacsayhuaman, Cuzco.

Sự xâm lược của thực dân Tây Ban Nha (1532-1572)

Khi người Tây Ban Nha đặt chân đến vào năm 1531, Peru là trung tâm của đế chế Inca hùng mạnh và thịnh vượng thời bấy giờ, với kinh đô đặt tại Cuzco. Họ biết rằng Peru là một xứ sở giàu có với rất nhiều vàng và đã âm mưu biến vùng đất này thành thuộc địa của người Tây Ban Nha.

Lúc bấy giờ, đế chế Inca đang lâm vào khủng hoảng bởi cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai hoàng tử Huascar và Atahualpa. Tận dụng thời cơ đó, Francisco Pizarro đã tiến hành một cuộc đảo chính.
 Ngày 16 tháng 11 năm 1532, khi lễ hội Cajamarca của người Inca đang được cử hành thì người Tây Ban Nha bất chợt tấn công và bắt giữ Atahualpa. Sau khi Huascar bị giết, người Tây Ban Nha vu cáo Atahualpa tội giết người và đã thắt cổ ông.

Sau cái chết của Atahualpa, Francisco Pizarro đã đưa Tupac Amaru lên làm Inca. Những sự chà đạp và bóc lột tàn tệ của Tây Ban Nha đã làm cho người dân bản xứ căm phẫn. Họ đã nổi dậy đấu tranh, nhưng các cuộc khởi nghĩa đều bị dìm trong biển máu.

 Dân số Inca sụt giảm nhanh chóng. Nhiều thành phố của họ bị đặt lại tên theo người Tây Ban Nha đồng thời nền văn hóa riêng bị mất mát.

Phó vương quốc Peru (1542-1824)

Năm 1542, phó vương quốc Peru thành lập bao gồm toàn bộ các thuộc địa của Tây Ban Nha tại Nam Mỹ. Sự độc quyền về thương mại được thiết lập. Những nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của Peru như vàng và bạc đã làm nên sự hùng mạnh của đế chế Tây Ban Nha. Nhưng sang thế kỉ 18, các phó vương quốc Tân Granada và Rio de la Plata được thành lập khiến cho Peru không còn giữ được vai trò quan trọng như trước nữa.

Thị trấn Lima được thành lập vào năm 1535 trở thành chỗ dựa vững chắc của phó vương quốc. Nó nhanh chóng phát triển thành một thành phố trung tâm đầy quyền lực. Những đường vận chuyển kim loại quý đều đi qua Lima để đến eo đất Panama, từ đó được đưa đến Seville, Tây Ban Nha. Vào thế kỉ 18, Lima trở thành thủ đô hoa lệ của xứ thuộc địa, với rất nhiều trường đại học và nơi ở của những lãnh đạo quan trọng. Thời kỳ này, những cuộc nổi dậy của người Inca vẫn tiếp tục diễn ra nhưng đều bị đàn áp dã man.

Cộng hòa Peru (từ năm 1821 đến nay)

Những cuộc vận động dân tộc giành độc lập cho Peru được thực hiện bởi những chủ đất người Tây Ban Nha và quân đội của họ, lãnh đạo bởi Jose de San Martin của Argentina và Simon Bolivar của Venezuela.

Jose de San Martin đã tuyên bố thành lập nền cộng hòa của Peru vào ngày 28 tháng 7 năm 1821 tại thủ đô Lima, Peru. Sự giải phóng Peru chính thức được hoàn thành vào tháng 12 năm 1824, khi tướng Antonio Jose de Sucre đánh bại quân đội Tây Ban Nha tại trận Ayacucho. Tây Ban Nha đã có những nỗ lực vô ích để giành lại quyền kiểm soát và phải chính thức công nhận sự độc lập của Peru vào năm 1879.

Nhưng sau khi giành được độc lập, Peru lại có những cuộc xung đột về lãnh thổ với các quốc gia láng giềng, cao điểm là cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1879-1883) giữa Peru và Bolivia với Chile.

Peru đã bị mất đi một số vùng lãnh thổ, nhiều thành phố bị phá hủy nặng nề, đồng thời nảy sinh một mối bất hòa sâu sắc với Chile mãi về sau này.

Sau khi chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc, Peru đã có những nỗ lực phi thường để xây dựng lại đất nước. Năm 1894, Nicolás de Piérola đã đồng ý để đảng của ông và đảng Dân tộc Peru tổ chức tấn công du kích đánh chiếm thủ đô Lima, trục xuất Andrés Avelino Cáceres và trở thành tổng thống Peru trong cuộc bầu cử vào năm 1895.

 Ông hoàn thành nhiệm kỳ tổng thống năm 1899 với việc phục hưng đất nước bằng các chính sách cải cách tài chính, quân sự, dân sự của mình. Đất nước Peru tương đối ổn định đến những năm 1920.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đã châm ngòi cho sự bất ổn chính trị tại Peru. Ngày 29 tháng 10 năm 1948, tướng Manuel A. Odria tiến hành một cuộc đảo chính và trở thành tổng thống, thiết lập chế độ độc tài quân sự tại Peru.

 Đến năm 1979, Peru quay trở lại tiến trình dân chủ. Thập kỉ 1980, đất nước Peru lại phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khủng hoảng như nợ nước ngoài, lạm phát tăng cao kỷ lục, nạn buôn bán ma túy và bạo lực tràn lan. Tổng thống Alberto Fujimori lên nắm quyền năm 1990 đã tiến hành những biện pháp cải tổ và tư nhân hóa nền kinh tế khiến nước này phát triển trở lại, song ông lại đối mặt với những cáo buộc liên quan tới tham nhũng và thảm sát trong thời gian cầm quyền[3].

 Đất nước Peru ngày nay vẫn tiếp tục phải chống chọi với nạn tham nhũng và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hơn nữa, khi mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng lên.

Chính trị

Chính phủ

Peru là một quốc gia theo thể chế cộng hòa dân chủ đại diện tổng thống và đa đảng. Theo hiến pháp, tổng thống Peru là người đứng đầu nhà nước và chính phủ. Tổng thống có nhiệm kỳ 5 năm và có quyền chỉ định thủ tướng và hội đồng bộ trưởng.

 Quốc hội Peru gồm một viện duy nhất và có tổng cộng 120 ghế. Các dự thảo luật ở Peru được đề xuất bởi nhánh hành pháp hoặc lập pháp, sau đó được thông qua bởi quốc hội và tổng thống.

Nhánh tư pháp ở Peru nhìn chung tương đối độc lập với chính quyền nhưng những sự can thiệp chính trị vào tòa án thường hay diễn ra ở Peru trong lịch sử và còn kéo dài tới tận ngày nay[4].

Đương kim tổng thống hiện nay của Peru là ông Alan García. Còn thủ tướng hiện nay là ông Jorge Del Castillo. Các đảng có ghế trong quốc hội Peru là Liên minh Cách mạng Châu Mỹ (36 ghế), Đảng Dân tộc Peru (23 ghế), Liên minh Quốc gia (15 ghế), Liên minh Tương lai của cựu tổng thống Fujimori (13 ghế), Liên minh Quốc hội (9 ghế) và Nhóm Quốc hội Dân chủ đặc biệt (5 ghế)[5].

Ngoại giao

Peru hiện nay vẫn còn đang xung đột với một số quốc gia láng giềng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ mà chủ yếu là với Chile. Những tranh cãi về biên giới trên biển giữa hai quốc gia vẫn còn là vấn đề căng thẳng từ sau khi cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc[6]. Tháng 10 năm 1998, Peru đã ký hiệp định hòa bình với Ecuador về vấn đề lãnh thổ.

 Và đến tháng 11 năm 1999, Peru và Chile đã ký 3 bản thỏa thuận để giải quyết những căng thẳng và mâu thuẫn trước đây. Tháng 12 năm 1999, ông Alberto Fujimori trở thành người đứng đầu nhà nước Peru đầu tiên sang thăm chính thức Chile.

Peru trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1949. Ông Javier Pérez de Cuéllar người Peru đã từng nắm chức Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc từ năm 1981 đến năm 1991. Bên cạnh đó, Peru còn là một thành viên của một số tổ chức quốc tế lớn khác như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC...

Quân đội

Lực lượng quân đội của Peru gồm lục quân, hải quân và không quân. Nhiệm vụ chính của quân đội Peru là bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước[7]. Quân đội được đặt dưới quyền của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và tổng thống Peru cũng đồng thời là tổng tư lệnh quân đội. Chế độ nghĩ vụ quân sự bắt buộc ở Peru đã bị giải tán từ năm 1999[8]. Trong năm 2003, chi phí cho quân sự trên GDP của Peru tương đối thấp, chỉ khoảng 1,3%[9].

Phân chia hành chính

Toàn bộ đất nước Peru được chia thành 25 khu vực (regione) cộng với tỉnh (provincia) Lima. Mỗi khu vực tại Peru đều có một chính quyền dân cử địa phương cùng chủ tịch hội đồng địa phương với nhiệm kỳ 4 năm.

Chính quyền địa phương có trách nhiệm phát triển kinh tế địa phương, thực hiện chính sách đầu tư, đẩy mạnh hoạt động kinh tế và nhiều công việc quan trọng khác. Các khu vực lại được chia tiếp thành các tỉnh (provincia), tiếp đó là các quận (distrito).

 Thủ đô Lima là trung tâm của tỉnh Lima, địa phương duy nhất không thuộc về một khu vực nào của Peru và đứng đầu bởi một hội đồng thành phố. Tỉnh Lima là tỉnh đông dân nhất và đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm quốc nội của Peru.

Các vùng của Peru:

    * Amazonas
    * Ancash
    * Apurímac
    * Arequipa
    * Ayacucho
    * Cajamarca
    * Callao
    * Cusco
    * Huancavelica
    * Huánuco
    * Ica
    * Junín
    * La Libertad

   

    * Lambayeque
    * Lima
    * Loreto
    * Madre de Dios
    * Moquegua
    * Pasco
    * Piura
    * Puno
    * San Martín
    * Tacna
    * Tumbes
    * Ucayali

   

Tỉnh:

    * Lima

Địa lý

Vị trí, diện tích

Peru là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Toàn bộ diện tích của đất nước này nằm giữa đường xích đạo và đường chí tuyến nam bán cầu. Peru giáp các nước Ecuador và Colombia về phía bắc, giáp Brasil về phía đông, giáp Bolivia về phía đông nam và giáp Chile về phía nam. Về phía tây, Peru tiếp giáp Thái Bình Dương rộng lớn. Đường bờ biển của Peru tổng cộng dài 2.414 km.

Peru là một nước có diện tích lớn. Tổng diện tích của Peru là 1.285.220 km² tức là nước có diện tích lớn thứ 20 thế giới và lớn thứ 3 tại Nam Mỹ, sau Brasil và Argentina. Trong đó, phần nước có diện tích 5.220 km², chiếm 2,8% tổng diện tích cả nước.

Phân bố đất theo tự nhiên (số liệu năm 1993) :

    * Đất trồng trọt : 3%
    * Đất canh tác thường xuyên : 0%
    * Đồng cỏ thường xuyên : 21%
    * Rừng : 66%
    * Khác : 10%

Diện tích đất tưới tiêu : 12.000 km² (năm 2003)[10]

Địa hình

Peru có thể chia thành 3 miền địa hình chính từ tây sang đông: khu vực đồng bằng ven biển Thái Bình Dương, khu vực dãy núi Andes và khu vực lòng chảo Amazon.

Khu vực đồng bằng ven biển Thái Bình Dương có diện tích khá nhỏ hẹp, độ cao không vượt quá 500 m. Tuy diện tích rất nhỏ nhưng đây lại là nơi tập trung phần lớn dân cư Peru sinh sống, trong đó có thủ đô Lima. Do chịu ảnh hưởng của hải lưu Peru khá lạnh ngoài khơi Thái Bình Dương, vùng đồng bằng duyên hải này ít mưa, phần lớn diện tích biến thành sa mạc.

Khu vực dãy núi Andes là một phần của dãy núi Andes hùng vĩ chạy lọc lãnh thổ Peru. Đây là nơi có địa hình cao nhất cả nước và có hàng chục ngọn núi có độ cao vượt trên 6.000 m. Đỉnh núi cao nhất của Peru là đỉnh Huascarán, cao 6.768 m.

Trên những đỉnh núi cao thường xuyên có tuyết bao phủ và là nguồn nước chính cho các con sông trên lãnh thổ Peru. Trên dãy núi Andes đoạn chuyển tiếp sang biên giới Bolivia có hồ nước cao nhất trên thế giới có thể đi thuyền được Titicaca nổi tiếng.

Khu vực lòng chảo Amazon là phần có diện tích lớn nhất trong ba miền địa hình của Peru, chiếm 60% diện tích cả nước. Đây là phần phía đông của lòng chảo Amazon rộng lớn tại khu vực Nam Mỹ, có triền đất thấp.

 Đây cũng là nơi tập trung những sông lớn của Peru trong đó có phần thượng nguồn của sông Amazon rộng lớn, cùng các sông Marañón, Huallaga và Ucayali với trữ lượng nước dồi dào.

Peru là nơi thường hay xảy ra các hoạt động địa chấn. Nước này có rất nhiều núi lửa đang hoạt động và thường hay xảy ra các trận động đất lớn. Gần đây nhất là trận động đất ngày 15 tháng 8 năm 2007 mạnh 7,9 độ richter khiến khoảng 500 người chết và nhiều thành phố, công trình công cộng bị phá hủy[11].

Khí hậu

Khí hậu của Peru rất đa dạng và liên quan mật thiết với địa hình. Do nằm tại khu vực nam bán cầu cho nên thứ tự mùa ở Peru ngược lại so với bắc bán cầu. Mùa hạ diễn ra trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 4, còn mùa đông lại diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10.

Tại khu vực đồng bằng ven biển Thái Bình Dương, mặc dù nằm trong vành đai nhiệt đới nhưng nơi đây lại có khí hậu khá ôn hòa. Nhiệt độ ít khi xuống dưới 14 °C hay lên trên 30 °C. Tại khu vực bờ biển phía nam, nhiệt độ có thể ấm hơn vào ban ngày nhưng lại rất lạnh vào ban đêm.

 Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Peru và dãy núi Andes cao lớn đã chắn hết mây ẩm từ khu vực đồng bằng Amazon nên vùng đồng bằng ven biển có khí hậu rất khô hạn. Lượng mưa dao động trung bình trong khoảng từ 5-200 mm/năm khiến nhiều vùng đất biến thành hoang mạc. Độ ẩm không khí tuy cao nhưng không tạo thành mưa đã tạo nên những lớp sương mù dày đặc tại khu vực này.

Khu vực dãy núi Andes có khí hậu bán khô hạn với lượng mưa khoảng 200-1500 mm/năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4, trong đó tập trung vào khoảng tháng 1 đến tháng 3.

Ở những điểm dưới 2500 m, nhiệt độ thường từ 5 đến 15 °C vào ban đêm, 18-25 °C vào ban ngày. Còn ở những điểm từ 2500-3500 m, nhiệt độ thường từ 0-12 °C vào ban đêm, 15-25 °C vào ban ngày. Càng lên cao chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm càng lớn. Về mùa đông, khu vực dãy núi Andes có khí hậu rất lạnh giá.

Vùng đồng bằng Amazon thuộc Peru có khí hậu nóng ẩm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ tại đây hiếm khi xuống dưới 19 °C và thỉnh thoảng có thể lên tới 42 °C. Lượng mưa tại vùng đồng bằng Amazon cũng rất lớn, dao động khoảng từ 2000-4000 mm/năm, thậm chí tại vùng Thượng Amazon (sườn phía đông dãy núi Andes), lượng mưa nằm nằm trong khoảng từ 3000-15000 mm/năm. Nhiệt độ cao và mưa nhiều đã khiến cho thảm rừng rậm nhiệt đới phát triển mạnh với rất nhiều con sông có lượng nước dồi dào.

Nhân khẩu

Dân số

Dân số của Peru vào tháng 7 năm 2007 đạt 28.674.757 người[12]. Đây là nước có dân số đông thứ 4 tại khu vực Nam Mỹ sau Brazil, Colombia và Argentina. Tốc độ gia tăng dân số tại Peru đã giảm từ mức bùng nổ dân số 2,6% từ năm 1950 xuống còn 1,6% vào năm 2000. Sang năm 2007, tốc độ này tiếp tục hạ xuống còn 1,3% và dân số Peru sẽ phát triển bền vững trong thời gian tới. Dự kiến đến năm 2050, dân số Peru sẽ đạt xấp xỉ 42 triệu dân[13].

Đa phần dân cư Peru sống ở các thành phố. Theo số liệu năm 2005, có tới 72,6% dân cư Peru sống ở khu vực thành thị, còn lại 27,4% thì sống ở khu vực nông thôn[14]. Phân theo khu vực địa lý, khoảng hơn 40% dân số Peru sống tại vùng ven biển phía tây, 30% tại vùng núi Andes và 12% ở vùng đồng bằng Amazon. Những thành phố lớn của Peru bao gồm Lima, Arequipa, Trujillo, Chiclayo, Piura, Iquitos, Chimbote, Cusco, và Huancayo.

Một xã hội đa văn hóa

Peru là một quốc gia bao gồm rất nhiều các thành phần chủng tộc cùng sinh sống. Thổ dân da đỏ ở Peru đã xuất hiện tại vùng đất này hàng ngàn năm về trước và đã xây dựng nên nhiều nền văn minh độc đáo, tiêu biểu là Đế chế Inca hùng mạnh.

Tuy nhiên sang thế kỉ 16, người Tây Ban Nha đã xâm lược Peru và mang theo bệnh đậu mùa, một dịch bệnh truyền nhiễm mà khi đó người Inca chưa miễn dịch. Hậu quả để lại là dân số người bản địa ở Peru giảm mạnh từ 9 triệu người vào năm 1620 xuống còn 600.000 người vào năm 1920[15].

Trong thời kỳ thuộc địa, người Tây Ban Nha và người da đen châu Phi đã đến định cư tại Peru, dần dần hòa trộn với các dân tộc bản địa. Sau khi trở thành một nước độc lập, những dòng người từ châu Âu cũng kéo đến Peru, đa phần trong số họ là người Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

 Người Trung Quốc đến Peru vào khoảng thập niên 1850 như một lực lượng lao động thay thế cho các nô lệ. Bên cạnh đó còn có những dòng nhập cư quan trọng từ các nước Arab và Nhật Bản. Tất cả những chủng tộc đó đã làm nên một đất nước Peru đa dạng về mặt văn hóa.

Nhóm cư dân chiếm tỉ lệ cao nhất tại Peru là người châu Mỹ bản địa với tỉ lệ 45%, người Mestizo (tức lai giữa người da trắng và thổ dân bản địa) chiếm 37%, người da trắng (chủ yếu có gốc Tây Ban Nha) 15% và các sắc tộc khác tổng cộng khoảng 3%[16].

Đạo Thiên chúa là tôn giáo phổ biến nhất tại Peru, chiếm khoảng 89% dân số. Ngoài ra còn có 6,7% dân số Peru theo Phong trào Tin lành, 2,6% theo các giáo phái khác và 1,6% không theo tôn giáo nào[17].

Ngôn ngữ

Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ phổ biến nhất tại Peru. Có khoảng 80,3% người dân Peru sử dụng tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, đồng thời đây còn là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong chính phủ, truyền thông, giáo dục và thương mại.

Bên cạnh đó, các ngôn ngữ thổ dân như tiếng Quechua và tiếng Aymara cũng được sử dụng phổ biến nơi những cư dân này chiếm đa số. Tiếng Quechua hiện nay được khoảng 16,2% người Peru sử dụng đồng thời là ngôn ngữ thiểu số lớn nhất tại nước này. Thông thường, người bản địa tại Peru có khả năng sử dụng song song cả hai thứ tiếng.

Sau 4 thập kỉ từ năm 1960 đến năm 2000, số người dân nói tiếng Tây Ban Nha đã tăng lên trong khi việc sử dụng các ngôn ngữ bản địa truyền thống đang ngày càng giảm sút. Hiện Peru đang có những nỗ lực đưa tiếng Quechua và các ngôn ngữ bản địa khác vào giảng dạy tại các trường công.

Tỉ lệ người biết chữ tại Peru đạt khoảng 88,9% (năm 2005)[18].

Kinh tế

Peru hiện nay là một quốc gia đang phát triển. Năm 2006, thu nhập bình quân của nước này đạt 3616 USD, chỉ số phát triển con người ở mức trung bình 0,773 điểm[19]. Nhìn chung thu nhập bình quân của Peru vẫn kém hơn nhiều nước khác ở Nam Mỹ. Khoảng 51,6% dân số Peru sống dưới mức nghèo và 19,3% dân số sống ở mức rất nghèo[20].

Các chính sách kinh tế ở Peru đã liên tục thay đổi trong những thập kỉ qua. Trong những năm 1968-1975, chính phủ của tổng thống Juan Velasco Alvarado đã tiến hành những cải cách tận gốc nền kinh tế yếu kém của nước này, bao gồm cuộc cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty nước ngoài và tiến tới xây dựng một nền kinh tế kế hoạch.

Những cuộc cải cách đó cơ bản đã không thành công trong việc tái phân bổ lại thu nhập của người dân Peru cũng như giảm bớt sự lệ thuộc vào nước ngoài. Khoảng thập niên 1990, chính phủ của tổng thống Alberto Fujimori đã tiến hành tự do hóa nền kinh tế, cũng như xóa bỏ việc kiểm soát giá cả và chủ nghĩa bảo hộ. Kinh tế Peru bắt đầu hồi phục tốc độ tăng trưởng từ năm 1993 nhưng sau đó lại tụt dốc bởi ảnh hưởng của cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á 1997.

Về nông nghiệp, Peru là nước có sản lượng đánh bắt cá lớn nhất thế giới. Dòng biển lạnh Peru ngoài khơi đã mang đến cho Peru một lượng cá biển dồi dào, đóng góp quan trọng cho nền xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên khi El Nino xảy ra, dòng biển lạnh bị thay thế bởi dòng biển nóng nghèo dinh dưỡng, gây ra lũ lụt và khiến cho sản lượng cá của Peru giảm đột ngột.

Bên cạnh đó, Peru cũng xuất khẩu nhiều khoai tây, măng tây và cà phê. Các ngành công nghiệp chủ yếu của Peru là khai thác khoáng sản (vàng, đồng, kẽm), dầu khí, luyện kim, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may. Cơ cấu kinh tế của Peru như sau: dịch vụ chiếm 65,1%, công nghiệp 26,2% và nông nghiệp 8,7%.

Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Peru đạt 8% và dự kiến sẽ còn duy trì ở mức cao trong vài năm tới[21]. Các đối tác thương mại chủ yếu của nước này là Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Chile và Ecuador.

Văn hóa

Văn học

Văn học Peru có nguồn gốc lâu đời từ thời kỳ tiền Inca và được thể hiện chủ yếu qua những cuộc đối thoại, trò chuyện. Vào thế kỉ 16, người Tây Ban Nha đã đến Peru và đưa tiếng Tây Ban Nha trở thành ngôn ngữ và chữ viết chính thức tại vùng đất này.

Thời kỳ thuộc địa, văn học phát triển chủ yếu dựa trên hình thức báo chí và tôn giáo. Sau khi Peru giành được độc lập vào năm 1821, chủ nghĩa lãng mạn phát triển mạnh trong thơ văn nước này, tiêu biểu nhất là nhà văn Ricardo Palma.

 Cuộc vận động truyền thống với những giá trị cổ xưa trong văn học Peru đã nảy sinh nhiều tên tuổi lớn của văn học nước này như Ciro Alegría, José María Arguedas và César Vallejo. Mario Vargas Llosa trở thành gương mặt tiêu biểu của văn học Peru vào nửa sau thế kỉ 20 và đã đưa nền văn học Peru trở nên phổ biến hơn trong nền văn học thế giới.

Âm nhạc

Các loại nhạc cụ thời kỳ Tiền Colombo tại Peru chủ yếu là các loại khí nhạc như các loại sáo quena, pinkillo và siku. Các loại nhạc cụ này thường được chơi trong các dịp lễ hội dân gian truyền thống của thổ dân Andes. Cùng với sự xâm lược của người Tây Ban Nha, các loại nhạc cụ đến từ châu Âu đã được giới thiệu vào đất nước này như đàn ghi-ta và đàn hạc. Bên cạnh đó, người châu Phi cũng góp thêm vào nền âm nhạc đa dạng của Peru một số loại nhạc cụ thuộc bộ gõ.

Marinera Norteña được coi là điệu nhảy truyền thống của đất nước Peru.

Kiến trúc

Kiến trúc Peru chịu ảnh hưởng của hai dòng kiến trúc chính là kiến trúc Inca và kiến trúc Baroque. Người Inca đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc đáng kinh ngạc, thể hiện một trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. Đa phần các công trình lớn của người Inca được xây dựng bằng những khối đá xếp rất khít nhau mà không dùng tới vữa.

Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của kiến trúc Inca như những bức tường đá ở Sacsayhuaman, cố đô Cuzco và khu di tích Machu Picchu nổi tiếng.

Khi Peru trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha, kiến trúc Baroque đã nở rộ tại vùng đất này với việc xây dựng hàng loạt những nhà thờ, thánh đường lớn. Một trong số những công trình tiêu biểu của dòng kiến trúc Baroque Tây Ban Nha ở Peru là thánh đường San Francisco nằm trong khu trung tâm lịch sử Lima.

Ẩm thực

Văn hóa ẩm thực của Peru rất phong phú. Sự đa dạng về văn hóa và chủng tộc tại đất nước này đã dần tới sự đa dạng về ẩm thực, từ những món ăn của người dân Inca bản địa cho đến những món ăn của Tây Ban Nha, châu Phi.

Các dòng người nhập cư sau đó như Pháp, Italia, Anh, Arab, Nhật Bản và Trung Quốc cũng góp thêm cho số lượng các món ăn đa dạng của đất nước này. Bên cạnh đó các dòng ẩm thực cũng lại hòa trộn và giao lưu với nhau, tạo ra những món ăn mang bản sắc riêng của Peru.

Chifa là một ví dụ về sự kết hợp giữa ẩm thực Peru truyền thống với Trung Quốc. Bên cạnh đó, mỗi một vùng trên đất nước Peru lại mang những nét đặc sắc khác nhau về ẩm thực.

Tại Peru, các loại cây lương thực chính là ngô và khoai tây. Cây khoai tây được cho rằng có nguồn gốc xuất xứ từ Peru[22]. Hiện nay tại Peru có trên 4.000 loại khoai tây khác nhau và trụ sở của Trung tâm Khoai tây Quốc tế cũng được đặt tại thủ đô Lima của nước này.

 Ngoài ra, Peru cũng trồng nhiều loại thực phẩm khác như cà chua, lạc, hoa quả... Bờ biển Peru nổi tiếng về sự trù phú hải sản.

Một trong những món ăn tiêu biểu nhất cho ẩm thực Peru là món ceviche. Món ăn này gồm các loại hải sản như tôm hoặc cá được ướp với nước chanh. Ceviche được ăn kèm với ngô luộc đã tách hạt, khoai lang luộc cắt lát, vài miếng ớt " Rocoto"- một loại ớt giống như ớt Đà Lạt nhưng rất cay, và không thể thiếu hai loại rau thơm đi kèm là mùi ta và mùi tây.

 Ngoài ra còn phải kể đến một số món ăn quen thuộc khác như món súp thịt được nấu trong một hốc đá dưới đất pachamanca, hay món thịt xiên nướng anticuchos.

Thể thao

Bóng đá là bộ môn thể thao phổ biến nhất tại Peru. Nước này đã từng 4 lần có mặt tại vòng chung kết World Cup vào các năm 1930, 1970, 1978 và 1982. Bên cạnh đó, Peru cũng từng 2 lần giành chức vô địch Copa America.

Phần lớn người dân Peru thường theo dõi các trận đấu bóng đá qua truyền hình. Một trong những huyền thoại bóng đá lớn của Peru là cầu thủ Teófilo Cubillas, người từng ghi tới 10 bàn thắng tại các vòng chung kết World Cup.

Bên cạnh đó, nhiều môn thể thao khác cũng rất được yêu thích tại Peru là taekwondo, bóng chuyền, lướt sóng, đua thuyền buồm, tennis.
Nguồn: Wikipedia
Xem tiếp...

VÕ THUẬT TINH HOA 32

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lịch Sử Môn Phái Thăng Long Võ Đạo Việt Nam

Email In PDF
Lịch sử dân tộc Việt Nam để tồn tại và phát triển đã trải qua hang nghìn năm chiến đấu chống ngoại xâm. Trong khoảng thời gian đó, chiến tranh là thể hiện sự so tài bằng sức lực nghệ thuật chiến đấu với các loại vũ khí thô sơ và hiện đại thời bấy giờ… Thực hiện chiến lược và chiến thuật, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ngoài đường lối quân sự, mưu lược của các tướng lĩnh, sử dụng các công cụ để thực hiện sức mạnh của dân tộc ta chính là nghệ thuật chiến đấu của cá nhân và tập thể. Đó chính là thời kỳ hình thành Võ thuật.

Võ bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống và chiến đấu bảo vệ sự sinh tồn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác; được sang lọc, tái tạo và phân chia nhiều chi nhánh, môn phái lan tỏa khắp năm châu. Bản sắc của một vùng, một chi, một môn phái, một dân tộc có đặc thù riêng của nó. Nếu đi tìm nguồn gốc của một dòng võ thì cũng chỉ đứt đoạn ở một khoảng thời gian nào đó vì ở đâu chả có người biết võ. Từ thời nguyên thủy, tổ tiên ta vì nhu cầu cuộc sống, đã biết ném đá, phóng lao, đánh gậy múa kiếm… để chống chọi với thú rừng và kẻ thù nhằm bảo vệ cuộc sống và bộ tộc của chính mình, đó chính là Võ. Qua nhiều đời, nhiều thời gian, võ thuật được sáng tạo cách tân theo sự tiến bộ của con người, theo yêu cầu, mục đích sử dụng, theo địa lý khác nhau. Võ thuật cổ truyền lưu truyền trong dân gian rồi hình thành môn phái. Tuy mỗi môn phái có khác nhau về gốc gác, nội dung, đòn thế nhưng tôn chỉ và mục tiêu của Võ thuật cổ truyền nói chung là có nhiều điểm tương đồng…
Trong lịch sử Võ thuật dân tộc Hà Nội, Sơn Tây, Hà Bắc… là những vùng đất võ nổi tiếng đã nẩy sinh nhiều Anh hùng hào kiệt, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Cử nhân võ thuật,…Những lò võ là gốc của Võ thuật dân tộc đều thuộc vùng đất này. Qua một thời gian lịch sử đã xây dựng được một hệ thống các môn Võ thuật dân tộc đậm đà bản sắc. Lão Võ sư Văn Nhân đã được sinh ra ở vùng đất đó. Ông tên thật là Vũ Văn Nhàn – Nguyễn Văn Nhân, ông sinh vào những năm 20 của thế kỷ XX tại vùng Kinh Bắc lịch sử, một vùng đất giàu truyền thống võ thuật. Từ nhỏ vốn là một cậu bé có tư chất võ thuật ông là người được thừa hưởng một căn bản tinh hoa Võ thuật dân tộc của dòng họ. Trên cơ sở đó ông còn nghiên cứu tìm hiểu tinh hoa của các dòng võ khác trong và ngoài nước để bổ sung và hoàn thiện vốn Võ thuật dân tộc của mình.
Sớm hiểu là người dân của một dân tộc bị đô hộ Lão võ sư đã tham gia cách mạng từ rất sớm. Tháng 8/1945 khi cả dân tộc bừng bừng trong cơn bão cách mạng, Lão võ sư vào bộ đội. Ông phụ trách Đại đội quân báo của Trung đoàn E41, Liên khu Ba. Suất những năm dài kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Lão võ sư đã tham gia huấn luyện võ thuật chiến đấu cho bộ đội ở chiến khu Việt Bắc. Những năm sau hòa bình ông tham gia huấn luyện võ thuật cho các đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc Phòng.
Suất mấy chục năm tham gia huấn luyện võ thuật cho các đơn vị đặc biệt của lực lượng vũ trang và đã từng tham gia công tác bảo vệ một số vị lãnh tụ của Đảng và Nhà nước, Lão võ sư đã được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý.
Sau khi nước nhà thống nhất, theo yêu cầu chung và phong trào phát triển võ thuật nước nhà Lão võ sư đã tinh lọc và đúc kết được một phương pháp rèn luyện võ thuật thích hợp với tính cách và thể trạng của người Việt Nam. Phương pháp đó dựa trên vốn liếng căn bản là tinh hoa Võ thuật của dòng tộc cùng kinh nghiệm gần một đời người chiến đấu và huấn luyện võ thuật, Phương pháp võ đó chính là Võ phái Thăng Long Võ Đạo.
Thăng Long Võ Đạo lấy nhu, hòa, nhân, trí làm gốc. Xuất phát từ đặc điểm của người Việt Nam tầm vóc nhỏ bé và cách sống nặng về tình, trong thời gian dài lịch sử lại phải thường xuyên đối đầu với người phương Bắc thể lực to khỏe và quyết trí cao, do đó khó có thể đương lực, ngang bằng theo lối đối đòn và trả miếng bằng sức mạnh cơ bắp. Muốn thắng phải tìm ra những thế mạnh riêng. Xuất phát từ thể chất không cứng, mạnh, võ sinh không thể tập theo lối cương cường mà tập trung vào việc luyện công và môn công để khắc chế võ Tàu. Cụ thể là tập nhiều về thân pháp để tránh né sao cho thật thuần thục, để những đòn đánh của đối phương đều không đến được đích, rồi chọn cơ hội tấn công vào đúng điểm hở, điểm yếu của đối phương để dứt điểm.
Lão võ sư Văn Nhân cho rằng sở học của Võ thuật Thăng Long võ đạo là để đạt cái tính để chế cái nhiều, cái khéo để chế cái mạnh, cái tĩnh để chế cái động, cái đột để phá cái ì, cái cong để chống cái cứng, cái thẳng để chống cái vòng, cái xuyên để chống cái bè… Tất cả đều phải đạt độ quyền biến vi côn kiếm, tới mức thần quyền.
Phương châm của Thăng Long võ đạo là né tránh đánh nhanh điểm đặt đòn chính xác, đúng chỗ hiểm có hiệu quả cao. Do đó về võ thuật phải luyện thân pháp, di chuyển cực kỳ mau lẹ để luôn tránh được đòn của đối phương. Thăng Long võ đạo nghiên cứu kỹ hệ thống huyệt đạo trên cơ thể con người và những bài thuốc lấy từ cây cỏ, muông thú để chữa trị bảo kiện cơ thể.
Các bài bản của môn phái Thăng Long đã được Lão võ sư Văn Nhân hệ thống hóa có cơ sở khoa học, có tính đến các kiến thức y lý, lấy “Bát pháp, Lục hợp” làm Cơ bản công “Bát bộ thiên long” làm bộ pháp “Yêu tự xà hành” làm thân pháp, “Thăng Long quyền” làm thủ pháp, “Nhãn tự điện quang” làm nhãn pháp. Thuật cường thân để luyện nội lực.
Ngoài quyền cước các môn sinh Thăng Long võ đạo được tập tinh thông, “Thập bát ban võ nghệ” và các loại binh khí đặc dị của môn phái . Bên cạnh những bài quyền chiến đấu trong chương trình huấn luyện của môn phái Thăng Long võ đạo còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và các phương pháp Khí công nhập định nhằm tu dưỡng nhân cách con người.
Thăng Long võ đạo là một môn Võ thuật dân tộc do Lão võ sư Nguyễn Văn Nhân khởi xướng và suy tôn người Anh hung dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm Thánh tổ của môn phái và lấy ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) làm ngày Giỗ Tổ.
Với chương trình huấn luyện có hệ thống, có mục tiêu rõ rang Thăng Long võ đạo đã nhanh chóng phát triển rộng trên địa bàn cả nước cũng như nước ngoài.
Hiện nay Võ sư – Bác sĩ  Nguyễn Văn Thắng (Vũ Mạnh Thắng ) (con trai cố võ sư Nguyễn Văn Nhân) đang chấp chưởng môn phái (là chưởng môn đời thứ 5 theo dòng phái - đời thứ 2 theo môn phái Thăng Long võ đạo) tiếp tục kế tục tinh hoa truyền thống và đưa môn phái lên một tầm cao mới. Với những bí kíp võ học và khí công VS – BS Văn Thắng phát triển môn phái một cách toàn diện đi từ Võ thuật Kungfu đến Nội công đỉnh cao và Khí công trị liệu.
Dưới sự lãnh đạo của VS – BS Văn Thắng cùng các VS. Công Thắng, VS. Vũ Hải, VS. Bùi Hoàng Lân, VS. Nguyễn Anh Tuấn, VS. Chử Đức Vân, VS. Minh Phương, VS. Quang Phát, VS. Nguyễn Ngọc Dương, VS. Phạm Đức… Thăng Long Võ Đạo đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển võ thuật của Thủ đô và Việt Nam, đưa tinh hoa võ cổ truyền Việt Nam ra toàn thế giới.
Lần cập nhật cuối ( MONDAY, 04 OCTOBER 2010 06:46 ) 

Nội Công Thăng Long Võ Đạo

Búa tạ, giầy đinh thua ngón tay bé nhỏ

Email In PDF

Búa tạ, giầy đinh thua ngón tay bé nhỏ
Bằng pháp luyện công, BS.VS Nguyễn Văn Thắng có thể dùng ngón tay đục thủng tường.
Không những thế, ông còn để đá tảng trên một ngón tay, rồi dùng búa tạ cho lực sĩ đánh mạnh, hoặc cho 10 người thanh niên khoẻ mạnh đi giầy đinh nện trên ngón tay...

Đây là bí quyết kungfu tuyệt đỉnh được giới võ lâm gọi là nhất dương chỉ.
Tay không chống lại bàn đinh
Trên võ đường của môn phái Thăng Long võ đạo, các học trò xếp hai bàn đinh 10cm lên nhau, để tiếp 5 viên ngói đỏ, rồi người thầy của mình BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Trưởng khoa giải phẫu tế bào, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) để ngón tay trỏ trắng hồng lên trên, học trò xếp tiếp 5 viên gạch nung già, rồi một võ sư có sức mạnh mình đồng da sắt, dùng búa tạ quai sắt đập mạnh...
Tôi rùng mình không dám nhìn. Chỉ nghe một tiếng hự... 5 viên gạch và ngói bên dưới vỡ tan, tay võ sư đang ở sát bàn đinh. Khuôn mặt BS Thắng vẫn bình thản, tươi cười, giơ ngón tay hơi ửng đỏ lên cho mọi người xem. Sau 1 phút ngón tay lại trở về bình thường.
Thấy tôi chưa hết ngỡ ngàng, VS Thắng đế luôn: Đây chỉ là màn biểu diễn nhỏ, "tập một tý cho vui", còn sức mạnh thực sự của ngón tay thì lớn hơn nhiều, có thể xuyên thủng tường, hạ gục đối phương... chứ việc búa đập, giày đinh xéo thấm vào đâu.
Thực tế, đã có một vài lần khi các đoàn võ thuật của Pháp, Thụy Sỹ... sang thăm, ngoài việc biểu diễn, BS Thắng không ngại ngần để ngón tay xuống đất, cho các võ sinh nước ngoài nặng cả trăm kg "thử nghiệm" đi giầy đinh nhảy lên, mà ngón tay vẫn lành lặn.
Mình đồng da sắt mới luyện được nhất dương chỉ
BS.VS Thắng cho biết, đó là kungfu nhất dương chỉ trong bí kíp Thôi Sơn quyền nổi tiếng do Cụ Tốn - cụ ngoại của võ sư - là cử nhân võ cuối cùng của Triều Nguyễn, người được vua Tự Đức ban tặng 4 chữ "xạ năng quán quốc" để lại. Thôi Sơn quyền là bí kíp dùng để luyện đòn tay. Nếu ai luyện được thành công bí kíp này chắc chắn sẽ có một đôi tay cứng như thép, sức mạnh có thể đấm xuyên tường. Thậm chí đạt đến ngưỡng giới cao nhất có thể dùng một ngón tay đục thủng tường mà trong giới võ lâm gọi là .... nhất dương chỉ.
Tuy nhiên, đây là bí kíp tuyệt kỹ rất hiếm người luyện được. Bởi người trước khi bước vào luyện bí kíp này, bắt buộc phải có một nền kiến thức võ học vững chắc và nội công tương đối uyên thâm. Cùng với đó phải là người có đạo đức tốt và sự trung thành tuyệt đối với môn phái.

Để luyện thành công Thôi Sơn quyền, phải hết sức vất vả, kiên trì trong nhiều năm trời, có khi cả đời cũng không luyện được. Vì để có được sức mạnh của "nhất dương chỉ", người luyện phải thâm hậu toàn bộ phương pháp về vận công, đề khí, nội lực có được sức mạnh toàn thân cứng như sắt thép, giáo đâm, búa đập không xây xát... (môn sinh phải ở trình độ khổ luyện sau 7 - 10 năm), sau đó tăng cường luyện tập ngạnh công ở hai cánh tay, sao cho cánh tay bình thường thì mềm dẻo nhưng khi vận công thì cứng hơn sắt thép.
Muốn có nhất dương chỉ phải luyện "thiết chương công" tức bàn tay có sức mạnh. Đầu tiên là các bài cương công, tôi luyện cơ lực và ma sát của bàn tay với các thế nắn, bóp, xỉa, vỗ đập trên cát, sỏi, đá ong, đóng cọc bằng tay trên nền cứng, rồi dùng tay không đấm thẳng vào tường hoặc vào thân cây, cột sắt... Cùng với luyện cương công phải luyện nhu công: Vỗ, chém, đập vào cao su, xốp, nước, đất ướt, các lu nước... để sao cho tay bên trong rắn như sắt thép, bên ngoài mềm như nhung...

Khi bàn tay đã đạt được kungfu "Thôi Sơn quyền" nghĩa là sở hữu một nội công uyên thâm và thân pháp xuất quỷ nhập thần, khi đó sẽ dùng nhiều phương pháp luyện bổ trợ, vận công đề khí ra bàn tay và từ bàn tay ra ngón tay bằng các chiêu: Vặn đũa, đóng cả bó đũa 12 chiếc xuống lòng đất, kéo lò  xo... để đủ lực cương nhu và áp dụng các bí kíp võ khác để tạo lực cho "nhất dương chỉ". Bởi nhất dương chỉ thường được thực hiện để đạt ở thế tấn công và phòng thủ nhanh nhất.
Cú đấm chết ngựa
Giở cuốn gia phả, BS.VS Thắng cho chúng tôi xem các huyền thoại võ nổi tiếng của làng võ Việt Nam như Mùi Đen, Lý Đen, Tư Bá, Tư Côi... cùng hàng trăm đệ tử khác do cụ Cử Tốn truyền dạy. Đặc biệt trong đó có hai huyền thoại được làng võ Việt nhắc đến nhiều nhất là hai anh em Tư Vá và Tư Côi, người đã luyện được kungfu tuyệt kỹ nên có sức mạnh phi thường, có thể đấm chết ngựa, đá chết voi. Tư Côi sở hữu cú đá có kình lực rất mạnh, có thể giết chết voi, trong khi cụ Tư Vá có cú đấm uy lực trong chốc lát khiến một con ngựa khoẻ mạnh lăn ra chết.
Môn phái Thăng Long võ đạo (TLVĐ) hiện vẫn duy trì các kỷ luật nghiêm ngặt, những bài tập rất nặng, thậm chí có phần hơi khắc nghiệt vì tinh thần võ đạo, học võ là để rèn luyện thân thể, không phải dùng để đánh người. Môn phái này có nhiều bài quyền được cho là bí kíp gia truyền như "Thiên Long thương", "Thượng phương bảo kiếm", "Cử long bát quái đao", "Bát bộ côn", "Tuyết kiếm"... cùng một kho tàng kiến thức về võ học trên nhiều lĩnh vực về khí công chữa bệnh, nội công kungfu, phong thủy - tâm pháp và những bài võ gia truyền sử dụng đủ bát bộ binh khí. Các bài biểu diễn võ, công năng đặc dị của môn phái đã đạt gần 200 huy chương các loại trong các kỳ đại hội võ thuật
Nguồn "Báo Khoa học và Đời sống"


Người anh hùng đả hổ chấn động làng võ Bắc Kỳ

Email In PDF
Người được đề cập trong tích xưa có biệt danh là Mùi Đen, một đệ tử của cụ Cử Tốn (cụ Cử Tốn là cử nhân võ cuối cùng của thời kỳ phong kiến – một huyền thoại võ công Bắc Kỳ thời Pháp thuộc).
Trong tích xưa, Mùi Đen là một đại cao thủ, người sở hữu cú đấm có thể hạ gục đối thủ trong chốc lát. Thậm chí, ông được hậu thế truyền tụng là người Việt Nam duy nhất có thể đấm chết một lúc hai con hổ trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân Hà Nội thời bấy giờ.
Thượng đài để khẳng định võ Việt
Mùi Đen là một cao thủ nổi tiếng của Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ông là đệ tử ruột của cụ Cử Tốn – một huyền thoại võ công Việt Nam. Trong lịch sử của môn phái Thăng Long võ Đạo, thì cụ Cử Tốn chính là ông ngoại của võ sư Nguyễn Văn Nhân người sáng lập ra môn phái. Nhiều “bí kíp” độc đáo của môn phái Thăng Long Võ Đạo hiện này được kế thừa từ di sản võ học của cụ Cử Tốn. Do đó khi nhắc đến Thăng Long Võ Đạo, nhiều người sẽ liên tưởng đến tên tuổi của tay đấm huyền thoại này.
nguoiduatin thanglong kyI2 Người anh hùng đả hổ chấn động làng võ Bắc Kỳ
Một pha biểu diễn nội công rợn người của môn phái Thăng Long Võ Đạo
Những năm đầu của thế kỷ trước, võ học Việt Nam chịu nhiều áp lực lớn đến từ phía thực dân Pháp. Nước nhà bị đô hộ nên trong con mắt của người Pháp và nhiều dân tộc khác hình ảnh của người Việt Nam bị coi thường. Thực dân Pháp cai trị nước ta bằng nhiều chính sách cấm đoán, trong đó có chính sách cấm dạy võ và học võ. Tuy nhiên, để chấn hưng tinh thần dân tộc, khẳng định tư chất của người Việt Nam, những võ sư từng là những tướng võ trước đây của triều đình Huế, hay những võ tướng bị thất trận trọng các cuộc khởãi nghĩa như Yên Thế, Bãi Sậy…. sau khi thoát được sự truy lùng của thực dân Pháp đã âm thầm lập võ đường và truyền võ cho các học trò.
Để khẳng định hình ảnh của người Việt và võ học Việt Nam,, những võ sinh sau khi được truyền thụ võ công sẵn sàng đăng đài đánh với những võ sĩ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. Thậm chí, khi được thực dân Pháp cho phép lập đài tự do, nhiều môn phái đã dựng những võ đài riêng như  một sự thách thức với những cao thủ võ lâm đến từ nhiều nước khác. Cuộc chiến trên đài thời bấy giờ thực chất là cuộc chiến vì danh dự của người Việt. Việc thắng thua của các võ sĩ không đơn thuần là thượng đài mang tính chất thể thao đơn thuần.
Trong lần trò chuyện với Võ sư Nguyễn Văn Ty (SN 1937), một võ sư tên tuổi, trưởng môn phái Nam Hồng Sơn, ông cho biết, “thời bấy giờ, để đấu lại với những cao thủ đến từ  Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Camphuchia, Pháp, các võ sư của nhiều môn phái Việt Nam thường phải liên hiệp lại để bàn cách đánh hạ đối phương. Có những cuộc đấu lúc đầu phần thắng thuộc về đối thủ đến từ nhiều quốc gia khác nhưng sau khi những bậc thầy võ công Việt Nam hội bàn đã tìm ra cách để chiến thắng.
Trong ký ức của võ sư Nguyễn Văn Tỵ, ông còn nhớ như in cuộc đấu kịch tính giữa võ sĩ đến từ Nhật Bản và một võ sĩ Việt Nam. Theo võ sư Tỵ, “Võ sĩ Nhật Bản sở hữu một bí kíp lạ. Khi võ sĩ của chúng ta đứng ở phía sau không thể nào nhìn rõ được hình ảnh của đối thủ nên không biết cách ra đòn. Chính vì vậy, lúc mới thượng đài, võ sĩ Việt Nam mất phương hướng dẫn tới bị đối thủ hạ gục một cách đơn giản”. Sau lần đó bốn đại cao thủ cũng là bậc chí tôn võ Việt lúc bấy giờ là cụ Ba Các, cụ Cử Tốn, cụ Hàn Bái, cụ Sáu Tộ đã họp bàn và đưa ra một quyết định chính xác: “Khi lên đấu, sau khi luồn ra sau đối thủ thì thẳng tay đấm mạnh không cần thiết có nhìn thấy được đối thủ hay không. Chính nhờ cách đánh đó, khi thượng đài tái đấu, võ sĩ của chúng ta đã hạ gục đối thủ chớp nhoáng”.
Câu chuyện võ sư Nguyễn Văn Tỵ kể lại cũng là để minh chứng cho một thời kỳ thượng đài vì hình ảnh người Việt Nam của một lớp võ sĩ người Việt trước cách mạng tháng Tám. Cũng chính vì tinh thần đó, trong làng võ Việt Nam bấy giờ đã xuất hiện những huyền thoại võ lâm mà Mùi Đen là một điển hình. Nhắc đến võ sĩ Mùi Đen, làng võ Việt nhớ đến hình ảnh của một võ sĩ chu du khắp Đông Nam Á chỉ mục đích duy nhất là đấu đài. Võ sư Thắng cho biết “hễ nơi nào lập võ đài là ở đó có sự hiện diện của Mùi Đen”. Hành lý vỏn vẹn chỉ một chiếc túi trên tay, võ sĩ Mùi Đen tự tin vào Nam ra Bắc, thậm chí sang cả Camphuchia, Thái Lan, Malaixia, Hồng Kong để thi thố võ công. Ông được ví là một võ sĩ  đánh hăng và hay nhất những năm đầu thế kỷ XX.
Đánh chết hổ nhằm dằn mặt thực dân Pháp?
Thượng đài thi đấu, Mùi Đen nhiều lần hạ gục đối thủ chỉ bằng một nắm đấm. Nhưng cuộc đời huy hoàng của võ sĩ này được nhiều người nhắc đến trong một giai thoại nổi tiếng làng võ. Mùi Đen là người duy nhất được lưu danh đánh một lúc chết hai con hổ ngay tại Sở thú Hà Nội trước sự chứng kiến của hàng trăm người. Chính giai thoại được truyền tụng trong làng võ Việt suốt hơn thế kỷ qua khiến tên tuổi của ông trở thành bất tử với hậu thế.
Tích xưa kể lại, cụ Cử Tốn do bí mật mở võ đường đào tạo các võ sinh nên thực dân Pháp sợ rằng đây chính là mầm loạn trong tương lai. Chính quyền thực dân nhiều lần nghĩ cách thu phục ông nhưng bất thành đành nghĩ kế hèn hạ nhằm hãm hại. Chúng ngang nhiên loan báo khắp Đông Dương, ai thượng đài đánh thắng được cụ Cử Tốn, người đó sẽ nhận được một khoản tiền hàng trăm đồng bạc Đông Dương. Thực chất hành động của bọn thực dân là kế “mượn tay giết người” một cách công khai.
Theo nhiều võ sư, những cuộc chiến mà Pháp đứng sau giật dây thường diễn ra theo cách tàn khốc nhất có thể. Bên cạnh võ đài luôn đặt sẵn một cỗ quan tài mây, trận đấu chỉ kết thúc khi một trong hai người bỏ mạng. Đa số những ai mắc kế giăng bẫy của thực dân Pháp chỉ có một con đường chết. Đơn giản, dù thắng võ sĩ này đồng nghĩa  sẽ chấp nhận thi đấu với một võ sĩ khác. Đó là chiêu thức thâm hiểm của thực dân Pháp là “Dùng người Việt trị người Việt”.
Biết rõ âm mưu của Pháp, Cụ Cử Tốn cùng các đệ tử mưu bàn kế sách đối phó. Cả nhóm tìm cách dằn mặt các đối thủ không để ai ra thách đấu đồng nghĩa với phá hỏng âm mưu của thực dân Pháp. Cuối cùng thầy trò đưa ra quyết định táo bạo. Diễn lại tích Võ Tòng đấm hổ ngay chính tại Sở thú Hà Nội, và người được chọn vào vai không ai khác là tay đấm huyền thoại Mùi Đen.
Đúng kế hoạch, hôm đó là ngày chủ nhật, sở thú đông người, ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy võ đài được dựng lên. Cụ Cử Tốn điềm tĩnh phát biểu trước đông đảo nhân dân, nói rõ mục đích của việc làm hôm nay. Ở dưới nhiều người sợ hãi, thậm chí nhắm mắt không dám trông lên. Mùi Đen hùng dũng bước ra, theo sau là mấy chục người khiêng hẳn hai chuồng hổ. Trống nổi lên giục giã, hai con hổ lồng lên, gầm rú dữ tợn, nhiều người không đủ can đảm để chứng kiến đành sợ hãi bỏ chạy.
Mùi Đen bình tĩnh tiến thẳng lại chuồng hổ bên trái, nơi nhốt con hổ cụt đuôi nổi tiếng hung dữ sau đó tự tay mở cửa. Con hổ lao lên, hai bên bắt đầu quần nhau. Hổ lâu ngày bị giam hãm, nay được sổ lồng nên hung giữ gấp trăm lần. Còn Mùi Đen tỏ ra hết sức bình tĩnh. Sau hơn một tiếng đồng hồ quần thảo, hổ gần như đã kiệt sức vì dính phải nhiều cú đấm thôi sơn của võ sĩ Mùi Đen. Nắm thời cơ, Mùi Đen giáng đòn quyết định vào chính giữa yết hầu khiến con hổ lăn ra chết. Đến lúc này quần hùng bắt đầu reo hò khôn xiết, bọn Pháp chứng kiến cảnh đóá mặt mày xanh mét.
Những tưởng sau khi đánh chết một con hổ, võ sĩ Mùi Đen phải nghỉ ngơi. Nhưng khi tiếng la hét chúc tụng của đám đông chưa dứt, Mùi Đen tiến lại chuồng cọp thứ hai. Cuộc chiến với con cọp cái này cũng diễn ra gần một tiếng. Kết quả,  phần thắng nghiêng về phía võ sĩ huyền thoại. Sau trận đấu, danh tiếng của võ sĩ Mùi đen càng nổi, anh hùng võ lâm vì thế mà khiếp vía không ai dám đến đăng ký thượng đài với cụ Cử Tốn. Bởi họ cho rằng học trò giỏi thế chắc chắn thầy càng giỏi hơn. Sau sự kiện này, phía Pháp cũng đành ngậm ngùi chịu thất bại về kế sách hèn hạ của mình.
Chuyện về người anh hùng đả hổ chấn động Bắc kỳ đến nay vẫn chỉ là huyền thoại, nhưng Mùi Đen được giới võ thuật phong biệt danh là Hắc Hổ là có thật. Huyền thoại đả hổ có thể là một cách để ghi nhớ về tay đấm khét tiếng làng võ thuật một thời này.
(Theo Người đưa tin)
Xem tiếp...