Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 97

(ĐC sưu tầm trên NET)

5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng

Thứ tư, 2013-09-25 - Nguồn: DanTri.com.vn 
Bên cạnh những nền văn minh lớn như Ai Cập, La Mã, Hy Lạp, lịch sử vẫn còn rất nhiều nền văn minh ...

1. Đế chế Aksum
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Vương quốc Aksum (hay Axum) từng thành chủ đề của rất nhiều huyền thoại. Dù có thật sự liên quan tới các huyền thoại đó hay không thì Aksum cũng là nơi nằm trong trí tưởng tượng của những người phương Tây. Trong thực tế, vương quốc Ethiopia này từng là một cường quốc về giao thương quốc tế. Nhờ vị trí ở gần các tuyến đường buôn bán trên sông Nile và biển Đỏ, kinh tế của Aksumite phát triển mạnh mẽ và tới thời sau Công nguyên thì hầu hết người dân Ethiopia đều nằm dưới quyền cai trị của vương quốc này.
Sức mạnh và sự thịnh vượng cho phép Aksum mở rộng ảnh hưởng tới cả các quốc gia Ả rập. Vào thế kỉ thứ 3, một triết gia Ba Tư đã viết rằng Aksum là một trong 4 vương quốc vĩ đại nhất thế giới, bên cạnh La Mã, Trung Quốc và Ba Tư. Aksum tiếp nhận Thiên chúa giáo không lâu sau khi đế chế La Mã thực hiện việc này và tiếp tục phát triển tới đầu Trung cổ. Nếu không có sự phát triển và mở rộng của Hồi giáo, Aksum đã có thể tiếp tục thống trị phía Đông châu Phi. Sau khi người Ả rập chiếm bờ biển Đỏ, Aksum mất đi lợi thế lớn nhất về buôn bán so với các quốc gia lân cận. Lỗi này lại do chính một vị vua của Aksum gây ra. Chỉ vài thập niên trước đó, ông đã cho những tín đồ của Muhammad được tị nạn ở đây dẫn đến sự phát triển của Hồi giáo, và điều đó trở thành một trong những lý do chính khiến đế chế Aksum sụp đổ.
2. Đế chế Yam
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Vương quốc Yam chắc chắn đã tồn tại với tư cách là đối tác trao đổi buôn bán cũng như là đối thủ của vương quốc Ai Cập cổ, nhưng vị trí chính xác của nó vẫn là một bí ẩn khó giải đáp giống như Atlantis. Dựa trên các ghi chép của nhà thám hiểm Ai CẬp cổ Harkhuf, có vẻ như Yam là vùng đất của “hương trầm, da báo, ngà voi và boomerang.” Bỏ qua các ghi chép của Harkhuf về chuyến đi hơn 7 tháng của mình, các nhà Ai Cập học vẫn tin rằng Yam chỉ nằm cách song Nile vài trăm dặm. Người ta tin rằng không có cách nào có thể giúp người Ai Cập cổ vượt qua được sa mạc Sahara. Tuy nhiên việc giới khoa học đã phát hiện ra các chữ tượng hình ở một khu vực cách sông Nile hơn 700km về phía Tây Nam đã xác nhận sự tồn tại về giao thương giữa Yam và Ai Cập. Nó cũng đồng thời chỉ ra vị trí của Yam ở các cao nguyên phía Bắc nước Chad ngày nay, cách Ai Cập khoảng 1500km. Bằng cách nào mà người Ai Cập có thể vượt hơn nghìn km sa mạc vào thời đại chưa có bánh xe và chỉ có lừa thồ hàng vẫn còn là điều bí ẩn.
3. Đế chế Hung Nô
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Đây là liên minh của các bộ tộc thống trị phía Bắc Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3 trước CN tới thế kỉ thứ nhất sau CN. Hãy tưởng tượng đến đội quân của Thành Cát Tư Hãn, nhưng sống trước đó cả thiên niên kỉ và được trang bị cả xe ngựa. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra về nguồn gốc của Xiongnu, và có lúc một số học giả còn cho rằng đó có thể là tổ tiên của người Hung nô. Đáng tiếc là người Hung Nô để lại rất ít ghi chép về chính họ.
Chúng ta được biết rằng những cuộc đột kích của họ lên đất Trung Quốc nặng nề tới mức hoàng đế nhà Tần phải ra lệnh xây dựng những đoạn đầu tiên của Vạn lý trường thành. Gần nửa thế kỉ sau, dưới áp lực những cuộc tấn công và đòi cống nộp của họ, triều đình nhà Hán phải củng cố và mở rộng Vạn lý trường thành. Vào năm 166 trước Công Nguyên, hơn 100 nghìn lính kị binh tiến đến cách kinh thành của người Trung Quốc chỉ 160km trước khi bị đánh bật. 
Hung Nô vẫn là đế quốc du mục đầu tiên và cũng là lâu nhất ở châu Á.
4. Đế chế Nguyệt Chi
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Người Nguyệt Chi được nhớ tới việc việc chiến đấu với gần như tất cả các nước xung quanh. Trong suốt nhiều thế kỉ, họ xuất hiện trong rất nhiều sự kiện nổi bật của lục địa Âu-Á. Ban đầu, họ là liên minh các bộ tộc ở phía Bắc Trung Quốc. Các thương nhân Nguyệt Chi vượt qua những khoảng cách rất xa để trao đổi các mặt hàng như lụa và ngựa. Sự phát triển về giao thương khiến họ rơi vào xung đột trực tiếp với Hung Nô, khiến họ dần bị đẩy ra khỏi công việc giao thương với Trung Quốc. Sau đó họ tiến về phía Tây, gặp gỡ và đánh bại những người Greco-Bactrian, khiến họ phải tập hợp lại ở Ấn Độ. Việc di cư của triều đình Nguyệt Chi cũng đẩy những người Saka phải đi nơi khác. Các bộ tộc Scythian và Saka sau đó sinh sống ở khắp Afghanistan ngày nay.
Vào cuối thế kỷ 1 trước CN, một trong năm bộ lạc của người Nguyệt Chi, người Quý Sương, đã nắm quyền kiểm soát liên minh Nguyệt Chi. Từ thời điểm này, người Nguyệt Chi mở rộng sự kiểm soát của họ ra các lãnh thổ miền tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, thành lập ra Đế chế Quý Sương. Đế chế này tồn tại trong 3 thế kỉ, cho tới khi các lực lượng từ Ba Tư, Pakistan và Ấn Độ giành lại được các lãnh thổ cũ của họ.
5. Đế chế Mauryan
5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Chandragupta Maurya chính là Alexander đại đế của Ấn Độ. Chandragupta đã tìm đến Macedonia để nhờ trợ giúp trong việc giành quyền kiểm soát các vùng đất lân cận, nhưng quân lính của Alexander quá bận rộn với một cuộc nổi loạn. Mặc dù vậy, Chandragupta vẫn có thể thống nhất cả Ấn Độ và đánh bại mọi kẻ xâm lược từ bên ngoài. Ông thực hiện tất cả những điều này khi mới 20 tuổi. Sau cái chết của Alexander, chính đế chế Mauryan đã ngăn cản việc người kế vị Alexander mở rộng lãnh thổ về phía Ấn Độ. Chính Chandragupta đã đánh bại nhiều vị tướng Macedonia trong chiến đấu, tới khi người Macedonia đồng ý đàm phán thay vì gây thêm chiến tranh. Không như Alexander, Chandragupta để lại một chính phủ và chế độ quan lại chặt chẽ để bảo đảm cho di sản của mình sẽ tồn tại.
Đáng lẽ đế chế này sẽ tồn tại rất lâu nếu không xảy ra một cuộc đảo chính vào năm 185 trước CN khiến Ấn Độ bị chia cắt, suy yếu và bị xâm lược bởi người Hy Lạp từ phía Bắc.
Phan Hạnh
Theo Listverse

5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người

Tất cả các cuộc chiến đều rất khủng khiếp nhưng có một số tồi tệ hơn rất nhiều so với những cái còn lại.
Điều này không có nghĩa là danh sách 5 cuộc chiến dưới đây là toàn diện. Tuy nhiên, 5 cuộc chiến này có thể đã giết chết số người lên đến 1/4 tỷ.
Những cuộc chiến này rất lớn và làm đảo lộn hiện trạng thế giới. Cuộc nội chiến Trung Quốc đã giết chết hơn 1 nửa tỷ người theo cách mạng. Chiến tranh Thế giới II phá hủy mối đe dọa chuyên chế. Ngay cả những cuộc xâm lược của quân Mông Cổ nổi tiếng cho tới tận ngày nay cũng ước tính có tới 16 triệu người trên khắp thế giới mang gen của Thành Cát Tư Hãn.

Nội chiến Trung Quốc

Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 1
Đây là cuộc chiến giữa lực lượng của Trung Hoa dân quốc - ROC (Đài Loan) và Đảng cộng sản Trung Quốc - CCP. Chiến tranh nổ ra và kết thúc sau hơn 20 năm, từ 1927 đến 1950. Kết quả, nước CHND Trung Hoa trên đất liền -Trung Quốc đại lục ra đời và Đài Loan (hiện vẫn không được công nhận là một nước độc lập). Khoảng 80 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột phức tạp do có sự hiện diện của các lực lượng Nhật Bản tại Trung Quốc.
Giống như tất cả các cuộc nội chiến trong lịch sử Trung Quốc, sự bất ổn xã hội là kẻ sát nhân chính và người dân chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cuộc chiến đã tạo ra nạn dân, mang lại cho họ bệnh tật và đói khát.
Thương vong trong quân đội khi cuộc nội chiến mới bắt đầu là khá ít bởi CCP chủ yếu đánh du kích. Vào cuối Thế chiến II, quân đội Liên Xô đã trang bị cho quân đội Trung Quốc bằng những vũ khí thu được của Nhật Bản. Bắc Kinh đã thu được nhiều thắng lợi trên chiến trường. Trong vòng 5 năm, ROC bị truy quét từ Trung Quốc tới Đài Loan và những hang ổ tại Đông Nam Á.
Một yếu tố làm trầm trọng cuộc nội chiến là sự hiện diện của quân đội Nhật Bản hòng chiếm đóng Trung Quốc. Người Nhật thường hơn tầm so với lực lượng của Trung Quốc nhưng Trung Quốc lại có nguồn nhân lực dường như vô tận. Cả ROC và CCP đều chống lại Nhật Bản, thậm chí, 2 đội quân này còn tạm thời đình chiến với nhau trên Mặt trận thống nhất thứ hai (Second United Front)

Nổi dậy Thái Bình - Trung Quốc

Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 3
Hồng Tú Toàn, một nhà thần học Kito giáo người Trung Quốc, tự xưng là em trai của chú Jesus đã dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của triều đình nhà Thanh. Ông là người thành lập Thái Bình Thiên Quốc, dẫn đầu một đội quân để lật đổ nhà Thanh. Cuộc nội chiến kéo dài từ 1850-1864, có thể là cuộc xung đột gây chết người nhất từ trước tới nay.
Cuộc nổi loạn của Hồng Tú Toàn bắt đầu từ miền nam Trung Quốc, với nhiều tân binh tới từ các tỉnh Quảng Tây và Quảng Châu. Khi Thái Bình Thiên Quốc hành quân về phía bắc, ăn mừng chiến thắng sau khi đánh bại quân Thanh, họ đã thành lập thủ đô ở Nam Kinh.
Thắng lợi của Quân đội Thái Bình đã bị Thường Thắng Quân (Ever Victorious Army) trấn áp. Thường Thắng Quân là đội quân của hoàng tộc nhà Thanh, nhưng do người châu Âu dẫn đầu. Chỉ huy của đội quân này là Frederick Townsend Ward - người Mỹ và Charles “Chinese” Gordon - một sĩ quan quân đội Anh, người sau này bị giết trong cuộc vây hãm Khartoun. Quân đội Thái Bình đã chứng minh không thể giữ được cả Bắc Kinh lẫn Thượng Hải. Cuối cùng, họ bị quân đội hoàng đế đánh bại.
Mặc dù thương vong về quân sự có khả năng lên tới gần 400.000, tổng thương vong  (bao gồm cả dân thường) được báo cáo là từ 20 triệu - 100 triệu. Hầu hết thương vong dân sự là kết quả của rối loạn xã hội, nạn đói và bệnh tật. Để dập tắt cuộc nổi loạn, quân đội hoàng đế đã "nhổ cỏ tận gốc", tàn sát 1 triệu người tại Quảng Châu.
Các cuộc xâm lăng của Mông Cổ
Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 5
Mông Cổ, một bộ lạc du mục trên lưng ngựa đến từ Trung Á, đã tiến hành chiến dịch chinh phục kéo dài hàng trăm năm để đi xâm chiếm hầu hết đại lục Á - Âu. Trong suốt thế kỷ 13, đế quốc Mông Cổ đã chinh phục một cách hệ thống các nước Nga, Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên, tất cả Trung Á, Ấn Độ, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari, Hungary và Ba Lan hiện nay.
Người Mông Cổ đã không xâm lăng "nhẹ nhàng". Từ năm 1211-1337, họ đã giết chết 18,4 triệu người tại riêng Đông Á. Ian Frazier đã viết trong cuốn The New Yorker rằng: "Đối với các thành phố và những nơi canh tác nằm trên con đường mà Mông Cổ đi qua, họ là một thảm họa thiên nhiên trọng tâm của một vụ va chạm thiên thạch".
Một ví dụ về sự tàn bạo của Mông Cổ là thành phố Nishapur của Ba Tư đã bị phá hủy vào năm 1221. Mông Cổ đã xóa sổ 1,7 triệu người sống trong và quanh thành phố. Trong cuộc xâm lược Baghdad, thủ đô của đế chế Abbasid, Mông Cổ đã tiến hành vụ thảm sát kéo dài 7 ngày khiến 200.000 - 1.000.000 cư dân thành phố thiệt mạng.
Chính xác có bao nhiêu người đã thiệt mạng trong các cuộc xâm lăng của Mông Cổ rất khó để thống kê. Các nhà sử học có thể đã phóng đại các con số bởi chính người Mông Cổ cũng đã thổi phồng lên. Người Mông Cổ đã đưa sự tàn bạo lan xa và rộng để làm thoái chí những nước tiếp theo muốn tham gia cuộc chinh phục. Nghiên cứu chủ nghĩa xét lại trong các cuộc xâm lược của Mông Cổ cho thấy số người thiệt mạng có lẽ không tới 40 triệu mà "chỉ" khoảng 11,5 triệu trong vòng 120 năm.
Chiến tranh Thế giới I
Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 6
16 triệu người đã thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới. Trong đó, 9 triệu người là quân lính, 7 triệu người là dân thường.
Chiến tranh Thế giới I là cuộc chiến Thời đại Công nghiệp đầu tiên nổ ra trên quy mô toàn cầu, với sự góp mặt của súng máy, xe tăng và pháo binh trên diện rộng. Súng máy đã tăng cường đáng kể hỏa lực cho bộ binh, nhưng chủ yếu ở hàng phòng ngự.
Thế chiến I được đánh dấu bằng mọt số trận chiến đẫm máu, gây thiệt hại cho cả 2 bên tham chiến. Đầu tiên phải kể đến trận Marne khiến Pháp thiệt hại 250.000 quân. Thiệt hại của Đức chỉ là ước tính, nhưng được cho là tương đương với Pháp.
Trận Verdun ước tính khoảng 714.000 người thiệt mạng trong vòng 300 ngày. Trận Somme, số người thiệt mạng từ 700.000-1,1 triệu. Thương vọng trên Mặt trận phía Đông tồi tệ hơn - 300.000 người Đức và 2,4 triệu người Nga đã bị chết - phần nhiều là do khó khăn và bệnh tật chứ không phải do các trận đánh.
Thế chiến I có lẽ là cuộc chiến tranh cuối cùng có số binh lính chết lớn hơn số dân thường. Mặc dù có rất nhiều cuộc chiến diễn ra trên đất Pháp nhưng số lượng thường dân thiệt mạng của Pháp chỉ là 40.000 người.
Chiến tranh Thế giới II
Hình ảnh 5 cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người số 7
Cuộc chiến chết chóc nhất trong lịch sử loài người, gần như chắc chắn là Thế chiến II. Những cuộc chiến khách có thể gây chét người nhiều hơn song thiếu hồ sơ đáng tin. Có từ 60-80 triệu người đã chết từ năm 1939-1945. Có từ 21-25 triệu binh lính đã chết, số còn lại là thường dân.
Không giống như Thế chiến I, Thế chiến II là một cuộc chiến toàn cầu với nhiều cuộc chiến diễn ra tại châu Á và Thái Bình Dương. Liên Xô đã mất khoảng 27 triệu quân nhân và dân thường. Đến nay, đây là quốc gia có số người chết vì cuộc chiến cao nhất. Trung Quốc có khoảng 20 triệu người chết, Đức là 6-7 triệu, Nhật Bản khoảng khoảng 2,5-3,2 triệu. Mỹ may mắn chỉ mất khoảng 420.000 người trong đó có khoảng 10.000 quân lính.
Hành vi diệt chủng cũng góp phần đáng kể vào việc làm tăng số người chết. Chiến dịch diệt chủng chống lại người Do Thái, người Slavs, người Roma, người đồng tính, người tàn tật của Đức đã tiêu diệt khoảng 11 triệu người.
Bảo Linh (Theo National Interest)
Nguồn : Người đưa tin

Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur

Trong cuộc chiến Yom Kippur, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập đã đóng vai trò quan trọng. Tuy chiến thắng, nhưng Israel cũng phải kính nể lực lượng đặc nhiệm này.
<>Bối cảnh ra đời lực lượng đặc nhiệm

Trong chiến tranh Trung Đông lần 2, đặc nhiệm Ai Cập  được xây dựng trên cơ sở lực lượng đột kích lục quân khá ít ỏi, trong thời kì chiến tranh nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng đặc nhiệm là đảm nhận vai trò mũi nhọn tiên phong trong đội hình bộ binh cơ giới, dùng trực thăng xâm nhập vào sâu trong lòng địch, đánh chiếm các vị trí quan trọng…

Trong cuộc chiến, 2 tiểu đoàn đặc nhiệm Ai Cập được không vận tới thủ đô Amman, hỗ trợ quân Jordan tấn công căn cứ của Israel, nhưng chính họ và quân đội Jordan lại bị đối phương tiêu diệt.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 1
Tổng tham mưu trưởng Ai Cập năm 1973, "cha đẻ" của lính đặc nhiệm Ai Cập, Saadeddin El-Shazli hay gọi tắt là Sadin.
Sau cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 2 năm 1956, Ai Cập giao trách nhiệm xây dựng tiền thân của lực lượng "đặc nhiệm – dù" cho Sadin, người hùng của Ai Cập trong Thế chiến thứ 2. Tính đến năm 1959, lực lượng này đã định hình qui mô ban đầu, năm 1960 Sadin dẫn đầu một tiểu đoàn dù tham gia lực lượng quân sự của Liên Hợp Quốc tại Congo.

Vào những năm 1960, quân đội Ai Cập có nhiều mặt được coi là "bản sao" của quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, một số sĩ quan từng tham dự cuộc chiến tranh thế giới lần 2 tỏ ra rất sùng bái quân đội Anh, nhất là đội đặc nhiệm “Chuột sa mạc” đã chiến đấu kiên cường chống lại quân Đức phát xít trên chiến trường châu Phi.

Sau cuộc chiến Trung Đông lần 3, quân đội Ai Cập và Israel hình thành thế đối đầu lấy kênh đào Suez làm ranh giới, những đơn vị đặc nhiệm của Ai Cập thường xuyên tổ chức những nhóm nhỏ, vượt sông bằng xuồng cao su tiến đánh phá hoại các điểm chốt của Israel, giữa họ và lính Israel thường xuyên xảy ra đụng độ.

Tiêu biểu là tháng 9/1969, 30 lính đặc nhiệm được trực thăng đổ bộ xuống sau lưng phòng tuyến Israel tại bán đảo Sinai, tập kích vào căn cứ quân sự  giành được chiến thắng khá vang dội.

Đến tháng 10/1973, quân đội Ai Cập đã có 2 lữ đoàn lính dù, 2 lữ đoàn đặc nhiệm dù và 7 đại đội đột kích.
Thử lửa trên chiến trường
Sau khi đánh bại các quốc gia Arab trong cuộc chiến năm 1967, Israel mở rộng vùng kiểm soát đến bờ đông kênh đào Suez, xây dựng dọc theo bờ sông trên cơ sở 30 cứ điểm để hình thành phòng tuyến Balev nổi tiếng.

Việc thu hồi lại vùng đất bờ đông kênh đào, với người Ai Cập không chỉ là đòi hỏi về chiến lược mà còn mang ý nghĩa lấy lại lòng tự tôn dân tộc. Để thực hiện điều này, quân đội Ai Cập đã nằm gai đếm mật, trải qua những khoảng thời gian huấn luyện gian khổ để cuối cùng có một ngày thách đấu với Israel như hôm nay.

Họ quyết tâm bằng bất cứ giá nào cũng phải đánh bại người Israel để thu hồi lại phần lãnh thổ bị xâm chiếm. Quân đội Ai Cập gửi gắm niềm hi vọng vào đội tiên phong - lực lượng đặc nhiệm. 
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 2
Lính đặc nhiệm Ai Cập chụp hình trước giờ tấn công ngày 6/10/1973. Đêm trước cuộc chiến, đội đặc nhiệm Ai Cập đã điều nghiên, trinh sát kỹ lưỡng trận địa phòng ngự của Israel. Ngoài ra, trước đó họ còn tung lực lượng bí mật vượt sông xâm nhập vào bán đảo Sinai, thực hiện phá hoại ngay trước khi lực lượng thiết giáp Israel tổ chức phản công.
Ngày 6/10/1973 là ngày lễ “Ngày chuộc tội” của người Do Thái, người Israel được nghỉ lễ trên toàn quốc. Nhưng người Israel hoàn toàn không thể ngờ rằng vào ngày hôm đó sẽ diễn ra cuộc tổng tấn công của liên quân Ai Cập – Syria, mở màn cho cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 với qui mô và mức độ ác liệt chưa từng có, cuộc chiến Yom Kippur.

Lúc 14h15 ngày 6/10, đội đặc nhiệm Ai Cập bất ngờ, thần tốc và dũng mãnh lao đến bên bờ Tây của kênh đào Suez, họ nhảy vào những chiếc xuồng cao su triển khai vượt sông trên mât sông rộng 200m. Cùng lúc đó, trên bầu trời 200 chiếc máy bay chiến đấu của không quân Ai Cập cũng  gầm rú lao về phía trận địa tiền duyên của quân Israel trên bán đảo Sinai.

Trong giây lát trận địa quân Israel trên phòng tuyến Balev mịt mù trong những cột khói đạn, tiếng súng giáng trả của quân Israel cũng nổ giòn giã. Cuộc tấn công của liên quân Ai Cập-Syria chính thức được mở màn.
Vị trí đổ bộ của lính đặc nhiệm nằm giữa hai cứ điểm. Khi xuồng đổ bộ tiến sát bờ, các lính đặc nhiệm nhảy khỏi xuồng, nhanh chóng trèo lên bờ đập cát khá cao, họ buông thang dây cho lực lượng tiếp ứng phía sau. Lên được bờ sông họ nhanh chóng tấn công các chốt phòng thủ, tới tấp quăng lựu đạn và dùng AK báng gấp tấn công đối phương.

Trận chiến ác liệt nhất diễn ra tại cứ điểm Quyi bao bọc cực Nam của phòng tuyến Bar Lev, lực lượng tấn công rất khó tiếp cận. Trong lực lượng tuy chỉ có một nhóm được trang bị súng phun lửa nhưng họ cũng đã đột phá được cứ điểm này, tiêu diệt toàn bộ số lính Israel phòng thủ tại đây.

Các mũi tấn công nhằm vào các cứ điểm khác chỉ vấp phải sự chống cự lẻ tẻ. Các binh sĩ Israel dưới làn đạn pháo như mưa đã co cụm vào các công sự, bỏ lại trận địa với vũ khí không người sử dụng, đây có lẽ là lần đầu tiên người Israel rời bỏ vị trí chiến đấu của mình. Chiếc dịch vượt sông đánh chiếm đầu cầu của Ai Cập thành công mĩ mãn.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 3
Một điểm phòng thủ trong phòng tuyến Bar Lev
Lúc này, lực lượng xe tăng Israel bắt đầu phản công ào ạt về hướng đầu cầu của Ai Cập, 240 chiếc tăng nã đạn như mưa về phía lính đặc nhiệm Ai Cập.

Lực lượng này cũng có sự chuẩn bị, họ đã nhanh chóng lập các bãi mìn chống tăng kết hợp với thứ vũ khí rất hiệu quả lúc bấy giờ, tên lửa chống tăng AT-3 Sagger của Liên Xô. Hơn 170 chiếc tăng của lữ đoàn thiết giáp Israel đã bị bắn cháy.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 4
Bức họa về lính đặc nhiệm Ai Cập với RPG-7
Lực lượng đột kích cũng tấn công mạnh vào phòng tuyến khu vực phía Bắc, trận đánh diễn ra tại cứ điểm Budapis.

Cứ điểm này nằm trong vị trí xung yếu của phòng tuyến Bar Lev, phía Đông cách cảng Fad 11km, khu đầm lầy rộng lớn bao bọc phía Nam tạo thành tấm bình phong che chắn tự nhiên.

Trong thời gian trước, tại đây chỉ có 18 lính Israel đồn trú, sau khi cuộc chiến nổ ra lực lượng thiết giáp được tăng viện.

Chiều ngày 6/10, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập gồm 16 chiếc tăng, 16 xe bọc thép quân và các loại xe tải quân sự chở bộ binh tiến đến khu vực này, dưới sự yểm trợ của máy bay và phi pháo, tổ chức tấn công và cứ điểm Budapis.

Cuộc tấn công này bị Israel đẩy lùi, Ai Cập mất 7 xe tăng và 8 xe bọc thép, nhưng một đội đặc nhiệm cũng đã đổ bộ lên được bãi biển cách cứ điểm 2km.

Cứ điểm này sau đó rơi vào thế bị cô lập. Khi phát hiện được ý đồ của quân Ai Cập, Israel điều một trung đội tăng 8 chiếc từ lữ đoàn thiết giáp mới được thành lập của tướng Adam đến tăng cường ngay trong đêm cho cứ điểm Budapis.

Đáng tiếc là đơn vị tăng này không biết gì về sự xuất hiện của toán lính đặc nhiệm Ai Cập, vốn đang chôn mìn chống tăng trên con đường duy nhất đến Budapis.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 5
Cờ Israel mà quân Ai Cập thu được sau những ngày đầu thành công
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 6
 Lính đặc nhiệm Ai Cập bên cạnh những chiếc tăng Israel mà họ tiêu diệt
Lính Ai Cập bắn pháo sáng quan sát và sử dụng RPG-7 bắn cháy 2 xe tăng, đẩy lùi đợt tấn công.

Đến sáng quân Israel tiếp tục phản kích nhưng bị chặn lại bởi bãi mìn kéo dài đến tận bờ biển, đặc nhiệm Ai Cập lại bắn cấp tập nhiều quả RPG-7 từ cự ly gần 500m, diệt thêm một số xe bọc thép, quân Israel lại rút lui.

Sau đó tăng viện của Israel gồm một đại đội pháo và một đại đội bộ binh tổ chức phản kích lần thứ 3. Lúc này, lính Ai Cập đã ẩn nấp kĩ, các xe tăng Israel rất khó phát hiện ra họ. Đợi đến khi lực lượng Israel đã tràn xuống bãi biển, hỏa lực đồng loạt khai hỏa, 15 lính Israel chết và hơn 30 lính bị thương.

Cũng vào buổi tối cùng ngày, một đại đội đặc nhiệm Ai Cập xâm nhập vào khu vực cách cứ điểm Budapis 30km về phía Đông, họ phục kích một đoàn xe thiết giáp Israel, phá hủy 2 xe tăng và 1 xe bọc thép. Khi đoàn xe tổ chức phản công, lực lượng đột kích biến mất, sau đó họ lại tấn công, Israel mất tiếp 1 xe tăng.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 7
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 8
 Những bãi mìn (hình trên) và súng chống tăng đã tiêu diệt rất nhiều xe tăng Israel
Thế nhưng, đó chỉ là những trận tập kích qui mô nhỏ. Cuối cuộc chiến, do các đơn vị bộ binh kém cỏi của Ai Cập nhanh chóng tan rã trước sức mạnh tổng lực của quân  đội Israel, phần thắng nghiêng về phe của quân dội Do Thái.

Tuy nhiên, lính đặc nhiệm Ai Cập vẫn tạo tiếng vang lớn khi tác chiến với qui mô lữ đoàn, đương đầu với sư đoàn thiết giáp của A. Sharon (Thủ tướng Israel sau này), bảo vệ thành công con đường dẫn đến thủ đô Cairo.
Hình ảnh Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur số 9
Lính đặc nhiệm Ai Cập diễu binh năm 1974 sau Yom Kipuur
Trong cuộc chiến Yom Kippur, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập đã đóng vai trò quan trọng. Tuy cuối cùng, về quân sự người Israel đã chiến thắng trong cuộc chiến đó nhưng lực lượng đặc nhiệm Ai Cập cũng thể hiện họ là lực lượng thiện chiến đáng khâm phục.
Quang Minh (tổng hợp)
Nguồn : Báo Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét