Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

VÕ THUẬT TINH HOA 32

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lịch Sử Môn Phái Thăng Long Võ Đạo Việt Nam

Email In PDF
Lịch sử dân tộc Việt Nam để tồn tại và phát triển đã trải qua hang nghìn năm chiến đấu chống ngoại xâm. Trong khoảng thời gian đó, chiến tranh là thể hiện sự so tài bằng sức lực nghệ thuật chiến đấu với các loại vũ khí thô sơ và hiện đại thời bấy giờ… Thực hiện chiến lược và chiến thuật, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ngoài đường lối quân sự, mưu lược của các tướng lĩnh, sử dụng các công cụ để thực hiện sức mạnh của dân tộc ta chính là nghệ thuật chiến đấu của cá nhân và tập thể. Đó chính là thời kỳ hình thành Võ thuật.

Võ bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống và chiến đấu bảo vệ sự sinh tồn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác; được sang lọc, tái tạo và phân chia nhiều chi nhánh, môn phái lan tỏa khắp năm châu. Bản sắc của một vùng, một chi, một môn phái, một dân tộc có đặc thù riêng của nó. Nếu đi tìm nguồn gốc của một dòng võ thì cũng chỉ đứt đoạn ở một khoảng thời gian nào đó vì ở đâu chả có người biết võ. Từ thời nguyên thủy, tổ tiên ta vì nhu cầu cuộc sống, đã biết ném đá, phóng lao, đánh gậy múa kiếm… để chống chọi với thú rừng và kẻ thù nhằm bảo vệ cuộc sống và bộ tộc của chính mình, đó chính là Võ. Qua nhiều đời, nhiều thời gian, võ thuật được sáng tạo cách tân theo sự tiến bộ của con người, theo yêu cầu, mục đích sử dụng, theo địa lý khác nhau. Võ thuật cổ truyền lưu truyền trong dân gian rồi hình thành môn phái. Tuy mỗi môn phái có khác nhau về gốc gác, nội dung, đòn thế nhưng tôn chỉ và mục tiêu của Võ thuật cổ truyền nói chung là có nhiều điểm tương đồng…
Trong lịch sử Võ thuật dân tộc Hà Nội, Sơn Tây, Hà Bắc… là những vùng đất võ nổi tiếng đã nẩy sinh nhiều Anh hùng hào kiệt, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Cử nhân võ thuật,…Những lò võ là gốc của Võ thuật dân tộc đều thuộc vùng đất này. Qua một thời gian lịch sử đã xây dựng được một hệ thống các môn Võ thuật dân tộc đậm đà bản sắc. Lão Võ sư Văn Nhân đã được sinh ra ở vùng đất đó. Ông tên thật là Vũ Văn Nhàn – Nguyễn Văn Nhân, ông sinh vào những năm 20 của thế kỷ XX tại vùng Kinh Bắc lịch sử, một vùng đất giàu truyền thống võ thuật. Từ nhỏ vốn là một cậu bé có tư chất võ thuật ông là người được thừa hưởng một căn bản tinh hoa Võ thuật dân tộc của dòng họ. Trên cơ sở đó ông còn nghiên cứu tìm hiểu tinh hoa của các dòng võ khác trong và ngoài nước để bổ sung và hoàn thiện vốn Võ thuật dân tộc của mình.
Sớm hiểu là người dân của một dân tộc bị đô hộ Lão võ sư đã tham gia cách mạng từ rất sớm. Tháng 8/1945 khi cả dân tộc bừng bừng trong cơn bão cách mạng, Lão võ sư vào bộ đội. Ông phụ trách Đại đội quân báo của Trung đoàn E41, Liên khu Ba. Suất những năm dài kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Lão võ sư đã tham gia huấn luyện võ thuật chiến đấu cho bộ đội ở chiến khu Việt Bắc. Những năm sau hòa bình ông tham gia huấn luyện võ thuật cho các đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc Phòng.
Suất mấy chục năm tham gia huấn luyện võ thuật cho các đơn vị đặc biệt của lực lượng vũ trang và đã từng tham gia công tác bảo vệ một số vị lãnh tụ của Đảng và Nhà nước, Lão võ sư đã được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý.
Sau khi nước nhà thống nhất, theo yêu cầu chung và phong trào phát triển võ thuật nước nhà Lão võ sư đã tinh lọc và đúc kết được một phương pháp rèn luyện võ thuật thích hợp với tính cách và thể trạng của người Việt Nam. Phương pháp đó dựa trên vốn liếng căn bản là tinh hoa Võ thuật của dòng tộc cùng kinh nghiệm gần một đời người chiến đấu và huấn luyện võ thuật, Phương pháp võ đó chính là Võ phái Thăng Long Võ Đạo.
Thăng Long Võ Đạo lấy nhu, hòa, nhân, trí làm gốc. Xuất phát từ đặc điểm của người Việt Nam tầm vóc nhỏ bé và cách sống nặng về tình, trong thời gian dài lịch sử lại phải thường xuyên đối đầu với người phương Bắc thể lực to khỏe và quyết trí cao, do đó khó có thể đương lực, ngang bằng theo lối đối đòn và trả miếng bằng sức mạnh cơ bắp. Muốn thắng phải tìm ra những thế mạnh riêng. Xuất phát từ thể chất không cứng, mạnh, võ sinh không thể tập theo lối cương cường mà tập trung vào việc luyện công và môn công để khắc chế võ Tàu. Cụ thể là tập nhiều về thân pháp để tránh né sao cho thật thuần thục, để những đòn đánh của đối phương đều không đến được đích, rồi chọn cơ hội tấn công vào đúng điểm hở, điểm yếu của đối phương để dứt điểm.
Lão võ sư Văn Nhân cho rằng sở học của Võ thuật Thăng Long võ đạo là để đạt cái tính để chế cái nhiều, cái khéo để chế cái mạnh, cái tĩnh để chế cái động, cái đột để phá cái ì, cái cong để chống cái cứng, cái thẳng để chống cái vòng, cái xuyên để chống cái bè… Tất cả đều phải đạt độ quyền biến vi côn kiếm, tới mức thần quyền.
Phương châm của Thăng Long võ đạo là né tránh đánh nhanh điểm đặt đòn chính xác, đúng chỗ hiểm có hiệu quả cao. Do đó về võ thuật phải luyện thân pháp, di chuyển cực kỳ mau lẹ để luôn tránh được đòn của đối phương. Thăng Long võ đạo nghiên cứu kỹ hệ thống huyệt đạo trên cơ thể con người và những bài thuốc lấy từ cây cỏ, muông thú để chữa trị bảo kiện cơ thể.
Các bài bản của môn phái Thăng Long đã được Lão võ sư Văn Nhân hệ thống hóa có cơ sở khoa học, có tính đến các kiến thức y lý, lấy “Bát pháp, Lục hợp” làm Cơ bản công “Bát bộ thiên long” làm bộ pháp “Yêu tự xà hành” làm thân pháp, “Thăng Long quyền” làm thủ pháp, “Nhãn tự điện quang” làm nhãn pháp. Thuật cường thân để luyện nội lực.
Ngoài quyền cước các môn sinh Thăng Long võ đạo được tập tinh thông, “Thập bát ban võ nghệ” và các loại binh khí đặc dị của môn phái . Bên cạnh những bài quyền chiến đấu trong chương trình huấn luyện của môn phái Thăng Long võ đạo còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và các phương pháp Khí công nhập định nhằm tu dưỡng nhân cách con người.
Thăng Long võ đạo là một môn Võ thuật dân tộc do Lão võ sư Nguyễn Văn Nhân khởi xướng và suy tôn người Anh hung dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm Thánh tổ của môn phái và lấy ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) làm ngày Giỗ Tổ.
Với chương trình huấn luyện có hệ thống, có mục tiêu rõ rang Thăng Long võ đạo đã nhanh chóng phát triển rộng trên địa bàn cả nước cũng như nước ngoài.
Hiện nay Võ sư – Bác sĩ  Nguyễn Văn Thắng (Vũ Mạnh Thắng ) (con trai cố võ sư Nguyễn Văn Nhân) đang chấp chưởng môn phái (là chưởng môn đời thứ 5 theo dòng phái - đời thứ 2 theo môn phái Thăng Long võ đạo) tiếp tục kế tục tinh hoa truyền thống và đưa môn phái lên một tầm cao mới. Với những bí kíp võ học và khí công VS – BS Văn Thắng phát triển môn phái một cách toàn diện đi từ Võ thuật Kungfu đến Nội công đỉnh cao và Khí công trị liệu.
Dưới sự lãnh đạo của VS – BS Văn Thắng cùng các VS. Công Thắng, VS. Vũ Hải, VS. Bùi Hoàng Lân, VS. Nguyễn Anh Tuấn, VS. Chử Đức Vân, VS. Minh Phương, VS. Quang Phát, VS. Nguyễn Ngọc Dương, VS. Phạm Đức… Thăng Long Võ Đạo đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển võ thuật của Thủ đô và Việt Nam, đưa tinh hoa võ cổ truyền Việt Nam ra toàn thế giới.
Lần cập nhật cuối ( MONDAY, 04 OCTOBER 2010 06:46 ) 

Nội Công Thăng Long Võ Đạo

Búa tạ, giầy đinh thua ngón tay bé nhỏ

Email In PDF

Búa tạ, giầy đinh thua ngón tay bé nhỏ
Bằng pháp luyện công, BS.VS Nguyễn Văn Thắng có thể dùng ngón tay đục thủng tường.
Không những thế, ông còn để đá tảng trên một ngón tay, rồi dùng búa tạ cho lực sĩ đánh mạnh, hoặc cho 10 người thanh niên khoẻ mạnh đi giầy đinh nện trên ngón tay...

Đây là bí quyết kungfu tuyệt đỉnh được giới võ lâm gọi là nhất dương chỉ.
Tay không chống lại bàn đinh
Trên võ đường của môn phái Thăng Long võ đạo, các học trò xếp hai bàn đinh 10cm lên nhau, để tiếp 5 viên ngói đỏ, rồi người thầy của mình BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Trưởng khoa giải phẫu tế bào, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) để ngón tay trỏ trắng hồng lên trên, học trò xếp tiếp 5 viên gạch nung già, rồi một võ sư có sức mạnh mình đồng da sắt, dùng búa tạ quai sắt đập mạnh...
Tôi rùng mình không dám nhìn. Chỉ nghe một tiếng hự... 5 viên gạch và ngói bên dưới vỡ tan, tay võ sư đang ở sát bàn đinh. Khuôn mặt BS Thắng vẫn bình thản, tươi cười, giơ ngón tay hơi ửng đỏ lên cho mọi người xem. Sau 1 phút ngón tay lại trở về bình thường.
Thấy tôi chưa hết ngỡ ngàng, VS Thắng đế luôn: Đây chỉ là màn biểu diễn nhỏ, "tập một tý cho vui", còn sức mạnh thực sự của ngón tay thì lớn hơn nhiều, có thể xuyên thủng tường, hạ gục đối phương... chứ việc búa đập, giày đinh xéo thấm vào đâu.
Thực tế, đã có một vài lần khi các đoàn võ thuật của Pháp, Thụy Sỹ... sang thăm, ngoài việc biểu diễn, BS Thắng không ngại ngần để ngón tay xuống đất, cho các võ sinh nước ngoài nặng cả trăm kg "thử nghiệm" đi giầy đinh nhảy lên, mà ngón tay vẫn lành lặn.
Mình đồng da sắt mới luyện được nhất dương chỉ
BS.VS Thắng cho biết, đó là kungfu nhất dương chỉ trong bí kíp Thôi Sơn quyền nổi tiếng do Cụ Tốn - cụ ngoại của võ sư - là cử nhân võ cuối cùng của Triều Nguyễn, người được vua Tự Đức ban tặng 4 chữ "xạ năng quán quốc" để lại. Thôi Sơn quyền là bí kíp dùng để luyện đòn tay. Nếu ai luyện được thành công bí kíp này chắc chắn sẽ có một đôi tay cứng như thép, sức mạnh có thể đấm xuyên tường. Thậm chí đạt đến ngưỡng giới cao nhất có thể dùng một ngón tay đục thủng tường mà trong giới võ lâm gọi là .... nhất dương chỉ.
Tuy nhiên, đây là bí kíp tuyệt kỹ rất hiếm người luyện được. Bởi người trước khi bước vào luyện bí kíp này, bắt buộc phải có một nền kiến thức võ học vững chắc và nội công tương đối uyên thâm. Cùng với đó phải là người có đạo đức tốt và sự trung thành tuyệt đối với môn phái.

Để luyện thành công Thôi Sơn quyền, phải hết sức vất vả, kiên trì trong nhiều năm trời, có khi cả đời cũng không luyện được. Vì để có được sức mạnh của "nhất dương chỉ", người luyện phải thâm hậu toàn bộ phương pháp về vận công, đề khí, nội lực có được sức mạnh toàn thân cứng như sắt thép, giáo đâm, búa đập không xây xát... (môn sinh phải ở trình độ khổ luyện sau 7 - 10 năm), sau đó tăng cường luyện tập ngạnh công ở hai cánh tay, sao cho cánh tay bình thường thì mềm dẻo nhưng khi vận công thì cứng hơn sắt thép.
Muốn có nhất dương chỉ phải luyện "thiết chương công" tức bàn tay có sức mạnh. Đầu tiên là các bài cương công, tôi luyện cơ lực và ma sát của bàn tay với các thế nắn, bóp, xỉa, vỗ đập trên cát, sỏi, đá ong, đóng cọc bằng tay trên nền cứng, rồi dùng tay không đấm thẳng vào tường hoặc vào thân cây, cột sắt... Cùng với luyện cương công phải luyện nhu công: Vỗ, chém, đập vào cao su, xốp, nước, đất ướt, các lu nước... để sao cho tay bên trong rắn như sắt thép, bên ngoài mềm như nhung...

Khi bàn tay đã đạt được kungfu "Thôi Sơn quyền" nghĩa là sở hữu một nội công uyên thâm và thân pháp xuất quỷ nhập thần, khi đó sẽ dùng nhiều phương pháp luyện bổ trợ, vận công đề khí ra bàn tay và từ bàn tay ra ngón tay bằng các chiêu: Vặn đũa, đóng cả bó đũa 12 chiếc xuống lòng đất, kéo lò  xo... để đủ lực cương nhu và áp dụng các bí kíp võ khác để tạo lực cho "nhất dương chỉ". Bởi nhất dương chỉ thường được thực hiện để đạt ở thế tấn công và phòng thủ nhanh nhất.
Cú đấm chết ngựa
Giở cuốn gia phả, BS.VS Thắng cho chúng tôi xem các huyền thoại võ nổi tiếng của làng võ Việt Nam như Mùi Đen, Lý Đen, Tư Bá, Tư Côi... cùng hàng trăm đệ tử khác do cụ Cử Tốn truyền dạy. Đặc biệt trong đó có hai huyền thoại được làng võ Việt nhắc đến nhiều nhất là hai anh em Tư Vá và Tư Côi, người đã luyện được kungfu tuyệt kỹ nên có sức mạnh phi thường, có thể đấm chết ngựa, đá chết voi. Tư Côi sở hữu cú đá có kình lực rất mạnh, có thể giết chết voi, trong khi cụ Tư Vá có cú đấm uy lực trong chốc lát khiến một con ngựa khoẻ mạnh lăn ra chết.
Môn phái Thăng Long võ đạo (TLVĐ) hiện vẫn duy trì các kỷ luật nghiêm ngặt, những bài tập rất nặng, thậm chí có phần hơi khắc nghiệt vì tinh thần võ đạo, học võ là để rèn luyện thân thể, không phải dùng để đánh người. Môn phái này có nhiều bài quyền được cho là bí kíp gia truyền như "Thiên Long thương", "Thượng phương bảo kiếm", "Cử long bát quái đao", "Bát bộ côn", "Tuyết kiếm"... cùng một kho tàng kiến thức về võ học trên nhiều lĩnh vực về khí công chữa bệnh, nội công kungfu, phong thủy - tâm pháp và những bài võ gia truyền sử dụng đủ bát bộ binh khí. Các bài biểu diễn võ, công năng đặc dị của môn phái đã đạt gần 200 huy chương các loại trong các kỳ đại hội võ thuật
Nguồn "Báo Khoa học và Đời sống"


Người anh hùng đả hổ chấn động làng võ Bắc Kỳ

Email In PDF
Người được đề cập trong tích xưa có biệt danh là Mùi Đen, một đệ tử của cụ Cử Tốn (cụ Cử Tốn là cử nhân võ cuối cùng của thời kỳ phong kiến – một huyền thoại võ công Bắc Kỳ thời Pháp thuộc).
Trong tích xưa, Mùi Đen là một đại cao thủ, người sở hữu cú đấm có thể hạ gục đối thủ trong chốc lát. Thậm chí, ông được hậu thế truyền tụng là người Việt Nam duy nhất có thể đấm chết một lúc hai con hổ trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân Hà Nội thời bấy giờ.
Thượng đài để khẳng định võ Việt
Mùi Đen là một cao thủ nổi tiếng của Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ông là đệ tử ruột của cụ Cử Tốn – một huyền thoại võ công Việt Nam. Trong lịch sử của môn phái Thăng Long võ Đạo, thì cụ Cử Tốn chính là ông ngoại của võ sư Nguyễn Văn Nhân người sáng lập ra môn phái. Nhiều “bí kíp” độc đáo của môn phái Thăng Long Võ Đạo hiện này được kế thừa từ di sản võ học của cụ Cử Tốn. Do đó khi nhắc đến Thăng Long Võ Đạo, nhiều người sẽ liên tưởng đến tên tuổi của tay đấm huyền thoại này.
nguoiduatin thanglong kyI2 Người anh hùng đả hổ chấn động làng võ Bắc Kỳ
Một pha biểu diễn nội công rợn người của môn phái Thăng Long Võ Đạo
Những năm đầu của thế kỷ trước, võ học Việt Nam chịu nhiều áp lực lớn đến từ phía thực dân Pháp. Nước nhà bị đô hộ nên trong con mắt của người Pháp và nhiều dân tộc khác hình ảnh của người Việt Nam bị coi thường. Thực dân Pháp cai trị nước ta bằng nhiều chính sách cấm đoán, trong đó có chính sách cấm dạy võ và học võ. Tuy nhiên, để chấn hưng tinh thần dân tộc, khẳng định tư chất của người Việt Nam, những võ sư từng là những tướng võ trước đây của triều đình Huế, hay những võ tướng bị thất trận trọng các cuộc khởãi nghĩa như Yên Thế, Bãi Sậy…. sau khi thoát được sự truy lùng của thực dân Pháp đã âm thầm lập võ đường và truyền võ cho các học trò.
Để khẳng định hình ảnh của người Việt và võ học Việt Nam,, những võ sinh sau khi được truyền thụ võ công sẵn sàng đăng đài đánh với những võ sĩ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. Thậm chí, khi được thực dân Pháp cho phép lập đài tự do, nhiều môn phái đã dựng những võ đài riêng như  một sự thách thức với những cao thủ võ lâm đến từ nhiều nước khác. Cuộc chiến trên đài thời bấy giờ thực chất là cuộc chiến vì danh dự của người Việt. Việc thắng thua của các võ sĩ không đơn thuần là thượng đài mang tính chất thể thao đơn thuần.
Trong lần trò chuyện với Võ sư Nguyễn Văn Ty (SN 1937), một võ sư tên tuổi, trưởng môn phái Nam Hồng Sơn, ông cho biết, “thời bấy giờ, để đấu lại với những cao thủ đến từ  Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Camphuchia, Pháp, các võ sư của nhiều môn phái Việt Nam thường phải liên hiệp lại để bàn cách đánh hạ đối phương. Có những cuộc đấu lúc đầu phần thắng thuộc về đối thủ đến từ nhiều quốc gia khác nhưng sau khi những bậc thầy võ công Việt Nam hội bàn đã tìm ra cách để chiến thắng.
Trong ký ức của võ sư Nguyễn Văn Tỵ, ông còn nhớ như in cuộc đấu kịch tính giữa võ sĩ đến từ Nhật Bản và một võ sĩ Việt Nam. Theo võ sư Tỵ, “Võ sĩ Nhật Bản sở hữu một bí kíp lạ. Khi võ sĩ của chúng ta đứng ở phía sau không thể nào nhìn rõ được hình ảnh của đối thủ nên không biết cách ra đòn. Chính vì vậy, lúc mới thượng đài, võ sĩ Việt Nam mất phương hướng dẫn tới bị đối thủ hạ gục một cách đơn giản”. Sau lần đó bốn đại cao thủ cũng là bậc chí tôn võ Việt lúc bấy giờ là cụ Ba Các, cụ Cử Tốn, cụ Hàn Bái, cụ Sáu Tộ đã họp bàn và đưa ra một quyết định chính xác: “Khi lên đấu, sau khi luồn ra sau đối thủ thì thẳng tay đấm mạnh không cần thiết có nhìn thấy được đối thủ hay không. Chính nhờ cách đánh đó, khi thượng đài tái đấu, võ sĩ của chúng ta đã hạ gục đối thủ chớp nhoáng”.
Câu chuyện võ sư Nguyễn Văn Tỵ kể lại cũng là để minh chứng cho một thời kỳ thượng đài vì hình ảnh người Việt Nam của một lớp võ sĩ người Việt trước cách mạng tháng Tám. Cũng chính vì tinh thần đó, trong làng võ Việt Nam bấy giờ đã xuất hiện những huyền thoại võ lâm mà Mùi Đen là một điển hình. Nhắc đến võ sĩ Mùi Đen, làng võ Việt nhớ đến hình ảnh của một võ sĩ chu du khắp Đông Nam Á chỉ mục đích duy nhất là đấu đài. Võ sư Thắng cho biết “hễ nơi nào lập võ đài là ở đó có sự hiện diện của Mùi Đen”. Hành lý vỏn vẹn chỉ một chiếc túi trên tay, võ sĩ Mùi Đen tự tin vào Nam ra Bắc, thậm chí sang cả Camphuchia, Thái Lan, Malaixia, Hồng Kong để thi thố võ công. Ông được ví là một võ sĩ  đánh hăng và hay nhất những năm đầu thế kỷ XX.
Đánh chết hổ nhằm dằn mặt thực dân Pháp?
Thượng đài thi đấu, Mùi Đen nhiều lần hạ gục đối thủ chỉ bằng một nắm đấm. Nhưng cuộc đời huy hoàng của võ sĩ này được nhiều người nhắc đến trong một giai thoại nổi tiếng làng võ. Mùi Đen là người duy nhất được lưu danh đánh một lúc chết hai con hổ ngay tại Sở thú Hà Nội trước sự chứng kiến của hàng trăm người. Chính giai thoại được truyền tụng trong làng võ Việt suốt hơn thế kỷ qua khiến tên tuổi của ông trở thành bất tử với hậu thế.
Tích xưa kể lại, cụ Cử Tốn do bí mật mở võ đường đào tạo các võ sinh nên thực dân Pháp sợ rằng đây chính là mầm loạn trong tương lai. Chính quyền thực dân nhiều lần nghĩ cách thu phục ông nhưng bất thành đành nghĩ kế hèn hạ nhằm hãm hại. Chúng ngang nhiên loan báo khắp Đông Dương, ai thượng đài đánh thắng được cụ Cử Tốn, người đó sẽ nhận được một khoản tiền hàng trăm đồng bạc Đông Dương. Thực chất hành động của bọn thực dân là kế “mượn tay giết người” một cách công khai.
Theo nhiều võ sư, những cuộc chiến mà Pháp đứng sau giật dây thường diễn ra theo cách tàn khốc nhất có thể. Bên cạnh võ đài luôn đặt sẵn một cỗ quan tài mây, trận đấu chỉ kết thúc khi một trong hai người bỏ mạng. Đa số những ai mắc kế giăng bẫy của thực dân Pháp chỉ có một con đường chết. Đơn giản, dù thắng võ sĩ này đồng nghĩa  sẽ chấp nhận thi đấu với một võ sĩ khác. Đó là chiêu thức thâm hiểm của thực dân Pháp là “Dùng người Việt trị người Việt”.
Biết rõ âm mưu của Pháp, Cụ Cử Tốn cùng các đệ tử mưu bàn kế sách đối phó. Cả nhóm tìm cách dằn mặt các đối thủ không để ai ra thách đấu đồng nghĩa với phá hỏng âm mưu của thực dân Pháp. Cuối cùng thầy trò đưa ra quyết định táo bạo. Diễn lại tích Võ Tòng đấm hổ ngay chính tại Sở thú Hà Nội, và người được chọn vào vai không ai khác là tay đấm huyền thoại Mùi Đen.
Đúng kế hoạch, hôm đó là ngày chủ nhật, sở thú đông người, ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy võ đài được dựng lên. Cụ Cử Tốn điềm tĩnh phát biểu trước đông đảo nhân dân, nói rõ mục đích của việc làm hôm nay. Ở dưới nhiều người sợ hãi, thậm chí nhắm mắt không dám trông lên. Mùi Đen hùng dũng bước ra, theo sau là mấy chục người khiêng hẳn hai chuồng hổ. Trống nổi lên giục giã, hai con hổ lồng lên, gầm rú dữ tợn, nhiều người không đủ can đảm để chứng kiến đành sợ hãi bỏ chạy.
Mùi Đen bình tĩnh tiến thẳng lại chuồng hổ bên trái, nơi nhốt con hổ cụt đuôi nổi tiếng hung dữ sau đó tự tay mở cửa. Con hổ lao lên, hai bên bắt đầu quần nhau. Hổ lâu ngày bị giam hãm, nay được sổ lồng nên hung giữ gấp trăm lần. Còn Mùi Đen tỏ ra hết sức bình tĩnh. Sau hơn một tiếng đồng hồ quần thảo, hổ gần như đã kiệt sức vì dính phải nhiều cú đấm thôi sơn của võ sĩ Mùi Đen. Nắm thời cơ, Mùi Đen giáng đòn quyết định vào chính giữa yết hầu khiến con hổ lăn ra chết. Đến lúc này quần hùng bắt đầu reo hò khôn xiết, bọn Pháp chứng kiến cảnh đóá mặt mày xanh mét.
Những tưởng sau khi đánh chết một con hổ, võ sĩ Mùi Đen phải nghỉ ngơi. Nhưng khi tiếng la hét chúc tụng của đám đông chưa dứt, Mùi Đen tiến lại chuồng cọp thứ hai. Cuộc chiến với con cọp cái này cũng diễn ra gần một tiếng. Kết quả,  phần thắng nghiêng về phía võ sĩ huyền thoại. Sau trận đấu, danh tiếng của võ sĩ Mùi đen càng nổi, anh hùng võ lâm vì thế mà khiếp vía không ai dám đến đăng ký thượng đài với cụ Cử Tốn. Bởi họ cho rằng học trò giỏi thế chắc chắn thầy càng giỏi hơn. Sau sự kiện này, phía Pháp cũng đành ngậm ngùi chịu thất bại về kế sách hèn hạ của mình.
Chuyện về người anh hùng đả hổ chấn động Bắc kỳ đến nay vẫn chỉ là huyền thoại, nhưng Mùi Đen được giới võ thuật phong biệt danh là Hắc Hổ là có thật. Huyền thoại đả hổ có thể là một cách để ghi nhớ về tay đấm khét tiếng làng võ thuật một thời này.
(Theo Người đưa tin)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét