Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

NHÂN TÍNH 28

  -Loài người tưởng mình khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư"nhất!-Loài người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất...!-Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt của nó. Một mặt thể hiện ra xấu xa bao nhiêu thì mặt kia thể hiện ra tốt đẹp bấy nhiêu. Đó là hoạt động tinh thần tột đỉnh của giới sinh vật.
-Chỉ khi nhân tính hoàn toàn chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, nghĩa là khi sự phân chia giàu - nghèo đã trở nên vô nghĩa, thì lúc đó mới có xã hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được! Thử hỏi: quá trình đó là tiến hóa hay thoái hóa!?
-Còn không, may ra chỉ có xã hội cộng sản tương đối thôi!
-Nhưng, mơ mộng thì...có quyền!...
 --------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)



Con người bí hiểm của Hoàng đế "hoang dâm số 1 triều Minh"

Hải Võ |
Con người bí hiểm của Hoàng đế "hoang dâm số 1 triều Minh"
Ảnh minh họa

Chính Đức Đế của triều Minh bị lịch sử ghi chép là ông vua hoang dâm vô độ, nhưng ngày càng có nhiều học giả cho rằng ông có tài khi có thể vừa trị quốc vừa... ăn chơi.




Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu - tức Chính Đức Đế - là một trong những ông vua gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Chính Đức được mô tả là "có thiên tư thông tuệ", phàm là những việc... không liên quan tới "nghĩa vụ làm vua" như chọi gà đấu chó, cưỡi ngựa đi săn, cầm kỳ thi họa, thậm chí là ngoại ngữ như tiếng Phạn, Ả Rập... ông đều học hỏi cực nhanh.
Trong con mắt của dư luận, Chính Đức là ông vua hoang dâm bạo ngược, tính tình quái đản, vô liêm sỉ. Đa số quan điểm trong lịch sử đều nói rằng Chu Hậu Chiếu "là hôn quân hiếm thấy".
Tuy vậy, trong vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc bắt đầu hoài nghi quan điểm này.
Chính Đức là một trong những ông vua gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Chính Đức là một trong những ông vua gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.
"Căn phòng sung sướng" của ông vua hoang đường nhất lịch sử Trung Quốc
Chu Hậu Chiếu lên ngôi năm 1505, khi ông mới 15 tuổi, và đổi niên hiệu Hoằng Trị thành Chính Đức vào năm 1506.
Khi mới kế vị, Chính Đức đã tỏ ra là một ông vua ngang ngược. Ông đem cả chó khỉ lên điện Phụng Thiên, khiến triều đình náo loạn, mất hết không khí trang nghiêm.
Đám 8 tên hoạn quan hầu hạ Chính Đức gồm Lưu Cẩn, Cốc Đại Dụng, Trương Vĩnh... được vua vô cùng trọng dụng. Đám này hoành hành ngang ngược, bị người đời gọi là "bát hổ". Mấy tên hoạn quan cả ngày chỉ phục vụ Chính Đức ăn uống vui chơi, đánh cầu đua ngựa...
Khi chán những trò chơi này, Chu Hậu Chiếu bất ngờ muốn trải nghiệm... kinh doanh. "Bát hổ" bèn đề xuất mở khách sạn, nhà hàng, kỹ viện... ngay trong hoàng cung. Các thái giám đóng vai ông chủ, người dân, còn Chính Đức giả làm thương nhân.
Chính Đức "mua đồ xong thì đi nhà hàng, sau đó vào kỹ viện say sưa, bạ đâu ngủ đó". Hoàng cung của ông như biến thành một cái chợ nhỏ, mỗi lần vua "xuống phố vi hành" là mất mấy ngày trời.
Về sau, Chính Đức lại cảm thấy hoàng cung quá bí bách, ông bèn xây dựng Báo Phòng ở ngay bên cạnh cung cấm.
Báo Phòng nằm bên ngoài Tây Hoa Môn. Gọi là "phòng" nhưng thực chất Báo Phòng có tới hơn 200 gian nhỏ, xây dựng mất hơn 5 năm mới hoàn thành, hao phí ngân khố quốc gia 240.000 lượng.
Xây xong Báo Phòng, Chính Đức chuyển hẳn vào đây ở để "không phải chịu quy tắc ràng buộc trong cung cấm".
Có Báo Phòng rồi, cuộc sống của Chính Đức càng trở nên sa đọa. Ông ngày đêm vui chơi cùng đám hoạn quan, phiên tăng. Dưới thời Chính Đức, giờ thiết triều của ông thường là vào... hoàng hôn.
Đại thần trong triều nhiều lần khuyên can nhưng vua chỉ "nghe tai nọ lọt tai kia". Nhiều lão thần chán nản mà từ chức về quê, có người vì can gián quá nhiều mà bị giáng chức chuyển đi nơi khác, chỉ còn lại đại thần Lý Đông Dương đối đầu cùng đám Lưu Cẩn.
Gọi là Báo Phòng nhưng trong đó đa phần là... mỹ nữ.
Gọi là Báo Phòng nhưng trong đó đa phần là... mỹ nữ.
Theo sử liệu Trung Quốc để lại, dù có tên là Báo Phòng nhưng bên trong nơi này chỉ có tổng cộng... 4 con báo, nhưng lại có vô số... mỹ nữ từ các tộc người khác nhau. Bọn họ được huấn luyện ca múa toàn những khúc nhạc "tà đạo và dâm dục" để phục vụ Chính Đức "thác loạn".
Năm Chính Đức thứ 4 (1509), Chu Hậu Chiếu bắt đầu thích ra ngoài làm càn. Ông cùng đám hoạn quan thường đánh ngựa đi chơi suốt đêm không về, dọc đường ở nhờ nhà dân.
Sử Trung Quốc chép - "Vũ Tông mỗi đêm ra ngoài cứ thấy nhà cao cửa rộng thì vào, không đòi uống rượu mua vui thì lùng sục tìm mỹ nhân, khiến dân lầm than."
Có tài liệu khác viết "Chính Đức mỗi ngày cưỡng hiếp một dân nữ, ngay cả quả phụ cũng không tha", hành vi bạo ngược chẳng khác thổ phỉ. Sứ thần Triều Tiên khi đó về nước đã nói rằng - "Hành vi của Hoàng đế Đại Minh chẳng giống Tùy Dương Đế năm xưa, mà giống trò hề trẻ con".
Đám hoạn quan hầu hạ biết được sở thích biến thái của vua thì càng... ra sức phục vụ. Bọn chúng cho người đi khắp nơi lùng bắt phụ nữ về cho vua "ân sủng", có khi nhiều tới... 10 xe chở người.
Cái chết của Chính Đức
Năm Chính Đức thứ 16 (1521), Chu Hậu Chiếu chủ trì lễ tế rằm tháng Giêng. Trong khi hành lễ bái thiên địa, ông bất ngờ thổ huyết và đột quỵ, khiến đại lễ phải dừng lại.
Chỉ 2 tháng sau, Chính Đức rơi vào trạng thái mê man. Trước khi qua đời, ông nói với thái giám của Tư lễ giám - "Bệnh của trẫm không thể cứu chữa được nữa.
Hãy truyền ý của trẫm tới Hoàng thái hậu, việc thiên hạ quan trọng, phải cùng các đại thần xử lý. Những việc trước đây đều là sai lầm của trẫm."
Lời nói được cho là tốt đẹp nhất trong cuộc đời ông vua này thốt ra cũng là lúc ông chết trong Báo Phòng, thọ 31 tuổi.
Vua Chính Đức thích ra ngoài ăn chơi và bị lịch sử mô tả hàng ngày cưỡng hiếp dân nữ, quả phụ cũng không tha.
Vua Chính Đức thích ra ngoài ăn chơi và bị lịch sử mô tả "hàng ngày cưỡng hiếp dân nữ, quả phụ cũng không tha".
Chính Đức là minh quân?
Theo sử liệu Trung Quốc, cả cuộc đời Chính Đức Đế không có thành tựu gì nhưng phá hoại vô số, tham lam, háo sắc, vô lại, hành vi dâm đãng hoang đường. Tuy nhiên, các học giả nước này ngày càng ủng hộ một quan điểm trái ngược.
Thứ nhất, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Chính Đức bị mô tả như một nhân vật phản diện trong lịch sử bởi Hoàng đế kế vị Gia Tĩnh Đế không phải là con trai mà là em họ của ông.
Gia Tĩnh vốn không có thiện cảm với Chính Đức, đồng thời cũng không có quan hệ huyết thống trực hệ, cho nên cơ quan tuyên truyền của Minh triều thời kỳ hậu Chính Đức đã bôi xấu ông nhằm "làm đẹp" hình ảnh vua Gia Tĩnh trong dư luận.
Chính vì vậy, trong cuốn "Minh thực lục", Gia Tĩnh ra lệnh cho các quan ghi chép nhiều chuyện xấu xa của Chính Đức, thậm chí "thêm mắm thêm muối", ăn không nói có.
Tội ác của đám "bát hổ" và nịnh thần Giang Bân cũng bị đổ dồn lên đầu Chu Hậu Chiếu, khiến người đời sau không ai không biết tiếng xấu của ông.
Thứ hai, dù Chính Đức không vào đại nội, nhưng vẫn đều đặn lên triều nghe chính sự, phê duyệt tấu chương, quyết định các chính sách lớn của quốc gia.
Thậm chí, khi không vào triều, ông cũng thông qua Tư lễ giám truyền đạt mệnh lệnh của mình cho nội các thi hành.
Dù vui chơi trác táng trong Báo Phòng, song Chính Đức lại đặc biệt nhấn mạnh "tấu chương phải chuyển đến không được thiếu một cái nào".
Do đó, nhiều học giả nhận định, tuy Minh Vũ Tông làm nhiều chuyện hoang đường quái dị, nhưng ông vua này lại không hề xao nhãng quốc sự một chút nào.
Dù ăn chơi trác táng, nhưng Chính Đức lại có thành tích quân sự đáng nể, trong đó ông đập tan ít nhất 2 âm mưu đảo chính của các phiên vương.
Dù ăn chơi trác táng, nhưng Chính Đức lại có thành tích quân sự đáng nể, trong đó ông đập tan ít nhất 2 âm mưu đảo chính của các phiên vương.
Thứ ba, ngày càng nhiều học giả Trung Quốc đánh giá, Chính Đức làm việc quyết đoán và mưu lược.
Sử sách ghi chép vô số thói hư tật xấu và ăn chơi hoang đàng của ông, nhưng đồng thời phải ghi nhận thực tế trong thời kỳ thống trị, Chính Đức đã thanh trừng Lưu Cẩn, bình định 2 cuộc phản loạn của An Hóa Vương và Ninh Vương, đánh bại hoàng tử Mông Cổ...
Thắng lợi trước Mông Cổ vào năm Chính Đức thứ 12 khiến người Mông Cổ khiếp sợ và không dám xâm phạm lãnh thổ của Minh trong một thời gian dài.
Trong chiến dịch này, Chu Hậu Chiếu chính là người trực tiếp bố trí nhân sự, chiến lược, chỉ huy... thể hiện tài năng quân sự xuất sắc. Đây cũng là thành tích "sáng" nhất trong 16 năm cầm quyền của Chính Đức.
Trong lịch sử triều Minh hiếm có ông vua nào đánh bại được nhiều đối thủ chính trị, duy trì ổn định chính quyền và vẫn... ăn chơi đêm ngày được như Chính Đức.
Bên cạnh đó, dù nhiều quan chức bất mãn và cáo lão về quê, song trong chính quyền của Chính Đức vẫn không thiếu nhân tài. Xét về tổng thể, điều này phần nào thể hiện được cách trị quốc không quá tệ hại của ông vua này.
Có học giả cho rằng, ngày nay dư luận có thể nhìn nhận Chính Đức một cách khách quan hơn từ nhiều góc độ, nhưng vẫn rất khó để định hình nhân cách hoàn chỉnh của vị Hoàng đế bí hiểm này.
"Với tài năng của mình, nếu Chính Đức tận tâm tận lực thì hoàn toàn có khả năng vực dậy nhà Minh đang suy yếu và được sử sách lưu danh. Nhưng ông lại chọn con đường ăn chơi vô độ, để đời sau chỉ trích không thôi".
theo Trí Thức Trẻ


Giải mật "nguyên mẫu" đời thực của "đại dâm tặc" Tây Môn Khánh

Hải Võ |
Giải mật "nguyên mẫu" đời thực của "đại dâm tặc" Tây Môn Khánh
Ảnh minh họa

Có nhiều dấu hiệu cho thấy, nhân vật nổi tiếng Tây Môn Khánh trong tiểu thuyết "Kim Bình Mai" được lấy ý tưởng từ một trong những Hoàng đế nổi tiếng nhất triều Minh, Trung Quốc.

Tây Môn Khánh là nhân vật phụ trong danh tác "Thủy Hử" của tác giả triều Minh Thi Nại Am, đồng lời là nhân vật chính trong tác phẩm cùng thời đại "Kim Bình Mai" của Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh.
"Nguyên mẫu" Tây Môn Khánh là... Hoàng đế Minh triều?
Trong cả "Thủy Hử" và "Kim Bình Mai", "Tây Môn đại quan nhân" được mô tả là một nhân vật hoang dâm vô độ, tư thông với Phan Kim Liên, vợ của Võ Đại Lang, anh trai của Võ Tòng. Y cùng Kim Liên đã đầu độc chết Võ Đại Lang khi Võ Tòng đi vắng.
Tây Môn Khánh là nhân vật văn học nổi tiếng ngay trong xã hội hiện đại Trung Quốc. Thậm chí, cái tên này đã trở thành đại từ phiếm chỉ những người háo sắc, dùng tiền bạc chiếm hữu và chà đạp phụ nữ.
Theo "Kim Bình Mai", Tây Môn Khánh đã chiếm hữu trước sau 24 mỹ nhân, không thua kém so với tam cung lục viện của một Hoàng đế. Cuối cùng, sinh mạng của nhân vật này kết thúc cũng vì thói hoang dâm quá độ khi mới 33 tuổi.
Những năm gần đây, một số học giả Trung Quốc bắt đầu ủng hộ một giả thuyết có phần "chấn động", cho rằng "nguyên mẫu" ngoài đời thực của Tây Môn Khánh chính là vua Chính Đức - vị Hoàng đế được đánh giá "thú vị và gây nhiều tranh cãi" nhất lịch sử triều Minh.
Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu được nhiều học giả nhận định chính là Tây Môn Khánh.
Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu được nhiều học giả nhận định chính là "Tây Môn Khánh".
Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu - tức Chính Đức - được mô tả là một ông vua cả đời ham hố hưởng lạc, háo sắc, vô lại, làm nhiều chuyện hoang đường không kể xiết, bị người đời chỉ trích vô cùng.
Chính Đức có ngai vàng mà không muốn, lại tự phong là Uy vũ đại tướng quân Chu Thọ. Ông có Hoàng cung không ở mà xây Trấn quốc phủ rồi tự ở trong đó.
Người đời sau đánh giá Chu Hậu Chiếu hoang dâm vô độ, làm nhiều việc vô liêm sỉ, "là hôn quân hiếm thấy", "một trong những Hoàng đế dâm ô nhất trong lịch sử Trung Quốc"...
Nói rằng Chính Đức Đế là ông vua gây nhiều tranh cãi, bởi cũng có những quan điểm rất mạnh mẽ cho rằng Chu Hậu Chiếu là đại diện của "sự giải phóng cá nhân", là một trong những Hoàng đế "có nhiều sắc thái phong phú nhất".
Ông ra lệnh cho các thái giám xây Báo Phòng, chủ yếu phục vụ thú vui... giao hoan tập thể. Bên trong Báo Phòng có rất nhiều trò chơi, dã thú, mỹ nam, mỹ nữ, thậm chí còn có cả... kỹ viện phục vụ Chính Đức ngày đêm hưởng lạc, ăn chơi không chút cấm kỵ...
Không những vậy, Chính Đức cũng thường xuyên đưa các sủng thần ra ngoài "trêu hoa ghẹo nguyệt", nửa đêm xông vào nhà dân bắt mỹ nữ "hầu ngủ", gặp người yêu thích liền bắt đưa vào cung... khiến người dân oán thán không dứt.
Cuộc đời trụy lạc của Chính Đức chấm dứt năm 1521, khi ông tròn 30 tuổi, trong chính Báo Phòng mà ông xây dựng để phục vụ các thú ăn chơi của mình.
Chuyện tình của Hoàng đế phong lưu Chính Đức và dân nữ Lý Phụng Tỷ là một trong những giai thoại nổi tiếng nhất triều Minh.
Chuyện tình của Hoàng đế phong lưu Chính Đức và dân nữ Lý Phụng Tỷ là một trong những giai thoại nổi tiếng nhất triều Minh.
Dù sống phóng túng nhưng Chu Hậu Chiếu không có một người con nào thừa kế, khiến ngai vàng Minh triều phải chuyển sang tay em họ ông là Chu Hậu Thông - tức Hoàng đế Gia Tĩnh .
Chính Đức Đế là một nhân vật rất được ngành giải trí đương đại yêu thích, xuất phát từ những giai thoại về cuộc sống phong lưu của ông.
Trong số đó, "Long Phụng điếm" là câu chuyện nổi tiếng nhất về mối tình giữa Hoàng đế phong lưu Chính Đức và cô dân nữ Lý Phụng Tỷ. Giai thoại này đã được dựng thành nhiều phiên bản phim điện ảnh cũng như truyền hình.
Vì sao nói Chính Đức Đế là "nguyên mẫu" của Tây Môn Khánh?
Giáo sư ĐH sư phạm Hà Bắc (Trung Quốc) Hoắc Hiện Tuấn chỉ ra, dù tiểu thuyết "Kim Bình Mai" lấy bối cảnh thời mạt Tống, nhưng nhân vật Tây Môn Khánh chính là hình ảnh đại diện cho tầng lớp thương nhân ác bá và giai cấp đặc quyền ở Trung Quốc thế kỷ XVI - tức triều Minh.
Giáo sư Hoắc nhận định, nguyên mẫu của Tây Môn Khánh là Chính Đức Đế. Tác giả "Kim Bình Mai" đã xây dựng độ tuổi nhân vật này "tương đương" với Chính Đức, không ngoài mục đích ám chỉ nhà vua.
Theo ông Hoắc, "Tàng Xuân Ổ" là địa điểm Tây Môn Khánh ăn chơi trụy lạc, được lấy ý tưởng từ chính Báo Phòng nổi tiếng của Chính Đức.
Báo Phòng của Chính Đức Đế là một trong những tụ điểm ăn chơi khét tiếng và để lại nhiều câu chuyện truyền kỳ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Báo Phòng của Chính Đức Đế là một trong những tụ điểm ăn chơi khét tiếng và để lại nhiều câu chuyện truyền kỳ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Cựu Cục trưởng thủy lợi thành phố Thiệu Hưng, Chiết Giang Thịnh Hồng Lang từng nghiên cứu vấn đề này và xuất bản cuốn sách "Tiêu Minh Phụng và Kim Bình Mai" rất nổi tiếng, cũng nhận định "Kim Bình Mai" là tiểu thuyết chính trị "bóc mẽ" vương triều Chính Đức, Gia Tĩnh.
Thịnh Hồng Lang cho rằng, tác giả Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh chính là Tiêu Minh Phụng - có ông tổ là Tiêu Minh Dụng bị sát hại trong vụ đại án Lam Ngọc thời Hồng Vũ Đế Chu Nguyên Chương.
Ông Thịnh phân tích, cái tên "Tây Môn Khánh" nhằm ám chỉ Tây Hoa Môn bên trong Báo Phòng của Chính Đức. Bên cạnh đó, bản thân ông vua này còn tự phong mình là "Đại Khánh Pháp Vương".
Trong khi đó, nhân vật Đại An kế thừa gia sản của Tây Môn Khánh được cho là hình ảnh ẩn dụ của Hoàng đế Gia Tĩnh.
Đặc biệt, ông Thịnh chỉ ra, Tây Môn Khánh "tình cờ" sinh vào năm Bính Dần - cùng năm mà Chu Hậu Chiếu lấy niên hiệu Chính Đức (1506). Toàn bộ câu chuyện trong "Kim Bình Mai" diễn ra trong 16 năm, cũng vừa đúng với số năm mà Chính Đức Đế tại vị (1505 - 1521).
"Kim Bình Mai" - tuyệt tác chính trị?
Thịnh Hồng Lang nhận xét, tác giả Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh buộc phải sử dụng hình thức ẩn dụ nhân vật để chuyển tải thái độ phẫn nộ đối với thực trạng xã hội Minh triều giai đoạn Chính Đức - Gia Tĩnh.
Điều này cũng được cho là nguyên nhân trực tiếp khiến bộ tiểu thuyết này mất tới 60 năm "không thấy ánh mặt trời" kể từ khi thành sách.
Thủ pháp mô tả lượng lớn hành vi tình dục trong "Kim Bình Mai" được đánh giá là nhằm lột tả chân thực nhất sự xấu xí của xã hội đương thời, nhưng cũng không loại trừ khả năng nhằm che giấu mục đích chính trị của nó, hoặc để... câu khách.
Tiểu thuyết Kim Bình Mai ngày càng được đánh giá là một tác phẩm chính trị xuất sắc nói Tống chỉ Minh.
Tiểu thuyết "Kim Bình Mai" ngày càng được đánh giá là một tác phẩm chính trị xuất sắc "nói Tống chỉ Minh".
Tác giả ăn khách Trung Quốc Nghê Phương Lục cũng từng đăng trên Blog của mình bài phân tích "Tây Môn Khánh phong lưu có thật trong lịch sử".
Ông Nghê cho biết - "'Kim Bình Mai' thành sách vào khoảng trước sau thời Vạn Lịch Đế (1573 - 1620).
Do sách viết về thực tế đương triều nên buộc phải "treo đầu dê bán thịt chó", "nói Tống chỉ Minh", sử dụng thủ pháp ẩn dụ cao siêu để che mắt chính quyền và chuyển tải thông tin.
Các quan chức "tai to mặt lớn" như Trạng Nguyên, tuần phủ ngự sử... khi đi qua Thanh Hà đều phải vào bái kiến, thậm chí tặng lễ vật cho Tây Môn Khánh. Nhân vật quyền lực như vậy có lẽ chỉ có thể là bậc Đế vương.
Hậu trạch của Tây Môn phủ được mô tả như Hoàng cung, những sinh hoạt trong phủ cũng không khác gì trong cung cấm, bị ốm mời "thái y", ăn uống toàn "cống phẩm", có khác gì Hoàng đế?"
Nghê Phương Lục cho hay, trên thực tế, hồi tháng 5/1983, tại hội thảo nghiên cứu bộ tiểu thuyết "Kim Bình Mai" tổ chức ở ĐH Indiana (Mỹ), đã có người nêu ra quan điểm Tây Môn Khánh "giống như một Hoàng đế".
Hội viên Học hội "Kim Bình Mai" Hoàng Cường cũng thông qua điển tịch và Minh sử để khẳng định, "Tây Môn Khánh" chính là Minh Vũ Tông Chính Đức Đế Chu Hậu Chiếu - Hoàng đế thứ 10 của triều Minh, đăng cơ ngày 19/9/1505.
Tây Môn Khánh trong Thủy Hử và Kim Bình Mai có số phận khác nhau.
Tây Môn Khánh trong "Thủy Hử" và "Kim Bình Mai" có số phận khác nhau.
Những điều khó lý giải
Mặc dù thời gian Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh sáng tác "Kim Bình Mai" cũng như các dấu hiệu kể trên đều chỉ ra rằng Tây Môn Khánh rất có thể chính là Chu Hậu Chiếu.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến phản bác, cho rằng Tây Môn Khánh của "Kim Bình Mai" được xây dựng từ nhân vật Tây Môn Khánh trong "Thủy Hử", mà tác giả Thi Nại Am lại là văn nhân cuối đời Nguyên, đầu đời Minh.
Thi Nại Am hoàn toàn không có khả năng "bay tới tương lai" chứng kiến thời kỳ trị vì của Chính Đức rồi đặt tên cho nhân vật của mình, để sau đó được Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh đưa vào "Kim Bình Mai" một cách hoàn hảo như vậy.
Dù vậy, luồng quan điểm ủng hộ giả thuyết "Chính Đức là Tây Môn Khánh" vẫn ngày càng chiếm được lòng tin của nhiều người.
Những người tin vào giả thuyết này lý giải rằng, trong "Thủy Hử", khi Võ Tòng trở về lo tang cho anh mình xong, liền giết chết cả Tây Môn Khánh và Kim Liên lấy đầu tế anh.
Còn trong "Kim Bình Mai", Tây Môn Khánh vẫn sống "thọ" đến 33 tuổi và chỉ chết bởi thói hoang dâm của mình.
Qua đó, họ cho rằng nhân vật Tây Môn Khánh của "Kim Bình Mai" thực sự là một hình mẫu khác "Thủy Hử", chỉ có điều, tác giả của bộ tiểu thuyết này đã xây dựng nên cốt truyện cũng như tuyến nhân vật một cách quá tài tình dựa trên "cái khung Thủy Hử" mà thôi.
theo Trí Thức Trẻ



Những ông vua ngủ với con, cô ruột, mẹ kế trong hậu cung Trung Quốc


TriThứcSống.com - Khi có trong tay những quyền lực nhất định, con người ta thường khó có thể kiềm chế được những dục vọng tầm thường của bản thân. Các vị Hoàng đế càng không phải ngoại lệ, nhất là khi họ được coi "con trời", là vị chúa tể của thiên hạ, sở hữu đến cả những
    Cũng vì lẽ ấy, có không ít những vị Hoàng đế đã cậy vào quyền lực tột đỉnh của mình mà gây ra những chuyện loạn luân tai tiếng tới cả ngàn năm...
    Từ những ông vua trăm mưu ngàn kế cưỡng đoạt con dâu
    Sở hữu tam cung lục viện với bạt ngàn những mỹ nữ, vì vậy, chuyện loạn luân thường xảy ra nhất trong chốn hậu cung của các Hoàng đế cổ đại Trung Quốc có lẽ là chuyện cha cướp vợ của con. Coi mình là "con trời", là kẻ thống trị và sở hữu cả thiên hạ, thành ra, một khi các vị Hoàng đế đã "vừa mắt" thì họ bất chấp tất cả để có thể đưa những cô con dâu xinh đẹp vào cung hầu hạ.
    Tuy nhiên, vào thời phong kiến, việc "sủng hạnh" con dâu là việc không lấy gì làm vẻ vang và phù hợp với luân thường đạo lý. Do vậy, để có thể chiếm đoạt được người đẹp, các Hoàng đế cũng phải tìm đủ trăm phương ngàn kế.
    Chuyện Hoàng đế "cướp con dâu" nổi tiếng nhất có lẽ phải kể tới Đường Minh Hoàng, ông vua đa tình nổi tiếng trong lịch sử triều đại nhà Đường. Nhắc tới Đường Minh Hoàng, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới câu chuyện tình giữa vị Hoàng đế này với mỹ nhân Dương Ngọc Hoàn, hay còn gọi là Dương Quý phi, câu chuyện tình từng làm tốn nhiều giấy mực của các sử gia cũng như các thi sỹ, văn nhân từ cổ chí kim.
    Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, Dương Ngọc Hoàn không phải là một quý phi được tuyển vào cung theo cách "truyền thống" mà vốn là con dâu được cưới gả đàng hoàng của ông vua đa tình này.
    Dương Ngọc Hoàn sinh vào năm 719, quê gốc ở tỉnh Tứ Xuyên nhưng vì cha mẹ mất sớm nên được gửi đến sống tại nhà bác ruột ở Kinh đô Lạc Dương của nhà Đường. Năm Khai Nguyên thứ 23, tức năm 736, trong một cuộc tuyển chọn mỹ nữ cho ngôi vị Vương phi, Vũ Huệ Phi, một phi tần của Đường Minh Hoàng đã chọn Ngọc Hoàn làm vợ của hoàng tử thứ 18 là Thọ Vương Lý Mạo.
    Dương Ngọc Hoàn trở thành Thọ Vương phi năm 17 tuổi. Như vậy, xét về thân phận và vai vế, Dương Ngọc Hoàn là con dâu chính thức của Đường Minh Hoàng. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau đó, cũng chính cô con dâu xinh đẹp này lại trở thành ái thiếp trên long sàng của Đường Minh Hoàng.
    Sự việc bắt đầu khi Vũ Huệ Phi, ái thiếp được sủng ái nhất trong số 59 cung phi của Đường Minh Hoàng qua đời vì bạo bệnh. Đường Minh Hoàng vì vậy rất buồn rầu, ngày đêm không ăn không ngủ. Chủ buồn phiền, tất đầy tớ phải lo. Vì vậy, bọn thái giám hầu cận Đường Minh Hoàng, nhất là Cao Lực Sỹ chạy vạy khắp nơi, tìm đủ mọi cách để giải khuây cho chủ. Một hôm, khi qua phủ Thọ Vương, Cao Lực Sỹ nhìn thấy Thọ Vương Phi nhan sắc hơn người thì mừng lắm, nghĩ rằng, cô gái này có thể thay thế vị trí của Vũ Huệ Phi trong hậu cung của Đường Minh Hoàng.
    Nhân buổi hầu vua, Cao Lực Sỹ nói với Đường Huyền Tông rằng, Thọ Vương Phi nhan sắc tuyệt trần có thể nói là "khuynh nước khuynh thành" và nhất là dung mạo rất giống với Vũ Huệ Phi vừa mất. Việc Dương Ngọc Hoàn có giống với Vũ Huệ Phi hay không thì không ai biết, tuy nhiên, Huyền Tông vì lời tiến cử của cận thần Cao Lực Sĩ cũng cảm thấy rất tò mò. Huyền Tông sai họ Cao truyền chỉ triệu Thọ Vương Phi vào cung Ôn Tuyền để xem tận mắt.
    Người ta nói rằng, ngay từ lần gặp đầu tiên ở cung Ôn Tuyền, Đường Minh Hoàng đã chết mê chết mệt cô con dâu họ Dương. Đường Minh Hoàng rất muốn có được người đẹp, tuy nhiên, Ngọc Hoàn đã là gái có chồng, mà theo danh phận chính thức thì lại là con dâu của Huyền Tông. Vì vậy, thân là một Hoàng đế, Đường Minh Hoàng không thể ngang nhiên cướp vợ của con "giữa ban ngày" được. Nhưng cũng vì thế mà Huyền Tông lại đâm ra buồn phiền, mất ăn mất ngủ. Lúc này, Cao Lực Sĩ lại thay Huyền Tông nghĩ ra một cách "thập toàn thập mỹ".
    Theo kế sách của Cao Lực Sỹ, Đường Minh Hoàng hạ lệnh cho Ngọc Hoàn làm ni cô trong chùa để tỏ lòng hiếu thuận với Vũ Huệ Phi vừa mất. Một thời gian sau, khi mọi người đã quên mất vị Thọ Vương Phi xinh đẹp, Đường Huyền Tông mới sai người bí mật đưa Dương Ngọc Hoàn vào cung, phong làm Dương Quý Phi. Từ đó, Huyền Tông cùng Dương Ngọc Hoàn ngày đêm quấn quýt bên nhau. Câu chuyện tình huyền thoại và đình đám giữa Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi nổi tiếng trong lịch sử cũng bắt đầu từ đó.
    Thực ra, chẳng phải chờ tới thời nhà Đường mới có chuyện Hoàng đế cướp vợ của con. Từ thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, đã có những vị quân vương vì người đẹp mà sẵn sàng giết chết cả con trai ruột của mình.
    Người đầu tiên chính là Sở Bình Vương, ông vua của nước Sở. Vì muốn kết thân với nước Tần khi đó đang rất mạnh, Sở Bình Vương mới sai sứ giả mang vàng bạc sang hỏi công chúa nước Tần là Mạnh Doanh cho Thái tử Kiến, con trai của mình.
    Khi sứ giả trở về, Sở Bình Vương hỏi: "Nhà người đã trông thấy mặt công chúa chưa? Nhan sắc thế nào?" Vị quan trả lời: "Mắt thần nhìn gái đẹp đã nhiều nhưng chưa từng thấy ai đẹp như nàng Mạnh Doanh. Trong cung nước Sở chẳng có ai sánh kịp đã đành, ngay những trang tuyệt sắc ngày xưa như Đắc Kỷ, Ly Cơ e rằng cũng chỉ là tiếng đồn mà thôi, chứ so ra thì nàng Mạnh Doanh đẹp muôn phần họ chưa chắc đã được một". Nghe vị quan nói vậy, Sở Bình Vương buồn rầu rồi than rằng: "Ta làm vua làm gì cho uổng. Không được gặp người đẹp ấy cũng phí một đời".
    Nghe thấy Sở Bình Vương than thở như vậy, vị quan nọ mới bày cách cho vua khi đón nàng Mạnh Doanh về nước Sở thì đưa thẳng vào hậu cung của mình rồi dùng một cô gái khác mạo danh là Mạnh Doanh đưa vào cung của thái tử Kiến. Thái tử Kiến chưa bao giờ gặp công chúa Mạnh Doanh vì vậy chắc chắn sẽ không biết việc này. Mặc dù cũng thấy chuyện đánh tráo vợ của con này không hợp với luân thường, nhưng vì muốn sở hữu người đẹp, Sở Bình Vương quyết định nghe theo lời của tên cận thần.
    Sợ thái tử Kiến phát hiện chuyện đánh tráo nên từ khi có được người đẹp Mạnh Doanh, Sở Bình Vương cấm tiệt không cho phép thái tử tùy tiện vào cung. Sau đó, vẫn sợ mọi chuyện sẽ bại lộ, Sở Bình Vương mới sai thái tử Kiến đi trấn giữ tận vùng biên ải xa xôi. Còn hoàng hậu, mẹ thái tử Kiến bị Sở Bình Vương phế bỏ rồi lập nàng Mạnh Doanh xinh đẹp lên làm hoàng hậu.
    Cô con dâu xinh đẹp là Mạnh Doanh không biết là bị đổi chồng nhưng chẳng hiểu vì chuyện gì khuôn mặt lúc nào cũng buồn rầu. Sở Bình Vương không đành lòng nhìn người đẹp mày châu ủ rột mới hỏi rõ nguồn cơn thì nàng đáp: "Thiếp vẫn mơ tưởng lấy chồng thì vợ chồng vừa đôi phải lứa với nhau. Khi vào cung thiếp mới biết bệ hạ đã nhiều tuổi. Thiếp không dám oán bệ hạ, chỉ hận là mình sinh sau đẻ muộn quá!" Nhà vua nghe xong nói: "Ta dù già nhưng nàng lấy được ta thì được làm chánh hậu sớm đến mấy năm".
    Nghe thấy lạ, Mạnh Doanh mới dò hỏi các cung nữ mới biết chuyện đánh tráo con dâu của Sở Bình Vương. Mạnh Doanh buồn rầu cứ khóc thầm mãi. Về sau, Sở Bình Vương hứa sẽ lập con trai nàng làm thái tử, nàng mới nguôi dần. Tuy nhiên, để lập con của Mạnh Doanh làm thái tử, Sở Bình Vương buộc phải phế bỏ ngôi vị thái tử của Thái tử Kiến. Thế là, Sở Bình Vương để chiều lòng người đẹp và có lẽ cũng để khỏi ngượng mặt với đứa con bị mình cướp mất vợ nên đã gán cho Thái tử Kiến tội làm phản, cho người truy sát khắp nơi rồi giết chết.
    Một ông vua khác cũng vì người đẹp mà giết cả con ruột của mình là Vệ Tuyên Công. Khi chưa lên ngôi vua, Vệ Tuyên Công đã vụng trộm với một người thiếp của cha mình là Di Khương. Đến khi lên ngôi, Tuyên Công bất chấp mọi lời can ngăn của quần thần, lập Di Phương làm Chính phi rồi phong cho con trai của Di Khương là Cấp Tử làm Thái tử.
    Đến năm Cấp Tử được 16 tuổi, Vệ Tuyên Công cho người sang hỏi cưới Công chúa nước Tề là nàng Tuyên Khương về làm Thái tử phi. Tuy nhiên, tới khi nghe nói rằng nàng Tuyên Khương là một mỹ nữ nhan sắc tuyệt trần thì Vệ Tuyên Công lại không thể kiềm chế được dục vọng của mình và quyết định chiếm cô con dâu tương lai về làm của riêng.
    Vệ Tuyên Công sai người làm một cái đài thật đẹp gọi là Tân Đài rồi cho đưa nàng Tuyên Khương lên ở trên đó. Để thuận tiện cho việc chiếm đoạt con dâu, Vệ Tuyên Công sai Cấp Tử đi sứ nước Tống còn mình thì về Tân Đài ăn ở như vợ chồng với Tuyên Khương. Khi Cấp Tử đi sứ trở về thì thái tử phi vợ mình nay đã trở thành mẹ kế, thứ phi của vua cha mình. Tuy nhiên, tấn bi kịch của ông vua hoang dâm vô độ này chưa dừng lại ở đó.
    Ăn ở với Vệ Tuyên Công, Tuyên Khương sinh được hai người con trai. Vì muốn giành ngôi thế tử kế thừa ngai báu nước Vệ cho con trai mình lại ngại vì chuyện từng là vợ nay lại thành mẹ kế nên Tuyên Khương tìm mọi cách để giết Cấp Tử. Tuyên Khương nói với Vệ Tuyên Công rằng: "Cấp Tử cố tình làm nhục thiếp. Nó nói 'mẹ ta là vợ của ông nội mà cha ta còn lấy được huống hồ Tuyên Khương vốn thực là vợ ta, chẳng lẽ ta không lấy được sao, chẳng qua ta chỉ cho cha mượn đỡ mà thôi".
    Nghe dèm pha nhiều lần, Vệ Tuyên Công cuối cùng cũng không chịu được sai người đi giết Cấp Tử. Con của Tuyên Khương là công tử Thọ không ngăn được bèn lập mưu lừa bọn sát thủ để chết thay anh. Cấp Tử biết chuyện, đau đớn quá, cũng tự giơ đầu cho chúng chém nốt.
    Vệ Tuyên công nghe tin cả hai con trai đều bị giết thì ngã vật ra giữa long sàng, kêu lớn: "Đứa con gái nước Tề đã hại cả nhà ta rồi". Từ đó Tuyên Công sinh bệnh, chỉ nửa tháng là chết trong sự buồn phiền và uất giận đối với Tuyên Khương. Nhưng có lẽ ông vua nước Vệ quên mất rằng, không phải Tuyên Khương mà chính sự dâm loạn và ngu tối của ông ta mới là nguyên nhân dẫn tới bi kịch.
    Và những vị Hoàng đế "yêu" mẹ kế lẫn cô ruột
    Quá nhiều mỹ nữ trong hậu cung khiến các vị Thiên tử ngày đêm "trăm công ngàn việc" không thể quản lý hết những cô gái đang ở độ tuổi xuân thì rừng rực nhưng lại phải chịu cảnh "phòng không". Hơn nữa, dù có đề phòng đến mấy, cũng chẳng mấy ai đề phòng chính những đứa con của mình. Thành ra, không ít những vị hoàng tử được yêu chiều đã tìm cách vụng trộm với chính những người mà đáng ra họ phải là là mẹ kế.
    Câu chuyện trộm vợ của vua cha nổi tiếng nhất có lẽ là chuyện của Hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị và người mẹ kế bị Lý Trị chiếm đoạt không ai khác chính là vị nữ hoàng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc: Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên vốn tên thật là Võ Chiếu, sinh năm 625, trong một gia đình quý tộc ở tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc.
    Theo ghi chép của sử sách, thì Võ Chiếu vào cung của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân làm tài nhân (người thiếp cấp thứ 5 trong hậu cung) năm 635 khi mới 10 tuổi. Có lẽ vào cung khi còn quá nhỏ, nên Võ Chiếu không được Lý Thế Dân sủng hạnh mà chỉ được làm một người hầu việc bút mực cho Hoàng đế. Thế nhưng không phải vì thế mà Võ Chiếu không được Thái Tông chú ý tới. Thấy tên Võ Chiếu của nàng không hay, Thái Tông bèn đổi tên cho nàng thành Mỵ (với nghĩa là xinh đẹp, dịu dàng), vì vậy, ngày nay người ta còn gọi Võ Tắc Thiên là Võ Mỵ Nương.
    Khi Võ Mỵ Nương bước vào tuổi lớn thì cũng là lúc Lý Thế Dân đã về già. Ông vua qua đời ở độ tuổi 50 này có lẽ không có nhiều thời gian để quan tâm đến tâm tư của một người thiếp mới đang ở độ tuổi mới lớn. Chính vì vậy, trong thời gian này, Võ Mỵ Nương bắt đầu để ý đến một người trẻ hơn, đó chính là thái tử Lý Trị.
    Dù chỉ kém nhau 3 tuổi, tuy nhiên, về thân phận thì Võ Mỵ Nương là vợ thứ của Đường Thái Tông, nghĩa là mẹ kế của Lý Trị. Vì vậy, lúc bấy giờ mặc dù Lý Trị rất thích Mỵ Nương và muốn chiếm nàng về làm của riêng song chỉ dám giấu kín chuyện đó trong lòng. May sao, tới năm 649, Đường Thái Tông qua đời. Tuy nhiên, theo luật lệ nhà Đường lúc bấy giờ, khi Hoàng đế băng hà thì Võ Mỵ Nương phải xuống tóc, vào chùa Cảm Nghiệp tu hành để tỏ lòng trung trinh với tiên đế.
    Nhưng Võ Mỵ Nương chẳng phải đợi lâu. Chỉ hai năm sau đó, nhân một chuyến lên chùa Cảm Nghiệp thắp hương, Cao Tông Lý Trị gặp lại người trong mộng một thời của mình và quyết định đưa nàng trở lại cung. Hành động của Cao Tông đã gặp phải sự ngăn cản quyết liệt của các đại thần. Bởi lẽ, Võ Mỵ Nương dù đã xuống tóc nhưng danh nghĩa vẫn là vợ cũ của Thái Tông, tức mẹ kế của Cao Tông. Nay Cao Tông làm vậy là đưa mẹ kế lên long sàng làm bậy, một hành động không thể chấp nhận theo con mắt của các nhà Nho.
    Tuy nhiên, Cao Tông lúc này còn quản gì đến luân thường đạo lý mà các đại thần nhắc tới nữa. Ông vua trẻ vừa mới lên nắm quyền bất chấp tất cả đưa Võ Mỵ Nương về hậu cung phong làm Chiêu nghi. Rồi vài năm sau đó, bằng sự mưu mô và tham vọng của mình, Võ Mỵ Nương đã từ phận Chiêu nghi leo lên ngôi vị Thần phi, Hoàng hậu, Thiên hậu rồi Nữ hoàng. Nhưng đó là chuyện về sau này.
    Võ Mỵ Nương

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét