Thứ Hai, 24 tháng 6, 2024

Tiểu sử Christiaan Huygens

(ĐC sưu tầm trên NET)

TIỂU SỬ  CHRISTIAAN HUYGENS:

Nhà khoa học người Hà Lan, Christiaan Huyghens là người đã đưa ra sớm nhất học thuyết về bản chất của sánh sáng. Đồng thời ông cũng là người phát hiện thấy một vật thể lạ dạng giọt nước khi quan sát Sao Thổ. Galileo là người đầu tiên nhận ra vật thể này trên một chiếc kính thiên văn và vẽ lại nó trong sổ tay của ông như những chiếc tai của các hành tinh, nhưng thực tế nguyên nhân của điều này là do những chiếc vòng đai của ống kính.

Nghiên cứu và hoạt động như một nhà thiên văn học, nhà vật lý, nhà toán học và nhà phát minh, Huygens đã có đóng góp rất lớn cho khoa học.

 

Cuộc đời

Sinh năm 1629, tại thành phố Hague, Hà Lan, Huygens là con trai của một gia đình có quyền lực. Ông được dạy học tại gia dưới sự dạy dỗ của thầy giáo riêng, sự giám sát của cha và những vị khoa học gia nổi tiếng, ví dụ như nhà triết học và toán học người Pháp René Descartes. Ông đã học ngành luật và toán tại đại học Leiden và sau đó là Trường đại học Orange tại Breda.

 

Năm 1663, ông được bầu làm thành viên của Hội Khoa Học Hoàng Gia, một mô hình mới của viện khoa học ( mô hình này vẫn tồn tại cho tới ngày nay), với nhiệm vụ là nâng cao hiểu biết chung về khoa học. Huygens từng là một người cộng tác cùng thời với Sir Isaac Newton, mặc dù rất kính trọng song ông vẫn bất đồng nhiều ý kiến với nhà vật lí nổi tiếng này.

Huygens là người hay bị bệnh tật, ông mất năm 1695, ở tuổi 66 tại quê nhà Hague.

 

Những đóng góp về khoa học

Những cuốn sách sớm nhất của Huygens được tập trung chủ yếu vào các vấn đề của toán học, tuy nhiên, năm 1654 ông chuyển hướng nghiên cứu sang các vấn đề về thiên văn học và kính thiên văn. Cùng với sự giúp đỡ của người anh, ông đã tìm ra phương pháp tốt hơn để làm trong và khử nhiễu thấu kính, cung cấp chất lượng quan sát tốt hơn. Ông đã cải tiến chiếc kính thiên văn  và hướng về quan sát Sao Thổ - do trước đây khi chất lượng chưa thật tốt quan sát dưới kính cho thấy Sao thổ có hình dạng thuôn dài. Huygens đã khẳng định rằng  – hành tinh bị bóp méo bởi một số vành đai. Mặc dù phát hiện của ông ban đầu không được thực sự công nhận, nhưng một số nghiên cứu về sau đã khẳng định rằng Sao Thổ là một hành tinh bị bao quanh bởi vật chất.

 

Huygens cũng phát hiện ra một vệ tinh lớn và được đặt tên là Titan. Khi cơ quan không gian châu Âu đưa một máy thăm dò lên vệ tinh vào năm 2005 để nghiên cứu về khí khuyển tại đay, họ đã đặt tên nó giống như nhà thiên văn học Hà Lan. Titan được coi là một trong những hành tinh có điều kiện sống thuận lợi nhất trong hệ mặt trời. Theo đó, Huygens đã viết một trong những tranh luận sớm nhất về cuộc sống ngoài Trái Đất, và được xuất bản ngay sau khi ông mất.

 

Huygens cũng tập trung nghiên cứu về ánh sáng và sự vận động của nó. Trong thế kỷ 17, đã có 3 thuyết về cách ánh sáng tồn tại và di chuyển trong các điều kiện khác nhau. Thuyết thứ nhất đã gợi mở rằng mắt gửi các tín hiệu nào đó ra ngoài để nhận biết thế giới xung quanh. Thuyết thứ hai lại cho rằng các vật thể phát ra thứ nào đó có thể tác động lên mắt. Học thuyết thứ ba phát biểu rằng khoảng trung gian giữa môi trường xung quanh và mắt thay đổi khi có vật thể nào đó xuất hiện, khiến ta nhìn thấy vật thể đó.

 

Dựa trên thuyết thứ ba, Huygens đã nhận định rằng ánh sáng di chuyển dưới dạng sóng qua một số môi trường nhất định được gọi là Luminiferous aether – ête truyền ánh sáng. Các sóng ánh sáng được cho rằng làm đao động ete như là cách di chuyển từ vật thể tới mắt. Cùng với phát kiến của ông, Huygens đã tính toán được các công thức và luật của sự phản xạ và khúc xạ. Mặc dù các tính toán này của ông vẫn còn đúng, song môi trường ê-te mà ông đưa ra là không hề tồn tại.

 

Học thuyết của Huygens đã bị phản bác bởi Isaac Newton, ông đã khảng định rằng ánh sáng là tập hợp của sự dịch chuyển của nhiều hạt vật chất nhỏ. Ngày nay, ánh sáng được hiểu bởi cả hai phương thức là sóng và hạt.

Huygens cũng đã đóng góp vào sự hiểu biết về cơ học khi ông đưa ra ý kiến rằng sự va chạm  giữa các vật thể sẽ giảm hay tăng động lực trong một cấu trúc. Một vật thể đơn lẻ có thể truyền động lực tới vật thể khác trong sự va chạm. Ông đã đề xuất lực hấp dẫn tại trung tâm một vật thể là một đường thẳng và cũng tính toán công thức cho lực li tâm, tức lực đẩy một vật ra xa khỏi trung tâm khi bị xoay tròn.

 

Huygens cũng đã phát minh ra đồng hồ quả lắc đầu tiên với sự sai lệch không tới 1 phút/ngày. Ông đã tiếp tục cải tiến sản phẩm của mình, và đưa tới giới hạn sai lệch là dưới 10 giây/ngày. Galileo là người đầu tiên thiết kế ra một chiếc đồng hồ kiểu đó vào giai đoạn cuối đời nhưng thực tế thì ông chưa bao giờ tự làm ra nó. Huygens cũng thiết kế lại các cấu trúc của đồng hồ đeo tay, nâng cao khả năng chỉ giờ cũng như tạo sự nhỏ gọn.

Một phát minh khác của Huygens trong việc thiết kế  một dạng động cơ đốt trong vào năm 1680, sau đó được sử dụng trong đốt thuốc súng, mặc dù ông chưa bao giờ thực sự tạo ra nó. Ông đã phát triển thị kính ghép đầu tiên cho một chiếc kính thiên văn sử dụng nhiều thấu kính, sau này được đặt theo tên của ông. Những thị kính này luôn được coi là thiết bị tiêu chuẩn cho những chiếc kính thiên văn lớn. Huygens cũng dựng ba chiếc kính thiên văn với tiêu cự là 123 feet, 180 feet và 210 feet, chúng sau này được giới thiệu bởi Hội Khoa Học Hoàng Gia.

 

Bùi Đức Thắng - HAAC

Theo Space.com

 
Christiaan Huygens - Nhà Khoa Học Lỗi Lạc Và Tranh Cãi Về Phát Minh Đồng Hồ Dây Cót

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét