PHÁT HIỆN KHẢO CỔ 36

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
7 Hiện Vật Bí Ẩn Đã Khiến Các Nhà Khoa Học Bối Rối

Bát diện 12 mặt đồng: Bí ẩn lịch sử một nền văn minh

  •  1 2 3 4 5
  • 761

Những bí mật đối với nền văn minh La Mã cổ đại là điều mà có dành cả đời nghiên cứu kỹ lưỡng cũng không tiết lộ hết.

Một trong những thứ đó là khối đa diện La Mã. Đó là một vật thể rỗng bằng đồng có hình dạng bát diện gồm mười hai mặt ngũ giác phẳng. Sự hiện diện của nó ở trung tâm châu Âu không cho thấy mục đích nào của nó. Nhưng có một vài giả thuyết đã được đặt ra kể từ lần khám phá đầu tiên cách đây hơn 300 năm.

Các mẫu bát diện 12 mặt với các mẫu hoa và kích cỡ không giống nhau.
Các mẫu bát diện 12 mặt với các mẫu hoa và kích cỡ không giống nhau. (Ảnh: Amusingplanet)

Khối đa diện đầu tiên được phát hiện vào năm 1739 bởi một nhà sử học địa phương ở Aston, Hertfordshire dọc theo vùng nông thôn nước Anh. Trong báo cáo của mình với Hiệp hội Cổ vật, ông mô tả vật thể này là “một mảnh kim loại hỗn hợp, hoặc đồng thau cổ đại, bao gồm 12 mặt bằng nhau”. Khám phá kỳ lạ khiến tất cả những nhà nghiên cứu cổ đại đều phải bất ngờ, nhưng vẫn còn nhiều thứ đang đến với họ.

Mỗi vật thể được phát hiện sau đó đều có kích thước và cấu tạo khác nhau. Hầu hết các khối tứ diện đều có kích thước từ 4 đến 11 cm và trọng lượng từ 35 đến 580 gram. Mỗi bề mặt hình ngũ giác đều chứa một lỗ, nhưng kích thước của những lỗ này hầu như luôn khác nhau- trong một khối tứ diện duy nhất cũng như giữa các khối khác nhau. Mỗi đỉnh trong số năm đỉnh có một núm hình cầu. Nhỏ hơn một quả bóng tennis, vật thể này có vẻ giống một viên xúc xắc hơn.

Đến năm 2016, 116 mảnh ghép khối đã được khai quật khắp nơi ở Bỉ, Croatia, Pháp, Đức, Anh, Hungary, Luxemburg, Hà Lan và Thụy Sĩ ngày nay. Một mẫu duy nhất làm bằng bạc đã được tìm thấy ở Geneva. Điều thú vị là không có khối mười diện nào tồn tại ở phía đông đế chế La Mã theo như dự đoán. Những thứ được tìm thấy ở khu vực phía Tây có niên đại từ thế kỷ thứ hai, thứ ba và thứ tư sau Công nguyên. Sự ngẫu nhiên của các vị trí cũng như thiếu tư liệu đã khiến các nhà sử học bối rối thêm.

Năm 1987, một người đàn ông tên Brian Campbell đã phát hiện ra một khối tứ diện trong sân nhà của mình. Những khối khác được đào lên trong các trại quân sự La Mã, đền thờ và nhà tắm công cộng. Một số xuất hiện trong nhà hát và lăng mộ, một số nằm trong đống tiền xu bị bỏ đi.

Các khối bát diện khác nhau về hình dạng, hoa văn, nơi tìm thấy khiến cho việc giải đáp rơi vào bế tắc.
Các khối bát diện khác nhau về hình dạng, hoa văn, nơi tìm thấy khiến cho việc giải đáp rơi vào bế tắc. (Ảnh: Internet)

Nhiều nhà sử học cũng tìm thấy những đồ vật này trong các cửa hàng đồ cổ, điều này khiến việc truy xuất nguồn gốc của chúng trở nên khó khăn. Hầu hết được trang trí bằng các thiết kế và hoa văn, nhưng không bao giờ là chữ cái hoặc số có thể cho chúng ta biết việc sử dụng chúng. Chỉ có hai khối mười hai mặt được tìm thấy trong các cuộc khai quật khoa học có kiểm soát. Một trong những địa điểm này có thể là một cửa hàng bán đồ kim loại quý, xác nhận khả năng vật thể lạ là vật quý.

Hơn 200 nhà sử học đã đề xuất hơn 50 cách sử dụng có thể có của khối tứ diện La Mã. Khối mười hai mặt chủ yếu xuất hiện ở vùng đất Gallo-La Mã nơi nền văn minh La Mã phủ lên nền văn minh Celtic. Trong bối cảnh đó, 12 mặt của ngũ giác có thể có sự liên quan đến vũ trụ. Có thể chúng đã được sử dụng để tính toán thiên văn với mặt trời chiếu qua các lỗ vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Nhà nghiên cứu người Hà Lan Sjra Wagemans đã so sánh nó với khối icosahedron - một khối đa diện lồi 20 mặt - phục vụ mục đích tương tự. G.M.C. Wagemans đã chứng minh thông qua các ước tính khác nhau rằng một số khối hình khối có thể được sử dụng để xác định thời điểm tốt nhất để gieo hạt mùa đông ở Bắc Âu.

Giả thiết cuối cùng vẫn là vật thể thiêng liêng và quan trọng đối với việc thực hành tôn giáo. Khối mười hai mặt được tìm thấy trong Hang động Idaean (Crete) được làm bằng tinh thể đá, và trên mười hai mặt của nó đã tìm thấy các ký tự Hy Lạp thay vì lỗ. Một số người có gợi ý rằng vật thể rỗng nhỏ bé được đeo như một chiếc bùa hộ mệnh hoặc được mang theo trong ví.

Các khối bát diện 12 mặt vẫn là dấu chấm hỏi lớn cho các nhà cổ vật về một nền văn minh.
Các khối bát diện 12 mặt vẫn là dấu chấm hỏi lớn cho các nhà cổ vật về một nền văn minh. (Ảnh: Amusingplanet)

Mặc dù chúng ta có kho tàng kiến thức, những nhà nghiên cứu hiện đại vẫn gặp khó khăn trong việc xác định công dụng và sự nổi bật của cổ vật 2.000 năm tuổi này. Có thể, một lúc nào đó, một sự nghiên cứu sâu hơn sẽ tiết lộ những bí mật của quả bóng nhỏ đã trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành khảo cổ học này.

Cập nhật: 25/05/2022 sao.baophapluat

Phát hiện đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới "kim tự tháp" ở Trung Quốc

Đức Khương |
Phát hiện đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới "kim tự tháp" ở Trung Quốc

Sau khi phát hiện ra cấu trúc đặc biệt này, hàng loạt các câu hỏi đã được đặt ra: Ai có thể xây dựng cấu trúc phức tạp như vậy cách đây 150.000 năm, thời điểm mà con người được cho là mới bắt đầu sử dụng lửa?

Các đường ống Baigong là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới cổ đại. Chúng được tìm thấy bên trong một kim tự tháp bị xói mòn nặng nằm trên đỉnh núi Baigong ở tỉnh Thanh Hải, Tây Bắc Trung Quốc.

Kim tự tháp sụp đổ này từng có ba lối vào hình tam giác ở ba cạnh của nó, nhưng theo thời gian, hai trong số chúng đã sụp đổ và hiện không thể tiếp cận được.

Dấu tích của sắt và những tảng đá có hình dạng khác thường nhô ra khỏi bề mặt, cho thấy nơi đây đã từng có hoạt động của con người từ rất lâu trước đó. Hang động (lối vào) duy nhất còn lại có một mạng lưới ống kim loại phức tạp, có đường kính lên tới 0,45m. Theo đó, có hàng chục đường ống như vậy chạy thẳng lên núi, tuy nhiên chúng dẫn đến đâu thì không ai biết.

Phát hiện đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới kim tự tháp ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Trên núi Baigong ở tỉnh Thanh Hải, phía tây Trung Quốc, có một cấu trúc kỳ lạ mà dân địa phương tin là tháp phóng. Cấu trúc này trông như một kim tự tháp, với 3 chiếc hang có cửa hình tam giác mở ra ở bên thân.

Một số nhà khảo cổ học đã đến thăm địa điểm này đã suy đoán rằng các đường ống có thể đã từng cung cấp nước cho kim tự tháp. Giả thuyết này dường như được hỗ trợ bởi vô số ống kì lạ được tìm thấy trên bờ Hồ Toson gần đó. Chúng cũng có nhiều chiều dài và đường kính khác nhau, một số vươn lên trên mặt nước, một số khác bị chôn vùi bên dưới.

Bị hấp dẫn bởi những đồ tạo tác thất lạc này, Viện Địa chất Bắc Kinh đã phân tích các đường ống Baigong bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là phát quang nhiệt. Phương pháp này cho phép họ xác định thời điểm các đường ống chịu nhiệt độ cao lần cuối. Phân tích cho thấy rằng các đường ống này chắc chắn phải được sản xuất cách đây 150.000 năm.

Phát hiện đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới kim tự tháp ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Rải rác xung quanh "kim tự tháp" và bên bờ hồ là một số lớn các đường ống, những mảnh vụn sắt han gỉ và những khối đá có hình dạng bất thường, cùng một số ống dẫn chạy xuống hồ.

Và bí ẩn sâu hơn. Phân tích được tiến hành tại một nhà máy luyện kim do chính phủ Trung Quốc điều hành đã không thể xác định thành phần chính xác của các đường ống. Mặc dù các đường ống được cấu tạo từ oxit sắt, oxit silic và oxit canxi, tuy nhiên chúng cũng chứa 8% vật liệu không xác định.

Và cho đến tận thời điểm hiện tại vẫn không có cách nào để giải thích được rốt cục vật liệu bí ẩn đó là thứ gì. Theo những nghiên cứu trước đó, sự hiện diện của con người trong khu vực này mới chỉ bắt đầu từ 30.000 năm trước, nhưng chủ yếu họ sinh sống thành các bộ lạc du mục.

Cũng theo đó, việc hình thành một xã hội nguyên thủy có thể xây dựng được những cấu trúc tinh vi như vậy là điều hoàn toàn không thể xảy ra.

Theo đó, nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra nhằm cố gắng giải thích ai có thể là chủ nhân đã xây dựng những đường ống này và chúng có thể được sử dụng để làm gì. Một trong những giả thuyết cho rằng đây là tàn tích của một nền văn minh tiên tiến trong quá khứ đã bị lãng quên. Họ có thể đã xây dựng một cơ sở bí ẩn nào đó và cần nguồn nước để làm mát, và những đường ống Baigong chịu trách nhiệm dẫn nước từ hồ gần đó để phục vụ cho yêu cầu này.

Phát hiện đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới kim tự tháp ở Trung Quốc - Ảnh 3.

"Hàm lượng lớn silic dioxit và canxi oxide trong các ống dẫn là kết quả của quá trình tương tác lâu dài giữa sắt và đá cát. Điều đó chứng tỏ những đường ống này đã có từ rất lâu", kỹ sư Liu Shaolin, người thực hiện các phân tích hóa học, cho biết.

Tuy nhiên điều thú vị là phía bắc núi Baigong có hai chiếc hồ song sinh, một chứa nước ngọt và một chứa nước mặn. Nhưng không hề có đường ống xung quanh hồ nước ngọt, thay vào đó tất cả những đường ống đều nằm ở bờ nam hồ nước mặn, với chiều cao từ 50 đến 60 mét. Tại sao nền văn minh cổ đại này lại cần đến nước mặn, hay cụ thể hơn là nước muối?

Câu trả lời rất có thể là điện phân. Khi một dòng điện đi qua nước muối, nó sẽ phá vỡ cấu trúc của nước thành hydro và oxy. Những thành phần này là nguồn nhiên liệu rất cần thiết cho việc vận hành những động cơ hiện đại có hiệu năng cao, đặc biệt là máy bay, động cơ phản lực... Do đó, nhiều người đã cho rằng chủ nhân thực sự của những đường ống này có thể là một nền văn minh đặc biệt, nền văn minh có thể không phải do con người tạo ra.

Phát hiện đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới kim tự tháp ở Trung Quốc - Ảnh 5.

Điều đặc biệt là trên vùng đất hoang vu và khắc nghiệt này, chưa từng có sự hiện diện của ngành công nghiệp hiện đại. Chỉ có một vài người dân du mục sống ở phía bắc của núi Baigong. Vì thế, người dân địa phương cho rằng cấu trúc kỳ lạ kia có lẽ là một cái tháp do người ngoài hành tinh để lại.

Tuy nhiên, có một giả thuyết khác có thể khiến cho chúng ta dễ dàng chấp nhận hơn, giả thuyết này cho rằng các đường ống Baigong thực chất chỉ là rễ cây đã hóa thạch. Xinmin Weekly đưa tin vào năm 2003 rằng các nhà khoa học đã tìm thấy chất thực vật trong một cuộc phân tích các đường ống, và cũng tìm thấy thứ trông giống như những vòng vân gỗ bên trong một số đường ống.

Giả thuyết này đã liên kết với một nghiên cứu địa chất trước đó cho rằng ở một số nhiệt độ nhất định và trong những điều kiện hóa học nhất định, rễ cây có thể trải qua quá trình thoái hóa (biến đất thành đá) và các quá trình khác có thể tạo ra sắt.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ lý thuyết này được hỗ trợ tốt như thế nào trong mối quan hệ với các đường ống Baigong. Thực tế là đây chỉ là những lý thuyết cố gắng giải thích điều gì đó vẫn đang nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta và cố gắng làm cho nó trở nên đơn giản, dễ chấp nhận hơn. Tuy nhiên. có một điều chắc chắn là cho đến khi lịch sử được viết lại, những đồ tạo tác dị thường như ống Baigong chắc chắn sẽ không có chỗ trong sách giáo khoa chính thống của nhân loại.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH