Tích xưa 15

 

CỔ HỌC TINH HOA (St)
60. Tự Lấy Làm Khoan Khoái
Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du ở ngoài đồng, mặc áo cừu, thắt lưng dây, tay gẩy đàn cầm, vừa đi vừa hát.
Đức Khổng Tử hỏi: “Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ thế?”
Ông Vinh Khải Kỳ nói: Giời sinh muôn vật, loài người quí nhất, mà ta được làm người, đó là một điều đáng vui. - Trong loài người, đàn ông quí hơn đàn bà, mà ta được làm đàn ông, đó là hai điều đáng vui. - Người ta sinh ra, có người đui què, có người non yểu, mà ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nay đã chín mươi tuổi, thế là ba điều đáng vui... Còn cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là sự hết của đời người. - Ta nay xử cảnh thường, đợi lúc chết, thì còn gì là lo buồn?
Đức Khổng Tử nói: Phải lắm! Tiên sinh thế là biết cách tự làm cho khoan khoái mà hưởng sự vui vẻ ở đời.
LIỆT TỬ
Lời Bàn
Cái sung sướng ở đời thực không biết lấy gì mà đo lường, không biết ở đàu mà tìm được. Ông vua sang giàu nhứt bực, mà không biết sướng, thằng chăn dê, cái áo lót mình không có, mà lấy làm sung sướng, cũng như Vinh Khải Kỳ đây, chỉ được làm người, sinh làm đàn ông, không ốm đau tàn tật, cũng đủ lấy làm sướng. Thế mới hay cái sướng không ở đâu xa, mà ở ngay trong mình, không ở sự giàu sang, mà ở trong bụng yên vui, hễ biết sung sướng thì được sung sướng, biết thoả cái số phận mình. Nói tóm một điều biết "tri túc" ấy là sung sướng đó. Chớ những kẻ tham lam không chửng, mê man quá độ, thì bao giờ mà cho biết là sướng thân được!
Chú thích
- Thái Sơn: tên một dải núi cao ở tỉnh Sơn Đông.
- Ngao du: rong chơi ngắm phong cảnh.
- Cầm: một thứ đàn bảy dây hình giống như đàn thập lục ta.
- Tiên sinh: (xem bài số 48).
- Hoàn toàn: trọn vẹn, đây nói thân thể toàn vẹn.
- Thể gian: cõi đời người ta ở.
- Khoan khoái: dễ chịu, thênh thang, vui vẻ.
61. Người Khôn Sống Lâu
Vua Ai Công nước Lỗ hỏi đức Khổng Tử: “Người khôn có sống lâu được không?”
Đức Khổng Tử đáp:
Có. Khôn thì sống lâu, chớ dại thì sống lâu sao được! Người ta có ba thứ chết, tự mình làm cho mình chết, chớ không phải số mệnh đáng chết mà chết:
- Ăn uống không có chừng mực, thức ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá, người như thế, thì phải chết về bệnh tật;
- Phận là người dưới, mà can phạm người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không chán, người như thế thì chết về hình pháp;
- Mình ngu, mà kình địch người khôn, mình yếu, mà khinh bỉ người mạnh; không biết lượng sức mình, mà cứ giận dữ làm liều, người như thế thì chết về binh đao.
Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự mình giết mình mà thôi!
HÀN THI NGOẠI TRUYỆN
Lời Bàn
Xưa nay ta vẫn cho khôn ngoan thì chóng già, ngu xuẩn thì sống lâu; là lấy lý rằng: người khôn dùng trí, dùng sức nhiều, thi chóng suy; người ngu, chỉ ăn no ngủ kỹ, không lo lắng gì, thì sống lâu. Nhưng xét một mặt khác, thì trái hẳn lại: khôn thì sống, dại thì chết, khôn ăn người, dại người ăn. Như đức Khổng Tử đáp vua Ai Công đây, chính là ngụ cái ý đó. Ôi! sống chết tuy tại mệnh giời, nhưng thường khi người cũng có phần vào đấy: lắm người chỉ ngu xuẩn, không giữ vệ sinh, không hiểu pháp luật, không biết tự lượng mà thành không đáng chết, cũng phải chết. Chết như thế, cũng là chết uổng nên thương, nên tiếc.
Chú thích
- Số mệnh: cái phận hay, dở, may rủi mà giời đã định cho mình.
- Can phạm: đây là làm cái gì động chạm đến người ta.
- Yêu cầu: cậy cục nài ép cho được việc gì.
- Kình địch: không chịu ai, muốn chọi với người ta.
- Lượng: đắn đo mà biết.
- Binh đao: những đồ khí giới như gươm, giáo, súng ống có thể giết chết người.
- Hình pháp: những luật, những tội, người ta đặt ra để bắt buộc và trừng trị những kẻ can phạm.

HỌC HÀNH VÀ THI CỬ THỜI XƯA - Một số hình ảnh hiếm hoi

Từ ngàn xưa xã hội Việt Nam rất coi trọng sự học nói chung và các nhà nho giáo nói riêng, phần đông quan lại đều tuyển chọn từ các nhà nho, dưới đây là các hình ảnh từ một học trò đến khi thành một vị quan.

Từ ngàn xưa, do ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Mạnh (Khổng Tử - Mạnh Tử, tư tưởng Nho giáo), xã hội Việt Nam rất coi trọng các nhà nho giáo. Phần đông những quan lại đều được tuyển chọn từ tầng lớp học thức này.

Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm thì triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn, ai dự thi cũng được, thí sinh trúng tuyển thì được gọi là Cử Nhân (người được địa phương tiến cử với triều đình). Năm sau thì các Cử Nhân vào Kinh để thi Hội và thi Ðình. Ai đậu khóa thi Hội thì được gọi là Thám Hoa, đậu khóa thi Ðình thì được gọi là Tiến Sĩ (người có tầm học uyên bác), tên họ sẽ được khắc trên bảng vàng hay bia đá, rồi lưu lại cho muôn thế hệ sau. Các tân khoa này đều sẽ trở thành quan lại của triều đình nếu họ muốn. Sau đó họ sẽ được ngồi võng lọng rồi được binh lính đưa về làng xưa để "vinh qui bái tổ", một vinh dự tối cao mà ngày xưa tất cả các học trò đều mơ ước.

Từ ngàn xưa, đây là con đường duy nhất để đưa đến sự vinh quang nên phong tục này đã đi sâu vào tâm não của dân Việt, mãi đến ngày hôm nay sự suy nghĩ này vẫn còn tồn tại.

Sau đây là những hình ảnh hiếm hoi ghi chép lại một phong tục ngàn năm.

nho-si.jpg (51455 octets)

Một nhà nho hay anh học trò

 

thay-giao.jpg (137225 octets)

Thầy đồ dạy học trò (trong một gia đình giàu?)

 

Thay_do.jpg (96880 octets)

Thầy đồ đang dạy học

 

Thay_giao.jpg (133591 octets)

Thầy giáo làng

 

Leu_chong_di_thi.jpg (76852 octets)

Lều chõng đi thi

 

Thi_sinh_70t.jpg (76017 octets)

Thí sinh 70 tuổi

examen-1897.jpg (123188 octets)

Các thí sinh đi vào quảng trường thi Nam Ðịnh (năm 1897), họ phải tự làm lều và đặt chõng để viết bài

Canh_thi_1895.jpg (163377 octets)

Một hình vẽ năm 1895 cho thấy cảnh các thí sinh đang làm bài

 

giam-khao-tran-si-trac.jpg (57432 octets)

Giám khảo Trần Sĩ Trác (1897)

 

giam-khao.jpg (87490 octets)

Hội đồng giám khảo (1897)

giam-khao1.jpg (57093 octets)

Hội đồng giám khảo (1897)

hoi-dong-thi.jpg (75088 octets)

Hội đồng giám khảo (1897)

nghe-ket-qua1.jpg (86424 octets)

Ngày công bố kết quả, người đứng trên cao dùng loa để xướng danh người trúng tuyển (1897)

nghe-ket-qua.jpg (71377 octets)

Sĩ tử và thân nhân đến nghe xướng danh (1897)

bang-vang-ghi-ten.jpg (70691 octets)

Tên người trúng tuyển được khắc trên bảng vàng (1897)

thi-dau.jpg (84504 octets)

Các tân khoa được ban mũ, áo, hia (1897)

ta-le.jpg (66180 octets)

Các tân khoa đến bái tạ tại văn miếu (1897)

hoc-tro-ta-on.jpg (75970 octets)

Các tân khoa cảm tạ Tổng Ðốc Nam Ðịnh (1897)

tan-khoa-du-tiec.jpg (90532 octets)

Các tân khoa được Tổng Ðốc thay mặt nhà vua ban yến (1897)

tan-khoa-dao-pho.jpg (72731 octets)

Các tân khoa được rước đi dạo phố để cho mọi người xem (1897)

ket-qua.jpg (52654 octets)

Xướng danh những người trúng tuyển

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH