Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 86

(ĐC sưu tầm trên NET)


Lăng mộ có số phận đặc biệt nhất thời 9 chúa Nguyễn

Vì sao quân Tây Sơn lại không đụng đến lăng Chiêu Nghi dù đã phá hủy tất cả các lăng mộ khác của nhà Nguyễn khi chiếm thành Phú Xuân năm 1790? Đây là một ẩn số chưa có lời giải đáp của lịch sử Việt Nam.
1laTại xã Thuỷ Xuân, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế có một khu lăng mộ cổ ít người biết đến, nhưng lại mang một số phận lịch sử hết sức đặc biệt.
2laĐó chính là lăng Chiêu Nghi – lăng mộ đặc biệt nhất thời 9 chúa Nguyễn. Đây là nơi an nghỉ của bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ (1710 – 1750) vợ chúa Nguyễn Phúc Khoát – vị chúa Nguyễn thứ 8 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam.
3la Lăng Chiêu Nghi đặc biệt ở chỗ, đây chính là lăng mộ duy nhất của thời 9 chúa Nguyễn còn giữ được kiến trúc nguyên bản.
 4laTheo sử sách nhà Nguyễn, khi chiếm thành Phú Xuân (Huế) năm 1790, quân Tây Sơn đã tiến hành việc đập phá lăng mộ và văn bia của các chúa Nguyễn một cách có hệ thống nhằm xóa hết dấu vết lịch sử của đối thủ.
5la Điều kỳ lạ là lăng Chiêu Nghi vẫn được giữ nguyên vẹn sau cuộc tàn phá này.
 6laToàn bộ khu lăng mộ gồm có hai vòng thành, vòng ngoài có hai trụ cổng, vòng trong có cổng vòm ra vào, bên trong là ngôi mộ nhỏ hình chữ nhật hai tầng.
 7laDựa trên kiến trúc lăng Chiêu Nghi, nhà Nguyễn đã cho khôi phục hệ thống lăng mộ thời 9 chúa Nguyễn. Điều này lý giải vì sao tất cả các lăng mộ thời tiền Nguyễn ở Huế hiện nay đều có kiểu thức giống hệt nhau.
8la Một điều đặc biệt nữa của lăng Chiêu Nghi là phía trước lăng còn có một tấm văn bia được chạm khắc tinh xảo. Đây chính là tấm văn bia duy nhất thời tiền Nguyễn được lưu giữ đến ngày nay.
9la Những chữ Hán khắc trong lòng bia vẫn còn đọc được, nét chữ chân phương, rõ ràng và có cả thảy 883 chữ, mỗi chữ đều là lời lược thuật về cuộc đời, phẩm hạnh của bà Chiêu Nghi và bày tỏ niềm tiếc thương của chúa Nguyễn dành cho bà.
10la Vì sao quân Tây Sơn lại không đụng đến lăng Chiêu Nghi? Đây là một ẩn số chưa có lời giải đáp của lịch sử Việt Nam.
Theo KIẾN THỨC 
Lăng mộ ít biết của 9 chúa Nguyễn: Lăng Trường Cơ
Thứ Sáu, 17/10/2014 13:33  
Trái với sự nổi tiếng của lăng mộ các vua nhà Nguyễn, lăng mộ 9 chúa Nguyễn ở Huế không được nhiều người biết đến...



 Lăng mộ của chúa Nguyễn Hoàng (tức Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế, 1525-1613), vị chúa Nguyễn đầu tiên được gọi là lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Lăng có hai vòng thành hình chữ nhật bao bọc. Vòng ngoài xây bằng đá bazan với phần mũ tường xây bằng gạch vồ, có chu vi 156,5m, cao 2,6m. Cổng chính của lăng được trổ ở mặt thành hướng chính Bắc.

  
  Vòng thành trong xây hoàn toàn bằng gạch vồ, chu vi 70m, cao 2m, mặt Bắc có hai trụ cổng dẫn vào mộ.

Giữa hai cổng của hai lớp tường thành xây một bình phong, mặt trước bình phong trang trí long mã ghép sành sứ (nay không còn dấu tích). Mặt sau tường thành cũng có bình phong trang trí rồng.

Mộ chúa Nguyễn Hoàng được xây bằng gạch vồ và vôi vữa gồm 2 tầng, hình khối chữ nhật. Tầng trên rộng 172cm, dài 248cm,cao 25cm. Tầng dưới rộng 222cm, dài 303cm, cao 30cm.

Trước mộ xây một hương án chân quỳ, cao 90cm, rộng 110cm, dài 214cm.

Ban đầu, lăng mộ chúa Nguyễn Hoàng được lập ở núi Thạch Hàn, huyện Vũ Xương, tỉnh Quảng Trị, về sau mới dời đến vị trí hiện tại.

Trong thời gian quân đội Tây Sơn kiểm soát thành Phú Xuân (Huế), lăng mộ chúa Nguyễn Hoàng cùng lăng mộ các chúa Nguyễn khác đã bị hủy hoại. Đền đầu triều Nguyễn lăng mộ mới được xây dựng lại. Gần đây lăng đã được trùng tu và có hiện trạng như ngày nay.
Trong lịch sử Việt Nam, chúa Nguyễn Hoàng là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn.

Lăng mộ ít biết của 9 chúa Nguyễn: Lăng Trường Diễn

Lăng Trường Diễn nằm ở một vị trí rất hẻo lánh, cách xa đường giao thông và bị bao quanh bởi những bụi cây um tùm...

Lăng Trường Diễn
Lăng Trường Diễn
Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên (tức Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế, 1563-1635), vị chúa Nguyễn thứ hai được gọi là lăng Trường Diễn, tọa lạc tại vùng núi xã Hải Cát, huyện Hương Trà, nay là thôn Hải Cát, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế . Trước kia lăng ở Sơn Phận, huyện Quảng Điền, sau mới dời về đây.

Về tổng thể, lăng cũng gồm hai vòng tường thành, mô thức và vật liệu xây dựng tương tự như lăng Trường Cơ. Vòng ngoài có chu vi 120,5m, cao 2,5m). Vòng trong có chu vi 70m, cao 2m.Bình phong trước mộ không còn dấu vết của hình trang trí.Hai trụ cổng dẫn vào mộ phần.Ngôi mộ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng được xây 2 bậc như mộ chúa Nguyễn Hoàng, tầng 1 rộng 210cm, dài 322cm, cao 17cm, tầng 2 rộng 259cm, dài 372cm, cao 23cm.Hương án trước mộ xây thấp, có hình khối đơn giản.Lăng Trường Diễn nằm ở một vị trí rất hẻo lánh, cách xa đường giao thông và bị bao quanh bởi những bụi cây um tùm, việc tìm ra lăng là điều khá khó khăn.Vì vậy mà có rất ít dấu vết hiện diện của con người ở khu lăng mộ này.Không được chăm nom thường xuyên, cây dại đã bao trùm lên khuôn viên lăng, nhiều chỗ mọc quá đầu người.Nhiều đoạn tường thành của lăng đã xuống cấp và sụp đổ.



Lăng mộ ít biết của 9 chúa Nguyễn: Lăng Trường Mậu


(Kiến Thức) - Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Thái (tức Anh Tôn Hiếu Nghĩa Hoàng Đế, 1650-1691), vị chúa Nguyễn thứ 5 được gọi là lăng Trường Mậu.

Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Thái (tức Anh Tôn Hiếu Nghĩa Hoàng Đế, 1650-1691), vị chúa Nguyễn thứ 5 được gọi là lăng Trường Mậu, tọa lạc tại núi Kim Ngọc, huyện Hương Trà, nay thuộc thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế .

Lăng nằm trên một quả đồi thấp, có các bậc cấp dẫn lên. Trước mặt lăng có một hồ nước nhỏ.

Lăng Trường Mậu có cấu trúc xây dựng tương tự các lăng mộ các chúa Nguyễn khác, với 2 vòng thành bao bọc.

Vòng thành ngoài có chu vi 121,7m, cao 2,5m. Vòng thành trong có chu vi 67m, cao 2m.

Sau cổng lăng có bình phong trang trí hình kỳ lân như các lăng kia.

Cổng vào mộ được che phủ bởi tán của một cây hoa đại.

Mộ phẳng, thấp, chia làm 2 tầng hình chữ nhật. Phía trước mộ có xây hương án.

Tầng 1 của mộ rộng 275cm, dài 350cm, cao 23cm. Tầng 2 rộng 534cm, dài 650cm, cao 18cm.

Hình tượng rồng trang trí trên bình phong sau mộ.

Hình kỳ lân ở bình phong sau cổng vào.

Lăng mộ ít biết của 9 chúa Nguyễn: Lăng Trường Thái

Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Khoát là một trong những lăng chúa Nguyễn nằm ở vị trí hẻo lánh và khó tiếp cận nhất.
  • Lang mo it biet cua 9 chua Nguyen: Lang Truong Thai Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Khoát (tức Thế Tôn Hiếu Vũ Hoàng Đế, 1714-1765), vị chúa Nguyễn thứ 8 được gọi là lăng Trường Thái, tọa lạc tại núi La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
  • Lang mo it biet cua 9 chua Nguyen: Lang Truong Thai Lăng nằm trên một quả đồi, xoay về hướng chính Bắc, có một hệ thống bậc cấp dẫn lên, giờ đã hư hại khá nhiều.
  • Lang mo it biet cua 9 chua Nguyen: Lang Truong Thai Đây cũng là một trong những lăng chúa Nguyễn nằm ở vị trí hẻo lánh và khó tiếp cận nhất.
  • Lang mo it biet cua 9 chua Nguyen: Lang Truong Thai Về cấu trúc, lăng cũng gồm 2 vòng thành ngoài và thành trong.
  • Lang mo it biet cua 9 chua Nguyen: Lang Truong Thai Vòng thành ngoài có chu vi 126,8m, cao 2,53m. Thành trong có chu vi 61,2m), cao 1,45m.
  • Lang mo it biet cua 9 chua Nguyen: Lang Truong Thai Bình phong sau cổng trang trí hai mặt, phía trước là hình kỳ lân, hiện chỉ còn dấu vết mờ nhạt.
  • Lang mo it biet cua 9 chua Nguyen: Lang Truong Thai Mặt sau bình phong có hình rồng, hiện còn khá nguyên vẹn và rất đẹp.
  • Lang mo it biet cua 9 chua Nguyen: Lang Truong Thai Hai trụ cổng của vòng thành trong.
  • Lang mo it biet cua 9 chua Nguyen: Lang Truong Thai Mộ gồm 2 tầng. Tầng 1 rộng 250cm, dài 325cm, cao 28cm. Tầng 2 rộng 510cm, dài 610cm, cao 20cm.
  • Lang mo it biet cua 9 chua Nguyen: Lang Truong Thai Hương án trước mộ còn khá nguyên vẹn.

Việt Báo (Theo_Kiến Thức )
Giấc mộng kỳ lạ của ông lão canh lăng chúa Nguyễn
Ngày cập nhật 03/09/2013

Triều đại nhà Nguyễn một thời đầy oai hùng đã lùi vào dĩ vãng, ngoài những lăng vua triều Nguyễn được trùng tu bảo tồn thì hầu hết những lăng chúa Nguyễn dường như đã bị thời đại mới lãng quên.
Tuy nhiên, có một ông lão mặc dù không phải là con cháu dòng dõi hoàng tộc vẫn ngày ngày tận tụy chăm sóc, bảo vệ lăng chúa Nguyễn Phúc Thái. Đó là ông Nguyễn Lô, hậu duệ của những người mộ phu tham gia xây dựng lăng các vua, chúa thời Nguyễn.
Túp lều tranh của lão Lô nằm chắn ngang trên lối đi dẫn vào lăng chúa được ví như chiếc chòi canh bảo vệ cho giấc ngủ ngàn thu của chúa Nguyễn
Túp lều tranh của lão Lô nằm chắn ngang trên lối đi dẫn vào lăng chúa được ví như chiếc chòi canh bảo vệ cho giấc ngủ ngàn thu của chúa Nguyễn

Người “nô bộc” trung thành
Chúa được mai táng tại thôn Kim Ngọc  (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Giữa cái nắng chang chang như thiêu ngư đốt của những ngày hè ở Huế, chúng tôi viếng thăm lăng chúa Nguyễn Phúc Thái. Trên lối chính dẫn vào khuôn viên của lăng chúa Nguyễn, trước mắt chúng tôi hiện ra một túp lều nhỏ được dựng bằng tranh tre nứa lá rất đơn sơ nằm chắn ngang trên con đê nhỏ cũng là con đường độc đạo để vào lăng, hai bên bao bọc bởi hồ sâu. Đó là túp lều của người gác lăng Nguyễn Lô.
Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Lô có vẻ hơi ngạc nhiên vì tưởng rằng là những vị khách du lịch bị “lạc đường” hay là con cháu của Ngài hoàng (chúa Nguyễn Phúc Thái) đến thăm viếng lăng tổ tiên.
Tay vấn điếu thuốc, ánh mắt của ông Lô nhìn đăm chiêu, giọng nói chậm rãi, “Tui cứ tưởng mấy anh là con cháu của ngài đến viếng lăng vì cũng sắp đến ngày giỗ của Ngài rồi. Ở đây, quanh năm ít người qua lại lắm, chỉ mình tui ở để trông coi lăng cho Ngài thôi, lâu lâu mới có con cháu của Ngài đến lăng”. Lăng chúa Nguyễn Phúc Thái nằm heo hút giữa núi rừng, ít người lai vãng trừ con cháu trong dòng tộc đến thắp hương, kỵ giỗ mà thôi. Còn đối với khách du lịch thì càng không, bởi lăng chúa không có giá trị về mặt kiến trúc, không bề thế, nguy nga như lăng các vua.
Chúa Nguyễn Phúc Thái sinh năm 1649, mất năm 1691, trị vì chỉ được 4 năm (1687-1691), là chúa Nguyễn đời thứ 5 trong lịch sử Việt Nam. Chúa Nguyễn Phúc Thái nổi tiếng là ông hoàng rộng rãi, yêu dân như con, ông đã ban hành nhiều sắc lệnh rất tiến bộ hợp lòng dân như giảm thuế, giảm nhẹ hình phạt nghiêm khắc, trọng dụng người tài.
Chúa Nguyễn Phúc Thái cũng chính là người đã đã tuyên chỉ quyết định dời đô từ phủ Kim Long về làng Phú Xuân, và nơi này về sau trở thành kinh đô của nước Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn (thành phố Huế ngày nay).
Ông Nguyễn Lô kể rằng, tổ tiên của ông đã mấy đời trông coi, gìn giữ cho lăng của chúa. Đối với ông đó không phải là nhiệm vụ, trách nhiệm mà là sự vinh dự của dòng họ, tổ tiên mình được chúa ban cho. Cả cuộc đời của lão Lô đã sống và gắn bó với mảnh đất này, với lăng mộ; ông cũng như các bậc cha anh của mình vẫn ngày ngày làm cái công việc trông nom, chăm sóc, bảo vệ Ngài hoàng như bảo vệ gia sản quý giá của mình.
Ông vẫn còn nhớ trước đây, trong thời chiến tranh loạn lạc, lăng mộ của chúa bị bỏ hoang phế, không ai chăm sóc, bảo vệ, lại bị thời gian, bom đạn tàn phá nhiều nên không còn được nguyên vẹn, đổ nát nhiều. Nói đến đây, đôi mắt ông như ánh lên nỗi chua chát: “ Trong chiến tranh loạn lạc tàn phá thì không nói làm gì, đến khi thời bình, cũng chỉ mới đây cỡ chục, mười lăm năm, có nhiều người dân thiếu ý thức còn phá tường lấy gạch về làm nhà; có không ít kẻ xấu vẫn rắp tăm đào mộ bằng được.”
Ông bảo rằng, “Tui làm công việc này à tự nguyện, tui không cần người ta trả lương, chỉ mong sao lăng của Ngài hoàng được bảo tồn, gìn giữ để lại cho con cháu đời sau mà thôi.”
Mặc dù đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm (82 tuổi) nhưng trông ông Lô vẫn còn khỏe lắm. Ngoài công việc hàng ngày là trông coi mấy hồ cá của gia đình quanh lăng, thì ông vẫn không quên nhiệm vụ quét dọn, thắp hương vào những ngày rằm, ngày giỗ và bảo vệ lăng khỏi sự phá phách của kẻ xấu.
Những giấc mộng kỳ lạ của ông lão hộ lăng
Theo lời của ông lão thì lăng của Ngài ở đây linh thiêng lắm, người dân quanh đây đều rất tôn kính. Những kẻ đã trót xâm phạm lăng chúa đều có kết cục không mấy tốt đẹp.
Công việc quét dọn lăng chúa đã trở thành công việc quen thuộc của ông lão Lô.
Công việc quét dọn lăng chúa đã trở thành công việc quen thuộc của ông lão Lô.
Mặc dù là người đã từng kinh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi đến chống Mỹ, từng một mình ông sống bám trụ giữa núi rừng hoang vu nên không tin vào chuyện ma quỷ hay báo mộng là gì. Tuy nhiên, khi đến sống và bảo vệ ở Lăng này ông mới cảm thấy không có chuyện gì là không xảy ra cả.
Ông Lô tiết lộ rằng, đã có nhiều kẻ đào trộm mộ đã đến lăng Ngài hoàng đào hai, ba lần nhưng không thành vì có người báo mộng cho ông biết để cản trở hành động của chúng. Không chỉ mơ thấy người đó báo mộng một lần mà đã hai ba lần rồi, mà đặc biệt lần nào cũng chính xác.
Ông kể rằng, “Một đêm cách đây đã lâu, lúc đó trời đã khuya chừng 2 giờ sáng, tui đang nằm ngủ mê man thì trong giấc mơ bỗng hiện lên một ông lão vận đồ hoàng tộc ngày xưa bằng màu đỏ, râu tóc bạc phơ đến đánh thức tui, bảo có kẻ đang đào trộm lăng. Tỉnh dậy, đến gần lăng tui nghe có tiếng đào bới, biết là bọn trộm nên giả vờ đánh tiếng, bọn chúng biết bị lộ nên bỏ đi, không đào nữa.”
Ông tâm sự: “Mặc dù tui biết công việc của tui rất nguy hiểm nhưng tui không hề sợ, vì tui tin các Ngài sẽ phù hộ cho việc làm đúng của tui. Nếu còn sống thì tui vẫn còn bảo vệ lăng của Ngài”.  
Dù  không phải là người được nhà nước giao nhiệm vụ trông coi lăng, cũng không phải là người làm công ăn lương như những bảo vệ lăng các vua. Lão Lô chỉ xem đó là công việc được các chúa Nguyễn giao phó cho tổ tiên truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đình không chỉ có ông mà còn có người con cả là anh Nguyễn Cường cũng “nối nghiệp” cha tự nguyện làm bảo vệ không lương cho lăng chúa Nguyễn Phúc Chu.
Sau khi thắp hương ở lăng chúa Nguyễn Phúc Thái, chia tay lão Lô ra về, chúng tôi không khỏi khâm phục tinh thần trách nhiệm bảo vệ lăng chúa Nguyễn của lão Lô. Một người đã có ý thức gìn giữ, bảo vệ di tích có ý nghĩa lịch sử cho con cháu đời sau.
  Điền Quang
Theo Pháp Luật Việt Nam

Mối hận của vua Gia Long với nhà Tây Sơn: Tấn bi kịch lịch sử

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát. Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

Bài viết của nhà nghiên cứu lịch sử Võ Hương An

Lời người viết: Mùa Vu lan năm Canh dần 2010, tự nhiên tôi nhận được nhiều email của thân hữu gởi đến – có ngày nhận hai ba cái — kèm theo truyện ngắn “Một ngày lễ Vu lan sầu thảm” của Tịnh Thuỷ, viết về sự tàn ác và hèn hạ của vua Gia Long trong việc hành hình vợ chồng Trần Quang Diệu & Bùi Thị Xuân — hai dũng tướng của Tây Sơn — và gia đình (mẹ già và con gái). Nội dung của các điện thư hoặc có ý hỏi tôi sự thật có đúng như vậy không, hoặc tỏ ra đồng ý với tác giả, chê trách vua Gia Long tàn ác. Bài viết này xin xem như một câu trả lời, sự thật lịch sử là một kinh nghiệm chung ở đời…
Đôi nét lịch sử
Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc. Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi, vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn. Vào đầu thế kỷ XX, vua Khải Định đã chọn ngày này ( mồng 2 tháng Năm âm lịch) làm ngày quốc khánh của nước Đại Nam, đặt tên là ngày Hưng quốc khánh niệm. Những ai ở lứa tuổi trên 70 ở Trung kỳ, từng cắp sách đến trường có thể còn nhớ đôi chút về ngày này, nhất là ở Huế. Đó là ngày mừng đất nước thống nhất. Niên hiệu Gia Long bao hàm trong ý nghĩa đó — vua muốn nói ông là người đã đi từ Gia Định thành tới Thăng Long thành để thống nhất đất nước. (Võ Hương-An, Thăng Long và Gia Long )
Ngay sau khi chiếm lại Phú Xuân và trong khi vua Cảnh Thịnh của Tây Sơn đang còn làm chủ ở miền Bắc thì Nguyễn Vương đã cho “Phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng, phơi thây, bêu đầu ở chợ” (Thực lục I, tr.473).
Sau khi chiếm được Bắc hà, bắt được trọn gói vua tôi, anh em vua Cảnh Thịnh, hoàn thành cuộc thống nhất đất nước từ Nam chí Bắc, vua Gia Long khải hoàn về kinh. Ngày giáp tuất tháng 11 năm Gia Long thứ 1 (7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802) vua đem tù binh ra làm lễ hiến phù ở Thái Miếu. Hiến phù là lễ trình diện tù binh trước bàn thờ tổ tiên, và Thái Miếu là nơi thờ 9 đời chúa Nguyễn. Sau lễ,
“Sai Nguyễn Văn Khiêm là Đô thống chế dinh Túc trực, Nguyễn Đăng Hựu là Tham tri Hình bộ áp dẫn Nguyễn Quang Toản [vua Cảnh Thịnh] và em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì, cho 5 voi xé xác, đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ [bài vị] của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại [Ngoại Đồ Gia, cơ quan chế tạo của triều đình, sau gọi là Võ Khố] (năm Minh Mệnh thứ 2 đổi giam vào ngục thất cấm cố mãi mãi). Còn đồ đảng là bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài.” (Thực lục I, tr.531)
Trong chiếu bố cáo cho toàn dân được rõ về lễ hiến phù ngày 7 háng 11 Nhâm tuất, có câu mở đầu : “Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu …” và kết thúc bằng câu “Nhạc Huệ trời đã giết rồi, cũng đem phanh xác tan xương, để trả thù cho Miếu Xã, rửa hận cho thần nhân.” (Thực lục I, tr.532,533)
Theo tài liệu của Bissachère, trước khi nhận lãnh cái chết thảm khốc, anh em vua Cảnh Thịnh còn bị bắt phải chứng kiến cảnh lính tráng tiểu tiện vào sọt đựng hài cốt của cha (Nguyễn Huệ) và bác (Nguyện Nhạc) (theo hồi ký của Bissachère) trước khi hài cốt bị đem “giả nát rồi vất đi”.
Xem thêm:
Phẩm bình của lịch sử
Tại miền Nam trước 1975, có hai bộ thông sử tiếng Việt thông dụng là Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim và Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn. Viết về vua Gia Long, cả hai bộ sử đều giống nhau ở một điểm: có phê phán sự hẹp lượng của vua Gia Long qua việc giết hại công thần (vụ án Nguyễn Văn Thành và vụ án Đặng Trần Thường), có kể rõ việc hành hình trả thù Tây Sơn nhưng hoàn toàn không bình luận, phê phán gì đến sự “quá tay” trong việc này. Tại sao?
Hoa Bằng, tác giả Quang Trung, Anh hùng dân tộc (Nxb Bốn Phương, Saigon, 1953) khi kết luận thiên biên khảo đầu tiên bằng tiếng Việt về đề tài này đã ngậm ngùi viết:
“Vậy mà Nã [Phá Luân, Napoléon I] được gởi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau hoài niệm, viếng thăm ; còn Quang Trung : mả phải đào, xương phải tán, dòng dõi bị chu di, sự nghiệp liệt liệt oanh oanh gói tròn trong một chữ ‘Ngụy’”
Nhà viết sử Trần Gia Phụng trong Nhà Tây Sơn (Nxb Non Nước, Toronto, 2005) cũng đã có lời bình phẩm nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc:
“Cuộc trả thù được vua Gia Long xem là ‘ nghĩa lớn Kinh Xuân Thu’ nhưng hành hạ di cốt địch thủ trước mắt con cái họ trái hẳn với đạo lý cổ truyền của dân tộc.” (tr.240)
Phê bình mạnh tay, mạnh mẽ hơn có Quách Giao :
Nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn vô cùng khắc nghiệt. Quật mả Vua Thái Ðức, Vua Quang Trung, chém giết dòng họ, tướng tá nhà Tây Sơn đến thế, Nguyễn Phúc Ánh chưa cho là đủ, còn truyền đào mồ mả của cha ông hai nhà anh hùng áo vải và của những người đã theo nhà Tây Sơn và đã chết trước khi non sông đổi chủ.
Còn đối với Nhà Tây Sơn thì Nguyễn Phúc Ánh chém tất cả dòng họ, từ Vua Bửu Hưng [Cảnh Thịnh], cho tới một em bé mới sanh mà đã lọt vào ngục thất. Lại truyền đào mả Vua Thái Ðức và Vua Quang Trung, nghiền xương đổ xuống bể. Còn sọ thì đem xiềng nơi ngục thất trong Hoàng Cung để làm lọ đi tiểu.
Ðể nhổ cỏ cho sạch gốc, Nguyễn Phúc Ánh sức mọi nơi truy tầm những bà con gần xa của họ Nguyễn Tây Sơn, và những Tướng Tá của Tây Sơn còn trốn tránh nơi sơn dã.
Hai người con Vua Thái Ðức là Văn Ðức, Văn Lương và cháu nội, con Nguyễn Bảo, là Văn Ðẩu, nương náu nơi Mộ Ðiểu, Vùng An Khê. Vua tôi Nhà Nguyễn biết nhưng sợ người Thượng, không dám đến bắt. Mãi đến năm Minh Mạng thứ 12 (1832) thấy tình thế đã yên, ba chú cháu mới đem nhau về thăm quê cũ ở Kiên Mỹ. Bọn bất lương đi mật báo. Quân Nhà Nguyễn đến vây bắt giải về Phú Xuân giết chết.
…Ngót 150 năm, Nhà Nguyễn cố làm cho người người quên Nhà Tây Sơn. Những người yêu nước vẫn luôn nhớ đến Nhà Tây Sơn, ngọn bút yêu nước vẫn chép đi chép lại, vẫn tìm tòi trong nơi khuất tịch những tài liệu còn dấu cất, để viết về Nhà Tây Sơn.
Và tiếng Anh hùng Áo Vải, Anh Hùng Dân Tộc mãi còn vang, khi nhẹ nhàng, khi mạnh mẽ, trên đất nước Việt Nam, từ Nam chí Bắc.
Còn Nhà Nguyễn đã làm được gì?
Có người bảo rằng đã thống nhất Bắc Nam. Ðó là quên rằng chính Nhà Tây Sơn đã thống nhất Bắc Nam, rồi Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm trên tay Ðông Ðịnh Vương và Cảnh Thịnh. Sau bao phen bể nổi dâu chìm Nhà Nguyễn còn để lại tiếng Rước voi, cõng rắn.
Trăm năm bia đá thời mòn
Nghìn năm bia miệng mãi còn trơ trơ.
Trong văn hóa phương Tây, đánh nhau là đánh nhau nhưng không có chuyện trả thù kẻ chiến bại một cách tàn nhẫn, nhất là đối với người đã chết, Do đó, khi bắt gặp hành động “dã man” này của vua Gia Long, Stanley Karnow, tác giả tiếng tăm bộ sử VietNam, A History (Penguin Book, 1984) đã viết:
“Ông ta tỏ ra chẳng khoan dung chút nào đối với kẻ thù đã chiến bại, dù đã chết hay còn sống. Binh sĩ của ông đã quật xương cốt của một cặp vợ chồng cầm đầu Tây Sơn đã chết [Nguyễn Huệ], tiểu tiện vào xương cốt đó trước sự chứng kiến của con cái họ và những người này sau đó tay chân bị trói vào 4 con voi và xé nát.” (p.65) (He showed no mercy to his beaten adversaries, dead or alive. His soldiers exhumed the bones of a deceased Tayson leader and his wife and urinated on them before the eyes of their son, whose limbs were then bound to four elephants and ripped apart.)
Nếu Nhà Tây Sơn không có Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến thắng quân Thanh và quân Xiêm vang dội trong lịch sử thì hành động “vì 9 đời mà trả thù” của vua Gia Long chưa chắc đã bị búa rìu dư luận nhiều như đã xảy ra. Ngoài việc ghi chép khá rõ ràng của Quốc Sử Quán Nhà Nguyễn thì hồi ký sống động của giáo sĩ De la Bissachère về việc hành hình trả thù của vua Gia Long đối với anh em và vua tôi Cảnh Thịnh (2), đã gây tác động tâm lý không nhỏ trong giới sử học Đông Tây (Thực ra ông này không chứng kiến cuộc hành hình mà chỉ nghe ai đó kể lại). Thử đi vào mạng lưới toàn cầu, gõ mấy từ khóa như Gia Long, Tây Sơn, Nguyễn Huệ, thì tha hổ đọc công luận phẩm bình, đa số đều chê Gia Long về việc này. Điều này cũng dễ hiễu thôi vì hào quang chiến thắng quân Xiêm và quân Thanh của vua Quang Trung rực rỡ quá, đã che mất sự thật thê thảm ở bên trong. Thêm vào đó, với mấy chục năm lịch sử triều Nguyễn do Gia Long khai sáng, đã bị miệt thị thậm tệ, đã ảnh hưởng không ít trên sự nhận thức của người đọc, nhất là giới trẻ. Mặc dầu ngày nay gió đã đổi chiều, đã bắt đầu có sự chuyển biến trong nhận thức về sự nghiệp của Nhà Nguyễn (3) nhưng không thiếu chi người vẫn tư duy trong nếp cũ.
Câu hỏi đặt ra
Các sách sử Việt Nam viết về hành vi “tàn ác” trả thù Tây Sơn của vua Gia Long đều lấy tài liệu từ các bộ chánh sử của Nhà Nguyễn (Đại Nam Thục lục đệ nhất kỷ, Đại Nam Liệt Truyện ), trước khi biết đến các chi tiết khác do nguồn sử liệu Tây phương cung cấp. Sử thần Nhà Nguyễn trong Quốc Sử Quán đã không giấu diếm gì cả, viết trắng chuyện này ra cho hậu thế cùng biết, người sau chỉ lặp lại, chỉ thêm lời bình phẩm nặng nể mà không có bớt.
Riêng người viết, trong niềm ngưỡng mộ chiến thắng oanh liệt hào hùng của vua Quang Trung trước quân Xiêm và quân Thanh xâm lăng, ban đầu thì cũng đồng ý với những bình phẩm chê trách hành động của vua Gia Long đối với Tây Sơn là thái quá, tàn nhẫn, nhưng sau đó, khi được biết những nguồn tin khác, không khỏi đắn đo tự hỏi và tìm lời giải đáp.
Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát (4)[1] .Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?
Sau khi làm chủ Bắc hà, vua “Sai chọn người dòng dõi họ Trịnh để giữ việc thờ cúng họ Trịnh. Trước là khi đại giá Bắc phạt, người họ Trịnh ai ai cũng sợ bị giết. Vua thấu rõ tâm tình, xuống chiếu dụ rằng: ‘Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay, trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên cùng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trưởng họ, giữ việc thờ cúng để giữ tình nghĩa đời đời.” (Thực lục I, tr.508) Vậy là Trịnh Tư được giao lo việc thờ cúng, họ Trịnh được cấp 500 mẫu ruộng để lấy huê lợi cúng tế hàng năm, 247 người họ Trịnh được xét tha thuế dinh và miễn binh dao (đi lính và chịu sưu dịch).
Ai cũng biết La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, được coi như một Gia Cát Lượng của vua Quang Trung, một cố vấn tối cao, được vua quan trên dưới đều kính nể (4 lần vua khẩn khoản mời ra giúp, cuối cùng nhận chức Viện trưởng Viện Sùng Chính năm 1790, giúp vua chấn chỉnh việc giáo dục, văn hóa, giúp vua chọn đất Nghệ An làm Phượng Hoàng trung đô…). Khi Nguyễn Vương tái chiếm Phú Xuân, ông đang ở Huế giúp vua Cảnh Thịnh nhưng không chạy theo khi vua đào thoát (hay chạy theo không kịp?) và dường như không bị bị bắt mà chỉ quản thúc tại gia, dù phía Nguyễn Vương biết rõ lý lịch, sau đó Nguyễn Vương đã ra lệnh
“Thả xử sĩ ở Nghệ An là Nguyễn Thiếp về. Thiếp là người xã Nguyệt Áo huyện La Sơn, đậu Hương tiến đời Lê, làm quan huyện Thanh Chương, bỏ quan về nhà. Khi nhà Lê mất, theo lời mời của Nguyễn Quang Toản mà ở lại Phú Xuân. Tới nay vào yết kiến, xin trở về làng. Vua [Nguyễn Vương] dụ rằng ‘Khanh là người tuổi tác, đạo đức, rất được người ta trông cậy. Sau khi trở về núi nên khéo léo đào tạo lấy nhiều học trò để ra sức phò giúp thịnh triều, khỏi phụ tấm lòng rất mực mến lão kính hiền của ta.’ [người viết in đậm]. Bèn sai quan quân đưa về (Thực lục I,tr.445)
Lại năm 1803, phái đoàn do vua Cảnh Thịnh phái đi sứ Nhà Thanh (gồm Lê Đức Thận, Nguyễn Đăng Sở và Vũ Duy Nghi) bị trả về nước, bị quan Bắc thành bắt giải về Kinh, vua Gia Long tha hết cho về quê. Lại khi Bộ Hình tâu xin vua định đoạt số phận của người vợ lẻ Nguyễn Nhạc cùng 2 người em họ tên Đại và Vạn bị bắt thì vua nói: “Vợ lẻ Nhạc là một người đàn bà thôi. Bọn Đại tuy là thân đảng của giặc Nhạc mà không dự binh quyền, nay Nhạc chết rồi, giết đi thì có ích gì?” (Thực lục I, tr.544)
Những chứng dẫn nho nhỏ đó cho thấy vua Gia Long là con người phải chăng, tùy theo người, theo trường hợp mà có quyết định tha hay phạt , chứ không phải bạ đâu giết đó, thà giết lầm hơn bỏ sót. Vậy tại sao giết Tây Sơn chưa đủ, phải hành hạ mới hả, kể cả nắm xương khô. Thù chi mà dữ vậy?
Sự thật là đây
Về chuyện vua Gia Long trả thù Tây Sơn, nhà viết sử Trần Gia Phụng đã đi xa hơn các học giả đi trước khi lần đầu tiên ông phân tích chính xác rằng:
“Không kể cá nhân ông bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì ba việc chính: thứ nhất, năm 1777 Định Vương Nguyễn Phúc Thuần [chú ruột vua Gia Long], Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương [em chú bác ruột] và Nguyễn Phúc Đồng [anh ruột] bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Thứ nhì, hai người em [ruột] của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn năm 1783. Thứ ba, vua Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790.” (Việt Sử Đại Cương, Tập 2, tr.445)
Chừng đó nợ máu nghe đã nặng (5 người cật ruột), nhất là món nợ thứ 3, nhẹ vật chất mà nặng tâm linh và đạo đức, ít người biết. Nhưng kể vậy cũng chưa đủ.
Khi đọc câu mở đầu của chiếu bố cáo lễ hiến phù: “ Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu…” * (Thực lục I, tr.532) tôi không khỏi mỉm cười một mình với ý nghĩ : thiệt mấy ông đời xưa văn chương lớn lối quá, cái chi cũng lôi điển tích với sách vở ra, tô vẻ cho long trọng. Nhưng sau đó, khi đọc kỹ Thực lục mới biết mấy chữ vì 9 đời mà trả thù mang một ý nghĩa rất thực, rất cụ thể, bên cạnh màu sắc điển tích văn chương tô điểm.
* “Xuân Thu, Công Dương truyện: Trang công năm thứ 4 chép: Tề Tướng công giết nước Kỷ, vì ông tổ xa đời là Ai công mà phục thù, đời gọi là mối thù 9 đời.” Chú thích của dịch giả Thực lục I, tr.532.
Ngày 13/6/1801, Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô Phú Xuân, nơi ông đã vội vã ra đi khi mới 13 tuổi (ta), và ròng rã 27 năm mơ ước được trở về. Tuy đã làm chủ được Phú Xuân nhưng lực lượng hùng hậu của Tây Sơn Cảnh Thịnh vẫn còn ở bên kia lũy Trường Dục (Quảng Bình), vậy mà đến đầu tháng 8 năm đó đã lo sửa sang lăng mộ tổ tiên và cấp tốc hoàn tất ngay trong tháng. Sao việc này lại làm gấp rút còn hơn cả công tác sửa sang thành trì, xây đồn đắp luỹ để phòng chống Tây Sơn? Xin đọc kỹ đoạn ghi chép của Thực lục sau đây, có thể thấy được lý do thúc đẩy (những chữ in đậm là do người viết, chữ ghi giữa hai ngoặc đứng [x] là chú giải của người viết):
“Tháng 9, ngày Ất hợi [ 9/8/1801], sửa lại sơn lăng.
“Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Ngày Kỷ hợi [1/11/1801], vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả. Sai đổi xã Cư Hóa làm xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho Huyên làm Cai đội (năm Minh Mệnh thứ 11[1830] phong An Ninh bá, lập đền thờ ở núi Cư Chính) con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về hậu thưởng cho.” (Thực lục I, tr.466)
Gạt ra ngoài những chi tiết hoa lá cành như hai con cọp trong bụi rậm nhảy ra, đang đào mả thì nhà cháy, v.v., đoạn sử ngắn ngủi do Thực lục ghi lại tiết lộ hai điều quan trọng mà ít người biết đến hoặc biết mà vì một lý do nào đó đã lơ đi hoặc chỉ phớt nhẹ nói qua:
-Thứ nhất, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, lấy hài cốt ném xuống sông.
Việc này cộng với việc giết chết vị chúa thứ 9 là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên năm 1777 thì quả nhiên vua Gia Long tính sổ 9 đời không sai chậy chút nào. Vì vậy có thể nói được rằng chữ 9 đời có một ý nghĩa rất cụ thể.
Đây là 8 đời chúa Nguyễn:
1.Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613);
2.Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635);
3.Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648);
4.Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687)
5.Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691);
6.Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725);
7.Chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738);
8.Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765);
Về ông tổ Nguyễn Kim, có lẽ vì không biết đích xác mộ phần nẳm ở đâu trong cái bát ngát của núi Triệu Tường ở Thanh Hóa, nên vua Quang Trung đành phải cho qua mà không tình sổ.
Tám đời chúa Nguyễn này không có hận thù gì với anh em Tây Sơn, đã có công rất lớn đối với dân tộc và đất nước khi kế tục nhau mở nước về phương Nam, đến tận Cà Mau, Châu Đốc, cống hiến cho tổ quốc non một nửa nước, trài dài từ Phú Yên trở vào Nam, với đất đai trù phú, nguồn lợi dồi dào, rộng hơn lãnh thổ nam tiến của các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê cọng lại. Không có sự nghiệp này thì hậu thế ngày nay lấy chi để khoe với thế giới rằng “nước ta hình cong như chữ S” với “rừng vàng biển bạc”?!
-Thứ hai: Phần mộ của ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long cũng bị quật lên và hài cốt ném xuống sông.
Ông Nguyễn Phúc Côn là con thứ hai của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, mất năm 1765, khi con là Nguyễn Phúc Ánh đang còn bé. Khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế (1806) mới truy tôn cha làm Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế, chứ cho đến khi chết dưới tay quyền thần Trương Phúc Loan, ông chẳng làm vua làm chúa gì. Chỉ vì con ông là Nguyễn Phúc Ánh dám chống lại Tây Sơn mà ông đã không được ngủ yên, lâm vào cảnh con làm cha chịu!
Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết thêm một chi tiết khác:
“Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người). (tr.193)
Thực lục có nói khi Nguyễn Ngọc Huyên chết thì được lập đền thờ và phong làm An Ninh bá. Ở thượng lưu sông Hương có một ngôi miếu, tục gọi là miếu Ông Chài, chính là miếu ông Huyên vậy.
Trong văn hóa Việt Nam, phận làm con cháu là phải lo gìn giữ mồ mả tiên tổ cha ông. Do đó chúng ta thông cảm với vua Gia Long chỉ trong 2 tháng sau khi tái chiếm Phú Xuân đã vội vã hoàn tất việc tu sửa lăng mộ bởi khi đã biết tình trạng lăng mộ bị phá tanh banh thê thảm như thế thì không một ai có thể chờ đợi được nữa.
Trong lịch sử Việt Nam, việc tranh giành quyền lực dẫn đến những hành động giết hại nhau tàn nhẫn không phải là hiếm. Điển hình, để cướp ngôi nhà Lý, Trần Thủ Độ không ngần ngại dồn Lý Huệ Tông vào chỗ chết, với ý đồ nhổ cỏ tận gốc, mặc dù Huệ Tông đã biết thân phận, bỏ ngai vàng, vào tu ở chùa Chân Giáo. Đã thế, Trần Thủ Độ còn bày mưu sập bẫy tôn thất Nhà Lý chôn sống trọn gói (may mà Hoàng tử Lý Long Tường nhanh chân thoát qua tị nạn ở Cao Ly, trở thành thuỷ tổ họ Lý của xứ Đại Hàn ngày nay). Nhưng có lẽ trong cuộc tranh chấp quyền lực chưa có ai trong lịch sử phải trả cái giá 5 mạng người ruột thịt và 9 ngôi mộ cha ông tiên tổ tanh banh với xương cốt không biết đâu tìm như trường hợp vua Gia Long trong khi đối đầu với Tây Sơn để phục hồi cơ nghiệp của ông cha đã tốn công xây dựng.
Ở đời, có vay thì có trả. Nợ nào cũng có tính lãi suất, chỉ có khác là nặng hay nhẹ, không hình thức này cũng hình thức khác. Nếu Quang Trung Nguyễn Huệ không tạo nhân ác thì có thể đã không gặp quả ác. Hận thù luôn luôn vẫy gọi thù hận là chuyện thường của thế gian, huống chi lại có yếu tố tranh giành quyền lực trong đó, tham lam và sân hận hẳn phải bốc lên ngùn ngụt.
Phải chăng nên thử tự đặt mình vào địa vị của vua Gia Long để có nhiều thông cảm và có lời phẩm bình phải chăng hơn.
Một vài cảm nghĩ
Là hậu thế, có lẽ không mấy ai vui khi biết sự thật của tấn thảm kịch Nguyễn Quang Trung và Nguyễn Gia Long. Cả hai, đối với chúng ta, đều có chỗ đáng tôn vinh lẫn chỗ bất cập. Riêng ngưởi viết, từ tấn thảm kịch lịch sử này, học hỏi được một đôi điều, xin gọi là chia sẻ.
1/Qua việc điện thư của bạn bè và thân hữu gởi đến tới tấp kèm chuyện “Một ngày lễ Vu lan sầu thảm” của Tịnh Thuỷ,tôi nhận ra rằng té ra loại “lịch sử tiểu thuyết” dễ đi vào lòng người hơn là chính sử khô khan. Đồng ý khi tiểu thuyết hóa lịch sử thì tha hồ cho trí tưởng tượng vẽ vời nhưng cái căn bản của nó xin đừng đổi trắng thay đen. Thực lục ghi rõ vụ hành hình vua tôi anh em Cảnh Thịnh diễn ra ngày giáp tuất tháng 11 năm Gia Long thứ 1 tức ngày 7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802. Làm chi có ngày Vu Lan trong đó? Có lẽ tác giả muốn gây ấn tượng cho ngưởi đọc về sự tàn ác khó dung tha của vua Gia Long nên mới lựa một ngày như thế. Tội nghiệp cho vua! Vua chỉ dự lễ hiến phù, không dự cuộc hành hình, chỉ sai quan thi hành, nên cuộc đối thoại tay đôi giữa vua và bà Bùi Thị Xuân cũng chỉ là cơ hội bày ra để mạt sát thoải mái. Tội nghiệp.
2/Việc cải táng mộ ông Nguyễn Phúc Côn có thể hiểu được, vì tìm được hài cốt và hài cốt này đã được vua Gia Long xác tín rằng đó là di cốt của người đã sinh thành ra ông. Nhưng với 8 chúa thì sao? Sử nói Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Đồng ý là xây lên cao, làm cho to lớn đẹp đẽ hơn xưa, nhưng hài cốt không tìm thấy thì chôn cái gì trong đó? Chẳng lẽ chỉ là một ngôi mộ trống không? Một cái mả gió?
Trong một dịp về thăm Huế sau 7 năm “đi học làm người tốt” (!), tôi được biết sau năm 1975, do đói quá, người ta đã làm bậy. Việc đào trộm mồ mả lăng tẩm giới quyền quí đã xảy ra với ý đồ tìm vàng bạc châu báu tùy táng. Người bạn kể cho nghe (tôi chưa có cơ hội kiểm chứng) khi cụ Vương Hồng Sển, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng của Miền Nam, biết được kẻ gian đã kiếm được nữ trang trong lăng Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức) và đem bán thì cụ đã kêu trời. Dưới cái nhìn cơm áo của kẻ trộm, đó là vàng, tính theo thời giá của chỉ và lượng. Dưới cái nhìn của cụ Vương, đó là đổ cổ vô giá của quốc gia! Nhưng đó không phải là chi tiết tôi quan tâm, vì bảo vật quốc gia người ta bán ra nước ngoài nhiều rồi. Chi tiết lý thú mà tôi nghe được đã giúp tôi hiểu biết thêm và lý giải thắc mắc nêu trên. Chi tiết đó là, bọn kẻ trộm, khi đào đến quan tài của một ông chúa nào đó đã không thấy hài cốt mà chỉ thấy hình người ta bằng gỗ! Điều này xác nhận giả thiết mà tôi đã nghĩ trong đầu nhưng không biết cách nào để kiểm chứng, ấy là tục chiêu hồn nạp táng.
“Chiêu hồn nạp táng là gì?
“Trong gia phả các họ rất chú trọng mục: Mộ táng ở đâu. Trong mục này có một số trường hợp ghi chú: “Chiêu hồn nạp táng”.
Đó là những ngôi mộ không có tử thi, hài cốt, mộ người chết trận, chết đuối hay do thú dữ vồ… không tìm được tử thi. Thân nhân làm hình nhân và làm lễ an táng theo như lễ an táng thông thường.
Được nghe các cụ kể lại rằng: chất liệu làm hình nhân, có địa phương dùng cây núc nác (còn gọi là sò đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi). Núc nác là loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo hình, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm vì mọc ở nhiều nơi. Có địa phương dùng bùn lấy ở giữa dòng sông, có địa phương dùng mùn đào ở giữa ngã tư đường cái.
Hình nhân được đẽo gọt hoặc nhào nặn thô sơ, có đầu mình chân tay là được (vì đa số không phải là nghệ nhân). Kích thước của hình nhân khoảng 30-40 cm chiều dài. Thi hài tượng trưng đó cũng được khâm liệm, đưa vào áo quan làm bằng gỗ vàng tâm, kích thước nhỏ bé, hoặc đưa vào tiểu sành. Trên hình nhân có phủ lên linh vị viết trên giấy kim tuyến, nội dung giống như linh vị đặt ở bàn thờ. Trước khi làm lễ an táng có mời thầy cúng làm bùa ấn phù phép để vong hồn nhập vào hình nhân.
Lễ an táng và các lễ các lễ khác cũng tiến hành như tang lễ thông thường.
3/ Hình như có một nhà tư tưởng nào đó đã nói: “Làm thầy thuốc lầm thì chết một người; làm thầy địa lý lầm thì giết một họ; làm chính trị lầm thì giết một nước, làm làm văn hóa lầm giết cả một đời.”
Dưới ảnh hưởng của môn phong thủy Trung Hoa, người Việt từ vua cho chí dân đều tin rằng âm phần tổ tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh và tương lai của con cháu. Bởi vậy ai cũng mong muốn tìm cho được một huyệt mả tốt để được kết phát, để con cháu được hưởng phước vinh hoa phú quí dài lâu. Bởi vậy, để tận diệt kẻ thù không gì bằng triệt long mạch, phá huyệt mộ, đào mả cha ông nhà người ta lên. Làm thế thì chắc chắn con cháu không thể nào ngóc đầu lên được, lấy gì mà chống trả. Quang Trung Nguyễn Huệ, ngoài việc sử dụng binh lực đánh Nguyễn Vương chạy dài ra biển, trốn qua đến Xiêm La hai lần, vẫn không quên sữ dụng chiêu thức này để hỗ trợ. Và để cho chắc ăn, thà phá lầm hơn bỏ sót, đã không những quật mồ thân sinh vua Gia Long là huyết thống trực hệ mà còn quật mồ cả 8 đời chúa Nguyễn xa lắc. Thật là một sự tính toán chu đáo.
Tuy toan tính chu đáo như vậy nhưng Nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ chỉ tồn tại có 14 năm (1788-1802, 1788 là năm vua Quang Trung đăng quang trước khi ra Bắc phá quân Thanh), trong khi Nguyễn Vương, mặc dầu bị đánh trúng tử huyệt (theo quan niệm phong thủy) nhưng sau 25 năm bền bĩ chiến đấu nhọc nhằn, đã thống nhất đất nước, phục hưng được cơ nghiệp tổ tiên, lập ra triều đại mới, tồn tại 143 năm (1802-1945).
Vậy là thế nào? Chẳng lẽ phong thủy hoàn tòan là một thứ tin mê tín dị đoan? Không, không thể vì vậy mà kết luận phong thủy một cách hồ đổ như thế được. Cái nước Mỹ của khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới này cũng đang chạy theo Feng Shui (Phong thủy) của nền văn minh cổ Trung Hoa, có thua chi Việt Nam xưa và nay đâu, có điều họ chú trọng đến dương cơ hơn âm phần. Như vậy phải có một yếu tố gì khác làm cho độc chiêu do vua Quang Trung phát ra đã không có hiệu quả. Tôi chợt nhớ đến chữ Đức trong câu ca dao
Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau
Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó!
Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế?
Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt.
Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh).
Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo. Theo thiển ý, có lẽ hiểu theo cách này mới giải thích được chỗ bất cập của phong thuỷ.
------------------------------------
Chú thích:
(1) Mãi đến mùa hạ năm 1806 (Bính dần) vua mới chánh thức làm lễ lên ngôi Hoàng đế tại điện Thái Hoà.
(2) Có thể xem: La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine, hồi ký của Bissachère viết năm 1807 do Charles B. Maybon biên tập và xuất bản năm 1920, từ trang 118 đến trang 120 tronghttp://www.archive.org/stream/larelationsurlet00labi#page/n1/mode/2up
(3) Ngày 18 và 19/10/2008 tại Thanh Hóa có một cuộc hội thảo “Đánh giá lại chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn” được phóng viên ghi nhận là “một hội thảo lịch sử”, có lẽ vì phải chuẩn bị tài liệu đến 20 năm và tỉnh Thanh Hóa đã tài trợ gần một tỉ đồng VN để tổ chức, Có hai nhận xét quan trọng được ghi nhận :
“Theo GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, cần có nhận thức mới về nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc trên tinh thần “công minh lịch sử”.
“Tổng kết hội thảo, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định: Cuộc hội thảo lần này đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi không chỉ của giới khoa học mà còn của dư luận xã hội, chứng tỏ những nhận thức trước đây về vai trò của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc theo hướng phê phán và phủ định đã không còn thỏa đáng nữa” (http://www.thethaovanhoa.vn/133N20081020034945468T0/danh-gia-lai-chua-nguyen-va-vuong-trieu-nguyen-mot-hoi-thao-lich-su.htm
(4) Vua Gia Long có một thanh gươm mang tên Qui Y. Sử ghi rằng thanh gươm này có tính ưa giết người (hiếu sát), Tối hôm nào gươm tự động thóat ra khỏi vỏ thì hôm sau thế nào cũng có người phạm tội bị chém bằng thanh gươm đó. Vua Gia Long ghét tính hiếu sát của gươm bèn đem qui y cửa Phật và đặt tên là Qui Y (Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu).

16 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả rất nhiều.
    Trả lời
  2. bài viết rất hay'CÁM ƠN"tác giả đã sưu tầm công phu.
    Trả lời
  3. Su trieu Nguyen do ai viet, quan lai trieu Nguyen chang? Co nguon nao khac doc lap, cong tam hon khong nhu cuon su cua nguoi Phap?
    Trả lời
  4. 1/ Các tài liệu của người Pháp (tạm coi là độc lập), của triều Nguyễn và đời sau đều nói về sự
    trả thù của Gia Long đối với Nguyễn Huệ.
    2/ Tài liệu nói về sự trả thù của Nguyễn Huệ đối với nhà Nguyễn chỉ do các quan triều Nguyễn
    viết nhất là theo kiểu "Theo truyền thuyết, tương truyền, nghe nói...."
    3/ NẾU Nguyễn Huệ thâm thù nhà Nguyễn tới mức đó thì Nguyễn Huệ đã hành động như Gia
    Long là truy tìm con cháu để tận diệt. Đằng này không hề có bất cứ nguồn sử liệu nào nói
    đến việc này.
    4/ NẾU quả thật quân Tây Sơn có hành động như vậy thì cũng không thể lấy cái sai trước để
    biện mình cho cái sai sau
    Trả lời
  5. có thật sự chính sác chưa hay tác giả cũng là hậu duệ nhà Nguyễn?
    Trả lời
  6. nghe thì cũng có lý nhưng có vẻ tác giả đang áp đặt rằng vua Quang Trung tàn bạo,
    Trả lời
  7. noi gi thi noi,thu han the nao ko biet nhung di moi goi giac ngoai bang ve giay xeo dan toc thi ko duoc xet ve danh nhan van hoa,hay anh hung dan toc,noi chung la day co the tac gia la con chau cua chua nguyen roi
    Trả lời
  8. Xem youtube clip na`y thi` bie^'t ngay xua^'t tha^n ta'c gia?: con cha'u nha` nguye^~n ba`o chu+~a
    to^.i a'c nha` Nguye~^n:
    https://www.youtube.com/watch?v=X3lHIrGyY5k
    Trả lời
  9. Ngày nay con cháu nhà Mạc cũng viết lại Nhà Mạch rùi. Chuyển TỘI thành CÔNG!!!
    Trả lời
  10. bài viết hay quá. cảm ơn tác giả
    Trả lời
  11. Vật TG nghĩ thế nào khi vua GL hành hình man rợ các võ tướng nhà Tây Sơn ? ! Hay là lại cho các Võ tướng Và THÂN QUYẾN họ cũng đào mã tổ nhà Nguyễn !
    Trả lời
  12. Không biết mọi người nghĩ thế nào chứ tôi thì từ trước tới giờ tôi luôn coi Gia Long - Nguyễn Ánh là một vĩ nhân, một anh hùng không ngại gian khổ, khó khăn,. Những điều tôi sắp nói ra là nhìn nhận trên sự khách quan lịch sử chứ không có tính bình luận chính trị.
    Trước khi Nguyễn Ánh 14 tuổi phải chạy giặc (nhà Tây Sơn) thì nước Việt Nam có 3 nền chính trị (thực chất là 2) nhà Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Nhà Tây Sơn nổi dậy làm cho nội chiến càng thêm phức tạp. Nguyễn Huệ đánh nhà Nguyễn, diệt họ Trịnh,. nhưng không thống nhất nổi đất nước bằng chứng là ngoài Bắc vẫn tồn tại nhà Lê, trong Nam thì Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cộng thêm Nguyễn Ánh luôn tìm cách để đánh lại Tây Sơn ( vì Nguyễn Ánh luôn coi nhà Tây Sơn là giặc cỏ) điều này theo tôi không có gì là sai cả bởi ông vốn là người hoàng tộc nên việc phục quốc phải là vấn đề hàng đầu chưa nói đến chuyện thù nhà. Một miền Nam bé tý mà có tới 3 thế lực đánh nhau thử hỏi cuộc sống của nhân dân lúc đó với lúc trước khi nhà Tây Sơn nổi dậy thì cái nào hơn. Theo tôi thì chính Nguyễn Huệ mới là người đưa đất nước vào cảnh loạn lạc. Nếu như không có 30 vạn quân Thanh chắc tôi coi ông ấy là tội đồ quá :(.
    Cho tới giờ tôi rất buồn vì mọi người gán cho ông một cái tội "Cõng rắn cắn gà nhà" chính vì thế mà cho tới giờ một con đường mang tên ông cũng không có. Cái tội đó theo tôi mọi người gán cho ông hoàn toàn là vô lý. Tôi có các lý do, nhận xét để nói đó là vô lý.
    1 - Nguyễn Ánh là người hoàng tộc.
    + Ít nhiều ông cũng là một trong những người được quyền kế nghiệp lãnh đạo đất nước cho nên khi đất nước bị lâm nguy thì trọng trách trên vai ông càng lớn. trên vai dân 1 thì ông phải 10 nên việc ông tìm cách đánh nhà Tây Sơn là chuyện phải làm. Việc ông cầu viện ngoại bang lúc đấy hoàn toàn là hợp lý (Xiêm, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, ông cầu viện 5 nước châu Âu).
    Việc coi ông "cõng rắn cắn gà nhà" thiết nghĩ nhà nước nào cầm quyền thì sẽ tìm cách dìm nhà nước trước thôi. Giống như nhà Trần dìm nhà Lý vậy.
    Thứ 2 nếu nói ông "Cõng rắn cắn gà nhà" lại càng không công bằng. Vì sao ư? Theo tôi việc đó chỉ là việc ông thiết lập quan hệ ngoại giao, liên minh chứ chả có gì cả. Các bạn biết để đánh đuổi giặc Pháp và Mỹ chúng ta cũng phải cầu viện rất là nhiều nước (15 nước phe XHCN trong đó có Tàu khựa). Thằng Khựa thì các bác biết rồi đấy. Lúc đầu nó giúp sau đấy nó quay ra nó cắn. Đầu tiên nó không cho Nga tiếp tế vũ khí đi qua nước nó, sau nó đánh Hoàng Sa năm 74, rồi chiến tranh biên giới năm 79. Nếu nói Nguyễn Ánh là "Cõng rắn cắn gà nhà" vậy HS rồi chiến tranh biên giới thì ai mang tội đấy đây????.

    với một cậu bé 14 tuổi sống trong cảnh nhổ cỏ nhổ tận gốc, một mình chạy giặc, ôm khúc chuối vượt biển trốn sang ngoại bang, rồi đứng lên chiêu binh mãi mã, rồi biết tính đến nước thiết lập ngoại giao với các nước khác đặc biệt là các nước châu Âu thì phải nói ông có một ý chí rất sắt đá và cái đầu hơi bị nhiều sỏi. Ông thua 5 lần 7 lượt mà vẫn không bị khuất phục, riêng cái này thôi cũng đủ ca ngợi ông rồi. Ôi ước gì lịch sử coi ông là một người có công thôi :(
    Trả lời

    Trả lời





    1. Tôi đồng ý với bạn !
    2. comment của 04 tháng 5 thật là người có Óc, chứ không giống như người chỉ có Tóc. Xin hoan nghênh bạn.01:59 Ngày 12 tháng 07 năm 2015
      comments của 04 tháng 5 thể hiện là người có Đầu Óc, chứ không phải những ai chỉ có Đầu ..Tóc.!! Xin hoan nghênh bạn.
    3. Vụ "cõng rắn". Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm đánh Tây Sơn nhưng quân mượn về bất lực không quản được, cướp bóc hiếp giết chính dân mình thì bênh cái gì? Làm sao so sánh với chuyện ngoại giao với nước ngoài để dựa vào họ mà chiến đấu?

      Không phủ nhận Nguyễn Ánh thật sự rất có tài không thua Nguyễn Huệ, cuộc đời lại rất epic, nhưng cái gì nó ra cái đấy.

Bí ẩn khu lăng mộ thái giám ít ai biết ở Huế

Cuối đời, các thái giám đã biết được số phận bi đát của mình nên cố gắng dành dụm tiền bạc để tìm nơi chôn cất cho chính mình.

Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là chùa Thái giám nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân (TP Huế). Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này. Nơi đây có một nghĩa trang của những con người mang thân phận không phải đàn ông mà cũng chẳng phải đàn bà...
Theo sử cũ còn để lại thì thái giám ra đời từ thời Tây Chu ở Trung Quốc. Trước khi đưa vào hoàng cung để hầu hạ các bậc vua chúa, các thái giám phải bị loại bỏ phần sinh thực khí của đàn ông để không “tòm tem” với các phi tần cung nữ của nhà vua được.
Công việc của các thái giám là hầu hạ vua, hoàng hậu và các cung tần mỹ nữ. Một vài thái giám khác được điều sang phục dịch cho các cung phi góa bụa của các đời vua trước. Thái giám còn là người tuyển lựa và ghi chép tên của các cung phi được vua sủng ái hằng đêm, sau đó báo với quốc sử quán để theo dõi dòng tộc hoàng gia về sau.
Các thái giám sau khi bị loại bỏ sinh thực khí, sẽ bảo quản “bảo vật” của mình cẩn thận vì mất thì sẽ bị chém đầu. Bởi vì mỗi lần thăng quan tiến chức họ phải đem trình “bảo vật” của mình cho một nhóm người có địa vị trong triều đình để kiểm tra. Có những trường hợp, các hoạn quan phải mua lại sinh thực khí của những người khác. Tuy nhiên, việc này rất nguy hiểm, vì lộ ra sẽ phải bị chém đầu hoặc tru di cả họ vì tội lừa dối.
Bí ẩn về khu lăng mộ của các thái giám
Toàn cảnh khu lăng mộ thái giám.
Vào thời Nguyễn, mỗi triều đại có trung bình khoảng 200 thái giám phục vụ, thường có 2 “nguồn” để tuyển thái giám. Một là, những người sinh ra đã ái nam ái nữ (được gọi là giám sinh). Thời đó, ở bất cứ làng nào tại Huế nếu sinh được giám sinh thì đó là phúc của cả một làng. Khi giám sinh này tuyển vào hoàng cung, nhà vua sẽ ban thưởng bổng lộc. Tuy nhiên, nếu có giám sinh mà không khai báo thì sẽ bị phạt rất nặng. Chính vì vậy mà vào thời Nguyễn các giám sinh được gọi là ông bộ.
Tuy nhiên, việc sinh được giám sinh rất khó, nên nguồn thứ hai chính là việc tuyển chọn từ bên ngoài. Đó là những gia đình nghèo khổ nên phải cho con làm thái giám. Cũng giống như thái giám ở Trung Quốc và các triều đại trước, thái giám triều Nguyễn phải loại bỏ sinh thực khí của mình. Các thái giám sẽ sống suốt đời trong cung đến cuối đời, khi về già họ sẽ nằm chờ chết tại tòa nhà phía Bắc Hoàng thành, gọi là Cung giám viện chứ không được chết ở trong cung.
Về cuối đời, các thái giám đã biết được số phận bi đát của mình, chính vì vậy khi còn khỏe mạnh họ cố gắng dành dụm tiền bạc để tìm nơi chôn cất cho cho chính mình, và nơi họ chọn để yên nghỉ chính là chùa Từ Hiếu.
Chùa Từ Hiếu vốn là một am tự để tu tại gia có tên là Thảo Am đường do hoà thượng Thích Nhất Định lập ra để phụng dưỡng mẹ già. Sau đó vào khoảng năm 1848, Thảo Am đường được trùng tu và mở rộng nhờ sự giúp đỡ của một thái giám có tên là Châu Phước Năng.
Sau khi về già các thái giám bị đuổi ra khỏi cung, không nơi ở, không người thân, không quê hương, họ chỉ biết sống qua ngày, chờ chết tại Cung giám viện, sau khi chết không có nơi nào để chôn cất, không nơi thờ tự, không ai hương khói. Châu Phước Năng sớm nhận ra điều này. Trước cơ sự như vậy, ông đã kêu gọi các hoạn quan trong triều đình quyên góp và ủng hộ để mở rộng Thảo Am đường nhằm có nơi yên nghỉ.
Việc này được vua Tự Đức và thái hậu Từ Dũ chấp nhận đồng thời cũng quyên góp. Cái tên Từ Hiếu được vua Tự Đức ban tặng có nghĩa là “hiếu thuận”. Do có sự giúp đỡ và đóng góp của các thái giám nên ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa thái giám.
Chùa Từ Hiếu - nơi an nghỉ của các thái giám
Chùa Từ Hiếu - nơi an nghỉ của các thái giám.
Mặc dù đóng góp phần lớn của cải và công sức để xây dựng chùa nhưng sau khi chết các thái giám lại được chôn trên một ngọn đồi nhỏ nằm tách biệt khỏi khuôn viên của chùa Từ Hiếu.
Toàn bộ khu nghĩa trang của thái giám rộng khoảng 1.000 m2, ở ngay chính giữa có tấm bia đá khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám. Khu lăng mộ này được chia làm thành 3 bậc tương ứng với vai trò và sự đóng góp khác nhau của các quan thái giám.
Bậc trên cùng là của thái giám Châu Phước Năng, người đóng góp nhiều nhất cho chùa vì vậy ngôi mộ này cũng to hơn những ngôi mộ nằm cạnh bên. Toàn bộ khu lăng mộ có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 ngôi mộ gió (mộ không có thi hài). Trong tổng số 25 ngôi mộ thì có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ trên bia, đặc biệt là ngôi mộ số 22 chữ trên bia còn khá rõ. Trên bia của ngôi mộ này ghi: "Hoàng triều cung giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, quên ở thôn Nhi, Hà Nội, mất tháng giêng năm Khải Định thứ 5".
Ở chính giữa của cổng là một tấm bia đá nằm trong một hóc nhỏ ghi lại cuộc đời của các thái giám mà khi đọc lên người đời không khỏi chua xót: “Khi còn sống chúng tôi nương nhờ cửa Phật, mà khi chết thì biết nương nhờ vào đâu? Nhân thấy rằng phía Tây thành có một miếng đất nên lấy gạch xây thành để có nơi thờ cúng về sau, gần với Phật mới là nơi thờ tự lâu dài, bằng hữu ốm đau có nơi chữa bệnh, ai nằm xuống có nơi để mà tống táng...”.
Thầy Mạnh đang tu hành tại chùa cho biết, trước đây nền của khu lăng mộ này đã bị xuống cấp và nứt nẻ nhưng đã được sửa lại cách dây 7 năm, còn hệ thống tường thành vẫn được giữ nguyên. Khu lăng mộ này có cửa tam quan khá lớn cao khoảng 15 m, dài 7 m và cũng như khu lăng này thì cổng tam quan cũng đã phủ màu của rong rêu, hoang tàn và lạnh lẽo.
Cũng theo thầy Mạnh, khách du lịch đến với chùa hầu như không ai biết đến sự tồn tại của khu lăng mộ này. Cứ rằm tháng 11 hàng năm chùa lại tổ chức cúng viếng cho các thái giám.
Thời vàng son của nhà Nguyễn đã qua đi, giờ đây khi đến với đất Huế, khách du lịch chỉ đến lăng tẩm, điền đài cung điện. Tuy nhiên, nhắc đến thái giám và phận đời của họ lại không nhiều người biết đến. Mọi người đến với chùa chỉ là để phúng viếng, cầu nguyện chứ ít tai biết và quan tâm đến khu lăng mộ này làm cho nó ngày càng lạnh lẽo và trơ trọi. Một thời vàng son của quá khứ đã qua đi và các thái giám cũng như các câu chuyện về họ, cũng lụi tàn theo năm tháng.
Theo Pháp Luật Việt Nam

Nghĩa trang thái giám duy nhất ở Việt Nam

Bia chỉ cao quá 1m, rộng hơn 0,5m, khắc dòng chữ: 'Khi còn sống thì nương nhờ chốn Phật, mà khi chúng ta chết thì biết nương tựa vào đâu?'.

Phần lớn các đời vua triều Nguyễn, công việc của các thái giám là hầu hạ nhà vua trong các việc liên quan đến chuyện gối chăn. Hằng ngày họ phải sắp xếp thứ tự, lên danh sách các phi, tần và sắp xếp lịch, giờ để vua "ngự dâm". Sau đó, cẩn thận ghi chép lại danh tính các bà phi được "ngự dâm" cùng giờ giấc, ngày tháng... để sau này nếu các phi, tần đó có con với vua sẽ được xác nhận, tránh nhầm lẫn. Một số thái giám lại chuyên việc phục dịch, hầu hạ các cung phi goá bụa của "tiên đế" (vua đời trước) ở các lăng tẩm.

Theo nhà nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan, vào giai đoạn đầu triều nhà Nguyễn, mỗi triều vua thường có khoảng 200 thái giám. Thời Khải Định, công việc của các thái giám có phần bận rộn bởi ông vua này mang tiếng là "bất lực" nên thường giao các thái giám chăm sóc cho 12 bà vợ của mình. Đêm đến, thay vì đến phòng các bà vợ, vua lại lệnh cho các thái giám và đội nhạc trong cung đến hầu chuyện, tấu nhạc cho vua nghe; hoặc hầu chuyện những khi vua đi dạo...

Đến thời vua Thành Thái, số lượng thái giám giảm hẳn, chỉ còn 15 người. Đặc biệt vua Duy Tân chỉ duy nhất một lần nạp thiếp (Hoàng Quý phi Mai Thị Vàng) nên các thái giám triều này coi như... thất nghiệp. Khi vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, chính thức lên ngôi, việc tuyển thái giám không còn nữa, mặc dù vị vua cuối cùng của triều Nguyễn nổi tiếng là đào hoa. Các thái giám được tuyển từ những đời vua trước đó sống ở trong cung chỉ lo việc quét dọn sân vườn, chơi cây cảnh chứ không phải lo việc "chăn gối" cho vua. Vĩnh viễn, một lớp người từng tồn tại cả ngàn năm trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã thực sự biến mất. 
thai-giam1-1332-1380949764.jpg
Theo nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân, việc tuyển chọn thái giám vào cung dưới triều Nguyễn chủ yếu từ hai nguồn: một là những cậu bé sinh ra đã không có bộ phận sinh dục (gọi là thái giám tự nhiên hay là giám sinh). Làng nào ở Huế thời đó mà có được một cậu bé như vậy thì được coi là điềm tốt. Khi cậu bé "giám sinh" này được tiến cử cho vua, cả làng đó sẽ được hưởng bổng lộc vua ban. 
Luật triều Nguyễn năm Minh Mạng thứ 16 (1836) quy định khi có giám sinh chào đời, cha mẹ đứa bé phải báo ngay cho làng, xã để lập danh sách báo lên cho Bộ Lễ nắm. Khi đứa bé lên 10, Bộ Lễ sẽ đưa nó vào cung để dạy dỗ cho đứa trẻ đầy đủ từ những nghi lễ phức tạp trong cung cho đến kiến thức, cư xử... để khi lớn lên sẽ sung vào đội thái giám.

Luật cũng quy định làng nào có giám sinh mà giấu không báo sẽ bị phạt nặng. Làng nào có giám sinh được báo lên nghiễm nhiên sẽ được miễn thuế 3 năm. Bởi vậy, những giám sinh thời đó không những không bị coi thường như bây giờ mà còn được người làng cung kính gọi là "ông Bộ". Tài liệu của Công sứ A. Laborde ghi nhận, dân quê một số vùng ở Huế thời đó, người ta vẫn bảo nhau câu cửa miệng rằng: "Ăn mà đẻ "ông Bộ" cho làng nhờ".

Tuy nhiên, những giám sinh thường là khó phát hiện và không an toàn tuyệt đối nên việc tuyển chọn thái giám từ nguồn thứ hai là khá phổ biến. Đó là những gia đình hoàn cảnh quá khó khăn nên họ tự nguyện cho con làm thái giám. 
Những người này phải chịu trải qua đau đớn tột cùng khi bị loại bỏ bộ phận sinh dục nam trước khi đưa vào cung để cho những thái giám có thâm niên dạy các nghi thức khắt khe của cung đình, từ việc đi đứng cho đến cách ăn mặc, bẩm thưa. Có nhiều đứa trẻ mới lên 7 đã bị cắt "của quý" đưa vào cung và sống trong đó cho đến già mới được trả về. Để phân biệt với lớp quan lại khác trong cung, các thái giám được cấp một loại trang phục riêng bằng lụa xanh, dệt hoa trước ngực, đội mũ cứng hoặc khăn đóng.

Khi sống, họ phục dịch trong Tử Cấm Thành hoặc các lăng tẩm. Tuy nhiên đến khi già yếu, các thái giám buộc phải rời Đại Nội để ra dưỡng già hoặc nằm chờ chết tại một toà nhà ở phía bắc Hoàng thành, gọi là "Cung giám viện" chứ không được chết ở trong cung - nơi chỉ dành riêng cho vua chúa và gia đình.

Tuy bản thân không được vinh dự như hàng quan lại, song các thái giám vẫn có thể mang lại cho cha mẹ, họ hàng những quyền lợi nhất định. Cụ thể, những thái giám thuộc 4 đẳng trật cao nhất là: "Quảng vụ", "Điển sự", "Kiểm sự" và "Phụng nghi" có thể xin vua ban cho chức Nhiêu Phụ (cho cha) để họ được miễn thuế cả đời. Dưới các bậc này, thái giám không được xin miễn thuế cho cha mà chỉ được xin cho em hoặc cháu.
Khi về già hoặc đau ốm, các thái giám không được ở trong Nội cung mà phải chuyển ra ngoài ở trong một toà nhà ở phía bắc Hoàng thành gọi là "Cung giám viện". Để chống chọi với sự cô quạnh, nhiều thái giám đã nhận con nuôi. Một số khác chọn cách lấy vợ. Tuy nhiên do mất khả năng sinh con, nên họ thường chọn lấy phụ nữ già - chủ yếu để bầu bạn trong những ngày tháng cuối đời. 
Số ít thái giám may mắn hơn thì được quay về với bà con, họ hàng... Cũng có những vị thái giám, vì lo lắng không có chốn khi nằm xuống, bát hương sẽ lạnh trong ngày giỗ nên khi còn sống họ đã liệu tính trước cho mình một nơi an nghỉ. 
Lăng mộ thái giám tại chùa Từ Hiếu.
Lăng mộ thái giám tại chùa Từ Hiếu.
Ngoài hình ảnh trên những tấm bưu thiếp như đã kể, những vết tích của thái giám triều Nguyễn còn lại cho đến thời điểm này ở Huế chỉ là nền móng của một "Cung Giám viện" đổ nát và những ngôi mộ thái giám lạnh lẽo trong khuôn viên chùa Từ Hiếu ở phía tây thành phố Huế. Đây cũng là nghĩa trang thái giám duy nhất ở Việt Nam còn sót lại. Chùa Từ Hiếu toạ lạc trên núi Dương Xuân, ở phía tây thành phố Huế, cách Hoàng thành 5 km. Dương Xuân vốn là một ngọn núi hoang vu.
Năm 1843, một vị Hoà thượng tên là Nhất Định đã lên đây dựng "Thảo am an dưỡng" để tịnh tu và chăm sóc mẹ già. Đến năm 1848, "Thảo am an dưỡng" được mở rộng và xây dựng quy mô, nhờ vào sự đóng góp lớn của một vị thái giám trong triều tên là Châu Phước Năng. Với sự vận động của vị thái giám này, vua Tự Đức và Hoàng Thái hậu Từ Dũ cùng nhiều đại thần trong triều đã góp tiền của để xây dựng, nâng cấp từ thảo am thành một ngôi chùa quy mô. Và cũng chính vua Tự Đức đã ban cho chùa cái tên Từ Hiếu.
Về sau, một số thái giám khác lường trước được số phận cô quạnh của mình lúc xế chiều nên đã nhiều lần quyên tiền tu bổ, kiến thiết lại chùa nhằm có chỗ náu thân khi về già buộc phải rời cung cấm.
Đến năm 1893, đời vua Thành Thái thứ 5, chùa Từ Hiếu được Hoà thượng Cương Kỷ cho trùng tu lớn. Nhiều thái giám lại tiếp tục quyên tiền đóng góp, đồng thời gửi gắm nguyện vọng sau khi chết sẽ được chôn cất tại đây để nương nhờ cửa Phật. Và họ đã được thoả nguyện.
Một số thái giám triều Nguyễn có đóng góp tiền để xây cất và trùng tu chùa sau khi chết được chôn tại một nghĩa trang nằm bên phải chùa. Từ đó, chùa Từ Hiếu còn có tên gọi khác là chùa Thái giám. Nghĩa trang thái giám là một khu mộ hình chữ nhật với diện tích gần 1.000 m2, được bao quanh bởi bốn bức tường dày 0,79m; cao 1,78m, ở giữa có tấm bia khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám.
Các ngôi mộ có 3 dãy, hàng thứ nhất mộ to, hàng thứ ba mộ nhỏ hơn hàng thứ hai vì được xếp theo chức vụ của quan thái giám xưa. Số mộ đếm được là 25 ngôi, có 2 ngôi mộ gió không có thi hài ở đó. Trong đó, 21 ngôi còn nguyên vẹn, có bia khắc tên tuổi, quê quán, pháp danh, chức vụ và ngày mất. Rõ ràng nhất là bia số 22 (ở dãy trong cùng) có khắc: Hoàng triều Cung Giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, người ở thôn Nhi, xã Hoàng Công, tổng Hoàng Công, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội; mất ngày 15 tháng Giêng năm Khải Định thứ V (1920). Nhiều bia mộ khác vẫn còn đọc rõ chữ.
Đặc biệt, tại nghĩa trang có một tấm bia ký sắc nằm ở phía mặt tiền. Bia chỉ cao quá 1m, rộng hơn 0,5m nhưng nội dung khiến người đọc không khỏi xót xa: "Nhân nghĩ rằng nếu không lo kể về sau, khi còn sống thì nương nhờ chốn Phật, mà khi chúng ta chết thì biết nương tựa vào đâu? Nhận thấy ở góc thành phía Tây Nam có một đám đất, lấy gạch xây thành để về sau làm nơi chôn mộ. Ở đó làm một cái am lợp ngói để hằng năm thờ cúng, gần nơi của Phật mới là nơi thừa tự lâu dài. Và ngày thường cùng bằng hữu nếu ai ốm đau có chỗ ra vào dưỡng bệnh, khi nằm xuống có chỗ tống táng".
Cổng chính giữa có đặt một tấm bia đá được dựng từ năm 1901 do Cao Xuân Dục soạn, ghi lại những tâm sự của thái giám triều Nguyễn: "Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống hay chết ở đây chúng tôi đều được yên tĩnh".
Một thời vàng son đã khép lại, mỗi khi nhắc đến Huế, nhiều người vẫn còn nhớ khá rõ những giai thoại về các vị vua chúa, quan lại triều Nguyễn. Thế nhưng, nhắc đến thân phận thái giám rất ít ai để ý đến. 
Nhiều du khách đến thăm Huế, thăm đất Thần Kinh, lăng tẩm nhưng ít ai biết đến những thái giám vốn là những người góp phần quan trọng trong việc cai quản dưới thời các triều đại. Những gì còn lại đối với những thái giám chỉ còn lại chút ngậm ngùi, thương xót cho những kiếp người sống cô độc, chết trong hoang lạnh. 
Theo tục lệ, hằng năm cứ đến rằm tháng 11, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất, trong đó có thái giám triều Nguyễn. Còn những ngày bình thường, khu mộ địa vắng bóng, ít người qua lại. Mặc dù nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiếu nhưng khách thập phương chỉ quan tâm đến cúng bái, hành hương, ít ai để ý đến những ngôi mộ này. Nếu không có các sư của chùa quét dọn và hương khói thì chắc các ngôi mộ này đã bị huỷ hoại theo dòng chảy của thời gian.
Theo Lao Động

Cuộc đời bi thương của Hoàng thái tử triều Nguyễn

Hoàng thái tử Bảo Long từng bị giám sát chặt chẽ khi đi học, tham gia quân đội trong tuyệt vọng và qua đời lặng lẽ tại Pháp.

Vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị từ năm 1945, nhưng cho đến giữa thập niên 1950, mong muốn và tính toán cho việc đưa Hoàng thái tử Bảo Long (sinh năm 1936) lên ngôi chấp chính vẫn còn âm ỉ. Trên đất Pháp, Bảo Long được chăm chút chuyện học hành, chăm sóc bảo vệ theo tiêu chuẩn của một ông hoàng. Thế nhưng, khác với Bảo Đại, Bảo Long đã tự quăng quật trong khó khăn, luôn cố gắng thoát khỏi bóng dáng chiếc áo bào Vương gia.
Năm 1948, sau khi sang Pháp, bà Nam Phương quyết định cho Bảo Long vào học trường Roches. Đây là một trường đứng đắn, kỷ luật rất nghiêm khắc, được nhà thờ Công giáo bảo trợ. Bà rất hiểu tính nết bướng bỉnh khó bảo của con trai, hy vọng học trường này con bà sẽ trở nên thuần thục hơn.
Bảo Long cố gắng khép mình vào kỷ luật học đường, song tước vị hoàng tử kế nghiệp cũng cho cậu được hưởng một số đặc quyền: mỗi buổi sáng cậu ta được tắm nước nóng trong khi các bạn cùng lớp phải tắm nước lạnh. Khẩu phần bữa tối cũng được ưu tiên: được chia nhiều thức ăn hơn, nhiều chocolate hơn. Cậu ta còn đem chia bớt cho các bạn.
Bảo Long thông minh, sáng dạ, nhanh chóng hoà nhập với tập thể, giỏi văn chương, ngôn ngữ, cả từ ngữ như tiếng Hy Lạp cổ. Ngược lại về toán và các khoa học tự nhiên thì kết quả bình thường, tuy nhiên, cũng nhiều lần đứng hàng đầu trong bảng tổng xếp hạng.
Hoàng tộc triều Nguyễn.
Vua Bảo Đại và hoàng tộc triều Nguyễn.
Thời gian đầu, các thầy cô giáo và bạn học lúng túng không biết xưng hô thế nào cho phải với tước vị cao quý của Bảo Long. Cuối cùng ông hiệu trưởng chọn tên… Philippe để đặt cho cậu. Philippe có nguồn gốc Hy Lạp “hyppos”, có nghĩa là ngựa. Bảo Long vốn mê cưỡi ngựa. Được hỏi ý kiến, Bảo Long về hỏi lại mẹ, cuối cùng cả hai đều đồng ý.
Bảo Long chỉ có ba người bạn thật sự gọi là thân thiết. Ông thích thể thao, biết chơi nhiều môn. Đây cũng là đặc thù của nhà trường. Phần lớn các buổi chiều đều dành cho hoạt động thể thao. Sinh hoạt lớp có trưởng lớp điều khiển, được gọi là “đội trưởng”. Bảo Long được lòng bạn bè nên từ lớp đệ nhị bậc trung học ông được chỉ định làm trưởng lớp.
17 tuổi, Bảo Long đỗ tú tài triết học, nhưng vẫn luôn luôn có cảnh binh đi kèm. Sau này Bảo Long kể lại: “Tôi phải sống ngăn cách với thế giới xung quanh, có cảnh binh bảo vệ, mặc dù ở Cannes là cả một thế giới ăn chơi, có ôtô sang trọng, có máy bay riêng, có gia nhân đầy tớ. Tóm lại tôi không biểu sao người ta lại bắt tôi sống trong ký túc xá trường trung học Roches, kỷ luật khắt khe, thiếu thốn mọi thứ. Sau này tôi mới hiểu, chính mẹ tôi muốn tránh cho tôi khỏi bị nuông chiều quá, tránh cuộc sống phóng đãng như cha tôi, một lối sống đã gây cho bà nhiều đau khổ”.
Dù sao, ông cũng được bố tặng một chiếc ôtô làm quà sinh nhật, tuy còn thiếu nửa năm nữa mới đến tuổi cầm tay lái. Trên chiếc thuyền cha ông mới mua, neo ở Monte Carlo, ở đó một thanh tra cảnh sát đã chuẩn bị sẵn chờ ông đến là trao giấy phép đặc cách, dành cho con trai Hoàng đế An Nam do nước cộng hoà Pháp bảo trợ.
Đó là một chiếc xe đẹp và dài, nổi tiếng thanh lịch, động cơ mang nhãn hiệu Jaguar XK 120. Vừa ra khỏi cảng, xe đã đâm vào sườn một chiếc xe đi ngược chiều. Bảo Long khi đó chưa biết lái xe, chưa qua một lớp học lái, chỉ trông vào thực hành. Trong hai năm, ông gây ra mười hai vụ tai nạn. May là không nghiêm trọng cho cả hai bên. 
Mỗi lần cầm tay lái chiếc xe tốc độ cao, ông phải cố kiềm chế để xe đi với vận tốc trung bình. Đám cảnh sát hò hét hết hơi để chạy theo, nhiều khi phải mượn chiếc xe 203 của cha ông mới đuổi kịp. Sau vụ âm mưu bắt cóc, cảnh sát vẫn giám sát chặt chẽ hành trạng của Bảo Long.
Thường chỉ có một nhân viên được phân công luôn luôn kèm sát thái tử để bảo vệ. Đó là thanh tra Tổng nha tình báo Chabrier. Ông ngủ luôn ở phòng liền kề, thông với phòng ngủ của Bảo Long, có thể nhanh chóng can thiệp khi có chuyện. Hàng ngày, ông theo Bảo Long đến trường, chiếm một chỗ ngồi cuối lớp nhưng không phải để nghe giảng bài mà chỉ chăm chăm theo dõi nhất cử nhất động của thái tử.
Ban đầu, các bạn học ngạc nhiên thấy hôm nào cũng có một người lớn tuổi có mặt trong lớp nhưng cũng quen dần. Mỗi khi Bảo Long ra ngoài, dù trên máy bay hay xe lửa, Chabrier luôn luôn đi bên cạnh. Những hôm Bảo Long lái xe đi chơi xa, người ta thấy ông ghì chặt tay lái chiếc xe 203 bám theo xe của Bảo Long. Nhưng khi ông về nghỉ với gia đình ở Paris, Cannes hay Valberg, thì lập tức đã có cảnh sát địa phương thay thế.
Hoàng thái tử Bảo Long từng tham gia quân đội tại Algerie.
Hoàng thái tử Bảo Long từng tham gia quân đội tại Algerie.
Đỗ tú tài xong, Bảo Long ghi tên học dự thính cả hai trường một lúc: trường Hành chính và trường Luật. Thế rồi, đột nhiên Bảo Long muốn từ bỏ cuộc sống được chiều chuộng quá mức, có nhiều xe ôtô sang trọng, kể cả các thanh tra Tổng nha tình báo chăm chú bảo vệ mình để xin đứng vào hàng ngũ chiến đấu.
Ông cho cha ông biết ý định từ bỏ vai trò kế vị ngôi báu mà người ta giao cho ông từ khi chào đời và muốn trở về nước, theo học trường võ bị Đà Lạt mới thành lập để trở thành sĩ quan quân đội quốc gia (của chính phủ Bảo Đại làm quốc trưởng bù nhìn).
Bất ngờ trước ý định của con trai, cựu hoàng Bảo Đại ban đầu chối từ vì ông không muốn con trai ông làm vật hy sinh. Thấy Bảo Long tha thiết theo đuổi binh nghiệp hơn là làm chính trị, Bảo Đại cho con vào học trường võ bị Saint Cyr, có tiếng hơn và… an toàn hơn. Ngoài ra ông thường nói: “Làm gì có giải pháp Bảo Đại mà chỉ có một giải pháp của người Pháp mà thôi!”. Trong lòng bực bội nhưng Bảo Long tuân lệnh cha, không trở lại Việt Nam.
Bảo Long bình thản chịu đựng cuộc sống khắc khổ trong quân ngũ, chan hoà với 27 bạn đồng ngũ chung chạ trong một phòng. Ông có thể rời bỏ trường bất kỳ lúc nào ông muốn nhưng ông ở lại, kiêu hãnh trong bộ quân phục áo đỏ, mũ chùm lông, đặc trưng của học sinh quân Saint-Cyr. Ông tham gia cuộc diễu binh ngày Quốc khánh Pháp 14/7/1955, đi qua quảng trường Champs Elysées, ông đi ở hàng cuối của tiểu đoàn vì vóc dáng bé nhỏ.
Bảo Long rất ít giống cha. Trong khi vẫn nói ông quyến luyến và khâm phục cha nhưng ông hết sức cố gắng để không giống cha. Tất cả những gì là kiêu căng, hợm hĩnh và tự mãn đều xa lạ đối với ông. Tính tình Bảo Long hướng về cái bi thảm còn cha ông, ngược lại, ham chơi, thích hưởng lạc.
Cuối năm 1956, sau hai năm học ông phải chọn một trường thực hành Năm học thực hành kết thúc, xa Saumur, xa bầy ngựa, ông nghĩ đến… cái chết. Một cái chết nhanh chóng, nếu có thể, phải là cái chết vẻ vang. Ông không vượt qua được nỗi đau mất nước và quên đi thất bại thảm hại của cha ông.
Chàng thanh niên kế vị triều Nguyễn quyết định dứt khoát, tìm đến cái chết để khỏi phải đau khổ, chấm dứt chuỗi thất bại và bơ vơ trong thời niên thiếu của mình. Thay vì tự tử ông xin chuyển sang đội quân lê dương để đi chiến đấu ở Algerie. Ông nghĩ đó là cách chắc chắn nhất để không bao giờ phải nghĩ lại nữa và tự kết liễu đời mình nhanh nhất. Phải gần 3 tháng sau, ông mới nhận được công văn chấp thuận của Bộ chiến tranh, trong khi ở Sài Gòn người ta đem hình nộm và ảnh chân dung của cha ông ra đốt và làm nhục.
Khi biết quyết định của con, Bảo Đại cũng như Nam Phương “tôn trọng ý nguyện của con” không tìm cách làm thay đổi sự lựa chọn của con, tránh không gợi vấn đề và giữ im lặng, không bộc lộ cơn xúc động trước mặt con.
10 năm phục vụ ở Algerie đã để lại trong ông một dư vị cay đắng. Đạo quân ông đã lầm lạc phục vụ suốt 10 năm, không để lại cho ông một kỷ niệm nào tốt đẹp. Ông đã mất thăng bằng về tinh thần và ngày một tuyệt vọng.
Sau đó, Bảo Long rời quân đội làm việc trong một chi nhánh ngân hàng có hội sở giao dịch khá to và đẹp trên đại lộ Opéra. Ông là người có tài, có kinh nghiệm dày dạn trong việc làm cho tiền của mẹ ông sinh sôi. Ông phụ trách công việc đầu tư tiền của khách hàng ra nước ngoài, đem lại lợi ích cho họ.
Đến giờ ăn trưa, ông cũng dừng lại trước một quầy hàng có mái che rồi bước vào mua một bánh mì kẹp thịt như tất cả mọi người. Trái với cha, ôngkhá giàu có. Từ văn phòng ngân hàng, ông quản lý tài sản thừa kế của mẹ, quan tâm đến việc sinh lợi, giữ được đôi chút ổn định sau bao nhiêu bão tố.
Ông sống trong một căn hộ đẹp ở đường Marais. Chưa bao giờ lập gia đình, ông cũng không có con cái. Ông luôn luôn day dứt vì cuộc sống lưu vong. Cuộc sống nhiều tai tiếng của bố, những tranh chấp kiện tụng giữa hai cha con chia nhau báu vật khiến tâm trạng ông lúc nào cũng u uất, buồn phiền.
Trong đám tang Bảo Đại, Bảo Long đứng ở bên linh cữu. Nhưng khi tang lễ kết thúc, trong lúc tiếng đàn ống lớn của nhà thờ vang lên, ông không đi theo cùng đoàn tang như truyền thống đòi hỏi. Bảo Long, gần như không muốn mọi người nhìn thấy, kín đáo bước ra khỏi nhà thờ bằng một cửa ngách. Cộng đồng người ở Paris không biết gì mấy về một ông hoàng bí ẩn, giữ kẽ.
Ông qua đời ngày 28/7/2007 tại Bệnh viện Sens (Pháp), lễ an táng được tổ chức vào ngày 2/8/2007, chỉ bao gồm những người thân thích của gia đình.
Theo Xa Lộ Pháp Luật
Thứ bảy, 15/2/2014 08:58 GMT+7 Hoàng tử cuối cùng của triều Nguyễn qua đời

Hoàng tử Vĩnh Giêu (con trai vua Thành Thái), vị hoàng tử cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn Việt Nam, đã qua đời trên đất Mỹ.

Ông Nguyễn Phước Vĩnh Khánh, Trưởng ban liên lạc và đối ngoại Nguyễn Phước Tộc (Thừa Thiên - Huế) cho biết Hoàng tử Vĩnh Giêu, tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Giêu, đã từ trần tại Mỹ lúc 12h (giờ Việt Nam) hôm 12/2, hưởng thọ 90 tuổi. Gia đình đã tiến hành hỏa táng thi thể ông theo nghi thức Công giáo.
ht1-8611-1392386639.jpg
Hoàng tử Vĩnh Giêu (áo trắng) trong một lần về Huế giỗ vua cha Thành Thái. Ảnh: Vĩnh Khánh
Hoàng tử Vĩnh Giêu là con trai thứ 21 của vua Thành Thái. Ông được công nhận tước vị hoàng tử và trở thành hoàng tử cuối cùng của 13 vị vua triều Nguyễn. "Tước vị của hoàng tử Vĩnh Giêu được ghi trong gia phả dòng tộc. Hiện vẫn còn một số người con của vua Duy Tân và Bảo Đại nhưng không được công nhận tước vị hoàng tử do sinh sau khi vua đã thoái vị", ông Vĩnh Khánh nói.
Cũng theo trưởng ban liên lạc và đối ngoại Nguyễn Phước Tộc, hoàng tử Vĩnh Giêu vốn là người hiền lành, từng tham gia quân đội. Ông có khoảng 5 người con, cuộc sống ở nước Mỹ cũng được cho là gặp nhiều khó khăn về tài chính. Lần về nước gần đây của hoàng tử là năm 2011, vào dịp giỗ vua Thành Thái.
Vua Thành Thái (1879 - 1954) là vị vua thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945), tên thật là Nguyễn Phước Bửu Lân. Trị vì từ năm 1889 đến năm 1907, ông là một trong 3 vị vua chống Pháp quyết liệt nhất khi đất nước bị đô hộ. Người kế vị ông trên ngai vàng là con trai Nguyễn Phước Vĩnh San, hiệu Duy Tân.
Nguyễn Đông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét