Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 28 (Trung Quốc cộng sản 3)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ giải thể (3): Vàng đen
Tác giả: Đại Kỷ Nguyên
[Chanhkien.org] Trước khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu, mạch máu kinh tế Đức bị Hitler thao túng; nền kinh tế Đức Quốc Xã thể hiện sự phát triển bùng nổ và được người thời bấy giờ gọi là “phép màu thế kỷ 20″. Cuối cùng, gót giày phát-xít đã giẫm đạp lên hơn nửa Châu Âu và tàn sát ít nhất 6 triệu người Do Thái.
Sự tương đồng lịch sử thật khiến người ta cảm thấy kinh ngạc. Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, Trung Quốc bắt đầu được người ta gọi là “phép màu thế kỷ 21″, “nền kinh tế phồn vinh”. Tuy nhiên, đằng sau cái vỏ ngoài “phồn vinh” ấy, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đứng đầu là Giang Trạch Dân đã tiến hành “chủ nghĩa khủng bố quốc gia” mang tính “diệt chủng” đối với Pháp Luân Công. Từ năm 1999 đến năm 2004, mỗi năm ĐCSTQ đều dùng 1/4 tổng sản phẩm quốc dân toàn Trung Quốc để tiến hành bức hại Pháp Luân Công.
Năm 1789, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson trong bức thư gửi các thương nhân Italia đã viết: “Xí nghiệp, thương nghiệp, an toàn quốc gia nhất định phải tồn tại vì sự truy cầu hạnh phúc và phồn vinh của nhân loại”. ĐCSTQ, đứng đầu bởi Giang Trạch Dân, đã huy động toàn lực chính trị, kinh tế, nhân lực và tài nguyên của một quốc gia để bức hại một quần thể tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn” không liên quan gì tới chính trị. Đồng thời, ĐCSTQ còn mở rộng bức hại ra hải ngoại; nền kinh tế “tồn tại vì sự truy cầu hạnh phúc và phồn vinh của nhân loại” đã trở thành công cụ hệ thống hóa của “chủ nghĩa khủng bố quốc gia”; hậu quả của nó đã sớm vượt qua phạm trù kinh tế hay biên giới Trung Quốc.
“Khoản chi trực tiếp” bức hại Pháp Luân Công
Từ năm 1999 đến năm 2004, sau khi Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, mỗi năm ĐCSTQ đều sử dụng 1/4 tổng sản phẩm quốc dân toàn Trung Quốc để tiến hành bức hại Pháp Luân Công, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chính sách của Giang Trạch Dân là không ngừng cấp tiền cho hệ thống chính trị-luật pháp vốn trực tiếp chấp hành mệnh lệnh bức hại, trong đó một lượng lớn kinh phí này được dùng để trực tiếp bức hại Pháp Luân Công. Chính sách của Giang là “lấy xây dựng cơ bản công an-kiểm sát-tư pháp làm trọng điểm đầu tư trái phiếu chính phủ”. Theo tin từ phía nhà nước đăng ngày 17 tháng 3 năm 2004, 110 tỷ vốn trái phiếu chính phủ đã được phát hành để “xây dựng hạ tầng công an-kiểm sát-tư pháp”; mà năm 2004 tổng số trái phiếu chính phủ Trung Quốc phát hành là 700 tỷ nhân dân tệ, tức công an-kiểm sát-tư pháp chiếm 1/7. Theo điều tra của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), những kinh phí này trực tiếp được dùng để duy trì hoạt động của “Phòng 610″ các cấp trên toàn quốc, mở rộng và xây mới các đồn công an, trại lao động, nhà tù, thậm chí dùng để khen thưởng những người bức hại tàn khốc Pháp Luân Công và những người báo tin về Pháp Luân Công.
Theo báo cáo hình hình thực hiện và dự toán tài chính giai đoạn 1999-2003 của thành phố Bắc Kinh, kể từ khi đàn áp Pháp Luân Công, sự tăng lên của các khoản chi hạng mục xây dựng cơ bản thành phố Bắc Kinh tập trung nhất vào hệ thống chính trị-luật pháp.
Theo tiết lộ về “Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách năm 2001 và dự toán năm 2002 của tỉnh Cát Lâm”, chỉ riêng năm 2001, Sở Tài chính tỉnh Cát Lâm đã “xoay sở số tiền 174,89 triệu nhân dân tệ” dùng để bức hại Pháp Luân Công.
Năm 2003, chi tiêu cho hệ thống hành chính và công an-kiểm sát-tư pháp thành phố Tế Nam tăng trưởng 21,66%; còn trong năm 2004, số tiền dùng để “cải tạo cơ sở hạ tầng ngành công an-kiểm sát-tư pháp và chính trị-luật pháp” đạt 115,4 triệu nhân dân tệ. Trong buổi tổng kết tình hình chung ngành hành chính-tư pháp năm 2002 của chính quyền thành phố Tế Nam, đàn áp Pháp Luân Công được liệt vào “công tác tối quan trọng của chính quyền”.
Vào tháng 10 năm 2000, khi Giang Trạch Dân còn nắm quyền, trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia phát sinh sự kiện cai ngục lột hết quần áo 18 nữ học viên Pháp Luân Công và đẩy họ vào xà-lim nam, khiến ít nhất 5 người tử vong, 7 người tinh thần bất bình thường, nhiều người tàn phế. Tuy nhiên, trưởng trại là Tô Cảnh vì tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công nên đã được Bộ Tư pháp trọng thưởng 5 vạn nhân dân tệ; phó trại Thiệu Lệ được thưởng 3 vạn nhân dân tệ; các đại đội trưởng cũng đều được chia tiền thưởng. Bộ Tư pháp thậm chí còn chi thêm 100 vạn nhân dân tệ để trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia “nâng cấp” điều kiện.
Một lượng lớn vốn đầu tư được dùng để bức hại
Ngoại trừ các khoản chi trực tiếp, còn có một lượng lớn vốn đầu tư được các đơn vị và tổ chức của ĐCSTQ sử dụng để bức hại Pháp Luân Công.
Nghe nói Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Bắc Kinh là Ngô Tú Bình từng tiết lộ, ĐCSTQ dùng trung bình 5-6 ngàn nhân dân tệ để chuyển hóa 1 học viên Pháp Luân Công, đồng thời yêu cầu mỗi đơn vị sở tại chi 4-5 ngàn nhân tệ để quản lý mỗi học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ.
Ngày 27 tháng 10 năm 2001, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin rằng trong vòng chưa đầy 10 tháng kể từ ngày 27/10/2011, khu Triều Dương của Bắc Kinh đã tổ chức trên dưới 259 lớp tẩy não nhằm “chuyển hóa” những người theo tập Pháp Luân Công, trong đó có gần 1 nghìn đảng viên tham gia. Theo tính toán, chỉ vẻn vẹn một địa khu tại Bắc Kinh, trong một thời gian ngắn như vậy, mà chính phủ đã phải đầu tư 400-500 vạn nhân dân tệ, trong đó không bao gồm tiền lương cho gần 1 nghìn đảng viên tham gia; đủ loại chi phí và danh mục bổ sung khác cũng không hề nhỏ.
Bộ máy tuyên truyền quốc gia mở hết công suất để tẩy não
Theo thống kê, từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, sau khi tập đoàn Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, trong tháng đầu tiên tờ «Nhân Dân Nhật báo» phía nhà nước đã tung ra 347 bài viết phỉ báng Pháp Luân Công. CCTV cũng tích cực phối hợp trấn áp bằng cách sản xuất rất nhiều tiết mục để vu khống và phỉ báng Pháp Luân Công. Từ ngày 25 tháng 4 năm 2002 đến cuối năm 2003, chỉ trong chưa đầy 2 năm, CCTV đã sản xuất 332 tiết mục vu khống và phỉ báng Pháp Luân Công, nào là “Phỏng vấn tiêu điểm”, “Chương trình thời sự”, “Kênh khoa học kỹ thuật”, “Ý kiến hàng tuần”, “Diễn đàn ngoại giao Trung Quốc”, “Phê bình truyền hình”, “Diễn đàn truyền thông mạng Trung Quốc”, “Kênh đời sống”, v.v.; ngoài ra những tiết mục này đều được truyền hình địa phương phổ biến rộng rãi.
Sau khi bức hại phát sinh, trong 5 năm cầm quyền của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã đầu tư một lượng lớn tiền cho ngành truyền hình, bao gồm điện ảnh, kịch nhiều tập, hí khúc, kịch nói, v.v. để phỉ báng Pháp Luân Công và truyền bá trong phạm vi Trung Quốc. “Hiệp hội chống tà giáo” của nhà nước cũng tổ chức biên tập ít nhất 37 bộ phim nói xấu Pháp Luân Công, bao gồm phim «Vực thẳm—bản chất của tà giáo» được chính phủ đầu tư 260 vạn nhân dân tệ và kịch truyền hình 24 tập «Mạng sống vô tội» tiêu tốn 480-720 vạn nhân dân tệ.
Ngoài truyền hình phỉ báng Pháp Luân Công, một lượng lớn diễn xuất văn nghệ, tuồng, kịch nói, kinh kịch, v.v. cũng “như hoa nở rộ”. Chỉ riêng năm 2001, Ủy ban Chính trị Luật pháp và Ban Tuyên truyền thành phố Đại Liên đã “tổ chức diễn xuất 179 vở tuồng, kịch nói” nói xấu Pháp Luân Công.
Trong đầu năm 2001, các nhà xuất bản của ĐCSTQ cũng xuất bản hơn 60 cuốn sách bôi nhọ Pháp Luân Công; các nhà xuất bản bao gồm NXB Bộ Tư pháp, NXB Bộ Tuyên truyền, NXB Nhân Dân Nhật báo, NXB Khoa học Phổ cập, NXB Quần chúng, NXB Bắc Kinh, NXB Pháp Luật, v.v. Ngoài Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, Tổng Công ty Truyền hình Quốc tế Trung Quốc cũng phát hành một lượng lớn đĩa VCD công kích Pháp Luân Công (tập “Phỏng vấn tiêu điểm” của CCTV).
Theo tư liệu, chỉ trong ngày 6 tháng 2 năm 2001, dưới sự hướng dẫn của Phòng 610, 8 triệu thanh thiếu niên của gần 1.000 xã khu thuộc 100 thành phố lớn và vừa trên toàn Trung Quốc đã dán hơn 50 vạn bức họa tuyên truyền, phát hơn 10 triệu tư liệu tuyên truyền và tổ chức hơn 200 buổi mít-tinh phê phán Pháp Luân Công.
Khắp nơi trên toàn quốc đã tổ chức triển lãm ảnh cỡ lớn “Phản đối tà giáo, tôn trọng văn minh”, triển lãm tranh châm biếm, v.v. để công kích Pháp Luân Công; Giang Trạch Dân cũng tự mình tham gia.
Hệ thống giám sát toàn diện phục vụ bức hại
“Công trình lá chắn vàng” (Golden Shield) tiêu tốn 6 tỷ nhân dân tệ đã được ĐCSTQ sử dụng để phong tỏa chân tướng về Pháp Luân Công; tác dụng của nó là chặn và lọc các tin tức sự thật liên quan đến Pháp Luân Công. Trong thời kỳ đầu, ĐCSTQ đã rót một lượng tiền lớn để thiết lập và duy trì hệ thống giám sát toàn diện này.
Theo lời Lý Nhuận Sâm, chủ nhiệm dự án “Công trình lá chắn vàng” kiêm trợ lý Bộ trưởng Công an, thì “Trong cuộc đấu tranh chống ‘Pháp Luân Công’ và các phần tử đối nghịch, ‘Công trình lá chắn vàng’ đã phát huy tác dụng trọng yếu”. “Công trình lá chắn vàng” thực ra là một hệ thống giám sát Internet bao phủ toàn Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi để quản chế và bức hại các học viên Pháp Luân Công, trong đó bao gồm việc thiết lập một hệ thống “cảnh sát mạng” hùng hậu. Hiện nay, lực lượng cảnh sát mạng giám sát Internet của ĐCSTQ đã lên tới mấy chục vạn người.
Xuất cảng và thâm nhập hải ngoại
Tại hải ngoại, vào quãng năm 2000, một lượng lớn vật phẩm tuyên truyền phỉ báng và kích động thù hận Pháp Luân Công đã được ĐCSTQ xuất bản và chế tạo, chẳng hạn sách, sách nhỏ, đĩa VCD. Những vật phẩm này được phân phát đến các cộng đồng Hoa kiều, thư viện, trường học và cửa hàng đĩa bên ngoài Trung Quốc.
Một lượng lớn tranh ảnh bôi nhọ Pháp Luân Công đã được ĐCSTQ gửi tới các đại sứ quán, lãnh sự quán Trung Quốc trên khắp thế giới để tổ chức triển lãm ảnh, bao gồm Canada, Hoa Kỳ, Italia, Thụy Sĩ, Áo, Hà Lan, Nga, Bỉ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Nhật Bản, Australia, New Zealand, v.v.
Trong giai đoạn Giang Trạch Dân nắm quyền, các “công hàm ngoại giao” đính kèm sách nhỏ phỉ báng Pháp Luân Công được ĐCSTQ phân phát tới các cấp chính phủ các nước, các quan chức chính phủ, kênh truyền thông và các tổ chức phi chính phủ. Từ năm 1999 sau khi đàn áp Pháp Luân Công trở đi, khi Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị nhân quyền hàng năm, ĐCSTQ lại phái đoàn đại biểu hơn 500 người tới Geneva để phản đối đề án ngăn chặn vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, đặc biệt là đề án lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công. Chỉ trong vòng 5 năm, số tiền tiêu tốn ước chừng 37,5 triệu đô-la Mỹ.
Để phong bế không gian hải ngoại của Pháp Luân Công, sau năm 1999, hàng loạt an ninh nội địa, công an, cảnh sát mạng, đặc vụ đã được ĐCSTQ phái ra hải ngoại. Quãng năm 2000, có tin nói chỉ tính riêng tại Nam California của Mỹ, số nhân viên đặc vụ của ĐCSTQ lên tới hơn 1 nghìn người. Năm 2007, theo ông Trần Dụng Lâm, nguyên phó lãnh sự Trung Quốc tại Australia, ước tính số gián điệp ĐCSTQ tại Canada lên tới hơn 1 nghìn người.
Mậu dịch và kinh tế được tập đoàn Giang Trạch Dân coi là con bài trọng yếu nhất trong việc mở rộng cuộc bức hại Pháp Luân Công ra hải ngoại. Một số thị trưởng và nghị viên thành phố trên thế giới đã làm chứng, vạch trần việc quan chức ĐCSTQ lợi dụng con bài kinh tế để ép buộc họ ngừng ủng hộ Pháp Luân Công. Thị trưởng Randy Voepel tại California, Mỹ trong băng ghi hình làm chứng gửi Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Hoa Kỳ nói: “Ngày 27 tháng 12 năm 2000, tôi đã thu được một phần ngôn từ cứng rắn của Tổng lãnh sự ĐCSTQ tại Los Angeles với bức thư dọa dẫm, trong thư ẩn tàng sự uy hiếp. Bức thư nói: ‘Chúng tôi hy vọng ngài thị trưởng xuất phát từ quan hệ hữu nghị Trung-Mỹ và lợi ích công dân của quý ngài để nghiêm túc cân nhắc yêu cầu của phía Trung Quốc, đừng cấp cho Pháp Luân Công bất cứ hình thức khen thưởng hay giúp đỡ nào, v.v.’ Ngài Voepel nói, điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng bất an. Nó khiến tôi cực kỳ sợ hãi.”
Ngày 21 tháng 2 năm 2002, Tạp chí phố Wall bình luận về sự việc này như sau: “Loại thủ đoạn này là lấy dọa dẫm và lừa gạt trộn lẫn lại làm một, ngoài ra còn lấy áp lực kinh tế và ngoại giao để uy hiếp”. Lâm Hòa Lập, nhà phân tích thâm niên về Trung Quốc của CNN nói: “Bắc Kinh vung vẩy cả tiền bạc lẫn ngoại giao”.
Dung túng hủ bại, hủy diệt ĐCSTQ
Theo báo cáo của WOIPFG, “Các cấp chính quyền ra sức đàn áp Pháp Luân Công đã trở thành những người được hưởng lợi, một bộ phận lớn họ được thăng chức và trở nên tham ô hủ bại. Thế nhưng dưới cái ô bảo hộ của Giang Trạch Dân, họ đã tránh khỏi bị trừng phạt”.
Con trai cả Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng, từ một nhân viên công tác phổ thông tại Sở Nghiên cứu Luyện kim Thượng Hải đã được đề bạt làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc. Giang Miên Hằng đã dùng quốc khố Trung Quốc để làm ăn, kiếm tiền bằng cách đầu tư cả trong và ngoài Trung Quốc, rồi sau đó lợi dụng mạng lưới quan hệ rộng rãi của mình với những người đương quyền ĐCSTQ để tiến hành giao dịch.
Ngày 7 tháng 5 năm 2001, Lâm Hòa Lập đăng bài viết “Giang Miên Hằng núp bóng cha để nổi dậy”. Bài báo nói: “Giang Miên Hằng là quản lý đại nội của Giang Trạch Dân, chịu trách nhiệm toàn bộ đầu tư về ngoại thương”. Sau năm 2000, Giang Miên Hằng bắt đầu dính líu vào “Công trình lá chắn vàng”. Theo Tạp chí Thế giới tháng 6 năm 2002, Giang Miên Hằng tuyên bố: “Trung Quốc nhất định phải thiết lập một mạng quốc gia độc lập với mạng Internet bên ngoài”.
Vào năm 2010, Tăng Khánh Hồng, một người tích cực theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công đã bị phơi bày rằng trong năm 2009, con trai ông ta đã rút ruột 32,4 triệu đô-la Úc để mua sắm một biệt thự sang trọng tại Sydney.
Ngày 14 tháng 6 năm 2011, Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ tuyên bố trước năm 2008, quan tham ĐCSTQ đã mang theo 800 tỷ nhân dân tệ tài sản để đào thoát ra nước ngoài, thế nhưng bài đăng tải đã biến mất trên mạng Internet chỉ 3 ngày sau.
Tại Trung Quốc ngày nay, cực hình và phá hoại của ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công theo “Chân-Thiện-Nhẫn” đã khiến đạo đức xã hội trượt dốc nhanh chóng. Sự dung túng tham nhũng và hủ bại của ĐCSTQ trong thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền đã khiến phân hóa giàu nghèo lên tới mức cực kỳ nghiêm trọng, khiến ĐCSTQ nay như đang ngồi trên miệng núi lửa của quần chúng nổi dậy.
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/8244

Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ giải thể (4): Kỵ hổ nan hạ hổ

Tác giả: Đại Kỷ Nguyên

[Chanhkien.org] Gần đây, tin tức cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “Giang Trạch Dân tử vong” truyền khắp Trung Quốc và nước ngoài; bất chấp Tân Hoa Xã bác bỏ tin đồn, dân chúng Trung Quốc vẫn cứ vui mừng phấn khởi, bắn pháo hoa trừ tà và ăn mừng. Không chỉ dân chúng Trung Quốc thống hận “Giang quỷ”, mà cấp cao ĐCSTQ cũng không ngừng mạ lỵ “đúng là ngu xuẩn mà gây họa!” Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc vận động trấn áp Pháp Luân Công, kêu gọi “tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng”, khởi động bộ máy đàn áp của cả một quốc gia để bức hại tàn khốc học viên Pháp Luân Công, ép họ từ bỏ tín ngưỡng. Thế nhưng 12 năm đã trôi qua, Pháp Luân Công không chỉ phát triển mạnh mẽ và phổ biến tới hơn 100 quốc gia trên thế giới, mà sự ngu xuẩn của Giang Trạch Dân đã khiến ĐCSTQ gia tăng tốc độ giải thể, đến nỗi không còn đường rút lui.
Hàng vạn học viên Pháp Luân Công lên Bắc Kinh thỉnh nguyện
Cũng giống dân chúng Trung Quốc bị cưỡng đoạt đất đai ngày nay đi khiếu oan, các học viên Pháp Luân Công thời bấy giờ tin rằng chính phủ sẽ sửa chữa sai lầm “đàn áp Pháp Luân Công”; do đó bắt đầu từ tháng 7 năm 1999, họ đã không ngừng tới các ban ngành chính quyền để thỉnh nguyện. Thế nhưng chính quyền sở tại nói, “đây là quyết định của Trung ương, lên Bắc Kinh đi”; kết quả sau đó, các học viên Pháp Luân Công đã đồng loạt tới Bắc Kinh thỉnh nguyện, chỉ để nói với chính phủ rằng: Pháp Luân Công là chính Pháp, học viên Pháp Luân Công đều tuân theo Pháp lý “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm người tốt, trả lại sự trong sạch cho Pháp Luân Công…
Chỉ trong mấy ngày, hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đã tới các ban ngành chính phủ để thỉnh nguyện ôn hòa, với mục đích ngăn chặn cuộc bức hại vô căn cứ này. Thế nhưng họ đều bị cảnh sát giải tán hoặc bắt giữ, và bị đưa trở về quê. Những người lãnh đạo Bắc Kinh không chỉ bít cứng cánh cửa thỉnh nguyện của họ, mà còn dàn dựng “vụ tự thiêu Thiên An Môn”, kích động dân chúng thù hận Pháp Luân Công và mở rộng bức hại. Tới tháng 5 năm 2001, đã có hơn 200 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết.
Bên cạnh các học viên Pháp Luân Công trong nước liên tục đi thỉnh nguyện, các học viên Pháp Luân Công hải ngoại, bao gồm học viên người Tây phương cũng ào ào đổ tới Bắc Kinh thỉnh nguyện, với hy vọng chính phủ sẽ chấm dứt bức hại, trả lại sự thanh sạch cho Pháp Luân Công, và trả lại tự do tín ngưỡng cho các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 11 tháng 2 năm 2002, hai học viên Pháp Luân Công người Mỹ là Levi Browde và Jason Loftus bị bắt giữ tại Thiên An Môn. Ngày 14 tháng 2, hơn 40 học viên Pháp Luân Công người Tây phương đã bị bắt giữ khi đang thỉnh nguyện trên quảng trường Thiên An Môn.
Các học viên Pháp Luân Công còn dùng các phương thức khác, các con đường khác để giảng rõ sự thật, kêu gọi chính phủ chấm dứt bức hại, và nói với dân chúng chân tướng về Pháp Luân Công. Ngày 20 tháng 4 năm 2002, tại các thành phố Cáp Nhĩ Tân, Đại Khánh, Song Thành, Tề Tề Cáp Nhĩ, Mẫu Đơn Giang, Giai Mộc Tư, Hạc Cương, Song Áp Sơn, Kê Tây, v.v. thuộc tỉnh Hắc Long Giang, các học viên Pháp Luân Công đã chèn vào mạng truyền hình để phát tiết mục nói rõ chân tướng về Pháp Luân Công, thời gian lâu nhất là 75 phút. Các học viên Pháp Luân Công tham gia sự kiện này sau đó đã bị bức hại dã man.
Cứu viện khẩn cấp “SOS” của các học viên Pháp Luân Công hải ngoại
Tại hải ngoại, các học viên Pháp Luân Công đã gửi thư thỉnh nguyện đến chính phủ nước sở tại và tổ chức họp báo với hy vọng giúp kêu gọi chính phủ Trung Quốc ngừng bức hại Pháp Luân Công. Trong Hội nghị Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, tại câu lạc bộ nhà báo quốc gia của Mỹ, trong Hội nghị Thượng đỉnh do Liên Hợp Quốc tổ chức, hay tại Quốc hội Canada, v.v. người ta thường thấy bóng dáng các học viên Pháp Luân Công; họ ở đó để phơi bày cuộc bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công của chính phủ Trung Quốc do Giang Trạch Dân đứng đầu.
Tháng 9 năm 2000, gần 2.000 học viên Pháp Luân Công đến từ hơn 30 quốc gia đã tập hợp tại New York và hướng về đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia “Hội nghị Thiên niên kỷ” của Liên Hợp Quốc để tiến hành hàng loạt các hoạt động như thỉnh nguyện, họp báo, tuần hành, luyện công tập thể, v.v.
Mỗi khi người lãnh đạo ĐCSTQ công du nước ngoài, các học viên Pháp Luân Công lại có mặt để thỉnh nguyện, kháng nghị và yêu cầu lập tức chấm dứt bức hại Pháp Luân Công. Tháng 9 năm 1999, hơn 200 học viên Pháp Luân Công đến từ New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, v.v. đã tập trung tại New Zealand để kháng nghị khi Giang Trạch Dân tham gia hội nghị APEC. Ngày 24 tháng 10 năm 2002, hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công đã tụ tập tại Thư viện Tổng thống George Bush của Đại học Texas A&M để kháng nghị trong chuyến viếng thăm của Giang Trạch Dân.
Tháng 7 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công hải ngoại còn phát động chiến dịch phản bức hại “SOS” với khí thế hừng hực. Đây là cuộc bộ hành, đi xe đạp và xe hơi quy mô lớn trên toàn cầu của các học viên Pháp Luân Công tại Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Úc, Châu Á-Thái Bình Dương, v.v. Tuyến đường chính là xuyên qua Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á, đi qua trên 100 thành phố thuộc hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ, với hành trình lên tới hàng vạn km.
Từ tháng 8 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công hải ngoại trên toàn cầu đã khởi xướng chiến dịch thỉnh nguyện tĩnh tọa và tuyệt thực trước lãnh sự quán Trung Quốc tại các nước, lên tiếng yêu cầu thả các học viên bị bức hại trong trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia và phản đối đàn áp. Trong đó các học viên Pháp Luân Công tại Vancouver, Canada đã duy trì thỉnh nguyện liên tục ngày đêm 24/24 trong 1 năm 9 tháng, tới tận tháng 5 năm 2003 mà không hề gián đoạn.
Khởi tố Giang Trạch Dân và 30 quan chức cấp cao ĐCSTQ
Mặc dù các học viên Pháp Luân Công ở cả trong và ngoài Trung Quốc đã liên tục thỉnh nguyện và kháng nghị, nhưng những người lãnh đạo ĐCSTQ vẫn nhắm mắt làm ngơ và tiếp tục bức hại; thủ đoạn bức hại của họ đã lên tới mức cực kỳ tàn nhẫn, khiến người ta phẫn nộ. Do đó, các học viên Pháp Luân Công bắt đầu khởi tố Giang Trạch Dân và các tòng phạm.
Ngày 29 tháng 8 năm 2000, Chu Kha Minh, học viên Pháp Luân Công Hồng Kông và Vương Kiệt, học viên Pháp Luân Công Bắc Kinh đã tiên phong khởi tố Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc; Trưởng ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ Tăng Khánh Hồng và Bí thư Bộ Chính trị La Cán cũng bị khởi tố cùng Giang Trạch Dân vì bức hại Pháp Luân Công. Họ đề xuất thủ tiêu lệnh truy nã đối với người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, hủy bỏ “sáu điều cấm” vi phạm hiến pháp của công an, phóng thích các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm, đồng thời truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ba thủ phạm chính là Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và La Cán.
Ngày 20 tháng 1 năm 2003, Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) được thành lập ở Mỹ và tuyên bố liệt sự kiện “tự thiêu tại Thiên An Môn” vào đối tượng điều tra hàng đầu. Cho đến nay, tổ chức này đã ghi lại tội ác của hơn 200 quan chức cấp cao ĐCSTQ, đồng thời phát lệnh truy nã các quan chức này.
Ngày 20 tháng 3 năm 2003, tổ chức “Pháp võng khôi khôi” đã đệ trình bản báo cáo dài hơn 4.000 trang về cuộc bức hại Pháp Luân Công lên cơ cấu giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc, trong đó bao gồm tên của hơn 11.000 cảnh sát Trung Quốc, tên các viên chức chính quyền và những người tham gia bức hại Pháp Luân Công.
Ngày 30 tháng 9 năm 2003, Liên minh Toàn cầu đưa Giang Trạch Dân ra Công lý tuyên bố thành lập tại thủ đô Washington D.C của Hoa Kỳ. Tôn chỉ của Liên minh là “đoàn kết tất cả các lực lượng chính nghĩa, vạch trần tất cả tội ác của Giang Trạch Dân, đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý, pháp luật và lương tâm”. Liên minh được tham gia bởi hơn 100 tổ chức và cá nhân, bao gồm “Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công”, “Bằng hữu Pháp Luân Công”, “Ủy ban Toàn cầu Giải cứu Học viên Pháp Luân Công bị Bức hại”, v.v.
Tới nay, đã có 30 quan chức cấp cao ĐCSTQ bị khởi tố tại các tòa án hải ngoại với những tội danh: tội tra tấn, tội ác phản nhân loại, tội ác diệt chủng, tội giết người, tội tra tấn và bắt cóc, tội phỉ báng, tội kích động, tội tàn sát và bức hại, tội xúi bẩy cực hình, tội xúi giục thù hận, v.v.
Bị khởi tố nhiều nhất chính là hung thủ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công—Giang Trạch Dân. Từ năm 2002 đến năm 2007, Giang Trạch Dân lần lượt bị khởi tố tại 30 thành phố và địa khu trên toàn cầu với nhiều tội danh, bao gồm “tội tra tấn”, “tội ác phản nhân loại”, “tội ác diệt chủng”, v.v. Đây là kết quả khởi tố của hơn 50 án tố tụng dân sự và hình sự trên thế giới, và được coi là án tố tụng lớn nhất lịch sử nhân loại thế kỷ 21.
Ngày 17 tháng 12 năm 2004, nước Mỹ chế định dự luật về “cấm tội phạm tra tấn nhập cảnh vào Mỹ”; Bộ Tư pháp được ủy quyền theo dõi những người nước ngoài phạm tội ác chiến tranh, tra tấn, diệt chủng, bức hại tín ngưỡng tôn giáo và vi phạm nhân quyền, đồng thời hạn chế nhập cảnh hoặc trục xuất họ. Do đó, một khi 30 quan chức này đi ra nước ngoài, họ có thể đối diện với việc bị bắt giữ hoặc trục xuất, thậm chí người nhà họ cũng không được hoan nghênh.
Chứng kiến cuộc bức hại và đi theo tu luyện Pháp Luân Công
Rất nhiều người nguyên ban đầu không biết Pháp Luân Công là gì, nhưng sau khi mắt thấy tai nghe sự tàn nhẫn của ĐCSTQ, lại chứng kiến sự thiện lương của các học viên Pháp Luân Công, họ đã bắt đầu suy xét và tìm hiểu xem Pháp Luân Công rốt cuộc là thế nào?
Tháng 6 năm 2000, bác sĩ Hoàng Tổ Uy, người sinh ra tại Đài Loan và công tác tại Cục Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tới Trung Quốc du lịch; trên quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, ông đã tận mắt chứng kiến cảnh sát đánh đập tàn bạo học viên Pháp Luân Công. Khi ấy, ông chộp lấy máy ảnh để chụp lại và suýt bị giật mất, sau đó ông tự hỏi Pháp Luân Công là thế nào? Sau khi trở về, ông tìm đọc cuốn «Chuyển Pháp Luân» và “gần như đọc hết một mạch, chỉ hận biết được quá muộn.” Ông đã tiến bước trên con đường tu luyện kể từ đó.
Một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc kể lại: “Trong thời kỳ đàn áp nghiêm trọng nhất, còn có người hỏi tôi mượn sách, đó là một sĩ quan quân đội Trung Quốc. Đối với tuyên truyền của ĐCSTQ, ông đã suy ngẫm và tự hỏi Pháp Luân Công rốt cuộc là gì? ĐCSTQ vì sao đàn áp Pháp Luân Công? Ông đã thử hỏi ý kiến tôi. Tôi nghĩ cần nói rõ sự thật với ông, và cho ông mượn sách đọc. Ông xem sách xong cũng muốn tập; dưới hoàn cảnh đàn áp điên cuồng như thế, ông đã trở thành học viên Đại Pháp.”
Một phụ nữ tại bang Arizona, Mỹ đã bắt gặp Pháp Luân Công khi xem chương trình tin tức nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ trên kênh CNN. Bà nói: “[Trong tiết mục ngày hôm ấy], họ phát hình một nhóm học viên Pháp Luân Công tập luyện cùng nhau, đây là hình ảnh mà tôi thấy thật đẹp, đây chính là điều mà tôi hằng tìm kiếm.”
Theo lời một học viên Pháp Luân Công thì: “Pháp Luân Công bắt đầu hồng truyền tại Trung Quốc vào năm 1992. Trong những ngày tháng tươi đẹp ấy, chúng tôi ngày nào cũng ra công viên luyện công từ sáng sớm; mỗi học viên đều chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn để tự yêu cầu bản thân, cố gắng làm người tốt, ở đâu cũng nghĩ tới người khác trước, làm việc gì cũng trước tiên cân nhắc tới người khác, cân nhắc tới lợi ích của xã hội, của nhân dân. Hoàn cảnh thời bấy giờ hài hòa như vậy đấy; các học viên đến đâu cũng được khen ngợi; người ta đều biết rằng Pháp Luân Công đối với đất nước, đối với nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại. Không hề có cổ động từ bộ máy tuyên truyền nào, Pháp Luân Công đã phổ biến theo cách người truyền người, tâm truyền tâm.”
Giang Trạch Dân bức hại nhưng lại khiến Pháp Luân Công phát triển mạnh mẽ
Trong 12 năm phản đối bức hại và giảng rõ sự thật, Pháp Luân Công đã nhanh chóng phát triển rộng khắp. Các học viên Pháp Luân Công còn lập ra website, báo chí, đài phát thanh và truyền hình; ở đâu có tuyên truyền lừa dối của ĐCSTQ, thì ở đó có chân tướng do các học viên Pháp Luân Công mang tới.
Năm 1999 khi cuộc đàn áp bắt đầu, các quốc gia có người tu luyện Pháp Luân Công trên thế giới thì chỉ hơn 30 nước, nhưng ngày nay đã là hơn 100 nước. Tại Đài Loan, số người tu luyện Pháp Luân Công từ 3 ngàn người tăng lên tới 50 vạn người. Cuốn «Chuyển Pháp Luân», tác phẩm chủ yếu của người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, đã được dịch ra gần 40 thứ tiếng.
Quốc hội Hoa Kỳ, Canada và chính phủ các quốc gia Châu Âu đã nhiều lần thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, nghiêm khắc lên án sự tàn bạo của ĐCSTQ. Đồng thời, chính phủ và nghị viện các nước trên thế giới cũng không ngừng ký tặng khen thưởng cho Pháp Luân Công; cho tới nay, số bằng khen và giấy chứng nhận đã lên tới hơn 1.500.
Kể từ ngày 13 tháng 5 năm 2000, Pháp Luân Phật học hội ở hàng chục quốc gia và thành phố trên thế giới đã cùng nhau quyết định lấy ngày 13 tháng 5 hàng năm là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Sau đó, cứ đến ngày 13 tháng 5 hàng năm, các thành phố lớn tại Mỹ, Canada, v.v. đều gửi thư chúc phúc các học viên Pháp Luân Công và đồng thời chúc mừng “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”.
Đến nay, cuộc vận động trấn áp Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động đã thất bại hoàn toàn; không những thế, nó còn khiến ĐCSTQ triệt để rơi vào vùng bùn, khiến ĐCSTQ đối diện với kết cục giải thể và tan rã bi thảm.
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/8259

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét