Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

BẠN BIẾT CHƯA? 30

(ĐC sưu tầm trên NET)

Câu đố hóc búa nhất của Einstein

Tuấn Sherlock | 08/04/2015 11:00

Vào cuối thế kỉ 19, Einstein ra câu đố này và nói rằng chỉ có nhiều nhất là 2% dân số trên thế giới giải được.

Bạn có muốn "lọt" vào con số ít ỏi 2% như Einstein nói không? Nếu tự giải được thì chỉ số IQ của bạn không dưới 140 đâu đấy!
Hãy thử tự giải đố, thật kiên trì và nhẫn nại, đừng vội xem "đáp án" bạn nhé!
Giả thiết:
1. Có 5 ngôi nhà, mỗi nhà có một màu khác nhau.
2. Trong mỗi nhà ở một người có quốc tịch khác nhau.
3. Mỗi cư dân chỉ thích một loại nước uống, hút thuốc một hãng và nuôi một con vật trong nhà.
4. Cả 5 cư dân không có cùng thích một loại nước uống, hút thuốc cùng một hãng hay nuôi cùng một con vật trong nhà như người hàng xóm của mình.
Câu hỏi: Ai nuôi cá?
Bạn có thêm các chỉ dẫn sau:
1. Ngườì Anh ở trong nhà màu đỏ.
2. Ngườì Thuỵ-điển nuôi chó.
3. Ngườì Đan-mạch thích uống trà.
4. Ngôi nhà màu xanh lá cây nằm bên trái ngôi nhà màu trắng.
5. Ngườì ở nhà màu xanh lá cây thích uống cà phê.
6. Ngườì hút thuốc hiệu Pall Mall nuôi chim.
7. Ngườì ở nhà màu vàng hút thuốc hiệu Dunhill.
8. Ngườì ở nhà nằm giữa thích uống sữa.
9. Ngườì Na-uy ở nhà đầu tiên.
10. Ngườì hút thuốc hiệu Blends ở cạnh nhà ngườì có nuôi mèo.
11. Ngườì có nuôi ngựa ở cạnh nhà ngườì hút thuốc hiệu Dunhill.
12. Ngườì hút thuốc hiệu Blue Master thích uống bia.
13. Ngườì Đức hút thuốc hiệu Prince.
14. Ngườì Na-uy ở cạnh nhà màu xanh lơ.
15. Ngườì hút thuốc hiệu Blends có ngườì hàng xóm thích uống nước khoáng.
------ĐÁP ÁN---------------------------
Dựa vào các dữ kiện các bạn phân tích và kẻ bảng, sẽ được kết quả như dưới đây:


ĐÁP ÁN: NGƯỜI ĐỨC NUÔI CÁ
theo Đại Lộ

Những bài toán gây tranh cãi "đố bạn giải được"

Hải Hiền | 09/04/2015 21:58

Cùng đi tìm lời giải cho những bài toán thú vị từng khiến nhiều người "vò đầu bứt tóc".

Gần đây, một bài kiểm tra của học sinh do phụ huynh đăng tải trên mạng xã hội đã nhanh chóng tạo nên cuộc tranh luận sôi nổi đâu là đáp án đúng. Theo đó, bài toán con gà gây tranh cãi giữa giáo viên và phụ huynh về phép tính chuẩn 8x4 hay 4x8.
Sau khi tham khảo ý kiến của các thầy, cô giáo Sư phạm, nhiều người đã hiểu hơn về lý do giáo viên đã chấm sai ở kết quả đó trong bài kiểm tra của học sinh.
Sự việc này khiến không ít người nhớ tới những bài toán gây tranh cãi kinh điển khác. Cùng điểm lại một vài bài toán gây tranh cãi mà bạn không thể không biết dưới đây.
Bài toán 1: Bài toán 50.000
Ảnh minh họa.
Bạn muốn mua một cái váy 97.000 nhưng không có tiền. Bạn vay bố 50.000 và vay mẹ 50.000, tổng cộng bạn có 100.000. Bạn mua cái váy và nhận 3.000 tiền thừa.
 
Bạn đưa gửi lại bố 1.000, mẹ 1.000 và giữ lại 1.000. Giờ bạn nợ mẹ 49.000 vs bố 49.000. Tổng cộng: 49.000 + 49.000 = 98.000 + 1.000 = 99.000. Hỏi rằng: 1.000 còn lại đã mất đi đâu?
Lời giải: 1.000 đó không biến mất
Sau khi mua váy, bạn chắc chắn còn 3.000 tiền thừa. Bạn gửi trả bố 1.000, trả mẹ 1.000 nên chỉ còn nợ mỗi người: 50.000 - 1.000 = 49.000, tổng cộng nợ bố và mẹ:  49.000 + 49.000 =  98.000. Và bạn còn 1.000 tiền thừa.
Đến đây:
- Nếu bạn đưa nốt 1.000 cho bố hoặc mẹ thì bạn chỉ còn nợ bố và mẹ: 98.000 - 1.000 = 97.000 - bằng giá trị cái váy bạn mua.
- Nếu bạn giữ lại 1.000 và 97.000 giá trị cái váy sẽ có tổng là 98.000, bằng số tiền nợ bố mẹ. Do đó, bạn sẽ không bị mất đồng nào.

Bài toán 2: 4 người đàn ông qua cầu
Ảnh minh họa.
Có 4 người đàn ông cần đi qua một chiếc cầu rất nguy hiểm trong đêm tối. Không may là chỉ có một cây đuốc, không có đuốc thì không thể qua cầu được.
Cầu rất yếu nên mỗi lượt đi chỉ được 2 người. Tuy nhiên, thời gian 4 người (A, B, C, D) qua cầu không giống nhau, lần lượt là A - 1 phút, B - 2 phút, C - 7 phút, D - 10 phút. Hỏi thời gian ngắn nhất để 4 người đàn ông qua cầu là bao lâu?
Lời giải: 17 phút
Phương án đầu tiên mà hầu hết mọi người nghĩ đến là để người đàn ông nhanh nhất đi trước và người thứ nhất sẽ lần lượt quay lại dẫn đường cho 3 người còn lại qua cầu.
Tổng cộng sẽ mất: 10 phút (D) + 1 phút (A quay lại) + 7 phút (A+C) + 1 phút (A quay lại) + 2 (A+B) = 21 phút. Nếu vậy thì bài toán quá dễ rồi.
Để giảm thời gian, chúng ta nên tìm cách cho D và C đi với nhau. Nếu họ đi qua cầu đầu tiên, họ sẽ cần một người quay lại đón người khác.
Như thế thì quá mất thời gian. Thử để A đi cùng B và để A đợi ở phía kia cây cầu. Sau khi B quay lại, C và D sẽ qua cầu và đưa đuốc cho A đón B sang.
A và B qua cầu => 2 phút
B quay lại => 2 phút
C và D qua cầu => 10 phút
A quay lại => 1 phút
A và B qua cầu => 2 phút
Tổng là: 2 + 2 + 10 + 1 + 2 =  17 phút

Bài toán 3: Trả lương cho người hầu
Ảnh minh họa.
Một người hầu làm việc ông chủ giao cho trong 7 ngày thì hoàn tất. Người hầu yêu cầu được trả công hàng ngày bằng 1/7 thỏi vàng. Ông chủ phải cắt ít nhất bao nhiêu đường và cắt như thế nào để trả được cho anh ta đúng 1/7 thỏi vàng mỗi ngày?
Lời giải: 
Vạch trên thỏi vàng 6 vạch chia ra 7 phần bằng nhau. Dùng 2 nhát cắt để cắt thành 3 phần 1/7, 2/7 và 4/7 thỏi vàng.
Ngày 1: Đưa người hầu 1/7 thỏi
Ngày 2: Đưa người hầu 2/7 thỏi và lấy lại 1/7 thỏi
Ngày 3: Đưa người hầu 1/7 thỏi
Ngày 4: Đưa người hầu 4/7 thỏi, lấy lại 2 phần 1/7 và 2/7 thỏi
Ngày 5: Đưa người hầu 1/7 thỏi
Ngày 6: Đưa người hầu 2/7 thỏi và lấy lại 1/7 thỏi
Ngày 7: Đưa người hầu 1/7 thỏi còn lại.

Bài toán 4: Quả bóng trong hộp
Ảnh minh họa.
Bốn quả bóng được đặt trong một chiếc hộp. Một quả màu xanh, một quả màu đen và hai quả còn lại màu vàng. Lắc hộp và lấy 2 quả bóng ra. Biết rằng có ít nhất một quả màu vàng. Hỏi rằng có bao nhiêu cơ hội để quả bóng thứ 2 cũng màu vàng?
Lời giải: tỷ lệ 1/5
Có 6 cặp bóng có thể đã được lấy ra:
Vàng + Vàng  / Vàng + Xanh  / Xanh + Vàng  / Vàng + Đen / Đen + Vàng  / Xanh + Đen.
Vì có ít nhất một quả bóng màu vàng nên chắc chắn cặp Xanh + Đen không thể được lấy ra.
Do đó còn lại 5 khả năng. Vì vậy cơ hội cho cặp Vàng + Vàng là 1/5.
Có thể nhiều người không thể chấp nhận đáp án này mà phải là 1/3. Đáp án 1/3 chỉ đúng nếu những quả bóng được rút ra lần lượt và quả bóng đầu tiên là màu vàng.
Tuy nhiên, trong trường hợp 2 quả bóng được rút ra cùng lúc và màu sắc của quả bóng đầu tiên trong 2 quả được đưa ra, thì đáp án 1/5 ở trên mới là chính xác.
(Nguồn: Gpuzzles)
theo Trí Thức Trẻ / Kênh14



Những bài toán vô cùng đơn giản nhưng lại khiến bạn phát điên

Nhật Minh |
Những bài toán vô cùng đơn giản nhưng lại khiến bạn phát điên

Những bài toán đó đã tồn tại suốt hàng nghìn năm trước khi khoa học có thể giải được. Và đến bây giờ, chúng vẫn làm chúng ta điên đầu vì quá "đơn giản".



Các nghịch lý này đã được Zeno - một triết gia người Elia ( Hy Lạp) đưa ra làm điên đầu kẻ thủ của ông - lãnh chúa Denyclus trước khi ông bị hắn tử hình
Sau này,nó đã truyền cảm hứng cho cuộc tranh luận giữa các triết gia và các nhà toán học trong nhiều thế kỷ. Bây giờ, ý tưởng này của ông đang giúp các nhà nghiên cứu giải quyết những vấn đề khoa học còn phức tạp hơn nhiều .
Cùng xem những bài toán này nhé !
theo Đại Lộ

4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn đau đầu

4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn đau đầu

Những bài toán này đều là những dạng đề quen thuộc, ai cũng có thể dễ dàng tìm ra đáp số nhưng lại là nguyên nhân tạo nên nhiều cuộc tranh luận gay gắt.

8x4 hay 4x8?
Gần đây, một bài kiểm tra của học sinh do phụ huynh đăng tải trên mạng xã hội đã nhanh chóng tạo nên cuộc tranh luận sôi nổi đâu là đáp án đúng.
4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn tranh cãi
Bài toán đếm gà đơn giản nhưng khiến các chuyên gia vào cuộc để tìm ra đáp số.
Đề bài như sau: “Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Và đưa ra 4 phương án để học sinh lựa chọn: A. 4x8=32, B. 8x4=32, C. 4+8=12, D. 8:4=2. Nhìn qua, tất cả mọi người đều dễ dàng đưa ra đáp số cho câu hỏi này. Tuy nhiên, việc giáo viên đưa ra 2 phương án 4x8 và 8x4 để học sinh lựa chọn lại khiến phụ huynh này thắc mắc.
Đặc biệt, trong bài làm giáo viên đã không chấm điểm khi học sinh này lựa chọn đáp án A (4x8=32) và đưa ra phép tính đúng phải là (8x4=32).
Hầu hết người lớn khi xem đề bài này đều cho rằng 4x8 không khác 8x4 bởi cùng có chung kết quả là 32. Vì vậy, nhiều người tỏ ra bức xúc với cách ra đề và chấm bài của giáo viên này.
Cuộc tranh luận này còn thu hút đông đảo chuyên gia vào cuộc. Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng cần phân biệt cho học sinh hiểu đâu là đơn vị tính đâu là số lần được gấp lên.
Với câu hỏi “Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà?”, số gà là đơn vị tính, sẽ viết phép tính là 8x4 (tức là 8 con gà gấp lên 4 lần). Còn viết 4x8 (sẽ được hiểu là số chuồng là 4 gấp lên 8 lần). Dù kết quả cuối cùng của phép tính đều là 32 nhưng trong khi đề yêu cầu tính số gà, vì vậy viết 4x8 sẽ sai về mặt bản chất.
Trên Vietnamnet, PGS.TS Đỗ Đình Hoan - chủ biên bộ sách toán dành cho bậc tiểu học hiện đang sử dụng trong các nhà trường - nhận xét: “Đây là bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. Loại toán này chỉ có một lựa chọn đúng, còn 3 lựa chọn kia là 3 lựa chọn sai.
Ở thời điểm ra đề kiểm tra này học sinh chưa học tính chất giao hoán của phép nhân. Học sinh đang làm quen dần với tính chất giao hoán bằng các ví dụ cụ thể. Vì vậy học sinh chưa hiểu 8x4 = 4x8 (trong chương trình hiện hành đến lớp 4 học sinh mới chính thức học tính chất giao hoán của phép nhân)”.
Ông Hoan cho rằng khi giải bài toán trắc nghiệm nêu trên học sinh đã được học quy ước về viết tên đơn vị trong bài tính của bài toán nêu trên là 8x4=32 (con gà), không viết 4x8=32 (con gà) nên trong phần đáp án chưa nên nêu cách viết này.
Nếu có học sinh nào viết 4x8=32 (con gà) thì giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo quy ước và nên chọn hình thức thích hợp để động viên học sinh học tập. Nhưng tốt nhất giáo viên vẫn không đưa đáp án này vào lựa chọn.
61 hay 70
Tương tự, tháng 4/2013, một bài kiểm tra Toán lớp 1 giữa học kỳ II năm học 2012-2013 của học sinh tên V.B.N đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.
Cuộc tranh cãi xoay quanh câu 1D với đề bài yêu cầu tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Theo các phương án trong bài đưa thì cả A (61) và B (70) đều đúng . Nhưng khi học sinh này chọn đáp án A (61) thì bị giáo viên chấm sai và sửa lại là B.
4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn tranh cãi
Đáp án 61 dù thỏa mãn hai điều kiện lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80 nhưng vẫn không được chấm điểm.


Việc ra đề kiểu đánh đố trong câu 1C là “số 49 gồm” (4 và 9, 40 và 9) cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều thành viên cho rằng theo cách hỏi này của giáo viên, nếu học sinh chọn đáp án 4 và 9 vẫn có cơ sở.
Nhận xét về đề Toán này, Tiến sĩ Lê Thống Nhất phân tích: “Nếu đề chỉ nói điền vào chỗ trống như vậy thì sẽ có hai đáp án đúng là A và B”. Còn câu 1C nói “49 gồm” rất tối nghĩa. Bởi nếu hiểu là số 49 cấu tạo bởi chữ số nào thì đáp án A là chuẩn, không thể hiểu đúng như đáp án B.
Việc sử dụng từ “gồm” trong câu hỏi này không có nghĩa là một tổng mà phải là các thành phần của số. Nếu muốn lấy đáp án B thì phải hỏi “49 là tổng của hai số nào?”. Như vậy nghĩa gần nhất của câu hỏi này phải là đáp án A (gồm số 4 và 9)”.
Giáo viên hay học sinh đúng?
Cuối năm 2013, một bài toán đố khá đơn giản “Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ đó hết bao lâu?” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dân mạng.
4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn tranh cãi
Cách giải của học sinh được rất nhiều người lớn đồng tình dù không được giáo viên chấp nhận.
Nguyên nhân nảy sinh cuộc tranh cãi này chính là do sự khác biệt giữa lời giải của học sinh (cưa cả cây gỗ đó hết số phút là 12x6=72 phút) và đáp án của giáo viên (cưa cả cây gỗ hết 12x7=84 phút).
Nhiều thành viên cho rằng cách giải của học sinh là đúng bởi chỉ cần cưa 6 lần là xong. Tuy nhiên, một số người lại lập luận: “Ở đây là cái cây đang sống và cưa nó thành 7 đoạn nên đáp án của giáo viên là đúng”.
Ngày thứ 3 hay cả 3 ngày?
Không chỉ tranh cãi về đáp án mà cách ra đề của giáo viên cũng của một đề Toán lớp 4 cũng khiến người lớn đau đầu.
Đề bài: “Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4326 kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32 kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?”.
4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn tranh cãi
Sự mập mờ trong dữ liệu đề bài đã khiến cho bài toán đơn giản này trở nên phức tạp, đánh đố học sinh.
Đây là dạng toán đơn giản, điển hình của các học sinh lớp 4 thường gặp. Tuy nhiên, cách đặt câu hỏi mập mờ, không rõ ràng trong đề bài này khiến học sinh khó suy luận.
Cụ thể có hai vế khiến người xem thắc mắc là: “Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo” và “Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo” là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả ba ngày?
Một thành viên bình luận: “Đúng là có vấn đề thật. Mình là sinh viên, đọc đi đọc lại mà vẫn khó hiểu. Đặc biệt là câu hỏi đưa ra rất mập mờ khiến cho học sinh không biết nên đi theo hướng nào”. Thậm chí, có bạn còn phản ứng khá gay gắt: “Ra đề thế này hóa ra là đánh đố học sinh. Cả ngày là ngày thứ 3 hay là cả 3 ngày".
theo zing.vn

Cách giải toán đầy bất ngờ của học sinh lớp 2

Cách giải toán đầy bất ngờ của học sinh lớp 2

Cách giải bài toán trừ khá tư duy của một học sinh lớp 2 nhận được nhiều sự bất ngờ của người lớn và cũng có nhiều ý kiến tranh cãi.

Bài toán được anh Ngô Huy Trung chia sẻ trên trang Chúng tôi yêu giáo dục tiểu học, hôm 24/7. Đề bài yêu cầu tính số cờ hơn thua của chị em. Học sinh đặt phép tính và kết luận không trừ được, sau đó đưa đáp án bằng một phép tính khác.
Đề cụ thể: "Chị có nhiều hơn em 6 lá cờ. Chị cho em 4 lá cờ. Hỏi bây giờ ai có nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lá cờ?". Học sinh lớp 2 đưa ra cách giải: "Chị cho em 4 lá cờ thì khoảng cách sẽ giảm gấp đôi số cờ chị cho em. Vậy số cờ chị cho em là 6-4x2= không trừ được nên số cờ của em nhiều hơn chị. Vậy em nhiều hơn chị số cờ là 6-4=2 cờ, đáp án 2 cờ".
Bài giải Toán trừ của học sinh lớp 2 gây bất ngờ
Cách lập luận thú vị của học sinh.
Cách giải lập luận tư duy trước bài toán khó của học sinh lớp 2 khiến người lớn thích thú và cho rằng lời giải không sai. Một số ý kiến đưa ra sự ngưỡng mộ tư duy của người giải nếu đây thật sự là bài làm của cháu học sinh lớp 2 lên lớp 3.
Tuy nhiên, lời giải này bị giáo viên gạch chân dưới phép tính, các ý kiến khác lại cho rằng giáo viên gạch sai đúng chỗ vì không thể lấy lý do không trừ được để suy ra phép tính thứ 2.
Bài Toán sau khi đăng tải nhận được nhiều cách giải và ý kiến khác nhau của người lớn.
Bạn Linh Lan đưa ra cách giải: "Giả sử lấy 4 lá cờ của chị nhưng chưa cho em thì lúc này chị vẫn hơn e là: 6-4=2 ( lá cờ).
Lấy 4 lá cờ đó cho em thì lúc này em hơn chị: 4-2= 2 ( lá cờ)".
Phạm Hồng Hạnh thì cho rằng: "Theo mình, cô giáo đã gạch chân đúng chỗ cần gạch vì không thể lấy lí do không trừ được để suy ra phép tính thứ 2".
Lâm Phạm đưa ra quan điểm: "Câu hỏi của anh Ngô Huy Trung là cháu sai ở chỗ nào? Theo tôi, cháu không sai. Nếu cho là sai thì mất đi sự tự do của tư duy".
"Sai ở chỗ học sinh viết không thể trừ mà ở lớp 1 không được làm như vậy, vẽ sơ đồ ra dễ giải hơn", một thành viên chỉ ra điểm sai của lời giải bài toán.
"Đây là dạng toán khó nhất đối với học sinh lớp 2. Con bạn tư duy được như vậy là quá tuyệt vời rồi. Cháu hiểu bản chất của bài toán, diễn đạt không sai, tìm ra đáp án đúng nhưng không theo đường lối chung mà gió viên tiểu học hướng dẫn. Vậy bạn chỉ cần hướng dẫn con vẽ sơ đồ sửa cách trình bày bài là được. Hiểu cách làm bằng sơ đồ rồi thì có thể giải bằng cách lập luận. Chúc bạn thành công", đó là những ý kiến khen ngợi cách giải toán tư duy của học sinh lớp 2.
Liên hệ với người chia sẻ, anh Ngô Huy Trung, sống tại Hà Nội cho biết, đây là bài trong sách toán nâng cao lớp 2 do con trai anh đang học lớp 2 chuẩn bị lên lớp 3 giải.
Cháu tên Ngô Huy Đăng Khoa, 8 tuổi, đang học tại một trường tiểu học (quận Đống Đa, Hà Nội).
Bài giải Toán trừ của học sinh lớp 2 gây bất ngờ
Ngô Huy Đăng Khoa, 8 tuổi (bên trái) chụp hình cùng anh trai mình.
"Khi thấy được bài giải mình khá bất ngờ vì sự tư duy của cháu, không giống như những cách giải mà cô giáo đã dạy ở trường, thật sự cách giải như vậy thì không phù hợp với 1 học sinh lớp 2, mình thấy cũng khá thú vị nên chia sẻ cho quý phụ huynh cùng xem, bình luận", anh Trung chia sẻ.
Anh Trung cho biết các năm học qua Khoa đều đạt thành tích học sinh giỏi và đạt được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi toán học do trường cháu đang theo học tổ chức.
theo zing.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét