Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 28 (Trung Quốc cộng sản1)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Khi các con hổ lớn đều bị ngồi tù thì người ta đều đồn đoán rằng con hổ lớn nhất đang bị rơi vào tầm ngắm chính là ‘siêu hổ’ Giang Trạch Dân
Còn ruồi thì rất nhiều, hàng ngàn quan chức lớn nhỏ bị điều tra và ngồi tù.  Các quan chức trốn ra nước ngoài cũng không yên khi cảnh sát Trung Quốc phối hợp với Interpol  lên danh sách 100 quan chức trốn ra nước ngoài để truy bắt.
Vậy rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra tại Trung Quốc? Thực chất của hết thảy những điều đó là gì? Liệu ĐCS Trung Quốc có thực tâm chống tham nhũng hay không?
Câu trả lời rằng chiến dịch chống tham nhũng mà Tập Cận Bình đang phát động, thực chất là một cuộc đấu giữa hai phe phái lớn nhất tại Trung Quốc, cụ thể là phe của Tập Cận Bình nhắm vào phe Giang Trạch Dân.
Vậy diễn biến của cuộc đấu đá giữa hai phe ấy như thế nào.
1/ Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân
Từ trước ĐH Đảng lần thứ 17 (năm 2007), Giang Trạch Dân đã lo tính đến việc tìm người của mình kế vị Hồ Cẩm Đào, và Giang Trạch Dân đã chọn Bạc Hy Lai, với mong muốn đưa Bạc Hy Lai lên làm Phó Thủ Tướng rồi sau sẽ thay Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên Thủ tướng Ôn Gia bảo lại thẳng thừng gạt Bạc Hy Lai, ông đã đưa ra được lý do mà không ai có thể phản đối được, đó là vì Bạc Hy Lai đã bị tòa án quốc tế tại Tây Ban Nha truy tố về tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công , phải đối mặt với sự dẫn độ nếu họ đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha. Quyết định này được thực hiện đúng theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát, điều cho phép tòa án trong nước thụ lý tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người.
Vì thế mà Bạc Hy Lai không thể ra nước ngoài được, mà trọng trách của Phó Thủ tướng đòi hỏi phải có công du nước ngoài. Vì thế Bạc Hy Lai dần bị loại khỏi ứng viên kế nhiệm, hơn nữa Hồ Cẩm Đào lại thích bạn của mình là Lý Khắc Cường lên nắm quyền.
Những tiết lộ của WikiLeaks cho thấy các lãnh đạo đã về hưu đều tỏ ra thích Tập Cận Bình, người vốn rất thận trọng trong những việc làm của mình. Vì thế Tập Cận Bình đã được đột ngột nổi lên trong Đại hội ĐCSTQ lần thứ 17.
Để ngăn  Tập Cận Bình lên nắm quyền thay Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân cùng Tăng Khánh Hồng và những người thân cận đã lên kế hoạch ép Tập Cận Bình rời bỏ quyền lực giống như ngày xưa Đặng Tiểu Bình đã ép Hoa Quốc Phong về hưu.
Kế hoạch này được giao cho Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang tiến hành hết sức trôi chảy, thì đúng lúc đó phát sinh sự kiện làm đảo lộn tất cả, đó là vào ngày 6/2/2012 cánh tay phải của Bạc Hy Lai là GĐ công an tỉnh Trùng Khánh Vương Lập Quân phải chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô để bảo toàn mạng sống, Bạc Hy Lai hốt hoảng hạ lệnh đuổi gấp với 70  xe cảnh sát và bọc thép, đây cũng chính là sự kiện mở đầu cho cuộc đấu đá quyền lực cấp cao nhất của ĐCS Trung Quốc.
Vậy Vương Lập Quân đã trao cho Mỹ tài liệu gì? Đó là một lượng lớn tài liệu cơ mật các loại về nội tình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc
Vương Lập Quân đã khai báo chi tiết kế hoạch bí mật của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang nhằm ngăn cản Tập Cận Bình. Hai người này đã lên một kế hoạch hoàn chỉnh để công kích Tập Cận Bình, dự tính thực thi sau Tết Nguyên đán 2012. Kế hoạch là thông qua truyền thông hải ngoại để tung ra các chỉ trích và phê phán Tập Cận Bình, nhằm làm suy yếu quyền lực của Tập Cận Bình, sau đó giúp Bạc Hy Lai tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính trị và Tư pháp. Sau khi nắm được hệ thống cảnh sát vũ trang và công an, Bạc Hy Lai cùng Chu Vĩnh Khang sẽ thừa cơ cưỡng bức Tập Cận Bình trao quyền.
trong các tài liệu mà Vương Lập Quân giao Chính phủ Mỹ, không chỉ có tài liệu về sự hủ bại của các quan chức cấp cao ĐCSTQ, hay tài liệu nội tình về sắp đặt chính biến, mà còn bao gồm một lượng lớn tài liệu về đàn áp Pháp Luân Công, gồm cả tài liệu mật nội bộ về mổ lấy nội tạng sống học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Giang Trạch Dân để đàn áp Pháp Luân Công đã sắp xếp tay chân của mình vào các vị trí trọng yếu, ai mà tích cực đán áp Pháp Luân Công đều sẽ được tưởng thưởng thăng quan tiến chức. Vì thế mà các tay chân của Giang Trạch Dân như Tăng Khánh Hồng, La Cán, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đều tích cực đàn áp Pháp Luân Công để thăng quan tiến chức, kể cả tội ác to lớn nhất trong lịch sử nhân loại là mổ cắp nội tạng người đang sống. Bạc Hy Lai là mẫu đàn em điển hình của Giang Trạch Dân nhờ tích cực phạm tội ác đàn áp Pháp Luân Công mà càng được Giang Trạch Dân tin tưởng giao cho các chức vụ ngày càng cao.
Sau đại hội lần thứ 18, Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông ta hiểu rằng để thực sự nắm quyền thì phải chặt đứt sự tháo túng của Giang Trạch Dân. Vì thế Tập Cận Bình lên kế hoạch tận diệt phe cánh của Giang Trạch Dân .
Vậy Giang Trạch Dân có điểm yếu gì? Tập Cận Bình tìm ra 3 điểm yếu của Giang Trạch Dân, mà điểm yếu nào cũng là tử huyệt
Tham nhũng
Từ khi Giang Trạch Dân còn đang nắm quyền, để có sự trung thành của đàn em, Giang Trạch Dân đã làm lơ  tất cả các tham nhũng của các quan chức, nhưng đổi lại họ phải phục vụ ông ta thật trung thành.
Vì thế các quan chức tay chân của Giag Trạch Dân đều có chung đặc điểm là tham nhũng.
Giang Trạch Dân xuất thân gia đình hán gian, bán đất cho Nga
Cha đẻ của ông ta là Giang Thế Tuấn (còn được biết đến với cái tên Giang Quan Thiên), là một tên Hán gian làm việc cho người Nhật khi Trung Quốc bị chiếm đóng,  đảm nhiệm chức Phó Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm Chủ tịch Ủy ban Xã luận của chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ tại Nam Kinh. Giang Trạch Dân cũng từng theo học trường ĐH Trung ương Nam Kinh được điều hành bởi Nhật Bản. Giang Trạch Dân cũng bịa ra là được là được chú của ông ta nhận nuôi, mặc dù người chú kỳ thực đã qua đời vào thời gian ấy.
Sau khi nắm quyền trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân đã giấu kín xuất thân Hán gian của mình, và để có thể leo cao, ông ta bắt đầu ngụy tạo hồ sơ, bịa đặt rằng mình được người chú là đảng viên cộng sản Giang Thượng Thanh nuôi từ năm mới 13 tuổi (mặc dù trên thực tế lúc ấy Giang Thượng Thanh đã qua đời). Vậy là từ một tên Hán gian ông ta đã trở thành “cháu của một liệt sĩ cách mạng”; thủ đoạn này có lẽ ông ta đã học được từ lớp đào tạo đặc vụ.
Giang Trạch Dân đã tốt nghiệp đại học vào tuổi 21, vậy ai đã nuôi Giang giữa lúc ông ta 13 tuổi và 21 tuổi? Con gái của Giang Thượng Thanh là Giang Trạch Huệ đã từng nói rằng gia đình họ sống trong cảnh “vô cùng bần cùng và đói khổ” . Nếu là như vậy, thì ai là người đã trả học phí để Giang Trạch Dân học tập tại một trường trung học dành cho quý tộc và Trường Đại học Trung ương Nam Kinh? Ai là người đã chi trả để Giang học nghệ thuật và âm nhạc trong những năm loạn lạc, chiến tranh và lạm phát phi mã ấy? Ai đã cho ông ta lái một chiếc xe jeep ngay sau khi tốt nghiệp đại học? Nói cách khác, là ai đây ngoài người bố đẻ đã hậu thuẫn cho ông ta? Liệu Giang Thượng Thanh, người đã qua đời bảy tám năm trước, có thực sự làm được vậy không?
Khi được đào tạo ở Nga, có thời gian Giang đã chìm đắm trong một vụ bê bối tình ái với một phụ nữ người Nga và trở thành một điệp viên cho KGB, khi có quyền lực Giang Trạch Dân cũng bán rẻ một phần đất ở phương bắc cho Nga.
Đàn áp Pháp Luân Công
Từ năm 1992 Pháp Luân Công bắt đầu được phổ truyền tại Trung Quốc, đây là môn khí công với 5 bài công pháp (luyện mệnh), và sống theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn (luyện tâm tính) được dân chúng theo tập rất đông, đến năm 1999 ước tính có đến 100 triệu người theo tập.
Giang Trạch Dân vốn là người đã quen nghe người khác ca ngợi bản thân mình, nhưng lúc đó Giang Trạch Dân đi đâu cũng đều nghe nói về sự tốt đẹp về sức khỏe do tập Pháp Luân Công, đọc báo hay nghe tin ông ta đều nghe nhiều tấm gương người tốt việc tốt là các học viên Pháp Luân Công, điều này khiến sự đố kỵ của ông ta dâng cao.
Giang Trạch Dân cảm thấy tầm ảnh hưởng của ông ta đối với người dân Trung Quốc càng ngày càng giảm dần, trong khi ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với sức khỏe người dân ngày càng cao.
Giang Trạch Dân quyết định phải đàn áp Pháp Luân Công  bất chấp sự phản đối của 6 vị thường ủy trong Bộ Chính trị, cũng như các quan chức cấp cao khác như Thủ tướng Chu Dung Cơ, Hà Kiều Thạch
Ngày 20/7/1999 theo lệnh của Giang Trạch Dân tất cả các phương tiện phát thanh truyền hình báo chí, báo chí đang ca ngợi Pháp Luân Công bỗng quay ngược trở lại vu khống đả kích môn tập này để dọn đường cho Trang Trạch Dân đàn áp.
Đến nay sau 16 năm đàn áp, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt mà còn được phổ biến khắp 114 nước trên thế giới.
Trong khi đó Giang Trạch Dân cùng các tay chân khác như La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm bị tòa án quốc tế ở Tây Ban Nha truy tố về tội diệt chủng đối với Pháp Luân Công .
phap luan cong dai loan
Với 3 tử huyệt này của Giang Trạch Dân thì Tập Cận Bình chọn đánh vào tử huyệt nào?
Việc Giang Trạch Dân xuất thân từ gia đình Hán gian có thể xem là con át chủ bài sẽ được dùng trong tình huống cần thiết.
Việc đàn áp Pháp Luân Công là một việc quá lớn, và ảnh hưởng mạnh đến từng người dân, nếu công khai việc này, thì uy tín của ĐCS sẽ bị mất hết, vì một Đảng để một cá nhân thao túng là không thể, việc công khai này sẽ kéo theo nguy cơ cả ĐCS cũng bị sụp đổ theo, vì thế Tập Cận Bình không dám chọn cách này.
Cuối cùng chỉ còn việc chống tham nhũng là tốt nhất, vì tay chân của Giang Trạch Dân ai cũng tham nhũng cả, chống tham nhũng cũng chính là tiêu diệt phe cánh của Giang Trạch Dân. Đồng thời việc chống tham nhũng cũng dễ dàng được người dân ủng hộ.
Sau này sự thật về đàn áp Pháp Luân Công nếu dân chúng có biết được, thì Tập Cận Bình cũng xem như là có công vì đã đứng ra tiêu diệt phe cánh Giang Trạch Dân, nhất cử lưỡng tiện.
2/ Diễn biến cuộc chiến
Sau khi Tập Cận Bình tuyên bố chống tham nhũng đến cùng, phe cánh Giang Trạch Dân từ hổ đến ruồi lần lượt vào tù. Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, đến Cựu Phó Chủ tịch nước là Tăng Khánh Hồng lần lượt ngã ngựa vào tù, hay quản thúc nội bộ.
Còn ruồi bị bắt nhiều không kể xiết, số lượng quan chức tự tử và chết bất thường xảy ra liên tục khiến dân chúng xôn xao. Chỉ tính riêng trong năm 2013 hơn 6.500 quan chức Trung Quốc biến mất không dấu vết, hơn 8.000 quan chức đã ra nước ngoài, và khoảng 1.250 người đã tự sát.

 

Ở Trung Quốc cũng xuất hiện một căn bệnh mới, đó là bệnh trầm cảm của các quan chức
Khi đoàn thanh tra đến địa phương nào, các quan chức nơi đấy đều hoảng hốt. Điển hình là ở thành phố Thượng Hải, khi đoàn thanh tra đến đây, lập tức doanh số bán hàng điện thoại di động có mã hóa tăng cao kỷ lục và phải huy động thêm hàng từ nơi khác về để bán.
Các đơn đặt hàng điện thoại được mã hóa chủ yếu là từ các cơ quan chính phủ của thành phố Thượng Hải, Ủy ban Thành phố Thượng Hải, Hội đồng nhân dân thành phố Thượng Hải, và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Thượng Hải.

  ho giang trach dan

Thiệp mừng sinh nhật Giang Trạch Dân ngày 17/8 2014 là hình con hổ bị xén mất bộ long. Bức hình đã bị xóa khỏi trang Sina Weibo, một phiên bản Trung quốc của Twitter, nhưng vẫn đứng đầu trong bảng xếp hạng được tìm kiếm nhiều nhất trên freeweibo.com
3/ Giang Trạch Dân phản công
Có rất nhiều các vụ khủng bố đẫm máu xuất hiện tại Trung Quốc như vụ đánh bom tại chợ sáng ở Urumqi Tân Cương năm 2014,  vụ tấn công khủng bố bạo lực tại Ga tàu Côn Minh, nhiều cuộc khủng bố đều do tập đoàn Giang Trạch Dân dàn dựng, mưu toán dùng máu của dân chúng để khiến xã hội bất ổn, từ đó lấy lý do để lật đổ Tập Cận Bình.
Sau cuộc khủng bố tại nhà ga Côn Minh, có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc đã triển khai các bài tập phòng ngừa bạo động và chống khủng bố.
Đặc biệt ở Bắc Kinh trong nửa tháng có 3 đợt tập chống khủng bố quy mô lớn
Không khí khủng bố bao trùm, trong vòng nửa tháng, Bắc Kinh đã tiến hành 3 cuộc diễn tập chống khủng bố quy mô lớn. (Ảnh từ Internet)
Không khí khủng bố bao trùm, trong vòng nửa tháng, Bắc Kinh đã tiến hành 3 cuộc diễn tập chống khủng bố quy mô lớn. (Ảnh từ Internet)
Không khí khủng bố bao trùm, trong vòng nửa tháng, Bắc Kinh đã tiến hành 3 cuộc diễn tập chống khủng bố quy mô lớn. (Ảnh từ Internet)
Không khí khủng bố bao trùm, trong vòng nửa tháng, Bắc Kinh đã tiến hành 3 cuộc diễn tập chống khủng bố quy mô lớn. (Ảnh từ Internet)
Theo Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, trong chiến dịch chống khủng bố, chính quyền Bắc Kinh đã triển khai 100.000 “cán bộ thông tin” và 850.000 “tình nguyện viên bảo vệ” để kiểm tra thành phố và giám sát các vùng lân cận, bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 năm 2014
Vào tháng 5/2014 trong tình trạng lo lắng bị khủng bố, Các quan chức an ninh tại Liêu Ninh thông báo rằng cảnh sát sẽ thắt chặt kiểm soát việc mua diêm, bật lửa dễ cháy, xăng dầu, pháo hoa và các sản phẩm gây nổ khác. Hơn thế nữa, bất cứ ai mua những mặt hàng đó phải đăng ký bằng tên thật của họ.
diem
Tỉnh Liêu Ninh – một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc – phát động chiến dịch một năm “hành động đặc biệt chống khủng bố” vào ngày 1/6/2014  và thắt chặt kiểm soát việc mua bán các thành phần có trong thuốc nổ. Nhưng trong số các mặt hàng bị cấm có các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày như diêm và bật lửa. (Screenshot via secretchina.com)
Đến nay cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc đang tiếp diễn, kết cục của cuộc đấu đá này sẽ thế nào, phe nào sẽ chiến thắng và giành quyền lực?
Dù kết cục có thế nào đi nữa, thì người cất tiếng nói sau cùng không phải là Tập Cận Bình hay Giang Trạch Dân, mà chính là người dân Trung Quốc. Khi người dân biết được sự thật và cất tiếng nói của mình thì đó sẽ là thảm họa dành cho ĐCS Trung Quốc.
Ngọn Hải Đăng
                                                                                                   Theo daikynguyenvn


Nền chính trị Trung Quốc hỗn loạn

Chia sẻ bài viết này

Ông Fraser Howie giải thích chiến dịch thanh trừng của ông Tập Cận Bình đã khuấy đảo tình hình như thế nào.

Những người giao dịch chứng khoán Trung Quốc trò chuyện trước bảng hiển thị các mã chứng khoán tại một công ty môi giới chứng khoán ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 22/1/2015. (Kevin Frayer / Getty Images)
Những người giao dịch chứng khoán Trung Quốc trò chuyện trước bảng hiển thị các mã chứng khoán tại một công ty môi giới chứng khoán ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 22/1/2015. (Kevin Frayer / Getty Images)
Vào năm 2011, hầu hết mọi người vẫn nghĩ rằng Trung Quốc là quốc gia có khối lượng nợ ít hơn châu Âu hoặc Hoa Kỳ, vì Trung Quốc có mức nợ chính phủ tương đối thấp. Tuy nhiên, suy nghĩ ấy đã thay đổi sau khi cuốn sách Chủ nghĩa Tư bản Đỏ của ông Fraser Howie được công bố. Chủ nghĩa Tư bản Đỏ một trong những cuốn sách đầu tiên tiết lộ về bộ máy nợ bên trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc và những rủi ro của mô hình tăng trưởng đầy nợ của quốc gia này.
Sau sáu năm lưu trú tại Trung Quốc, ông Fraser hiện đang sống tại Singapore và có một số điều muốn chia sẻ với chúng ta về Trung Quốc và nền kinh tế của đất nước này.

Tình hình chính trị ở Trung Quốc hiện nay ra sao?

Câu chuyện chủ đạo ở Trung Quốc xoay quanh ông Tập Cận Bình và chiến dịch chống tham nhũng của ông chỉ nhằm hạ bệ những nhân vật có thế lực và đặt khuôn khổ cho việc loại bỏ phe cánh đối lập. Có người cho rằng ông Tập sẽ tiến hành thúc đẩy một cuộc cải cách trọn vẹn, và rằng ông sắp làm nhiều điều để thực hiện cam kết thứ ba tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 18: cạnh tranh kinh tế thị trường đóng vai trò quyết định và nhà nước có vai trò thứ yếu. Hiện nay có rất ít bằng chứng cho thấy điều đó, nó thuộc về hy vọng hơn là có bằng chứng cụ thể.
Ông Tập thể hiện một thái độ chính trị hết sức cứng rắn. Có thể thấy điều đó qua cách xử lý của ông Tập đối với những sự việc diễn ra tại Tây Tạng, Tấn Giang (thuộc miền Nam Trung Quốc, nơi gần đây xảy ra một vụ tranh chấp lao động) hoặc Hồng Kông.
Sự việc tại Hồng Kông được xem là một chiến thắng của ĐCSTQ khi các đường phố bị chiếm đóng đã được giải tán một cách không khoan nhượng. Tôi cho rằng đó là một thảm họa đối với người dân Hồng Kông, bởi lẽ chính quyền Hồng Kông đã làm mất lòng một lượng lớn dân số và cho thấy rất nhiều vấn đề trong mô hình “một quốc gia, hai chế độ”.
Vậy mà ông Tập lại làm những gì? Cùng tuần diễn ra các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, ông quay qua nói với Đài Loan rằng cách duy nhất để thống nhất với Đài Loan là thông qua chính sách “một quốc gia, hai chế độ”— đây là điều mà người Đài Loan chẳng hề muốn.

Thái độ chính trị cứng rắn của ông Tập thể hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc. 

Ông Fraser Howie, Tác giả cuốn sách Chủ nghĩa Tư bản Đỏ
Ở trong hoàn cảnh ông Tập Cận Bình, có vẻ như ông ta đang cố hết sức khiến người ta phải nổi giận, dù đó là người Nhật, người Việt, người Philippines hay người Mã Lai.
Trung Quốc đang làm mọi cách để người ta phải nổi giận và lo lắng. Điều đó không giống với một quốc gia vững bền, có sức hấp dẫn đối với các quốc gia khác.

Có thể dự đoán những gì?

Về khía cạnh chính trị, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Một cuộc nội chiến chính trị quyết liệt hiện đang diễn ra ở Trung Quốc. Nó không đi kèm với súng đạn— ít ra là chúng ta không nhìn thấy và rõ ràng là người ta không bị lôi ra bắn giết ngoài đường, mặc dù có những người bị xử tử sau các cuộc thanh trừng tham nhũng. Nhưng có một cuộc nội chiến đang diễn ra trong nội bộ Đảng. Còn quá sớm để khẳng định rằng nó sẽ diễn ra như thế nào.

Một cuộc nội chiến chính trị quyết liệt hiện đang diễn ra ở Trung Quốc. 

Ông Fraser Howie, Tác giả cuốn sách Chủ nghĩa Tư bản Đỏ
Tất cả là về vấn đề quyền lực, kiểm soát và phe phái. Điều thực sự đáng sợ ở ông Tập là sự cuồng tín của ông ấy đối với chế độ. Ông thực sự tin rằng Đảng Cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng của Mao Trạch Đông là giải pháp cho vấn đề của Trung Quốc, còn tôi thì cho rằng chắc chắn không phải vậy.

Ai đang đấu lại ai?

Tôi nghĩ rằng điều này không rõ ràng. Ông Tập là người nắm trọng trách nhưng ông ta đã gây mất lòng rất nhiều cơ cấu quyền lực, ví dụ như những người xung quanh ông Chu Vĩnh Khang. Tôi không có ý định bào chữa cho bất kỳ ai trong số họ. Đây giống như một cuộc chiến Mafia nhằm giành quyền thống trị. Không có phe nhóm nào trong số này là tốt đẹp cả. Ông Tập đã hạ bệ mạng lưới của ông Chu Vĩnh Khang. Hiện nay có những dấu hiệu cho thấy ông ta đang nhắm vào ông Giang Trạch Dân và các phe phái tại Thượng Hải.
Điều này diễn ra như thế nào? Chính trị ở Trung Quốc ít có tính minh bạch. Đây không phải là Westminster hay Washington, những nơi mà người ta có thể hiểu khá rõ về tình hình. Ở Trung Quốc có một điều rất mập mờ rằng: Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trung thành đến mức độ nào, họ trung thành với ai? Chúng ta thấy các phát biểu của ông Tập khẳng định rằng PLA phải trung thành với Đảng. Liệu có đúng như vậy không?
Nhiều phe cánh đã trở nên rất giàu có và thành công trong việc thâu tóm quyền lực và kiếm tiền. Họ đã rất thành công trong vài năm qua. Họ cho rằng, “Tại sao tôi lại muốn thay đổi, tại sao tôi lại ở trong tầm ngắm, tôi muốn đưa gia đình ra nước ngoài.” Mục tiêu luôn là về vấn đề quyền lực.

Ông nghĩ gì về ông Tập?

Nhiều người đang đứng về phía ông Tập vì hiện nay ông ta đang nắm lợi thế, nhưng điều này có thể dễ dàng thay đổi. Tình thế liệu có biến động không nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, liệu có biến động không nếu xảy ra đụng độ quân sự? Tình hình hiện nay tại Trung Quốc rất nhạy cảm và có thể chuyển biến theo nhiều hướng khác nhau.
Mười năm trước, Trung Quốc tương đối dễ hiểu vì nước này chỉ theo một đường hướng. Ông Tập quả thật đã khuấy đảo toàn bộ tình thế.

Ví dụ?

Hãy xét đến lĩnh vực tiêu thụ hàng xa xỉ. Nhiều người cho rằng “Trung Quốc sẽ là xu thế mới cho các hàng hóa sang trọng”. Cuộc trấn áp tham nhũng diễn ra và toàn bộ hoạt động buôn bán hàng hóa sang trọng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể thấy điều này tại Macao.
Khi lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa xa xỉ đang khởi sắc, không ai ngờ rằng 20% sức mua có liên quan đến hoạt động tham nhũng.
Năm năm trước, không ai nói về tham nhũng, nhưng lúc đó rõ ràng ở đâu cũng có tham nhũng. Hiện nay họ lại nói rằng chính cuộc trấn áp tham nhũng đã gây ra sự sụt giảm trong doanh số bán hàng, cứ như thể cách đây 5 năm thì không ai biết gì về tham nhũng.
Trước đây người ta có thể mua chuộc nhau bằng cách mua cho nhau một chiếc đồng hồ. Hiện nay trong thế giới tham nhũng, chẳng lẽ lại hối lộ người ta bằng đồng hồ? Hiện nay, ai mà chả có đồng hồ.
Tôi không rõ điều gì đang xảy ra trong thế giới tham nhũng. Bởi vì các yếu tố nuôi dưỡng nạn tham nhũng là: Sự thống trị của một đảng, quản lý tùy tiện, thiếu trách nhiệm, thiếu minh bạch. Tất cả những vấn đề đó vẫn còn tồn tại nguyên như vậy. Hiện nay nhiều vấn đề vẫn lệ thuộc vào các mối quan hệ; vào sự phê duyệt của một cá nhân hay một thị trưởng. Làm sao có thể đẩy lùi nạn tham nhũng được?
Nếu ông Tập tiếp tục duy trì cuộc trấn áp, người ta sẽ không dám phê duyệt bất cứ điều gì vì sợ bị liên lụy về tham nhũng. Trung Quốc cần có một hệ thống tốt hơn về vấn đề trách nhiệm và minh bạch. Nhưng chúng ta lại không thấy được điều này. Ông Tập không hề thể hiện được rằng ông ta đang thay đổi mô hình này.
Ông Fraser Howie là tác giả của ba cuốn sách về hệ thống tài chính của Trung Quốc, bao gồm “Chủ nghĩa Tư bản Đỏ”, một cuốn sách được tạp chí The Economist bình bầu là Cuốn sách của Năm 2011. Trong suốt 20 năm, ông đã giao dịch, phân tích và viết về các thị trường Châu Á. Trong thời gian đó, ông đã làm việc tại Hồng Kông, Bắc Kinh và Singapore cho các công ty như Bankers Trust, Morgan Stanley, CICC và CLSA.
Nội dung cuộc phỏng vấn đã được chỉnh sửa cho ngắn gọn và rõ ràng.

“Ba phe” trong Đảng Cộng sản Trung Quốc

Truyền thông Trung Quốc vừa thừa nhận về sự tồn tại của bè phái trong nội bộ Đảng...

“Ba phe” trong Đảng Cộng sản Trung Quốc
Trong một bài xã luận đăng hôm qua (5/12), Nhân dân Nhật báo nói, bè phái cũng giống như động vật ký sinh và “gây hại cho cả đất nước và nhân dân” - Ảnh: Reuters.
An Huy
Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa lên tiếng thừa nhận sự tồn tại của tình trạng bè phái nguy hiểm trong đảng này. Trước đó, Tân Hoa Xã cũng có một bài viết tương tự.

Hãng tin BBC cho biết, đây là sự thừa nhận hiếm hoi trước công chúng về sự tồn tại của bè phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, bởi trong suốt nhiều thập kỷ qua, Đảng luôn thể hiện hình ảnh đoàn kết không thể phá vỡ.

Trong một bài xã luận đăng hôm qua (5/12), Nhân dân Nhật báo nói, bè phái cũng giống như động vật ký sinh và “gây hại cho cả đất nước và nhân dân”. Các phe phái trong Đảng được cho là có quan hệ mật thiết với tình trạng tham nhũng rầm rộ và sâu rộng mà Chủ tịch nước này là Tập Cận Bình đang mạnh tay chống lại.

“Một số bè phái của các quan chức thực chất là mối quan hệ cộng sinh nhằm truyền tải các lợi ích”, bài xã luận viết.

Trước đó, vào cuối tuần vừa rồi, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc thậm chí còn chỉ rõ ba dạng bè phái trong Đảng.

Theo Tân Hoa Xã, “phe thư ký” là một nhóm bao gồm các trợ lý của các quan chức cấp cao, trong đó có một số người từng là thư ký riêng cho Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, người hiện đang bị điều tra hình sự.

Phe thứ hai là “phe dầu khí” gồm các quan chức trong ngành dầu khí Trung Quốc. Ngành dầu khí có liên quan mật thiết tới quyền lực của Chu Vĩnh Khang.

Và phe thứ ba là “phe Sơn Tây”, gồm các quan chức đến từ tỉnh Sơn Tây giàu tài nguyên than, trong đó có một số người có mối liên hệ với ông Lệnh Kế Hoạch, cựu trợ lý của nguyên Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Lệnh hiện cũng đang bị điều tra tham nhũng.

Hai bài báo về tình trạng bè phái trong đảng được Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa Xã đồng loạt đăng tải có vẻ như đã được “bật đèn xanh” sau một tuyên bố của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngay trước thềm năm mới 2015, BBC nhận xét.

Theo tuyên bố này, một cuộc họp do ông Tập Cận Bình chủ trì đã xác định: “Tạo bè phái trong đảng để tư lợi chắc chắn sẽ không được dung thứ”.

Cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc hiện nay được xây dựng hình ảnh trong mắt dân chúng như một cuộc chiến nhằm lập lại trật tự, kỷ cương, chỉ cho phép những quan chức trung thực được nắm quyền. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, chiến dịch này là một công cụ nhằm củng cố quyền lực cho ông Tập Cận Bình và bài trừ  đối thủ chính trị, bao gồm cả những người đã nghỉ hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn như Chu Vĩnh Khang, theo BBC.

Bởi vậy, những bài báo thừa nhận tình trạng bè phái trong Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể nhằm mục đích đẩy mạnh cuộc chiến chính trị này. Cả hai bài viết trên Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật Báo đều không cáo buộc các phe phái có âm mưu về quyền lực chính trị, mà chỉ nói các phe phái hoạt động vì lợi ích kinh tế.

BBC nhận định rằng, việc đề cập tới chủ nghĩa bè phái đi kèm rủi ro chính trị, nhưng có thể là một bước đi đã có tính toán. Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc được đặt ưu tiên chính trị rất cao và tấn công vào những nhân vật cao cấp, nên có thể đang cần một sự lý giải tốt hơn. Bởi thế, cuộc chiến này được “hợp lý hóa” bằng một cuộc chiến song song nhằm vào chủ nghĩa bè phái.

Hãng tin này cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc hiện không chỉ nhằm vào các cá nhân, mà còn nhằm vào những vây cánh hùng mạnh cho phép các cá nhân này “vẫy vùng”. Và việc đánh vào chủ nghĩa bè phái là một bằng chứng cho thấy ông Tập đang ngày càng tự tin và nắm chắc quyền lực hơn.

Bài xã luận của Tân Hoa Xã tuy ngầm ám chỉ những rủi ro của việc “hạ bệ” những nhân vật cao cấp như Chu Vĩnh Khang, nhưng dẫn lời ông Tập nói: “Chúng tôi đã xác định sứ mệnh và mục đích của Đảng, cũng như những gì mà người dân kỳ vọng”.

Một số cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra lo ngại về nguy cơ lặp lại những gì từng xảy ra ở nước này trước kia. “Tất cả những điều này có nghĩa là gì? Có phải là ‘bè lũ bốn tên’ trở lại?”, một cư dân mạng Trung Quốc viết.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đề cập đến chiến dịch được khởi xướng bởi Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công kể từ tháng 7 năm 1999, nhằm mục tiêu loại bỏ môn tập này khỏi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Theo Tổ chức ân Xá Quốc Tế, nó bao gồm một chiến dịch tuyên truyền nhiều mặt.một chương trình cưỡng bức chuyển hóa tư tưởng và cải tạo giáo dục, và một loạt những biện pháp cưỡng chế ngoài vòng pháp luật như bắt giữ tùy tiện, cưỡng bức lao động, tra tấn thể xác cho đến chết.
Pháp Luân Công là một môn khí công kết hợp các động tác nhẹn nhàng và thiền định với một triết lý đạo đức tập trung vào "Chân, Thiện, Nhẫn", và được ông Lý Hồng Chí sáng lập. Ông Lý Hồng Chí đã phổ cập môn khí công này ra công chúng vào tháng 5 năm 1992 ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.Sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ vào thập niên 90, Đảng Cộng Sản đã phát động chiến dịch "nhổ tận gốc" Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Một cơ quan ngoài vòng pháp luật, Phòng 610 đã được lập ra để điều hành cưộc đàn áp Pháp Luân Công. Chính quyền đã huy động bộ máy truyền thông nhà nước, tòa án, cảnh sát, quân đội, hệ thống giáo dục, gia đình, và nơi làm việc để chống lại các học viên Pháp Luân Công. Chiến dịch này được điều khiển bởi bộ máy tuyên truyền khổng lồ thông qua báo, đài, Tivi và mạng Internet, kêu gọi các hộ gia đình và nơi làm việc tham gia tích cực vào chiến dịch. Có nhiều báo cáo về sự tra tấn có hệ thống, Bắt bớ vô cớ, cưỡng bức lao động, thu hoạch nội tạng và lạm dụng các khủng bố tinh thần để ép các học viên từ bỏ đức tin của họ đối với Pháp Luân Công.
Các quan sát viên nước ngoài ước tính từ năm 1999, đã có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các "Trại cải tạo lao động", nhà tù và các cơ sở giam giữ khác để bắt họ từ bỏ luyện tập môn thực hành tinh thần này. Các cựu tù nhân, nhiều người không phải là các học viên Pháp Luân Công, đã báo cáo rằng các học viên Pháp Luân Công thường xuyên bị "câu lưu lâu nhất và bị đối xử tồi tệ nhất" trong các trại lao động, và ở một số cơ sở, các học viên Pháp Luân Công chiếm số lượng lớn các tù nhân. Ít nhất 2,000 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong chiến dịch đàn áp, Một số nhà quan sát đưa ra con số cao hơn nhiều.
Kể từ năm 2006 cũng có liên tục (nhưng chưa được chứng minh) các cáo buộc về việc buôn bán nội tạng, nó được sử dụng để cung cấp cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng ở Trung Quốc, mà không được sự đồng ý của các học viên Pháp Luân Công. Ủy ban Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tra tấn đã kêu gọi Trung Quốc sắp xếp một điều tra độc lập về những cáo buộc trên.

Tổng quan

Bản mẫu:Phần Chính
Pháp Luân Công xuất hiện năm 1992, vào cuối thời kỳ "bùng nổ khí công" ở Trung Quốc, khoảng thời gian này đang phát triển hàng ngàn môn khí công với các động tác chậm rãi, các bài tập thiền để cải thiện sức khỏe và cuộc sống. Lần đầu tiên Pháp Luân Công được Lý Hồng Chí truyền dạy ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Pháp Luân Công tự nó khác biệt so với các loại trường phái khí công khác đó là sự hồi sinh các nhân tố đạo đức và tâm linh trên cơ điểm của các trường phái Phật Gia và Đạo Gia.

Vấn đề đăng ký với chính quyền

Vào năm 1993, Pháp Luân Công được chấp nhận vào Hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc (CQRS) và ngay lập tức trở thành một "ngôi sao sáng" trong phong trào khí công, được sự hỗ trợ từ phía chính quyền. Năm 1996, tuy nhiên, mối quan hệ giữa Pháp Luân Công và CQRS đã trở nên căng thẳng. Palmer nói rằng ông Lý đã phản đối chính sách mới của CQRS để chính thức hóa cấu trúc của Pháp Luân Công và cũng phản đối yêu cầu trở thành một chi nhánh của Đảng Công Sản Trung Quốc. Vào tháng 3 năm 1996 Pháp Luân Công đã rút khỏi CQRS, ông Lý giải thích rằng ông thấy CQRS dường như chỉ quan tâm tới việc kiếm tiền từ khí công hơn là việc nghiên cứu. Sau đó, Pháp Luân Công đã cố gắng để đăng ký với các cơ quan khác của Chính Phủ như: Bộ Nội Vụ, Ủy ban Nội Vụ các dân tộc thiểu số, Hội Phật Giáo Trung quốc và Ủy ban mặt trận tổ quốc, nhưng bị từ chối. Năm 1997, Pháp Luân Công thông báo với Bộ Quản Lý Dân Sự, và Bộ Công An rằng họ đã không thành công trong việc xin công nhận.

Hạn chế ban đầu và sự chỉ trích

Vào tháng 7 năm 1996, có thể do việc rút khỏi Hiệp hội khí công Trung Quốc và một phần của việc phản ứng lại chiến dịch chống luyện tập khí công của chính phủ, nên các cuốn sách của Pháp Luân Công đã bị cấm xuất bản. Nhóm này đã trở thành mục tiêu của các kênh truyền thông và sự chỉ trích của các tờ báo. Pháp Luân Công đã phản ứng lại những điều xuất hiện trên các kênh thông tin truyền thông bằng cách đến các văn phòng truyền thông đó để yêu cầu họ rút lại những thông tin sai lệch đã đăng tải. Theo ông David Ownby, có khoảng 300 cuộc biểu tình giữa những năm 1996 và 1999, có thể nhiều hơn và hầu hết đều thành công.

Cuộc biểu tình ở Thiên Tân và Trung Nam Hải


Các học viên Pháp Luân Công kháng nghị bên ngoài khu Trung Nam Hải
Vào cuối thập niên 90, mối quan hệ giữa Pháp Luân Công và Chính Phủ Trung quốc càng trở nên căng thẳng. Vào năm 1999, ước tính số lượng người tập Pháp Luân Công khoảng 70 triệu người, trở thành một nhóm xã hội dân sự lớn nhất trong lịch sử của Trung Quốc.
Vào tháng 4 năm 1999, Hà Tộ Hưu, một nhà phê bình "Khí công" lâu năm đã đăng một bài xã luật trên tạp chí "Thanh Niên" ở Trường đại học Thiên Tân. Xây dựng dựa trên những điều ông ta đã nói vài tháng trước đó trên đài truyền hình Bắc kinh, ông ta lại tấn công nhóm "Khí công" Pháp Luân Công này một lần nữa - đặc biệt như về mê tín dị đoan và những mối nguy hiểm tiềm tàng. Các học viên Pháp Luân Công đã dẫn chứng các trường hợp nguy hiểm của Pháp Luân Công là sai hoặc là "rất khó chịu."
Bài báo của ông ta đã đánh dâu một bước leo thang của Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc đàn áp phong trào luyện tập Pháp Luân Công. Bởi vì các học viên Pháp Luân Công không được quyền tiếp cận vào hệ thống truyền thông, nên họ phải dùng đến các phương thức khác để kháng cáo và lên các cán bộ cho công chúng: Những cuộc thỉnh nguyện ôn hòa.
Sau khi bài báo được công bố, các học viên Pháp Luân Công đã khiếu nại bằng cách thái ngồi thiền bên ngoài trụ sở của tạp chí ở Thiên Tân, và gửi các kiến nghị và khiếu nại lên trụ sở Đảng và chính quyền Thiên Tân để ông ta rút lại bài báo đó. Ba trăm cảnh sát chống bạo động đã được đưa đến để giải tán đám đông. Một số học viên bị đánh đập và 45 người đã bị bắt. Các học viên nói rằng cảnh sát hành động theo lệnh của Bộ Công An, và để thả những người bị bắt thì phải theo mệnh lệnh của chính quyền Bắc Kinh.
Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10 đến 20 ngàn học viên Pháp Luân Công xếp hàng dài trên các đường phố gần Trung Nam Hải, khu tổ hợp trụ sở của Đảng cộng sản Trung Quốc, trong cuộc thỉnh nguyện hòa bình và im lặng để yêu cầu thả tự do cho các học viên ở Thiên Tân và chấm dứt sách nhiễu leo thang chống lại họ. Các học viên Pháp Luân Công mong muốn tìm kiếm sự giải quyết thỏa đáng từ các nhà lãnh đạo của đất nước bằng cách đi gặp họ, nhưng lại "rất yên lặng và lịch sự, làm cho họ không thể bị đối xử tàn ác" Nhiều học viên Pháp Luân Công là các Đảng viên đã công khai vận động cho nhóm. Không có một nhóm bị tước quyền nào khác công khai biểu tình gần tổ hợp Trung Nam Hải trong lịch sử Trung Quốc. Một số người đại diện cho Pháp Luân Công đã được gặp Phó thủ tướng Chu Dung Cơ, người đã bảo với họ rằng chính phủ không chống lại Pháp Luân Công, và hứa sẽ thả các học viên ở Thiên Tân. Đám đông bên ngoài đã giải tán trong hòa bình, dường như tin tưởng cuộc biểu tình của họ đã thành công.

Đàn áp trên toàn quốc

Tập tin:DanapPLC.jpg
Đàn Áp Pháp Luân Công ở Quảng Trường Thiên An Môn
Diễn ngôn tấn công mạnh nhất của Chính Phủ đối với Pháp Luân Công là vào thời điểm ngày 20 tháng 6, khi "tờ nhật báo" xuất bản một bài viết kêu gọi mọi người từ bỏ luyện tập Pháp Luân Công. Trong cùng ngày, các phương tiện truyền thông khác cũng công bố một số bài xã luận hướng nhắm vào Đảng viên, những người đang luyện tập Pháp Luân Công, nhắc nhở mạnh mẽ rằng họ là các Đảng viên, những người theo chủ nghĩa vô thần và không được "trở thành mê tín dị đoan bởi tiếp tục luyện tập Pháp Luân Công" Nếu họ không từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, họ sẽ bị buộc ra khỏi Đảng.
Chính phủ tuyên truyền sai sự thực về việc luyện tập Pháp Luân Công - nói với mọi người rằng Pháp Luân Công khiến người ta bị bệnh hoặc bị điên để thuyết phục người dân không tiếp tục luyện tập. Ngày 22 tháng năm 1999, Bộ nội vụ đã ban hành một tuyên bố "Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp" là một tổ chức phi pháp bởi nó không được đăng ký đúng. Bộ An Ninh đồng thời cũng ban hành một thông báo cấm luyện tập Pháp Luân Công, cấm sở hữu các sách Pháp Luân Công và cấm đi biểu tình.
Tân Hoa Xã nói rằng Pháp Luân Công chống đối lại Đảng, rằng nó truyền giảng "chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa tin tưởng vào Thần" và là mê tín dị đoan phong kiến, làm mất ổn định xã hội. 'Tân Hoa Xã khẳng định rằng các hành động chống lại Pháp Luân Công là cần thiết để duy trì "vai trò tiên phong và giữ gìn sự thuần khiết" của Đảng Cộng Sản, và "mặt khác, cái gọi là các nguyên lý ‘Chân - Thiện - Nhẫn' được truyền dạy bởi Sư Phụ Lý là không phù hợp tiến bộ đạo đức xã hội và văn hóa cộng sản mà chúng ta đang phấn đấu để đạt được"
Tại một cuộc họp báo ngày 9 tháng 11 năm 1999, Hiệp Tiểu Văn, giám đốc sở tôn giáo của chính phủ đã nói rằng "Pháp Luân Công đã tẩy não và lừa người, gây ra cái chết của hơn 1,400 người, đe dọa sự ổn định của xã hội và chính trị". Ông nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công là một mối đe dọa chính trị và "bất kỳ sự đe dọa bào đối với người dân và xã hội đều là sự đe doạ đối với Đảng Cộng Sản và Chính phủ". Chính phủ cũng công bố công khai các báo cáo từ các cựu học viên Pháp Luân Công, những người tố cáo phong trào Pháp Luân Công và Người lãnh đạo Pháp Luân Công, nói về những thiệt hại mà phong trào mang tới cho xã hội Trung Quốc, khen ngợi các hành động của chính phủ để chống lại phong trào này. Tính xác thực của những tố cáo này chưa được công nhận, những tố cáo này được khuyến khích bởi chính quyền với lời hứa rằng những người rời bỏ "tổ chức dị giáo" và các dịch vụ công(tức các hoạt động công ích của Pháp Luân Công) sẽ không bị trừng phạt.
Như một phần của chiến dịch tuyên truyền chống Pháp Luân Công, chính quyền địa phương thực hiện các chương trình "học tập và giáo dục" trên toàn Trung Quốc, trong hình thức đọc báo và nghe các chương trình phát thanh, cũng như có các cán bộ đi thăm dân làng và người nông dân tại nhà để giải thích "trong thuật ngữ đơn giản nhất về tác hại của Pháp Luân Công đối với họ".
Lý Hồng Chí đã trả lời bằng "Bài phát biểu ngắn gọn của tôi" vào ngày 22 tháng 7, như sau:
Chúng tôi không chống lại chính phủ bây giờ [và] chúng tôi cũng không làm thế trong tương lai. Những người khác có đối xử tệ với chúng tôi, nhưng chúng tôi không đối xử tệ với họ, cũng không đối xử với người khác như kẻ thù.
Chúng tôi kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế và những người thiện lương trên toàn thế giới hãy mở rộng sự giúp đỡ và ủng hộ chúng tôi để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay đang diễn ra tại Trung Quốc.

Lý do

Các nhà quan sát ở nước ngoài đã cố gắng giải thích lý do Đảng Cộng Sản cấm Pháp Luân Công có liên quan đến nhiều yếu tố. Chúng bao gồm sự phổ biến của Pháp Luân Công, sự độc lập của nó với chính phủ và từ chối theo đường lối Đảng, chia sẻ quyền lực chính trị cùng với Đảng Cộng Sản, các nội dung về đạo đức và tinh thần của Pháp Luân Công là đối ngược với học thuyết của tư tưởng Mác-Lênin vô thần. Các quan điểm khác cho rằng Pháp Luân Công về cơ bản là phi khoa học, chẳng hạn như đề xuất người bệnh không đi chữa bệnh ở bệnh viện. Con số chính thức của chính quyền công bố rằng có hơn 1.000 người chết do bệnh tật mà không tới các cơ sở y tế để khám chữa bệnh vì tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh phi khoa học của Pháp Luân Công. Tuy nhiên, con số này có thể gây tranh cãi.
Tạp chí World Journal báo cáo các quan chức Cộng Sản cao cấp muốn đàn áp môn luyện tập này từ nhiều năm trước, nhưng thiếu lý do nên phải đợi khi có cuộc biểu tình ở Trung Nam Hải, trong đó có Giang Trạch Dân,La Cán, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, Ngô Quan Chính... và một người chống đối Pháp Luân Công lâu năm. Ngoài ra còn có những chia rẽ trong Bộ Chính trị tại thời điểm xảy ra vụ việc. Willy Wo-Lap Lam viết rằng Chiến dịch của Giang chống lại Pháp Luân Công có thể là để thúc đẩy lòng trung thành đối với ông ta; Lam trích dẫn một ý kiến từ một cựu Đảng viên nói rằng "để gây ra một phong trào kiểu Mao [chống lại Pháp Luân Công], Giang đã ép các quan chức cấp cao cam kết đi theo con đường của ông ta."" Một số bài báo chỉ ra rằng Phó thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp các đại diện của Pháp Luân Công, nhưng đã bị trỉ trích bởi chủ tịch Giang Trạch Dân là "quá mềm." Giang yêu cầu Pháp Luân Công phải chịu trách nhiệm cá nhân cho quyết định cuối cùng: Nguồn trích dẫn bởi tờ báo Washington Post nói rằng, "Giang Trạch Dân một mình quyết định Pháp Luân Công phải bị tiêu diệt," và "tin rằng những điều ông ta nghĩ là được thực hiện dễ dàng"  Ông Peerman trích dẫn những lý do chẳng hạn như sự đố kỵ cá nhân đối với Sư Phụ Lý Hồng Chí; Saich công nhận sự tức giận của các lãnh đạo Đảng đối với sự phổ truyền rộng rãi của Pháp Luân Công, và sự xung đột ý thức hệ. Tờ báo Washington Post đã báo cáo rằng các thành viên của Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị không ủng hộ cho cuộc đàn áp, và "Giang Trạch Dân đã một mình quyết định Pháp Luân Công phải bị tiêu diệt" Quy mô và tầm ảnh hưởng của chiến dịch chống lại Pháp Luân Công của Giang đã vượt qua rất nhiều lần những chiến dịch trước đó.
Tổ chức quan sát Nhân Quyền đã chỉ ra rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công phản ánh nỗ lực lịch sử của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong việc muốn xóa sổ tôn giáo, điều mà chính phủ tin là đã bị lật đổ. Một số nhà báo cho rằng phản ứng của Bắc Kinh thể hiện bản tính độc tài và không khoan dung cho sự cạnh tranh về lòng trung thành đối với nó. The Globe and Mail viết: "...bất cứ nhóm nào không chịu sự kiểm soát của Đảng là một mối đe dọa"; thứ 2, các cuộc biểu tình năm 1989 có thể đã nâng cao ý thức của việc mất quyền lực của các nhà lãnh đạo, khiến họ sống trong nỗi sợ chết bởi các cuộc biểu tình của nhân dân. Craig Smith của tờ báo Wall Street cho rằng chính phủ không có định nghĩa về tâm linh, thiếu sự tin tưởng đạo đức bởi định nghĩa vô thần luận; cộng sản cảm thấy ngày càng bị đe dọa bởi bất kỳ một hệ tin tưởng nào, điều thách thức hệ tư tưởng của nó và khả năng tổ chức của nó. Rằng Pháp Luân Công có hệ thống niềm tin vào sự hồi sinh và truyền thống của tôn giáo Trung Hoa, đã được số lượng lớn các Đảng viên và viên chức quân đội theo tập, điều được xem là sự đáng lo ngại cho Giang Trạch Dân." Giang chấp nhận mối đe dọa của Pháp Luân Công như là một ý thức hệ: Tin tưởng vào Thần Linh chống lại chủ nghĩa đấu tranh Vô thần luận và chủ nghĩa duy vật. Ông ta muốn thanh trừ Pháp Luân Công để có được toàn bộ niềm tin từ chính phủ và quân đội."

Cơ chế pháp lý và chính trị

Vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 Chính quyền Cộng Sản thành lập 'Phòng 610', một cơ quan ngoài vòng pháp luật để lãnh đạo đàn áp Pháp Luân Công. Tuyển mộ nhân viên được chọn lựa ở các tỉnh, thành phố, huyện, trường học, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc.
Vào ngày 22 tháng 7, Bộ Nội vụ và Bộ Công an giải thể hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp, cấm "tuyên truyền của Pháp Luân Công dưới mọi hình thức," và cấm ai muốn gây rối trật tự xã hội hay chống đối chính phủ. Tổ chức quan sát Nhân Quyền và Tổ chức Ân xá nói rằng các chỉ thị chính thức và các văn bản quy phạm pháp luật cho cuộc thanh trừng không đạt các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và hiến pháp của Trung Quốc. Nguồn tin của Pháp Luân Công đã chỉ ra rằng theo hiến pháp Trung Quốc, Bộ Công an không có quyền để tạo ra các luật và các lệnh cấm chống lại Pháp Luân Công, những điều luật đó là do tự nó tạo ra nên là bất hợp pháp.
Vào ngày 26 tháng 7, một số văn phòng nhà nước và Bộ Công an đã ban hành một thông tư kêu gọi tịch thu và phá hủy tất cả các ấn phẩm liên quan đến Pháp Luân Công; nó đã bị kết án trên các phương tiện truyền thông, với những cuốn sách bị xé vụn, bị đốt cháy và các băng hình bị ủi nát trước ống kính của máy quay truyền hình.
Vào ngày 29 tháng 7 năm 1999, Văn phòng Tư pháp Bắc Kinh đã đưa ra một thông báo cấm luật sư nhận thân chủ là các học viên Pháp Luân Công. Các luật sư Vị Toàn, những người đã cố gắng để bào chữa cho các khách hàng là các học viên Pháp Luân Công đã phải đối mặt với nhiều mức độ bị bức hại, bao gồm tước bằng luật sư, tạm giam, và trong trường hợp của ông Cao Trí Thịnh, bị tra tấn và mất tích 
Chính phủ ban hành một đạo luật (Điều 300 của Bộ luật hình sự), thông qua bởi các Quốc hội Trung Quốc vào ngày 30 Tháng 10 năm 1999, với áp dụng hồi tố để ngăn chặn "những tôn giáo không chính thống" trên toàn Trung Quốc, nhờ đó hợp thức hóa cuộc đàn áp Pháp Luân Công và bất kỳ nhóm tín ngưỡng khác bị coi là "nguy hiểm đối với nhà nước."
Để phản ứng lại sự đàn áp, từ cuối năm 1999 tới đầu năm 2001, hàng ngày có hàng trăm học viên Pháp Luân Công đi đến Thiên An Môn, nơi họ thực hành thiền định trong cuộc biểu tình im lặng hoặc giương các biểu ngữ để yêu cầu khôi phục danh dự và chấm dứt lệnh cấm. Những cuộc thỉnh nguyện đã nhanh chóng và thường bị trấn áp bằng bạo lực bởi nhân viên an ninh trực sẵn ở đó, và các học viên tham gia thường được gửi trở lại các thành phố quê nhà nơi họ sẽ bị trừng phạt. Vào ngày 25 Tháng 4 năm 2000, tổng cộng hơn 30.000 học viên đã bị bắt giữ ở Quảng trường Thiên An Môn. 700 học viên Pháp Luân Công bị bắt khi thỉnh nguyện trên Quảng Trường vào ngày 1 tháng giêng năm 2001. Các quan chức lớn đã thiếu kiên nhẫn với dòng người thỉnh nguyện không ngừng tới Bắc Kinh,  và đã quyết định một hệ thống gồm các cấp cơ quan chịu trách nhiệm nhằm đẩy trách nhiệm từ trung ương xuống các cấp địa phương để gây sức ép đối với các học viên: Chính quyền trung ương yêu cầu các chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với dòng người biểu tình.Chính quyền tỉnh sẽ xử phạt các chủ tịch huyện nếu có bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào từ huyện của họ đi đến Bắc Kinh. Chủ tịch huyện sẽ lần lượt bị xử phạt bởi những người đứng đầu ủy ban chính trị và luật pháp, sau đó các chủ tịch huyện trở lại các thôn và lần lượt xử phạt các chủ tịch xã. Các chủ tịch xã lại xử phạt các nhân viên cảnh sát, họ sẽ tìm các trừng phạt những người quản. Theo Johnson, cảnh sát liên tục làm tiền bất hợp pháp từ các học viên Pháp Luân Công và chỉ được trao đổi thông qua lời nói trong các cuộc tra hỏi, "bởi vì họ không muốn nó được công bố." Một điểm chính trong những lời khai của các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn là họ "liên tục bị yêu cầu nộp tiền để bù đắp cho các khoản tiền phạt."
Tổ chức quan sát nhân quyền báo cáo rằng một số đơn vị công tác có thể đã sa thải ngay tức khắc những người bị coi là các học viên Pháp Luân Công, có nghĩa là họ bị mất nhà ở, thất học, mất lương hưu và bị báo cáo cho công an. Các chính quyền địa phương sẽ giam giữ các học viên kiên định và những người không công khai từ bỏ tín tâm, và thúc ép các hộ gia đình và các nhà tuyển dụng để "chắc chắn" rằng các học viên sẽ bị cô lập.

Chiến dịch truyền thông


Tờ áp phích ghi "Kiên quyết hỗ trợ cho quyết định của Trung Ương để đối phó với tổ chức phi pháp ‘Pháp Luân Công"
Kể từ khi lệnh cấm của các tổ chức chính phủ Trung Quốc vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, Phương tiện truyền thông tuyên bố Pháp Luân Công là "Tà giáo" rằng truyền bá mê tín dị đoan.
Vào ngày 30 tháng 7, mười ngày kể từ khi chiến dịch bắt đầu, Tân Hoa Xã thông báo đã tịch thu hơn 1 triệu cuốn sách Chuyển Pháp Luân và các tài liệu khác, hàng trăm ngàn tài liệu bị đốt cháy và tiêu hủy.
Ở giai đoạn đầu của cuộc đàn áp, tin tức buổi tối sẽ truyền rộng những hình ảnh về những tài liệu Pháp Luân Công bị chất đống, bị đốt hoặc bị xe lu nghiền nát. Perry viết rằng đây là mô hình cơ bản của cuộc tấn công, nó gần giống với "chiến dịch hữu phản những năm 50s [và] những chiến dịch thanh trừ ô nhiễm tinh thần những năm 80s". Truyền thông sẽ tập trung vào những người có thói quen đả kích Pháp Luân Công; những người thân của các nạn nhân Pháp Luân Công sẽ nói về những bi kịch đã xảy ra với người thân yêu của họ, những học viên cũ sẽ thú nhận bị "lừa bởi Sư phụ Lý và bày tỏ sự hối tiếc về sự cả tin của họ"; Các giáo viên thể dục đề nghị lựa chọn thay luyện tập Pháp Luân Công bằng những môn thể thao lành mạnh khác, ví dụ như chơi bowling.
Theo ông Willy Lam của tờ báo CNN, phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng Pháp Luân Công là một phần của một "phong trào quốc tế chống Trung Quốc". Giống như điều mà nó đã làm trong Cách mạng Văn hóa, Đảng Cộng sản tổ chức các cuộc biểu tình trên các đường phố và các cuộc họp của các cơ quan chính phủ ở Miền Tây để tố cáo việc luyện tập Pháp Luân Công. "Tân Hoa Xã" đăng bài xã luận về các cán bộ PLA tuyên bố Pháp Luân Công là "nỗ lực của thế lực thù địch phương Tây nhằm lật đổ Trung Quốc", và tuyên bố sẽ làm hết sức mình để bảo vệ lãnh đạo trung ương, "duy trì an ninh quốc gia và ổn định xã hội."
Lý Hồng Chí cũng là một mục tiêu công kích của phương tiện truyền thông Trung Quốc trong thời gian này. Chính quyền Trung Quốc buộc tội ông đã tạo ra Pháp Luân Công trên cơ sở hai hệ thống khí công khác được phát triển trước đó, cụ thể là, Mật tông CôngCửu cung Bát quái Công, và rằng một số các bài tập Pháp Luân Công là sao chép các động tác từ các "điệu nhảy của Thái Lan" mà ông chọn trong chuyến thăm người thân ở Thái Lan. Chính quyền Trung Quốc khẳng định và cáo buộc rằng những người quen biết Lý Tinh SiêuLưu Vũ Tình đã giúp phát triển hệ thống, và những người theo trước đó đã giúp viết sách và chỉnh sửa hình ảnh; một tháng trước khi công bố chính thức, nó đã được hoàn thành mà không được kiểm tra thấu đáo.
James Tong lưu ý rằng những cáo buộc này được đưa ra ở ấn phẩm "Lý Hồng Chí Kỳ nhân kỳ thạch", một số ấn phẩm đã được in trước ngày 22 tháng 7 năm 1999, nó phù hợp với các nguyên tắc của sự đàn áp Pháp Luân Công theo quy định của Bộ Chính trị và Giang Trạch Dân. Nhiều người đã vội vàng biên soạn in lại hoặc tái viết các bài báo của Nhân dân nhật báo và Tân Hoa Xã cùng các văn bản cấm Pháp Luân Công của Đảng và Chính phủ nhằm phơi bày Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí. Kỳ môn kỳ thạch được sản xuất bởi bộ phận nghiên cứu của Văn phòng Công an.

Chụp mũ là giáo phái

Chính phủ tái sử dụng nhiều trong những lý luận đã được hoàn thiện bởi các nhà phê bình phong trào trước khi cấm, trong đó có cáo buộc rằng Pháp Luân Công "tuyên truyền mê tín dị đoan phong kiến​​", rằng Lý Hồng Chí đã thay đổi ngày sinh của mình, và rằng việc thực hành tu luyện bị lợi dụng để làm nổi loại chính trị. Như việc công bố " Pháp Luân Công là một giáo phái", "Phơi bày lời nói dối của ‘Giáo phái Pháp Luân Công", và gán mác "Tà giáo", họ nói rằng Pháp Luân Công kiểm soát tâm trí người ta và thao túng bằng "những lời nói dối và ngụy biện," nguyên nhân "gây ra cái chết của số lượng lớn các học viên." Các phương tiện truyền thông nhà nước công kích những tài liệu của Lý Hồng Chí, điều mà ông nhấn mạnh rằng bệnh có nguyên nhân căn bản là nghiệp lực, và điều ông Lý nhấn mạnh một số lần đối với những người chân tu là từ chối thuốc hoặc đi bệnh viện. Các nhà chức trách tuyên bố hơn 1.000 trường hợp tử vong vì các học viên theo lời dạy của ông Lý và từ chối tìm cách điều trị y tế; hàng trăm học viên đã cắt mở dạ dày của họ "tìm kiếm các Pháp Luân" hoặc tự tử, và hơn 30 người dân vô tội đã bị giết bởi "các học viên Pháp Luân Công bị rối loạn tâm thần." Lý Hồng Chí bị coi là người lừa gạt khi các đoạn video trình chiếu trên Tivi về các hình ảnh chứng từ kế toán, "để chứng minh rằng [Ông] đã thu được lợi nhuận khổng lồ thông qua việc bán sách và băng đĩa."
Ching (2001) thông báo rằng "tà giáo" đã bị định nghĩa bởi một chính phủ vô thần "trên cơ sở chính trị, chứ không phải bằng bất cứ tôn giáo chính thống", và các cơ quan chức năng sử dụng nó để bắt giữ và bỏ tù phi pháp từ trước đó.
Hầu hết các nhà khoa học và các học giả tôn giáo từ chối các lý thuyết "tẩy não" và không sử dụng từ "tôn giáo" để miêu tả Pháp Luân Công. Chan tuyên bố rằng Pháp Luân Công không phải là "tôn giáo", hoặc "môn phái", nhưng là một Xu hướng Tôn giáo mới với những đặc điểm giống như tôn giáo. Các học giả khác hoàn toàn tránh thuật ngữ "giáo phái" bởi vì "sự nhầm lẫn giữa ý nghĩa lịch sử của thuật ngữ miệt thị và việc sử dụng ở thời điểm hiện tại" Các học giả thích dùng thuật ngữ như "phong trào tinh thần" hay "phong trào tôn giáo mới" để tránh ý nghĩa tiêu cực của từ "giáo phái" hoặc để tránh phân loại sai về Pháp Luân Công là một "tà giáo" nếu nó không phù hợp với định nghĩa chính thống.
Tuy nhiên, nhiều học giả, trong đó nổi bật Palmer (2007) và Ownby (2008), sử dụng các từ "tính đạo đức" và "khải huyền" để mô tả triết lý của nó.
Năm 2005, một đơn vị căm thù tội ác của Sở cảnh sát Edmonton đã tịch thu các tài liệu chống Pháp Luân Công được phân tán ở hội nghị thường niên của Hiệp hội gia đình Mỹ bởi nhân viên của lãnh sự quán Calgary của Trung Quốc (tỉnh Alberta, Canada). Các tài liệu bao gồm việc kêu gọi Pháp Luân Công là một "tôn giáo", được xác định là vi phạm luật hình sự cấm thúc đẩy sự hận thù để chống lại các nhóm mang tính chất tôn giáo
Ủy ban Viễn thông Đài phát thanh truyền hình Canada năm 2006 đã không đồng ý với chương trình phát sóng chống Pháp Luân Công từ Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). "Ủy ban cho rằng những ý kiến này rõ ràng là lạm dụng, trong đó họ là những biểu hiện của ác tâm cực đoan chống lại Pháp Luân Công và người sáng lập, ông Lý Hồng Chí. Những nhạo báng, sự thù địch và sự lạm dụng khuyến khích các nhóm hoặc cá nhân để kích động lòng căm thù hay khinh miệt và trong trường hợp của những báo cáo, bình luận ban đầu có thể kích động bạo lực và đe dọa an toàn sinh mạng của các học viên Pháp Luân Công. "
Tòa án Nhân quyền Ontario đã thấy rằng Pháp Luân Công cần được "bảo vệ tín ngưỡng" theo bộ luật Nhân Quyền của Ontario. Tòa án phán quyết rằng từ "giáo phái" để miêu tả các học viên Pháp Luân Công đã tạo ra sự phân biệt đối xử. "Bình luận có tác dụng hạ thấp phẩm giá của người khiếu nại và làm nhục nhân phẩm dựa trên cơ sở tín ngưỡng của họ."

Dàn dựng vụ tự thiêu ở Thiên An Môn

Tập tin:Tu thieu thien an mon.jpg
Hình ảnh được cắt ra từ đoan băng video vu khống của chính quyền Trung Quốc dựng ra vụ tự thiêu giả trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 2001, để lấy cớ đàn áp Pháp Luân Công.
Vào đêm trước năm mới của Trung Quốc trên ngày 23 tháng 1 năm 2001, Năm người đã cố gắng tự đốt cháy mình ở Quảng trường Thiên An Môn. Cơ quan báo chí chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, và các phương tiện truyền thông nhà nước khác đã khẳng định rằng những người tự thiêu là các học viên Pháp Luân Công, trong khi Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đưa ra bằng chứng là không phải, vì theo lời dạy của Lý thì các học viên không được sát sinh, trong đó tự tử cũng là một hình thức của sát sinh, và cáo buộc rằng "vụ tự thiêu không bao giờ xảy ra, và đây là một phần tội ác (nhưng khéo léo) của diễn viên đóng thế." Vụ tự thiêu đã được truyền thông thế giới đưa tin, và chương trình video được Đài truyền hình Trung Quốc (CCTV) chiếu rộng rãi sau đó. Ảnh của một em bé 12 tuổi, Lưu Tư Ảnh, đang cháy và phỏng vấn những người tự thiêu khác, họ nói rằng việc tự thiêu sẽ đưa họ lên thiên đường.
Người đại diện của Pháp Luân Công cho rằng những người tự thiêu này không phải là học viên của Pháp Luân Công vì họ không tuân theo lời dạy của Pháp Luân Công, và một số nhà bình luận của bên thứ ba đã chỉ ra những nghi vấn trong đoạn video của sự kiện được Chính phủ công bố như chai xăng để tự thiêu trên người nạn nhân không bị cháy và cho rằng vụ việc đã được giàn dựng để kích động sự căm phẫn của công luận đối với môn tập luyện và đưa công chúng tham gia vào cuộc bức hại. Tờ báo Time báo cáo rằng trước khi các vụ tự thiêu xảy ra, nhiều người Trung Quốc đã cảm thấy rằng Pháp Luân Công không có đe dọa gì và cuộc đàn áp của nhà nước đã đi quá xa. Sau sự kiện chiến dịch truyền thông chống lại Pháp Luân Công, nó đã đạt được hiệu quả đáng kể trong việc tẩy não người dân để tin rằng Pháp Luân Công rất nguy hiểm.

Sách nhiễu các phóng viên nước ngoài

Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Trung Quốc đã phản ánh về việc các thành viên của họ bị "theo dõi, bắt giữ, thấm vấn và đe dọa" bởi những báo cáo về "cuộc đàn áp Pháp Luân Công". Nhiều nhà báo nước ngoài tham dự cuộc họp báo được tổ chức bởi các học viên Pháp Luân Công diễn ra tại Bắc Kinh ngày 28 tháng 10 năm 1999, đã bị cáo buộc là "báo cáo bất hợp pháp" bởi nhà chức trách. Những người khác đã bị trừng phạt vì giao tiếp với báo chí nước ngoài hoặc tổ chức các cuộc họp báo. Các nhà báo của Reuters, New York Times, Associated Press và một số tổ chức khác đã bị thẩm vấn bởi cảnh sát, buộc phải ký nhận tội, và tịch thu giấy tờ cư trú và công việc của họ. Các phóng viên cũng phản án về việc truyền hình vệ tinh nước ngoài bị can thiệp khi chuyển qua truyền hình Trung ương Trung Quốc. Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng "một số người đã bị phạt tù hoặc bị giam giữ hành chính dài hạn vì đã lên tiếng về cuộc đàn áp hoặc đưa thông tin lên Internet."
Năm 2002 Phóng viên Không Biên giới báo cáo về Trung Quốc nói rằng các nhiếp ảnh gia và các nhà quay phim làm việc với các phương tiện truyền thông nước ngoài đã bị cấm tác nghiệp bên trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn, nơi hàng trăm học viên Pháp Luân Công đến để thỉnh nguyện trong những năm gần đây. Ước tính có ít nhất 50 đại diện báo chí quốc tế đã bị bắt giữ kể từ tháng Bảy năm 1999, và một số trong số họ đã bị đánh đập bởi cảnh sát;. Nhiều người theo Pháp Luân Công đã bị bỏ tù vì nói chuyện với các nhà báo nước ngoài "Ian Johnson, phóng viên của tờ The Wall Street Journal ở Bắc Kinh, đã viết một loạt các bài báo và đã giành được giải thưởng Pulitzer 2001. Johnson rời Bắc Kinh sau khi viết bài, ông nói rằng "cảnh sát Trung Quốc sẽ đã làm cho cuộc sống của ông ở Bắc Kinh trở nên tồi tệ" sau khi ông nhận được giải Pulitzer.
Toàn bộ cơ quan báo chí đã không thể chống lại và hạn chế các ấn phẩm liên quan đến Pháp Luân Công. Vào tháng Ba năm 2001, tờ báo Time Asia đưa ra một câu chuyện về Pháp Luân Công ở Hồng Kông. Nhưng ngay sau đó. tạp chí bị kéo khỏi các sạp báo ở Trung Quốc Đại Lục và bị đe dọa ‘sẽ không bao giờ được bán trong nước’. Một phần là kết quả khó của môi trường báo cáo khăn vào năm 2002. Ở phương Tây, tất cả tin tức về sự đàn áp ở Trung Quốc đã có nhưng cuộc đàn áp hoàn toàn chưa chấm dứt, thậm chí số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và bị giết vẫn gia tăng.

Kiểm duyệt mạng Internet

Tập tin:Vuot tuong lua freegate.jpg
Sự khắc nghiệt của việc kiểm duyện mạng, phần mềm Freegate (chim bồ câu) là niềm hi vọng cho người dân Trung Quốc đại lục.
Freedom House báo cáo rằng Pháp Luân Công là chủ đề có hệ thống bị chặn trên Internet nhiều nhất ở Trung Quốc. Những tài khoản bị giám sát và kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc, Ethan Gutmann cho biết có rất nhiều người bị như vậy - bao gồm việc tài khoản từ chối dịch vụ do bị tấn công— lần đầu tiên phương pháp này được sử dụng bởi chính quyền Trung Quốc để chống lại Pháp Luân Công. ATheo nhà phân tích James Mulvenon của Tổng công ty Rand, Bộ Công an Trung Quốc sử dụng chiến tranh mạng để tấn công trang web của Pháp Luân Công ở Mỹ, Úc, Canada và Anh; và ngăn chặn truy cập tới tài nguyên Internet nói về chủ đề này.  Như báo cáo bởi BBC News, Global Internet Freedom Consortium (Liên minh tự do Internet toàn cầu-GIFC), một nhóm học viên Pháp Luân Công liên kết nhằm thúc đẩy tự do Internet cho biết ‘Bộ Ngoại giao Mỹ đã tài trợ 1.5 triệu USD cho chương trình này’, điều khiến các quan chức Trung Quốc lên án. Theo báo cáo của Đại sứ quán Washington ở Trung Quốc cho biết ‘Trung Quốc đã phản đối Mỹ giúp GIFC vì nó được điều hành bởi các học viên Pháp Luân Công’. Nó cho biết ‘quy định Internet của Trung Quốc’ là phù hợp với pháp luật của Trung Quốc và của nhiều nước khác; và rằng nó đã hỗ trợ được nhiều người dân. Agence France-Presse (AFP) hãng tin trích dẫn Philip Crowley, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, nói rằng tờ báo tin tức BBC được cấp phép là "quá sớm" và rằng họ "đã không hoàn tất thỏa thuận về việc tài trợ và quyết định cuối cùng đã không được thực hiện". Các học viên Pháp Luân Công làm việc với Liên minh tự do Internet toàn cầu để phát triển một công cụ chống kiểm duyệt được gọi là Freegate, được thiết kế để ẩn hoạt động Internet khỏi chính phủ Trung Quốc. Tên khác của phần mềm là Tor, một chương trình chống kiểm duyệt đã được tài trợ một phần bởi chính phủ Mỹ.

Các báo cáo tra tấn và bức hại

Từ năm 1999, các quan sát viên nước ngoài ước tính rằng hàng trăm ngàn và có lẽ hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị đưa vào trong các trại cải tạo lao động, nhà tù và các trung tâm giam giữ 

Tùy tiện bắt giữ và bỏ tù phi pháp

Ước tính gần đây, chẳng hạn như trích dẫn của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho thấy hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp ở Trung Quốc, chủ yếu là trong các trại cải tạo lao động. Theo các báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 2005, những người kiến nghị không phải là học viên Pháp Luân Công, báo cáo rằng hầu hết các tù nhân trong các trại cải tạo lao động là học viên Pháp Luân Công. Họ nói rằng các học viên Pháp Luân Công phải nhận những "bản án lâu nhất và bị đối xử tồi tệ nhất" trong các trại.
Theo Bộ Công an, "trại cải tạo lao động" là một biện pháp hành chính đối với những người phạm tội chưa thành niên phạm tội, nhưng các học viên Pháp Luân Công lại không được coi là tội phạm hợp pháp. Cuối năm 2000, Trung Quốc bắt đầu sử dụng phương pháp hình phạt rộng rãi này đối với các học viên Pháp Luân Công với hy vọng thường xuyên "chuyển hóa người tái phạm" Điều khoản này cũng có thể được tự ý mở rộng bởi cảnh sát. Các học viên có thể chịu những khoản phạt chống lại họ không rõ ràng, theo Robert Bejesky, viết trong Tạp chí Columbia của Asian Law, chẳng hạn như "gây rối trật tự xã hội", "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia", hay "lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa." Có tới 99% các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ thời gian dài vì bị xử lý hành chính thông qua hệ thống này mà không nằm trong hệ thống tư pháp hình sự.Những người bên ngoài không được đưa đến các trại, các tù nhân bị buộc phải làm công việc nặng nhọc trong các hầm mỏ, nhà máy gạch, nông nghiệp; họ bị tra tấn về thể xác, bị đánh đập, thẩm vấn và cắt khẩu phần lương thực.
Sau khi hoàn thành bản án cải tạo, sau đó các học viên đôi khi bị giam giữ trong "trung tâm pháp lý giáo dục", một hình thức trừng phạt được thành lập bởi chính quyền địa phương "chuyển hóa tâm trí" của các học viên, theo Theo dõi nhân quyền. Trong khi, ban đầu các quan chức Bắc Kinh miêu tả quá trình này là "vô hại" và một đường lối cứng rắn sau đó được thông qua; "những ban trợ lý giáo dục và công nhân, cán bộ lãnh đạo và những người từ tất cả các tầng lớp xã hội" đều được tham gia vào chiến dịch. Vào đầu năm 2001 chỉ tiêu đã được đưa ra như bao nhiêu học viên cần phải được "chuyển hóa". Hồ sơ chính thức không đề cập đến phương pháp làm việc để đạt được điều này, mặc dù các điều tra của Pháp Luân Công và của bên thứ ba cho thấy những vi phạm thể xác và tinh thần có thể là "cực kỳ nghiêm trọng."

Tra tấn trong tù

Năm 2001 bài báo viết bởi John Pomfret và Philip P. Pan của tờ báo Washington Post nói rằng không có học viên nào tránh khỏi biện pháp cưỡng chế để ép họ từ bỏ đức tin. Theo nguồn tin trong nội bộ an ninh, một số chính quyền địa phương đã cố gắng bằng những lớp tẩy não, sau đó những người kiên định nhất sẽ bị chuyển đến các trại lao động, "nơi mà họ sẽ bị đánh đập và tra tấn trước tiên." Vào tháng Giêng năm 2001 "Phòng 610 bí mật, một lực lượng đặc nhiệm liên ngành hàng đầu để tiêu diệt Pháp Luân Công, ra lệnh tất cả Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước và các công ty bắt đầu làm việc này."
Theo trang web của minhhue.net của Pháp Luân Công báo cáo hàng báo cáo nhiều trường hợp bị tra tấn khắc nghiệt cả về tinh thần lẫn thể xác, kèm theo những lời khai và chi tiết về danh tính của các nạn nhân, dẫn đến bị tâm thần; cảm giác, sinh lý học và lời nói năng trở nên kém, chấn thương thần kinh, tê liệt, hoặc tử vong. Hơn 100 hình thức tra tấn được mục đích được sử dụng, bao gồm điện giật, hệ thống treo cánh tay, cùm xích trong tư thế đau đớn, không cho ngủ, thiếu thốn thực phẩm, ép ăn (bức thực), lạm dụng tình dục, hãm hiếp, khủng bố tinh thần và bị chích thuốc, bị phơi ngoài trời trong thời tiết khắc nghiệt, nhốt vào hầm nước, ép phá thaihành hạ trẻ em, cùng với hàng trăm các thức tra tấn khác. 
Từ năm 2000, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ tới Chính phủ Trung Quốc, nhấn mạnh có 314 trường hợp bị tra tấn, đại diện cho hơn 1.160 cá nhân. Theo báo cáo, các học viên Pháp Luân Công chiếm 66% các trường hợp tra tấn, 8% xảy ra ở Ankangs. Báo cáo viên đặc biệt đề cập đến các cáo buộc tra tấn "tàn bạo" và yêu cầu chính phủ Trung Quốc "ngay lập tức thực hiện các bước để bảo vệ cuộc sống và sự toàn vẹn cho người bị tạm giam theo quy định của Quy tắc tiêu chuẩn ứng xử tối thiểu với tù nhân" Corinna-Barbara Francis của Tổ chức Ân xá nói rằng số liệu (tử vong) của Pháp Luân Công có vẻ hơi cao vì họ không phải là kết quả của vụ hành quyết chính thức.

Mổ cướp nội tạng

Tập tin:Mo cuop song noi tang.jpg
Bức vẽ câu truyện có thật về một bác sỹ quân y đau khổ khi phải chứng kiến việc mổ sống nội tạng học viên Pháp Luân công
Vào tháng 3 năm 2006, tạp chí liên kết của Pháp Luân Công, Epoch Times, xuất bản một số bài báo cáo buộc rằng Trung Quốc đã tiến hành mổ cắp nội tạng tràn lan và có hệ thống các học viên Pháp Luân Công đang còn sống. Trang web bị cáo buộc rằng các học viên bị giam giữ tại các trại lao động, các tầng hầm bệnh viện, hay nhà tù, máu và nước tiểu được kiểm tra, thông tin của họ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu máy tính và chờ người nhận tạng phù hợp. Trong vòng một tháng, các nhà điều tra của bên thứ ba bao gồm đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết rằng không có đủ bằng chứng để hỗ trợ các cáo buộc. Tuy nhiên, thực tế còn có ghi nhận rộng rãi của việc mua bán tạng từ các tử tù ở Trung Quốc bởi các cơ quan chức năng. Sự thiếu minh bạch xung quanh hoạt động như vậy làm cho nó không thể để xác định xem có sự đồng ý bằng văn bản của các tử tù hay không. Đó là chưa biết có bao nhiêu học viên Pháp Luân Công đang là nguồn cung cấp tạng thực hiện bởi chính quyền Trung Quốc. Chính quyền che giấu số liệu thống kê các án tủ hình như một bí mật quốc gia, các nguồn khác nhau cho thấy hàng năm Trung Quốc có từ 10.000 -15.000 người thay tạng. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao David Kilgour và nhà luật sư nhân quyền David Matas được ủy quyền bởi Liên minh Điều tra Khủng bố Pháp Luân Công để điều tra các cáo buộc. Vào tháng Bảy năm 2006, họ công bố báo cáo "Cáo buộc của mổ cắp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc", trong đó kết luận rằng một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân của mổ cắp nội tạng có hệ thống trên khắp Trung Quốc trong khi vẫn còn sống.
Trong năm 2006, một báo cáo Nghiên cứu của Quốc hội nói rằng một số các cáo buộc quan trọng của báo cáo Kilgour-Matas xuất hiện không phù hợp với những phát hiện của cuộc điều tra khác. Trong tháng 11 năm 2008, Ủy ban chống tra tấn của LHQ kêu gọi nhà nước Trung Quốc ngay lập tức tiến hành hoặc ủy thác điều tra độc lập của các khiếu kiện mổ cắp nội tạng và có biện pháp để đảm bảo những người tham gia phải chịu trách nhiệm về sự lạm dụng đó "đều phải bị truy tố và trừng phạt".

Khủng bố tinh thần và bị chích thuốc

Tập tin:Tiem thuoc doc o TQ.jpg
Cô gái trẻ trong tranh bị cưỡng bức tiêm một thứ thuốc không rõ tên. Họa sỹ vẽ cô gái hơi nhíu mày, thể hiện sự chịu đựng từ bi, dùng Thiện để đối xử với tà ác. Mặc dù bị hành hạ và hãm hại, nhưng cô không thù hận, trong tâm hồn luôn mang theo "Chân - Thiện - Nhẫn", tinh thần từ lâu đã ở một cảnh giới khác. Trong cảnh đen tối ấy, cô vẫn mãi hướng về quang minh và tốt đẹp. Một chùm ánh sáng bao phủ lấy cô, trong ánh sáng ấy có những anh hài bé nhỏ, có anh hài đang ôm một chiếc vương miện, thể hiện sự kính trọng của chư Thần đối với cô.
Pháp Luân Công và tổ chức nhân quyền đã bắt đầu quan sát các báo cáo các vụ khủng bố tinh thần tràn lan đối với các học viên kiên định kể từ năm 1999. Pháp Luân Công nói rằng có hàng ngàn học viên kiên định bị giam giữ tại các bệnh viện tâm thần và bị khủng bố tinh thần như "tiêm thuốc an thần" hoặc "thuốc chống loạn thần kinh", bị tra tấn bằng điện giật, ép ăn, bị đánh đập và bỏ đói Họ cũng cáo buộc rằng các học viên không tự nguyện chấp nhận bởi vì họ thực hành các bài tập Pháp Luân Công, đi phát tờ rơi, từ chối ký tên cam kết từ bỏ Pháp Luân Công, viết thư kiến nghị, kêu gọi chính phủ vv.. Những người khác bị ép phải "thú nhận" bởi vì bản án giam giữ đã hết hạn hoặc người bị giam giữ đã không "Chuyển hóa" thành công trong các lớp tẩy não. Một số cho biết rằng họ bị ép phải thú nhận vì những "vấn đề chính trị" - đó là kêu gọi chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm chống lại Pháp Luân Công.
Robin Munro, cựu Giám đốc Văn phòng Hồng Kông của Theo dõi Nhân quyền và bây giờ là Phó Giám đốc Bản tin Lao động Trung Quốc, đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới tới sự lạm dụng biện pháp Khủng bố tinh thần ở Trung Quốc nói chung và của các học viên Pháp Luân Công nói riêng. Năm 2001, Munro cho rằng bác sĩ Khủng bố tinh thần ở Trung Quốc đã tiến hành từ thời của Mao Trạch Đông và đã tham gia vào việc lạm dụng có hệ thống về tâm lý cho các mục đích chính trị Ông nói rằng biện pháp khủng bố thần kinh quy mô lớn là một trong những khía cạnh đặc biệt nhất trong chiến dịch kéo dài của chính phủ để "nghiền nát Pháp Luân Công." Munro ghi nhận sự gia tăng rất đáng kể các trường hợp học viên Pháp Luân Công phải nhập bệnh viện tâm thần kể từ khi chiến dịch đàn áp của chính phủ bắt đầu.
Munro cho rằng học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bị tra tấn và bị Sốc điện, hình thức đau đớn của việc châm cứu bằng điện áp mạnh, thiếu thốn kéo dài của thực phẩm, nước và ánh sáng; bị hạn chế tiếp cận với nhà vệ sinh để buộc phải viết "lời thú tội "hay" từ bỏ " đức tin như một điều kiện để được thả. Họ bị phạt tiền tới vài ngàn nhân dân tệ và có thể còn bị theo dõi. Lu và Galli viết rằng liều lượng của việc tiêm thuốc lên đến 5, 6 lần so với mức thông thường, và việc thực hiện có thể thông qua các ống thông từ mũi đến dạ dày với cạnh sắc để gây đau đớn cực độ cho các học viên, nó được coi là một hình thức tra tấn hay trừng phạt; Việc tra tấn thể xác là phổ biến nhất, bao gồm việc bị buộc chặt với những sợi dây ở các vị trí gây đau đớn. Những cách điều trị này có thể dẫn đến ngộ độc hóa chất, chứng đau nửa đầu, suy nhược cực độ, lồi lưỡi, cứng, mất ý thức, nôn, buồn nôn, co giật và mất trí nhớ.
Stone nói rằng các mô hình của bệnh viện thay đổi từ tỉnh này sang tỉnh và không hề được thống nhất theo chính sách chung đã có hiệu lực của nhà nước. Sau khi được trao quyền truy cập và kiểm tra hàng trăm trường hợp cụ thể, "các học viên Pháp Luân Công trong các bệnh viện tâm thần", một số lượng lớn các trường hợp báo cáo... đã bị gửi từ các trại lao động nơi họ... có thể cũng đã bị tra tấn và sau đó bị đưa vào các bệnh viện tâm thần...

Các trường hợp tử vong

Tập tin:Persecution Gao Rongrong.jpg
Mặt và cơ thể của cô Cao Dung Dung bị bảo vệ sốc bằng dùi cui điện trong suốt bảy tiếng tại trại lao động Long Sơn, thành phố Thẩm Dương.
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp báo cáo có hơn 3.400 học viên Pháp Luân Công đã bị giết hại do bị tra tấn và hành hạ trong tù, thường sau khi họ không chối bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, mặc dù những con số này không thể chứng thực một cách độc lập. Phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra ở các tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên và các khu vực xung quanh Bắc Kinh.
Trong số các trường hợp tử vong đầu tiên được báo cáo trong tra tấn báo chí phương Tây là của Trần Tử Tú, một công nhân nhà máy đã nghỉ hưu từ tỉnh Sơn Đông. Trong bài viết đoạt giải Pulitzer của ông Ian Johnson về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, báo cáo rằng các lính canh đã dùng dùi cui điện để sốc cô nhằm buộc cô phải từ bỏ Pháp Luân Công. Khi cô từ chối, các quan chức "ra lệnh cô Trần phải chạy chân trần trên tuyết. Hai ngày bị tra tấn đã khiến chân cô thâm tím và mái tóc đen ngắn cô bê bết máu... Cô bò ra ngoài, nôn mửa và lịm đi. Cô không bao giờ tỉnh lại." cô Trần qua đời vào ngày 21 Tháng 2 năm 2000.
Vào ngày 16 Tháng 6 năm 2005, Cao Dung Dung 37 tuổi, kế toán từ tỉnh Liêu Ninh, đã bị tra tấn đến chết trong tù. Hai năm trước khi cô qua đời, cô Cao đã bị cầm tù tại trại lao động cưỡng bức Long Sơn, nơi cô đã bị tra tấn và bị biến dạng bằng dùi cui điện. Cô Cao thoát khỏi trại lao động bằng cách nhảy từ một cửa sổ tầng hai, và sau khi hình ảnh của gương mặt bị đốt cháy của cô được công bố, cô đã trở thành một mục tiêu truy bắt bởi chính quyền. Cô đã bị đưa trở lại vào nhà tù vào ngày 6 Tháng 3 năm 2005 và bị giết chết chỉ trong vòng ba tháng sau đó.
Vào ngày 26 tháng 1 năm 2008, nhân viên an ninh ở Bắc Kinh chặn nhạc sỹ dân gian Vũ Châu và vợ của ông là bà Từ Na khi đang trên đường trở về nhà từ một buổi hòa nhạc. ông Vũ Châu 42 tuổi đã bị bắt giam, sau đó chính quyền đã cố gắng ép buộc ông phải từ bỏ Pháp Luân Công. Ông đã bị tra tấn đến chết trong vòng 11 ngày.

Phân biệt đối xử của xã hội

Hạn chế học tập

Theo nhóm vận động của Pháp Luân Công, Tổ chức thế giới điều tra chống đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), các câu hỏi khảo sát người dân về cuộc đàn áp Pháp Luân Công thì thu được các câu trả lời là có "hậu quả nghiêm trọng". WOIPFG tuyên bố rằng những sinh viên tập luyện Pháp Luân Công đã bị cấm ở các trường học và các kỳ thi và "tội đồng loã" như: Các thành viên trong gia đình các học viên cũng từ chối nhập cảnh. Có kiến nghị chống Pháp Luân Công.

Bên ngoài Trung Quốc

Trong năm 2004, Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyết lên án cuộc tấn công của Trung Cộng đối với các học viên Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ, nó báo cáo rằng các chi nhánh Đảng đã "ép viên chức dân cử địa phương ở Hoa Kỳ từ chối hoặc rút hỗ trợ cho các nhóm Pháp Luân Công" mà nhà phát ngôn viên của Pháp Luân Công khi tham gia cá nhân vào các hoạt động biểu tình ôn hòa bên ngoài tòa đại sứ quán của Trung Quốc đã bị vi phạm và bị tấn công thể xác. Họ kêu gọi chính phủ Trung Quốc "ngay lập tức ngừng can thiệp vào việc thực hiện các quyền tự do tôn giáo và chính trị tại Hoa Kỳ."

Các chiến dịch gần đây

Mặc dù không còn lớn như trước, nhưng cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn còn tiếp tục và có xu hướng không suy giảm trong những năm gần đây, với nhiều chiến dịch đàn áp mới lên các nhóm học viên Pháp Luân Công, đặc biệt là thời điểm xung quanh các sự kiện nhạy cảm và các ngày lễ kỷ niệm.

2008

Quốc hội - điều hành Ủy ban về Trung Quốc báo cáo rằng "Chính quyền trung ương đã tăng cường cuộc đàn áp 9 năm của nó chống lại Pháp Luân Công trong những tháng diễn ra thế vận hội Olympics mùa hè ở Bắc Kinh 2008." Phòng 610 đã phát hành chỉ thị nội bộ ép buộc các chính quyền địa phương thực hiện các bước để ngăn chặn Pháp Luân Không khỏi gây "can nhiễu hay thiệt hại" cho Thế vận hội. Phòng Công an ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã ban hành chỉ thị cung cấp phần thưởng cho người nào cung cấp thông tin báo cáo về các hoạt động của Pháp Luân Công cho cảnh sát.
Trong vài tháng diễn ra Olympics, Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp báo cáo rằng có hơn 8.000 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc từ nhà và nơi làm việc bởi các nhân viên an ninh. Trung tâm báo cáo rằng nhiều người trong số những học viên này sau đó đã bị kết án tù dài hạn trên 15 năm và một số đã bị tra tấn đến chết trong tù. Tổ chức Ân xá quốc tế quan sát thấy rằng Pháp Luân Công là một trong những nhóm bị khủng bố gay gắt nhất và báo cáo rằng hơn 100 học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn và ngược đãi trong tù trong năm 2008.

2009

Trong năm 2009, các học viên Pháp Luân Công là một trong số những mục tiêu của một sáng kiến ​​được đặt tên là Dự án 6521, một chiến dịch do Tập Cận Bình khởi xướng, nhằm trấn áp những bất đồng chính kiến ​​tiềm năng, trong các ngày kỷ niệm chính trị nhạy cảm. Tên của dự án đề cập đến ngày kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, kỷ niệm 50 năm cuộc nổi dậy của người Tây Tạng 1959, kỷ niệm 20 năm của phản đối trên Quảng trường Thiên An Môn, và kỷ niệm 10 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công. 
Song song với dự án 6521, một cơ quan điều phối cấp cao nhất được lập ra dưới sự chỉ đạo của Chu Vĩnh Khang, được gọi là "Ủy ban Trung ương quản lý toàn diện trật tự xã hội." Pháp Luân Công là một trong những nhóm đối tượng cần gia tăng giám sát và đàn áp. Ủy ban hồi sinh một mạng lưới cung cấp thông tin tình nguyện viên ở các trường học và khu dân cư, thành lập một hệ thống trách nhiệm liên đới chứa chủ hộ, đơn vị làm việc, và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trong trường hợp các cuộc biểu tình hoặc các sự kiện gây bất ổn khác xảy ra..

2010

Các tổ chức nhân quyền đã tố cáo rằng World Expo 2010 phục vụ như là cái cớ cho sự đàn áp bất đồng chính kiến ​​và tín đồ tôn giáo, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công. Ủy ban điều hành của Quốc hội về Trung Quốc báo cáo rằng chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ và giam cầm bắt giữ và giam cầm hơn 100 học viên ở Thượng Hải khi diễn ra hội chợ triển lãm, nó giống là hội để tiến hành các chiến dịch tuyên truyền nhạo báng Pháp Luân Công. Chính quyền Thượng Hải cung cấp các khoản tiền thưởng làm động lực để người dân báo cáo về các học viên Pháp Luân Công. Ủy ban cũng lưu ý rằng một số người đã từ chối "không bỏ" Pháp Luân Công đã bị tra tấn và gửi đến cơ sở các trại cải tạo lao động. Tổ chức Ân xá Quốc tế ban hành một thông báo hành động khẩn cấp liên quan đến sự biến mất của học viên Giang Phong ở Thượng Hải, người đã bị bắt cóc tại sân bay Thượng Hải vào ngày 18 tháng 2 năm 2010 trong khi đang trên đường đến Hoa Kỳ. Giang biến mất khi bị cảnh sát giam giữ, và được cho là có nguy cơ bị tra tấn.

2010 - 2012

Trong năm 2010, Đảng Cộng sản đã phát động một chiến dịch 3 năm mà đòi hỏi chính quyền địa phương, các tổ chức Đảng, và các doanh nghiệp đẩy mạnh những nỗ lực để "chuyển hóa" phần lớn các học viên Pháp Luân Công đã biết được. "Chuyển hóa" đề cập đến quá trình cưỡng chế thường xuyên gây sức ép lên các học viên Pháp Luân Công để yêu cầu họ từ bỏ việc tập luyện. Một số tài liệu được đăng trên trang web của Đảng và chính quyền địa phương đề cập đến các mục tiêu "chuyển hóa" cụ thể cần đạt được, và cũng đặt ra giới hạn về tỷ lệ chấp nhận được của sự tái phạm. Chiến dịch được thực hiện thông qua các học viên Pháp Luân Công bị ghi danh và được biết đến trong các lớp học cải tạo bắt buộc, hoặc bị kết án trong các trại giam hay các trại cải tạo lao động.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, các học viên Quách Hiểu Quân, Vương hiểu ĐôngVương Tuấn Lĩnh đã bị bắt và bị giam giữ vì việc tham gia của họ có liên quan tới Pháp Luân Công, được gọi là tù nhân lương tâm và có nguy cơ bị tra tấn.

2013 -2015: 'Cuộc chiến cuối cùng'

Cùng với chiến dịch của Đảng Cộng Sản Trung Quốc do Tập Cận Bình khởi xướng, "diệt cả hổ lẫn ruồi", để thanh trừ các phần từ chống đối, phe cánh của Giang Trạch Dân, như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh và hàng trăm quan chức các cấp... Đảng Cộng Sản Trung Quốc còn phát động một 'cuộc chiến cuối cùng' để tiêu diệt toàn bộ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
"Đi vào các bản làng. Đi vào các hộ gia đình. Đi vào các trường học. Đi vào các tổ chức chính phủ. Đi vào các cơ sở kinh doanh. Đi vào những tế bào của Đảng trong nhân dân," là khẩu hiệu được đăng trên website của một địa phương thuộc thành phố Trùng Khánh. "Thực hiện ‘Cuộc chiến cuối cùng 2013-2015 nhằm Tái giáo dục và Chuyển hóa’ là quyết định khoa học của Trung Ương Đảng dựa trên tình hình đấu tranh hiện nay," một khẩu hiệu khác giải thích.

Phản ứng của Quốc tế

Sự thử thách của Pháp Luân Công đã thu hút một lượng lớn sự chú ý của quốc tế đến từ các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức nhân quyền như ‘Tổ chức Ân Xá’ và ‘Quan sát quyền con người’ đã bày tỏ khẩn cấp báo cáo về sự tra tấn và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc và cũng đã kêu gọi Liên Hợp Quốc và các chính phủ quốc tế can thiệp để chấm dứt cuộc đàn áp
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua sáu nghị quyết - Chấp thuận Nghị Quyết 304, Chấp thuận Nghị Quyết 530,Chấp thuận Nghị Quyết 188, Chấp thuận Nghị Quyết 218, - kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các chiến dịch chống lại các học Pháp Luân Công cả ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Đầu tiên, đồng thời Nghị quyết 217, được thông qua vào tháng 11 năm 1999. Mới nhất, Nghị quyết 605, đã được thông qua vào ngày 17 tháng 3 năm 2010, và kêu gọi "chấm dứt ngay lập tức chiến dịch đàn áp, đe dọa, bỏ tù, và tra tấn các học Pháp Luân Công." Tại một cuộc biểu tình vào ngày 12 Tháng Bảy 2012, Rep Ileana Ros-Lehtinen (R-FL), Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà Ngoại giao Hoa Kỳ, kêu gọi chính quyền Obama phải đối đầu với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về nhân quyền khủng khiếp của nó, bao gồm cả sự đàn áp của nó các học viên Pháp Luân Công  "Điều quan trọng là bạn bè và những người ủng hộ dân chủ và nhân quyền tiếp tục thể hiện tinh thần đoàn kết và hỗ trợ của họ, bằng cách lên tiếng chống lại sự ngược đãi ", cô nói.
Vào ngày 12 tháng 12, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết lên án việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, phần lớn trong số những tù nhân lượng tâm này là các học viên Pháp Luân Công.Leonidas Donskis, Thành viên Nghị viện châu Âu, nói rằng "Chúng ta phải chiến đấu cho điều này. Nếu Trung Quốc muốn trở thành một người bạn, một đối tác thực sự, chúng ta phải đấu tranh cho động thái này. Bởi vì Trung Quốc cần phải đồng ý chấp nhận một số điều được coi là các giá trị phổ quát. Ngoại trừ việc xem xét Pháp Luân Công và hoạt động mổ cắp nội tạng của con người, điều này đặc biệt gây chấn động và tôi phải nói rằng chúng ta cần phải gửi một thông điệp rõ ràng." [cần dẫn nguồn]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét