Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 28 (Trung Quốc cộng sản 2)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ giải thể (1): Nguyên nhân

Tác giả: Đại Kỷ Nguyên
[Chanhkien.org] Ngày 6 tháng 7 năm 2011, kênh truyền hình Châu Á (ATV) của Hồng Kông đột ngột đưa tin về “cái chết của Giang Trạch Dân”, trong nháy mắt tin tức đã truyền khắp cả trong và ngoài Trung Quốc. Tuy ngày hôm sau, Tân Hoa Xã đã bác bỏ “tin đồn”, nhưng liên tục trong mấy hôm, dân chúng Trung Quốc khắp nơi vẫn cứ bắn pháo hoa xua đuổi tà ma và ăn mừng. Không chỉ người dân Trung Quốc căm ghét Giang Trạch Dân, mà cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đều ngầm chửi rủa ông ta. Hành động ngu xuẩn của Giang Trạch Dân đã khiến ĐCSTQ không còn con đường nào khác ngoài giải thể. Vì sao Giang Trạch Dân lại khiến ĐCSTQ gia tăng tốc độ giải thể? Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại một giai đoạn lịch sử đã qua và suy ngẫm.
Cả đời Giang Trạch Dân chỉ liên quan tới một sự kiện
Cả đời Giang Trạch Dân chỉ liên quan tới một sự kiện lớn: cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Những sự việc khác đều là người khác chịu trách nhiệm, còn Giang Trạch Dân thực ra chỉ là “hữu danh vô thực”. Như nói về kinh tế thì chủ yếu người ta nghĩ đến Chu Dung Cơ, nói về chính trị thì Giang Trạch Dân đã sớm bị thái thượng hoàng Đặng Tiểu Bình “chặn hậu” rồi. Thuyết “tam đại biểu” của Giang Trạch Dân chỉ vẻn vẹn có mấy chục chữ, vậy mà cũng là do Vương Hộ Ninh, v.v. mấy vị chắp bút giúp ông ta. Tuy nhiên, riêng sự việc “đàn áp Pháp Luân Công” thì quả đúng là chủ ý của một mình Giang Trạch Dân, là kết quả sự khăng khăng cố chấp của ông ta. Do đó, nếu tìm xem ai là thủ phạm trong vụ việc này, thì Giang Trạch Dân có tội trạng số một.
Giang Trạch Dân thực ra chẳng hiểu gì về Pháp Luân Công. Pháp Luân Công được truyền ra công chúng năm 1992 tại Trường Xuân, sau đó truyền bá rất nhanh tại Bắc Kinh. Ông Lý Hồng Chí đã tổ chức 56 lớp học Pháp Luân Công tại Trung Quốc, trong đó 13 lớp tại Bắc Kinh là do Hiệp hội Khí công đương địa tổ chức. Những người đến nghe giảng có rất nhiều là tầng lớp tinh anh cấp cao thuộc đảng, chính quyền, quân đội, cũng như học giả, công nhân và doanh nhân, gồm cả những người xung quanh Giang Trạch Dân.
Cấp cao ĐCSTQ đều biết Pháp Luân Công là tốt
Khi ấy tại Tử Trúc viện ở Bắc Kinh có một điểm luyện công tương đối lớn, trong số những người tham gia luyện công thì rất nhiều là cán bộ hưu trí và quân nhân giải ngũ của ĐCSTQ. Lai lịch của họ so với Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, v.v. thì thậm chí còn thâm niên hơn, họ thường gọi Chu Dung Cơ là “Tiểu Chu”.
Do Pháp Luân Công bén rễ sâu trong văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc, dạy người ta sống theo nguyên tắc “Chân-Thiện-Nhẫn’, nên hồng truyền rất nhanh tại đại lục; năm 1999, số người tập Pháp Luân Công lên tới cả 100 triệu người. Trong đó, phu nhân của bảy vị Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ đều từng tập Pháp Luân Công; Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Hồ Cẩm Đào, Lý Lam Thanh, La Cán, v.v. đều được người nhà, đồng học hoặc bạn hữu giới thiệu qua Pháp Luân Công. Năm 1998, cán bộ lão thành Kiều Thạch, người đứng đầu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, thông qua điều tra đã kết luận rằng “Pháp Luân Công chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”. Ủy ban Thể thao Quốc gia đã dựa vào báo cáo điều tra “Hiệu quả trị bệnh của Pháp Luân Công lên tới 98%” của giới y học để hy vọng rằng Pháp Luân Công sẽ được phổ biến mạnh mẽ trong quần chúng.
Thượng cấp cũ của Giang Trạch Dân tại Viện Nghiên cứu Nồi hơi Vũ Hán cũng tập Pháp Luân Công; đến khi gặp lại nhau, vị đồng sự già này đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông ta. Năm 1996, Giang Trạch Dân thị sát Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc và thấy trên bàn một nhân viên công tác có một bản «Chuyển Pháp Luân»; khi ấy ông ta còn nói cuốn sách này là rất tốt. Về sau Giang Trạch Dân nói ngày 25 tháng 4 năm 1999 mới là lần thứ hai ông ta nghe nói về Pháp Luân Công, điều này rõ ràng là bịa đặt.
Quyết định đàn áp chỉ vì “có quá nhiều người”
Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khi 10.000 học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa tại Văn phòng Đơn thư Khiếu nại của Quốc vụ viện, Giang Trạch Dân đã ngồi trong xe chống đạn chạy quanh một vòng để quan sát hiện trường. Ông ta đã bị tinh thần tự giác cao độ của các học viên Pháp Luân Công làm cho kinh ngạc, tưởng rằng Pháp Luân Công có lời hiệu triệu và tổ chức kỷ luật nào đó. Khi người phụ trách đến báo cáo tình hình, Giang Trạch Dân chỉ phẩy tay, nói lớn: “Diệt sạch, diệt sạch, kiên quyết diệt sạch!” Thái độ bạo ngược kinh khủng này đã khiến những người xung quanh, bao gồm cả La Cán, cảm thấy hết hồn.
Năm 2006, tại Trung Quốc đại lục xuất bản «Giang Trạch Dân văn tuyển», quyển thứ 2, trong đó đưa vào bức thư «Một tín hiệu mới» mà Giang Trạch Dân viết vào đêm ngày 25 tháng 4 năm 1999. Tuyển tập còn thêm ghi chú phía sau: “Đây là bức thư đồng chí Giang Trạch Dân gửi các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và các đồng chí lãnh đạo có liên quan.” Trong thư viết: “Đối với loại tổ chức hình thành mang tính toàn quốc này, liên quan đến khá nhiều đảng viên, cán bộ, phần tử trí thức, quân nhân và công nhân, quần thể xã hội nông dân, mà rất chậm khiến chúng ta cảnh giác. Tôi cảm thấy thật áy náy.” Chương Thiên Lượng, tác giả phụ trách chuyên mục của Đại Kỷ Nguyên đã phân tích lô-gíc của Giang Trạch Dân như sau: “Pháp Luân Công là đoàn thể nào cũng không quan trọng, làm gì cũng không quan trọng. Miễn là ‘tổ chức mang tính toàn quốc’, liên quan đến rất nhiều người, thì ĐCSTQ cần phải ‘cảnh giác’, cần phải trấn áp.”
Những năm trước, có người nói: “Pháp Luân Công nếu không tới Trung Nam Hải, thì sẽ không có cuộc đàn áp này”. Chúng ta hãy thử lấy một ví dụ trái ngược: “Trung Công”, một môn khí công vẫn xưng là có 30 triệu người theo, mặc dù không đi thỉnh nguyện kháng nghị ở nơi nào, nhưng khi ĐCSTQ trấn áp Pháp Luân Công thì cũng bị trấn áp theo; Giáo hội Thiên Chúa Giáo ngầm, Giáo hội Cơ Đốc giáo tại gia và dân chúng thỉnh nguyện trên khắp cả nước, chỉ cần số người nhiều, thì trong con mắt của Giang Trạch Dân, chính là “tranh đoạt quần chúng với đảng” và trở thành tội trạng.
Theo như Giang Trạch Dân nhận xét, lực khống chế của ông ta đối với quần chúng đang từng bước giảm bớt, còn Pháp Luân Công lại quảng truyền rộng rãi trong nhân dân. Do đó xuất phát từ lòng đố kỵ, cũng như nỗi sợ mất quyền lực, Giang Trạch Dân đã đẩy cơn giận dữ của mình xuống các cấp chính quyền: “Sự kiện lần này phát sinh, đã cho thấy công tác chính trị tư tưởng và công tác quần chúng ở một số địa phương và ban ngành yếu ớt vô lực đến mức độ nào!”
Chỉ mình Giang Trạch Dân khăng khăng đàn áp Pháp Luân Công
Nghe nói trong cuộc họp Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ, cả sáu vị Thường ủy đều phản đối đàn áp Pháp Luân Công, sau đó người được Giang Trạch Dân chỉ định phụ trách Phòng 610 là Lý Lam Thanh cũng phản đối đàn áp Pháp Luân Công. Khi ấy Thủ tướng Chu Dung Cơ kiên quyết nói một câu “Cứ để họ tập đi”, thì Giang Trạch Dân lập tức thét lên một cách hùng hổ: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất đảng là mất nước!”, nghe như một câu sấm vậy. Sau khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, quả nhiên ông ta đã khiến ĐCSTQ tiến đến bờ diệt vong.
Tối hôm ấy, Giang Trạch Dân bắt chước Mao Trạch Đông viết báo chứ lớn “Đả đảo Bộ Tư lệnh” khi phát động Cách mạng Văn hóa; ông ta đã gửi bức thư cho toàn Bộ Chính trị, lại nhiều lần lấy danh nghĩa cá nhân để “phê duyệt”, đem vấn đề Pháp Luân Công định tính là “tranh đoạt quần chúng với đảng”, “mất đảng là mất nước”. Trong bức thư, Giang Trạch Dân còn viết: “Lẽ nào người cộng sản chúng ta vốn có sẵn lý luận chủ nghĩa Mác, tin tưởng thuyết duy vật, thuyết vô thần, lại không chiến thắng nổi mấy thứ ‘Pháp Luân Công’ tuyên dương hay sao?”
Ngày 27 tháng 4 năm 1999, Ban bí thư Trung ương ĐCSTQ đã ban hành “Thông tri của Ban bí thư Trung ương ĐCSTQ về việc in và phát hành «Bức thư đồng chí Giang Trạch Dân gửi các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và các đồng chí lãnh đạo có liên quan»”; đây chính là công văn “tuyệt mật” mang số hiệu ﹝1999﹞14 với 720 bản được in.
Vi phạm pháp luật, thành lập Phòng 610
Đồng thời với việc Chính phủ Trung Quốc công khai thừa nhận người dân có quyền “luyện công tự do” trên truyền hình, Giang Trạch Dân đã ngầm khởi động cơ quan đàn áp. Ngày 10 tháng 6 năm 1999, Giang Trạch Dân quyết định thành lập một cơ quan đặc biệt vượt lên trên cả pháp luật, tương tự tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương năm xưa, chịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công; do được thành lập vào ngày 10 tháng 6, nên nó được gọi tắt là “Phòng 610″ hoặc “610″.
Giang Trạch Dân để Lý Lam Thanh làm trưởng ban, lại căn cứ lý luận “một báng súng, một ngòi bút” của ĐCSTQ để bổ nhiệm La Cán và Đinh Quan Căn làm phó trưởng ban, đồng thời đưa Thứ trưởng Công an Lưu Kinh và mấy vị khác làm thành viên chủ yếu. Về mặt bản chất, “Phòng 610″ là một tổ chức phi pháp không hơn không kém; sự thành lập và tồn tại của nó hoàn toàn không có căn cứ luật pháp. Mục đích duy nhất của Giang Trạch Dân khi thành lập Phòng 610 chính là lách luật, lách sự phê duyệt biên chế và kinh phí thông thường, điều động lực lượng toàn quốc nhằm bức hại Pháp Luân Công. Người đứng đầu tổ chức phi pháp này chính là Giang Trạch Dân, các mật lệnh lớn đều là do Giang Trạch Dân truyền xuống. Vì sợ lưu lại chứng cứ nên Giang Trạch Dân đã chỉ đạo các mật lệnh không được đề tên; các nhân viên “Phòng 610″ chỉ cần nhận được “chỉ thị” là lập tức thi hành.
Sau mấy tháng chuẩn bị và biên tạo tài liệu vu khống, ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân công khai tuyên bố trấn áp Pháp Luân Công. Trong ngày hôm ấy, 31 tỉnh và thành phố tại Trung Quốc đại lục đồng thời hành động; phụ đạo viên Pháp Luân Công các nơi đồng loạt bị bắt giữ. Kể từ đó, cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động đã trở thành cuộc bức hại đối với toàn dân chúng Trung Quốc; kể từ khi Giang Trạch Dân tuyên bố “tôi không tin đảng cộng sản không thể chiến thắng Pháp Luân Công”, cuộc khiêu chiến của thuyết vô thần đối với Thần Phật đã chính thức mở màn tại nhân gian.
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/8234

Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ giải thể (2): Vụ lừa dối thế kỷ

Tác giả: Đại Kỷ Nguyên
[Chanhkien.org] Hiện nay, Giang Trạch Dân còn sống hay đã chết đã trở thành “bí mật quốc gia” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Rất nhiều người nói cho dù Giang Trạch Dân chưa chết thì cũng bị dân chúng nguyền rủa cho chết. Không chỉ người dân Trung Quốc căm ghét Giang Trạch Dân, mà cấp cao trong ĐCSTQ cũng đều ngầm chửi rủa ông ta. Hành động ngu xuẩn của Giang Trạch Dân đã khiến ĐCSTQ không còn con đường nào khác ngoài giải thể. Vì sao Giang Trạch Dân lại khiến ĐCSTQ gia tăng tốc độ giải thể? Năm 2001, Giang Trạch Dân đã một mình tạo ra cái gọi là “vụ tự thiêu” trên quảng trường Thiên An Môn, khiến danh dự ĐCSTQ bị hủy hoại cả trong và ngoài nước, không ngẩng đầu lên được.
Lừa dối vu cáo rợp trời dậy đất
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân ra lệnh bắt giữ hết phụ đạo viên Pháp Luân Công ở các nơi; đến 3 giờ chiều ngày 22, những lời dối trá được dày công sắp đặt đã mở màn. Một chương trình vu miệt Pháp Luân Công kéo dài nửa giờ đã chiếm cứ toàn bộ truyền hình cả nước, thế nhưng lừa dối thì vô cùng hoang đường. Ví dụ trong giảng Pháp tại Los Angeles tháng 2 năm 1999, Ông Lý Hồng Chí nói nguyên văn là: “Các loại kiếp nạn mà người ta nói tới trong quá khứ là không tồn tại“, thì ĐCSTQ cắt mất chữ “không” đi, lấy đó làm lý do vu khống Pháp Luân Công tuyên truyền về ngày tận thế.
Thêm thắt bịa đặt, râu ông nọ cắm cằm bà kia, nói không thành có, tung tin đồn nhảm đã tràn ngập các kênh thông tin tại Trung Quốc đại lục. Sau đó hơn nửa tháng, hơn 2.000 tờ báo, 1.000 tạp chí, 100 kênh phát thanh truyền hình do ĐCSTQ khống chế, mỗi ngày đều điên cuồng vu miệt Pháp Luân Công. Cảnh sát các nơi bắt giữ các học viên Pháp Luân Công kiên trì tập luyện; các nhà máy, xí nghiệp, trường học, khu phố đều tổ chức xem tiết mục phê phán Pháp Luân Công; các đại sứ quán Trung Quốc tại các nước tổ chức “hội phê bình” cho người Hoa tại đương địa; toàn quốc tổ chức đốt sách, tịch biên, bắt bớ; từ truyền hình đến báo chí đều đồng loạt tuyên truyền phê phán Pháp Luân Công tựa như rợp trời dậy đất, khiến người ta cảm thấy thời Cách mạng Văn hóa như thể đã trở lại.
Khi ấy Giang Trạch Dân tuyên bố: “Tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng”. Nhìn Giang Trạch Dân vận hết sức lực trấn áp Pháp Luân Công, nhiều nhà xã hội học dự đoán: “Dốc toàn lực quốc gia, Pháp Luân Công chắc không trụ nổi một tuần”. Thế nhưng, sự tiến triển của tình hình lại vượt quá dự đoán của nhiều người.
Hàng triệu người tự phát lên Bắc Kinh thỉnh nguyện
Thỉnh nguyện theo phương thức “khai thông tư tưởng giữa quan và dân” là một đặc trưng của Trung Quốc do ĐCSTQ chế định nhằm giải quyết một lượng lớn người bị hàm oan sau thời Cách mạng Văn hóa; đây là hy vọng cuối cùng của những người đi tìm lẽ phải. Thế nhưng đối với Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đặt ra “sáu điều cấm” của công an để ngăn chặn các học viên Pháp Luân Công đi thỉnh nguyện, lấy đó làm cái cớ để đàn áp. Có thể nói Giang Trạch Dân đã phá hủy thể chế pháp luật vốn đã mỏng manh của ĐCSTQ, mở ra lỗ hổng lớn của hệ thống pháp luật sau này.
Sau ngày 20 tháng 7, học viên Pháp Luân Công các nơi trên toàn quốc liên tục đi thỉnh nguyện, ban đầu là tại địa phương, sau đó vì chính sách bức hại là do Trung ương đặt ra nên các học viên Pháp Luân Công đổ về thủ đô Bắc Kinh. Theo tiết lộ từ phía nhà nước, khi ấy các học viên Pháp Luân Công tập trung thỉnh nguyện trong nội thành Bắc Kinh lúc tối đa là hơn 30 vạn, còn ngoại thành Bắc Kinh luôn duy trì ở mức trên dưới 70 vạn người.
Trong đám đông dân chúng thỉnh nguyện lên tới cả triệu người này, có công chức, quân nhân, trí thức, học sinh, doanh nhân, có dân nông thôn có người thành thị, có nam có nữ, có già có trẻ, họ đều hô vang: Pháp Luân Công là tốt, không nên bị đàn áp. Do sự ngăn chặn của chính quyền ở dọc đường nên rất nhiều học viên Pháp Luân Công không thể đi bằng xe, chỉ có thể đi bộ tới Bắc Kinh. Một nông dân tại tỉnh Tứ Xuyên khi bị cảnh sát tra hỏi đã mở bọc và lấy ra 9 đôi giày vải mục nát đặt trước mặt cảnh sát, nói: “Tôi đi từ xa như thế tới đây, chỉ để nói một câu. Pháp Luân Công hảo! Chính phủ nhầm rồi!”
Trong số những người đi thỉnh nguyện có người có chức vị rất cao. Ví dụ, tới Bắc Kinh giương biểu ngữ kháng nghị có ít nhất hai vị là quan chức cấp tỉnh; họ đều không có cách nào góp ý trực tiếp với Giang Trạch Dân. Điều này cho thấy mức độ độc tài của Giang Trạch Dân, đồng thời phản ánh người tu luyện Pháp Luân Công phân bố khắp các giai tầng tại Trung Quốc, rất nhiều người là thành phần chủ lưu trong xã hội Trung Quốc.
Điều mà Giang Trạch Dân không có cách nào tưởng tượng chính là mặc dù ông ta đã ra lệnh xử lý cực kỳ nghiêm khắc những trường hợp đi khiếu nại, thỉnh nguyện—bao gồm phạt tiền, giam cầm, khai trừ công chức, liên đới gia đình, đơn vị, v.v. thế nhưng các học viên Pháp Luân Công kiên trì tín ngưỡng vẫn không ngừng bước ra, liên tục đổ tới Bắc Kinh, kêu gọi trả lại sự trong sạch cho Pháp Luân Công, cho Sư phụ Lý Hồng Chí. Sự kính trọng của các học viên Pháp Luân Công đối với Lý Đại sư càng khiến Giang Trạch Dân thêm đố kỵ, càng khiến ông ta muốn đàn áp Pháp Luân Công.
Giang Trạch Dân tự mình tham gia đàn áp
Năm 1999, trong cuộc họp APEC tại Auckland, Giang Trạch Dân không thèm đếm xỉa đến nghi thức ngoại giao mà tự tay phân phát những cuốn sách phỉ báng Pháp Luân Công cho các nguyên thủ quốc gia; thế nhưng lại gây ra hiệu quả trái ngược, khiến xã hội quốc tế đồng loạt phản đối. Như tối ngày 18 tháng 11 năm 1999, toàn thể nghị sĩ Hạ nghị viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 218 yêu cầu Chính phủ Trung Quốc ngừng đàn áp Pháp Luân Công; chiều hôm sau, Thượng nghị viện Mỹ cũng thông qua Nghị quyết 217 với nội dung tương tự.
Nghị quyết chỉ rõ Pháp Luân Công là một loại tín ngưỡng cá nhân chủ trương hòa bình và bất bạo động, còn lệnh cấm của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công là vi phạm hiến pháp, vi phạm «Hiệp ước quốc tế về quyền lợi chính trị của công dân» và «Công ước quốc tế về nhân quyền»; đồng thời, hàng nghìn người tu luyện Pháp Luân Công chỉ vì kiên trì tín ngưỡng mà gặp phải ngược đãi và tra tấn vô nhân đạo. Theo đó, nghị quyết yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công.
Theo luật pháp Trung Quốc, Pháp Luân Công là vô tội
Ngày 25 tháng 10 năm 1999, khi trả lời phỏng vấn tờ báo Pháp Le Figaro, Giang Trạch Dân đã lần đầu tiên công khai gọi Pháp Luân Công là “tà giáo”. Ngày 30 tháng 10, dưới sự xúi giục của ông ta, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 9 đã đưa ra cái gọi là quyết định trừng trị “tà giáo”. Thế nhưng tính tới nay, Trung Quốc vẫn không có luật nào cấm Pháp Luân Công. Cái gọi là “luật chống tà giáo” của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc không có khả năng, cũng không hề nhận định Pháp Luân Công là tà giáo, bởi vì pháp luật chỉ chế định hành vi phạm tội, chứ không thể nói ai đó phạm tội. Ai phạm tội thì phải do thẩm phán tại tòa án xét xem đã vi phạm luật nào. Do đó, cách nói “Pháp Luân Công là tà giáo” hoàn toàn là vu khống của Giang Trạch Dân, hoàn toàn không có cơ sở pháp luật.
Điều đáng xấu hổ là, ĐCSTQ chỉ vì một câu nói của Giang Trạch Dân mà kết án hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công. Còn hoang đường hơn nữa, Giang Trạch Dân ngang nhiên ra lệnh tòa án căn cứ cái gọi là “luật” ngày 30 tháng 10 để kết án các học viên bị bắt giữ vào tháng 7, hoàn toàn vi phạm hai nguyên tắc cơ bản của luật pháp hiện đại: luật không có văn bản quy định rõ ràng thì không tính, và không truy cứu chuyện đã qua.
Dùng phương thức đẫm máu để ép người khác hành ác
Đồng thời, chính sách đàn áp của Giang Trạch Dân cũng là quy định nội bộ của ĐCSTQ. Ngoại trừ một số ít tỉnh như Sơn Đông, Liêu Ninh, v.v. thì rất nhiều tỉnh không hề thích thú với cuộc đàn áp, không bằng lòng với mệnh lệnh trấn áp, đặc biệt một số tỉnh miền Nam như Quảng Đông, cuối năm 1999 vẫn nói “tuyệt đại đa số Pháp Luân Công là người tốt”, “tại Quảng Đông không xét xử học viên Pháp Luân Công” v.v. Ý định đàn áp Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng của Giang Trạch Dân đã không thực hiện được. Kiều Thạch, người đứng đầu các cán bộ lão thành về hưu của ĐCSTQ, rất phản cảm với cuộc đàn áp của Giang Trạch Dân; do đó khi Bộ Chính trị họp, đã bắt đầu có người đề xuất ngừng trấn áp, lên tiếng giải oan cho Pháp Luân Công.
Nếu như giải oan cho Pháp Luân Công thì khác nào lật mặt Giang Trạch Dân trước toàn dân thiên hạ. Làm gì có người không biết kẻ phát động cuộc đàn áp là ai? Sau đó Giang Trạch Dân nghĩ nhất định phải gia tăng lực độ trấn áp. Những người xung quanh Giang Trạch Dân, bao gồm Tăng Khánh Hồng, Bạc Hy Lai, La Cán đều cấp chủ ý cho ông ta, nói nhất định phải bức hại đến chết người tu luyện Pháp Luân Công, phải làm chết người mới có thể khiến chính sách bức hại không còn đường rút lui. Đồng thời Giang Trạch Dân còn buộc mỗi cá nhân trong Bộ Chính trị phải đứng ra biểu đạt thái độ, có ủng hộ đàn áp Pháp Luân Công hay không, gài bẫy để khiến họ mắc nợ và không thể phản đối chính sách của ông ta.
Như vậy, Giang Trạch Dân đã dùng phương thức đẫm máu để cưỡng bức những người khác theo ông ta làm điều ác.
Từ đó trở đi, Phòng 610 tăng cường bắt giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, hàng loạt học viên Pháp Luân Công bị kết án và bỏ tù. Đối diện với cuộc bức hại tàn khốc, các học viên Pháp Luân Công vẫn trước sau như một, tiếp tục lên Bắc Kinh thỉnh nguyện, tiếng nói cả trong và ngoài đảng phản đối cuộc đàn áp vang lên không ngừng. Sau đó, dưới sự bày mưu của La Cán và những người khác, phe Giang Trạch Dân đã đạo diễn một vở kịch lừa dối ô nhục nhất thế kỷ 21, bị xã hội quốc tế vạch trần, khiến danh tiếng ĐCSTQ bị hủy hoại cả trong và ngoài nước.
Vụ tự thiêu giả tại Thiên An Môn
Để kích động thù hận của dân chúng Trung Quốc đối với Pháp Luân Công, vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, ĐCSTQ và tập đoàn Giang Trạch Dân đã dàn dựng sự kiện “tự thiêu tại Thiên An Môn” để vu khống Pháp Luân Công; sau đó Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc liên tục chiếu cảnh “học viên Pháp Luân Công tự thiêu” để đầu độc dân chúng. ĐCSTQ nói rằng đoạn phim là do ký giả CNN làm, thế nhưng CNN đã lên tiếng khẳng định phóng viên CNN trong sự kiện này đã sớm bị bắt giữ, do đó toàn bộ quá trình tự thiêu không thể do CNN quay, hơn nữa đây là một sự kiện đột phát.
Dưới sự thao túng của ĐCSTQ, tất cả những sự kiện lớn đều biến thành “bí mật quốc gia” là chuyện bình thường (tin tức về cái chết của Giang Trạch Dân cũng như vậy). Tân Hoa Xã của ĐCSTQ không cần tìm ngành công an để lấy chứng cứ mà đã nhanh chóng đưa tin về sự kiện tự thiêu, hoàn toàn là để vu vạ cho Pháp Luân Công. Ngoài ra, yêu cầu cần có bên thứ ba điều tra của Pháp Luân Công cũng bị phớt lờ.
Ngày 4 tháng 2 năm 2011, tờ Washington Post của Mỹ đã xuất bản trên trang nhất một báo cáo điều tra của ký giả Philip Pan với tiêu đề “Ngọn lửa tự thiêu chiếu sáng màn đen Trung Quốc—động cơ tự thiêu trước đám đông là tăng cường đấu tranh với Pháp Luân Công”. Philip Pan đã tự mình đến Khai Phong, quê hương của cô Lưu Xuân Linh, người bị chết trong vụ tự thiêu để tiến hành điều tra thực địa; hàng xóm nói từ trước tới nay họ chưa hề thấy cô Lưu Xuân Linh tập Pháp Luân Công. Qua điều tra biết được rằng: Lưu Xuân Linh không phải là người bản địa Khai Phong; lúc còn sống, cô khiêu vũ ở hộp đêm để kiếm kế mưu sinh; Lưu Xuân Linh đôi khi còn đánh nhau với mẹ và con gái; chưa ai từng thấy Lưu Xuân Linh tập Pháp Luân Công.
Ngày 14 tháng 8 năm 2001, Tiểu ban Xúc tiến và Bảo vệ Nhân quyền của Liên Hợp Quốc cùng Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đồng thời tuyên bố rằng việc chính phủ Trung Quốc một mực gọi Pháp Luân Công là “tà giáo” đã dẫn đến nhiều cái chết và sự tan vỡ gia đình tại Trung Quốc. Điều tra của IED cho thấy chính ĐCSTQ đã đứng đằng sau những cái chết và sự phá hoại gia đình này, chính ĐCSTQ đã sử dụng bạo lực cực đoan và giam giữ hàng nghìn người. Họ kịch liệt lên án “chủ nghĩa khủng bố quốc gia” của những người đứng đầu ĐCSTQ, đồng thời phân tích ghi hình của IED đã chứng minh cái gọi là “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn” mà ĐCSTQ dùng để dẫn chứng Pháp Luân Công là “tà giáo” trên thực tế đã được dàn dựng từ trước. Khi đối diện với chứng cứ vô cùng xác thực này, đoàn đại biểu ĐCSTQ đã không cãi được câu nào. Tuyên bố này đã được đệ trình lên Liên Hợp Quốc.
Bộ phim “Lửa giả” vạch trần chân tướng vụ tự thiêu đoạt giải thưởng
Điều khiến ĐCSTQ cực kỳ bối rối chính là, ngày 8 tháng 11 năm 2003, bộ phim “Lửa giả” vạch trần chân tướng vụ tự thiêu do Đài truyền hình Tân Đường Nhân sản xuất đã vượt qua 600 bộ phim từ các quốc gia khác nhau để giành được giải thưởng tại Liên hoan phim Quốc tế Columbus lần thứ 51. Giải thưởng cho phim tài liệu xuất sắc nhất này chỉ đứng sau giải thưởng danh giá Oscar, càng khiến thế giới hướng sự chú ý vào bộ máy tuyên truyền lừa dối của ĐCSTQ; trò hề thế kỷ của ĐCSTQ đã bị vạch trần hoàn toàn.
Để ngăn chặn sự truyền bá “chân tướng vụ tự thiêu”, ĐCSTQ và tập đoàn Giang Trạch Dân từng ra lệnh “giết không tha” các học viên Pháp Luân Công đã tham gia chèn sóng truyền hình cáp, khiến học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân, anh Lưu Thành Quân và những người khác bị tra tấn đến chết.
Đầy rẫy thiếu sót trong vụ án “tự thiêu”
Bộ phim “Lửa giả” (http://www.falsefire.com) đã phân tích chặt chẽ, thấu triệt các hình ảnh từ đoạn băng ghi hình và đặt ra rất nhiều nghi vấn trong vụ án “tự thiêu”, từ đó chứng thực toàn bộ sự kiện là ĐCSTQ mưu tính dàn dựng nhằm vu oan cho Pháp Luân Công.
Thứ nhất, trong sự kiện “tự thiêu”, cô bé Lưu Tư Ảnh bị bỏng nặng với khí quản được mở ra lại có thể trả lời phỏng vấn 4 ngày sau đó và còn có thể hát.
Thứ hai, băng quay chậm chương trình “Phỏng vấn Tiêu điểm” của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã chứng thực cô Lưu Xuân Linh không phải bị thiêu chết, mà là bị cảnh sát dùng một vật nặng đánh mạnh vào đầu và ngã xuống.
Thứ ba, cảnh sát tuần tra trên quảng trường Thiên An Môn chỉ trong mấy phút đã có thể điều 2 xe cảnh sát tới, triển khai hơn 20 bình cứu hỏa và thảm dập lửa để “ứng phó” với sự kiện “tự thiêu” đột phát.
Thứ tư, Bệnh viện Tích Thủy Đàm tại Bắc Kinh không thực hiện phòng hộ gì khi thực hiện chữa trị cho những người bị bỏng nặng trong vụ “tự thiêu”. Họ cho phép phóng viên vào phỏng vấn ở cự ly gần, ngoài ra tất cả những người bị bỏng nghiêm trọng đều được băng rất kín bằng vải xô, hoàn toàn trái với trị liệu y học thông thường.
Thứ năm, y phục của Vương Tiến Đông trong lúc tự thiêu không hề bốc cháy, hơn nữa chỗ dễ cháy nhất là tóc trên đầu thì vẫn y nguyên; chai nhựa Sprite đựng xăng ở giữa hai chân ông ta vẫn còn nguyên, không cháy. Khi Vương Tiến Đông kêu lên mấy tiếng như hô khẩu hiệu thì thảm dập lửa trên tay cảnh sát đung đưa rất lâu trên đầu ông ta, không hề có tính khẩn cấp của việc dập lửa.
Thứ sáu, trong báo cáo về “tự thiêu” trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc và Tân Hoa Xã, trước sau xuất hiện tới ba phiên bản “Vương Tiến Đông” khác nhau. Dưới sự ủy thác của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), Đại học Ngữ âm Đài Loan đã làm thí nghiệm với tiết mục “Phỏng vấn Tiêu điểm” của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc và phát hiện thấy ba lần giọng nói của “Vương Tiến Đông” là không phải cùng một người. WOIPFG đã điều tra được từ một nguồn đáng tin cậy: “Vương Tiến Đông” tham gia “tự thiêu” là do một quân nhân đang tại ngũ đóng vai.
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/8234


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét