Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

BÍ ẨN LỊCH SỬ 93

(ĐC sưu tầm trên NET)


Những cái chết 'lãng xẹt' nhất trên thế giới

Những cái 'chết bất đắc kỳ tử' này khiến bạn phải 'dở khóc, dở cười'.....

Chết vì... ăn

Vua Adolf Frederick (1710 – 1771) của Thụy Điển có một niềm đam mê với ăn uống, và ông cũng đã chết vì chính niềm đam mê của mình. 

Adolf Frederick

Vị Vua “ăn cho đến chết” băng hà năm 1771 khi 61 tuổi, nguyên nhân dẫn đến cái chết liên quan đến vấn đề về tiêu hóa sau khi dùng một bữa ăn khổng lồ với toàn là “sơn hảo hải vị” như tôm hùm, trứng cá muối, súp, cải bắp, cá trích hun khói, rượu sâm-panh, thêm 14 khẩu phần món tráng miệng ưa thích là bánh mì kẹp hạnh nhân và sữa.

Chết vì nhịn tiểu

Tycho Brahe - một quý tộc, một nhà thiên văn học người Đan Mạch là một người khá thú vị. Ông không những nuôi một con nai sừng thuần hóa mà còn “trang bị” hẳn cho mình một “cận vệ” lùn, người luôn túc trực bên dưới bàn ăn của Tycho Brahe mỗi tối. Bản thân Tycho thì bị mất mất chóp mũi khi giao đấu tay đôi với một nhà quý tộc khác, do vậy, ông phải “đội” một cái mũi giả làm bằng vàng và bạc. 

Tycho Brahe

Nhưng đây chưa hẳn là mấu chốt của vấn đề. Trong một bữa tiệc tổ chức vào năm 1601, Tycho vì đã nhịn tiểu quá lâu khiến bàng quang căng hết mức đã đột ngột qua đời vì nguyên nhân mà sau này khi khám nghiệm tử thi đã kết luận rằng ông chết vì ngộ độc thủy ngân.

Chết vì... ngón chân cái

Jack Daniel được biết đến là người sản xuất rượu whiskey nổi tiếng vùng Tennessee, Mỹ quyết định đi làm sớm vào một buổi sáng năm 1911. 

Jack Daniel

Jack muốn mở chiếc két sắt của mình nhưng vì không nhớ mật khẩu ông tức giận đá mạnh vào chiếc két và làm bị thương ngón chân cái của mình, cũng như trường hợp của Nhà soạn nhạc ở trên, ngón chân của Jack bị nhiễm trùng, hoại tử và dẫn đến tử vong.

Chết vì đi Toilet

Đã có nhiều trường hợp chết trong toilet, nhưng có lẽ trường hợp của Elvis Presley (1935 - 1977) là đáng chú ý nhất. Người ta tìm thấy ông Hoàng nhạc Rock & Roll nằm bất động trên sàn nhà tắm trong ngôi biệt thự Graceland của mình sau khi nôn trong nhà vệ sinh. 

Elvis Presley

Các bác sĩ cho biết Elvis Presley bị một cơn đau tim tấn công đột ngột, nguyên nhân là do ông tăng cân quá nhanh và lạm dụng thuốc quá nhiều.

Chết vì... bộ râu

Một công dân Áo tên là Hans Steininger nổi tiếng với bộ râu dài nhất thế giới (gần 1,5 m) và cũng nổi tiếng cũng vì chính bộ râu đã “tiễn” ông lên thiên đường. 
Một ngày năm 1567, xảy một vụ hỏa hoạn tại thị trấn nơi ông sống, vì vội vàng, ông “quên béng” mất việc phải cuộn gọn gàng bộ râu mình lại để dễ dàng di chuyển, ông mất thăng bằng vì dẫm phải bộ râu của mình, kết quả là ông trượt ngã, gãy cổ và “tử” ngay tức khắc.

Chết vì... biển quảng cáo

Cô Diana Durre, đến từ Nebraska, nước Mỹ, đã qua đời vì lý do lãng xẹt không kém. Cô bị tấm biển quảng cáo cao 23m đổ trúng người. Chân cột đã bị gẫy, cách mặt đất khoảng 4,5m khiến cho nó không chịu được sức nặng của biển phía trên.

Chết vì khăn quàng cổ

Năm 1927, Isadora Duncan - “cha đẻ” của điệu múa hiện đại” bị giết bằng chính chiếc khăn quàng cổ hàng hiệu mà bà yêu thích. 
Ngày 15 tháng 9 năm 1927, trong tờ cáo phó đăng trên Thời báo New York về cái chết của một vũ công có ghi thế này “Chiếc ô tô đang đi với tốc độ cao, đột nhiên chiếc khăn quàng cổ bằng lụa mà Isadora quấn bị cuốn vào bánh xe, khiến cô bị rơi khỏi xe và bị kéo lê trên con đường lát đá cuội trước khi tài xế dừng lại vì nghe thấy tiếng khóc của cô vài mét. Khi cấp cứu đến thì mọi việc đã quá trễ, Isdora đã bị thắt cổ và chết ngay sau đó”.
Trang Ly (t/h)

Những trận mưa đá khiến nhiều người chết nhất trong lịch sử

Trận mưa đá xảy ra ngày 4/1888 tại Ấn Độ giết chết 230 người được xem là trận mưa đá cướp đi sinh mạng của nhiều người nhất trong lịch sử.

Dưới đây là những trận mưa đá khiến nhiều người chết nhất trong lịch sử:

Uttar Pradesh, Ấn Độ tháng 4/1888 - 230 người chết

Đây là trận mưa đá được cho là cướp đi sinh mạng của nhiều người nhất trong lịch sử, 230 người. Thêm vào đó hơn 1.600 con cừu cũng bị chết. Thời đó, không có hệ thống cảnh báo nên số người tử vong rất cao. 

Một đám mây báo hiệu sắp có mưa đá, sấm sét khủng khiếp

Roopkund, Uttarakhand, Ấn Độ năm 850 - 200 người chết

Năm 1942, một nhân viên bảo vệ rừng ở Roopkund (Ấn Độ) phát hiện rất nhiều xương người. Sau đó các nhà khoa học khẳng định, khoảng năm 850, nhóm du khách khoảng 200 người đã đi qua vùng đất này và gặp mưa đá. Mưa đá đã cướp đi sinh mạng của tất cả số du khách. 
Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. 
Kích thước hạt mưa đá có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào.
Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

Gopalganj, Bangladesh tháng 4/1986 - 92 người chết

Ít nhất 92 người tử vong do mưa đá. Theo tài liệu ghi lại, đá to bằng quả bưởi và có trọng lượng khoảng một kg. 

Hà Nam, Trung Quốc tháng 7/2002 - 25 người chết

Mưa đá khiến 25 người thiệt mạng. 

Klausenburg, Romani tháng 5/1928 - 6 trẻ em tử vong do mưa đá. 

Fort Worth, Texas năm 2000

Một thanh niên 19 tuổi tên là Juan Oseguera thiệt mạng khi bị đá rơi trúng đầu. Những viên đá trong đợt mưa này rơi xuống với vận tốc gần 170 km/h và nặng khoảng 0,5 kg, tương đương với cả hòn gạch nhỏ. 

Fort Collins, Colorado (Mỹ) năm 1979

Trận mưa này gây ra cái chết thương tâm cho một bé sơ sinh khi đá rơi trúng vào đầu. 

Một hạt mưa đá có kích thước 6cm. Ảnh Wikipedia

Gần sân bay Addison, Dallas Texas (Mỹ) năm 1986 

Đá rơi làm vỡ kính chắn gió của máy bay khiến máy bay gặp nạn, phi công thiệt mạng.

Cách phòng tránh mưa đá:

Nếu thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, rồi dông gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng "ù ù, ầm ầm" liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó lắc rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ không khí như lạnh đi, có thể mưa đá đã kéo đến.
Trang Ly (T/h)


Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới

Pytago thà chết chứ không chịu ăn đậu, nhà toán học Oliver Heaviside nghiện uống sữa liên tục hàng giờ liền còn Einstein ví người hiểu Thuyết Tương đối như người mù hiểu sữa... là những tính cách kỳ lạ của các vĩ nhân của nhân loại

Pythagoras – Nhà toán học ghét ăn đậu

Pythagoras (Pytago, 580 – 495 Trước Công nguyên), nhà triết học, toán học người Hy Lạp nổi tiếng với định lý Pytago trong hình học. Học trò của Thales (Talét) cũng là người tuân theo triết lý của thuyết ăn chay. Giáo lý nổi bật của thuyết này là nghiêm cấm đụng chạm hay ăn đậu dưới mọi hình thức.

Pythagoras thà chết chứ không chịu ăn/đụng vào đậu

Và hạt đậu cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến cái chết của Pytago. Truyện kể rằng, khi bị một băng nhóm tấn công rượt đuổi, Pythagos vô tình chạy đến một cánh đồng trồng toàn đậu, nhưng ông đã quyết định thà chết còn hơn bước chân vào cánh đồng này. Chính vì vậy, bọn người tấn công đã cắt cổ ông ngay tức khắc.

Tycho Brahe – Nhà thiên văn học không có chỏm mũi

Tycho Brahe (1546 – 1601) là nhà thiên văn học, chiêm tinh học người Đan Mạch. Ông được coi là người sáng lập môn thiên văn quan sát trước khi có kính viễn vọng.

Vì đấu kiếm mà nhà thiên văn học Tycho Brahe bị mất chỏm mũi

Tương truyền, năm 1566, Tycho đã bị chém mất chỏm mũi trong cuộc đấu kiếm tay đôi với một sinh viên quý tộc cùng khóa ở Đại học Wittenberg.
Tại nạn này khiến Tycho tự chế ra chỏm mũi bằng hợp kim vàng và bạc để thay thế.
Tuy nhiên, niềm đam mê tiệc tùng đã đem đến cái chết ‘lãng xẹt’ của ông. Tại một buổi dạ tiệc ở Prague, Brahe khăng khăng ngồi lại bàn không chịu đi vệ sinh, vì rời bàn đồng nghĩa là kém cỏi. Vì trò chơi nổi đó mà ông bị nhiễm trùng thận và bàng quang của ông bị vỡ sau đó 11 ngày, vào năm 1601.

Nhà bác học Thomas Edison – Mỗi ngày đọc hết 3 cuốn sách

Thomas Alva Edison (1847 – 1931) là một nhà phát minh người Mỹ giàu ý tưởng nhất trong lịch sử khoa học thế giới. Tổng cộng ông có 1.500 bằng sáng chế tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức....
Ông được báo giới đặt cho biệt danh là "Thầy phù thủy ở Menlo Park" (Menlo Park là tên phòng thí nghiệm của ông).

Thomas Alva Edison là "Thầy phù thủy ở Menlo Park"

Khi Edison bước sang tuổi thứ 9, mẹ đã đưa cho ông một cuốn sách khoa học cơ bản hướng dẫn cách thực hiện các thí nghiệm hóa học tại nhà. Cậu bé Edison lập tức như bị cuốn sách “bỏ bùa”. Từ đó trở đi, Edison bắt đầu ham thích đọc sách.
Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đọc hết hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách.

Einstein – Và câu chuyện dí dỏm về Thuyết Tương đối

Thiên tài vật lý học người Đức Albert Einstein (1879 – 1955), ‘cha đẻ’ của Thuyết Tương đối hẹp và Thuyết Tương đối rộng, luôn có những câu chuyện dí dỏm xoay quanh cuộc sống của mình.

Albert Einstein (1879 – 1955)

Einstein là nhà bác học khá vui tính

Chuyện kể rằng, có một phụ nữ xin Einstein giải thích Thuyết Tương đối của mình. Ông trả lời: ‘‘Cô tưởng tượng cảnh sau đây: tôi nói với anh bạn mù là tôi muốn uống sữa. Anh ta hỏi:
‘‘sữa là gì?’’
‘‘là một thứ nước trắng’’
‘‘nước thì tôi biết nhưng trắng là gì ?’’
‘‘trắng là cái gì giống như lông con thiên nga’’
‘‘lông thì tôi biết nhưng con thiên nga thì không’’
‘‘con thiên nga là con chim có cái cổ cong’’
‘‘cổ thì tôi biết nhưng cong thì không’’
Sau cùng, tôi cầm tay anh ta, kéo thẳng ra: ‘‘đây là thẳng’’, rồi gập lại: ‘‘cái này là cong’’.
Anh mù mừng rỡ: ‘‘Thế là tôi biết sữa là gì rồi, nó là nước có cánh tay có thể duỗi ra và gập vào được!’’.
Và Einstein kết luận: ‘‘Thuyết Tương Đối của tôi được nhiều người hiểu như anh mù hiểu sữa’’.

Newton – Và câu chuyện thật về quả táo rơi

Isaac Newton Jr. (1642 – 1727)

Isaac Newton Jr. (1642 – 1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh. Ông được nhiều người công nhận là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại.
Ông nổi tiếng với câu nói: “Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công”.

Câu chuyện quả táo rơi của Isaac Newton Jr.

Nhà văn Pháp Voltaire (1694 – 1778) kể lại: một lần đi dạo trong vườn nhà ở dinh thự Woolsthorpe, Newton bị một quả táo rơi trúng đầu và từ đó nảy ra thuyết “Vạn vật hấp dẫn”.
Kỳ thực lúc đó,Newton đang ngồi trong nhà nhìn ra ngoài cửa sổ thì nhìn thấy táo rơi.

Nhà toán học Oliver Heaviside – Chỉ thích uống sữa qua ngày

Oliver Heaviside (1850 - 1925) là một nhà khoa học, nhà toán học, nhà vật lý và kỹ sư điện nổi tiếng người Anh. Ông là người có công phát triển các kỹ thuật toán học phức tạp để phân tích mạch điện và giải phương trình vi phân cũng như xây dựng cách phân tích tính vector.

Oliver Heaviside (1850 - 1925)

Tài năng là thế, nhưng Oliver Heaviside cũng nổi tiếng với cuộc sống khá lập dị của mình trong những năm cuối đời.
Ông thường mặc một bộ kimono làm bằng lụa màu hồng và sơn móng tay của mình bằng màu hồng chói. Có lần ông đã cho dời hết toàn bộ đồ đạc trong nhà và thay chúng bằng những hòn đá granít.
Ông thậm chí ông chỉ uống sữa để tồn tại trong vài ngày. Oliver Heaviside bị mắc chứng bệnh hypergraphia, một căn bệnh ở não khiến người ta ham viết lách quá độ.



Bạn có biết: Những sự thật thú vị về Nước

Trong vũ trụ tồn tại một hồ chứa nước mà dung tích của nó bằng 140 nghìn tỷ lần tất cả nước trong đại dương trên Trái đất cộng lại.

Trong vũ trụ tồn tại một hồ chứa nước mà dung tích của nó bằng 140 nghìn tỷ lần tất cả nước trong đại dương trên Trái đất cộng lại.

Hồ nước trong vũ trụ với dung tích khổng lồ

Tổng lượng nước trên Trái đất chỉ chiếm 0,07% khối lượng của nó (Trái đất).
Nước tinh khiết là nước không dẫn điện. Chính những tạp chất chứa trong nước khiến cho nước dẫn điện tốt.

Nước tinh khiết không dẫn điện

Nước nóng nặng hơn nước lạnh.
Nếu bạn 'bỏng đá lạnh' (bị bỏng bằng nước lạnh như đá, băng...) thì gần như 'vô phương cứu chữa'. Vì sao?... Khi nói đến nước đá, có lẽ bạn luôn nghĩ rằng nó phải rất lạnh, vậy làm sao có thể bỏng tay được. Tuy nhiên thực tế, ở điều kiện áp suất cao, nước có thể đóng băng ở nhiệt độ... 76 độ C, tức là nếu bạn chạm vào, bạn sẽ bị bỏng liền. 

Bỏng đá lạnh, bạn nghe bao giờ chưa?

Các nhà khoa học Anh là những người đầu tiên tạo ra nước đá nhiệt độ cao khi nén nó ở một thiết bị làm bằng thép dày. Khi áp suất tăng lên 20.600 atmosphere, nước đã đóng băng ở nhiệt độ trên 75 độ C, tức là có thể làm bỏng. Các nhà khoa học gọi loại nước đá nóng này là "băng thứ 5". 
90% lượng nước ngọt trên thế giới tập trung ở Nam Cực.

Nam Cực là nơi chứa nhiều nước ngọt nhất trên Trái Đất

Tại Peru, có một biển quảng cáo lắp thiết bị biến không khí thành nước (hút hơi nước trong không khí, rồi biến hơi nước thành nước). Việc làm này nhằm cung cấp nước sạch cho người đi đường.

Tấm bảng cung cấp nước từ không trung

Đồ uống lên men đã tồn tại khoảng 10.000 năm Trước Công nguyên. Và trong thời Trung cổ, bia là loại đồ uống phổ biến hơn nước.

Nhà máy sản xuất bia thời Trung Cổ

Chỉ 1% tổng số nước trên Trái đất có thể dùng để sinh hoạt (ăn, uống..)
3,4 triệu là số người chết mỗi năm liên quan đến các tai nạn về nước.
Trung bình một ngày, người dân ở châu Phi phải đi bộ 6km để lấy nước sạch.

Khoáng 1/3 dân số châu Phi thiếu nước sạch

30% phần thành phần của xương là nước.
Hai phần ba lượng nước sử dụng trong mỗi hộ gia đình là trong phòng tắm.

Nhà tắm là nơi tiêu tốn nước nhất

Khoảng 75% phân người được làm bằng nước.
Mỗi một bàn chân có khoảng 250.000 tuyến mồ hôi.

Một bàn chân có đến 250.000 tuyến mồ hôi

Uống quá nhiều nước có thể bị nhiễm độc nước.
Mỗi lần giật nước trong toilet, bạn đã lãng phí mất 6 lít nước sạch.

Mỗi lần giật nước bồn cầu, bạn đã tiêu tốn mất 6 lít nước

Có khoảng 700 triệu người Trung Quốc uống phải nguồn nước bị ô nhiễm.
Trung bình một tháng, một hồ bơi mất khoảng 3.785 lít nước vì bốc hơi. 

3.785 lít nước sẽ 'bay' mất khỏi hồ bơi trong một tháng

Trung bình, trên thế giới, cứ 9 người lại có 1 người không được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét