Tư liệu về bí ẩn khảo cổ 5
(Đại Chúng sưu tầm trên NET)
Bí ẩn đường hầm dẫn tới thế giới người chết
Địa đạo bí ẩn thuộc vịnh Naples, Italy được cho là con đường dẫn chúng ta tới thế giới của những người chết.
Baiae là khu vực nằm trên vùng biển phía Bắc của vịnh Naples (hay
còn gọi là Napoli), Italy. Nơi đây nổi tiếng thế giới với những ngọn núi
lửa khổng lồ cùng một địa đạo bí ẩn. Theo đó, địa đạo này là con đường dẫn chúng ta tới thế giới của những người chết…
Câu chuyện thần thoại về con đường dẫn tới thế giới bên kia
Câu
chuyện thần thoại này được truyền miệng bắt đầu ở Ý vào khoảng năm 500
TCN. Bấy giờ trong vùng có một người phụ nữ tên là Amalthaea, sống trong
các hang động gần núi lửa. Amalthaea rất đẹp, vẻ đẹp ấy khiến cho thần
Mặt trời Apollo mê mẩn. Vị thần tán tỉnh cô và nói rằng: “Nếu nàng đồng ý ngủ cùng ta, ta sẽ biến một mong ước của nàng thành sự thật”.
Amalthaea khôn ngoan chỉ vào đống bụi đất, rồi nói rằng: “Ta muốn tuổi thọ của ta giống đống bụi kia, mỗi hạt bụi chính là một năm tuổi”. Nhưng Amalthaea đã quên mất không yêu cầu mỗi năm tuổi phải đi kèm với sự thanh xuân, trẻ mãi không già.
Kể
từ đó, Amalthaea có được sự trường thọ như những vị thần, nhưng lại
không trẻ mãi mà ngày càng già đi nhanh chóng, trở thành một bà lão xấu
xí và đáng sợ.
Quá
hoảng sợ, Amalthaea đào sâu các hang động vào trong lòng núi lửa, bà
không muốn bất cứ ai thấy được hình dáng gớm ghiếc đó của mình. Đường
hầm ngày một sâu và từ bao giờ, khu vực hang nơi bà ở đã là cầu nối giữa
trần gian với vùng đất của những người chết do thần Hades cai quản.
Tới
thời vua Tarquinius của đế quốc La Mã, một việc kỳ lạ đã xảy ra. Ông
nhận được một cuốn sách mà theo lời đồn đại của các pháp sư, nó có thể
dự đoán được tai ương.
Cuốn sách này nhanh
chóng phát huy tác dụng, giúp vua dự đoán hàng loạt thiên tai và cách
phòng tránh, từ đó đế quốc La Mã ngày càng phát triển thịnh vượng.
Mãi
đến năm 83 TCN, khi đền thờ hoàng gia bị đốt cháy thì nhiều phần của
cuốn sách bị mất chỉ còn lại một số ít ỏi các thông tin huyền bí. Một
trong số đó có nhắc đến câu chuyện của Amalthaea cùng con đường hầm bí
mật mà bà tạo ra - con đường dẫn tới thế giới bên kia.
Điều
này đã khơi nguồn các cuộc tìm kiếm bất tận của những người ưa mạo
hiểm. Họ luôn mong muốn khám phá ra con đường bí ẩn này, nơi các anh
hùng trong thần thoại Hy Lạp như Hercules, Psyche... đã đi qua.
Các nhà khoa học lên đường đi tìm lời giải...
Theo
mô tả trong cuốn sách thì đường hầm huyền bí kia nằm ở Baiae. Nhiều học
giả phân tích, đây là một câu chuyện ẩn ý ám chỉ địa đạo ở Baiae.
Tại
đây hàng ngàn năm trước, rất nhiều người đã tới các ngọn núi lửa, tổ
chức thám hiểm hang động sâu. Từ đây, họ phát hiện ra nhiều kim loại quý
hiếm, mở rộng khai thác trên diện rộng, tạo ra vô số các địa đạo, đường
hầm, đền đài, nhà ở trên vách núi vô cùng độc đáo.
Cổng vào đường hầm vô cùng nhỏ.
Dù
vậy, hầu hết các tìm kiếm về con đường này đều thu về con số 0. Cho tới
năm 1950, nhà khảo cổ Amedeo Maiuri vô tình tìm ra một cửa hang nhỏ.
Cửa hang này dẫn vào một con đường chật hẹp với hơi nóng luôn thường
trực.
Mọi
nỗ lực thăm dò gặp nhiều khó khăn vì càng vào sâu, lượng khí lưu huỳnh
càng xuất hiện dày đặc khiến nhiều người bị ngất xỉu. Sau khi cân nhắc,
Amedeo Maiuri quyết định rút lui đoàn thám hiểm vì số tiền của nhà tài
trợ đã hết.
Mọi
chuyện chỉ tiếp diễn khi Robert Paget và Keith Jones, hai nhân viên
NATO làm việc ở Baiae nghe những người bạn kể về “con đường tới thế giới
người chết”.
Vốn là người ưa mạo hiểm và khảo
cổ, hai ông tập hợp nhiều tài liệu về địa chất, khảo cổ của vùng, thăm
dò nhiều thông tin từ người dân địa phương. Và may mắn đã tới, có người
báo với Paget, tại ngôi đền La Mã trên sườn một ngọn núi lửa đã tắt phát
hiện cửa hang.
Điều
trở ngại là cửa hang thoát ra nhiều hơi nóng và khí độc làm cho mọi
người không ai dám xâm nhập. Với sự dũng cảm hơn người, Paget cùng Jones
chấp nhận đi vào nơi hiểm nguy. Họ đi được tới hơn 700m trong một đường
hầm rộng khoảng 2,5m.
Ở cuối đường hầm là
một ngã ba, mỗi con đường dẫn ra nhiều ngã khác nhau, mỗi ngã lại có
nhiều con đường mới như một mê cung dưới đất. Trong đó có một đường dẫn
tới con sông ngầm, nước rất nóng và không ai đủ can đảm để bơi qua bên
kia.
Paget đưa ra
giả thuyết, ngày xưa, pháp sư xây dựng những đường hầm này để làm lễ và
vô tình khám phá ra một mạch nước nóng. Để phục vụ cho truyền đạo, các
pháp sư bịa ra câu chuyện nơi dẫn tới địa ngục và mạch nước nóng chính
là con sông Sytx trong thần thoại Hy Lạp - nơi chỉ người chết mới được
đi qua. Bằng cách này chắc chắn sẽ có nhiều người tin và dâng lên các
pháp sư nhiều lễ vật, vàng bạc.
Cho
tới nay, địa đạo dưới lòng đất này chính là một nơi thu hút nhiều khách
du lịch và nhà thám hiểm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường bỏ cuộc
giữa chừng vì độ dài cũng như bầu không khí ngột ngạt trong đường hầm.
Nhiều
nhà khảo cổ cũng tổ chức các cuộc thám hiểm con đường khác nhau trong
địa đạo, nhưng có những khu vực không ai dám xâm nhập thêm vì khí độc
quá nhiều. Nhiều người ước tính, quãng đường mà Paget khám phá được chỉ
là phần rất nhỏ trong địa đạo khổng lồ ở Baiae.
Những "kỳ quan" bí ẩn còn sót lại dưới đáy biển
Những câu chuyện ẩn chứa đằng sau mỗi tàn tích lịch sử càng khiến cho chúng trở nên cuốn hút hơn.
Dưới đáy sông hồ, đại dương bao la kia vẫn ẩn chứa những tài sản vô cùng quý giá của lịch sử nhân loại. Đó là những thành phố của các nền văn minh cổ đại. Trong số đó, có những thành phố bị nhấn chìm bởi các trận động đất kinh hoàng, cơn sóng thần hay thảm họa tự nhiên xảy ra hàng ngàn năm về trước.
Những
kỳ quan này mới được con người phát hiện trong 2 thập kỷ gần đây. Cho
đến nay, chúng vẫn là những đề tài được các nhà khoa học nghiên cứu và
tranh luận xoay quanh lịch sử văn minh nhân loại.
Dưới đây là một số kỳ quan của những nền văn minh cổ đang nằm sâu dưới mặt nước:
1. Cung điện Cleopatra ở Alexandria, Ai Cập
Năm 1996, các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện ra cung điện huyền thoại của Cleopatra ở độ sâu từ 10 - 15m dưới biển phía ngoài cảng của thành phố Alexandria, Ai Cập.
Các
thợ lặn đã tìm được hàng ngàn cổ vật lịch sử, trong đó có 26 tượng nhân
sư, nhiều kết cấu kiến trúc granite lớn mà mỗi tảng nặng tới 56 tấn và
những di vật mà người ta cho rằng đó là đèn ở ngọn hải đăng Alexandria.
Ngoài
một số cổ vật đã được trục vớt, hầu hết khu phế tích của quần thể cung
điện của Cleopatra - nữ hoàng Ai Cập nổi tiếng sống ở thế kỷ I TCN vẫn
đang chìm sâu dưới nước.
Các
nhà khoa học cho rằng, chính những trận động đất và thủy triều hơn
1.500 năm về trước đã nhấn chìm toàn bộ hoàng thành rộng lớn này xuống
đáy biển, cùng các tác phẩm nghệ thuật, pho tượng và phần cung điện khác
của Cleopatra.
2. Tàn tích Samabaj, hồ Atitlan, Guatemala
Trong
khi thám hiểm di tích khảo cổ bên dưới mặt nước Samabaj năm 1996, các
thợ lặn Guatemala đã tìm thấy nhiều món đồ gốm còn nguyên vẹn với màu
sắc đẹp và các chi tiết chạm khắc rất ấn tượng mặc dù chúng đã trải qua
hàng ngàn năm bên dưới đáy hồ Atitlan.
Theo
nhiều nhà nghiên cứu, những món đồ tạo tác này từng có mặt trên một hòn
đảo có cả di tích Samabaj cho đến khi một biến cố thảm khốc xảy ra như
núi lửa phun trào hoặc lở đất đã khiến mực nước hồ dâng lên và nhấn chìm
hòn đảo này, khoảng 1.700 năm trước đây.
3. Thành phố nguy hiểm nhất thế giới - Port Royal, Jamaica
Đôi khi các sự kiện thảm khốc để lại trong lòng đại dương như một xác tàu hay hàng hóa, lưu giữ lại cả khoảnh khắc thời gian. Đây được coi là một trong những lợi thế giúp ích nhiều cho ngành khảo cổ học.
Đôi khi các sự kiện thảm khốc để lại trong lòng đại dương như một xác tàu hay hàng hóa, lưu giữ lại cả khoảnh khắc thời gian. Đây được coi là một trong những lợi thế giúp ích nhiều cho ngành khảo cổ học.
Được thành lập năm 1518, Port Royal (Jamaica) là trung tâm vận chuyển thương mại trong vùng biển Caribe trong nửa sau của thế kỷ XVII.
Từng
được biết đến với cái tên “Thành phố nguy hiểm nhất Trái đất” vì là nơi
tập trung cướp biển, gái mại dâm, thành phố cảng xa hoa Port Royal là
mồi ngon của các toán cướp biển nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới.
Bị
phá hủy và chìm đắm một phần sau trận động đất vào năm 1692, cuộc khai
quật đã mang lại những tài liệu lịch sử quý giá cho các nhà khảo cổ học
hàng hải.
4. Những ngôi đền bị nhấn chìm ở Mahabalipuram, Ấn Độ
Tháng 4/2002, một tàn tích lớn đã được phát hiện ngoài khơi Mahabalipuram tại Tamil Nadu, phía Nam Ấn Độ. Các nhà khảo cổ đã nghiên cứu mỗi địa điểm và phát hiện các loại đá hình vuông, hình tam giác và một bục lớn có thang dẫn lên trên...
Tháng 4/2002, một tàn tích lớn đã được phát hiện ngoài khơi Mahabalipuram tại Tamil Nadu, phía Nam Ấn Độ. Các nhà khảo cổ đã nghiên cứu mỗi địa điểm và phát hiện các loại đá hình vuông, hình tam giác và một bục lớn có thang dẫn lên trên...
Các
nhà sử học cho rằng, hệ thống đền này có từ triều đại Pallava, khoảng
thế kỷ thứ 7 TCN. Pallava nổi tiếng vì đã xây dựng nhiều ngôi đền ở
Mahabalipuram và Kanchipuram.
Có truyền thuyết
kể lại rằng, vì ghen tị nên các vị thần lớn đã gửi một đợt lụt lớn để
nhấn chìm chuỗi 7 ngôi đền rực rỡ này. Đền Shore từng là ngôi đền duy
nhất còn tồn tại trong chuỗi 7 ngôi đền, 6 ngôi đền còn lại đã bị nhấn
chìm trong nước ở vịnh Bengal. Tuy nhiên, trận sóng thần tháng 12/2004
đã làm ảnh hưởng đến ngôi đền này.
5. Thành phố dưới nước Yonaguni Jima, Nhật Bản
Tàn
tích này được phát hiện bởi một hướng dẫn viên lặn vào năm 1995, trên
bờ biển phía Nam của Yonaguni, Nhật Bản. Điểm thu hút đặc biệt là cấu
trúc này được coi như một tác phẩm nghệ thuật nhân tạo làm bằng đá rắn,
ước tính khoảng 8.000 năm tuổi.
Những
cấu trúc này dường như đã được chạm khắc ngay trên khối đá, khung vòm
của nó được làm bằng những khối đá đẹp tương tự kiến trúc xây dựng của
nền văn minh Inca.
6. Thành phố cổ Pavlopetri, Hy Lạp
Thăm những bộ hài cốt “cười ngoác miệng” 1.000 tuổi
Hầu hết các hài cốt nơi đây đều chỉ còn là bộ xương khô, được đặt trong hố và ở tư thế ngồi dựa lưng...
Chuyến du hành lần này sẽ đưa các bạn
đến thăm thú đất nước Peru ở Nam Mỹ với địa danh khá "lạnh gáy": Đó là
nơi cư trú của những bộ hài cốt người thổ dân luôn... cười ngoác miệng.
Nằm
chôn vùi trong cát bụi sa mạc, cách thành phố Nazca ở Peru 30km, chúng
mình cùng tới nghĩa trang đặc biệt bị cô lập trong suốt một thiên niên
kỉ, có tên Chauchilla. Nghĩa trang này ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 9
nhưng chỉ được phát hiện vào những năm 1920. Nơi đây được mệnh danh là
"thung lũng chết" bởi nó tràn ngập những vụ cướp bóc sa mạc và giết
người man rợ như trong truyện cổ "Nghìn lẻ một đêm".
Xung
quanh nghĩa trang này có khá nhiều điều thú vị và kì lạ. Đầu tiên, hầu
hết các hài cốt ở đây đều chỉ còn là bộ xương khô, được đặt trong hố và ở
tư thế ngồi dựa lưng. Điều này các nhà khoa học đã lí giải rằng, đó có
thể là do một tập quán chôn cất mai táng của thổ dân xưa. Thứ hai, trong
các ngôi mộ tập thể được phát hiện và tiến hành khảo cổ, người ta tìm
thấy bằng chứng của việc đào mộ trộm và cướp bóc, tức là có sự can thiệp
của lũ cướp sa mạc. Đương nhiên, vàng bạc và các đồ quý giá trong mộ
cũng đã không cánh mà bay. Đặc biệt hơn, nhiều hài cốt ở đây có xương
quai hàm mở như nở một nụ cười khó hiểu. Tóc của họ, nhất là những người
tù trưởng của bộ tộc vẫn còn rất nhiều, và... mềm nữa. Thật khó tin
phải không?
Chưa
hết, theo như các nhà khảo cổ học, những hài cốt ở đây còn được bảo
quản cực tốt đấy nhé! Mặc dù vào thời kì đó, kĩ thuật ướp xác của người
thổ dân thời cổ đại còn chưa phát triển nhưng chính nhờ khí hậu khô cằn
và khắc nghiệt của sa mạc đã bảo quản các bộ hài cốt gần như nguyên vẹn,
tránh khỏi sự tấn công của độ ẩm và vi sinh vật.
Theo
những giám định địa chất thì đây là nghĩa trang của nền văn minh Nazca,
phát triển rực rỡ từ khoảng năm 100 - 800 nhưng sau đó đã lụi tàn mà
chưa rõ nguyên nhân. Ngày nay, vẫn có rất nhiều lời đồn thổi của người
địa phương xung quanh khu vực chết chóc đáng sợ này. Nhiều người kể
rằng, hàng đêm có những bóng ánh sáng xanh đi đi lại lại tại các hầm mộ.
Họ cũng truyền tụng những câu chuyện về lời nguyền dành cho những kẻ
cướp mộ nơi đây. Tuy nhiên, đây vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp
thích đáng.
Nhận xét
Đăng nhận xét