Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

TT&HĐ V - 47/b

 
Không khí Sự cháy

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

 
CHƯƠNG VIII (XXXXVII): NÓNG – LẠNH

 

“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp
 
“Tính chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov
 
"Tôi thích sự ngu dốt nhiệt tình hơn là sự thông thái thờ ơ".
Anatole France
 
"Trong sâu thẳm mùa đông, cuối cùng tôi cũng hiểu được trong tôi có mùa hè bất diệt".
Albert Camus
 
" Phần lớn con người sống cuộc đời tuyệt vọng trong im lặng, và rồi xuống mồ khi trong mình vẫn còn vang điệu nhạc".
Henry David Thoreau
 
"Không có đam mê, bạn không có năng lượng; không có năng lượng, bạn không có cái gì. Không có gì tuyệt vời trên thế giới được làm xong mà không có đam mê trong đó".
Donald Trump
 
"Hãy nuôi dưỡng hy vọng vì không có hy vọng sẽ không có nhiệt huyết. Nhiều khi chỉ cần một tia hy vọng cũng làm rực sáng cả bầu nhiệt huyết trong lòng người, soi rọi những thành quả lớn lao".
NTT
 
"Không thể tưởng tượng ra một Vũ Trụ vô tỉ! Chỉ khi nào vật lý học thừa nhận rằng các hằng số Vũ Trụ phải là những con số xác định (không vô tỉ), thì lúc đó nó mới có khả năng nhận thức được chân xác Vũ Trụ".
NTT

 

 

 (Còn tiếp)

Đến đây, có thể thấy, khi hai vật có khối lượng bằng nhau thì chúng có năng lượng toàn phần bằng nhau. Tùy theo trạng thái vận động (cụ thể ở đây là chuyển động) của mỗi vật so với nhau như thế nào mà có thể chúng có động năng khác nhau, nhưng không thể nói đơn thuần vật nào có động năng lớn hơn vật nào, mà chỉ đánh giá được như thế theo quan điểm chủ quan của mỗi hệ quan sát chúng. Khi hai vật đó va chạm nhau mà không bị “sứt mẻ” gì (nghĩa là khối lượng của mỗi vật vẫn như cũ) thì không phải chúng trao đổi năng lượng cho nhau, mà thực chất là chỉ làm biến đổi trạng thái vận động của nhau và được thấy (có phần chủ quan) là sự biến thái năng lượng toàn phần theo cách chuyển hóa qua lại giữa nội năng và động năng ở mỗi vật. Động năng nói đến ở đây không phải như cách hiểu trong vật lý học, mà là toàn bộ những thể hiện có khả năng tác động đến bên ngoài vật như xê dịch, xoay, bức xạ, nhiệt..., có thể sinh công trong môi trường.
Khi nói hai vật thực sự trao đổi năng lượng của chúng cho nhau thì cũng đồng nghĩa là hai vật đó trao đổi vật chất cho nhau. Quá trình đó tất yếu làm ảnh hưởng ít, nhiều đến tính chất và lượng chất (hay trạng thái vận động và năng lượng toàn phần) của mỗi vật đó. Một cách tổng quát: khi một thực thể KG thu, phát hoặc đồng thời thu - phát năng lượng thì đi kèm với quá trình đó là quá trình biến đổi trạng thái vận động và năng lượng toàn phần của bản thân thực thể KG. Sự biến đổi đó, tùy thuộc vào quan điểm, qui ước, đánh giá chủ quan của quan sát - nhận thức, đến một mức độ nào đó, sẽ làm cho thực thể KG không tồn tại là nó nữa, mà biến thành thực thể KG khác hoặc những thực thể KG khác. Chúng ta cho rằng thu - phát bức xạ điện từ là dạng cơ bản nhất, phổ biến nhất của thu - phát năng lượng. Có thể nói, thu - phát bức xạ điện từ đóng vai trò quyết định bậc nhất đối với tồn tại và vận động vật chất trong toàn Vũ Trụ!
Động năng hay thế năng là những dạng thể hiện cụ thể của năng lượng. Trong hiện thực, ngoài hai dạng đó ra còn có dạng rất phổ biến mà cũng tối quan trọng đối với đời sống con người, đó là điện năng. Và thêm nữa, theo qui ước, còn có nhiều dạng năng lượng khác nữa như: nhiệt năng, quang năng…
Vậy nhiệt là gì? Nhiệt từ đâu mà có?
Đó là hai câu hỏi đơn giản, rất dễ trả lời nếu theo sách giáo khoa về nhiệt học. Nhưng để có câu trả lời như nhiệt học ngày nay chỉ ra, loài người đã phải trải qua một thời gian rất dài lâu để tìm hiểu, với biết bao nhiêu công sức mò mẫm, trăn trở, với biết bao nhiêu lần lầm lẫn, “lên bờ xuống ruộng” đầy gian lao.
Nhiệt có liên quan đến cảm giác nóng - lạnh của con người. Đó là điều mà ngày nay ai cũng biết. Có liên quan thôi chứ nhiệt không phải nóng lạnh. Nóng thì chắc chắn là có hàm chứa nhiệt rồi nhưng lạnh như băng tuyết không phải là không hàm chứa nhiệt. Điều đó ít người biết hơn.
Có lẽ ý niệm về nhiệt độ và nhiệt, ở một mức độ sơ khai nào đó, đã xuất hiện từ thời thượng cổ. Quá trình đi tìm hiểu bản chất của nhiệt bắt đầu bằng quá trình xem xét sự cháy. Vào thời cổ đại, quan niệm coi quá trình cháy là quá trình phân hủy vật thể cháy kèm theo sự giải phóng một chất lỏng tinh tế không nhìn thấy được (sau này được gọi là “chất cháy”) đã ngự trị trong xã hội và hằn sâu trong tâm thức của những nhà bác học thời đó tới mức trở thành một quan niệm truyền thống, không còn bàn cãi, tiếp tục tồn tại ở châu Âu đến hết thời trung cổ.
Vào đầu thế kỷ XVII, người ta vẫn quan niệm sự cháy của các vật thể và sự phân hủy chất cháy đồng thời sinh ra sản phẩm dễ bay hơi. Đến lúc đó người ta vẫn chưa biết vai trò quan trọng của không khí đối với quá trình cháy dù trước đó các nhà luyện kim và các nhà hóa học đã biết rằng để duy trì ngọn lửa thì cần phải có không khí. Sau này, năm 1665, nhà vật lý nổi tiếng người Anh tên là R. Huc (Robert Hook, 1635 - 1703), có công bố tác phẩm “Micrographia”, trong đó có trình bày lý thuyết chung về sự cháy. Theo lý thuyết này, không khí có chứa một chất đặc biệt giống như chất có trong diêm tiêu ở trạng thái liên kết. Chất này có khả năng hòa tan mọi vật thể cháy khi nhiệt độ các vật thể này đủ cao. Quá trình đó sẽ làm xuất hiện ngọn lửa, tạo ra sản phẩm của sự “hòa tan” các vật thể là ở thể rắn, lỏng hay khí. Trong diêm tiêu, chất có khả năng hòa tan vật thể cháy nằm ở trạng thái  bị ép chặt cho nên lượng chất đó chứa trong một thể tích diên tiêu nhiều hơn trong một thể tích không khí tương đương. Nếu đốt cháy vật thể trong một bình kín thì khi vật thể cháy đã hòa tan bão hòa vào “dung môi”, quá trình cháy sẽ dừng lại. Nhưng nếu tiếp tục cung cấp không khí, tức là tiếp tục thêm “dung môi” vào bình, thì quá trình cháy tiếp tục cho đến khi “hòa tan” hết vật thể cháy.
Giôn Maiốp (J. Mayow, 1640 - 1679), một thầy thuốc ở Ocspho (nước Anh) đã phát triển quan điểm của Huc trong bản luận văn “Về diêm tiêu và rượu không khí của diêm tiêu”, xuất bản năm 1669. Theo Maiốp, trong không khí có một chất dung môi có khả năng hòa tan các chất cháy mà ông gọi là “rượu không khí của diêm tiêu”. Chính nhờ có dung môi này mà các chất cháy mới cháy được trong không khí và không khí mới có khả năng duy trì sự cháy. Sau đó Maiốp còn cho rằng “rượu không khí của diêm tiêu” cấu tạo từ những hạt “lửa không khí”. Những hạt này có khả năng kết hợp với các kim loại khí nung nóng, do đó là tăng khối lượng kim loại.
Robert Hooke
Sinh 18 tháng 7, 1635
Freshwater, đảo Wight, Anh
Mất 03 tháng 3, 1703 (67 tuổi)
London, Anh
Cố vấn nghiên cứu Robert Boyle
Nổi tiếng vì Định luật Hooke Kính hiển vi
Gần như luôn luôn bác bỏ các ý kiến về định luật của Isaac Newton
John Mayow
John Mayow.jpg
John Mayow
Sinh ra 24 tháng 5 năm 1640 
Chết Tháng 10 năm 1679
London
Quốc tịch nước Anh
Được biết đến với hóa học khí nén
Sự nghiệp khoa học
Trong quá trình thực hành nhiều thí nghiệm về sự cháy, Maiốp còn phát hiện ra một điều quan trọng mà trước đó chưa từng biết: hạt “lửa không khí” không những cần cho sự cháy mà còn cần cho sự thở nữa.
Phát kiến của Maiốp là thực sự tiến bộ, bởi vì “rượu không khí của diêm tiêu” chính là Ôxy và hạt “lửa không khí” chính là phân tử hay nguyên tử ôxy. Tuy nhiên, phát kiến đó không được thừa nhận rộng rãi, không những là do quan niệm truyền thống về sự cháy có từ thời cổ đại vẫn còn đè nặng tâm trí giới nghiên cứu, mà còn do Maiốp qua đời quá sớm (vào tuổi 38), chưa kịp tiến hành đủ thí nghiệm để chứng minh một cách thuyết phục phát kiến của mình.
Có lẽ vào thời tối cổ, loài người nguyên thủy đã biết đến “chất” gốm, “chất” kim loại và cũng biết rằng đó là những “sản phẩm” do sự phun trào núi lửa ngẫu nhiên tạo thành. Biết cách tạo ra “sự cháy” và dùng lửa phục vụ cho đời sống là một cuộc cách mạng vô song của loài người. Nhờ có suy nghĩ và ngọn lửa mà vào khoảng cuối thời đại đồ đá mới, loài người đã chế tạo được những công cụ phục vụ cho lao động và sinh hoạt mang chất liệu hiếm có trong thiên nhiên, gọi là đồ gốm, muộn hơn một chút là đồ đồng. Có thể nói đó là bước đi đầu tiên của nghề luyện kim.
Thời đại đồng thau ở Trung Hoa xuất hiện khoảng đầu thiên niên kỷ II TCN và phồn vinh nhất vào nửa đầu triều đại nhà Chu (khoảng năm 1066 - 256 TCN), lúc này nghề sản xuất vũ khí cũng như công cụ và đồ dùng sinh hoạt đã đạt tới trình độ rất cao. Đặc biệt nổi tiếng là những chiếc vạc ba chân (gọi là “đỉnh”). Phải chăng đó chính là những chiếc lò luyện kim đan đầu tiên (tổng hợp các chất không quí thành chất quý, chưng cất ra thuốc (hoàn toàn ảo tưởng) “trường sinh bất lão”) của người Trung Hoa cổ? Sau này, ở châu Âu trung cổ, những chiếc đỉnh đó được huyền bí hóa thành một phương tiện ma thuật - bình “triết học” - nó “nảy sinh” các viên đá triết học, hoặc chỗ tiến hành các quá trình biến đổi kim loại không quí thành vàng (kim). Phải chăng thuật ngữ “giả kim thuật” có xuất xứ từ đây, lúc đầu có nghĩa là là cách thức chế tạo ra chất quí, sau được hiểu rộng ra và xuất hiện thuật ngữ “kỹ thuật luyện kim (loại)”. Có một điều kể cũng thú vị: dù phần lớn các nhà lịch sử hóa học cho rằng tên gọi “Chymeia” (Hóa học) có nguồn gốc từ chữ “chemi” hay “chuama”, nghĩa là “đất đen”, đồng thời cũng là tên gọi của toàn thể đất nước Ai Cập (một số học giả có ý kiến hơi khác rằng chữ “Khima” đã có trong các bản viết tay Ai Cập từ thế kỷ III TCN và tên gọi “Chymea” theo cách hiểu ban đầu có thể là “nghệ thuật nấu kim loại”), thì cũng không ít nhà nghiên cứu cho rằng “chymeia” xuất phát từ tiếng “kim” (vàng) của Trung Hoa. Vào thời kỷ giả kim thuật Ả Rập (thế kỷ VII), người Ả rập thêm tiếp đầu ngữ “al” và thành thuật ngữ “alchymeia”, mang ý nghĩa là biến đổi các kim loại không quí thành quí, chế thuốc trường sinh…
Rôbớt Bôi (Robert Boyle), người Anh, là nhà nghiên cứu khoa học rất xuất sắc trong thế kỷ XVII ở châu Âu. Ông chào đời ngày 25-1-1627 (và mất năm 1691). Hoạt động của Bôi phản ánh rực rỡ các trào lứu mới trong khoa học lúc đó và trước hết là chống lại những quan niệm tín điều của triết học kinh viện cũng như những quan niệm lạc hậu còn lưu lại của thời kỳ giả kim thuật. Ông bắt đầu nổi tiếng nhờ phát biểu định luật về chất khí của mình mà ngày nay được gọi là định luật Bôi - Mariốt (nhà vật lý học người Pháp, Mariốt phát biểu định luật này sau Bôi 17 năm nhưng lập luận sáng tỏ hơn). Bôi có nhiều đóng góp lớn trong nhiều lĩnh vực nghiên cứ như : quang học, nhiệt học, điện học, âm học… Tuy nhiên, cống hiến chủ yếu của Bôi thuộc về lĩnh vực hóa học. Ông là một trong những đại diện nổi bật nhất của hóa học thực nghiệm và được Angghen đánh giá là “đã làm cho hóa học trở thành khoa học”. Những dòng sau đây của Bôi, hiểu rộng ra, là cương lĩnh của khoa học thực nghiệm nói chung: “Tôi nhìn hóa học theo một quan điểm hoàn toàn khác, không như một thầy thuốc hay như một nhà giả kim thuật mà như một nhà triết học. Ở đây, tôi muốn vạch ra một kế hoạch cho triết học hóa học mà tôi hy vọng có thể thực hiện và hoàn thiện được bằng những thí nghiệm và quan sát của mình. Nếu có những người thừa nhận kết quả của khoa học chân chính gần với trái tim mình hơn là những quyền lợi cá nhân thì có thể dễ dàng chỉ cho họ thấy rằng họ có thể đóng góp cho thế giới những công lao to lớn nhất khi họ mang hết sức mình ra tiến hành thực nghiệm, thu thập các quan sát và đừng xây dựng một lý thuyết nào nếu chưa kiểm tra trước tính chất của nó bằng thực nghiệm”.
Chính Bôi chứ không ai khác, sau khi phê phán quan niệm nguyên tố của Aristốt (“nguyên tố lửa”) và của các nhà giả kim thuật, đã đi đến định nghĩa: nguyên tố là những vật thể xác định, nguyên thủy và đơn giản, hoàn toàn không trộn lẫn và không cấu tạo từ các nguyên tố khác, và ngược lại, nguyên tố là thành phần hợp thành của các vật thể hỗn hợp, được tạo thành khi phân hủy vật thể hỗn hợp. Định nghĩa của Bôi đã rất hữu ích đối với sự phát triển hóa học thời đó.
Bôi đã nghiên cứu hiện tượng cháy và cũng đã nhận thấy có một thành phần không khí mà ông gọi là “chất sống” tham gia vào quá trình cháy. Kết luận rút ra của ông là nếu không có không khí thì không có sự cháy và vật thể cháy trong một bình kín sẽ nhanh chóng bị tắt. Bôi còn làm những thí nghiệm về nung nóng kim loại và nhận thấy sự tăng trọng lượng kim loại khi nung nóng. Tuy nhiên, ông đã phạm sai lầm khi cho rằng các hạt “chất lửa” cực kỳ tinh tế từ sự cháy của than đang đốt đã “xuyên qua” thủy tinh của bình cổ cong để kết hợp với kim loại làm tăng trọng lượng của kim loại. Từ đó, Bôi cho rằng “chất lửa” phải có trọng lượng. Về sau, nhà hóa học nổi tiếng người Hà Lan, tên là H. Buahavơ (Hermann Boerhaave, 1668-1738), đã cân những mảnh kim loại khi chưa nung rồi cân lại khi chúng đã bị nung nóng đỏ thì thấy trọng lượng hai lần cân ấy không khác gì nhau. Từ đó, ông rút ra kết luận: “chất lửa” không có trọng lượng).
Vào thế kỷ XVII, sự phát triển ngành luyện kim, ngành sản xuất thủy tinh… đã đòi hỏi nhu cầu lớn về nhiên liệu. Tình hình đó đặt nặng lên vai các nhà hóa học và tạo hướng ưu tiên cho họ: nghiên cứu cách sử dụng nhiên liệu tiết kiệm hơn, đồng thời, tìm những chất thay thế cho than gỗ.
Stan (G. E. Stahl, 1659-1734), người Đức, là một nhà nghiên cứu khoa học có tài. Thời kỳ đầu, khi còn làm việc ở Yen, nơi ông tốt nghiệp đại học và trở thành thầy thuốc, Stan vẫn hầu như tin theo lý thuyết giả kim thuật. Tuy nhiên, nhiều thợ luyện kim đã làm cho ông chú ý đến những hiện tượng gây tổn thất cho ngành sản xuất này, đi sâu nghiên cứu về khai thác quặng cũng như luyện kim và trở thành người rất am hiểu kỹ thuật chế luyện kim loại. Stan đã viết: “Những người thợ rèn, thợ đúc đồng, đúc chuông, thợ làm khuy than phiền về nỗi là sau quá trình nung nóng những kim loại (không hoàn hảo) trong không khí, chúng bị cháy mất một phần và phân hủy thành tro… Vì sao xảy ra hiện tượng đó?... Làm thế nào để tránh được những điều bất lợi này và phục hồi lại kim loại đã bị tổn thất? Những vấn đề như vậy ngay cả những người thợ có nhiều kinh nghiệm cũng không thể hiểu nổi”.
Để tìm hiểu những vấn đề đó, Stan đã tiến hành nhiều thí nghiệm, trong đó có thí nghiệm mà ông gọi là “thí nghiệm mới tổng hợp lưu huỳnh”, và đi đến kết luận: lưu huỳnh được cấu tạo từ một phần axít (axit sunfuric) và một phần khác là “nguyên tố cháy” có chứa trong than. Sau đó ông mở rộng kết luận: “nguyên tố cháy” có chứa trong than và các chất béo tham gia vào cả thành phần của các kim loại không quí. “Nguyên tố cháy” được Stan gọi là “Phlôgistôn” (xuất phát từ tiếng Hi Lạp “phlogistos” có nghĩa là cháy). Thuyết Phlôgistôn về sự cháy ra đời!
Những năm về sau, Stan tiếp tục phát triển và đến năm 1723 thì hoàn chỉnh học thuyết của mình.

                                                              Robert Boyle
Robert Boyle, FRS, (25 tháng 1 năm 1627 – 30 tháng 12 năm 1691) là một nhà nghiên cứu thiên nhiên người Ireland. Ông được coi là người đồng sáng lập ra vật lý và hóa học hiện đại, cũng như các ngành khoa học tự nhiên khác qua nhiều thí nghiệm. Ông đã phát hiện ra mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của chất khí qua định luật có tên ông.
Edme Mariotte
Sinh 1620
Til-Châtel, Pháp
Mất Ngày 12 tháng 5 1684 (63–64 tuổi)
Paris, Pháp
Ngành Vật lý, linh mục

Herman Boerhaave
Herman Boerhaave bởi J Champan.jpg
Herman Boerhaave (1668-1738)
Sinh ra 31 tháng 12 năm 1668
Voorhout , Cộng hòa Hà Lan
Chết 23 tháng 9 năm 1738 (69 tuổi)
Leiden , Cộng hòa Hà Lan
Quốc tịch Người Hà Lan
Trường cũ Đại học Leiden
Được biết đến với Người sáng lập dạy học lâm sàng
Georg Ernst Stahl
Georg Ernst Stahl crop.jpg
Georg Ernst Stahl
Sinh ra 22 tháng 10 năm 1659
Ansbach
Chết 24 tháng 5, 1734 (74 tuổi)
Berlin
Quốc tịch tiếng Đức
Trường cũ Đại học Jena
Được biết đến với Lý thuyết Phlogiston
Lên men

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------



Xem tiếp...

TT&HĐ V - 47/a

 
 
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN | PHẠM TRÙ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC


PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

 
CHƯƠNG VIII (XXXXVII): NÓNG – LẠNH
 
“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp
 
“Tính chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov
 
"Tôi thích sự ngu dốt nhiệt tình hơn là sự thông thái thờ ơ".
Anatole France
 
"Trong sâu thẳm mùa đông, cuối cùng tôi cũng hiểu được trong tôi có mùa hè bất diệt".
Albert Camus
 
" Phần lớn con người sống cuộc đời tuyệt vọng trong im lặng, và rồi xuống mồ khi trong mình vẫn còn vang điệu nhạc".
Henry David Thoreau
 
"Không có đam mê, bạn không có năng lượng; không có năng lượng, bạn không có cái gì. Không có gì tuyệt vời trên thế giới được làm xong mà không có đam mê trong đó".
Donald Trump
 
"Hãy nuôi dưỡng hy vọng vì không có hy vọng sẽ không có nhiệt huyết. Nhiều khi chỉ cần một tia hy vọng cũng làm rực sáng cả bầu nhiệt huyết trong lòng người, soi rọi những thành quả lớn lao".
NTT
 
"Không thể tưởng tượng ra một Vũ Trụ vô tỉ! Chỉ khi nào vật lý học thừa nhận rằng các hằng số Vũ Trụ phải là những con số xác định (không vô tỉ), thì lúc đó nó mới có khả năng nhận thức được chân xác Vũ Trụ".
NTT
 
 
 

  (Còn tiếp)


Con người sẽ không có khả năng nhận thức tự nhiên nếu không phân biệt được các sự vật - hiện tượng. Để phân biệt được các sự vật - hiện tượng một cách nhất quán mà cùng nhau tìm hiểu về chúng thì phải đặt tên, định nghĩa nêu ra những đặc điểm… của chúng. Từ đó mà xuất hiện các khái niệm. Có thể nói, hệ thống các khái niệm là bà đỡ cho con người nhận thức tự nhiên và con người chỉ có thể nhận thức được tự nhiên thông qua hệ thống các khái niệm mà nó chủ động sáng tạo ra. Nhận thức càng sâu rộng thì hệ thống khái niệm càng phong phú và bản thân mỗi khái niệm cũng theo đó mà đòi hỏi một nội hàm hoàn thiện hơn. Do tính chủ quan, siêu hình không thể loại trừ được của tư duy nhận thức mà các khái niệm cũng hàm chứa sự bảo thủ, lạc hậu. Vì vậy, có lần chúng ta đã nói: khái niệm như con dao hai lưỡng, mở đường cho nhận thức tiến lên nhưng nhiều khi cũng làm trì trệ nhận thức, thậm chí là làm cho nhận thức mới bị lầm lạc. Có thể lấy khái niệm vật chất làm ví dụ điển hình. Thời cổ đại, vật chất nói chung được hiểu là bao gồm các vật thể hữu hình, cảm tính, đang tồn tại trong Vũ Trụ. Sự thể hiện đa dạng của vật chất và sự xuất hiện – tiêu vong của vạn vật cũng như sự chuyển hóa qua lại giữa chúng đã hướng triết học cổ đại đến suy lý: phải có một hoặc vài dạng vật chất đóng vai trò nguồn gốc của các chất, nền tảng tạo sinh vạn vật. Vì không những không thể giải quyết rốt ráo được định nghĩa vật chất mà còn suy tưởng đầy ngây thơ và mâu thuẫn về nguồn gốc vật chất, nên không còn con đường nào khác là phải “nhờ đến” Thượng Đế để khắc phục khâu cuối cùng này.
Khái niệm vật chất mang tính trực giác ở thời cổ đại, về đại thể, đến thời cận đại vẫn tồn tại. Vào thế kỷ XVII - XVIII, người ta vẫn cho rằng vật chất là tên gọi chung của tất cả các vật thể có chất, có lượng muôn màu muôn vẻ tồn tại trong Vũ Trụ và những vật thể này là gồm những hạt rất nhỏ, không thể phân chia được nữa tích hợp nên, còn không gian và thời gian là những tồn tại đặc biệt bên cạnh vật chất chứ không phải là vật chất. Khi cơ học Niutơn ra đời thì vật chất gắn liền luôn với khối lượng: đã là vật chất thì phải có khối lượng và khối lượng trở thành thể hiện cơ bản số một của vật chất.
Trong khi vật lý thực nghiệm tiến như vũ bão trên bước đường đi khám phá những bí ẩn của tự nhiên thì khái niệm về vật chất vẫn hầu như dẫm chân tại chỗ. Tình hình đó đã làm cho nhận thức vật lý nhiều khi gặp phải những hoang mang bối rối và hướng tới quan niệm sai lầm mà phải đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mới (tạm coi là) khắc phục được. Vào thời kỳ này, sự mâu thuẫn giữa khái niệm vật chất đầy tính bảo thủ và những phát kiến vật lý đã ở mức cao độ, đòi hỏi phải được giải quyết.
Chính Anhxtanh là người đầu tiên nêu lên mối quan hệ đặc biệt khăng khít, không thể tách rời được giữa không - thời gian và vật chất. Ông cho rằng vật chất không thể tồn tại được nếu không có không - thời gian và ngược lại, không - thời gian cũng không thể tồn tại được nếu vật chất biến mất. (Nhưng vật chất có thể biến mất được không và biến đi đâu? Đó là câu hỏi mà Anhxtanh đã không đặt ra!). Tuy nhiên, một cách sâu sắc và có tính hệ thống hơn, phải cho rằng Lênin mới là người đầu tiên đưa khái niệm vật chất dứt khoát lên một tầm cao mới, phù hợp hơn mà cũng gần chân lý hơn (dù vẫn phạm sai lầm!). Kế thừa những quan niệm triết học tiến bộ của những nhà triết học đi trước, tiếp thu những phát kiến và thành tựu khoa học mới của đương thời, Lênin cho rằng, vật chất không có giới hạn tận cùng về cấu trúc, nghĩa là có thể phân chia các hạt vi mô đến vô tận (tổng của những cái nhỏ vô tận làm sao hợp thành bằng lớn vô tận được!?). Theo ông, không thể đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chất, và vật chất nói chung là vô hạn, vô tận, không sinh ra mà cũng không mất đi. Bên cạnh đó, Lênin cũng cho rằng không gian và thời gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau và gắn liền với vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất, không thể có một dạng vật chất nào tồn tại được ở bên ngoài không gian và thời gian, mà cũng không thể có không và thời gian nào tồn tại ở ngoài vật chất (?).
Dù quan niệm của Lênin về vật chất đã rất “thoáng” rồi thì vẫn chưa ổn thỏa. Dựa vào quan niệm ấy sẽ không bao giờ thấy được bản chất đích thực của thời gian, không gian. Và cho đến tận ngày nay nguồn gốc vật chất vẫn là một bí ẩn.
Tương tự như khái niệm vật chất, khái niệm năng lượng cũng đã trở nên bảo thủ, lạc hậu trước những khám phá vật lý của thế kỷ XX, làm cho các nhà vật lý lúng túng và thiếu nhất quán trong việc nhận thức về mối quan hệ giữa vật chất và năng lượng. Ngày nay năng lượng vẫn được hiểu theo giáo trình cơ học cổ điển. Theo giáo trình này, tất cả các dạng cụ thể của vật chất vận động đều có năng lượng. Năng lượng là một đại lượng đặc trưng (số đo) mức độ vận động của vật chất. Một vật ở trạng thái xác định thì có một năng lượng xác định. Khi vật tương tác với các vật bên ngoài thì nó sẽ biến đổi trạng thái và trao đổi năng lượng với các vật bên ngoài. Nhưng thực chất của sự trao đổi năng lượng này xảy ra như thế nào? Có thể rằng dùng từ "chuyển hóa" chính xác hơn chăng? Và động năng chính là dạng nguyên thủy, dạng cội nguồn của năng lượng?
Rõ ràng với khái niệm về năng lượng đã lỗi thời như thế, khó tránh khỏi “chuệch choạc” trong nhận thức nhiều hiện tượng vật lý, trong đó có không ít những hiện tượng rất đơn giản. Chẳng hạn, nếu cho rằng hai vật va chạm nhau sẽ phải trao đổi động năng (một dạng của năng lượng) của chúng cho nhau, thì phải đi đến hình dung: năng lượng dù hoàn toàn lệ thuộc vào vật chất, là đặc trưng cho mức độ vận động (gồm số lượng và cường độ vận động) của vật, thì cũng có vẻ như một tồn tại thực và tương đối độc lập như vật chất. Đó là một điều rất khó hình dung. Thậm chí là không thể hình dung được. 
Nếu hai vật đó đứng yên thì năng lượng của mỗi vật bằng bao nhiêu, có bằng 0 không? Không bao giờ! Chỉ có thể nói động năng của chúng bằng 0 so với nhau và đặc biệt là chỉ theo đánh giá của hệ quan sát thấy chúng đứng yên mà thôi. Anhxtanh đã khám phá ra rằng, nếu một vật có khối lượng m thì năng lượng toàn phần của nó, nếu qui đổi ra động năng, đúng bằng mc2. Lượng năng lượng này luôn được bảo toàn dù vật ở bất cứ trạng thái (mức độ, cách thức) vận động nào, miễn khối lượng của nó không suy suyển. Làm sao hiểu được điều đó nếu dựa trên khái niệm năng lượng của cơ học cổ điển?
Dù hai thực thể có vật chất khác nhau đến mấy chăng nữa nhưng khi khối lượng của chúng bằng nhau thì năng lượng toàn phần của chúng hoàn toàn như nhau. Từ đó, nói rộng ra, đa dạng vật chất trong Vũ Trụ đều được biểu thị bởi một dạng năng lượng duy nhất. Nói cách khác các thực thể vật chất trong Vũ Trụ đều đồng nhất với nhau về mặt năng lượng và chỉ có thể khác nhau về mặt khối lượng. Nếu năng lượng là đại lượng đặc trưng cho vận động của vật chất thì khối lượng là đại lượng đặc trưng cho chính tồn tại vật chất (và có thể gọi bằng một cái khác, đúng hơn: chất lượng? Nếu hai vật có thể tích bằng nhau thì vật có khối lượng lớn hơn phải có chất lượng hơn, xét về mặt năng lượng.). Điều đó sẽ tiếp tục dẫn đến suy lý: vậy thì có thể qui mọi dạng chất của vạn vật về một dạng chất duy nhất. Chất này đóng vai trò là nguồn gốc của các chất cụ thể khác nhau. Thậm chí cần phải cho rằng đa dạng vật chất thực ra đều được cấu tạo nên bởi cùng chất đó, chỉ vì cách thức vận động nội tại và cấu trúc nội tại của chúng tương đối khác nhau mà chúng khác nhau. Vậy, nếu loại bỏ được yếu tố làm cho vật chất thể hiện ra tính vận động của chúng thì sự đồng nhất về chất của chúng sẽ “lộ diện”. Nhưng yếu tố đó là yếu tố nào? Phải chăng là yếu tố thời gian? Rốt cuộc, một năng lượng toàn phần nào đó, nếu loại bỏ yếu tố mang thời gian tính đi, sẽ “hiện nguyên hình” ra lượng vật chất nguyên thủy? Có thể nói: vật chất là năng lượng được “nhìn thấy” ngoài thời gian, còn năng lượng là vật chất được “nhìn thấy” trong thời gian?
Nhưng như chúng ta đã nói, không có vận động thì không có thời gian lẫn vật chất, nên không thể suy diễn như trên được. Hay thế này: nội tạng con bò là vật chất làm nên vật chất con bò. Tiếp theo, vật chất nội tạng con bò hay nội tạng của bất cứ sinh vật nào cũng do vật chất tế bào làm nên. Vật chất tế bào sinh vật đều do vật chất nguyên tử làm nên. Vật chất các nguyên tử đều do vật chất các hạt cơ bản làm nên. Cứ tiếp tục suy diễn như thế, chúng ta sẽ đi đến dạng vật chất đầu tiên, có tính nguyên thủy hay có thể gọi là tiền vật chất chính là các hạt KG, và sẽ đến giới hạn cuối cùng, thứ cội nguồn của tất cả?! Vậy thứ cội nguồn của tất cả là gì?
Theo triết học duy tồn thì không thể có Hư Vô được, cho nên thứ cội nguồn của tất cả nói trên phải lấp đầy Vũ Trụ. Mà lấp đầy Vũ Trụ chỉ có thể là không gian cho nên phải dẫn đến quan niệm không gian cũng chính là chất nguyên thủy nhất cần tìm. Nhưng chỉ cần quan sát thông thường cũng nhận ra, trong Vũ Trụ đâu chỉ có toàn không gian mà còn có vạn vật - hiện tượng nữa. Do đó phải đi đến suy lý: ngoài không gian ra, còn có một chất nữa, thực chất vẫn là không gian nhưng có mức độ vận động khác với không gian (mà chúng ta gọi là trạng thái bị kích thích tột độ) nên cũng tương đối phân biệt được với không gian. Chất này đã được chúng ta gọi là KG. Chất KG chính là chất của vạn vật trong Vũ Trụ và năng lượng là chất ấy được thấy trong tình trạng đang vận động của nó.
Cuối cùng phải đi đến một suy lý mà nếu sai là của thắng điên, còn nếu đúng thì là một vĩ đại của mọi vĩ đại: Tự Nhiên Tồn Tại của thế giới này chỉ duy nhất là không gian, vật chất được tạo ra và trở về từ không gian, còn thời gian là một tồn tại ảo, là một thể hiện của  vận động không gian!
Vì vạn vật trong Vũ Trụ có muôn hình vạn trạng, to nhỏ khác nhau, có thể phân chia các vật to hơn thành nhiều vật nhỏ hơn hay ngược lại, có thể tập hợp những vật nhỏ hơn thành vật lớn hơn. Điều đó cho thấy có thể tích tụ và phân tán KG và một thực thể KG thì phải có cấu trúc, phải có một sự liên kết vận động theo cách thức nào đó giữa các phần tử KG hợp thành thực thể KG. Phần tử KG cũng là thực thể KG nên có thể phân chia nó thành những phần tử KG nhỏ hơn nữa. Nhưng có thể phân chia KG nhỏ đến vô tận như Lênin quan niệm được không? Có mà cũng không, tuy nhiên trong Vũ Trụ thực tại thì nhất quyết là không thể! (Nhỏ vô hạn coi như tương đương với Hư Vô (hư vô tuyệt đối). Dù là vô vàn thì Hư Vô không thể hợp thành Tồn Tại (tồn tại tuyệt đối) được! Hay một cách toán học cũng dễ dàng thấy: nếu tổng của hai số nhỏ vô hạn cũng là số nhỏ vô hạn thì phải suy ra tổng vô hạn số nhỏ vô hạn không thể hợp thành số lớn vô hạn được. Nhìn theo góc độ khác: số nhỏ vô hạn là số rất gần với số 0 và nhỏ hơn rất nhiều so với số 1; số lớn vô hạn là số lớn hơn rất nhiều so với số 1; hai số ấy là tương phản nghịch đảo của nhau nên tích của chúng chỉ có thể đúng bằng 1 chứ không thể bằng chính số lớn vô hạn được!). Vậy, phải tồn tại một lượng KG nhỏ nhất tuyệt đối đóng vai trò đơn vị hợp thành những thực thể KG có qui mô to nhỏ khác nhau, và chúng ta gọi lượng KG đơn vị ấy là hạt KG. Đây chính là nguyên nhân sâu xa nhất làm cho vật chất có tính gián đoạn và kéo theo năng lượng cũng có tính gián đoạn, hay nói cách khác, sự tồn tại lượng tử vật chất và lượng tử năng lượng là một tất yếu hiển nhiên.
Nếu tin theo khái niệm vật chất của Lênin và khái niệm năng lượng của cơ học cổ điển thì sẽ không bao giờ giải thích được vì sao lại có hiện tượng lượng tử hóa trong Vũ Trụ vi mô mà vật lý học đã phát hiện ra.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------------



Xem tiếp...

NGHỊCH LÝ (ĐL)

 
Cát Bụi - Khánh Ly (1992)

Lý giải bí ẩn 'trở về từ cõi chết'

 NGHỊCH LÝ

Uống vừa độ rượu say
Ngẫm cười cho Sinh-Tử
Có Sinh thì có Tử
Không Tử, Sinh về đâu?

Sinh là cuộc mưu cầu
Giữa giàu-nghèo, sướng- khổ
Càng sinh thành, nảy nở
Càng rầm rộ sát sinh!

Sát Sinh làm Sinh tử
Sinh sát để phục Sinh
Muốn Sinh thì phải sát
Không sát, làm sao Sinh?

Ôi, khốn nạn cuộc đời,
Vướng vào vòng Sinh- Tử
Ôi, hạnh phúc cuộc đời
Được dự vòng Tử-Sinh!

Tạo Hóa có vô tình?



Trần Hạnh Thu

 

 
Thương Hoài Ngàn Năm - Khánh Ly

Vén màn bí ẩn hiện tượng thoát xác

Nam Phương |

Thoát xác là hiện tượng khá phổ biến trong hầu hết các nền văn hóa. Nhiều người tin rằng, khi đó “hồn” bay khỏi “xác”, bồng bềnh giữa không trung, quan sát thể xác và thế giới xung quanh.

Không chỉ xuất hiện trong truyền thuyết, trải nghiệm thoát xác từng được ghi nhận ở nhiều bệnh nhân và trở thành mối quan tâm của các nhà khoa học.

Những bằng chứng

Năm 1991, nữ ca sĩ người Mỹ - Pam Reynolds tiến hành phẫu thuật não sau khi được chẩn đoán mắc căn bệnh hiểm nghèo. Trong suốt quá trình phẫu thuật, Pam ở trong trạng thái chết lâm sàng khi máu được rút hết ra khỏi bộ não khiến não cô hoàn toàn không hoạt động.

Khi tỉnh lại, Pam kể, cô đã rời khỏi cơ thể và nhìn thấy hình ảnh mình đang được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật.

Cô nhớ một y tá đã thốt lên trong lúc phẫu thuật, mạch máu ở chân phải của cô quá nhỏ để cắm máy chạy tim, dụng cụ giống hình bản chải đánh răng mà các bác sĩ dùng để mở hộp sọ, thứ mà cô chưa từng nhìn thấy trong đời.

Những lời của Pam hoàn toàn đúng và khiến các bác sĩ vô cùng sửng sốt.

Pam kể, cô thấy mình bị cuốn về một con đường đầy ánh sáng, nơi cô nhìn thấy người thân đã khuất của mình. Trường hợp "thoát xác" của Pam Reynolds là một ví dụ điển hình cho hàng nghìn mô tả về hiện tượng bí hiểm này.

Các nhà khoa học cho rằng, có đến 1/10 người trong chúng ta đã trải nghiệm điều này trong đời. Hiện tượng này được ghi nhận ở những người đang ở bên bờ vực cái chết, được gọi là trải nghiệm cận tửVén màn bí ẩn hiện tượng thoát xác - Ảnh 1.

Năm 2012, một sinh viên tâm lý học tên là Reese trình bày với Giáo sư Claude Messier và Andra Smith thuộc Đại học Ottawa (Canada) rằng, cô thường xuyên thoát ra khỏi cơ thể mình và thậm chí có thể chủ động việc này.

Reese kể, những chuyện lạ lùng đến với cô từ những giấc ngủ trưa khi còn học mẫu giáo. Lớn lên, cô có cảm nhận rõ hơn cảm giác bồng bềnh và tự mình nhìn thấy cơ thể của mình trên giường hoặc sàn nhà.

Đương nhiên, Giáo sư Messier và Smith nghi ngờ nhưng khi đưa Reese vào máy chụp cộng hưởng từ, họ nhận thấy cứ khi nào nữ sinh viên này "thoát xác" là phần vỏ não chịu trách nhiệm tạo ra hình ảnh lại bị vô hiệu hóa.

Thực tế, toàn bộ phía não phải của cô này không hoạt động, nhưng bên trái thì hoạt động tích cực. Giáo sư Messier và Smith cho rằng Reese trải qua một loại ảo giác, nó giống như một giấc mơ, trong đó bạn có thể thoát ra ngoài cơ thể mình.

Theo nữ tâm lý gia Susan Blackmore, người đã nghiên cứu hiện tượng này hơn 40 năm, xuất hồn là "kinh nghiệm mà dường như một người cảm nhận được thế giới từ một vị trí ngoài cơ thể vật chất". Theo Blackmore, khoảng 15-20% dân chúng thi thoảng xuất hồn.

Đa phần chỉ một vài lần trong đời, nhưng một số xuất hồn khá thường xuyên, còn một số ít thì luyện tập đến mức xuất hồn lúc nào cũng được.

Xuất hồn thường xảy ra lúc nghỉ ngơi, trước khi ngủ hay đang thiền. Đặc trưng chung của trạng thái là thư giãn, giảm hay mất cảm giác bản thể và kích thích cảm giác.

Nó xảy ra trong thời gian ngắn, thường bắt đầu với cảm giác đi vào đường hầm tối đen với ánh sáng rực rỡ phía cuối, giống trạng thái cận kề cái chết. Có người thấy "hồn" xuất rồi lại nhập vào xác.

Đa số người xuất hồn thấy thoát xác, dẫn tới giả định về sự tồn tại của "linh hồn", độc lập với thể xác và có thể tồn tại sau cái chết của thể xác. Đây là một quan điểm sai lầm vì chia tách con người thành thể xác và linh hồn và xem chúng khác nhau.

Vậy chúng tương tác với nhau như thế nào? Khi chết hồn bay đi đâu? Ở người chết đi sống lại, hồn thoát rồi nhập xác ra sao? Đó là những câu hỏi chưa bao giờ được trả lời.

Vậy, bản chất của thoát xác là gì? Hiện tượng này có thể được giải thích theo 2 quan điểm khác nhau.

Quan điểm thiên về tôn giáo tồn tại trong hầu hết các nền văn hóa cho rằng, mỗi người chúng ta có một linh hồn và hiện tượng "thoát xác" xảy ra khi linh hồn tách khỏi cơ thể dưới một điều kiện nào đó.

Khoa học giải thích

Vén màn bí ẩn hiện tượng thoát xác - Ảnh 2.

Các nhà khoa học tạm chia "thoát xác" ra làm 2 loại: ngẫu nhiên và có chủ đích. Thoát xác ngẫu nhiên gồm những trường hợp cận tử, ngủ không sâu do tiếng ồn, căng thẳng hay bệnh tật.

Thoát xác có chủ đích là việc một số người cố tình duy trì ý thức mình tỉnh táo trong khi cơ thể ở trạng thái ngủ bằng cách luyện tập mơ thực (lucid dreaming) hoặc dùng các chất hóa học gây ảo giác như ketamine, dextromethorphan hay phencyclidine.

Theo các nhà khoa học, thoát xác thực ra chỉ là ảo ảnh được tạo ra bởi tiềm thức của con người, tức là hiện tượng này không khác giấc mơ thông thường về mặt bản chất.

Việc nhìn thấy thiên thần hay người thân quá cố được cho là cách tiềm thức củng cố niềm tin tôn giáo vào sự tồn tại và bất tử của linh hồn.

Nhà tâm lý học Susan Blackmore đề ra giả thuyết: Thoát xác xảy ra khi bộ não của chúng ta ở vào trạng thái hoạt động nhưng mối liên hệ với các giác quan lại bị chặn đứng.

Vén màn bí ẩn hiện tượng thoát xác - Ảnh 3.

Lúc đó, bộ não sẽ tự tạo ra hình ảnh hoặc sự việc không có trên thực tế. Một số trường hợp thoát xác kể lại, họ cũng trải qua cảm giác bị bóng đè, hiện tượng có nguyên nhân tương tự.

Năm 2007, nhà khoa học Olaf Blanke tại Thụy Sĩ đã mô phỏng hiện tượng "thoát xác" trong phòng thí nghiệm. Các tình nguyện viên được gắn các điện cực trên đầu và chứng kiến cơ thể người trong không gian 3D (avatar) mô phỏng chính xác từng hành động của họ.

Sau một thời gian, người tình nguyện viên đã nhầm lẫn giữa cơ thể thực với avatar của chính mình.

Điều này xảy ra do sự rối loạn giữa xúc giác và thị giác. Lý do này được nhiều nhà khoa học chấp nhận để giải thích hiện tượng thoát xác. Tuy vậy, nhiều bí ẩn xoay quanh vấn đề này vẫn còn để ngỏ.

theo Giáo Dục và Thời Đại

 

 

 

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/315

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản Tin 113 Online Cập Nhật Hôm Nay | Tin Tức 24h An Ninh Mới Nhất Ngày 28/12/2021 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 28/12 | Trung Quốc dàn trận khắp Thái Bình Dương đối phó Mỹ và Đài Loan | FBNC
 
Tin tức nóng sáng 29/12 | Dùng súng giả cướp ngân hàng ở Bình Dương, 1 nghi can vừa bị bắt
 
Video : Sao em nở vội lấy chồng : Ca Sĩ : Ngọc Tân


Xem tiếp...