TT&HĐ 3* (Hoàn chỉnh)
THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG
ĐẠI CHÚNG
____________________________________
CHƯƠNG II: Bất biến và thường biến
Người xuống đò bến Có
Chèo chống về bến Không
Lênh đênh qua Cõi Tạm
Giữa ly biệt-trùng phùng
Thầy Cãi
Chèo chống về bến Không
Lênh đênh qua Cõi Tạm
Giữa ly biệt-trùng phùng
Thầy Cãi
Tồn
Tại là Cái Ấy và cũng là Cái Này, Cái Ấy gồm cả Cái Này và đồng thời
Cái Này là phần hiện hữu sinh động của Cái Ấy! Đó
là hệ quả mà chúng ta rút ra được từ triết lý về tự nhiên trong
Vêđa-Upanishad của Ấn Độ cổ đại, và nếu đó thuộc về Chân Lý tối thượng
(?), đã tạo được sự mãn nguyện hoàn toàn đối với tâm trí con người thì
nhiệm vụ của triết học đã
được hoàn thành ngay từ lúc khởi đầu, từ rất lâu rồi, ít ra thì cũng vào
thời điểm Parménide lần đầu tiên nêu lên một cách mạch lạc, khúc chiết
cái ý niệm tồn tại của mình. Khốn nỗi, (nhưng cũng tự nhiên thôi!), con
người với đặc tính tò
mò của mình (xin nói rằng đặc tính tò mò của con người, suy xét kỹ, là
do đòi hỏi được nhận biết và nhận biết ngày một sâu rộng hiện thực khách
quan nhằm đảm bảo và tăng cường khả năng sinh tồn mà có, hơn nữa, nếu
suy xét đến tận cùng, nó có nguồn
gốc rất sâu xa, từ trong thế giới sinh vật, thậm chí, từ chính bản chất
của Tồn Tại!) đã không cảm thấy thỏa mãn chút nào
trước câu trả lời “huề trớt” và "mù mịt" ấy.
Một
câu hỏi hồn
nhiên nhất phải bật ra: “Cái Ấy (và cả Cái Này) là cái gì?”. Và lời đáp
cũng lập tức xuất hiện: "Là Cái Tồn Tại chứ còn cái gì vào đây nữa!".
Vậy, Cái Tồn Tại là cái gì? Là cái gì đó mặc lòng nhưng phải là cái gì
đó chứ không thể là không có gì! Nếu cái gì đó là
không gì cả, là tuyệt đối trống rỗng thì có thể nói Tồn Tại là Hư Vô
(hư vô tuyệt đối), là Tồn Tại cái
không Tồn Tại. Nếu Tồn Tại "kiểu" như thế thì làm sao có được những dòng
chữ này? Bởi vì đã là Hư Vô thì ngay cả không gian và thời gian cũng
không thể thể hiện, nghĩa là ngay cả cái tuyệt đối trống rỗng cũng không
"có quyền" được hiện hữu. Nhưng
nếu không có khái niệm Hư Vô thì làm sao mà bàn luận về Tồn Tại được? Do
đó phải
thừa nhận Hư Vô! Để né tránh mâu thuẫn logic và tiếp tục tiến liên,
chúng ta chỉ còn cách duy nhất là..."ngụy biện": Hư Vô cũng thuộc về Tồn
Tại, là bộ phận đóng vai trò "mặt trái"-mặt tương phản của Thực Tại
Khách Quan, hay cũng có thể là chính Tồn Tại được quan sát, nhìn nhận
theo một góc độ khác của tư duy trừu tượng, nghĩa là chẳng hạn, nếu cho
rằng Tồn Tại là sự thực tuyệt đối thì Hư Vô là sự ảo tuyệt đối, hoặc
giả, Tồn Tại là một thể duy nhất, thống nhất hợp thành giữa hai "mặt",
hai "lực lượng" tương quan quyết định lẫn nhau của chính Nó, mà chúng ta
đặt tên là Thực và Ảo (Sau này chúng ta mới biết đây là một nhận thức sai lầm. Nhưng ở bước đầu nhận thức, làm sao tránh được!?). Nói mộc mạc cho vui và cũng không đến nỗi hồ đồ
lắm(!): Hư Vô là Tồn Tại ảo (thực ra là không TồnTại chứ không phải là Tồn Tại ảo!), trong phạm vi hẹp và hiểu theo lẽ thông
thường thì Hư Vô mang tính
qui ước; là Tồn Tại (cũng mang tính tùy tiện qui ước nốt!) đối với Hư Vô
nhận thức, tức là đối với nhận thức của “cái tôi” cụ thể... đã chết; là
một Tồn Tại không thể xem xét mà cũng chẳng có gì để mà bàn luận dông
dài về nó. Sớm
muộn rồi cũng như ông bà tổ tiên, chúng ta sẽ “thấy” nó, và lúc đó tha
hồ mà “rảnh
rỗi” chiêm nghiệm nó!
Còn
bây giờ, chúng
ta đang sống, phải tranh thủ thời gian để tìm hiểu xem Cái Ấy, cái Tồn
Tại thực,
là cái gì mà “lấy cái đầy Này trong cái đầy Ấy, cái còn lại vẫn đầy”,
hơn nữa lại luôn đầy, không bao giờ vơi mà cũng chẳng bao giờ tràn!
***
Tồn Tại là sự Có Thực Khách Quan, là sự trình hiện tổng thể tất cả các sự vật - hiện tượng (có thể quan
sát được và cả không thể quan sát được), và sự trình hiện ấy đồng thời cũng là một thể hiện của bản chất Tồn Tại.
Tồn Tại mà không thể hiện ra được, không phô diễn được thì Tồn Tại để làm gì? Thà là Hư Vô còn
sướng hơn!. Không đâu xa, chính sự hiện diện của chúng ta là một minh chứng xác
đáng về tính thể hiện của Tồn Tại. Vì nói đến Tồn Tại là nói đến cái “có sẵn”
chung nhất, chung tuyệt đối nên Tồn Tại cũng phải là duy nhất, không thể có Tồn
Tại bên cạnh Tồn Tại, cũng không thể có Tồn Tại bên trong hay bên ngoài Tồn Tại
được. Khi chúng ta nói “cái này tồn tại cạnh cái kia, thì ngay lập tức phải hiểu
rằng khái niệm tồn tại ở đây phải được hiểu theo nghĩa cụ thể như “có”, “ở” …,
hay gọi là tồn tại tương đối, và “cái này”, “cái kia” là nhằm chỉ những sự vật
cụ thể, cũng là những tồn tại tương đối. Tóm lại tồn tại (tương đối) là biểu hiện
của Tồn Tại (tuyệt đối), là bộ phận của Tồn Tại, có thể hiện diện hay không hiện
diện, có thể sinh ra hay mất đi tùy thuộc vào sự mất đi hay sinh ra của các tồn
tại tương đối (sự vật-hiện tượng) khác, sao cho Tồn Tại (tuyệt đối) “vẫn đầy” và luôn đầy.
Chúng
ta, một bộ
phận của Tồn Tại, nhờ có sự phô diễn của các sự vật - hiện tượng ở xung
quanh và
cả ở trong chính mình mà phán đoán được, mà đốn ngộ được một hiện diện
tối thượng,
ẩn giấu ở phía sau, một Đấng Sáng Tạo, một Thượng Đế, một Tạo Hóa, một
Tinh Thần Tuyệt Đối, một Linh Hồn Tối Cao đồng thời cũng là một Thực Thể
Cực Đại … mà kinh Upanishad đã gọi là Đại Ngã, hay gói gọn lại một cách
giản dị hơn: Cái Ấy.
Và
nếu chỉ là Cái
Ấy, không còn một cái gì khác ngoài Cái Ấy nữa thì toàn thể Vũ Trụ tổng
thể các
sự vật- hiện tượng phải được coi là sự biểu hiện của Cái Ấy, sự phô diễn
của Cái
Ấy và chính là Cái Ấy. Sự trình hiện và phô diễn ấy phải liên tục, hay
nói đúng hơn là phải mạch lạc trong liên tục, vì nếu không thế, tính
tuyệt đối tồn tại sẽ không được bảo toàn! Nghĩa là Cái Ấy phải chuyển
hóa để biến đổi không ngừng nghỉ. Nói "to tát" hơn, Cái Ấy phải vận động
sao cho đảm bảo được sự thường biến của nó trong sự tồn tại bất biến và
tuyệt đối của nó, và vì không có gì khác ngoài nó nên vận động của nó
vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của chính nó. Và vì lẽ đó, nếu đúng
(!), ở đây cũng có thể không những rút ra được cái kết luận "vận động
vật chất" mà triết học Mác đã rút ra được, mà còn ở tầm khái quát cao
hơn: vận động vừa là thể hiện tất yếu về bản chất, vừa chính là bản chất
cơ bản của Tồn Tại.(Trong thời đại ngày nay, quan niệm về một thế giới
duy vật (chất) của triết học duy vật biện chứng, theo thiển ý của chúng
ta, đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, trong khi bàn luận, do "thói quen"
mà chúng ta vẫn sử dụng thuật ngữ "vật chất", nhưng hiểu là khái niệm
vật chất đã được mở rộng đến "cùng cực" để có nghĩa là tồn tại hay Tồn
Tại!.Ở đây, có thể suy ra một chân lý: Tự Nhiên Tồn Tại là tất cả mà cũng chẳng là gì cả. Muốn Tồn Tại thì phải thể hiện. muốn thể hiện thì phải biến hóa, chuyển hóa. Do đó Tự Nhiên Tồn Tại phải thường biến là một ý niệm mang ý nghĩa tuyệt đối. Tự Nhiên Tồn Tại là vốn dĩ thế và vĩnh viễn như thế nên có thể hiểu Nó là một bất biến tuyệt đối. Vậy: Tự Nhiên Tồn Tại là một thường biến trong bất biến, và đồng thời cũng bất biến trong thường biến!
***
Sự phô diễn Cái
Ấy, như đã trình bày, không phải như một bức tranh tĩnh vật, cứng đờ, bất động mà như một vở kịch
vĩ đại, vô cùng sôi động, không có hồi kết, với vô vàn "nhân vật" xuất hiện ra, múa
may quay cuồng rồi lại biến vào sau cánh gà sân khấu, nhường chỗ cho những "nhân
vật" mới khác xuất hiện. Đó là một vở kịch vô tiền khoáng hậu mà con người mới xuất
hiện gần đây thôi, cũng đang đóng một vai diễn tầm thường trong đó, với đủ hỉ nộ ái
ố. Một vở kịch mà các vai diễn, các "nhân vật" trong đó cũng đồng thời là khán giả.
Thật vậy, thế
giới chung quanh ta là thế giới của các sự vật - hiện tượng cùng với sự biến đổi lớn
lao, không ngừng nghỉ của các sự vật - hiện tượng ấy. Ngày đêm thay phiên kế tiếp
nhau, bốn mùa thay đổi xoay vần, lúc trời nắng, lúc trời mưa, nắng mưa mây gió
hợp rồi tan, tan rồi hợp, đất trời cứ thế chuyển vần liên tu bất tận. Cỏ cây muông
thú và cả chính con người nữa, sinh ra, lớn lên, nảy nở rồi già đi và đều chết
cả, nhường chỗ cho mầm sau, cho con cái kế tục. Nghĩa là tất cả các sự vật - hiện
tượng gần gũi quanh ta, ở trên đất này đều có một khởi đầu và một kết thúc, đều
tồn tại tương đối ở giữa khởi đầu và kết thúc, và sự tồn tại ấy lại luôn luôn
biến đổi; phát triển và suy tàn. Đến núi mà cũng mòn cũng lở thì cái gì là còn
mãi? Tất cả các sao trên bầu trời kia còn lúc ẩn lúc hiện, còn “xê dịch” thì cái
gì không biến đổi? Hỏi vui thế thôi chứ con người khán giả, con người quan sát đã
chứng nhận sự biến đổi của vạn vật từ rất lâu rồi.
Trước đây, ở buổi
bình minh của khoa học, người ta đã tưởng rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm
Vũ Trụ, tất cả các sao và cả Mặt Trời đều quay quanh Trái Đất. Thuyết Địa Tâm
ra đời (trở thành chân lý đến ngót hai ngàn năm!). Nhưng rồi Copecnic đã phát
hiện ra sự trục trặc, làm hình thành nên thuyết Nhật Tâm để thay thế: Trái Đất
không còn là tâm của Vũ Trụ nữa mà cũng giống như các hành tinh và ngôi sao, phải
quay xung quanh Mặt Trời. Ngày nay mọi người đều thừa nhận rằng Vũ Trụ chẳng có
một tâm chung cố định nào cả, tất cả các ngôi sao, vạn vật đều chuyển động, bình
đẳng theo tự nhiên và trong sự hoạch định của tự nhiên.
***
Bây
giờ, chúng
ta hãy xét một trường hợp, đơn giản thôi cho phù hợp với trí năng của
mình, đó là sự khởi đầu, tồn tại (tương đối) và kết thúc của một cái cây
xem
sao.
Có một hạt gieo
xuống đất (người gieo, chim gieo hay gió gieo không quan trọng). Hạt nảy mầm và
thành một cây con. Nhờ có đất và mưa gió thuận hòa, cây con ấy biến đổi, trưởng
thành nên một cây cao. Để cảm ơn sự dung dưỡng và cưu mang, đến mùa, nó đơm
hoa thơm, kết trái ngọt cho đời. Cứ như thế rồi đến một ngày kia, do một tai nạn
nào đó hoặc hoàn toàn tự nhiên, chẳng hiểu vì sao, nó không sống nữa, nó tàn lụi dần đi, biến mất,
kết thúc một tồn tại tươi xanh.
Quan sát xung
quanh, trong một phạm vi rộng hơn, chúng ta có mường tượng rằng dù có thể dài
hay ngắn, lâu hay mau thì mọi sự vật xuất hiện, trình diễn và biến mất cũng tương
tự như thế, cũng là một quá trình như thế. Và nói rộng ra, toàn bộ Vũ Trụ là sự
liên tục xuất hiện, trình diễn và biến mất của vạn vật.
Điều đó đương
nhiên dẫn đến câu hỏi: “Thế thì vạn vật khởi đầu từ đâu, trình diễn để làm gì và
biến đi đâu?”. Trả lời được câu hỏi này thì đồng thời cũng sẽ trả lời được nỗi
day dứt bấy lâu của triết học: “Con người từ đâu đến đây, đến đây để làm gì và đi
về đâu?”.
Không lẽ có một
cái kho lưu trữ khổng lồ, thậm chí lớn vô hạn để vạn vật “ung dung” được xuất ra,
múa may quay cuồng thỏa thích rồi ung dung được nhập về? Nếu có cái kho ấy thì
nó ở đâu? Hay nó chính là khoảng chân không bao la ở giữa các vì sao, giữa các
thiên hà, trong đó tiềm tàng một lượng vật chất tối to lớn mà các nhà vật lý hiện
đại đã ước đoán và đang mò tìm? Nhưng nếu khoảng chân không và vật chất tối là
cái kho ấy thì nó phải là một sự vật - hiện tượng, hiện diện tương tự như mọi sự
vật - hiện tượng cụ thể khác, cũng có khởi đầu và kết thúc. Không thể hình dung
nổi!
Nhớ lại ngày xưa,
khi còn thơ, chúng ta thường nghêu ngao mỏi miệng một câu về các loài chim, đại
ý là: “Chim ri là dì sáo sậu, sáo sậu là cậu bồ nông, bồ nông là ông bồ các, bồ
các là bác chim ri, chim ri là …”. Không chừng các sự vật đã “chọn” cách này để
trình hiện chăng? Là một cuộc tuần hoàn vật này biến hóa thành vật khác, vật
khác biến hóa thành vật khác nữa … cứ như thế “tuần tự nhi tiến” và rồi vật này
lại xuất hiện, lặp lại sự mất đi của một vật và đồng thời là sự xuất hiện của một
vật khác. Nếu sự khởi đầu và kết thúc của vạn vật là gồm những vòng biến hóa như
thế thì rõ ràng chẳng cần cái kho nào cả. Nhưng sao thấy sơ cứng, đơn điệu và buồn
tẻ quá mà cũng chẳng phù hợp tí nào với bức tranh biến ảo, sống động, đa dạng và
huyền bí đến không cùng của Vũ Trụ!?
Chúng ta hãy nhìn
hiện tượng này: muôn ngàn hạt nước ào ào rơi xuống thành mưa, nhờ có mưa mà thành
suối thành sông cuồn cuộn đổ nước về biển cả; rồi nắng làm nước bốc hơi từ sông
từ biển, mà tích tụ thành những đám mây; từ mây lại hình thành nên muôn ngàn hạt
nước mà thành mưa, … Đó là một cuộc xoay vần. Nếu cuộc xoay vần chỉ gồm những sự
vật - hiện tượng ấy thôi thì như chúng ta đã nói: buồn quá! Thực ra, chúng ta đã
nhìn không hết bức tranh, đã thấy nó một cách sơ sài, méo mó; đã không thấy được
cái cơ bản cần thấy. Hiện thực không phải như vậy! Sự xoay vần ấy chỉ là một bộ
phận không thể tách rời của cái tổng thể. Ngoài những sự vật - hiện tượng đã nêu,
còn biết bao nhiêu sự vật - hiện tượng liên quan, tác động đến cuộc xoay vần và
cuộc xoay vần ấy, ngược lại cũng tác động đến biết bao nhiêu sự vật - hiện tượng
khác. Làm sao mà hơi nước tụ được thành mây để tạo ra những giọt nước làm mưa nếu
không có tác động của hiện tượng tích điện, điện từ? Làm sao có mưa được nếu các
giọt nước không rơi xuống nhờ lực hấp dẫn? Làm sao mà nước bốc thành hơi được nếu
không thu nhiệt từ nắng, nóng? Mà nắng nóng ở đâu ra nếu không từ Mặt Trời, từ lòng đất? Rừng
sẽ chết nếu không có nước, không có mưa, nhưng nếu không có rừng lưu giữ nước thì bao
nhiêu dòng sông phải cạn kiệt? Và nếu không có đất, trời thì cũng chẳng có cái
gì được triển khai để làm nên cuộc xoay vần ấy cả? …
Dù không thể mô
tả hết được những mối quan hệ của tổng thể các sự vật - hiện tượng, nhưng chỉ
ngần ấy thôi thì hiện thực đã hiện lên khác hẳn, sống động, phong phú và uyển
chuyển hơn rất nhiều so với hình dung ban đầu.
Rốt cuộc thì hợp
lý hơn cả, gần với thực tại hơn cả, chúng ta cần hình dung rằng: Toàn bộ Vũ Trụ
là một tổng thể các sự vật - hiện tượng một cách trực tiếp hay gián tiếp phụ
thuộc lẫn nhau, tác động vào nhau, chuyển hóa nhau liên tục, không bao giờ ngưng
nghỉ; tạo nên một sự biến đổi toàn diện làm nguyên nhân của sự kết thúc, mất đi
các sự vật - hiện tượng cũ đồng thời hình thành nên những sự vật - hiện tượng mới.
Tất cả những tác động, chuyển hóa, biến đổi ấy được gọi dưới một cái tên chung
là “vận động”. Theo F. Anghen: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất (…) bao gồm
tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong Vũ Trụ, kể từ sự thay đổi
vị trí đơn giản đến tư duy”, và “ … Sự tồn tại của toàn bộ thế giới tự nhiên, từ
cái nhỏ nhất cho đến cái lớn nhất, từ hạt cát cho đến mặt trời, từ nguyên sinh
vật cho đến con người, là một quá trình không ngừng nghỉ sinh ra và diệt vong,
lưu động không ngừng, vận động và biến hóa bất tuyệt”. Chúng ta gọi sự biến đổi lớn lao,
liên tục ấy là sự “thường biến”. Vũ Trụ là một tổng thể các sự vật - hiện
tượng vận động không ngừng và thường biến!
Hêraclite
đã để
lại cho đời một câu sâu sắc: “Chúng ta không thể tắm hai lần trong cùng
một dòng
sông”là vì ông đã cảm nhận được đặc tính đó của Vũ Trụ (nhưng chắc rằng
chưa biết được Vũ Trụ cũng chính là Tồn Tại, và hơn nữa, đã không thấy
được trong khi Vũ Trụ trình diễn đặc tính thường biến của nó trước quan
sát thì đồng thời cũng trình diễn cả đặc tính có tính tương phản đối ứng
với thường biến, đó là đặc tính bất biến của nó. Vì rất đơn giản là nếu
không thế, mỗi con người chúng ta đây không thể có được cuộc đời kéo
dài đến..."tích tắc" chứ nói chi đến "đầu bạc răng long").
***
Chúng ta lại
quay về với thí dụ cái cây.
Sự xuất hiện,
trưởng thành, suy tàn và biến đi của cái cây đó là một quá trình thoạt nhìn,
thấy đơn giản và tầm thường, xảy ra hàng ngày hàng giờ xung quanh ta, khiến ta
chẳng bao giờ thấy thắc mắc, thậm chí cũng chẳng thèm để ý tới. Nhưng thực ra để
trả lời thỏa đáng điều đó là không dễ, hoặc có khả năng là không bao giờ trả lời
được hết ngọn nguồn. Vì vậy chúng ta lúc này đừng quá bận tâm tới câu đố mà cả
nền triết học hiện đại, với nhiều triết gia đầu hói trụi tóc cũng bí tỵ. Dại gì
theo họ để mà bế tắc, chấm dứt quá sớm cuộc hành trình mới đi được mấy bước chân!
Triết học, bằng
con đường duy lý hoặc duy linh, bản thân nó chẳng bao giờ có thể đi tới đích. Cả
triết học Phương Tây lẫn triết học Phương Đông; ở giai đoạn cuối cùng của nhận
thức thực tại đã lúng túng, mất phương hướng, trở thành “vòng vo tam quốc”, “cãi
chày cãi cối” và hoang mang ngụy biện. Khoa học thực chứng Châu Âu, với vật lý
học là tiên phong và khoa học suy nghiệm Châu Á với tâm linh học là nòng cốt,
hay nếu được, chúng ta đặt luôn cho chúng một cái tên chung là “triết học chứng
minh”, dù có một quá trình hết sức oanh liệt, hết sức vẻ vang, dù trên con đường
khám phá sự thực khách quan đã lập nên biết bao nhiêu kỳ tích cho nhân loại thì
giờ đây cũng bắt đầu lúng túng y hệt.
Cả hai nền triết
học Đông, Tây đều có mặt mạnh mặt yếu, cái tuyệt vời của suy lý này lại là cái
thiếu “chết người” của suy lý kia và ngược lại. Nhận thức của nhân loại sẽ trở
nên nhất quán, trong sáng và chân chính khi hai nền triết học đó thừa nhận
nhau, kết hợp lại và cùng với triết học chứng minh tạo nên một hệ thống triết –
khoa thống nhất, duy nhất để nói về Tồn Tại, cái cũng thống nhất và duy nhất.
Chết cha! Phởn
chí lên, chúng ta đã tuyên bố quá hùng hồn. Lỡ lời rồi biết làm sao rút lại được
đây? “Nhất ngôn phát xuất, tứ mã nan truy” (một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi kịp
được). Thôi kệ, biết đâu chừng nhãn mác “Thầy Cãi” sẽ đi vào sử xanh, chí ít, cũng
được như “Kẻ đốt đền”!
Chúng ta lại nói
tiếp về cái cây.
Bắt chước khoa
học thực chứng, chúng ta sẽ tiến hành một cuộc thực nghiệm:
Chúng ta lấy từ
cây đang sống ra một phần nhỏ (một đoạn cành nào đó), đem phân chia nó ra (chúng
ta có một thiết bị trong tưởng tượng, có thể phân chia bất cứ cái gì, nhỏ ra đến
cỡ nào cũng được!!) thành bột nhỏ như cám. Tiếp tục phân chia nữa, phân chia mãi.
Và quan sát sau mỗi lần phân chia, chúng ta thấy gì? Lúc đầu là bụi cám, sau đó
là các tế bào, rồi đến các hợp chất, nhỏ hơn hợp chất là các loại nguyên tử, nhỏ
hơn nữa là các hạt proton, notron, điện tử …; tiếp tục nhỏ hơn nữa là các
photon, nơtrino … và nếu photon, nơtrino là một cấu tạo phức hợp thì chúng ta sẽ
chia nhỏ nữa. Cuối cùng sẽ đến giới hạn, đến một cái gì đó nhỏ nhất (tạm gọi là
hạt) không thể phân chia được nữa; là hạt “nguyên tử” như Dêmocrite đã hình
dung, hay là “thực thể tế vi” như kinh Upanishad đã suy nghiệm. Vì sao không thể
phân chia hạt đó nhỏ hơn được nữa khi mà thiết bị tưởng tượng của chúng ta lại
có thể phân chia bất cứ cái gì ra nhỏ bao nhiêu cũng được? Để vượt qua mâu thuẫn
này, chỉ có cách là hỏi Hoàng Tử Bé!
Và từ đâu đó xa
xôi, một giọng nói nhẹ nhàng, trong trẻo và thân thiết vọng về:
- Nếu phần tử là
đơn vị cấu thành nên con dao, thì không thể dùng con dao để thái phần tử ra như
thái thịt được!
À, thì ra thế!
Hạt đó là tột cùng
của nhỏ, là đơn vị của mọi đơn vị cấu tạo nên các sự vật - hiện tượng, là đơn vị
trực tiếp cấu tạo nên mọi tồn tại khách quan, hợp thành nên Tồn Tại. Nó là đơn nhất,
không thể phân chia được nữa, không thể có một lực lượng nào đủ khả năng phá hủy
nó vì nếu nó bị phá hủy, ngay lập tức xuất hiện hư vô tuyệt đối, một Tồn Tại chẳng
do cái gì làm nên cả. Nó chính là con số 1 (nếu nhìn trong thực tại ảo!) mà toán học đã phát hiện ra!
Tập hợp những
con số 1 ấy, (sau khi đã "vật lý hóa" nó) được triết học gọi là “vật chất”!
Chúng ta tiếp tục
cuộc thực nghiệm dở dang.
Chúng ta lấy một
hạt của cây đó, cái mà nếu gieo xuống đất sẽ nảy mầm ra một cây giống cây đó, đem
phân chia mãi tương tự. Cuối cùng chúng ta cũng sẽ thu được vô vàn những hạt nhỏ
nhất, không thể phân biệt được, y hệt như những hạt thấy ở lần thực hành đầu tiên:
những con số 1.
Rồi chúng ta lấy
một cành khô, đã chết của cây đó thực hiện cuộc phân chia lần thứ ba, chúng ta
lại thấy như thế.
Cuối cùng, chúng
ta nhặt bất cứ cái gì, hú họa ở đâu đó trên Trái Đất này, thậm chí là ở bất cứ đâu
trong Vũ Trụ để thực hành phân chia thì cũng vẫn thu được đúng kết quả của những
lần thực nghiệm trước, chẳng khác gì sất.
Cuộc thực nghiệm
đã hoàn thành. Sau này nó sẽ trở nên lừng danh và để lại dấu ấn không phai mờ
trên con đường chúng ta đi.
Chúng ta rút ra
được kết luận gì từ nó?
Thứ
nhất là: Vì
hạt vật chất (tạm gọi như thế đã, mai mốt tính sau!) không thể bị hủy
diệt nên cũng không thể được tạo
ra, không sống không chết hay sống chết là một; nó là một bất biến xét
theo nghĩa
ấy. Cũng theo nghĩa như vậy thì vì hạt vật chất là đơn vị nhỏ nhất tuyệt
đối, có tính đồng nhất cũng tuyệt đối,
do vậy lực lượng vật chất (tổng thành từ các hạt vật chất), đóng vai trò
duy nhất làm
nên toàn thể Vũ Trụ, cũng bất biến: Vật chất là duy nhất thì không thể
có Hư Vô, và chính vì vậy mà cũng tuyệt đối phải bảo toàn về lượng!
Thứ hai là: Sự
khởi đầu, trình diễn, kết thúc của cái cây nói riêng và toàn bộ mọi sự vật nói
chung, cùng với sự biến đổi, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng là sự biểu
hiện, phản ánh và cũng chính là vật chất vận động: sự vật - hiện tượng nền tảng,
vĩ đại.
Thứ ba là: Vật
chất và vận động là hai mặt của một tồn tại duy nhất và thống nhất, là nguyên
nhân và đồng thời cũng là kết quả của mọi sự khởi đầu, kết thúc, của mọi hành vi của tất cả các sự vật - hiện tượng,
của cái thường biến. Vì vậy tất cả các sự vật - hiện tượng với mọi quá trình, mọi
dạng biến đổi, mọi sự sinh ra hay mất đi đều là thể hiện của vật chất và vận động,
đều là thể hiện của tồn tại và cũng chính là tồn tại, xảy ra trong Tồn Tại và Tồn Tại là
một bất biến tuyệt đối nếu xét về mặt bảo toàn, mặt duy nhất và thống nhất của nó. Từ đó mà suy ra rằng Tồn Tại là vĩnh cửu, và
luôn “đầy”.
***
Hạt
vật chất được
phát hiện trong cuộc thực nghiệm hoang tưởng trên, có thực trong Vũ Trụ
hay không? Nó có thực
trong hoang tưởng, đó là điều chúng ta xác nhận vô điều kiện!!! Còn nó
có thực
trong Thực Tại không thì có lẽ cần phải suy xét nhiều. Ngay từ “vật
chất” còn
chưa quan niệm được thì “hạt vật chất” càng không quan niệm được. Có một
điều lạ
lùng là hình như triết học cũng như khoa học phát triển rực rỡ đến hôm
nay lại
bắt đầu từ những cơ sở không quan niệm được ấy. Chẳng hạn như hình học
Ơclít xuất
phát từ một điểm không có kích thước ( cũng có nghĩa là không trình hiện
được, do đó
giống như một hạt Hư Vô nhưng "buộc phải" hiện hữu bởi ý chí tùy tiện và
qui ước chủ quan cũa con người!!!). Cơ học Niutơn được xây dựng nên từ
những chất điểm (không
có thể tích mà có chất?), kỳ quặc không kém điểm hình học. Lý thuyết
Dây, được
coi là một trong những hy vọng của vật lý hiện đại, đã bắt đầu từ những
cái còn
kỳ quặc và “đáng sợ” hơn nhiều. Có sao đâu!!! Có lẽ Tạo Hóa (trong Kinh
Vêđa gọi
là Thần Sáng Tạo!) cho phép mọi thứ đều có khả năng và có quyền được tồn
tại một
cách… tương đối. Thế thì việc gì phải bận lòng với cái mà chúng ta nghĩ
ra để làm
nên câu chuyện này; một câu chuyện hoang đường?!
Nghĩ lại, chúng
ta càng thấm thía lời khuyên của triết học Upanishad “…Đừng chạy theo từ ngữ nữa,
chỉ mỏi miệng vô ích thôi!”. Ừ, không chạy theo nữa!...Nghỉ giải lao tý cho đỡ mệt, lát nữa...chạy tiếp!
Tiện đây, chúng
ta sẽ kể một câu chuyện tiếu lâm có tựa đề:
TRỜI SINH RA THẾ.
Ngày xưa có một
ông nhà giàu, sinh được hai cô con gái, cô chị được gả cho một anh nông dân quê
mùa, cô em được gả cho một chàng hay chữ.
Một hôm, thong
thả, bố vợ cùng hai con rể đưa nhau đi chơi. Ông bố nghe tiếng ngỗng kêu liền hỏi:
- Làm sao tiếng
nó to thế nhỉ?
Chàng hay chữ
nhanh nhảu:
- Trường cảnh tắc
đại thanh.
Anh nông dân nói:
- Trời sinh ra
thế!
Đi được một quãng,
lại thấy con vịt ở dưới ao, ông bố lại hỏi:
- Không bơi mà
tại sao nó vẫn nổi nhỉ?
Chàng hay chữ lại
nhanh nhảu:
- Đa mao tiểu
nhục tắc phù.
Anh nông dân lặp
lại:
- Trời sinh ra
thế!
Đi một quãng nữa,
thấy hòn đá nứt đôi, ông bố lại hỏi:
- Tại sao đá lại
nứt thế nhỉ?
Chàng hay chữ
tiếp tục nhanh nhảu:
- Phi nhân đả,
tắc thiên đả.
Anh nông dân chẳng
nói hơn được gì:
- Trời sinh ra
thế!
Đến lúc về nhà,
ba bố con ngồi uống rượu. Ông bố khen chàng hay chữ và có ý chê anh nông dân dốt.
Anh nông dân, rượu vào sương sương, tức mình, gây chuyện với chàng hay chữ:
- Tôi thì dốt
thật, nhưng chú nói: “trường cảnh tắc đại thanh” là nghĩa làm sao?
Chàng hay chữ
phổng mũi đáp:
- Nghĩa là: cổ
dài thì kêu to.
Anh nông dân bắt
bẻ:
- Thế con ễnh ương
thì cổ đâu mà tiếng cũng to? - Rồi lại hỏi: - Chú nói “Đa mao thiểu nhục tắc phù”
là nghĩa làm sao?
Chàng hay chữ đáp:
- Nghĩa là:
“Nhiều lông ít thịt thì nổi.”
Anh nông dân lại
bẻ:
- Thế thì cái
thuyền lông đâu, thịt đâu mà cũng nổi? - Rồi hỏi tiếp: - Còn chú nói “Phi nhân đả,
tắc thiên đả” là nghĩa làm sao?
Chàng hay chữ bực
mình trả lời:
- Nghĩa là: “Nếu
không người đánh thì trời đánh”. Thế mà anh cũng không hiểu nữa!
Anh nông dân điên
tiết, nói lớn:
- Thế cái l… mẹ
chú thì trời đánh hay người đánh mà cũng nứt đôi ra? Hay là trời sinh ra thế?
Lúc đó, ông bố
vợ gật gù tấm tắc:
- Ừ, thì ra dốt
đặc còn hơn hay chữ lỏng!
(Truyện cười dân
gian Việt Nam)
Câu chuyện tiếu
lâm vừa kể có buồn cười không? Có thể rất buồn cười mà cũng có thể chẳng đáng cười
tý nào cả, thậm chí còn gây bực mình. Tất cả còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và người
nghe. Kể đúng chỗ thì dễ cười, trái chỗ thì thành tục tĩu. Trong khi những người
xuề xòa dễ dãi, bình dị dân dã rất thích nghe, cười hô hố, thì những người ngay
thẳng, đàng hoàng chỉ tủm tỉm, còn những người mực thước, câu nệ sẽ nhăn mặt khó
chịu. Đời là thế, cũng là tồn tại thiên biến vạn hóa, khác sao được!
Đối với chúng
ta thì câu chuyện tuyệt hay! Vừa có tính bông phèng giải trí làm tăng tuổi thọ
vừa có tính triết lý “hơi bị sâu”. Nó cho chúng ta thấy cái phong phú, muôn màu
muôn vẻ của sự vật - hiện tượng: Nhiều sự vật khác nhau gây ra hiện tượng giống
nhau; nhiều hiện tượng khác nhau có nguyên nhân từ cùng một sự vật. Cả hai người
con rể đều trả lời đúng cả. Một người tìm lời giải thích thỏa đáng cho từng sự
vật - hiện tượng cụ thể, người nghe thỏa mãn vì học hỏi được thêm từ những lý
giải ấy. Một người kém hiểu biết hơn, đã trả lời một cách “trớt quớt”, chẳng làm
ai vừa lòng vì chẳng hiểu được gì, nhưng lại khái quát nhất, xác đáng nhất, như
một chân lý tuyệt đối, và vô tình đã nói đến cái bất biến cao độ.
Bất
biến và thường
biến là hai khái niệm mà con người đã “gặt hái” được từ sự nhận thức thế
giới
khách quan. "Sự kiện" Vũ Trụ vừa bất biến vừa thường biến, vừa có thể là
cả hai mà cũng có thể không phải
cả hai, là quan niệm "phiêu lưu" nhất cho đến của chúng ta và được hiểu
một cách...tùy thích(!). Nếu cho nó là vừa bất biến vừa thường biến thì
nhờ
bất biến mà thường biến triển khai được. Trong cái thường biến ẩn tàng
cái bất
biến; bất biến được biểu hiện ra nhờ thường biến và thường biến để duy
trì cái
bất biến. Cũng có hai “kiểu” bất biến: tương đối và tuyệt đối. Bất biến
tuyệt đối
là sự thực khách quan, bao hàm cả không gian và thời gian. Đó là quan
niệm rất khó lòng ...quan niệm, hoặc có khi là không thể quan niệm nên
không cần biện minh và cũng đừng có ai tò mò cố tìm cách biện minh, chỉ
tổ nhức đầu vô ích thôi!
Đối với cái bất biến
tuyệt đối, cái cơ bản và cũng là nền tảng, thì sự thường biến của nó, với vai trò như một mặt,
một thuộc tính, chỉ mang tính tương đối (như Phật Giáo nói
hơi quá: là một sự giả hợp). Nhưng nói thế đừng nghĩ chắc chắn phải "bất di bất dịch" là như thế, vì nếu xem xét ở một
bình diện khác, “thấp hơn” thì phải đảo lộn lại quan niệm: bất biến mới là tạm thời,
cục bộ địa phương, là tương đối; còn thường biến mới là bao trùm toàn diện, vĩnh viễn
và tuyệt đối. Ai muốn hiểu sao thì hiểu, quá mệt!...Nghỉ giải lao tiếp!
Chúng ta sẽ thêm
hai câu chuyện tiếu lâm nữa cho bớt căng thẳng:
CON VỊT HAI CHÂN
Có một anh lính,
tính hay nịnh quan, hễ trông thấy cái gì hơi khác thường một chút là vơ lấy tán
luôn.
Một hôm, quan đang
ngồi ở công đường, anh ta đứng hầu bên cạnh, trông ra thấy con vịt đứng ngủ, co
một chân lên. Anh ta lấy làm lạ, tưởng con vịt mất một chân, liền bẩm:
- Bẩm quan lớn,
con vịt …
Không ngờ con vịt
thức dậy, buông chân kia xuống.
Quan quay lại hỏi:
- Con vịt làm
sao?
Anh ta luống cuống
không biết nói sao, đáp liều:
- Bẩm, con vịt
… có hai chân ạ!
Quan nghe câu nói
vớ vẩn, mắng:
-
Vịt chẳng hai chân thì mấy chân?
Rồi sai lính đè
cổ anh nịnh ra, đánh cho một trận.
(Truyện
cười dân gian Việt Nam)
THƠM RỒI LẠI THỐI
Hai anh đại nịnh
ngồi hầu chuyện quan lớn. Bất thần, cụ đánh một cái trung tiện. Một anh giả vờ
lắng nghe rồi nói:
- Ôi! Nghe như
tiếng đàn tiếng sáo!
Một anh hếch mũi
lên ngửi rồi nói:
- Chao ơi!
Thoang thoảng thơm như hương hoa lan.
Cụ lớn xịu mặt,
có ý buồn, bảo:
- Ta nghe nói
trung tiện là uế khí, nó ra ngoài có tiếng đục và mùi thối mới phải, chứ nó
nghe réo rắt mà lại có mùi thơm, ta e rồi không thọ được bao lâu nữa!
Một anh nghe nói
vậy, vội đưa tay lên như bắt hơi, hít đi hít lại, rối bẩm:
- Dạ bẩm, bây
giờ đã có mùi thối ạ!
Anh kia cũng vờ
khịt luôn hai ba cái, nói tiếp:
- Bẩm quan, bây
giờ thì thối thật, quá thối!
***
Vì
sao Tồn Tại được
khẳng định? Vì có thường biến và bất biến! Vì sao lại là thường biến và
bất biến?
Vì có Thượng Đế! Thượng Đế là ai? Là Đấng Sáng Tạo! Đấng Sáng Tạo là ai?
Là Tạo Hóa! Tạo Hóa là ai? Là Tồn Tại! Thế Tồn Tại? Vô nghĩa!
Một
khẳng định
lại vô nghĩa? Vì Tồn Tại vừa là thế này, vừa là thế kia, vừa là cả hai
mà cũng không phải cả hai.
Nó thường biến và bất biến khi có nhận thức về nó và đồng thời không
phải cả
hai khi nó tự do, không bị "ràng buộc" bởi nhận thức. Ở ngoài ý niệm,
Tồn Tại là
vô thủy vô chung, hằng định. Ở trong ý niệm, nó trở nên lung linh huyền
diệu và hồn nhiên biết chừng nào! Nó ở ngoài
không gian và thời gian nên nó không di dời mà cũng không nhanh chậm;
không có
quá khứ lẫn tương lai, vì vậy nó là bất biến; nó ở trong không gian và
thời
gian nên nó di dời, có quá khứ và tương lai, vì vậy nó là thường biến;
nó là không
gian và thời gian, vì vậy nó là cả hai mà cũng không phải cả hai. (Chúng
ta vừa viết ra những dòng suy tưởng "cực kỳ" mà chính bản thân mình đã
không dám đọc lại. Bởi vì nếu đọc lại, với bộ não đang "hoang tưởng" quá
căng thẳng, chúng ta dễ dàng...phát điên. Ha, ha...ha...!).
***
Đáng lẽ phải viết lại hoàn toàn chương này. Nhưng ngẫm lại, thấy cũng chẳng có ma nào đọc mà cũng sắp hết thời gian, nên thôi!
__________________________________
__________________________________
Nhận xét
Đăng nhận xét