Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

HIỆN THỰC KỲ ẢO 158

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Một Vũ Trụ Từ Hư Vô | Thư Viện Thiên Văn

Con dốc "ma quái" khiến quy luật vật lý bị đảo lộn hoàn toàn

Huy Hoàng

(Dân trí) - Tại sườn núi Mạo Sơn ở Thẩm Dương, Trung Quốc, có một con dốc kỳ lạ tới mức khiến quy luật vật lý thông thường ở đây bị đảo lộn hoàn toàn.

Ở sườn núi Mạo Sơn thuộc thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, có một con dốc lạ. Khi xe lên dốc không cần nhấn ga, nhưng khi xuống phải đạp cật lực. Người ta quen gọi nó là con dốc "ma quái".

Nằm cách trung tâm thành phố chừng 30 km về phía nam, xung quanh dốc được bao phủ bởi rừng cây rậm rạp và núi non trùng điệp. Đoạn dốc này cách quốc lộ 102 chỉ hơn một km và có đường cao tốc Jingha chạy qua. Bởi vậy, giao thông tại đây rất thuận tiện.

Con dốc ma quái khiến quy luật vật lý bị đảo lộn hoàn toàn - 1
Con dốc kỳ lạ ở thành phố Thẩm Dương (Ảnh: Travel).

Đó là một con dốc dài chừng 80 m, rộng khoảng 15 m và khá bằng phẳng. Dốc cao về phía tây, thoải dần về phía đông. Từ tháng 4/1990, người ta đã phát hiện thấy điều kỳ lạ khi đi trên đoạn dốc này. Đó là, các phương tiện đi lên dốc đều rất nhẹ nhàng, thậm chí đi xe đạp không cần đạp nhưng vẫn chạy, còn khi xuống dốc lại khá vất vả. Thậm chí, xe tắt máy vẫn có thể tự động trượt từ chân dốc lên đỉnh.

Theo lời kể của người dân địa phương, năm 1990, một cảnh sát giao thông lái chiếc xe Zip xuôi theo đường vào núi để xuống dốc. Nhưng sau khi tắt máy xe, viên cảnh sát này có cảm giác xe tự động trượt từ từ lên đỉnh dốc. Rất ngạc nhiên nên anh cho xe chạy thử vài lần và lần nào kết quả cũng như vậy.

Kể từ đó, danh tính của con dốc "ma quái" ở Thẩm Dương đã lan rộng khắp nơi, thu hút du khách đổ xô tới chiêm ngưỡng cảnh tượng hiếm có.

Sự nổi tiếng của nó thậm chí thu hút cả giới chuyên gia. Rất nhiều nhà khoa học và giới nghiên cứu đã về đây tìm hiểu, nhưng tới nay, chưa có cách giải thích nào về hiện tượng bí ẩn này được công nhận chính thức.

Con dốc ma quái khiến quy luật vật lý bị đảo lộn hoàn toàn - 2
Xuống dốc phải đạp xe, còn lên dốc rất dễ dàng (Ảnh cắt từ clip).

Một trong những cách lý giải được đưa ra đó là do tác dụng của từ trường. Có người cho rằng, từ trường của phạm vi dốc mạnh nên hút xe cộ lên một cách dễ dàng. Nhưng tới nay vẫn chưa có phát hiện về loại vật chất dạng sắt có tác dụng từ trường rõ rệt ở khu vực này. Bởi vậy, lời giải thích này chưa thuyết phục.  

Cách giải thích khác là do sai lệch thị giác của con người. Do sườn phía tây núi Mạo Sơn có địa hình đông cao tây thấp, còn con dốc thì ngược lại - đông thấp tây cao. Do vật tham chiếu của thị giác khác nhau đã gây ra cảm giác chênh lệch. Hiện tượng xe trượt từ chân dốc lên đỉnh dốc khiến mọi người cảm giác đang lên dốc, nhưng thực chất là xuống dốc.

Suốt hàng chục năm qua, con dốc "ma quái" vẫn ở đó và không có gì thay đổi. Bất chấp mọi lời đồn đoán, đến nay sức hút của nó không bị suy giảm, biến nơi này thành điểm đến để nghiên cứu và tham quan du lịch.

Thành phố kỳ lạ nhất hành tinh: 600 năm không mưa, nhà ở không cần lợp mái

Thanh Huyền |
Thành phố kỳ lạ nhất hành tinh: 600 năm không mưa, nhà ở không cần lợp mái

Thành phố Lima, thuộc Cộng hoà Peru, suốt 600 năm gần như không có mưa nhưng kỳ lạ ở chỗ khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, cả 4 mùa đều giống như mùa xuân.

Thành phố kỳ lạ

Lima chính là thủ đô, là thành phố lớn nhất của Peru. Thành phố có diện tích 804,3 km², dân số chiếm 2/3 tổng số dân cả nước. Đây là trung tâm văn hoá, công nghiệp, tài chính và giao thông của Peru. Thành phố Lima sẽ rất bình thường nếu chúng ta không nhắc đến khí hậu của thành phố này. Khí hậu ở đây rất đặc biệt, quanh năm không có mưa nhưng lại không bao giờ bị khô hạn.

Đến với thành phố Lima, bạn chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy đa số nhà ở khu thu nhập thấp ở đây đều không có mái che. Thậm chí, có những nhà còn được tạo nên bằng cách dùng bìa cứng quây lại.

Điều này hoàn toàn xuất phát từ đặc điểm khí hậu của Lima. Do quanh năm không có mưa và khí hậu khá ôn hòa nên họ cảm thấy làm mái là điều không cần thiết cho lắm.

Đường phố của Lima hoàn toàn không có cống thoát nước. Người dân không bao giờ cần dùng đến ô và áo mưa. Thậm chí nhiều người dân còn chưa từng nhìn thấy mưa trong suốt cuộc đời mình.

Lần có mưa cuối cùng ở thành phố Lima đã xảy ra hơn 600 năm trước. Có thể nói hiện nay đây là thành phố duy nhất trên thế giới không mưa.

Tuy nhiên, ‘mưa’ tại thành phố Lima cũng là một cảnh tượng rất độc đáo. Không phải mưa theo hạt, từng cơn từng cơn một mà chúng ta vẫn thấy, mà nó chỉ là lượng lớn sương mù bao phủ thành phố, và sẽ đọng lại trên đất tạo chút ẩm ướt mà thôi.

Khoa học lý giải

Hiện tại, theo thống kê, lượng mưa trung bình năm ở Lima chỉ dao động từ 10mm-15mm. Con số này còn chưa bằng 1/5 lượng mưa trung bình năm của sa mạc Sahara, một trong những vùng khô hạn nhất thế giới.

Các chuyên gia khí tượng đã đưa ra lý giải về vấn đề tại sao mưa ít như vậy nhưng thành phố Lima lại không bị khô hạn như những nơi khác.

Đó đều do ảnh hưởng từ vị trí địa lý có phần đặc biệt của thành phố. Tuy thành phố lima nằm ở rìa cao cận nhiệt đới nam thái bình dương, nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại chịu ảnh hưởng của dòng khí lạnh của dòng hải lưu peru.

Điều này cũng khiến hơi nước trên thành phố lima trong khi bốc lên đã bị dòng khí lạnh chặn lại, không thể ngưng tụ thành các đám mây vũ tích, do đó không thể gây mưa. chính vì vậy, thành phố lima không những không khô hạn mà còn rất ẩm ướt vì có lượng hơi nước lớn.

Ngoài ra, do có vị trí gần biển, lại có con sông Mark nổi tiếng nên thành phố lima có nguồn nước ngầm rất dồi dào, chưa bao giờ xuất hiện tình trạng thiếu nước. Ngược lại, nguồn nước ở đây luôn phong phú, không chỉ đủ sinh hoạt mà còn cung cấp đủ cho các hoạt động khác nữa.

Khi quan sát thành phố Lima từ trên cao, ta có thể thấy rõ ràng thành phố được bao quanh bởi sa mạc, bờ biển và cát vàng, tạo thành một cảnh quan tuyệt đẹp.

Để có đủ nguồn nước sinh sống, người dân khai thác từ sông Aprikh, nơi được hình thành do tan chảy băng tuyết từ núi Andes. Dù không có mưa nhưng khí hậu ở Lima mát mẻ, lạnh nhất chỉ 16 độ C, nóng nhất không quá 23 độ C. Cả bốn mùa ở đây đều giống như mùa xuân.

Phát hiện 'con đường lát gạch' kỳ lạ dưới đáy Thái Bình Dương

11/05/2022 16:31 GMT+7

TTO - Một thành hệ địa chất trông như con đường lát gạch mới được các nhà đại dương học phát hiện trong chuyến thám hiểm đáy biển ở ngoài khơi Hawaii.

Đoạn clip ngắn quay lại "Con đường gạch vàng" dưới Thái Bình Dương do chuyên gia của tàu nghiên cứu Exploration Vessel Nautilus ghi lại

Trong một lần lặn thám hiểm đáy biển tại khu vực gần đỉnh núi Liliاuokalani, thuộc vùng biển của Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuakea (PMNM) ở Thái Bình Dương (Hawaii), các chuyên gia hải dương học của tàu nghiên cứu Exploration Vessel Nautilus đã bất ngờ khi phát hiện một thành hệ địa chất kỳ lạ.

Thành hệ địa chất (hệ tầng địa chất hay tằng hệ địa chất, thành hệ, hệ tầng) là đơn vị cơ bản của thạch địa tầng. Khái niệm một thành hệ trong nghiên cứu địa chất bao gồm một lượng nhất định các tầng đá với các tính chất thạch học, nham tướng có thể so sánh được.

Nghiên cứu các thành hệ giúp các nhà khoa học có thể so sánh tương quan giữa các tầng địa chất.

Phát hiện con đường lát gạch kỳ lạ dưới đáy Thái Bình Dương - Ảnh 2.

"Con đường gạch vàng" do chuyên gia của tàu nghiên cứu Exploration Vessel Nautilus ghi lại - Ảnh: Exploration Vessel Nautilus

Trong đoạn clip ghi lại cận cảnh, một nhà hải dương học mô tả thành hệ địa chất này giống hệt những viên gạch xếp ngay ngắn bên nhau, tựa như một "con đường gạch màu vàng" nhỏ dài, khiến người ta liên tưởng ngay lối dẫn đến thành phố Atlantis huyền thoại.

Các nhà nghiên cứu xác định đây là tàn tích của hoạt động địa chất, một ví dụ sinh động về sự phong phú độc đáo của các kiến tạo của hoạt động núi lửa cổ đại.

Phát hiện con đường lát gạch kỳ lạ dưới đáy Thái Bình Dương - Ảnh 3.

Các nhà nghiên cứu xác định đây là tàn tích của hoạt động địa chất - Ảnh: Exploration Vessel Nautilus

Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuakea là một trong những khu bảo tồn biển lớn nhất trên thế giới, với diện tích bề mặt lên tới 1.510.000km2, 10 hòn đảo và rạn san hô vòng.

Khu vực này được đánh giá rất cao cả về giá trị văn hóa và tự nhiên khi có mối quan hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Không chỉ mang ý nghĩa khoa học, khảo cổ vì là nơi chứa đựng hàng trăm nghìn di vật khảo cổ liên quan đến khu định cư tiền châu Âu, nó còn mang ý nghĩa văn hóa tâm linh với những bản sắc phong tục độc đáo, nơi mà người ta tin rằng cuộc sống bắt đầu và cũng là nơi các linh hồn trở lại sau khi chết.

Về lĩnh vực khoa học biển, các nhà nghiên cứu mới chỉ khám phá khoảng 3% đáy biển của nó.

Phát hiện con đường lát gạch kỳ lạ dưới đáy Thái Bình Dương - Ảnh 4.

Mục tiêu chính của chuyến thám hiểm của Exploration Vessel Nautilus là thu thập các mẫu vật để xác định nguồn gốc địa chất và tuổi của các vỉa và núi để hiểu rõ hơn về sự hình thành của quần đảo Tây Bắc Hawaii. - Ảnh: Exploration Vessel Nautilus

Nhóm nghiên cứu Exploration Vessel Nautilus từng chứng kiến nhiều thành tạo địa chất vô cùng độc đáo và hấp dẫn khi lặn tại vùng biển với nhiều "ngọn núi" này. Chẳng hạn như tại đỉnh Nootka Seamount, họ phát hiện một "lòng hồ khô" - hiện được xác định là một dòng chảy đứt gãy của đá hyaloclastite (một loại đá núi lửa được hình thành trong các vụ phun trào năng lượng cao, nơi nhiều mảnh đá đọng lại và rơi xuống đáy biển).

Nhóm cũng ghi lại được tư liệu về nhiều sinh vật biển lạ kỳ, to lớn mà khoa học chưa có nhiều thông tin về chúng.

Phát hiện con đường lát gạch kỳ lạ dưới đáy Thái Bình Dương - Ảnh 5.

Các nghiên cứu địa chất biển rất quan trọng trong việc cung cấp các dấu hiệu của việc tách giãn đáy biển và kiến tạo mảng - Ảnh: Exploration Vessel Nautilus

Việc thu thập các mẫu vật để xác định nguồn gốc địa chất và tuổi của các vỉa và núi dưới biển, đặc biệt là phát hiện những thành hệ địa chất như thế này, có thể là tư liệu quý giá để các nhà khoa học, nghiên cứu địa chất hiểu rõ hơn về sự hình thành của quần đảo Tây Bắc Hawaii.

Các nghiên cứu địa chất biển rất quan trọng trong việc cung cấp các dấu hiệu của việc tách giãn đáy biển và kiến tạo mảng. Không chỉ thế, đáy đại dương sâu cũng là đối tượng quan trọng để lập bản đồ chi tiết hỗ trợ mục tiêu quân sự (dưới biển) và mục tiêu kinh tế (dầu mỏ và khai thác mỏ kim loại).

Atlantis là tên gọi địa danh được ghi lại trong các tác phẩm của nhà triết học Hy Lạp nổi tiếng Plato vào khoảng năm 400 trước Công nguyên và là một nền văn minh tiên tiến cai trị một đế chế hàng hải rộng lớn. Thành phố Atlantis ở trung tâm của đế chế này được mô tả là có một bức tường bao quanh lớn với những cây cột khổng lồ ở lối vào. Nơi đây có một ngôi đền thờ thần Poseidon và những đảo hình tròn khổng lồ là nơi sinh sống của người Atlantea.

Người ta cho rằng một thảm họa thiên nhiên, như sóng thần hoặc núi lửa, đã xóa sổ người Atlantea cùng cơ sở vật chất của đế chế này. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bằng chứng thuyết phục rằng Atlantis từng tồn tại, và nhiều học giả tin rằng Plato đã sáng tạo ra huyền thoại này như một cách để trình bày các lý thuyết triết học của ông.

Khám phá thế giới dưới đáy Biển Bắc bằng công nghệ thực tế ảo Khám phá thế giới dưới đáy Biển Bắc bằng công nghệ thực tế ảo

NABU, một tổ chức phi chính phủ của Đức ngày 20/4 đã triển khai dự án mới cung cấp một chuyến tham quan thực tế ảo thế giới dưới nước của Biển Bắc.

MINH HẢI (Theo Cnet)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét