Raffaello
(ĐC sưu tầm trên NET)
Raffaello, tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino[1] (6 tháng 4 hoặc 28 tháng 3 năm 1483 – 6 tháng 4 năm 1520)[2] là họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng người Ý. Ông cùng với Michelangelo và Leonardo da Vinci, hình thành bộ ba bậc thầy vĩ đại vào thời đó.[3]
Từ năm 1508, ông nhận lời mời của Giáo hoàng, đã vẽ một chùm bích hoạ trong thánh thất Vatican trong vòng 5 năm. Cho đến tận ngày nay ta cũng có thể chiêm ngưỡng tác phẩm đó ở 4 bức bích hoạ trên 4 bức tường trong thánh thất Vatican. Năm đó Giáo hoàng đã yêu cầu Raffaello vẽ 4 bức bích hoạ hàm chứa 4 nội dung: Thần học, Triết học, Văn nghệ, Pháp luật. Trong bức Triết học là một toà kiến trúc lớn trải dài từ gần đến xa, xa hơn là một mái vòm. Hai nhà triết học vĩ đại đi phía trước là Platon và Aristotle, phía sau là những nhà triết học, khoa học cổ Hi Lạp. Raffaello muốn thể hiện cho những người kế tục tư tưởng văn hoá cổ Hy Lạp đã vượt lên trên thế hệ trước của mình. Nói tóm lại, Raffaello đã từ bỏ lối vẽ cứng nhắc khi bàn về vấn đề Tôn giáo mà thay vào đó là những nội dung tư tưởng phục hưng văn hoá cổ Hi Lạp, hình thành nên những cấu tứ độc đáo, mới lạ.
Ngoài chuyên môn hoạ sĩ, Raffaello còn là một kiến trúc sư lỗi lạc. Bằng chứng là việc thiết kế nhà thờ Thánh Pie tại Vatican ở Roma. Ông cũng đã có những đóng góp quan trọng trong quy hoạch tổng thể Nhà thờ lớn và đồng thời còn là người phụ trách công việc thi công công trình này.
Khi công trình chưa hoàn thành thì ông mất ở tuổi 37 vào năm 1850. Với những cống hiến to lớn của mình thì danh hiệu Thánh hội hoạ của thời kì văn hóa Phục Hưng xứng đáng với ông.Nội dung thường là tôn giáo và lịch sử.


Trong kho tàng nghệ thuật Công Giáo, tranh về Đức Mẹ Maria chiếm một tỉ lệ lớn. Hầu như nghệ sĩ Công Giáo nào, từ xưa đến nay, cũng đều có vẽ tranh về Đức Mẹ. Rất dễ hiểu vì sao có sự say mê này. Ngoài các ý nghĩa "Thánh thiêng" gắn liền với những câu chuyện trong Kinh Thánh, với cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu, hình ảnh Đức Mẹ Maria còn đi vào tâm thức mọi người, kể cả người ngoài Công Giáo, như một biểu tượng thẩm mỹ về người mẹ, về người phụ nữ nói chung với các phẩm chất: thánh thiện, hy sinh, khiêm nhường v.v...
Có rất nhiều nghệ sĩ thành công trong nghệ thuật với những bức tranh về Đức Mẹ. Nhưng, dẫn đầu, vượt ra ngoài các không gian văn hóa dị biệt và khoảng cách thời đại, có lẽ, chỉ có Raphael (Tên đầy đủ: Raffaello Sanzio da Urbino, 1483 – 1520).
Ai biết chút ít về nghệ thuật, có lẽ, đều biết đến cái tên Raphael. Ông được xem là một trong ba người "khổng lồ", là họa sĩ quan trọng nhất của thời Phục Hưng, và là họa sĩ "số một" của nghệ thuật Công Giáo mọi thời đại. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, mất khi mới 37 tuổi, nhưng Raphael đã để lại hơn 250 tác phẩm, mà hầu hết, đều được xếp vào hàng tuyệt tác.
Những bức tranh vẽ Đức Mẹ Maria của ông, còn lại khoảng 20 bức, đều được xem là những thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Phục Hưng, và là những "khuôn vàng, thước ngọc" về nghệ thuật thể hiện hình tượng Đức Mẹ, cho đến ngày nay.
Bài viết này xin giới thiệu về hai tác phẩm "Đức Mẹ" tiêu biểu của Raphael.
1. Bức họa "Đức Mẹ Granduca" - Raphael sáng tác năm 1504.
Khi vẽ hình ảnh Đức Mẹ trong bức tranh này, Raphael đã không dựa vào một nguyên mẫu nào. Tất cả, đều chỉ từ trí tưởng tượng. Ông phải "vật lộn" với vô số phác thảo để tìm kiếm cái đẹp lý tưởng của mình, và cuối cùng, công lao khổ nhọc của ông đã được đền đáp. Bức tranh đạt đến sự hài hoà bình dị một cách tự nhiên và ẩn chứa một trữ lượng cảm xúc vô biên, khó tả-vượt xa tất cả những tác phẩm vẽ Đức Mẹ đã có trước đó. Nhiều nhà phê bình mỹ thuật sau này cho rằng, kể từ khi "Đức Mẹ Granduca" của Raphael ra đời, hình ảnh Đức mẹ Maria trong hội họa phương Tây và cả trong tâm thức người phương Tây nói chung, mới có được một mẫu mực. Sự ảnh hưởng này dường như vẫn còn "mới nguyên" cho đến tận ngày nay.
Về bức tranh này, trong The story of Art, E.H. Gombrich đã viết: "Bức “Madonna del Granduca” của Raphael đúng là kinh điển theo cái nghĩa nó đã trở thành mẫu mực cho sự hoàn hảo cho bao thế hệ... Nó không cần được giải thích. Nơi đây sức sống tràn đầy. Cái cách Raphael tạo hình khuôn mặt Đức Trinh Nữ và cho nó lui dần vào bóng tối, cái cách chàng làm cho ta cảm thấy khối lượng cơ thể dưới lớp áo choàng lỏng lẻo, sự vững chãi và dịu dàng trong cách ngài bồng ẵm trẻ Giêsu - tất cả tạo nên thế cân bằng hoàn hảo. Ta cảm thấy chỉ cần thay đổi bố cục chút xíu cũng đủ làm xáo trộn toàn bộ sự hài hòa. Thế nhưng không hề có gì gò bó hay giả tạo trong cách sắp xếp. Trông nó như không thể khác hơn, và dường như nó đã hiện hữu như thế từ khi bắt đầu có thời gian”
2. Bức họa "Đức Mẹ Sistine” - Raphael vẽ cho nhà thờ Thánh Sixto năm 1514.
Đây là tác phẩm cuối cùng Raphael vẽ về đề tài Đức Mẹ Maria, khi mà nhân cách và tài năng nghệ thuật của ông đang ở giai đoạn phát triển chín muồi. Hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử và phê bình mỹ thuật (phương Tây) đều đồng ý, "Đức Mẹ Sistine" của Raphael là đỉnh cao nhất của nghệ thuật Công Giáo về đề tài Đức Mẹ Marian- tính cho đến ngày nay. Sự nhìn nhận này, không chỉ bởi sự sống động của các hình ảnh nhân vật được thể hiện, sự cân bằng hoàn hảo một cách tự nhiên của cấu trúc hình diện, mà cơ bản hơn hết, bởi tầm vóc tư tưởng lớn lao và bởi các giá trị biểu xúc tiềm ẩn vô hạn lấp lánh trong từng chi tiết-bao trùm tác phẩm... Ai dường như cũng biết Raphael là họa sĩ mộ đạo nhất trong số họa sĩ danh tiếng thời Phục Hưng. Nhiều người cho rằng, "Đức Mẹ Sistine" là biểu hiện kết tinh đức tin và tri thức của Raphael về Đức Mẹ Maria và về Tin Mừng Cứu Chuộc của Thiên Chúa...
Trung tâm tác phẩm là hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh đang bồng Chúa Hài Đồng trên tay với dáng dấp vửa trang nghiêm đường bệ vừa lồng lộng thanh nhã. Đã có rất nhiều bài viết của các nhà phê bình nghệ thuật phân tích các sắc thái biểu ý, biểu cảm của hình ảnh này và không ngớt lời ca ngợi bút pháp điêu luyện cũng như sự am hiểu tâm lý của tác giả. Tuy nhiên, để thực sự hiểu ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, cần phải bắt đầu từ hình ảnh hai vị Thánh quỳ hai bên Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng. Chỉ khi biết hai vị Thánh này là ai, chúng ta mới có cơ may cảm nhận được ý nghĩa ẩn đàng sau dáng dấp của họ, ý nghĩa sự liên hệ tương tác của các yếu tố trên tranh, và cả ý nghĩa thực sự của hình ảnh Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng...
Quỳ hai bên Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng là Thánh Sixto và Thánh Barbara - hai vị Thánh Tử Vì Đạo ở thế kỷ thứ 3, thời Giáo Hội Rôma bị bách hại. Chúng ta có thể nhận thấy sự thanh thản biểu lộ nơi hình ảnh hai vị Thánh. Cái không gian trời mây với ánh sáng huyền diệu lung linh ẩn hiện những khuôn mặt Thiên Thần làm nền trong tranh cho thấy họ đang ở một cảnh giới khác. Họ đến, trong sự tuyên xưng đức tin, và qua dáng dấp, dường như họ đang làm chứng về cuộc sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa sau cái chết trần thế. Hai Thiên Thần trong hình ảnh hai em bé ngây thơ, hồn nhiên ở bên dưới, dường như cũng đang làm chứng cho sự tuyên xưng và làm chứng này của họ...
Tất cả hình ảnh trong tranh được dàn dựng như một hoạt cảnh trên sân khấu. Điều này chứng tỏ đây là hình ảnh của sự suy gẫm. Và, đòi hỏi một sự suy gẫm. Cách bố cục các cụm nhân vật cùng hai tấm rèm cong hai bên ở phía trên làm liên tưởng đến hình ảnh Thập Tự Giá. Chính cấu trúc tổng thể tạo liên tưởng đến Thập Tự Giá đã mở rộng trường nghĩa tác phẩm: Sự suy gẫm thần học Thập Tự Giá ở đây sẽ có ý nghĩa soi sáng cho các suy gẫm thần học Đức Mẹ Maria...
Sự trác tuyệt và tầm quan trọng của "Đức Mẹ Sistine" của Raphael nằm ở sự gợi mở cho những suy ngẫm sâu xa này.
Ngày nay, trong cách nhìn đương đại về nghệ thuật, người ta có thể không còn yêu thích các tác phẩm của Raphael nữa. Tuy nhiên, điều đó không có ý nghĩa của một sự phủ định. Và dường như chỉ là nhất thời. Raphael vẫn là một họa sĩ vĩ đại trong lịch sử. Và tác phẩm của ông không chỉ tồn tại vĩnh cửu mà còn không ngừng được tái sinh trong những tâm tình khác nhau của đức tin Công Giáo và sự ngưỡng vọng về những cái đẹp cao cả.



Raffaello
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Raffaello Sanzio | |
---|---|
Chân dung bán thân của Raphael |
|
Tên khai sinh | Raffaello Sanzio |
Sinh | 6 tháng 4, 1483 Urbino, Italy |
Mất | 6 tháng 4, 1520 (37 tuổi) Roma, ý |
Quốc tịch | ý |
Lĩnh vực hoạt động | hội họa |
Đào tạo | Perugino |
Trào lưu | phục hưng |
Tác phẩm | Trường Athens |
Tiểu sử
Ông sinh tại một thành phố nhỏ Urbino nhưng quan trọng về mặt nghệ thuật ở miền trung Ý trong vùng Marche.[4] Cha ông là một họa sĩ nổi tiếng, từ nhỏ đã cho Raffaello theo học những thầy giáo giỏi và ông học rất xuất sắc. Khi được 21 tuổi, ông đến Firenze và nghiên cứu tỉ mỉ các tác phẩm của những bậc thầy trước đó.Từ năm 1508, ông nhận lời mời của Giáo hoàng, đã vẽ một chùm bích hoạ trong thánh thất Vatican trong vòng 5 năm. Cho đến tận ngày nay ta cũng có thể chiêm ngưỡng tác phẩm đó ở 4 bức bích hoạ trên 4 bức tường trong thánh thất Vatican. Năm đó Giáo hoàng đã yêu cầu Raffaello vẽ 4 bức bích hoạ hàm chứa 4 nội dung: Thần học, Triết học, Văn nghệ, Pháp luật. Trong bức Triết học là một toà kiến trúc lớn trải dài từ gần đến xa, xa hơn là một mái vòm. Hai nhà triết học vĩ đại đi phía trước là Platon và Aristotle, phía sau là những nhà triết học, khoa học cổ Hi Lạp. Raffaello muốn thể hiện cho những người kế tục tư tưởng văn hoá cổ Hy Lạp đã vượt lên trên thế hệ trước của mình. Nói tóm lại, Raffaello đã từ bỏ lối vẽ cứng nhắc khi bàn về vấn đề Tôn giáo mà thay vào đó là những nội dung tư tưởng phục hưng văn hoá cổ Hi Lạp, hình thành nên những cấu tứ độc đáo, mới lạ.
Ngoài chuyên môn hoạ sĩ, Raffaello còn là một kiến trúc sư lỗi lạc. Bằng chứng là việc thiết kế nhà thờ Thánh Pie tại Vatican ở Roma. Ông cũng đã có những đóng góp quan trọng trong quy hoạch tổng thể Nhà thờ lớn và đồng thời còn là người phụ trách công việc thi công công trình này.
Khi công trình chưa hoàn thành thì ông mất ở tuổi 37 vào năm 1850. Với những cống hiến to lớn của mình thì danh hiệu Thánh hội hoạ của thời kì văn hóa Phục Hưng xứng đáng với ông.Nội dung thường là tôn giáo và lịch sử.
"Đức Mẹ" trong tác phẩm của Raphael
Trong kho tàng nghệ thuật Công Giáo, tranh về Đức Mẹ Maria chiếm một tỉ lệ lớn. Hầu như nghệ sĩ Công Giáo nào, từ xưa đến nay, cũng đều có vẽ tranh về Đức Mẹ. Rất dễ hiểu vì sao có sự say mê này. Ngoài các ý nghĩa "Thánh thiêng" gắn liền với những câu chuyện trong Kinh Thánh, với cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu, hình ảnh Đức Mẹ Maria còn đi vào tâm thức mọi người, kể cả người ngoài Công Giáo, như một biểu tượng thẩm mỹ về người mẹ, về người phụ nữ nói chung với các phẩm chất: thánh thiện, hy sinh, khiêm nhường v.v...
Có rất nhiều nghệ sĩ thành công trong nghệ thuật với những bức tranh về Đức Mẹ. Nhưng, dẫn đầu, vượt ra ngoài các không gian văn hóa dị biệt và khoảng cách thời đại, có lẽ, chỉ có Raphael (Tên đầy đủ: Raffaello Sanzio da Urbino, 1483 – 1520).
Ai biết chút ít về nghệ thuật, có lẽ, đều biết đến cái tên Raphael. Ông được xem là một trong ba người "khổng lồ", là họa sĩ quan trọng nhất của thời Phục Hưng, và là họa sĩ "số một" của nghệ thuật Công Giáo mọi thời đại. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, mất khi mới 37 tuổi, nhưng Raphael đã để lại hơn 250 tác phẩm, mà hầu hết, đều được xếp vào hàng tuyệt tác.
Những bức tranh vẽ Đức Mẹ Maria của ông, còn lại khoảng 20 bức, đều được xem là những thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Phục Hưng, và là những "khuôn vàng, thước ngọc" về nghệ thuật thể hiện hình tượng Đức Mẹ, cho đến ngày nay.
Bài viết này xin giới thiệu về hai tác phẩm "Đức Mẹ" tiêu biểu của Raphael.
1. Bức họa "Đức Mẹ Granduca" - Raphael sáng tác năm 1504.
Khi vẽ hình ảnh Đức Mẹ trong bức tranh này, Raphael đã không dựa vào một nguyên mẫu nào. Tất cả, đều chỉ từ trí tưởng tượng. Ông phải "vật lộn" với vô số phác thảo để tìm kiếm cái đẹp lý tưởng của mình, và cuối cùng, công lao khổ nhọc của ông đã được đền đáp. Bức tranh đạt đến sự hài hoà bình dị một cách tự nhiên và ẩn chứa một trữ lượng cảm xúc vô biên, khó tả-vượt xa tất cả những tác phẩm vẽ Đức Mẹ đã có trước đó. Nhiều nhà phê bình mỹ thuật sau này cho rằng, kể từ khi "Đức Mẹ Granduca" của Raphael ra đời, hình ảnh Đức mẹ Maria trong hội họa phương Tây và cả trong tâm thức người phương Tây nói chung, mới có được một mẫu mực. Sự ảnh hưởng này dường như vẫn còn "mới nguyên" cho đến tận ngày nay.
Về bức tranh này, trong The story of Art, E.H. Gombrich đã viết: "Bức “Madonna del Granduca” của Raphael đúng là kinh điển theo cái nghĩa nó đã trở thành mẫu mực cho sự hoàn hảo cho bao thế hệ... Nó không cần được giải thích. Nơi đây sức sống tràn đầy. Cái cách Raphael tạo hình khuôn mặt Đức Trinh Nữ và cho nó lui dần vào bóng tối, cái cách chàng làm cho ta cảm thấy khối lượng cơ thể dưới lớp áo choàng lỏng lẻo, sự vững chãi và dịu dàng trong cách ngài bồng ẵm trẻ Giêsu - tất cả tạo nên thế cân bằng hoàn hảo. Ta cảm thấy chỉ cần thay đổi bố cục chút xíu cũng đủ làm xáo trộn toàn bộ sự hài hòa. Thế nhưng không hề có gì gò bó hay giả tạo trong cách sắp xếp. Trông nó như không thể khác hơn, và dường như nó đã hiện hữu như thế từ khi bắt đầu có thời gian”
2. Bức họa "Đức Mẹ Sistine” - Raphael vẽ cho nhà thờ Thánh Sixto năm 1514.
Đây là tác phẩm cuối cùng Raphael vẽ về đề tài Đức Mẹ Maria, khi mà nhân cách và tài năng nghệ thuật của ông đang ở giai đoạn phát triển chín muồi. Hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử và phê bình mỹ thuật (phương Tây) đều đồng ý, "Đức Mẹ Sistine" của Raphael là đỉnh cao nhất của nghệ thuật Công Giáo về đề tài Đức Mẹ Marian- tính cho đến ngày nay. Sự nhìn nhận này, không chỉ bởi sự sống động của các hình ảnh nhân vật được thể hiện, sự cân bằng hoàn hảo một cách tự nhiên của cấu trúc hình diện, mà cơ bản hơn hết, bởi tầm vóc tư tưởng lớn lao và bởi các giá trị biểu xúc tiềm ẩn vô hạn lấp lánh trong từng chi tiết-bao trùm tác phẩm... Ai dường như cũng biết Raphael là họa sĩ mộ đạo nhất trong số họa sĩ danh tiếng thời Phục Hưng. Nhiều người cho rằng, "Đức Mẹ Sistine" là biểu hiện kết tinh đức tin và tri thức của Raphael về Đức Mẹ Maria và về Tin Mừng Cứu Chuộc của Thiên Chúa...
Trung tâm tác phẩm là hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh đang bồng Chúa Hài Đồng trên tay với dáng dấp vửa trang nghiêm đường bệ vừa lồng lộng thanh nhã. Đã có rất nhiều bài viết của các nhà phê bình nghệ thuật phân tích các sắc thái biểu ý, biểu cảm của hình ảnh này và không ngớt lời ca ngợi bút pháp điêu luyện cũng như sự am hiểu tâm lý của tác giả. Tuy nhiên, để thực sự hiểu ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, cần phải bắt đầu từ hình ảnh hai vị Thánh quỳ hai bên Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng. Chỉ khi biết hai vị Thánh này là ai, chúng ta mới có cơ may cảm nhận được ý nghĩa ẩn đàng sau dáng dấp của họ, ý nghĩa sự liên hệ tương tác của các yếu tố trên tranh, và cả ý nghĩa thực sự của hình ảnh Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng...
Quỳ hai bên Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng là Thánh Sixto và Thánh Barbara - hai vị Thánh Tử Vì Đạo ở thế kỷ thứ 3, thời Giáo Hội Rôma bị bách hại. Chúng ta có thể nhận thấy sự thanh thản biểu lộ nơi hình ảnh hai vị Thánh. Cái không gian trời mây với ánh sáng huyền diệu lung linh ẩn hiện những khuôn mặt Thiên Thần làm nền trong tranh cho thấy họ đang ở một cảnh giới khác. Họ đến, trong sự tuyên xưng đức tin, và qua dáng dấp, dường như họ đang làm chứng về cuộc sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa sau cái chết trần thế. Hai Thiên Thần trong hình ảnh hai em bé ngây thơ, hồn nhiên ở bên dưới, dường như cũng đang làm chứng cho sự tuyên xưng và làm chứng này của họ...
Tất cả hình ảnh trong tranh được dàn dựng như một hoạt cảnh trên sân khấu. Điều này chứng tỏ đây là hình ảnh của sự suy gẫm. Và, đòi hỏi một sự suy gẫm. Cách bố cục các cụm nhân vật cùng hai tấm rèm cong hai bên ở phía trên làm liên tưởng đến hình ảnh Thập Tự Giá. Chính cấu trúc tổng thể tạo liên tưởng đến Thập Tự Giá đã mở rộng trường nghĩa tác phẩm: Sự suy gẫm thần học Thập Tự Giá ở đây sẽ có ý nghĩa soi sáng cho các suy gẫm thần học Đức Mẹ Maria...
Sự trác tuyệt và tầm quan trọng của "Đức Mẹ Sistine" của Raphael nằm ở sự gợi mở cho những suy ngẫm sâu xa này.
Ngày nay, trong cách nhìn đương đại về nghệ thuật, người ta có thể không còn yêu thích các tác phẩm của Raphael nữa. Tuy nhiên, điều đó không có ý nghĩa của một sự phủ định. Và dường như chỉ là nhất thời. Raphael vẫn là một họa sĩ vĩ đại trong lịch sử. Và tác phẩm của ông không chỉ tồn tại vĩnh cửu mà còn không ngừng được tái sinh trong những tâm tình khác nhau của đức tin Công Giáo và sự ngưỡng vọng về những cái đẹp cao cả.
(Nguồn: http://tgpsaigon.net)
CÂY ĐẠI THỤ THỜI KỲ PHỤC HƯNG
CÂY ĐẠI THỤ THỜI KỲ PHỤC HƯNG
ĐÀO MINH HIỆP
Raffaello Santi (1483-1520) là hoạ
sĩ, kiến trúc sư và nhà điêu khắc người
Ý, sinh và mất vào cùng một ngày xuân-ngày 6 tháng Tư ở
Urbino. Với
37 năm trên cõi đời ngắn ngủi nhưng Raffaello
đã đạt đến đỉnh cao của tài
năng như những người đương thời
đã đánh giá về ông. Lúc còn sống, cùng với học
trò dạo chơi trên các đường phố của
thành Rôm, chàng thanh niên Raffaello đã được hàng
đoàn người vây quanh trầm trồ thán phục bởi
tài năng kiệt xuất mà thiên nhiên đã ban tặng. Gần
500 năm sau khi Raffaello qua đời, nhà phê bình mỹ thuật
chuyên nghiên cứu về các thiên tài thời kỳ Phục
hưng là Jorjo Vazari đã viết về Raffaello Santi như
sau: “...những con người được trời ban
cho những tài năng hiếm hoi như Raffaello không phải
là những người trần, có thể gọi họ là
các vị thần ở trần thế”.
Raffaello Santi sinh ra trong một
gia đình có truyền thống về hội hoạ, cha của
ông là hoạ sĩ Jovani Santi, khi còn nhỏ Raffaello học vẽ
với hoạ sĩ Peruzino và chỉ mới 17 tuổi
Raffaello đã được giới yêu thích hội hoạ
ở thành Rôm biết đến với tư cách là một
hoạ sĩ tài năng. Từ năm 1504 đến 1508
Raffaello làm việc ở thành phố Florenxơ, cuối
năm 1508, theo lời mời của đức giáo hoàng
Julii II, ông đã chuyển đến sống và làm việc ở
Rôm và cùng với hoạ sĩ thiên tài Michelangelo (1475-1564) trở
thành những hoạ sĩ tài năng nhất thời bấy
giờ làm việc trong lâu đài của giáo hoàng Julii II và
người thừa kế là giáo hoàng Leo X.
Raffaello đã để lại
hàng chục bức chân dung và tất cả những tác phẩm
còn lưu giữ được đến ngày nay đều
là những kiệt tác vô giá. Ông còn vẽ rất
nhiều tranh bố cục khổ lớn có nhiều nhân vật
với các đề tài về lịch sử cổ đại
và tôn giáo. Raffaello đã phải mất gần 10
năm cùng với các học trò của mình vẽ hàng
trăm mét vuông tranh tường trang trí cho các lâu đài, cung
điện của toà thánh Vaticăng. Vốn là một con
người có trách nhiệm với công việc, nên trước
khi vẽ chính thức lên tường, Raffaello đã vẽ
hàng trăn bức ký hoạ vô cùng sống
động phục vụ cho các bức tranh tường. Những bức ký hoạ đó giờ đây cũng
trở thành những báu vật của các bảo tàng.
Người
kiến trúc sư tài ba Bramantơ được giao phụ
trách việc xây dựng cung điện thánh Pie ở thành
Rôm. Khi lâm bệnh hểm nghèo trước
khi qua đời, ông chỉ uỷ quyền cho một
người duy nhất là Raffaello được tiếp tục
công việc dở dang của mình. Bằng
cây bút chì tài hoa, Raffaello-người kiến trúc sư còn thiết
kế và trực tiếp chỉ đạo thi công nhiều
công trình kiến trúc quan trọng khác trong toà thánh Vaticăng.
Ngoài ra, Raffaello còn được giao thiết kế và chỉ
đạo các buổi lễ hội quan trọng, các vở
diễn của nhà hát, các mẫu đồ gỗ và đồ
trang sức...
Có một
điều đặc biệt là đối với các bức
tranh vẽ đức mẹ đồng trinh của mình,
Raffaello không bao giờ cho phép các học trò được
tham gia, mà luôn tự mình thực hiện. Có một truyền
thuyết đã được lưu truyền từ
hơn năm trăm năm trước về bức tranh
“Đức mẹ với cây thánh giá” của Raffaello. Người
ta kể rằng có một lần Raffaello nhìn thấy một
phụ nữ nông dân bồng đứa con nhỏ đang
bước trên bậc tam cấp nhà thờ, người hoạ
sĩ vội vàng chạy về xưởng vẽ và nhanh
chóng ghi lại hình ảnh mà ông vừa bắt gặp. Chính
vì vậy mà tác phẩm mang hơi thở của đời
sống trần thế và về một tình cảm vĩnh
hằng luôn được con người quý trọng là
tình mẫu tử. Trong số các tác phẩm vẽ về
đề tài đức mẹ đồng trinh thì tác phẩm “Đức
mẹ ở nhà thờ Sikstin” là nổi tiếng nhất. Gơt-nhà thơ thiên tài người Đức lần
đầu được chiêm ngưỡng tác phẩm này
đã phải sững sờ kinh ngạc, tác phẩm đã
thể hiện độ chín của một tài năng xuất
chúng. Trong đại chiến thế giới lần thứ
hai, trong khi tấn công vào hang ổ của phát xít Đức,
các chiến sĩ Xô viết đã cứu được
tác phẩm vô giá này khi họ phát hiện nó được
dấu trong một đường hầm ẩm ướt.
Tác phẩm được đưa về Liên xô,
được các nhà phục chế tài năng nhất của
Nga phục chế lại, và sau khi đã trưng bày cho
người dân Nga chiêm ngưỡng, tác phẩm đã
được trả về cho bảo tàng Mỹ thuật
Đrezđen của nước Đức. Ngày nay những
người yêu hội hoạ trên khắp thế giới vẫn
thường đến đây để được
chiêm ngưỡng tác phẩm vĩ đại này.
Nhận xét
Đăng nhận xét