CÂU CHUYỆN VỀ NGỰA 2 (10 thần thoại nổi tiếng về loài ngựa)
(ĐC sưu tầm trên NET)
(http://kienthuc.net.vn)
1. Ngựa Pegasus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại: Nhắc đến những con ngựa thần thoại, ắt hẳn nhiều người sẽ nhớ đến chú ngựa trắng Pegasus của Hải thần. Sau khi giúp đỡ người anh hùng Hy Lạp Bellerophon đánh bại Chimera, Zeus đã biến ngựa Pegasus thành một chòm sao và cho nó một vị trí trên bầu trời. Nó là một trong những sinh vật thần thoại nổi tiếng ở phương Tây và xuất hiện nhiều trong các bức tranh, bài thơ, bài hát, sách báo và phim ảnh.

10. Ngựa thần Chollima xuất hiện trong thần thoại châu Á: Giống như loài ngựa trắng có cánh Pegasus của thần thoại Hy Lạp, Chollima trong văn hóa dân gian châu Á cũng sở hữu đôi cánh sải rộng. Nó có thể bay 400km/ngày. Tương truyền, loài ngựa này xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên. Do con người thất bại trong việc thuần hóa loài ngựa siêu phàm này, chúng đã tự bay lên trời. Mãi cho đến khi sứ giả đích thân lên mời thì Pegasus mới chịu quay về Trái Đất và chấp nhận bị thuần hóa. Ngay nay, nó trở thành biểu tượng cho sức mạnh và sự phát triển kinh tế ở một số quốc gia như Triều Tiên, Hàn Quốc.

9. Truyền thuyết của Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại về ngựa Tulpar: Đây cũng là loài ngựa có cánh hay còn gọi là ngựa bay, xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và thần thoại châu Á. Một trong số đó kể rằng, anh hùng dân gian Tuvan Ösküs - ool đã sử dụng chú ngựa Tulpar yêu quý của mình để phát minh và làm ra chiếc đàn violon đầu tiên. Người ta cũng tin rằng, chú ngựa Tulpar xuất hiện như một sự kết hợp mang tính biểu tượng giữa loài ngựa với một loài chim săn mồi. Cả hai loài vật này đều là những công cụ được cư dân Trung Á dùng để săn bắn. Ngựa Tulpar đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Á. Nó là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Kazakhstan và Mông Cổ.

8. Truyền thuyết Hy Lạp cổ đại về đàn ngựa cái của Diomedes: Bốn chú ngựa cái của Diomedes gồm: Podagros, Lampon, Xanthos và Deimos. Chúng có sở thích ăn thịt người. Một số thần thoại kể rằng, Heracles được giao nhiệm vụ bắt và thuần hóa đàn ngựa đặc biệt này. Heracles đã khiến 4 con ngựa ăn thịt chính chủ nhân của chúng rồi thuần phục chúng. Đây chính là nhiệm vụ thứ 8 trong số 12 “điệp vụ” mà Heracles đã hoàn thành xuất sắc.

Trong thần thoại Hy Lạp - La Mã, ngựa được cho là do thần biển Poseidon (hay còn gọi Neptune trong ảnh) tạo ra. Loài vật này do thần cai quản địa ngục Hades (hay còn gọi Pluto) và thần chiến tranh Ares (hay còn gọi Mars) cưỡi. Ngựa tượng trưng cho quyền lực, chiến thắng, danh dự, sự thống trị...

Người La Mã cũng tin rằng ngựa là một biểu tượng của cuộc sống đời đời kiếp kiếp. Vào mỗi tháng 10 hàng năm, người dân La Mã sẽ hiến tế một con ngựa cho thần Mars và sẽ giữ đuôi của nó qua mùa Đông như một tín hiệu của khả năng sinh sản và sự tái sinh.
Ngựa là một trong số 12 con giáp của người dân Trung Quốc. Nó đại
diện cho sức mạnh và quyền lực. Đối với phụ nữ, những đồ vật, tranh sức
hình ngựa tượng trưng cho quyền uy. Đối với nam giới, chúng có ý nghĩa
là chiến tranh, tinh thần hiệp sĩ, tình yêu, sức chịu đựng, sự tận tâm
và ổn định.

Đối với người Mỹ bản địa, các pháp sư thường cưỡi những chú ngựa bay huyền thoại. Loài vật này là biểu tượng của nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.

Màu sắc của loài ngựa cũng vô cùng quan trọng trong việc xác định ý nghĩa của chúng. Cụ thể, ngựa trắng hoặc loài ngựa thần có đôi cánh màu trắng tượng trưng cho ánh sáng, sự sống và ánh sáng tâm linh. Hầu hết những chú ngựa linh thiêng nhất thế giới đều có bộ lông màu trắng.

Trong thời Trung Cổ, những anh hùng đồng trinh, thánh và Chúa Jesus đều được miêu tả cưỡi ngựa trắng. Vào cuối thời kỳ đó, Chúa Jesus và những người đi theo ông đã trở về thiên đường bằng những con ngựa trắng.

Trong Phật giáo có lưu truyền điển tích về một chú ngựa trắng đã mang về tất cả kinh Phật và tượng Phật. Thêm vào đó, ngựa trắng cũng được cho là một hóa thân của Quan Âm.

Trong Ấn Độ giáo, ngựa có mối liên kết với chim thần Varuna, đồng nghĩa với việc nó có mối quan hệ mật thiết với vũ trụ. Ngoài ra, ngựa trắng được cho là hiện thân cuối cùng của thần Vishnu.

Tuy nhiên, nếu như ai đó nằm mơ thấy một con ngựa trắng thì nó được coi là một điềm báo của cái chết.

Ngựa đen tượng trưng cho cái chết sắp xảy ra, sự hủy diệt, quỷ Sa-tan, và những ảnh hưởng xấu, không tốt đối với con người. Những kẻ phản bội, nhà ảo thuật và ma quỷ thường cải trang thành hiệp sĩ khi cưỡi trên lưng những con ngựa đen.

Một con ngựa trắng đi cùng ngựa đen tượng trưng cho sự song hành giữa sự sống và cái chết. Người Hy Lạp đã lưu truyền truyền thuyết về đôi ngựa như vậy. Nó đại diện cho một cuộc chiến tay đôi giữa các linh hồn. Trong khi con ngựa trắng đại diện cho sự bình tĩnh, khôn ngoan thì con ngựa đen lại có tính cách bốc đồng và khó bảo. Con ngựa có bộ lông màu đen đó rất thích nổi loạn, làm cản trở hành trình lên thiên đàng của đồng loại và chủ nhân.
(http://kienthuc.net.vn)
1. Ngựa Pegasus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại: Nhắc đến những con ngựa thần thoại, ắt hẳn nhiều người sẽ nhớ đến chú ngựa trắng Pegasus của Hải thần. Sau khi giúp đỡ người anh hùng Hy Lạp Bellerophon đánh bại Chimera, Zeus đã biến ngựa Pegasus thành một chòm sao và cho nó một vị trí trên bầu trời. Nó là một trong những sinh vật thần thoại nổi tiếng ở phương Tây và xuất hiện nhiều trong các bức tranh, bài thơ, bài hát, sách báo và phim ảnh.
10. Ngựa thần Chollima xuất hiện trong thần thoại châu Á: Giống như loài ngựa trắng có cánh Pegasus của thần thoại Hy Lạp, Chollima trong văn hóa dân gian châu Á cũng sở hữu đôi cánh sải rộng. Nó có thể bay 400km/ngày. Tương truyền, loài ngựa này xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên. Do con người thất bại trong việc thuần hóa loài ngựa siêu phàm này, chúng đã tự bay lên trời. Mãi cho đến khi sứ giả đích thân lên mời thì Pegasus mới chịu quay về Trái Đất và chấp nhận bị thuần hóa. Ngay nay, nó trở thành biểu tượng cho sức mạnh và sự phát triển kinh tế ở một số quốc gia như Triều Tiên, Hàn Quốc.
9. Truyền thuyết của Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại về ngựa Tulpar: Đây cũng là loài ngựa có cánh hay còn gọi là ngựa bay, xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và thần thoại châu Á. Một trong số đó kể rằng, anh hùng dân gian Tuvan Ösküs - ool đã sử dụng chú ngựa Tulpar yêu quý của mình để phát minh và làm ra chiếc đàn violon đầu tiên. Người ta cũng tin rằng, chú ngựa Tulpar xuất hiện như một sự kết hợp mang tính biểu tượng giữa loài ngựa với một loài chim săn mồi. Cả hai loài vật này đều là những công cụ được cư dân Trung Á dùng để săn bắn. Ngựa Tulpar đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Á. Nó là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Kazakhstan và Mông Cổ.
8. Truyền thuyết Hy Lạp cổ đại về đàn ngựa cái của Diomedes: Bốn chú ngựa cái của Diomedes gồm: Podagros, Lampon, Xanthos và Deimos. Chúng có sở thích ăn thịt người. Một số thần thoại kể rằng, Heracles được giao nhiệm vụ bắt và thuần hóa đàn ngựa đặc biệt này. Heracles đã khiến 4 con ngựa ăn thịt chính chủ nhân của chúng rồi thuần phục chúng. Đây chính là nhiệm vụ thứ 8 trong số 12 “điệp vụ” mà Heracles đã hoàn thành xuất sắc.
6. Ngựa Widow-Maker/Lightning trong thần thoại Mỹ: Nó là
con ngựa của chàng cao bồi huyền thoại Pecos Bill. Theo một số truyền
thuyết, chỉ Pecos Bill mới có thể cưỡi nó.
5. Bốn con ngựa của Apocalypse trong Thần thoại Kitô giáo: Chúng
là biểu tượng của sự chinh phục, chiến tranh, nạn đói và cái chết. Trong
sách Khải Huyền, 4 con ngựa trên được coi là dấu hiệu của sự phán xét
cuối cùng trong suốt Ngày tận thế. Chúng có màu sắc khác nhau, lần lượt
là: trắng, đỏ, đen và xanh xám hay xanh lá cây. Những con ngựa này đã
trở thành nhân vật trung tâm trong thuyết mạt thế của đạo Kitô trong
suốt thiên niên kỷ đầu hình thành tôn giáo này. Chúng cũng được mọi
người biết đến là nhà tiên tri của tự nhiên.
3. Ngựa Uchchaihshravas trong truyền thuyết Hindu: Nó là con vật
thần thoại có bộ lông màu trắng, 7 cái đầu và biết bay. Uchchaihshravas
là cầu nối giữa vị thần Hindu với vị vua trên trời Indra. Theo một số
chuyện kể khác, nó là cầu nối giữa thần Hindu và vua quỷ Bali. Loài vật
này xuất hiện cùng với những đồ vật vật thần thoại khác như thuốc trường
sinh, Lakshmi và nữ thần may mắn.
2. Ngựa Sleipnir trong thần thoại Bắc Âu: Loài vật này được mô tả
là có 8 chân và sở hữu sức mạnh vô địch, không thứ gì có thể khiến nó
chạy chậm lại. Theo truyền thuyết, Sleipnir có khả năng đến Hel. Có một
lần, Hermod đã cưỡi Sleipnir đến Hel để giải cứu anh trai Balder.
Giải mã ý nghĩa tuyệt vời của loài ngựa
Đối với nền văn minh Celtic, ngựa là biểu tượng của chiến tranh và
khả năng sinh sản. Trong chiến tranh, ngựa gắn liền với chiến thắng,
thống trị, cuộc sống dài lâu và sự giàu có sau mỗi lần cùng chủ nhân
giành chiến thắng trong các trận chiến. Do đó, ngựa cũng là biểu tượng
tượng trưng của lòng dũng cảm và sự chiến thắng.
Epona là nữ thần của loài ngựa, lừa và la. Trong văn hóa và các
truyền thuyết của người Celtic, Epona là biểu tượng của vòng tròn chào
đời, tử vong, thế giới bên kia và sự tái sinh.
Trong thần thoại Hy Lạp - La Mã, ngựa được cho là do thần biển Poseidon (hay còn gọi Neptune trong ảnh) tạo ra. Loài vật này do thần cai quản địa ngục Hades (hay còn gọi Pluto) và thần chiến tranh Ares (hay còn gọi Mars) cưỡi. Ngựa tượng trưng cho quyền lực, chiến thắng, danh dự, sự thống trị...
Người La Mã cũng tin rằng ngựa là một biểu tượng của cuộc sống đời đời kiếp kiếp. Vào mỗi tháng 10 hàng năm, người dân La Mã sẽ hiến tế một con ngựa cho thần Mars và sẽ giữ đuôi của nó qua mùa Đông như một tín hiệu của khả năng sinh sản và sự tái sinh.
Đối với người Mỹ bản địa, các pháp sư thường cưỡi những chú ngựa bay huyền thoại. Loài vật này là biểu tượng của nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.
Màu sắc của loài ngựa cũng vô cùng quan trọng trong việc xác định ý nghĩa của chúng. Cụ thể, ngựa trắng hoặc loài ngựa thần có đôi cánh màu trắng tượng trưng cho ánh sáng, sự sống và ánh sáng tâm linh. Hầu hết những chú ngựa linh thiêng nhất thế giới đều có bộ lông màu trắng.
Trong thời Trung Cổ, những anh hùng đồng trinh, thánh và Chúa Jesus đều được miêu tả cưỡi ngựa trắng. Vào cuối thời kỳ đó, Chúa Jesus và những người đi theo ông đã trở về thiên đường bằng những con ngựa trắng.
Trong Phật giáo có lưu truyền điển tích về một chú ngựa trắng đã mang về tất cả kinh Phật và tượng Phật. Thêm vào đó, ngựa trắng cũng được cho là một hóa thân của Quan Âm.
Trong Ấn Độ giáo, ngựa có mối liên kết với chim thần Varuna, đồng nghĩa với việc nó có mối quan hệ mật thiết với vũ trụ. Ngoài ra, ngựa trắng được cho là hiện thân cuối cùng của thần Vishnu.
Tuy nhiên, nếu như ai đó nằm mơ thấy một con ngựa trắng thì nó được coi là một điềm báo của cái chết.
Ngựa đen tượng trưng cho cái chết sắp xảy ra, sự hủy diệt, quỷ Sa-tan, và những ảnh hưởng xấu, không tốt đối với con người. Những kẻ phản bội, nhà ảo thuật và ma quỷ thường cải trang thành hiệp sĩ khi cưỡi trên lưng những con ngựa đen.
Một con ngựa trắng đi cùng ngựa đen tượng trưng cho sự song hành giữa sự sống và cái chết. Người Hy Lạp đã lưu truyền truyền thuyết về đôi ngựa như vậy. Nó đại diện cho một cuộc chiến tay đôi giữa các linh hồn. Trong khi con ngựa trắng đại diện cho sự bình tĩnh, khôn ngoan thì con ngựa đen lại có tính cách bốc đồng và khó bảo. Con ngựa có bộ lông màu đen đó rất thích nổi loạn, làm cản trở hành trình lên thiên đàng của đồng loại và chủ nhân.
Nhận xét
Đăng nhận xét